Đồ Mi Không Tranh Xuân
Chương 4 Gió nổi
Tính tình thái tử đúng thật y như người ta vẫn hay nói: ôn hòa, lương thiện, hiền hậu. đứng trước một nha hoàn phòng giặt như ta mà không hề phách lối ra vẻ ta đây.
Hỏi thăm dăm ba câu đơn giản xong, Cao Giới cử thái y tới trị liệu cho ta, mấy người bọn họ thì ở lại sảnh trước bàn công chuyện. Ngoài thái y, cùng ta trở về viện còn có cả núi tiền bạc chất đầy, thậm chí nhiều hơn cả số tiền mà ta chắt chiu dành dụm suốt năm năm qua.
Thái y xem xét vết thương ở bả vai của ta rồi dặn dò phải nghỉ ngơi điều dưỡng. Sau đó ta trích nửa số tiền được thưởng đưa hết cho Thái ma ma, tuy rằng xót thật nhưng lại thành công đổi lấy đãi ngộ nửa tháng yên dạ yên lòng nằm giường dưỡng thương.
Tham lam hưởng thụ cuộc sống nhàn hạ được một khoảng thời gian, vai cũng đỡ hơn nhiều, thế là ta bèn chủ động xin tiếp tục tham gia công tác giặt ủi. Mà do thời gian nghỉ ngơi quá dài, người khác nhìn vào không ganh tị nổ đom đóm mắt mới lạ.
Ngày tháng trở về với giai điệu nhịp nhàng bình lặng như thể chưa từng có chuyện gì xảy ra, trừ đống tiền thu được về tay thì cuộc sống của ta chẳng có thay đổi gì lớn lao. Tới sáng sớm dậy chải đầu ta mới sực nhớ chiếc trâm gài tóc đã rơi xuống ao, vậy là cả ngày hôm đó cứ thơ thẩn như người mất hồn. Bữa tối ăn qua loa vài miếng lót bụng, nhân lúc không ai để ý ta mới lẻn ra sân sau đi đến cạnh ao định tìm cây trâm.
Mực nước gần nhà thủy tạ khá đầy, căng mắt nhìn cả buổi mà vẫn không nhìn thấy đáy nước.
Nô tài phụ trách cho cá ăn vừa rời đi, lúc này ở ao chỉ có mỗi mình ta. Nhìn vài gợn sóng dập dềnh nổi trên mặt ao, cuối cùng ta hạ quyết tâm, cởi giày lấy đà nhảy xuống. Nước ao văng tung tóe, đàn cá kinh hoàng quẫy đuôi bơi tán loạn. Dù giờ là mùa hè nhưng hơi lạnh bốc lên chung quanh ao làm ta phải mất một lúc rất lâu mới thích nghi được, ta hít một hơi sâu rồi lặn xuống, nước ao đục ngầu, thử đi thử lại mấy lần mà vẫn chẳng mở mắt dưới nước được.
Dọc theo nhà thủy tạ, ta cẩn thận mò mẫm đáy hồ, lúc nào không nhịn được nữa thì ngoi lên lấy hơi rồi lặn xuống tiếp. Ta nhớ rất rõ vùng nước quanh đây là chỗ cây trâm rơi xuống, vậy mà dò tìm nãy giờ chả thấy cây trâm bằng đồng thau kia đâu.
Sắc trời dần nhá nhem, bóng tối mờ mờ ảo ảo phủ khắp mặt ao, ta hít một hơi sâu lặn lại xuống nước, ngụp lên ngụp xuống mấy bận vẫn chẳng thu hoạch được gì nên đành bỏ cuộc, định trèo lên bờ trước rồi tính sau.
Lúc xoay người lại thì chợt nhìn thấy có bóng người đang đứng tựa vào cây cột bên cạnh nhà thủy tạ, nghiêng đầu nhìn ta bằng con mắt đầy thích thú, cũng không biết đã nhìn như thế được bao lâu rồi.
Ta hoảng hốt, nháy mắt chân tay mềm nhũn ngã uỵch xuống ao uống mấy ngụm nước, vất vả lắm mới với tay bám được vào tấm ván gỗ chỗ nhà thủy tạ. Người nọ nhấc chân bước về phía ta, đến cạnh nhà thủy tạ, hắn hơi khom lưng, dáng người cao lớn hình thành một vùng bóng đen đổ xuống đầu ta.
Lại là hắn, Yến Chiêu vương Hồ Nguyên Ly.
Mắt nhìn qua đôi giày đặt ở gần đó, ta thực sự sợ lỡ hắn giẫm hỏng chiếc giày ấy thì đi đứng kiểu gì nữa, mấy vị chủ tử ngang ngược hống hách trong phim truyền hình chẳng phải đều thích bắt nạt nô tài theo cách đó à?
Thế là ta im lặng di chuyển bàn tay đặt trên tấm ván gỗ chuẩn bị bò lên trên. Ai ngờ đâu Hồ Nguyên Ly bất thình lình ngồi xổm chỗ mé bờ ao, khuỷu tay đặt ở đầu gối, chặn đứng đường ta lên.
