Điểu La
Chương 12
A La định cư ở thôn Lam Sơn.
Mẹ Dương hoàn toàn không nghi ngờ nàng, ngày hôm sau đã dẫn nàng đến nhà thôn trưởng để giải thích ngọn nguồn, sau đó thôn trưởng đứng ra làm người bảo đảm, đến nha môn xin một công văn đăng kí hộ khẩu. Khi mẹ Dương hỏi họ của A La, A La đã nói dối rằng mình họ Phùng, vì vậy trên hộ tích tên của nàng trở thành Dương Phùng A La, Phùng thị.”
Khi nhận được hộ tịch, A La cầm tờ giấy mỏng nhìn hồi lâu, nàng không biết chữ, nhưng vẫn cố gắng muốn ghi nhớ từng đường nét của con chữ thật kỹ, cảm thấy rằng mình đã qua cơn bĩ cực tới hồi thái lai, hết thảy kiên nhẫn đều đã được đền đáp.
Nàng không còn là con dâu nuôi từ bé luôn phải chịu đòn roi mắng chửi của nhà người khác, cũng không phải là một lưu dân không nhà không cửa không quê hương. Nàng đã có họ và tên, nàng là thê tử của Dương Kiêu và sau này sẽ là mẹ của con hắn. Mặc dù… mặc dù hộ tịch này không đúng như sự thật, nhưng chỉ cần nàng cư xử như thật, thì nó sẽ trở thành sự thật.
Xuất phát từ lòng biết ơn, A La càng thêm hết lòng phụng dưỡng mẹ Dương. Nàng vốn đối xử thân thiết với mẹ Dương Kiêu, mà mẹ Dương còn là người hết mực chân thành, thế nên hai người sống với nhau cũng phần nào sinh ra tình cảm, chẳng khác nào hai mẹ con thực sự.
Có lẽ trong lòng có hi vọng, lại được A La chăm sóc cẩn thận, nên sắc mặt mẹ Dương càng ngày càng tươi hơn, không còn phờ phạc, hốc hác như trước nữa.
A La cũng dần trở nên đẫy đà tròn trịa, nàng nhút nhát nhưng tốt tính, siêng năng làm việc, dù bụng đã to vẫn phụ giúp mẹ Dương làm những việc có thể. Mấy hàng xóm qua lại thân thiết với mẹ Dương đều thích nàng, thường xuyên cho vài quả quả trứng hay một ít quả khô, còn có đại thẩm nhiệt tình mang vải cũ ở nhà sang cho để nàng may tã lót cho đứa bé chưa chào đời.
Ngày tháng cứ thế trôi qua, bụng của A La mỗi ngày một to lên.
Thôn Lam Sơn nằm ở một nơi hẻo lánh, không bị ảnh hưởng bởi chiến tranh, ngày A La sinh con cũng là ngày triều đình đổi chủ. Hoàng đế nước Tề đại xá cho thiên hạ, miễn thuế ba năm, chiến tranh kết thúc, mở ra một triều đại mới.
Trên con đường đất vàng thẳng tắp có tiếng vó ngựa vội vã, một đoàn binh sĩ cưỡi ngựa phi nước đại dưới cái nắng như thiêu đốt, làm bụi bặm bay đầy trời, khiến những thôn dân đang làm ruộng hai bên đường đều ngửa đầu lên xem.
Trạm dịch dọc đường gần đây ít khách lui tới, hôm nay đột nhiên xuất hiện một đoàn quân binh, ông chủ lập tức không dám lề mề, nhanh tay lẹ chân bưng trà rót nước.
Người đứng đầu là một nam nhân trẻ tuổi cao lớn, mão quan buộc chặt, mặt mày anh tuấn, chỉ ngồi yên trên băng ghế thôi đã trông vô cùng khí thế.
Một tên tiểu lính bước tới nói: “Đại nhân, tiểu nhân đã vào thôn tìm hiểu, chỉ là gia đình đó đã bỏ đi biệt xứ cách đây một năm, nghe nói trước khi họ rời đi đã xảy ra một trận hỏa hoạn, bây giờ chỉ còn là vùng phế tích. Đại nhân, ngài còn muốn đi xem không?”
