Diễn Viên Lấn Sân
Chương 37
Xe Porsche tấp vào lề tắt máy, bóng cây lốm đốm soi bóng lên con đường xi măng cũ kỹ cạnh khu chung cư. Cù Yến Đình nhìn ra ngoài cửa sổ, hỏi: “Đây là đâu?”
Anh tài xế quay đầu lại: “Studio, hôm nay quay ở đây.”
Cù Yến Đình mềm lòng đồng ý sẽ đến xem Lục Văn diễn nhưng không để ý thông báo quay chụp. Xuống xe, đi lên năm sáu bậc thang, lối vào tựa như mặt tiền một cửa hàng bình thường, bên cạnh dựng một bảng hiệu nhỏ hẹp, chữ viết đã mờ.
Đây là một khu chợ lâu đời, rau củ quả thịt trứng gia vị, lộn xộn ngổn ngang nhưng đầy đủ cả. Cù Yến Đình bước vào, hỗn hợp âm thanh và mùi hương đập vào mặt.
Tổ A đang chuẩn bị ở cuối dãy thứ 2.
Cù Yến Đình đi qua từng quầy hàng một, đế giày giẫm lên viên gạch vuông ướt nước phát ra tiếng lép nhép, càng đến cuối bước chân càng chậm, anh ngửi thấy mùi cá tanh nồng.
“Yến Đình!” Nhâm Thụ trông thấy anh bèn nhanh chân đến đón: “Ở đây bẩn lắm, cậu tới làm gì!”
Cù Yến Đình không nói rõ nguyên nhân, mà bảo: “Tôi chưa báo với cậu sáng mai tôi bay.”
“Sao cậu không nói sớm, anh chịu cậu luôn đấy!” Nhâm Thụ sốt ruột vò đầu bứt tai: “Để anh thay đổi cảnh quay, tối nay làm tiệc chia tay cho cậu, rồi sáng mai anh đưa cậu ra sân bay.”
Cù Yến Đình lắc đầu: “Cậu phải làm gì thì cứ làm đi, kệ tôi.”
Vừa nói, Cù Yến Đình vừa phóng mắt lướt qua vai Nhâm Thụ nhìn về phía đám đông, vòng ngoài cùng đang làm việc vặt, bên trong theo thứ tự là tổ quay phim, ánh sáng, thợ trang điểm mặc cả cây đỏ đang kiễng chân tút tát cho nam chính.
Mút trang điểm vỗ lên mặt, mềm mềm, ánh mắt Lục Văn cũng dịu dàng theo. Cù Yến Đình vừa xuất hiện hắn đã nhìn thấy, rồi chẳng dời mắt đi nữa.
Tối qua chưa nghĩ ngợi gì đã gửi tin nhắn ấy, không ngờ Cù Yến Đình đồng ý thật, sáng nay mở thông báo quay chụp ra xem mà Lục Văn hối hận chết mất.
Đoàn phim thuê hàng cá, hôm nay quay cảnh Diệp Sam bán cá và làm cá.
Tút tát xong, Lục Văn băng qua đám đông, hắn thấy tội lỗi lắm, Cù Yến Đình không thích tôm cá mà phải đứng đây thì khổ rồi. Nhưng nghĩ Cù Yến Đình đến đây vì hắn, hắn lại không dằn được niềm sung sướng.
Đưa tay vào túi quần, Lục Văn đứng trước mặt Cù Yến Đình và móc ra một hộp kẹo bạc hà, tự lấy cho mình hai viên rồi nhét cả hộp còn lại cho đối phương: “Thầy Cù, ở đây hôi lắm, anh ngậm kẹo cho át mùi.”
Cù Yến Đình nhận lấy: “Có phải cậu cố ý hay không?”
“Thật sự không phải.” Lục Văn giải thích: “Tối qua xảy ra đủ thứ chuyện, em nào nhớ hôm nay quay cảnh gì. Em chỉ muốn, muốn anh tới…”
Kẹo bạc hà tan dần trên đầu lưỡi, lạnh như băng, Cù Yến Đình há miệng hít vào một hơi. Anh giữ lời, dù cho hoàn cảnh không được tốt lắm nhưng anh vẫn sẽ xem cảnh quay này.
Lục Văn hỏi: “Khi nào anh đi?”
“Sáng mai.” Cù Yến Đình trả lời.
Lục Văn không muốn qua loa: “Cụ thể là mấy giờ?”
Cù Yến Đình đâu ngốc, hỏi thời gian cụ thể chắc chắn đề muốn đi tiễn, anh hạ giọng từ chối: “Tiểu Phong sẽ đưa tôi ra sân bay.”
Lục Văn không nói nữa, ra sức mím môi đến mức khóe miệng sắp thành cái lúm đồng tiền đến nơi. Cù Yến Đình đã từng thấy dáng vẻ đáng thương này rồi, người bình thường không thể chống cự nổi, thôi thì mắt không thấy lòng không mềm, anh quay mặt sang chỗ khác.
“…..” Lục Văn bực bội nói, “Anh không thèm nhìn em luôn hả?”
Khóe mắt liếc thoáng qua, Cù Yến Đình bảo: “Cậu to như cái cột đình đấy, bớt tỏ vẻ đáng yêu đi.”
Lục Văn không thừa nhận: “Em đang bộc bạch cảm xúc thật.”
“Cậu bộc bạch với tôi làm gì?” Cù Yến Đình duỗi tay vuốt phẳng cổ áo Lục Văn, rồi vỗ vỗ bờ vai rộng rãi của hắn: “Đi mà bộc bạch với bạn gái yêu dấu của cậu ấy.”
“Em —–”
Lục Văn vừa mở miệng thì thư ký trường quay giục vào vị trí.
Hàng cá kê ba chiếc bàn vây xung quanh, bên cạnh lần lượt bán rong biển và tôm khô, trên bàn phơi tôm cá tươi, trong chiếc chậu to hình chữ nhật đặt trước bàn là cá sống đang bơi lượn.