Không còn cách nào khác, ta ngẩng đầu vẽ ra nụ cười trên mặt: “Nô tỳ bái kiến vương gia.”
Thấy hắn chẳng nói chẳng rằng, ta lại mở miệng: “Phiền vương gia nhường đường cho nô tỳ đi lên để… hành lễ với ngài.”
“Hửm?” Hồ Nguyên Ly nhướng một bên mày, vẻ mặt xấu xa ngập tràn ác ý: “Không phải lần trước ngươi hung bạo quát vào mặt bảo ta tránh ra à?”
Xong rồi, đỡ thế nào cho nổi đây.
Lần trước là do ta nóng lòng muốn cứu người đang hôn mê nên mới không chú ý tới thái độ của mình. Ta há hốc miệng thở dốc nghĩ xem phải giải thích kiểu gì, đang xoắn hết cả não thì hắn đột ngột bẻ sang chủ đề khác: “Giờ này ngươi còn làm gì trong ao thế hả?”
Con ngươi ta đảo vòng, thôi thì mình cứ nói thật: “Bẩm vương gia, bữa trước trâm gài tóc của nô tỳ rơi xuống ao, hôm nay sức khỏe khôi phục được kha khá rồi nên tới tìm thử xem sao.”
“Còn tưởng ngươi đi chết chứ, ban nãy thấy ngươi chìm hẳn xuống ao lâu ơi là lâu không thấy lên, tí nữa thì ta gọi người tới nhặt xác giùm ngươi luôn đấy, ngươi nói coi nếu làm thế thì ta đây chẳng phải đã khiến người khác đi một chuyến tay không rồi sao?” Giọng điệu Hồ Nguyên Ly nửa đùa nửa thật, ta nghe mà tóc gáy dựng thẳng đứng.
Lẽ nào hắn muốn báo thù vụ thái độ bất kính lần trước nên chuẩn bị kế hoạch dìm ta xuống ao cho đến chết? Dựa theo tính tình của tên ma vương hại đời này, ta cảm thấy hắn sẽ làm vậy thật. Cứ nhìn khoảng cách hiện giờ của hai chúng ta, hơn nữa giờ hắn còn ở trên bờ, ta thì lại dưới nước, độ cao hết sức thuận tiện để hắn có thể thẳng tay ấn đầu ta xuống, hắn là ai cơ chứ, “tiểu Diêm Vương” mà người nào cũng biết đấy!
Ta lặng lẽ tránh sang một bên, lúng túng cười bảo: “Vương gia nói đùa."
Lần này hắn không chặn đường ta nữa mà chỉ mở miệng bảo: “Ta nghe người ta nói hôm đó ngươi bị ta đạp một cái, thế là phải dưỡng thương nửa tháng trên giường à?”
Nghe người ta nói? Nghe ai nói?
Có điều lá gan của ta chẳng to đến mức hỏi ra câu ấy, đành phải trả lời: “Cơ thể nô tỳ yếu ớt, sau hôm đó lại mắc phong hàn nên mới không thể không nghỉ ngơi lâu được.”
“Nói vậy là không phải do lỗi của ta đúng không?” Ngón tay Hồ Nguyên Ly gõ gõ lên đầu gối, híp mắt hỏi lại.
Ta vội vã đáp: “Tất nhiên không liên can gì tới vương gia.”
Bảo vệ mạng sống quan trọng hơn, cần gì danh dự tôn nghiêm nữa.
Hồ Nguyên Ly “ồ” lên, hắn đứng dậy: “Vậy thì tốt rồi.”
Thấy hắn không hỏi nữa, ta ngập ngừng cất lời: “Thế nô tỳ đi lên trước đây?”
Hồ Nguyên Ly không đồng ý cũng chả phản đối, hai tay ta dồn lực trèo lên bờ. Qua khóe mắt nhìn thấy hắn đã nhanh chóng lùi lại mấy bước cách ta rất xa, cứ như thể sợ ta sẽ làm nước bắn hết vào người hắn.
Còn chưa kịp đứng ngay ngắn thì đã nghe Hồ Nguyên Ly đứng cách bờ ao một khoảng cất giọng: “Lần trước ở sảnh lớn không nghe rõ lắm, ngươi tên là gì nhỉ?”
“Bẩm tiểu vương gia, nô tỳ tên Đồ… Đồ Mi.” Ngâm người dưới ao quá lâu cộng thêm gió đêm lạnh lẽo, ta rùng mình lắp bắp.
“Thỏ Thỏ Mễ*?” Chân mày Hồ Nguyên Ly cau tít, “Quái lạ, tên kiểu gì đấy?”
(Đồ Mi và Thỏ Mễ đều có phát âm là “tu mi”)
“Là Đồ…”
Lời chưa nói xong đã bị cắt ngang, chỉ nghe hắn sốt ruột bảo: “Thôi thôi, cứ gọi ngươi là Thỏ đi, dễ nhớ thế còn gì.”