Dương Kiêu không nói gì, hơi nhíu mày, hắn cũng không ngạc nhiên với kết quả này. Năm đó chiến loạn liên miên, làm vạ lây vô số dân chúng vô tội, biết bao người phải bỏ xứ mà đi rồi chết trên đường chạy nạn, nói xác chất đầy đường cũng không ngoa. Làm sao có người còn ở lại trong thôn này chứ.
Hắn nhẹ nhàng xoa xoa chén trà trong tay, ngẩng đầu uống cạn, bình tĩnh nói: “Ta xem một chút.”
Nếu là trước kia, Dương Kiêu sẽ tuyệt đối không đi, bởi vì hắn biết quan hệ của hắn với A La là vụng trộm, danh không chánh ngôn không thuận, nếu nhất định phải nói rõ thì nói là nhân tình cũng không ngoa. Cho nên ban đầu lúc rời đi, cho dù trong lòng không nỡ, hắn cũng chưa từng nghĩ tới chuyện đến nhà tìm nàng. “Điểu La” được edit và đăng tại hoatuyethouse.wordpress.com, kẻ copy reup mọi hình thức sẽ cả đời đau bệnh, nghèo khổ quấn thân.
Nhưng bây giờ, trải qua một trận đại nạn, có một số chuyện bất giác bị xem nhẹ, vả lại hiện tại hắn đã là người có thân phận, không phải sợ những lời đàm tiếu nữa.
Hắn chỉ muốn biết liệu cố nhân có khỏe không, chuyến đi này không thẹn với lương tâm.
Thuộc hạ của hắn tìm được một thôn dân thật thà đến dẫn đường. Tuy rằng trải qua chiến loạn, nhưng nhờ được tân đế ban ân và thời gian tu sửa, nên mảnh đất này đã có thôn dân dọn trở về dần. bọn họ thấy Dương Kiêu dẫn binh vào thôn đều không khỏi tò mò nhìn ngó, có người lớn gan còn đi theo sau, cố gắng tìm hiểu xem là có chuyện gì, bất tri bất giác, phía sau đội quân đã tụ tập không ít dân làng.
Dương Kiêu không quan tâm, tiếp tục đi cho đến khi đến trước một nền nhà đổ nát, người dân dẫn đường nói: “Chính là nơi này ạ, có điều đã lâu không có ai quay lại, e rằng dữ nhiều lành ít rồi.”
Nhà cửa tuy đã bị thiêu rụi, nhưng ruộng đồng vẫn còn, nếu người còn sống thì không thể nào không để ý, cho nên thôn dân mới nói là lành ít dữ nhiều.
Dương Kiêu bước vào sân, ngoại trừ bức tường gạch, những bộ phận khác hầu như đều bị cháy sạch, càng không phải nói đến đồ dùng bằng gỗ trong nhà, gạch ngói trong mắt hắn đều bị cháy đen ngòm, tất cả đều không còn gì.
Chỉ từ một mớ hỗn độn thế này, Dương Kiêu không thể nhìn ra dấu vết gì của A La.
Thôn dân đứng gần đó bàn tán:
“Họ tới đây là chi vậy nhỉ?”
“Không biết, hình như là đang tìm người.”
“Làm ta sợ muốn chết, ta còn tưởng đến đây để bắt binh đào ngũ nữa.”
“Nhà này ngoại trừ đứa con trai ngốc nghếch ra thì chỉ có một đứa con dâu. Muốn bắt bọn đào ngũ thì tới đây làm gì.”
“Nói cũng phải.”
Dương Kiêu nhìn sang người đang nói chuyện, thấy là một thôn phụ chừng năm mươi tuổi, bèn lớn tiếng hỏi: “Ngươi biết rõ tình hình gia đình này lắm sao?”
Thôn phụ sững sờ, vô thức thu mình vào đám đông, lo sợ mình gây chuyện.
Một người dân ở cạnh xô bà ra, nói lớn: “Bà ấy sống ở bên cạnh, tất nhiên là biết rõ rồi.”
Dương Kiêu mỉm cười, “Ồ… nếu là vậy, không biết đại thẩm đây có biết người nhà này đã đi đâu rồi không?”
