Độc Sủng Ngốc Hậu
Chương 72: Khắc tên họ (2)
Edit: Thỏ
Beta: Nhược Vy
Hà Diệp Đồng là cử nhân đến từ Tây Bắc.
Thơ văn ở Giang Nam phát triển rất cường thịnh, số lượng văn nhân[1] đông đảo lại có học thức uyên bác, còn Tây Bắc là nơi có rất ít người đọc sách, những người có học vấn ở Tây Bắc không thể so được với Giang Nam.
[1]Văn nhân: trí thức, người có học biết làm thơ văn.
Nhiều khi học thức của những cử nhân đến từ Tây Bắc còn không bằng cả những tú tài ở Giang Nam.
Hà Diệp Đồng chính là một người… Nói thật ra thì học vấn của hắn kém hơn những tú tài hay cử nhân ở Giang Nam rất nhiều.
Học vấn của hắn so với những người ở Tây Bắc thì thật sự không tồi nên mới có thể thi đậu cử nhân, nhưng hoàn cảnh nơi đó vô cùng khó khăn, nghèo khổ, mặc dù trước kia cũng có nhiều gia đình giàu có nhưng bây giờ đã chuyển đi nơi khác, trong hoàn cảnh đó Hà Diệp Đồng không có cách nào tìm được một vị tiên sinh tốt để học tập nên kiến thức hắn có được không nhiều.
Nhưng hắn vẫn tìm được lão sư[2] để dạy mình… Vì thấy nhà hắn nghèo khó nên ngay cả quà cáp nhập học cũng không cần.
[2]Lão sư: người thầy dạy học tốt có nhiều kiến thức, kinh nghiệm.
Trước kia khi phụ thân của Hà Diệp Đồng còn sống từng là tướng lĩnh trong quân đội Tây Bắc, vì lập nhiều chiến công nên được ban thưởng rất nhiều ruộng đất, gia cảnh hắn không tệ, Hà Diệp Đồng được đi học từ nhỏ cộng thêm tư chất thông minh nên học tập vô cùng tốt.
Tiếc rằng khi hắn mười một tuổi thì phụ thân hắn đã chết dưới vó ngựa của người Nhung.
Trong nhà không có bổng lộc của phụ thân khiến cho cuộc sống trở nên khó khăn, còn có rất nhiều người vì mơ tưởng ruộng đất nhà hắn, thấy cảnh mẹ góa con côi[3] nên hết lần này đến lần khác tìm cách chèn ép làm cho cuộc sống của bọn họ vô cùng khổ sở, thậm chí hai bên còn mang lòng thù hận lẫn nhau.
[3]Mẹ góa con côi (cô nhi quả phụ): người vợ mất chồng, đứa trẻ mồ côi không còn cha.
Hà Diệp Đồng muốn đối phó với những người đó thì chỉ có con đường duy nhất là chăm chỉ đọc sách, đến lúc hắn thi đậu cử nhân, có thể che chở cho người nhà thì nhà hắn đã nghèo tới nỗi chỉ còn lại bốn vách tường trơ trọi.
Cuối cùng hắn vào quân doanh đảm nhiệm vị trí xử lý giấy tờ quân vụ để kiếm tiền nuôi sống mẫu thân và tích cóp ngân lượng đợi dịp lên kinh dự thi.
Chỉ là cuộc sống không nói trước được điều gì, khi hắn lên đường tới Kinh thành dự thi thì bị kẻ xấu trộm hết tiền bạc…
Dưới sự giúp đỡ của những thư sinh đi cùng, cuối cùng Hà Diệp Đồng cũng đến được Kinh thành.
Hắn tính toán sau khi quen thuộc với hoàn cảnh ở Kinh thành thì sẽ ra sức học tập nhưng bây giờ không một xu dính túi, đến cơm còn không có mà ăn thì nói gì đến chuyện học hành thi cử?
Nhưng nếu không học mà đi kiếm tiền nuôi sống bản thân… Học vấn của hắn như vậy, còn có cơ hội để học cao hơn không?
Hà Diệp Đồng thở dài, quyết định đi tìm việc làm trước.
Kết quả… Kinh thành và Tây Bắc không giống nhau, người đọc sách ở Kinh thành không bao giờ thiếu, hắn chưa quen cuộc sống ở đây, cộng thêm việc nói tiếng phổ thông chưa lưu loát thì sao tìm được việc làm?