Lục Văn bước vòng vào, thõng tay ngồi xuống, cái ghế con con vang lên tiếng cọt kẹt. Hắn chưa bao giờ tự đi mua đồ ăn, hôm nay là lần đầu tiên đặt chân đến chợ.
Nhằm diễn tốt cảnh này, Lục Văn đã đến trước hai tiếng để quan sát vẻ mặt, hành động và cách xử sự của người bán hàng, sau đó kết hợp với đặc điểm của riêng Diệp Sam, điều chỉnh sương sương.
Nói thật, Lục Văn động vào chỗ nào cũng thấy ghét. Nhưng khi vừa bấm máy, hắn không quan tâm gì nữa, cầm giẻ lau làn, bê cân điện tử lên, mài dao phay rồi thuần thục vê miệng túi nilon mở ra.
Cù Yến Đình ngồi lọt thỏm trong chiếc ghế xếp bằng vải bạt, chăm chú xem cảnh quay. Từng cử chỉ việc làm của Lục Văn vô cùng sinh động, anh nhai một viên kẹo bạc hà, vui vẻ cong khóe miệng.
Có một thím đang đứng trước hàng chọn cá, Diệp Sam vớt lên, cá sống béo tốt bật mình nhảy từ thớt trở về chậu nước.
Đoàn Mãnh đang quay cận cảnh thì bị nước bắn tung tóe đầy mặt: “Tiểu Lục, anh yêu cậu lắm, cậu giữ chặt tí đi.”
Lục Văn thấp tha thấp thỏm quay lại lần hai, vớt cả đặt lên thớt, đầu và đuôi quẫy đạp điên cuồng, hắn dốc sức đè chặt hai tay, quên cả đọc thoại.
Vất vả lắm mới quay xong cảnh này, đến lúc làm cá, một tay Lục Văn đè cá, một tay cầm dao, máy quay tiến lại gần, hắn vung dao chặt bay luôn cả cái đuôi cá.
Cù Yến Đình: “…..”
Trước khi vào đoàn phim, Lục Văn đã học hỏi bảo mẫu nhưng không học được mà lại còn đứt tay, tới khi khỏi rồi đến thẳng Trùng Khánh luôn. Hắn ngượng ngùng nói: “Đạo diễn, em không biết làm cá.”
Nhâm Thụ đau đầu, chủ hàng cá là người Trùng Khánh, thoáng tính, bàn giao xong về nhà ngủ luôn, hắn nhìn xung quanh: “Tôi cũng không biết, ai biết làm cá không, dạy cậu ấy cái.”
Người trong đoàn phim chỉ có chuyên môn về nghệ thuật chứ chẳng ai biết làm cá, có một hai người biết sơ sơ nhưng trình độ nghiệp dư chân tay luống cuống. Lục Văn không khỏi lo lắng, đây là cảnh cuối cùng Cù Yến Đình xem hắn diễn trước khi đi, hắn nhất định phải diễn thật tốt mới được.
Vớt một con cá khác, tay trái Lục Văn ấn giữ đầu cá, tay phải cầm dao cạo vẩy, cơ bắp hai tay căng chặt. Đột nhiên, đuôi cá quẫy mạnh, lưỡi dao lệch hướng sượt qua mu bàn tay trái.
Mọi người xung quanh kinh hãi kêu lên, Nhâm Thụ quát hắn: “Tiểu Lục! Đừng có cố!”
Lục văn tháo găng tay cao su bị rách ra, chí ít tay không bị thương. Hiện trường rối loạn rơi vào tĩnh lặng, mọi người rầu rĩ không biết phải làm gì.
Cù Yến Đình đổ bảy tám viên kẹo bạc hà ra lòng bàn tay, ném hết vào miệng, hai mà hơi phồng lên. Anh đứng dậy cởi áo khoác, xắn tay áo bước tới trong ánh mắt kinh ngạc của mọi người.
Lục Văn lúng ta lúng túng: “Thầy Cù…”
“Tránh ra.” Cù Yến Đình vòng vào.
Mùi tanh nồng nặc xộc thẳng vào trong mũi, Cù Yến Đình nín thở, bao tay đã rách nên đành dùng tay không cầm lấy dao.
Anh bắt con cá đang nhảy tưng tưng lại, nó muốn trốn tiếp, anh áng chừng con dao trong tay, lật ngược lưỡi dao mỏng, vung tay đập mạnh sống dao vào đầu con cá!
Tất cả mọi người nhìn mà trợn tròn mắt, không thể tin nổi Cù Yến Đình sẽ làm việc này.
Không gian hình vuông chứa hai người trưởng thành có vẻ hơi chật chội, Lục Văn đứng bên cạnh hơi nghiêng người để tránh đụng vào vai Cù Yến Đình. Hắn là trường hợp ngoại lệ, không kinh ngạc, chẳng khâm phục, đầu quả tim như bị ai nhéo cho phát.
Cổ tay nho nhỏ trắng nõn mềm mại này, những ngón tay cầm bút đánh máy này đã từng làm những việc gì? Phải chăng thời niên thiếu anh từng hi sinh cả ngày chủ nhật, bận rộn từ sớm tinh mơ đến khi tối mịt, cả người úm đầy mùi cá tanh tưởi?
Lục Văn không biết nữa, cũng không dám đoán.
Ống tay áo chất liệu len Cashmer mềm và trơn, trượt từ khuỷu tay xuống, Cù Yến Đình cọ tay áo vào eo mấy lần thì hết sạch kiên nhẫn, anh bèn nhấc cùi chỏ chọc bụng Lục Văn.
“Còn đứng đấy mà nhìn.” Anh nói, “Xắn lên giúp tôi.”