Thôn phụ thấy Dương Kiêu tươi cười, trông là người tử tế, bèn lấy hết can đảm trả lời: “Nhà của họ đã gặp hỏa hoạn, ngay cả lộ phí cũng không còn, làm sao còn có thể đi đâu, họ chỉ có thể dẫn thằng con ngốc nghếch đi lánh nạn ở một ngôi làng lân cận, có điều sau đó cũng đi không đặng. Khoảng thời gian đó rất loạn, nơi nơi đều là quân đào ngũ và thổ phỉ, đoán tính họ đã chết trên đường đi rồi.”
Chiến tranh loạn lạc, có người chết đói, có người chết vì bệnh tật, nhưng nhiều hơn cả là giết bởi thói đời này, đặc biệt phụ nữ, trẻ em và người già tay không tấc sắt là mục tiêu dễ dàng ức hiếp nhất.
Tuy Dương Kiêu đoán rằng A La đã gặp chuyện gì đó, nhưng lúc này tận tai nghe thấy, ngực hắn nặng nề vô cùng.
Hắn ổn định tâm tình, tiếp tục hỏi với giọng điệu bình tĩnh hết mức có thể: “Vậy… con dâu của nhà này thì sao?”
“Ngài nói A La à?” Thôn phụ thở dài: “Sau vụ cháy thì không thấy con bé đâu nữa, chắc đã bị chết cháy rồi. Mấy ngày trước đó nó bị mẹ chồng đánh đập rất dữ, đến cả xuống giường cũng không được, trong nhà chỉ có tên ngốc, đâu ai cứu được nó.”
Dương Kiêu chậm rãi lầm bầm: “Tên ngốc sao?”
“Đúng vậy, con bé là con dâu nuôi từ bé mà. Chao ôi, đời nó cũng khổ, gặp phu phụ nhà này, một cô nương tốt như vậy mà ngày nào cũng bị hành hạ…” Thôn phụ thổn thức không thôi.
Dương Kiêu nghe xong,, ánh mắt nặng nề nhìn chằm chằm vào đống đổ nát trong sân, im lặng mím chặt môi.
Một tên lính bên cạnh quan sát sắc mặt hắn rồi thận trọng nói: “Thưa đại nhân, tướng quân muốn chúng ta về tới trong vòng 20 ngày. Ngài còn phải sắp xếp thời gian trở về quê nữa, ngài xem… hay là, chúng ta khởi hành ngay bây giờ luôn được không ạ?”
Người đã không còn, cũng không biết tìm ở đâu, cứ trì hoãn nữa thực sự chẳng có ích gì.
Dương Kiêu quay đầu lại nói: “Đi thôi.”
Kỵ binh vội đến rồi vội rời đi, hướng về phía bắc.
Lúc đầu A La đi đường thủy đến Du Bắc, đi rồi nghỉ, cũng phải mất gần một tháng, mà bọn họ phi ngựa cả đường, lại toàn là người khỏe mạnh, chưa đến mười ngày đã đến thôn Lam Sơn.
Có câu “Càng về gần quê lòng càng thấp thỏm, đến cả đường về cũng không dám hỏi ai”, trước kia Dương Kiêu không hiểu, giờ đây mới hiểu được ý của bài thơ này.
Rõ đã về đến thôn rồi, nhìn thấy vài gương mặt quen thuộc rồi, nhưng hắn lại không dám hỏi han tình hình ở nhà.
Còn nhớ lúc ra đi, vì trước đó tin tức mấy ca ca tử trận lần lượt đến, mẹ hắn không chịu nổi đả kích nên bệnh liệt giường, nhưng hắn lại bị người trưng binh bắt ngay tại chỗ, mẹ hắn trên giường không có ai chăm, không biết về sau bệnh tình của mẹ có hết không… Cũng không biết bây giờ mẹ có còn sống không?
Dương Kiêu thật sự không dám nghĩ nữa.
Mấy chục binh lính cưỡi ngựa xuất hiện trong thôn làm thôn dân đều ghé mắt.
Dương Kiêu chậm rãi men theo con đường trong trí nhớ của mình, nhìn thấy một vài bà cụ đang trước cửa nhà hắn, vừa ngồi hóng gió vừa nhặt rau, trong số đó có cả người mẹ già đã mười mấy năm không gặp của hắn.