“Nô tỳ tên là…” Ta vẫn muốn đấu tranh cho cái tên của mình một lần nữa, nhưng hắn vốn không thèm để ý câu trả lời của ta.
“Cây trâm của ngươi bao nhiêu tiền? Ta đền cho.”
Xem ra trâm của ta rơi vào trong ao là do hôm ấy bị hắn đá một cú, lòng hắn cũng biết rõ, bằng không thì sao nay tự dưng lại tới kêu bồi thường?
Mà đền thì đến chứ, phận nô tài thấp kém như ta nào dám nhận.
“Trâm mua ở quầy hàng nhỏ thôi, không đáng mấy đồng cả.”
“Nếu không đáng mấy đồng vậy thì tại sao ngươi còn mất công nhảy vào ao tìm?” Hồ Nguyên Ly chắp tay sau lưng, đứng cách ta khá xa.
“Bởi vì cây trâm đồng đó là do em trai nô tỳ tặng, nên nô tỳ mới muốn tìm về.” Ta giải thích.
Mặt Hồ Nguyên Ly hiện vẻ khó tin: “Thì bảo em trai ngươi mua cho ngươi cái khác là được chứ gì? Có mỗi cây trâm hỏng thôi mà phải đến mức chui xuống đấy tìm á?”
Ngón tay dưới ống tay áo bất giác cứng đờ, cơn đau nhói âm ỉ như muốn đâm thủng cả lòng bàn tay, là tại ta nắm quá chặt. Khó khăn điều chỉnh lại hô hấp, ta đáp lời: “Hồi còn nhỏ người nhà nô tỳ trong lúc chạy nạn đã… lạc mất nhau. Cây trâm ấy là món kỷ niệm duy nhất em trai để lại cho nô tỳ.”
Hồ Nguyên Ly cứng họng, một lúc lâu không thốt nên lời, cuối cùng hắn bực bội lên tiếng: “Vậy vài ngày nữa ta đền cho ngươi cái đắt hơn là được, mau lại đây dẫn đường đi, ta muốn tới viện của lão Ngũ.”
Chẳng biết là từ nãy tới giờ người nào nói không ngừng nghỉ, vậy mà giờ tự dưng kêu ta chỉ đường. Đúng là cạn ngôn cạn ngữ!
Cao Giới là thái tử cao quý nhưng thấy ta rơi xuống ao vẫn đưa ta áo choàng, Hồ Nguyên Ly kia thì sao, giờ này bắt ta lẽo đẽo đằng sau chỉ đường cho hắn, đã thế còn trong trạng thái người ngợm tóc tai ướt rượt từ trên xuống dưới.
Đây cũng chẳng phải lần đầu tiên hắn đến Tần vương phủ, nói không biết đường là không biết như nào? Ỷ làm vương gia nên thích ra mặt phách lối đấy phỏng?
Ta thầm oán than trong bụng nhưng cũng không dám lề mề, dọc suốt đường đi Hồ Nguyên Ly vẫn luôn duy trì khoảng cách nhất định, dường như rất chướng mắt dáng vẻ lôi thôi lếch thếch của ta, sợ ta vấy bẩn quần áo hắn. Đi nửa đường thì gặp được thị vệ tuần tra ban đêm, nhiệm vụ dẫn đường của ta bị Hồ Nguyên Ly chấm dứt và thay vào đó thị vệ sẽ thay ta đưa hắn tới chỗ hắn muốn.
Sau khi trở về chỗ ở, ta lại nhớ tới cây trâm đồng kia, khuôn mặt bé nhỏ phúc hậu với nước da ngăm đen bất chợt hiện lên trong đầu, bao năm ròng rã trôi, những đường nét ấy cũng dần trở nên mơ hồ, khuôn mặt đó chính là em trai của thân thể này. Thân thể mà hiện giờ ta đang trú ngụ đầu thai vào một gia đình làm nông bình thường, nhà đông người, ta là con thứ tư, dưới còn có đứa em trai sáu tuổi, tính ra thì thằng bé cũng là được ta chăm lớn.
Ở thời hiện tại, từ khi có nhận thức ta đã biết mình là trẻ mồ côi lớn lên trong cô nhi viện, ai ngờ vừa xuyên không xong lại có cả đống “người thân”. Tuy nhiên giữa đám người người thân họ hàng ấy, chỉ có mình cậu em trai mới coi như là nỗi nhớ duy nhất ta dành cho thế giới này.
Thế là cách một ngày sau, ta tìm thời cơ thích hợp lén lội xuống ao lần nữa. Phóng mắt nhìn ra xa thì thấy phía trên nhà thủy tạ có dựng một tấm bảng gỗ vuông vức. Ta đi qua nhìn, mặt trên viết - “Cấm đùa nghịch dưới nước”.
“...”
Có người nào rảnh đâu mà nhảy xuống ao nghịch nước?
