Diary In Grey Tower
Chương 25
Tôi nhớ rõ gương mặt thanh tú của Andemund trong ngọn lửa, yên bình như thể đang ngủ. Hình ảnh ấy cứ thế bám lấy tâm trí tôi, để rồi trở thành một cơn mơ dài bất tận. Tỉnh giấc, tôi thấy mình nằm trong quân y viện, Arnold ngồi bên cạnh giường hút thuốc.
Đã sang xuân nên trời ấm hơn nhiều. Anh ta chỉ mặc sơ-mi và khoác áo gi-lê bên ngoài, điếu thuốc kẹp giữa hai ngón tay, đầu quay về cửa sổ để phả khói. Trên bậu cửa sổ là một bồn hoa thủy tiên, cành lá khẽ lay lay trong gió.
Thấy tôi mở mắt, Arnold dụi tắt thuốc rồi cúi xuống cười với tôi: “Rất tiếc phải báo cho cậu, ngài Garcia không chết.”
“Lúc đó cậu liều mạng ôm rịt ổng, chết cũng không chịu buông ra làm tôi còn tưởng ổng hết cứu rồi chứ, đang mừng thầm…”
Tôi choàng tạm áo khoác rồi ngồi dậy nghe Arnold kể lại sự tình.
Lúc anh ta leo lên thang cứu hộ lửa đã gần như nuốt gọn khu vực của sổ. Anh ta lên trước, Peter theo sau, họ bịt mũi bằng khăn lông ướt để băng qua đám khói. Nghe nói khi ấy tôi đã nửa mê nửa tỉnh mà vẫn ôm chặt Andemund không chịu thả ra. Như Peter mặt lạnh nhận xét thì ấy là… ảnh không chết rồi cũng bị tôi ghì chết.
Truy ngược lại việc này cũng thực là may mắn. Ngày trước yêu nhau tôi và Andemund từng cùng chế ra rất nhiều loại mật mã, lắm cái giờ tôi cũng quên bẵng mất rồi. Thế nhưng lúc bị bịt mắt giải lên xe tôi đã kịp dùng máu từ vết thương đạn bắn ở chân để để lại ký hiệu trên vỏ xe jeep, chính là một trong những loại mã cũ ngày xưa. Giải ra chỉ có ba chữ: “quân áo đen”.
Andemund vẫn cảnh giác với cả vị hôn thê của mình, anh ấy luôn giám sát hành động của Lena.
Ám hiệu tôi để lại nhanh chóng lọt vào mắt đặc công, tin tức cứ thế truyền đến anh ấy.
Nhận được tin, anh ấy bắt đầu điều tra ngay lập tức.
Tôi không thể biết tường tận Andemund đã điều tra như thế nào, chỉ biết rốt cuộc anh ấy tìm được đến dinh thự của tướng Celman, rồi một trận đọ súng kịch liệt đã diễn ra ở đó.
Ông tướng bị trúng đạn chết trong phòng đọc sách lầu một.
Chuyện sau đó thì tôi đã chứng kiến cả.
Dinh thự của tướng Celman bị cháy tan hoang, tòa nhà chính nơi chúng tôi giằng co với Lena chỉ còn một bức tường chưa sập hẳn, tàn tích của những ô cửa mất kính rải rác khắp nơi. Thứ gì có thể cháy đều đã cháy, còn lại thì sụp đổ.
Thi thể của Lena được phát hiện với cỗ máy truyền tin “Mê” bị cháy méo mó bên cạnh. Cô ta hẳn đã chạy xuyên qua hành lang bị lửa chắn lối để lên lầu ba, rồi chết cháy trong đó.
Không ai biết trong giây phút cuối cùng của mình, Lena đã gửi tin tức gì, và cho ai.
Ít nhất đoạn tin đó chúng tôi không chặn được, hoặc giả có chặn được nhưng rồi nó lại bị lãng quên trong vô số mật mã không kịp giải hết, chúng tôi không thể biết.
Tôi bảo Arnold: “Cảm ơn anh.”
Một hồi lâu sau anh ta mới cười cười: “Alan, cậu đắm chìm với ngài Garcia mất rồi.”
Đến lượt tôi im lặng, chẳng biết phải nói gì.
“Ảnh nói ảnh yêu tôi.”
Arnold móc hộp thuốc trong túi áo, rút ra một cây, châm lửa hút phân nửa lại thả vào hộp. Đoạn đóng hộp thuốc lại, nhét vào áo.
Anh ta nhìn tôi, thái độ có chút phức tạp.
“Rốt cuộc dư luận đưa tin thế nào?”