Cổ họng Dương Kiêu đột nhiên nghẹn lại, không phát ra được tiếng nào, muốn gọi tiếng mẹ nhưng không được, cứ như vậy ngây người trên lưng ngựa.
Hắn nhìn chăm chú, thấy tóc mẹ đã bạc đi nhiều, nhưng vẫn rất có sức sống, khi nói chuyện khi cười lớn, trên tay còn ôm một đứa bé không biết của nhà ai.
“… Tiểu Ngũ? Tiểu Ngũ! Các ngươi nhìn đi! Tiểu Ngũ đã trở về rồi phải không?” Đại thẩm bên kia nhận ra hắn, liền vui vẻ kéo mẹ Dương, “Tiểu Ngũ nhà bà chưa chết! Tiểu Ngũ đã về rồi kìa!!!!”
Mẹ Dương nhìn sang, nhìn thấy khuôn mặt của Dương Kiêu thì sửng sốt, như thể không thể tin được.
Dương Kiêu cảm xúc cũng rất kích động, hắn nhanh chóng xuống ngựa, vội bước về phía trước, cao giọng gọi: “Mẹ.”
Mắt mẹ Dương lập tức đỏ ửng, “Ta biết con trai ta sẽ không chết đâu mà. Nhìn xem, không phải đã trở về rồi sao?”
Bà rơi lệ đầy mặt nhìn con trai mình, không dám chớp mắt, sợ Dương Kiêu sẽ biến mất trong nháy mắt, nhìn lên nhìn xuống hồi lâu, bà mới yên tâm nói: “Thật sự là Tiểu Ngũ nhà ta rồi, nhìn đi… đã cao lớn hơn, khỏe hơn rồi. Quần áo này là của quan gia phỏng? Ăn mặc thực khí phái.”
“Tiểu Ngũ được làm quan rồi sao? Sau này bà hưởng phúc rồi nhé.” Mấy đại thẩm bên cạnh cười khuyên, “Đừng khóc nữa, chuyện tốt như vậy, bà nên vui mới phải chứ.”
“Nên vui, nên vui…” Mẹ Dương vừa cười vừa lau nước mắt. Đứa bé trong tay bà bị đánh thức, hai mắt mở to, tò mò nhìn người đàn ông xa lạ trước mặt.
Dương Kiêu tưởng đây là con của người khác, không quan tâm đến nó, chỉ lo an ủi mẹ mình: “Bây giờ con đang làm việc dưới trướng của tướng quân, làm việc trong quân mẹ ạ. Mẹ thấy con có lợi hại không? Đi ra ngoài một chuyến đã làm quan, sau này con sẽ mua cho mẹ một căn nhà lớn, quần áo mới, mua cho mẹ người hầu kẻ hạ, được không?”
“Được… tốt lắm…” Mẹ Dương vui mừng khôn xiết, “Con về là tốt rồi, con về là tốt rồi. Hôm nay mẹ sẽ làm cho con một bữa thật ngon, bắt một gà om dầu cho con… A, đúng rồi! Mau, mau đi gọi thê tử con về.”
Dương Kiêu sững sờ: “Thê tử?”
Mẹ Dương thả đứa bé trong tay vào lòng hắn, cười nói: “Quên đi, con tự mà đi gọi thê tử mình về đi. Nó giúp mẹ mang vải đến nhà lão Tần rồi, còn nhớ nhà chú Tần con chứ? Mau đi đón nó về đi!”
Dương Kiêu hoàn toàn không hiểu gì, đứa bé trong tay khiến hắn ngạc nhiên trở tay không kịp, mềm mại nhỏ bé thế này làm sao hắn ôm được? Hắn vội vàng thả đứa bé lại vào tay mẹ, cau mày hỏi: “Con cái của ai đây? Mẹ, con không có ở nhà, sao mẹ lại cưới vợ cho con?”
Mẹ hắn nghe xong thì sửng sốt, mấy đại thẩm bên cạnh cười ồ lên, cười đến ngã nghiêng ngã ngửa.
Dương Kiêu bị họ cười mà càng khó hiểu hơn.
Một đại thẩm cười nói: “Tiểu Ngũ! Ngươi ở chỗ khác lấy vợ mà cũng quên rồi sao? Đứa bé này là con của ngươi đó.”
Dương Kiêu: “???”