Lục Văn duỗi tay bọc lấy cổ tay Cù Yến Đình, nhẹ nhàng vén lên, xắn ống tay áo mềm mịn tới tận khuỷu. Ống tay áo hơi ẩm, không tránh được nước bắn tung tóe.
Cù Yến Đình dạy hắn: “Trước hết phải đập đầu cá cho nó nằm im, rồi mới làm cá được.”
Nhắm thẳng mang cá, lách dao luồn vào từ kẽ hở, mũi dao cắt lìa lá mang, đồng thời lật mình cá lại, móc mang đè lên thớt, rồi chặt “phập”.
Cù Yến Đình xử lí xong mang cá, anh đặt lưỡi dao vuông góc với mình cá: “Cạo vảy phải cầm dao thế này, cạo theo từng hàng vảy một chứ cạo linh tinh sẽ không sạch được.”
Lục Văn nghiêm túc lắng nghe: “Em biết rồi.”
Cạo vảy xong, Cù Yến Đình mổ bong bóng cá xử lí nội tạng, sợ Lục Văn chưa nhớ, làm xong anh lại vớt thêm con nữa, mãi tới khi Lục Văn hiểu rồi. Xong việc, Cù Yến Đình tiện tay cắm phập mũi dao lên chiếc thớt gỗ.
Lục Văn đưa khăn giấy cho anh: “Cảm ơn thầy Cù.”
Lòng bàn tay nhớp nháp, hổ khẩu[1] bị vây cá cọ đỏ ửng, Cù Yến Đình vừa lau tay vừa nói: “Nếu chưa quen thì quay thêm vài lần nữa, đừng cắt vào tay, vừa nãy giật hết cả mình.”
[1] Hổ khẩu: Kẽ ở giữa ngón tay cái với ngón trỏ.
Tiếp tục quay phim, Cù Yến Đình vo viên khăn giấy bước ra ngoài, anh đứng trên bậc thang trước cổng chợ, hít một hơi đầy không khí sạch sẽ trong lành.
Thứ mùi nồng nặc ấy xộc lên, Cù Yến Đình buồn nôn và cần ngay chút gì đó đè xuống. Bên cạnh có tiệm tạp hóa, anh mua bao thuốc rồi ngồi trên bệ đá cạnh bậc thang châm lửa.
Lần đầu tiên hút thuốc, ấy là thời niên thiếu từng tò mò cái vị nicotin, nhưng nghèo kiết xác, lấp đầy dạ dày cũng khó lắm rồi. Cù Yến Đình hồi tưởng xa xăm, phun mây nhả khói.
Trước ngày hôm nay, anh cứ nghĩ cả đời mình sẽ không bao giờ làm cá nữa, cứ nghĩ bao năm qua đã quên kĩ năng này rồi. Nào ngờ một chuỗi hành động như đã khắc sâu trong xương tủy, không dễ gì biến mất.
Chẳng biết đã bao lâu mà quay xong rồi, Lục Văn bước ra, chưa đi đến cổng đã thấy Cù Yến Đình. Áo khoác hàng hiệu nửa mở, tư thế ngầu lòi, thở ra một làn khói trắng nóng hổi giữa trời đầu đông tiêu điều.
“Sao anh hút thuốc thế?” Lục Văn nói với giọng điệu quen thuộc.
Cù Yến Đình hỏi: “Ngầu không?”
Thiếu niên lần đầu hút thuốc mới để ý ngầu hay không, khao khát học theo Châu Nhuận Phát trong phim, sự đời thay đổi, rốt cuộc Lục Văn cũng có cơ hội cười Cù Yến Đình ngây thơ rồi.
Một bà lão đang ngồi trên bậc thang bày sạp bán hoa, có hai cái mẹt tre, bên trong đựng hoa ngọc lan trắng, dùng một sợi dây xâu thành chuỗi. Mãi lâu chẳng ai đến xem, Lục Văn bèn mua một xâu.
Hắn đưa cho Cù Yến Đình: “Thầy Cù, tặng anh đó.”
Đầu tiên là hoa cẩm chướng được cắm trong bình trên vách tường khách sạn, sau đó là vòng hoa ngọc lan đáng giá vài đồng bạc, Cù Yến Đình đánh giá: “Cậu chọn quà giỏi nhỉ.”
“Anh chẳng hiểu gì cả.” Lục Văn lý sự: “Em không thể tặng anh đồ đắt tiền được, làm vậy cứ như em đang nịnh bợ anh ấy, chẳng chân thành tí nào, dù gì anh cũng là —-“
Cù Yến Đình xen vào: “Người có tư cách bao cậu.”
Lục Văn thẹn đỏ mặt, không dám nhớ lại chứ nói gì nhắc đến, hắn bóp ngón giữa đang kẹp điếu thuốc của Cù Yến Đình, tròng vòng hoa vào cổ tay Cù Yến Đình, nói: “Coi như… là quà chia tay nho nhỏ vậy.”
Cù Yến Đình cười hỏi: “Liệu có giữ được đến lúc tôi ra sân bay không?”
“Phải xem anh có quan tâm đến nó không đã.” Lục Văn sờ tay áo anh: “Ướt hết cả rồi, về đoàn phim thay áo trước đi anh.”
Họ không đi xe mà đi tắt qua con hẻm nhỏ trở lại khu chung cư, Cù Yến Đình bước vào phòng nghỉ của biên kịch, đi thẳng vào nhà vệ sinh rửa tay.
Lục Văn lên phòng hóa trang trên tầng hai tẩy trang, sáng nay hắn cầm theo hai bộ quần áo dự phòng. Thay đồ xong, hắn cầm một chiếc sơ mi xuống tầng, gõ cửa phòng 101 đang mở.
Cù Yến Đình đang ở trong phòng ngủ, đứng bên giường gấp một tấm chăn nhỏ, sau khi liếc ánh mắt trông thấy bóng Lục Văn, anh nói: “Tôi sẽ không mang chăn này đi, để ở đây, ai muốn đắp thì đắp.”