Gia cảnh thân thể này nghèo túng, từ nhỏ tới lớn chưa từng được học chữ, cây trâm đồng là món đồ mà người em trai sống chung năm năm để lại cho ta, tuy không đắt đỏ gì nhưng lại cất chứa rất nhiều tình cảcảm. Ta đã sống lâu như vậy rồi, giấu kín lòng mình chịu đựng bao năm, lần này ta quyết tâm mạo hiểm đánh cược một phen.
Công ơn cứu hoàng trưởng tôn mới qua vài ngày, dẫu hôm nay có bị Cao Yển phát hiện thì cứ bảo là không biết chữ nên không hiểu trên bảng gỗ viết gì, chắc mẩm hiện giờ y sẽ không hỏi tội ta vì đã khinh nhờn quy định mà bất chấp lội xuống ao đâu.
Thế là ta chẳng chút do dự nhấc váy nhảy vào, nhưng cứ tìm mãi tìm mãi, cho tới khi sắc trời tối mịt vẫn chẳng tìm được, lẽ nào ao nước thành tinh nuốt chửng cây trâm luôn rồi à?
Chán nản trèo lên bờ, ta đặt mông ngồi xuống bệ nhà thủy tạ, nhìn mặt nước màu xanh biêng biếc, bỗng dưng ta lại muốn bật cười. Có lẽ đây là ý trời, một hai muốn cắt đứt ràng buộc duy nhất của ta với cuộc đời này. Đã qua bao lâu rồi, thôi thì thôi, cứ thuận theo mong muốn của trời cao vậy đi. Ta mỏi mệt đứng dậy xỏ giày rồi đi thẳng về phòng giặt, đầu chẳng buồn ngoảnh lại.
Sáng sớm hôm sau đang giặt quần áo thì đột nhiên Thái ma ma gọi ta ra ngoài, mà người đang đứng ngoài viện lại là Lý Mậu Sơn. Bấy giờ, ánh mắt ông ta nhìn ta đã mất đi vẻ kiêu căng hôm nào, đợi ta hành lễ xong mới thủng thỉnh lên tiếng: “Ngũ gia có lệnh, niệm tình lúc trước ngươi có công cứu chủ nên đã chỉ đích danh ngươi, từ nay về sau nhiệm vụ chăm nuôi bầy cá trong ao ở hậu viện sẽ do ngươi gánh vác.”
Ta kinh ngạc, theo bản năng nhìn sang Thái ma ma, chỉ thấy bà cúi đầu không nói năng gì.
Chuyện cứu chủ đã qua hơn nửa tháng, sao tự dưng nay nhớ lại rồi kêu ta đi nuôi cá?
Nghĩ lại tấm bảng hiệu “cấm đùa nghịch dưới nước” bên ao cá, tim ta thoáng nảy lên, có lẽ nào hôm qua thực sự có người bắt gặp ta xuống ao nên đi cáo trạng?
Thấy ta im lặng hồi lâu không phản ứng, Lý Mậu Sơn nhướng mày: “Sao? Ngươi có gì phản đối?”
“Không dám không dám, Lý công công, chỉ là nô tỳ nhất thời vui quá, não bị đơ quên trả lời.” Ta vội vàng đáp.
Bất luận thế nào, đàn cá ở hậu viện chính là đầu quả tim của Cao Yển, trước kia là do đại nha hoàn Hàm Ngọc ở phòng y chăm nuôi, giờ chuyển qua cho ta, ít nhất thì cũng có thể coi là một loại phần thưởng.
Lý Mậu Sơn hài lòng gật đầu, cuối cùng còn nói thêm: “Sau này nhớ cẩn thận hơn, nếu cá trong ao - thậm chí chỉ cần nửa con thôi - mà có sứt mất miếng thịt nào, không cần ta phải nói, tự ngươi suy ngẫm về hậu quả đi.”
Giờ thì ta dám chắc Cao Yển đã biết chuyện hôm qua ta nhảy xuống áo mặc kệ lời cảnh cáo trên tấm bảng gỗ, thế cho nên mới giao hết cho ta công việc nuôi cá, để ta không dám hành xử tùy tiện chưa thấy quan tài chưa đổ lệ nữa.
Vậy xem ra, việc ta cứu được hoàng trưởng tôn nay lại trở thành kim bài miễn tử, nếu không dựa theo tính tình Cao Yển thì nhất định đã bắt ta hỏi tội từ lâu rồi.
Kỳ thực, hành động thưởng công khai mà ngấm ngấm phạt này thật sự không cần thiết, dầu sao ta vốn đã quyết định không xuống ao tìm cây trâm ấy nữa.
Lý công công xử lý mấy chuyện lặt vặt xong thì đi luôn, lúc này Thái ma ma đứng bất động như người gỗ mới khôi phục lại bình thường, bà giơ tay vỗ nhẹ vào vai ta rồi bảo: “Đồ Mi, ngươi là người có phúc.”
Phúc?
Nếu bà ấy biết quá khứ ta đã trải qua những gì, sợ có khi sẽ không bao giờ thốt lên những câu như thế đâu. Phúc phần ấy hả, chỉ e cả đời này của ta… à không, cả đời sau và đời sau nữa cũng sẽ chẳng thể có được.