Mẹ Dương hoàn toàn không nghi ngờ nàng, ngày hôm sau đã dẫn nàng đến nhà thôn trưởng để giải thích ngọn nguồn, sau đó thôn trưởng đứng ra làm người bảo đảm, đến nha môn xin một công văn đăng kí hộ khẩu. Khi mẹ Dương hỏi họ của A La, A La đã nói dối rằng mình họ Phùng, vì vậy trên hộ tích tên của nàng trở thành Dương Phùng A La, Phùng thị.”
Khi nhận được hộ tịch, A La cầm tờ giấy mỏng nhìn hồi lâu, nàng không biết chữ, nhưng vẫn cố gắng muốn ghi nhớ từng đường nét của con chữ thật kỹ, cảm thấy rằng mình đã qua cơn bĩ cực tới hồi thái lai, hết thảy kiên nhẫn đều đã được đền đáp.
Nàng không còn là con dâu nuôi từ bé luôn phải chịu đòn roi mắng chửi của nhà người khác, cũng không phải là một lưu dân không nhà không cửa không quê hương. Nàng đã có họ và tên, nàng là thê tử của Dương Kiêu và sau này sẽ là mẹ của con hắn. Mặc dù… mặc dù hộ tịch này không đúng như sự thật, nhưng chỉ cần nàng cư xử như thật, thì nó sẽ trở thành sự thật.
Xuất phát từ lòng biết ơn, A La càng thêm hết lòng phụng dưỡng mẹ Dương. Nàng vốn đối xử thân thiết với mẹ Dương Kiêu, mà mẹ Dương còn là người hết mực chân thành, thế nên hai người sống với nhau cũng phần nào sinh ra tình cảm, chẳng khác nào hai mẹ con thực sự.
Có lẽ trong lòng có hi vọng, lại được A La chăm sóc cẩn thận, nên sắc mặt mẹ Dương càng ngày càng tươi hơn, không còn phờ phạc, hốc hác như trước nữa.
A La cũng dần trở nên đẫy đà tròn trịa, nàng nhút nhát nhưng tốt tính, siêng năng làm việc, dù bụng đã to vẫn phụ giúp mẹ Dương làm những việc có thể. Mấy hàng xóm qua lại thân thiết với mẹ Dương đều thích nàng, thường xuyên cho vài quả quả trứng hay một ít quả khô, còn có đại thẩm nhiệt tình mang vải cũ ở nhà sang cho để nàng may tã lót cho đứa bé chưa chào đời.
Ngày tháng cứ thế trôi qua, bụng của A La mỗi ngày một to lên.
Thôn Lam Sơn nằm ở một nơi hẻo lánh, không bị ảnh hưởng bởi chiến tranh, ngày A La sinh con cũng là ngày triều đình đổi chủ. Hoàng đế nước Tề đại xá cho thiên hạ, miễn thuế ba năm, chiến tranh kết thúc, mở ra một triều đại mới.
Trên con đường đất vàng thẳng tắp có tiếng vó ngựa vội vã, một đoàn binh sĩ cưỡi ngựa phi nước đại dưới cái nắng như thiêu đốt, làm bụi bặm bay đầy trời, khiến những thôn dân đang làm ruộng hai bên đường đều ngửa đầu lên xem.
Trạm dịch dọc đường gần đây ít khách lui tới, hôm nay đột nhiên xuất hiện một đoàn quân binh, ông chủ lập tức không dám lề mề, nhanh tay lẹ chân bưng trà rót nước.
Người đứng đầu là một nam nhân trẻ tuổi cao lớn, mão quan buộc chặt, mặt mày anh tuấn, chỉ ngồi yên trên băng ghế thôi đã trông vô cùng khí thế.
Một tên tiểu lính bước tới nói: “Đại nhân, tiểu nhân đã vào thôn tìm hiểu, chỉ là gia đình đó đã bỏ đi biệt xứ cách đây một năm, nghe nói trước khi họ rời đi đã xảy ra một trận hỏa hoạn, bây giờ chỉ còn là vùng phế tích. Đại nhân, ngài còn muốn đi xem không?”