“Được.”
“Đồ ăn vặt và đồ uống trong tủ lạnh tôi chưa ăn hết, chia hết cho mọi người đi.”
“Biết rồi.”
“Có hai hộp sữa bò, cậu uống đi, cơm hộp thường cay lắm.”
“Ừm.”
Nghe giọng điệu bàn giao công việc này, Lục Văn thực sự cảm nhận được Cù Yến Đình sắp đi rồi. Hắn lên tinh thần, thu xếp ngày cuối cùng ở bên nhau thật thỏa đáng, đưa áo sơ mi cho anh: “Thầy Cù, anh mặc tạm áo của em đi.”
Ống tay áo len ướt lạnh khó ngửi, Cù Yến Đình không từ chối, anh nhận lấy, bùi ngùi bảo rằng: “Bất tri bất giác đã mặc mấy bộ quần áo của cậu rồi, buổi tối quay về khách sạn tôi sẽ trả lại cho cậu.”
Lục Văn tỏ vẻ chẳng hề gì: “Không trả cũng không sao đâu anh.”
“Như vậy sao được.” Cù Yến Đình bảo: “Trước đã cuỗm một cái áo len của cậu rồi, hôm nay lại tặng hoa với thêm cái áo sơ mi nữa, quà chia tay của cậu phong phú ghê.”
“Đây là combo quà tặng.” Người ta sắp đi rồi, Lục Văn chẳng muốn giấu nữa: “Quan trọng là tấm lòng của em, đồ đạc chỉ là chuyện nhỏ thôi.”
Không mở rèm cửa cũng chẳng bật đèn, phòng ngủ mù mờ tăm tối. Cù Yến Đình quay lưng lại, vén áo len cashmere cởi ra, hơi làm rối mái tóc sau gáy.
Tấm lưng trắng nõn đung đưa trước mắt Lục Văn, trông hơi gầy, xương sống lồi ra uốn lượn từ thắt lưng đến sát gáy, nối với hai bả vai, nhìn như một con diều bươm bướm thấp thoáng sau lưng.
Cù Yến Đình mặc áo sơ mi vào, hơi rộng, ống tay phủ cả mu bàn tay. Lục Văn tới gần, móc trong túi một cặp khuy măng sét – hồi xưa hắn đặt làm để phối với chiếc áo này, hắn giúp Cù Yến Đình xắn tay áo lên và cố định lại.
Lục Văn cúi đầu, ngửi thấy mùi hoa oải hương thoang thoảng trên vải vóc, úm từ tinh dầu thơm khử mùi trong phòng để đồ ở khách sạn.
Hắn hít hà ngửi ngửi.
Cù Yến Đình nhạy cảm phát hiện ra, bàn tay đang giơ lên cuộn lại thành nắm đấm, đột nhiên giật mạnh tay. Khuy măng sét chưa cài xong rơi xuống nền nhà vang tiếng leng keng.
Lục Văn sợ hết hồn: “Sao vậy? Chọc vào tay à?”
Cù Yến Đình phòng bị và xa cách: “Cậu ngửi thấy mùi gì?”
“Không có gì.” Lục Văn lơ mơ: “Có tí mùi…”
Ánh mắt Cù Yến Đình hoảng hốt, đẩy hắn ra rồi chạy khỏi phòng ngủ.
Lục Văn phản ứng kịp bèn đuổi theo, nghe thấy tiếng nước rào rào.
Rảo bước đến cửa nhà vệ sinh, Lục Văn ngẩn người.
Vòi nước vặn hết cỡ, Cù Yến Đình khom lưng không ngừng chà xát hai tay, móng tay cào lên da thịt để lại những vệt đỏ, nước bắn tung tóe đầy gương, mu bàn tay dần dần ửng hồng.
Anh điên rồi, tấm lưới dệt từ những hồi ức xưa cũ trói chặt thần kinh yếu ớt khiến anh như người bị bóng đè.
Từ đầu đến giờ Cù Yến Đình luôn nhẫn nhịu chịu đựng, chợ thức ăn, hàng cá chật hẹp, những con cá sống quẫy đuôi tóe nước, thời niên thiếu bần hàn thảm hại của anh và hai ống tay áo ám mùi tanh tưởi.
Anh tốn biết bao công sức để xây dựng một bức tường kín kẽ vững vàng, mà giờ đây, anh thất bại rồi, thì ra bức tường ấy chỉ là mặt thủy tinh rạn nứt, chạm nhẹ thôi cả trong lẫn ngoài vụn vỡ, y hệt lòng tự trong rơi rụng đầy đất khi bị bắt nạt năm xưa.
Tiếng nước rào rào, trái tim Lục Văn chẳng thể kìm cơn co rút kịch liệt.
Hắn xông lên, nắm lấy cổ tay Cù Yến Đình như đang nâng một bó hoa, nước lạnh đầm đìa trượt xuống, hắn túm hai bàn tay ấy kéo về phía mình, ủ vào phần bụng ấm áp.
Lục Văn ôm lấy Cù Yến Đình, vừa cứng rắn vừa dịu dàng.
Hắn không biết phải mở miệng thế nào, hỏi han, dỗ dành, nên hỏi câu gì, nên dỗ dành điều chi. Vô số cảnh tượng trong phim ảnh và hiện thực trùng khớp với nhau, manh mối lộn xộn lướt qua đầu hắn.
Lục Văn nhớ đến phòng học nọ, nơi góc lớp gần cửa sổ, hắn nhặt tờ giấy nháp bị gió thổi bay của Cù Yến Đình.
Lâu thật lâu sau, Cù Yến Đình vùi đầu trên vai hắn, nhẹ giọng ngập ngừng: “Tại sao?”
Lục Văn yên lặng lắng nghe, kèm theo là tiếng tim đập thình thịch.