(còn tiếp)
Hỏi thăm dăm ba câu đơn giản xong, Cao Giới cử thái y tới trị liệu cho ta, mấy người bọn họ thì ở lại sảnh trước bàn công chuyện. Ngoài thái y, cùng ta trở về viện còn có cả núi tiền bạc chất đầy, thậm chí nhiều hơn cả số tiền mà ta chắt chiu dành dụm suốt năm năm qua.
Thái y xem xét vết thương ở bả vai của ta rồi dặn dò phải nghỉ ngơi điều dưỡng. Sau đó ta trích nửa số tiền được thưởng đưa hết cho Thái ma ma, tuy rằng xót thật nhưng lại thành công đổi lấy đãi ngộ nửa tháng yên dạ yên lòng nằm giường dưỡng thương.
Tham lam hưởng thụ cuộc sống nhàn hạ được một khoảng thời gian, vai cũng đỡ hơn nhiều, thế là ta bèn chủ động xin tiếp tục tham gia công tác giặt ủi. Mà do thời gian nghỉ ngơi quá dài, người khác nhìn vào không ganh tị nổ đom đóm mắt mới lạ.
Ngày tháng trở về với giai điệu nhịp nhàng bình lặng như thể chưa từng có chuyện gì xảy ra, trừ đống tiền thu được về tay thì cuộc sống của ta chẳng có thay đổi gì lớn lao. Tới sáng sớm dậy chải đầu ta mới sực nhớ chiếc trâm gài tóc đã rơi xuống ao, vậy là cả ngày hôm đó cứ thơ thẩn như người mất hồn. Bữa tối ăn qua loa vài miếng lót bụng, nhân lúc không ai để ý ta mới lẻn ra sân sau đi đến cạnh ao định tìm cây trâm.
Mực nước gần nhà thủy tạ khá đầy, căng mắt nhìn cả buổi mà vẫn không nhìn thấy đáy nước.
Nô tài phụ trách cho cá ăn vừa rời đi, lúc này ở ao chỉ có mỗi mình ta. Nhìn vài gợn sóng dập dềnh nổi trên mặt ao, cuối cùng ta hạ quyết tâm, cởi giày lấy đà nhảy xuống. Nước ao văng tung tóe, đàn cá kinh hoàng quẫy đuôi bơi tán loạn. Dù giờ là mùa hè nhưng hơi lạnh bốc lên chung quanh ao làm ta phải mất một lúc rất lâu mới thích nghi được, ta hít một hơi sâu rồi lặn xuống, nước ao đục ngầu, thử đi thử lại mấy lần mà vẫn chẳng mở mắt dưới nước được.
Dọc theo nhà thủy tạ, ta cẩn thận mò mẫm đáy hồ, lúc nào không nhịn được nữa thì ngoi lên lấy hơi rồi lặn xuống tiếp. Ta nhớ rất rõ vùng nước quanh đây là chỗ cây trâm rơi xuống, vậy mà dò tìm nãy giờ chả thấy cây trâm bằng đồng thau kia đâu.
Sắc trời dần nhá nhem, bóng tối mờ mờ ảo ảo phủ khắp mặt ao, ta hít một hơi sâu lặn lại xuống nước, ngụp lên ngụp xuống mấy bận vẫn chẳng thu hoạch được gì nên đành bỏ cuộc, định trèo lên bờ trước rồi tính sau.
Lúc xoay người lại thì chợt nhìn thấy có bóng người đang đứng tựa vào cây cột bên cạnh nhà thủy tạ, nghiêng đầu nhìn ta bằng con mắt đầy thích thú, cũng không biết đã nhìn như thế được bao lâu rồi.
Ta hoảng hốt, nháy mắt chân tay mềm nhũn ngã uỵch xuống ao uống mấy ngụm nước, vất vả lắm mới với tay bám được vào tấm ván gỗ chỗ nhà thủy tạ. Người nọ nhấc chân bước về phía ta, đến cạnh nhà thủy tạ, hắn hơi khom lưng, dáng người cao lớn hình thành một vùng bóng đen đổ xuống đầu ta.
Lại là hắn, Yến Chiêu vương Hồ Nguyên Ly.
Mắt nhìn qua đôi giày đặt ở gần đó, ta thực sự sợ lỡ hắn giẫm hỏng chiếc giày ấy thì đi đứng kiểu gì nữa, mấy vị chủ tử ngang ngược hống hách trong phim truyền hình chẳng phải đều thích bắt nạt nô tài theo cách đó à?
Thế là ta im lặng di chuyển bàn tay đặt trên tấm ván gỗ chuẩn bị bò lên trên. Ai ngờ đâu Hồ Nguyên Ly bất thình lình ngồi xổm chỗ mé bờ ao, khuỷu tay đặt ở đầu gối, chặn đứng đường ta lên.
Không còn cách nào khác, ta ngẩng đầu vẽ ra nụ cười trên mặt: “Nô tỳ bái kiến vương gia.”