Dương Kiêu không nói gì, hơi nhíu mày, hắn cũng không ngạc nhiên với kết quả này. Năm đó chiến loạn liên miên, làm vạ lây vô số dân chúng vô tội, biết bao người phải bỏ xứ mà đi rồi chết trên đường chạy nạn, nói xác chất đầy đường cũng không ngoa. Làm sao có người còn ở lại trong thôn này chứ.
Hắn nhẹ nhàng xoa xoa chén trà trong tay, ngẩng đầu uống cạn, bình tĩnh nói: “Ta xem một chút.”
Nếu là trước kia, Dương Kiêu sẽ tuyệt đối không đi, bởi vì hắn biết quan hệ của hắn với A La là vụng trộm, danh không chánh ngôn không thuận, nếu nhất định phải nói rõ thì nói là nhân tình cũng không ngoa. Cho nên ban đầu lúc rời đi, cho dù trong lòng không nỡ, hắn cũng chưa từng nghĩ tới chuyện đến nhà tìm nàng. “Điểu La” được edit và đăng tại hoatuyethouse.wordpress.com, kẻ copy reup mọi hình thức sẽ cả đời đau bệnh, nghèo khổ quấn thân.
Nhưng bây giờ, trải qua một trận đại nạn, có một số chuyện bất giác bị xem nhẹ, vả lại hiện tại hắn đã là người có thân phận, không phải sợ những lời đàm tiếu nữa.
Hắn chỉ muốn biết liệu cố nhân có khỏe không, chuyến đi này không thẹn với lương tâm.
Thuộc hạ của hắn tìm được một thôn dân thật thà đến dẫn đường. Tuy rằng trải qua chiến loạn, nhưng nhờ được tân đế ban ân và thời gian tu sửa, nên mảnh đất này đã có thôn dân dọn trở về dần. bọn họ thấy Dương Kiêu dẫn binh vào thôn đều không khỏi tò mò nhìn ngó, có người lớn gan còn đi theo sau, cố gắng tìm hiểu xem là có chuyện gì, bất tri bất giác, phía sau đội quân đã tụ tập không ít dân làng.
Dương Kiêu không quan tâm, tiếp tục đi cho đến khi đến trước một nền nhà đổ nát, người dân dẫn đường nói: “Chính là nơi này ạ, có điều đã lâu không có ai quay lại, e rằng dữ nhiều lành ít rồi.”
Nhà cửa tuy đã bị thiêu rụi, nhưng ruộng đồng vẫn còn, nếu người còn sống thì không thể nào không để ý, cho nên thôn dân mới nói là lành ít dữ nhiều.
Dương Kiêu bước vào sân, ngoại trừ bức tường gạch, những bộ phận khác hầu như đều bị cháy sạch, càng không phải nói đến đồ dùng bằng gỗ trong nhà, gạch ngói trong mắt hắn đều bị cháy đen ngòm, tất cả đều không còn gì.
Chỉ từ một mớ hỗn độn thế này, Dương Kiêu không thể nhìn ra dấu vết gì của A La.
Thôn dân đứng gần đó bàn tán:
“Họ tới đây là chi vậy nhỉ?”
“Không biết, hình như là đang tìm người.”
“Làm ta sợ muốn chết, ta còn tưởng đến đây để bắt binh đào ngũ nữa.”
“Nhà này ngoại trừ đứa con trai ngốc nghếch ra thì chỉ có một đứa con dâu. Muốn bắt bọn đào ngũ thì tới đây làm gì.”
“Nói cũng phải.”
Dương Kiêu nhìn sang người đang nói chuyện, thấy là một thôn phụ chừng năm mươi tuổi, bèn lớn tiếng hỏi: “Ngươi biết rõ tình hình gia đình này lắm sao?”
Thôn phụ sững sờ, vô thức thu mình vào đám đông, lo sợ mình gây chuyện.
Một người dân ở cạnh xô bà ra, nói lớn: “Bà ấy sống ở bên cạnh, tất nhiên là biết rõ rồi.”
Dương Kiêu mỉm cười, “Ồ… nếu là vậy, không biết đại thẩm đây có biết người nhà này đã đi đâu rồi không?”