Hà Diệp Đồng hỏi thăm mấy nơi vẫn không tìm được việc, cảm thấy hết sức mệt mỏi, đến lúc nhìn thấy một hiệu sách vẫn gắng sức đến hỏi xem họ có cần người chép sách hay không.
“Không cần, hiện tại giá sách giảm xuống nên không còn ai chép sách.” Chưởng quầy nói.
Trên mặt Hà Diệp Đồng đầy vẻ mất mát, lúc chuẩn bị rời đi thì vị chưởng quầy kia gọi hắn lại.
“Chưởng quầy có gì muốn nói?” Hà Diệp Đồng hỏi.
“Vị công tử này, ngươi lên kinh dự thi à?” Chưởng quầy vừa hỏi vừa nhìn bộ quần áo cũ kĩ bạc màu trên người Hà Diệp Đồng.
“Đúng vậy.” Hà Diệp Đồng nói.
“Nếu ngươi lên kinh dự thi, thiếu thốn không có tiền thì sao không đến Vạn Thư Lâu?” Chưởng quầy lại hỏi.
Vạn Thư Lâu? Đó là nơi nào? Hà Diệp Đồng mờ mịt không hiểu.
Nửa canh giờ sau, Hà Diệp Đồng ngồi xe ngựa đến Vạn Thư Lâu, tiền xe là do vị chưởng quầy kia trả giúp.
Lúc mới lên xe ngựa, trong lòng Hà Diệp Đồng tràn đầy thấp thỏm, nhưng lúc sau hắn thấy trong xe có rất nhiều người đọc sách.
Những người này đều đến Vạn Thư Lâu, mà Vạn Thư Lâu, đó là một nơi rất thần kỳ.
Hà Diệp Đồng chưa từng nghĩ mình tới Kinh thành sẽ có thể ăn ở miễn phí, không cần mất tiền mà vẫn có phòng ốc sạch sẽ ấm áp để đọc sách.
Phòng ở Vạn Thư Lâu cung cấp miễn phí cho những cử nhân có gia cảnh bần hàn rất đơn sơ, tường trát bằng bùn đất, bàn đóng bằng tấm ván gỗ đơn giản, ghế cũng do thợ mộc mới học nghề làm nhưng phòng nào cũng có giường đất ấm áp.
Ngày nào quản sự cũng sai người phân than củi đến từng phòng, mà chỗ than củi này đủ cho Hà Diệp Đồng có một đêm ngon giấc.
Không chỉ có vậy, vì được những nhà quyền quý quyên tặng gạo thóc nên mỗi ngày Hà Diệp Đồng đều ăn đủ ba bữa cơm.
Lúc hắn ở Tây Bắc, mỗi ngày chỉ có thể ăn hai bữa cơm, gạo trắng còn không có mà ăn, nhưng ở nơi này…
Buổi sáng ăn mỳ với canh thịt dê, tuy không nhiều thịt dê lắm nhưng lại nóng hổi và thơm ngào ngạt, ăn xong một bát canh cả người đều ấm áp!
Bữa trưa là cơm trắng ăn kèm dưa muối chua và canh cải trắng hầm thịt!
Tới buổi tối… Hà Diệp Đồng được phát hai cái màn thầu (bánh bao không nhân) rất to, còn có một bát dưa muối xào thịt để ăn cùng!
Hà Diệp Đồng được ăn cơm canh nóng hổi, trong lòng vô cùng cảm kích Đoan Vương và những người đã quyên tặng đồ dùng.
Mà những người quyên tặng đồ dùng thấy tình hình như vậy cũng rất vừa lòng.
Thư sinh có gia cảnh nghèo khó không nhiều nên đồ ăn thức uống không tốn kém quá mức, vì thế bọn họ không cần có quá nhiều đồ vật, nhưng những người đã quyên tặng đều được khắc tên lên vách tường của Vạn Thư Lâu!
Chính vì thế mà nhiều người có tiền đều muốn quyên tặng đồ đạc cho Vạn Thư Lâu, nhưng Đoan Vương lại cố tình không muốn nhận.
Đương nhiên Tần Dục không cần những thứ đó, đời này hắn xây dựng Vạn Thư Lâu là để thu phục lòng người, nhân tiện giúp cho những thư sinh nghèo khó có nơi ăn chốn ở, hắn không muốn để những người đó không làm mà hưởng nên cho bọn họ ăn mặc miễn phí là đủ rồi.