Thấy hắn chẳng nói chẳng rằng, ta lại mở miệng: “Phiền vương gia nhường đường cho nô tỳ đi lên để… hành lễ với ngài.”
“Hửm?” Hồ Nguyên Ly nhướng một bên mày, vẻ mặt xấu xa ngập tràn ác ý: “Không phải lần trước ngươi hung bạo quát vào mặt bảo ta tránh ra à?”
Xong rồi, đỡ thế nào cho nổi đây.
Lần trước là do ta nóng lòng muốn cứu người đang hôn mê nên mới không chú ý tới thái độ của mình. Ta há hốc miệng thở dốc nghĩ xem phải giải thích kiểu gì, đang xoắn hết cả não thì hắn đột ngột bẻ sang chủ đề khác: “Giờ này ngươi còn làm gì trong ao thế hả?”
Con ngươi ta đảo vòng, thôi thì mình cứ nói thật: “Bẩm vương gia, bữa trước trâm gài tóc của nô tỳ rơi xuống ao, hôm nay sức khỏe khôi phục được kha khá rồi nên tới tìm thử xem sao.”
“Còn tưởng ngươi đi chết chứ, ban nãy thấy ngươi chìm hẳn xuống ao lâu ơi là lâu không thấy lên, tí nữa thì ta gọi người tới nhặt xác giùm ngươi luôn đấy, ngươi nói coi nếu làm thế thì ta đây chẳng phải đã khiến người khác đi một chuyến tay không rồi sao?” Giọng điệu Hồ Nguyên Ly nửa đùa nửa thật, ta nghe mà tóc gáy dựng thẳng đứng.
Lẽ nào hắn muốn báo thù vụ thái độ bất kính lần trước nên chuẩn bị kế hoạch dìm ta xuống ao cho đến chết? Dựa theo tính tình của tên ma vương hại đời này, ta cảm thấy hắn sẽ làm vậy thật. Cứ nhìn khoảng cách hiện giờ của hai chúng ta, hơn nữa giờ hắn còn ở trên bờ, ta thì lại dưới nước, độ cao hết sức thuận tiện để hắn có thể thẳng tay ấn đầu ta xuống, hắn là ai cơ chứ, “tiểu Diêm Vương” mà người nào cũng biết đấy!
Ta lặng lẽ tránh sang một bên, lúng túng cười bảo: “Vương gia nói đùa."
Lần này hắn không chặn đường ta nữa mà chỉ mở miệng bảo: “Ta nghe người ta nói hôm đó ngươi bị ta đạp một cái, thế là phải dưỡng thương nửa tháng trên giường à?”
Nghe người ta nói? Nghe ai nói?
Có điều lá gan của ta chẳng to đến mức hỏi ra câu ấy, đành phải trả lời: “Cơ thể nô tỳ yếu ớt, sau hôm đó lại mắc phong hàn nên mới không thể không nghỉ ngơi lâu được.”
“Nói vậy là không phải do lỗi của ta đúng không?” Ngón tay Hồ Nguyên Ly gõ gõ lên đầu gối, híp mắt hỏi lại.
Ta vội vã đáp: “Tất nhiên không liên can gì tới vương gia.”
Bảo vệ mạng sống quan trọng hơn, cần gì danh dự tôn nghiêm nữa.
Hồ Nguyên Ly “ồ” lên, hắn đứng dậy: “Vậy thì tốt rồi.”
Thấy hắn không hỏi nữa, ta ngập ngừng cất lời: “Thế nô tỳ đi lên trước đây?”
Hồ Nguyên Ly không đồng ý cũng chả phản đối, hai tay ta dồn lực trèo lên bờ. Qua khóe mắt nhìn thấy hắn đã nhanh chóng lùi lại mấy bước cách ta rất xa, cứ như thể sợ ta sẽ làm nước bắn hết vào người hắn.
Còn chưa kịp đứng ngay ngắn thì đã nghe Hồ Nguyên Ly đứng cách bờ ao một khoảng cất giọng: “Lần trước ở sảnh lớn không nghe rõ lắm, ngươi tên là gì nhỉ?”
“Bẩm tiểu vương gia, nô tỳ tên Đồ… Đồ Mi.” Ngâm người dưới ao quá lâu cộng thêm gió đêm lạnh lẽo, ta rùng mình lắp bắp.
“Thỏ Thỏ Mễ*?” Chân mày Hồ Nguyên Ly cau tít, “Quái lạ, tên kiểu gì đấy?”
(Đồ Mi và Thỏ Mễ đều có phát âm là “tu mi”)
“Là Đồ…”
Lời chưa nói xong đã bị cắt ngang, chỉ nghe hắn sốt ruột bảo: “Thôi thôi, cứ gọi ngươi là Thỏ đi, dễ nhớ thế còn gì.”
“Nô tỳ tên là…” Ta vẫn muốn đấu tranh cho cái tên của mình một lần nữa, nhưng hắn vốn không thèm để ý câu trả lời của ta.