Thôn phụ thấy Dương Kiêu tươi cười, trông là người tử tế, bèn lấy hết can đảm trả lời: “Nhà của họ đã gặp hỏa hoạn, ngay cả lộ phí cũng không còn, làm sao còn có thể đi đâu, họ chỉ có thể dẫn thằng con ngốc nghếch đi lánh nạn ở một ngôi làng lân cận, có điều sau đó cũng đi không đặng. Khoảng thời gian đó rất loạn, nơi nơi đều là quân đào ngũ và thổ phỉ, đoán tính họ đã chết trên đường đi rồi.”
Chiến tranh loạn lạc, có người chết đói, có người chết vì bệnh tật, nhưng nhiều hơn cả là giết bởi thói đời này, đặc biệt phụ nữ, trẻ em và người già tay không tấc sắt là mục tiêu dễ dàng ức hiếp nhất.
Tuy Dương Kiêu đoán rằng A La đã gặp chuyện gì đó, nhưng lúc này tận tai nghe thấy, ngực hắn nặng nề vô cùng.
Hắn ổn định tâm tình, tiếp tục hỏi với giọng điệu bình tĩnh hết mức có thể: “Vậy… con dâu của nhà này thì sao?”
“Ngài nói A La à?” Thôn phụ thở dài: “Sau vụ cháy thì không thấy con bé đâu nữa, chắc đã bị chết cháy rồi. Mấy ngày trước đó nó bị mẹ chồng đánh đập rất dữ, đến cả xuống giường cũng không được, trong nhà chỉ có tên ngốc, đâu ai cứu được nó.”
Dương Kiêu chậm rãi lầm bầm: “Tên ngốc sao?”
“Đúng vậy, con bé là con dâu nuôi từ bé mà. Chao ôi, đời nó cũng khổ, gặp phu phụ nhà này, một cô nương tốt như vậy mà ngày nào cũng bị hành hạ…” Thôn phụ thổn thức không thôi.
Dương Kiêu nghe xong,, ánh mắt nặng nề nhìn chằm chằm vào đống đổ nát trong sân, im lặng mím chặt môi.
Một tên lính bên cạnh quan sát sắc mặt hắn rồi thận trọng nói: “Thưa đại nhân, tướng quân muốn chúng ta về tới trong vòng 20 ngày. Ngài còn phải sắp xếp thời gian trở về quê nữa, ngài xem… hay là, chúng ta khởi hành ngay bây giờ luôn được không ạ?”
Người đã không còn, cũng không biết tìm ở đâu, cứ trì hoãn nữa thực sự chẳng có ích gì.
Dương Kiêu quay đầu lại nói: “Đi thôi.”
Kỵ binh vội đến rồi vội rời đi, hướng về phía bắc.
Lúc đầu A La đi đường thủy đến Du Bắc, đi rồi nghỉ, cũng phải mất gần một tháng, mà bọn họ phi ngựa cả đường, lại toàn là người khỏe mạnh, chưa đến mười ngày đã đến thôn Lam Sơn.
Có câu “Càng về gần quê lòng càng thấp thỏm, đến cả đường về cũng không dám hỏi ai”, trước kia Dương Kiêu không hiểu, giờ đây mới hiểu được ý của bài thơ này.
Rõ đã về đến thôn rồi, nhìn thấy vài gương mặt quen thuộc rồi, nhưng hắn lại không dám hỏi han tình hình ở nhà.
Còn nhớ lúc ra đi, vì trước đó tin tức mấy ca ca tử trận lần lượt đến, mẹ hắn không chịu nổi đả kích nên bệnh liệt giường, nhưng hắn lại bị người trưng binh bắt ngay tại chỗ, mẹ hắn trên giường không có ai chăm, không biết về sau bệnh tình của mẹ có hết không… Cũng không biết bây giờ mẹ có còn sống không?
Dương Kiêu thật sự không dám nghĩ nữa.
Mấy chục binh lính cưỡi ngựa xuất hiện trong thôn làm thôn dân đều ghé mắt.
Dương Kiêu chậm rãi men theo con đường trong trí nhớ của mình, nhìn thấy một vài bà cụ đang trước cửa nhà hắn, vừa ngồi hóng gió vừa nhặt rau, trong số đó có cả người mẹ già đã mười mấy năm không gặp của hắn.
Cổ họng Dương Kiêu đột nhiên nghẹn lại, không phát ra được tiếng nào, muốn gọi tiếng mẹ nhưng không được, cứ như vậy ngây người trên lưng ngựa.