“Tôi trốn xuống cuối lớp lúc không ai để ý,” Cù Yến Đình chua chát hỏi: “Tại sao bàn trước chưa từng xuất hiện một người như cậu?”
Anh tài xế quay đầu lại: “Studio, hôm nay quay ở đây.”
Cù Yến Đình mềm lòng đồng ý sẽ đến xem Lục Văn diễn nhưng không để ý thông báo quay chụp. Xuống xe, đi lên năm sáu bậc thang, lối vào tựa như mặt tiền một cửa hàng bình thường, bên cạnh dựng một bảng hiệu nhỏ hẹp, chữ viết đã mờ.
Đây là một khu chợ lâu đời, rau củ quả thịt trứng gia vị, lộn xộn ngổn ngang nhưng đầy đủ cả. Cù Yến Đình bước vào, hỗn hợp âm thanh và mùi hương đập vào mặt.
Tổ A đang chuẩn bị ở cuối dãy thứ 2.
Cù Yến Đình đi qua từng quầy hàng một, đế giày giẫm lên viên gạch vuông ướt nước phát ra tiếng lép nhép, càng đến cuối bước chân càng chậm, anh ngửi thấy mùi cá tanh nồng.
“Yến Đình!” Nhâm Thụ trông thấy anh bèn nhanh chân đến đón: “Ở đây bẩn lắm, cậu tới làm gì!”
Cù Yến Đình không nói rõ nguyên nhân, mà bảo: “Tôi chưa báo với cậu sáng mai tôi bay.”
“Sao cậu không nói sớm, anh chịu cậu luôn đấy!” Nhâm Thụ sốt ruột vò đầu bứt tai: “Để anh thay đổi cảnh quay, tối nay làm tiệc chia tay cho cậu, rồi sáng mai anh đưa cậu ra sân bay.”
Cù Yến Đình lắc đầu: “Cậu phải làm gì thì cứ làm đi, kệ tôi.”
Vừa nói, Cù Yến Đình vừa phóng mắt lướt qua vai Nhâm Thụ nhìn về phía đám đông, vòng ngoài cùng đang làm việc vặt, bên trong theo thứ tự là tổ quay phim, ánh sáng, thợ trang điểm mặc cả cây đỏ đang kiễng chân tút tát cho nam chính.
Mút trang điểm vỗ lên mặt, mềm mềm, ánh mắt Lục Văn cũng dịu dàng theo. Cù Yến Đình vừa xuất hiện hắn đã nhìn thấy, rồi chẳng dời mắt đi nữa.
Tối qua chưa nghĩ ngợi gì đã gửi tin nhắn ấy, không ngờ Cù Yến Đình đồng ý thật, sáng nay mở thông báo quay chụp ra xem mà Lục Văn hối hận chết mất.
Đoàn phim thuê hàng cá, hôm nay quay cảnh Diệp Sam bán cá và làm cá.
Tút tát xong, Lục Văn băng qua đám đông, hắn thấy tội lỗi lắm, Cù Yến Đình không thích tôm cá mà phải đứng đây thì khổ rồi. Nhưng nghĩ Cù Yến Đình đến đây vì hắn, hắn lại không dằn được niềm sung sướng.
Đưa tay vào túi quần, Lục Văn đứng trước mặt Cù Yến Đình và móc ra một hộp kẹo bạc hà, tự lấy cho mình hai viên rồi nhét cả hộp còn lại cho đối phương: “Thầy Cù, ở đây hôi lắm, anh ngậm kẹo cho át mùi.”
Cù Yến Đình nhận lấy: “Có phải cậu cố ý hay không?”
“Thật sự không phải.” Lục Văn giải thích: “Tối qua xảy ra đủ thứ chuyện, em nào nhớ hôm nay quay cảnh gì. Em chỉ muốn, muốn anh tới…”
Kẹo bạc hà tan dần trên đầu lưỡi, lạnh như băng, Cù Yến Đình há miệng hít vào một hơi. Anh giữ lời, dù cho hoàn cảnh không được tốt lắm nhưng anh vẫn sẽ xem cảnh quay này.
Lục Văn hỏi: “Khi nào anh đi?”
“Sáng mai.” Cù Yến Đình trả lời.
Lục Văn không muốn qua loa: “Cụ thể là mấy giờ?”
Cù Yến Đình đâu ngốc, hỏi thời gian cụ thể chắc chắn đề muốn đi tiễn, anh hạ giọng từ chối: “Tiểu Phong sẽ đưa tôi ra sân bay.”
Lục Văn không nói nữa, ra sức mím môi đến mức khóe miệng sắp thành cái lúm đồng tiền đến nơi. Cù Yến Đình đã từng thấy dáng vẻ đáng thương này rồi, người bình thường không thể chống cự nổi, thôi thì mắt không thấy lòng không mềm, anh quay mặt sang chỗ khác.
“…..” Lục Văn bực bội nói, “Anh không thèm nhìn em luôn hả?”
Khóe mắt liếc thoáng qua, Cù Yến Đình bảo: “Cậu to như cái cột đình đấy, bớt tỏ vẻ đáng yêu đi.”
Lục Văn không thừa nhận: “Em đang bộc bạch cảm xúc thật.”
“Cậu bộc bạch với tôi làm gì?” Cù Yến Đình duỗi tay vuốt phẳng cổ áo Lục Văn, rồi vỗ vỗ bờ vai rộng rãi của hắn: “Đi mà bộc bạch với bạn gái yêu dấu của cậu ấy.”
“Em —–”
Lục Văn vừa mở miệng thì thư ký trường quay giục vào vị trí.
Hàng cá kê ba chiếc bàn vây xung quanh, bên cạnh lần lượt bán rong biển và tôm khô, trên bàn phơi tôm cá tươi, trong chiếc chậu to hình chữ nhật đặt trước bàn là cá sống đang bơi lượn.