Vốn là do đồ vật được quyên tặng quá nhiều nên quản sự ở Vạn Thư Lâu tính cho những cử nhân ở đó ăn uống đầy đủ hơn, thế nhưng Tần Dục lại cự tuyệt không chút do dự.
Một ngày ba bữa cơm đều có thịt… Nếu cơm canh như vậy mà mấy người đó còn chê bai thì chắc hẳn gia cảnh cũng không khó khăn khổ sở gì, nếu là như vậy…
Hiện nay tất cả đầu bếp của Đoan Vương phủ đều ở tại thôn trang, món ăn nào bọn họ cũng làm được, mùi vị so với thức ăn trong các tửu lâu ở kinh thành cũng không khác biệt, đồ ăn quý hiếm… Nếu muốn ăn sơn hào hải vị, chỉ cần có tiền thì món nào cũng có.
Thời gian này Tần Dục đều ở lại Vạn Thư Lâu, tất cả hạ nhân trung thành trong Đoan Vương phủ được điều đến nơi này, thậm chí ngay cả những cô nhi mà hắn thu dưỡng nếu có tư chất tốt cũng chuyển hết đến đây.
Hài tử ở đây phải phụ giúp mọi người làm việc nhưng có hoàn cảnh sống tốt hơn —— đám trẻ cùng nhóm cử nhân đều được ăn uống miễn phí, không chỉ có vậy, nếu bọn chúng chăm chỉ học tập thì sẽ tiếp thu được rất nhiều tri thức.
Tần Dục cho bọn chúng một cơ hội vô cùng tốt nhưng muốn nắm bắt được thì phải dựa vào sức mình.
Vạn Thư Lâu dần đi vào quỹ đạo nên Tần Dục không cần đặt quá nhiều tâm tư vào đó nữa, nhưng gần đây hắn bận rộn vì muốn tên tuổi “Thái Bình đạo nhân” ngày càng nổi bật.
Vào lúc viết bài thơ tiên đoán còn có rất nhiều việc Tần Dục chưa nói ra, ví dụ như mùa đông năm nay sẽ vô cùng lạnh, bởi vì rất lạnh nên cuộc sống của người dân cùng những cử nhân lên kinh dự thi vô cùng khổ sở, rồi ví dụ như… Thời tiết rét lạnh chính là nguyên nhân khiến người Nhung tiến xuống phía Nam.
Chính vào mùa đông này đã để lại trong lòng Tần Dục ấn tượng vô cùng sâu sắc về mức độ hung tàn ác độc của người Nhung.
Cũng trong mùa đông này, mấy vạn người Nhung xuôi nam đoạt đi vô số thành trấn của Đại Tần, thấy Đại Tần giàu có trù phú nên luôn rình rập, từ đó mùa đông năm nào người Nhung cũng tiến quân về phía nam cước bóc.
Sau đó khi tất cả các bộ lạc của người Nhung thống nhất thì họ đã không do dự mà chủ động đưa ra quyết định tấn công Đại Tần.
Mùa đông năm nay có thể coi là một bước ngoặt.
Hai tháng trước Tần Dục viết một lá thư có ghi tất cả những việc cướp đoạt thành trấn mà người Nhung sẽ làm vào mùa đông năm nay giao cho người trong thương đội đưa đến Tây Bắc gửi cho chủ tướng Lý Sùng An.
Lá thư đề lạc khoản là “Thái Bình đạo nhân”.
Đọc lá thư này thì Lý Sùng An thà rằng tin chứ không thể không tin, như vậy sẽ có sự chuẩn bị trước.
Trước đây, Tần Dục cho người bí mật gửi thư tới Tây Bắc nhưng hôm nay hắn muốn đem những chuyện này công khai ra bên ngoài.
Muốn danh tiếng “Thái Bình đạo nhân” ngày càng nổi bật thì việc công khai mọi chuyện là điều vô cùng cần thiết, nhưng tại sao tới tận lúc này mới công khai… Nếu trước đó hắn nói ra hết mọi việc thì sẽ để cho người Nhung biết được tin tức rồi lập tức thay đổi kế hoạch, còn bây giờ… Có lẽ chiến sự ở Tây bắc đã bắt đầu.