“Tài liệu chứng minh việc phản quốc thì cháy gần hết rồi, nhưng họ phát hiện được cuốn nhật ký của tướng Celman trong phòng làm việc của ổng ở Whitehall, trong đó chép danh sách quân áo đen và một số thông tin liên quan đến gián điệp Đức. Đầu não chính phủ phản bội cỡ này thì Whitehall còn mặt mũi nào nữa, thế nên họ đâu có công khai ra. Báo Times dành hai trang đăng tin dinh thự tướng Celman bị hỏa hoạn, tướng quân và con gái ổng cùng thiệt mạng.”
Tôi phẩy phẩy tờ báo trên tay: “Nói vậy mà người ta tin hả?”
Arnold buông thõng hai tay: “Không tin cũng chẳng làm gì được, ngài Garcia cứng rắn với dư luận lắm.”
Thượng Đế phù hộ, chúng tôi đều còn sống.
Thương tích vì bị tra tấn không để lại di chứng gì nghiêm trọng, vấn đề là bắp chân bị trúng đạn của tôi không được cầm máu kịp thời. May là lúc cứu tôi ra khỏi ngọn lửa Arnold đã kịp sơ cứu khẩn cấp, bác sĩ nói nếu không nhờ vậy chân trái của tôi bỏ hẳn là chuyện nhỏ, để mất máu thêm chút nữa là tôi đi gặp Thượng Đế rồi.
“Alan, cậu không biết cậu chảy bao nhiêu máu đâu.” Arnold nhìn tôi: “Tôi vừa leo vào cửa sổ đã thấy cậu ngồi ôm Andemund giữa vũng máu lênh láng.”
Tôi ngơ ngác nói: “Lúc ấy chẳng cảm thấy gì cả.”
Andemund thì bụng trúng đạn, vết dao chém trên ngực chưa lành hẳn, vậy mà tỉnh lại được một tuần đã trở lại cục tình báo làm việc.
Phần lớn quân áo đen đột nhiên bị bắt.
Kể từ nay tổ chức Quốc xã không còn lộ diện trên nước Anh nữa.
Tôi đoán đây là một kế hoạch hành động được thai nghén từ rất lâu rồi, còn tôi chẳng qua chỉ tình cờ tham dự vào mắt xích cuối cùng mà thôi. Nhưng rất nhiều việc đến giờ tôi vẫn nghĩ không ra, ai sẽ cho người bí mật giám sát vị hôn thê của mình chứ? Tại sao chỉ trong thời gian ngắn như vậy họ đã kịp tập trung bao vây dinh thự tướng Celman? Ai cho Andemund quyền qua mặt Whitehall để nổ súng trấn áp quân địch ngay lúc đó?
Cứ như thể ngay từ đầu cục tình báo đã biết màn kịch này sẽ diễn ra, họ chỉ đang chờ đợi một thời cơ thích đáng.
Mà điều càng khiến tôi ngờ vực hơn là, ngày ấy Andemund bị thẩm tra cách ly là vì C không tín nhiệm anh ấy, hay chính anh ấy đã đưa ra yêu cầu đó?
Giống như tôi vẫn nói rằng tôi chưa bao giờ thực sự hiểu anh ấy nghĩ gì.
Chân bị bó bột, tôi chẳng di chuyển được, lại còn được yêu cầu phải năm trên giường ba tháng, mỗi ngày chỉ mỗi việc dạy toán cho em họ Arnold. Arnold viện cớ phải giám sát tiến trình học hành của thằng nhỏ hư đốn nên cứ rảnh là mò mặt đến phòng bệnh của tôi, rồi ung dung ngồi lì lại tán phét.
Hầu hết thời gian anh ta đều có vẻ rất khoái trá, mắt đeo kính gọng vàng, miệng cười tủm tỉm rất ra dáng một học giả.
Ngày 9 tháng 4, Hitler phát động chiến dịch “Tia chớp trắng”, đánh chiếm Đan Mạch và Na Uy.
Ngày 10 tháng 5, Đức tiến hành “Kế hoạch Manstein”, đổ quân qua chiến tuyến Maginot xâm lược Bỉ, Hà Lan, Luxembourg và Pháp.
Ngày 15 tháng 5, Hà Lan đầu hàng.
Ngày 10 tháng 5, thủ tướng Chamberlain từ chức, Churchill lên cầm quyền.
Cả nước Anh lắng tai nghe đài phát thanh:
“Trước mắt chúng ta là một thử thách nặng nề nhất. Trước mắt chúng ta là nhiều, rất nhiều tháng trường đấu tranh và khổ ải.”