Lục Văn bước vòng vào, thõng tay ngồi xuống, cái ghế con con vang lên tiếng cọt kẹt. Hắn chưa bao giờ tự đi mua đồ ăn, hôm nay là lần đầu tiên đặt chân đến chợ.
Nhằm diễn tốt cảnh này, Lục Văn đã đến trước hai tiếng để quan sát vẻ mặt, hành động và cách xử sự của người bán hàng, sau đó kết hợp với đặc điểm của riêng Diệp Sam, điều chỉnh sương sương.
Nói thật, Lục Văn động vào chỗ nào cũng thấy ghét. Nhưng khi vừa bấm máy, hắn không quan tâm gì nữa, cầm giẻ lau làn, bê cân điện tử lên, mài dao phay rồi thuần thục vê miệng túi nilon mở ra.
Cù Yến Đình ngồi lọt thỏm trong chiếc ghế xếp bằng vải bạt, chăm chú xem cảnh quay. Từng cử chỉ việc làm của Lục Văn vô cùng sinh động, anh nhai một viên kẹo bạc hà, vui vẻ cong khóe miệng.
Có một thím đang đứng trước hàng chọn cá, Diệp Sam vớt lên, cá sống béo tốt bật mình nhảy từ thớt trở về chậu nước.
Đoàn Mãnh đang quay cận cảnh thì bị nước bắn tung tóe đầy mặt: “Tiểu Lục, anh yêu cậu lắm, cậu giữ chặt tí đi.”
Lục Văn thấp tha thấp thỏm quay lại lần hai, vớt cả đặt lên thớt, đầu và đuôi quẫy đạp điên cuồng, hắn dốc sức đè chặt hai tay, quên cả đọc thoại.
Vất vả lắm mới quay xong cảnh này, đến lúc làm cá, một tay Lục Văn đè cá, một tay cầm dao, máy quay tiến lại gần, hắn vung dao chặt bay luôn cả cái đuôi cá.
Cù Yến Đình: “…..”
Trước khi vào đoàn phim, Lục Văn đã học hỏi bảo mẫu nhưng không học được mà lại còn đứt tay, tới khi khỏi rồi đến thẳng Trùng Khánh luôn. Hắn ngượng ngùng nói: “Đạo diễn, em không biết làm cá.”
Nhâm Thụ đau đầu, chủ hàng cá là người Trùng Khánh, thoáng tính, bàn giao xong về nhà ngủ luôn, hắn nhìn xung quanh: “Tôi cũng không biết, ai biết làm cá không, dạy cậu ấy cái.”
Người trong đoàn phim chỉ có chuyên môn về nghệ thuật chứ chẳng ai biết làm cá, có một hai người biết sơ sơ nhưng trình độ nghiệp dư chân tay luống cuống. Lục Văn không khỏi lo lắng, đây là cảnh cuối cùng Cù Yến Đình xem hắn diễn trước khi đi, hắn nhất định phải diễn thật tốt mới được.
Vớt một con cá khác, tay trái Lục Văn ấn giữ đầu cá, tay phải cầm dao cạo vẩy, cơ bắp hai tay căng chặt. Đột nhiên, đuôi cá quẫy mạnh, lưỡi dao lệch hướng sượt qua mu bàn tay trái.
Mọi người xung quanh kinh hãi kêu lên, Nhâm Thụ quát hắn: “Tiểu Lục! Đừng có cố!”
Lục văn tháo găng tay cao su bị rách ra, chí ít tay không bị thương. Hiện trường rối loạn rơi vào tĩnh lặng, mọi người rầu rĩ không biết phải làm gì.
Cù Yến Đình đổ bảy tám viên kẹo bạc hà ra lòng bàn tay, ném hết vào miệng, hai mà hơi phồng lên. Anh đứng dậy cởi áo khoác, xắn tay áo bước tới trong ánh mắt kinh ngạc của mọi người.
Lục Văn lúng ta lúng túng: “Thầy Cù…”
“Tránh ra.” Cù Yến Đình vòng vào.
Mùi tanh nồng nặc xộc thẳng vào trong mũi, Cù Yến Đình nín thở, bao tay đã rách nên đành dùng tay không cầm lấy dao.
Anh bắt con cá đang nhảy tưng tưng lại, nó muốn trốn tiếp, anh áng chừng con dao trong tay, lật ngược lưỡi dao mỏng, vung tay đập mạnh sống dao vào đầu con cá!
Tất cả mọi người nhìn mà trợn tròn mắt, không thể tin nổi Cù Yến Đình sẽ làm việc này.
Không gian hình vuông chứa hai người trưởng thành có vẻ hơi chật chội, Lục Văn đứng bên cạnh hơi nghiêng người để tránh đụng vào vai Cù Yến Đình. Hắn là trường hợp ngoại lệ, không kinh ngạc, chẳng khâm phục, đầu quả tim như bị ai nhéo cho phát.
Cổ tay nho nhỏ trắng nõn mềm mại này, những ngón tay cầm bút đánh máy này đã từng làm những việc gì? Phải chăng thời niên thiếu anh từng hi sinh cả ngày chủ nhật, bận rộn từ sớm tinh mơ đến khi tối mịt, cả người úm đầy mùi cá tanh tưởi?
Lục Văn không biết nữa, cũng không dám đoán.
Ống tay áo chất liệu len Cashmer mềm và trơn, trượt từ khuỷu tay xuống, Cù Yến Đình cọ tay áo vào eo mấy lần thì hết sạch kiên nhẫn, anh bèn nhấc cùi chỏ chọc bụng Lục Văn.
“Còn đứng đấy mà nhìn.” Anh nói, “Xắn lên giúp tôi.”
Lục Văn duỗi tay bọc lấy cổ tay Cù Yến Đình, nhẹ nhàng vén lên, xắn ống tay áo mềm mịn tới tận khuỷu. Ống tay áo hơi ẩm, không tránh được nước bắn tung tóe.