Sắp xếp xong mọi việc, Tần Dục nhìn Lúc Di Ninh đang ở bên cạnh bắt chước chữ viết của mình: “Di Ninh có muốn ra ngoài đi dạo không?”
“Muốn!” Lục Di Ninh đáp ứng không chút do dự.
Tần Dục lấy hai cái áo, choàng cho mình và Lục Di Ninh rồi mới cùng nhau ra ngoài.
Mũ áo choàng rất lớn, đủ để che toàn bộ khuôn mặt hai người. Vì thế mọi người không biết được thân phận của Lục Di Ninh, nhưng Tần Dục… Ở đây Tần Dục là người duy nhất phải đi xe lăn nên chỉ cần nhìn một cái thì tất cả mọi người đều đoán ra thân phận của hắn.
Mọi người đều chủ động tiến lên hành lễ với Tần Dục, đối với chuyện này Tần Dục đã thành thói quen nên không chú ý nhiều, nhưng mà…
Ánh mắt Tần Dục đột nhiên dừng lại.
Hắn thấy được… Một người đã từng để lại cho hắn ấn tượng sâu sắc.
Hà Diệp Đồng, tướng lĩnh dưới trướng Lý Sùng An, vào lúc Tần Nhạc giết chết Lý Sùng An thì hắn đã dẫn dắt thuộc hạ của Lý Sùng An chiến đấu với người Nhung.
Mà khi Tần Dục có ấn tượng sâu đậm với hắn là vào thời điểm hắn bị người Nhung bắt sống đưa đến Kinh thành dạo phố thị chúng[4].
[4]Thị chúng: trị tội trước tất cả mọi người.
Lúc ấy râu tóc của hắn bị cạo sạch sẽ lộ ra cả khuôn mặt, dọc đường đi luôn la hét chửi bới hệt như mấy phụ nhân đanh đá ngoài chợ.
Bởi vì hắn chửi bới liên hồi lại nói giọng Tây Bắc nên Tần Dục vẫn nghĩ hắn là một võ tướng thô kệch sinh sống ở Tây Bắc, không nghĩ tới… Thật ra hắn là một cử nhân có học thức đàng hoàng?!
Beta: Nhược Vy
Hà Diệp Đồng là cử nhân đến từ Tây Bắc.
Thơ văn ở Giang Nam phát triển rất cường thịnh, số lượng văn nhân[1] đông đảo lại có học thức uyên bác, còn Tây Bắc là nơi có rất ít người đọc sách, những người có học vấn ở Tây Bắc không thể so được với Giang Nam.
[1]Văn nhân: trí thức, người có học biết làm thơ văn.
Nhiều khi học thức của những cử nhân đến từ Tây Bắc còn không bằng cả những tú tài ở Giang Nam.
Hà Diệp Đồng chính là một người… Nói thật ra thì học vấn của hắn kém hơn những tú tài hay cử nhân ở Giang Nam rất nhiều.
Học vấn của hắn so với những người ở Tây Bắc thì thật sự không tồi nên mới có thể thi đậu cử nhân, nhưng hoàn cảnh nơi đó vô cùng khó khăn, nghèo khổ, mặc dù trước kia cũng có nhiều gia đình giàu có nhưng bây giờ đã chuyển đi nơi khác, trong hoàn cảnh đó Hà Diệp Đồng không có cách nào tìm được một vị tiên sinh tốt để học tập nên kiến thức hắn có được không nhiều.
Nhưng hắn vẫn tìm được lão sư[2] để dạy mình… Vì thấy nhà hắn nghèo khó nên ngay cả quà cáp nhập học cũng không cần.
[2]Lão sư: người thầy dạy học tốt có nhiều kiến thức, kinh nghiệm.
Trước kia khi phụ thân của Hà Diệp Đồng còn sống từng là tướng lĩnh trong quân đội Tây Bắc, vì lập nhiều chiến công nên được ban thưởng rất nhiều ruộng đất, gia cảnh hắn không tệ, Hà Diệp Đồng được đi học từ nhỏ cộng thêm tư chất thông minh nên học tập vô cùng tốt.
Tiếc rằng khi hắn mười một tuổi thì phụ thân hắn đã chết dưới vó ngựa của người Nhung.