“Cây trâm của ngươi bao nhiêu tiền? Ta đền cho.”
Xem ra trâm của ta rơi vào trong ao là do hôm ấy bị hắn đá một cú, lòng hắn cũng biết rõ, bằng không thì sao nay tự dưng lại tới kêu bồi thường?
Mà đền thì đến chứ, phận nô tài thấp kém như ta nào dám nhận.
“Trâm mua ở quầy hàng nhỏ thôi, không đáng mấy đồng cả.”
“Nếu không đáng mấy đồng vậy thì tại sao ngươi còn mất công nhảy vào ao tìm?” Hồ Nguyên Ly chắp tay sau lưng, đứng cách ta khá xa.
“Bởi vì cây trâm đồng đó là do em trai nô tỳ tặng, nên nô tỳ mới muốn tìm về.” Ta giải thích.
Mặt Hồ Nguyên Ly hiện vẻ khó tin: “Thì bảo em trai ngươi mua cho ngươi cái khác là được chứ gì? Có mỗi cây trâm hỏng thôi mà phải đến mức chui xuống đấy tìm á?”
Ngón tay dưới ống tay áo bất giác cứng đờ, cơn đau nhói âm ỉ như muốn đâm thủng cả lòng bàn tay, là tại ta nắm quá chặt. Khó khăn điều chỉnh lại hô hấp, ta đáp lời: “Hồi còn nhỏ người nhà nô tỳ trong lúc chạy nạn đã… lạc mất nhau. Cây trâm ấy là món kỷ niệm duy nhất em trai để lại cho nô tỳ.”
Hồ Nguyên Ly cứng họng, một lúc lâu không thốt nên lời, cuối cùng hắn bực bội lên tiếng: “Vậy vài ngày nữa ta đền cho ngươi cái đắt hơn là được, mau lại đây dẫn đường đi, ta muốn tới viện của lão Ngũ.”
Chẳng biết là từ nãy tới giờ người nào nói không ngừng nghỉ, vậy mà giờ tự dưng kêu ta chỉ đường. Đúng là cạn ngôn cạn ngữ!
Cao Giới là thái tử cao quý nhưng thấy ta rơi xuống ao vẫn đưa ta áo choàng, Hồ Nguyên Ly kia thì sao, giờ này bắt ta lẽo đẽo đằng sau chỉ đường cho hắn, đã thế còn trong trạng thái người ngợm tóc tai ướt rượt từ trên xuống dưới.
Đây cũng chẳng phải lần đầu tiên hắn đến Tần vương phủ, nói không biết đường là không biết như nào? Ỷ làm vương gia nên thích ra mặt phách lối đấy phỏng?
Ta thầm oán than trong bụng nhưng cũng không dám lề mề, dọc suốt đường đi Hồ Nguyên Ly vẫn luôn duy trì khoảng cách nhất định, dường như rất chướng mắt dáng vẻ lôi thôi lếch thếch của ta, sợ ta vấy bẩn quần áo hắn. Đi nửa đường thì gặp được thị vệ tuần tra ban đêm, nhiệm vụ dẫn đường của ta bị Hồ Nguyên Ly chấm dứt và thay vào đó thị vệ sẽ thay ta đưa hắn tới chỗ hắn muốn.
Sau khi trở về chỗ ở, ta lại nhớ tới cây trâm đồng kia, khuôn mặt bé nhỏ phúc hậu với nước da ngăm đen bất chợt hiện lên trong đầu, bao năm ròng rã trôi, những đường nét ấy cũng dần trở nên mơ hồ, khuôn mặt đó chính là em trai của thân thể này. Thân thể mà hiện giờ ta đang trú ngụ đầu thai vào một gia đình làm nông bình thường, nhà đông người, ta là con thứ tư, dưới còn có đứa em trai sáu tuổi, tính ra thì thằng bé cũng là được ta chăm lớn.
Ở thời hiện tại, từ khi có nhận thức ta đã biết mình là trẻ mồ côi lớn lên trong cô nhi viện, ai ngờ vừa xuyên không xong lại có cả đống “người thân”. Tuy nhiên giữa đám người người thân họ hàng ấy, chỉ có mình cậu em trai mới coi như là nỗi nhớ duy nhất ta dành cho thế giới này.
Thế là cách một ngày sau, ta tìm thời cơ thích hợp lén lội xuống ao lần nữa. Phóng mắt nhìn ra xa thì thấy phía trên nhà thủy tạ có dựng một tấm bảng gỗ vuông vức. Ta đi qua nhìn, mặt trên viết - “Cấm đùa nghịch dưới nước”.
“...”
Có người nào rảnh đâu mà nhảy xuống ao nghịch nước?
Gia cảnh thân thể này nghèo túng, từ nhỏ tới lớn chưa từng được học chữ, cây trâm đồng là món đồ mà người em trai sống chung năm năm để lại cho ta, tuy không đắt đỏ gì nhưng lại cất chứa rất nhiều tình cảcảm. Ta đã sống lâu như vậy rồi, giấu kín lòng mình chịu đựng bao năm, lần này ta quyết tâm mạo hiểm đánh cược một phen.