Cù Yến Đình dạy hắn: “Trước hết phải đập đầu cá cho nó nằm im, rồi mới làm cá được.”
Nhắm thẳng mang cá, lách dao luồn vào từ kẽ hở, mũi dao cắt lìa lá mang, đồng thời lật mình cá lại, móc mang đè lên thớt, rồi chặt “phập”.
Cù Yến Đình xử lí xong mang cá, anh đặt lưỡi dao vuông góc với mình cá: “Cạo vảy phải cầm dao thế này, cạo theo từng hàng vảy một chứ cạo linh tinh sẽ không sạch được.”
Lục Văn nghiêm túc lắng nghe: “Em biết rồi.”
Cạo vảy xong, Cù Yến Đình mổ bong bóng cá xử lí nội tạng, sợ Lục Văn chưa nhớ, làm xong anh lại vớt thêm con nữa, mãi tới khi Lục Văn hiểu rồi. Xong việc, Cù Yến Đình tiện tay cắm phập mũi dao lên chiếc thớt gỗ.
Lục Văn đưa khăn giấy cho anh: “Cảm ơn thầy Cù.”
Lòng bàn tay nhớp nháp, hổ khẩu[1] bị vây cá cọ đỏ ửng, Cù Yến Đình vừa lau tay vừa nói: “Nếu chưa quen thì quay thêm vài lần nữa, đừng cắt vào tay, vừa nãy giật hết cả mình.”
[1] Hổ khẩu: Kẽ ở giữa ngón tay cái với ngón trỏ.
Tiếp tục quay phim, Cù Yến Đình vo viên khăn giấy bước ra ngoài, anh đứng trên bậc thang trước cổng chợ, hít một hơi đầy không khí sạch sẽ trong lành.
Thứ mùi nồng nặc ấy xộc lên, Cù Yến Đình buồn nôn và cần ngay chút gì đó đè xuống. Bên cạnh có tiệm tạp hóa, anh mua bao thuốc rồi ngồi trên bệ đá cạnh bậc thang châm lửa.
Lần đầu tiên hút thuốc, ấy là thời niên thiếu từng tò mò cái vị nicotin, nhưng nghèo kiết xác, lấp đầy dạ dày cũng khó lắm rồi. Cù Yến Đình hồi tưởng xa xăm, phun mây nhả khói.
Trước ngày hôm nay, anh cứ nghĩ cả đời mình sẽ không bao giờ làm cá nữa, cứ nghĩ bao năm qua đã quên kĩ năng này rồi. Nào ngờ một chuỗi hành động như đã khắc sâu trong xương tủy, không dễ gì biến mất.
Chẳng biết đã bao lâu mà quay xong rồi, Lục Văn bước ra, chưa đi đến cổng đã thấy Cù Yến Đình. Áo khoác hàng hiệu nửa mở, tư thế ngầu lòi, thở ra một làn khói trắng nóng hổi giữa trời đầu đông tiêu điều.
“Sao anh hút thuốc thế?” Lục Văn nói với giọng điệu quen thuộc.
Cù Yến Đình hỏi: “Ngầu không?”
Thiếu niên lần đầu hút thuốc mới để ý ngầu hay không, khao khát học theo Châu Nhuận Phát trong phim, sự đời thay đổi, rốt cuộc Lục Văn cũng có cơ hội cười Cù Yến Đình ngây thơ rồi.
Một bà lão đang ngồi trên bậc thang bày sạp bán hoa, có hai cái mẹt tre, bên trong đựng hoa ngọc lan trắng, dùng một sợi dây xâu thành chuỗi. Mãi lâu chẳng ai đến xem, Lục Văn bèn mua một xâu.
Hắn đưa cho Cù Yến Đình: “Thầy Cù, tặng anh đó.”
Đầu tiên là hoa cẩm chướng được cắm trong bình trên vách tường khách sạn, sau đó là vòng hoa ngọc lan đáng giá vài đồng bạc, Cù Yến Đình đánh giá: “Cậu chọn quà giỏi nhỉ.”
“Anh chẳng hiểu gì cả.” Lục Văn lý sự: “Em không thể tặng anh đồ đắt tiền được, làm vậy cứ như em đang nịnh bợ anh ấy, chẳng chân thành tí nào, dù gì anh cũng là —-“
Cù Yến Đình xen vào: “Người có tư cách bao cậu.”
Lục Văn thẹn đỏ mặt, không dám nhớ lại chứ nói gì nhắc đến, hắn bóp ngón giữa đang kẹp điếu thuốc của Cù Yến Đình, tròng vòng hoa vào cổ tay Cù Yến Đình, nói: “Coi như… là quà chia tay nho nhỏ vậy.”
Cù Yến Đình cười hỏi: “Liệu có giữ được đến lúc tôi ra sân bay không?”
“Phải xem anh có quan tâm đến nó không đã.” Lục Văn sờ tay áo anh: “Ướt hết cả rồi, về đoàn phim thay áo trước đi anh.”
Họ không đi xe mà đi tắt qua con hẻm nhỏ trở lại khu chung cư, Cù Yến Đình bước vào phòng nghỉ của biên kịch, đi thẳng vào nhà vệ sinh rửa tay.
Lục Văn lên phòng hóa trang trên tầng hai tẩy trang, sáng nay hắn cầm theo hai bộ quần áo dự phòng. Thay đồ xong, hắn cầm một chiếc sơ mi xuống tầng, gõ cửa phòng 101 đang mở.
Cù Yến Đình đang ở trong phòng ngủ, đứng bên giường gấp một tấm chăn nhỏ, sau khi liếc ánh mắt trông thấy bóng Lục Văn, anh nói: “Tôi sẽ không mang chăn này đi, để ở đây, ai muốn đắp thì đắp.”
“Được.”
“Đồ ăn vặt và đồ uống trong tủ lạnh tôi chưa ăn hết, chia hết cho mọi người đi.”