“Các ngài hỏi: chính sách của chúng ta là gì, tôi trả lời chính sách của chúng ta là phát động chiến tranh, trên đất liền, trên biển và trên không. Cuộc chiến với tất cả sức mạnh Thượng Đế ban cho chúng ta, một cuộc chiến chống lại chế độ tàn ác, bạo ngược chưa từng có trong những trang tăm tối thương tâm nhất của lịch sử tội ác loài người.” (*)
Từ đó, chính sách mở rộng hòa bình Châu Âu kết thúc, chiến tranh chính thức bắt đầu.
Tháng này nước Anh bắt đầu xây dựng đội tự vệ quốc dân, mục đích là để tăng cường lực lượng phòng vệ nội địa. Các cuộc diễn tập diễn ra bất cứ lúc nào trên đường phố London, trẻ con phải học cách dùng mặt nạ chống độc… người ta nói vũ khí của quân Quốc xã chứa cả khí độc hại thần kinh.
Rốt cuộc tôi nằm trên giường hai tháng.
Ngày 13 tháng 5, Peter tới tìm tôi, đưa cho tôi ít giấy tờ từ Andemund.
Anh chàng sĩ quan phụ tá với cặp mắt màu lam lạnh lùng và gương mặt lầm lì như đá. Anh ta vừa vào đứng cạnh đầu giường tôi là hội mấy em y tá xinh như mộng lập tức tự giác bốc hơi.
“Alan.”
“Ờ?”
“Cậu đọc báo rồi chứ.”
“Tôi xem Times thôi.”
Anh ta ngừng lại một chút, như là đang do dự.
“Ngài Garcia đã trấn áp dư luận… nếu… tôi muốn nói nếu toàn bộ sự việc này là một cái bẫy, cũng không có nghĩa là ngài ấy có thể tính toán được chi li từng bước của nó. Ngài ấy thực sự không ngờ cậu sẽ thành con tin. Khi ngài ấy cương quyết một mình xông vào tòa nhà đang cháy để cứu cậu, thành thật mà nói tôi cho rằng đó là hành động nôn nóng và ngu xuẩn, là lựa chọn tồi tệ nhất trong lúc đó… nhưng đó là cách tốt nhất để đảm bảo Lena không giết cậu. Alan, hy vọng cậu hiểu ngài ấy.”
Tôi gật đầu.
Trời London tháng năm xanh thăm thẳm, có một đàn bồ câu mải miết liệng vòng.
Tôi giở tờ giấy Andemund gửi ra, là một bản sao thư Whitehall gửi cho cục tình báo.
C thân mến,
Mong ngài nhất định hoàn thành máy giải mã “Mê” vào cuối tháng 6, hoặc cung cấp tốc độ giải mã tương đương.
Winston Churchill
Dưới đoạn thư là một dòng chữ viết ngoáy khác.
Hãy chuyển cho Alan Castor, học viện mật mã Chính phủ MI-6. (C)
Hôm sau ngày Andemund gửi tôi bản sao lá thư đó, tôi trở lại trang trại Plymton.
Người đẹp trợ lý Annie của Andemund tới đón tôi, kiểm tra mọi đồ vật tùy thân tôi định xách theo. Chân tôi vẫn bó bột, phải chống cây can Arnold mang đến để trợn mắt trợn mũi cố leo lên chiếc xe cục tình báo phái đến. Arnold khoanh tay đứng cạnh chế giễu tôi. Anh ta mặc quân phục màu xanh sẫm, coi bộ khá là cao ráo đàng hoàng, cặp kính lóa lóa dưới ánh nắng chiều che giấu biểu cảm trên gương mặt. Tôi ngồi vào ghế phụ lái, tự dưng anh ta bước lại gần, gõ gõ cửa kính xe.
Tôi ấn cửa trượt xuống.
Anh ta liền vịn luôn ô cửa: “Bé Alan nè, coi bộ hăng hái quá nha!”
“Biến đi, đang đau chân gần chết đây.”
“Cậu hí hửng vì sắp được gặp lại Andemund Garcia chứ gì.”
Tôi sững người.
Thiếu chút nữa tôi quên mất Arnold vốn là bác sĩ tâm lý. Anh ta có thể nhìn thấu qua hàng lớp tâm sự phức tạp để mọi ra bản chất vấn đề. Sự thực là tôi mong đợi được gặp lại Andemund.
Anh ấy nói anh ấy yêu tôi.
Mặc kệ lúc ấy xảy ra chuyện gì, đến cuối cùng tôi chỉ nhớ những lời anh ấy nói với tôi trong biển lửa.
Dường như chúng đã theo ngọn lửa lạc vào tận nơi sâu thẳm nhất của linh hồn tôi.