Công ơn cứu hoàng trưởng tôn mới qua vài ngày, dẫu hôm nay có bị Cao Yển phát hiện thì cứ bảo là không biết chữ nên không hiểu trên bảng gỗ viết gì, chắc mẩm hiện giờ y sẽ không hỏi tội ta vì đã khinh nhờn quy định mà bất chấp lội xuống ao đâu.
Thế là ta chẳng chút do dự nhấc váy nhảy vào, nhưng cứ tìm mãi tìm mãi, cho tới khi sắc trời tối mịt vẫn chẳng tìm được, lẽ nào ao nước thành tinh nuốt chửng cây trâm luôn rồi à?
Chán nản trèo lên bờ, ta đặt mông ngồi xuống bệ nhà thủy tạ, nhìn mặt nước màu xanh biêng biếc, bỗng dưng ta lại muốn bật cười. Có lẽ đây là ý trời, một hai muốn cắt đứt ràng buộc duy nhất của ta với cuộc đời này. Đã qua bao lâu rồi, thôi thì thôi, cứ thuận theo mong muốn của trời cao vậy đi. Ta mỏi mệt đứng dậy xỏ giày rồi đi thẳng về phòng giặt, đầu chẳng buồn ngoảnh lại.
Sáng sớm hôm sau đang giặt quần áo thì đột nhiên Thái ma ma gọi ta ra ngoài, mà người đang đứng ngoài viện lại là Lý Mậu Sơn. Bấy giờ, ánh mắt ông ta nhìn ta đã mất đi vẻ kiêu căng hôm nào, đợi ta hành lễ xong mới thủng thỉnh lên tiếng: “Ngũ gia có lệnh, niệm tình lúc trước ngươi có công cứu chủ nên đã chỉ đích danh ngươi, từ nay về sau nhiệm vụ chăm nuôi bầy cá trong ao ở hậu viện sẽ do ngươi gánh vác.”
Ta kinh ngạc, theo bản năng nhìn sang Thái ma ma, chỉ thấy bà cúi đầu không nói năng gì.
Chuyện cứu chủ đã qua hơn nửa tháng, sao tự dưng nay nhớ lại rồi kêu ta đi nuôi cá?
Nghĩ lại tấm bảng hiệu “cấm đùa nghịch dưới nước” bên ao cá, tim ta thoáng nảy lên, có lẽ nào hôm qua thực sự có người bắt gặp ta xuống ao nên đi cáo trạng?
Thấy ta im lặng hồi lâu không phản ứng, Lý Mậu Sơn nhướng mày: “Sao? Ngươi có gì phản đối?”
“Không dám không dám, Lý công công, chỉ là nô tỳ nhất thời vui quá, não bị đơ quên trả lời.” Ta vội vàng đáp.
Bất luận thế nào, đàn cá ở hậu viện chính là đầu quả tim của Cao Yển, trước kia là do đại nha hoàn Hàm Ngọc ở phòng y chăm nuôi, giờ chuyển qua cho ta, ít nhất thì cũng có thể coi là một loại phần thưởng.
Lý Mậu Sơn hài lòng gật đầu, cuối cùng còn nói thêm: “Sau này nhớ cẩn thận hơn, nếu cá trong ao - thậm chí chỉ cần nửa con thôi - mà có sứt mất miếng thịt nào, không cần ta phải nói, tự ngươi suy ngẫm về hậu quả đi.”
Giờ thì ta dám chắc Cao Yển đã biết chuyện hôm qua ta nhảy xuống áo mặc kệ lời cảnh cáo trên tấm bảng gỗ, thế cho nên mới giao hết cho ta công việc nuôi cá, để ta không dám hành xử tùy tiện chưa thấy quan tài chưa đổ lệ nữa.
Vậy xem ra, việc ta cứu được hoàng trưởng tôn nay lại trở thành kim bài miễn tử, nếu không dựa theo tính tình Cao Yển thì nhất định đã bắt ta hỏi tội từ lâu rồi.
Kỳ thực, hành động thưởng công khai mà ngấm ngấm phạt này thật sự không cần thiết, dầu sao ta vốn đã quyết định không xuống ao tìm cây trâm ấy nữa.
Lý công công xử lý mấy chuyện lặt vặt xong thì đi luôn, lúc này Thái ma ma đứng bất động như người gỗ mới khôi phục lại bình thường, bà giơ tay vỗ nhẹ vào vai ta rồi bảo: “Đồ Mi, ngươi là người có phúc.”
Phúc?
Nếu bà ấy biết quá khứ ta đã trải qua những gì, sợ có khi sẽ không bao giờ thốt lên những câu như thế đâu. Phúc phần ấy hả, chỉ e cả đời này của ta… à không, cả đời sau và đời sau nữa cũng sẽ chẳng thể có được.
(còn tiếp)
Tác giả :
Thát Nguyệt Lệ Chi Loan