“Biết rồi.”
“Có hai hộp sữa bò, cậu uống đi, cơm hộp thường cay lắm.”
“Ừm.”
Nghe giọng điệu bàn giao công việc này, Lục Văn thực sự cảm nhận được Cù Yến Đình sắp đi rồi. Hắn lên tinh thần, thu xếp ngày cuối cùng ở bên nhau thật thỏa đáng, đưa áo sơ mi cho anh: “Thầy Cù, anh mặc tạm áo của em đi.”
Ống tay áo len ướt lạnh khó ngửi, Cù Yến Đình không từ chối, anh nhận lấy, bùi ngùi bảo rằng: “Bất tri bất giác đã mặc mấy bộ quần áo của cậu rồi, buổi tối quay về khách sạn tôi sẽ trả lại cho cậu.”
Lục Văn tỏ vẻ chẳng hề gì: “Không trả cũng không sao đâu anh.”
“Như vậy sao được.” Cù Yến Đình bảo: “Trước đã cuỗm một cái áo len của cậu rồi, hôm nay lại tặng hoa với thêm cái áo sơ mi nữa, quà chia tay của cậu phong phú ghê.”
“Đây là combo quà tặng.” Người ta sắp đi rồi, Lục Văn chẳng muốn giấu nữa: “Quan trọng là tấm lòng của em, đồ đạc chỉ là chuyện nhỏ thôi.”
Không mở rèm cửa cũng chẳng bật đèn, phòng ngủ mù mờ tăm tối. Cù Yến Đình quay lưng lại, vén áo len cashmere cởi ra, hơi làm rối mái tóc sau gáy.
Tấm lưng trắng nõn đung đưa trước mắt Lục Văn, trông hơi gầy, xương sống lồi ra uốn lượn từ thắt lưng đến sát gáy, nối với hai bả vai, nhìn như một con diều bươm bướm thấp thoáng sau lưng.
Cù Yến Đình mặc áo sơ mi vào, hơi rộng, ống tay phủ cả mu bàn tay. Lục Văn tới gần, móc trong túi một cặp khuy măng sét – hồi xưa hắn đặt làm để phối với chiếc áo này, hắn giúp Cù Yến Đình xắn tay áo lên và cố định lại.
Lục Văn cúi đầu, ngửi thấy mùi hoa oải hương thoang thoảng trên vải vóc, úm từ tinh dầu thơm khử mùi trong phòng để đồ ở khách sạn.
Hắn hít hà ngửi ngửi.
Cù Yến Đình nhạy cảm phát hiện ra, bàn tay đang giơ lên cuộn lại thành nắm đấm, đột nhiên giật mạnh tay. Khuy măng sét chưa cài xong rơi xuống nền nhà vang tiếng leng keng.
Lục Văn sợ hết hồn: “Sao vậy? Chọc vào tay à?”
Cù Yến Đình phòng bị và xa cách: “Cậu ngửi thấy mùi gì?”
“Không có gì.” Lục Văn lơ mơ: “Có tí mùi…”
Ánh mắt Cù Yến Đình hoảng hốt, đẩy hắn ra rồi chạy khỏi phòng ngủ.
Lục Văn phản ứng kịp bèn đuổi theo, nghe thấy tiếng nước rào rào.
Rảo bước đến cửa nhà vệ sinh, Lục Văn ngẩn người.
Vòi nước vặn hết cỡ, Cù Yến Đình khom lưng không ngừng chà xát hai tay, móng tay cào lên da thịt để lại những vệt đỏ, nước bắn tung tóe đầy gương, mu bàn tay dần dần ửng hồng.
Anh điên rồi, tấm lưới dệt từ những hồi ức xưa cũ trói chặt thần kinh yếu ớt khiến anh như người bị bóng đè.
Từ đầu đến giờ Cù Yến Đình luôn nhẫn nhịu chịu đựng, chợ thức ăn, hàng cá chật hẹp, những con cá sống quẫy đuôi tóe nước, thời niên thiếu bần hàn thảm hại của anh và hai ống tay áo ám mùi tanh tưởi.
Anh tốn biết bao công sức để xây dựng một bức tường kín kẽ vững vàng, mà giờ đây, anh thất bại rồi, thì ra bức tường ấy chỉ là mặt thủy tinh rạn nứt, chạm nhẹ thôi cả trong lẫn ngoài vụn vỡ, y hệt lòng tự trong rơi rụng đầy đất khi bị bắt nạt năm xưa.
Tiếng nước rào rào, trái tim Lục Văn chẳng thể kìm cơn co rút kịch liệt.
Hắn xông lên, nắm lấy cổ tay Cù Yến Đình như đang nâng một bó hoa, nước lạnh đầm đìa trượt xuống, hắn túm hai bàn tay ấy kéo về phía mình, ủ vào phần bụng ấm áp.
Lục Văn ôm lấy Cù Yến Đình, vừa cứng rắn vừa dịu dàng.
Hắn không biết phải mở miệng thế nào, hỏi han, dỗ dành, nên hỏi câu gì, nên dỗ dành điều chi. Vô số cảnh tượng trong phim ảnh và hiện thực trùng khớp với nhau, manh mối lộn xộn lướt qua đầu hắn.
Lục Văn nhớ đến phòng học nọ, nơi góc lớp gần cửa sổ, hắn nhặt tờ giấy nháp bị gió thổi bay của Cù Yến Đình.
Lâu thật lâu sau, Cù Yến Đình vùi đầu trên vai hắn, nhẹ giọng ngập ngừng: “Tại sao?”
Lục Văn yên lặng lắng nghe, kèm theo là tiếng tim đập thình thịch.
“Tôi trốn xuống cuối lớp lúc không ai để ý,” Cù Yến Đình chua chát hỏi: “Tại sao bàn trước chưa từng xuất hiện một người như cậu?”
Tác giả :
Bắc Nam