Hắn nhìn chăm chú, thấy tóc mẹ đã bạc đi nhiều, nhưng vẫn rất có sức sống, khi nói chuyện khi cười lớn, trên tay còn ôm một đứa bé không biết của nhà ai.
“… Tiểu Ngũ? Tiểu Ngũ! Các ngươi nhìn đi! Tiểu Ngũ đã trở về rồi phải không?” Đại thẩm bên kia nhận ra hắn, liền vui vẻ kéo mẹ Dương, “Tiểu Ngũ nhà bà chưa chết! Tiểu Ngũ đã về rồi kìa!!!!”
Mẹ Dương nhìn sang, nhìn thấy khuôn mặt của Dương Kiêu thì sửng sốt, như thể không thể tin được.
Dương Kiêu cảm xúc cũng rất kích động, hắn nhanh chóng xuống ngựa, vội bước về phía trước, cao giọng gọi: “Mẹ.”
Mắt mẹ Dương lập tức đỏ ửng, “Ta biết con trai ta sẽ không chết đâu mà. Nhìn xem, không phải đã trở về rồi sao?”
Bà rơi lệ đầy mặt nhìn con trai mình, không dám chớp mắt, sợ Dương Kiêu sẽ biến mất trong nháy mắt, nhìn lên nhìn xuống hồi lâu, bà mới yên tâm nói: “Thật sự là Tiểu Ngũ nhà ta rồi, nhìn đi… đã cao lớn hơn, khỏe hơn rồi. Quần áo này là của quan gia phỏng? Ăn mặc thực khí phái.”
“Tiểu Ngũ được làm quan rồi sao? Sau này bà hưởng phúc rồi nhé.” Mấy đại thẩm bên cạnh cười khuyên, “Đừng khóc nữa, chuyện tốt như vậy, bà nên vui mới phải chứ.”
“Nên vui, nên vui…” Mẹ Dương vừa cười vừa lau nước mắt. Đứa bé trong tay bà bị đánh thức, hai mắt mở to, tò mò nhìn người đàn ông xa lạ trước mặt.
Dương Kiêu tưởng đây là con của người khác, không quan tâm đến nó, chỉ lo an ủi mẹ mình: “Bây giờ con đang làm việc dưới trướng của tướng quân, làm việc trong quân mẹ ạ. Mẹ thấy con có lợi hại không? Đi ra ngoài một chuyến đã làm quan, sau này con sẽ mua cho mẹ một căn nhà lớn, quần áo mới, mua cho mẹ người hầu kẻ hạ, được không?”
“Được… tốt lắm…” Mẹ Dương vui mừng khôn xiết, “Con về là tốt rồi, con về là tốt rồi. Hôm nay mẹ sẽ làm cho con một bữa thật ngon, bắt một gà om dầu cho con… A, đúng rồi! Mau, mau đi gọi thê tử con về.”
Dương Kiêu sững sờ: “Thê tử?”
Mẹ Dương thả đứa bé trong tay vào lòng hắn, cười nói: “Quên đi, con tự mà đi gọi thê tử mình về đi. Nó giúp mẹ mang vải đến nhà lão Tần rồi, còn nhớ nhà chú Tần con chứ? Mau đi đón nó về đi!”
Dương Kiêu hoàn toàn không hiểu gì, đứa bé trong tay khiến hắn ngạc nhiên trở tay không kịp, mềm mại nhỏ bé thế này làm sao hắn ôm được? Hắn vội vàng thả đứa bé lại vào tay mẹ, cau mày hỏi: “Con cái của ai đây? Mẹ, con không có ở nhà, sao mẹ lại cưới vợ cho con?”
Mẹ hắn nghe xong thì sửng sốt, mấy đại thẩm bên cạnh cười ồ lên, cười đến ngã nghiêng ngã ngửa.
Dương Kiêu bị họ cười mà càng khó hiểu hơn.
Một đại thẩm cười nói: “Tiểu Ngũ! Ngươi ở chỗ khác lấy vợ mà cũng quên rồi sao? Đứa bé này là con của ngươi đó.”
Dương Kiêu: “???”
Tác giả :
Hoa Hoa Liễu