Trong nhà không có bổng lộc của phụ thân khiến cho cuộc sống trở nên khó khăn, còn có rất nhiều người vì mơ tưởng ruộng đất nhà hắn, thấy cảnh mẹ góa con côi[3] nên hết lần này đến lần khác tìm cách chèn ép làm cho cuộc sống của bọn họ vô cùng khổ sở, thậm chí hai bên còn mang lòng thù hận lẫn nhau.
[3]Mẹ góa con côi (cô nhi quả phụ): người vợ mất chồng, đứa trẻ mồ côi không còn cha.
Hà Diệp Đồng muốn đối phó với những người đó thì chỉ có con đường duy nhất là chăm chỉ đọc sách, đến lúc hắn thi đậu cử nhân, có thể che chở cho người nhà thì nhà hắn đã nghèo tới nỗi chỉ còn lại bốn vách tường trơ trọi.
Cuối cùng hắn vào quân doanh đảm nhiệm vị trí xử lý giấy tờ quân vụ để kiếm tiền nuôi sống mẫu thân và tích cóp ngân lượng đợi dịp lên kinh dự thi.
Chỉ là cuộc sống không nói trước được điều gì, khi hắn lên đường tới Kinh thành dự thi thì bị kẻ xấu trộm hết tiền bạc…
Dưới sự giúp đỡ của những thư sinh đi cùng, cuối cùng Hà Diệp Đồng cũng đến được Kinh thành.
Hắn tính toán sau khi quen thuộc với hoàn cảnh ở Kinh thành thì sẽ ra sức học tập nhưng bây giờ không một xu dính túi, đến cơm còn không có mà ăn thì nói gì đến chuyện học hành thi cử?
Nhưng nếu không học mà đi kiếm tiền nuôi sống bản thân… Học vấn của hắn như vậy, còn có cơ hội để học cao hơn không?
Hà Diệp Đồng thở dài, quyết định đi tìm việc làm trước.
Kết quả… Kinh thành và Tây Bắc không giống nhau, người đọc sách ở Kinh thành không bao giờ thiếu, hắn chưa quen cuộc sống ở đây, cộng thêm việc nói tiếng phổ thông chưa lưu loát thì sao tìm được việc làm?
Hà Diệp Đồng hỏi thăm mấy nơi vẫn không tìm được việc, cảm thấy hết sức mệt mỏi, đến lúc nhìn thấy một hiệu sách vẫn gắng sức đến hỏi xem họ có cần người chép sách hay không.
“Không cần, hiện tại giá sách giảm xuống nên không còn ai chép sách.” Chưởng quầy nói.
Trên mặt Hà Diệp Đồng đầy vẻ mất mát, lúc chuẩn bị rời đi thì vị chưởng quầy kia gọi hắn lại.
“Chưởng quầy có gì muốn nói?” Hà Diệp Đồng hỏi.
“Vị công tử này, ngươi lên kinh dự thi à?” Chưởng quầy vừa hỏi vừa nhìn bộ quần áo cũ kĩ bạc màu trên người Hà Diệp Đồng.
“Đúng vậy.” Hà Diệp Đồng nói.
“Nếu ngươi lên kinh dự thi, thiếu thốn không có tiền thì sao không đến Vạn Thư Lâu?” Chưởng quầy lại hỏi.
Vạn Thư Lâu? Đó là nơi nào? Hà Diệp Đồng mờ mịt không hiểu.
Nửa canh giờ sau, Hà Diệp Đồng ngồi xe ngựa đến Vạn Thư Lâu, tiền xe là do vị chưởng quầy kia trả giúp.
Lúc mới lên xe ngựa, trong lòng Hà Diệp Đồng tràn đầy thấp thỏm, nhưng lúc sau hắn thấy trong xe có rất nhiều người đọc sách.
Những người này đều đến Vạn Thư Lâu, mà Vạn Thư Lâu, đó là một nơi rất thần kỳ.
Hà Diệp Đồng chưa từng nghĩ mình tới Kinh thành sẽ có thể ăn ở miễn phí, không cần mất tiền mà vẫn có phòng ốc sạch sẽ ấm áp để đọc sách.
Phòng ở Vạn Thư Lâu cung cấp miễn phí cho những cử nhân có gia cảnh bần hàn rất đơn sơ, tường trát bằng bùn đất, bàn đóng bằng tấm ván gỗ đơn giản, ghế cũng do thợ mộc mới học nghề làm nhưng phòng nào cũng có giường đất ấm áp.
Ngày nào quản sự cũng sai người phân than củi đến từng phòng, mà chỗ than củi này đủ cho Hà Diệp Đồng có một đêm ngon giấc.
Không chỉ có vậy, vì được những nhà quyền quý quyên tặng gạo thóc nên mỗi ngày Hà Diệp Đồng đều ăn đủ ba bữa cơm.
Lúc hắn ở Tây Bắc, mỗi ngày chỉ có thể ăn hai bữa cơm, gạo trắng còn không có mà ăn, nhưng ở nơi này…
Buổi sáng ăn mỳ với canh thịt dê, tuy không nhiều thịt dê lắm nhưng lại nóng hổi và thơm ngào ngạt, ăn xong một bát canh cả người đều ấm áp!
Bữa trưa là cơm trắng ăn kèm dưa muối chua và canh cải trắng hầm thịt!
Tới buổi tối… Hà Diệp Đồng được phát hai cái màn thầu (bánh bao không nhân) rất to, còn có một bát dưa muối xào thịt để ăn cùng!
Hà Diệp Đồng được ăn cơm canh nóng hổi, trong lòng vô cùng cảm kích Đoan Vương và những người đã quyên tặng đồ dùng.
Mà những người quyên tặng đồ dùng thấy tình hình như vậy cũng rất vừa lòng.
Thư sinh có gia cảnh nghèo khó không nhiều nên đồ ăn thức uống không tốn kém quá mức, vì thế bọn họ không cần có quá nhiều đồ vật, nhưng những người đã quyên tặng đều được khắc tên lên vách tường của Vạn Thư Lâu!
Chính vì thế mà nhiều người có tiền đều muốn quyên tặng đồ đạc cho Vạn Thư Lâu, nhưng Đoan Vương lại cố tình không muốn nhận.
Đương nhiên Tần Dục không cần những thứ đó, đời này hắn xây dựng Vạn Thư Lâu là để thu phục lòng người, nhân tiện giúp cho những thư sinh nghèo khó có nơi ăn chốn ở, hắn không muốn để những người đó không làm mà hưởng nên cho bọn họ ăn mặc miễn phí là đủ rồi.
Vốn là do đồ vật được quyên tặng quá nhiều nên quản sự ở Vạn Thư Lâu tính cho những cử nhân ở đó ăn uống đầy đủ hơn, thế nhưng Tần Dục lại cự tuyệt không chút do dự.
Một ngày ba bữa cơm đều có thịt… Nếu cơm canh như vậy mà mấy người đó còn chê bai thì chắc hẳn gia cảnh cũng không khó khăn khổ sở gì, nếu là như vậy…
Hiện nay tất cả đầu bếp của Đoan Vương phủ đều ở tại thôn trang, món ăn nào bọn họ cũng làm được, mùi vị so với thức ăn trong các tửu lâu ở kinh thành cũng không khác biệt, đồ ăn quý hiếm… Nếu muốn ăn sơn hào hải vị, chỉ cần có tiền thì món nào cũng có.
Thời gian này Tần Dục đều ở lại Vạn Thư Lâu, tất cả hạ nhân trung thành trong Đoan Vương phủ được điều đến nơi này, thậm chí ngay cả những cô nhi mà hắn thu dưỡng nếu có tư chất tốt cũng chuyển hết đến đây.
Hài tử ở đây phải phụ giúp mọi người làm việc nhưng có hoàn cảnh sống tốt hơn —— đám trẻ cùng nhóm cử nhân đều được ăn uống miễn phí, không chỉ có vậy, nếu bọn chúng chăm chỉ học tập thì sẽ tiếp thu được rất nhiều tri thức.
Tần Dục cho bọn chúng một cơ hội vô cùng tốt nhưng muốn nắm bắt được thì phải dựa vào sức mình.
Vạn Thư Lâu dần đi vào quỹ đạo nên Tần Dục không cần đặt quá nhiều tâm tư vào đó nữa, nhưng gần đây hắn bận rộn vì muốn tên tuổi “Thái Bình đạo nhân” ngày càng nổi bật.
Vào lúc viết bài thơ tiên đoán còn có rất nhiều việc Tần Dục chưa nói ra, ví dụ như mùa đông năm nay sẽ vô cùng lạnh, bởi vì rất lạnh nên cuộc sống của người dân cùng những cử nhân lên kinh dự thi vô cùng khổ sở, rồi ví dụ như… Thời tiết rét lạnh chính là nguyên nhân khiến người Nhung tiến xuống phía Nam.
Chính vào mùa đông này đã để lại trong lòng Tần Dục ấn tượng vô cùng sâu sắc về mức độ hung tàn ác độc của người Nhung.
Cũng trong mùa đông này, mấy vạn người Nhung xuôi nam đoạt đi vô số thành trấn của Đại Tần, thấy Đại Tần giàu có trù phú nên luôn rình rập, từ đó mùa đông năm nào người Nhung cũng tiến quân về phía nam cước bóc.
Sau đó khi tất cả các bộ lạc của người Nhung thống nhất thì họ đã không do dự mà chủ động đưa ra quyết định tấn công Đại Tần.
Mùa đông năm nay có thể coi là một bước ngoặt.
Hai tháng trước Tần Dục viết một lá thư có ghi tất cả những việc cướp đoạt thành trấn mà người Nhung sẽ làm vào mùa đông năm nay giao cho người trong thương đội đưa đến Tây Bắc gửi cho chủ tướng Lý Sùng An.
Lá thư đề lạc khoản là “Thái Bình đạo nhân”.
Đọc lá thư này thì Lý Sùng An thà rằng tin chứ không thể không tin, như vậy sẽ có sự chuẩn bị trước.
Trước đây, Tần Dục cho người bí mật gửi thư tới Tây Bắc nhưng hôm nay hắn muốn đem những chuyện này công khai ra bên ngoài.
Muốn danh tiếng “Thái Bình đạo nhân” ngày càng nổi bật thì việc công khai mọi chuyện là điều vô cùng cần thiết, nhưng tại sao tới tận lúc này mới công khai… Nếu trước đó hắn nói ra hết mọi việc thì sẽ để cho người Nhung biết được tin tức rồi lập tức thay đổi kế hoạch, còn bây giờ… Có lẽ chiến sự ở Tây bắc đã bắt đầu.
Sắp xếp xong mọi việc, Tần Dục nhìn Lúc Di Ninh đang ở bên cạnh bắt chước chữ viết của mình: “Di Ninh có muốn ra ngoài đi dạo không?”
“Muốn!” Lục Di Ninh đáp ứng không chút do dự.
Tần Dục lấy hai cái áo, choàng cho mình và Lục Di Ninh rồi mới cùng nhau ra ngoài.
Mũ áo choàng rất lớn, đủ để che toàn bộ khuôn mặt hai người. Vì thế mọi người không biết được thân phận của Lục Di Ninh, nhưng Tần Dục… Ở đây Tần Dục là người duy nhất phải đi xe lăn nên chỉ cần nhìn một cái thì tất cả mọi người đều đoán ra thân phận của hắn.
Mọi người đều chủ động tiến lên hành lễ với Tần Dục, đối với chuyện này Tần Dục đã thành thói quen nên không chú ý nhiều, nhưng mà…
Ánh mắt Tần Dục đột nhiên dừng lại.
Hắn thấy được… Một người đã từng để lại cho hắn ấn tượng sâu sắc.
Hà Diệp Đồng, tướng lĩnh dưới trướng Lý Sùng An, vào lúc Tần Nhạc giết chết Lý Sùng An thì hắn đã dẫn dắt thuộc hạ của Lý Sùng An chiến đấu với người Nhung.
Mà khi Tần Dục có ấn tượng sâu đậm với hắn là vào thời điểm hắn bị người Nhung bắt sống đưa đến Kinh thành dạo phố thị chúng[4].
[4]Thị chúng: trị tội trước tất cả mọi người.
Lúc ấy râu tóc của hắn bị cạo sạch sẽ lộ ra cả khuôn mặt, dọc đường đi luôn la hét chửi bới hệt như mấy phụ nhân đanh đá ngoài chợ.
Bởi vì hắn chửi bới liên hồi lại nói giọng Tây Bắc nên Tần Dục vẫn nghĩ hắn là một võ tướng thô kệch sinh sống ở Tây Bắc, không nghĩ tới… Thật ra hắn là một cử nhân có học thức đàng hoàng?!
Tác giả :
Quyết Tuyệt