“Anh đã hy vọng biết bao… rằng em vẫn là cậu thiếu niên Cambridge vô tư ngày ấy.”
“Alan, anh yêu em.”
“Kiên cường lên, rồi em sẽ sống.”
Tôi không nói được gì, Arnold lại vỗ vai tôi.
“Bé Alan ơi, xem ra vụ hẹn hò của chúng ta không tiếp tục được nữa rồi. Trông thấy cậu ôm ổng trong biển lửa tôi đã biết khỏi cần cố nữa. Cậu chìm sâu quá rồi.”
Tôi nghĩ nghĩ một lát: “Tôi cũng biết vậy.”
Không hiểu vì sao tôi thấy anh ta như có vẻ khổ sở.
Arnold trầm mặc mất một lát: “Shit, rốt cuộc cũng được tán gái.”
“Cảm ơn anh.”
“Tôi nghe chán rồi.” anh ta vọt miệng đáp.
“Có gì tôi giúp được anh, nhất định phải nói tôi biết đấy…”
Đột nhiên tôi nhớ ra: “Đồng hồ! Anh bảo lời hẹn của chúng ta kết thúc anh sẽ cho tôi cái đồng hồ quả quýt của anh? Vụ ám thị tâm lý đó đó…”
Annie mở cánh cửa cạnh ghế lái để lên xe, Arnold lập tức quay lưng bỏ đi.
Anh ta phẩy tay thật mạnh, để lại một bóng lưng rất chi hào phóng.
Chỉ là anh ta không chịu cho tôi cái đồng hồ quả quýt như đã hẹn.
Đã sang xuân nên trời ấm hơn nhiều. Anh ta chỉ mặc sơ-mi và khoác áo gi-lê bên ngoài, điếu thuốc kẹp giữa hai ngón tay, đầu quay về cửa sổ để phả khói. Trên bậu cửa sổ là một bồn hoa thủy tiên, cành lá khẽ lay lay trong gió.
Thấy tôi mở mắt, Arnold dụi tắt thuốc rồi cúi xuống cười với tôi: “Rất tiếc phải báo cho cậu, ngài Garcia không chết.”
“Lúc đó cậu liều mạng ôm rịt ổng, chết cũng không chịu buông ra làm tôi còn tưởng ổng hết cứu rồi chứ, đang mừng thầm…”
Tôi choàng tạm áo khoác rồi ngồi dậy nghe Arnold kể lại sự tình.
Lúc anh ta leo lên thang cứu hộ lửa đã gần như nuốt gọn khu vực của sổ. Anh ta lên trước, Peter theo sau, họ bịt mũi bằng khăn lông ướt để băng qua đám khói. Nghe nói khi ấy tôi đã nửa mê nửa tỉnh mà vẫn ôm chặt Andemund không chịu thả ra. Như Peter mặt lạnh nhận xét thì ấy là… ảnh không chết rồi cũng bị tôi ghì chết.
Truy ngược lại việc này cũng thực là may mắn. Ngày trước yêu nhau tôi và Andemund từng cùng chế ra rất nhiều loại mật mã, lắm cái giờ tôi cũng quên bẵng mất rồi. Thế nhưng lúc bị bịt mắt giải lên xe tôi đã kịp dùng máu từ vết thương đạn bắn ở chân để để lại ký hiệu trên vỏ xe jeep, chính là một trong những loại mã cũ ngày xưa. Giải ra chỉ có ba chữ: “quân áo đen”.
Andemund vẫn cảnh giác với cả vị hôn thê của mình, anh ấy luôn giám sát hành động của Lena.
Ám hiệu tôi để lại nhanh chóng lọt vào mắt đặc công, tin tức cứ thế truyền đến anh ấy.
Nhận được tin, anh ấy bắt đầu điều tra ngay lập tức.
Tôi không thể biết tường tận Andemund đã điều tra như thế nào, chỉ biết rốt cuộc anh ấy tìm được đến dinh thự của tướng Celman, rồi một trận đọ súng kịch liệt đã diễn ra ở đó.
Ông tướng bị trúng đạn chết trong phòng đọc sách lầu một.
Chuyện sau đó thì tôi đã chứng kiến cả.
Dinh thự của tướng Celman bị cháy tan hoang, tòa nhà chính nơi chúng tôi giằng co với Lena chỉ còn một bức tường chưa sập hẳn, tàn tích của những ô cửa mất kính rải rác khắp nơi. Thứ gì có thể cháy đều đã cháy, còn lại thì sụp đổ.
Thi thể của Lena được phát hiện với cỗ máy truyền tin “Mê” bị cháy méo mó bên cạnh. Cô ta hẳn đã chạy xuyên qua hành lang bị lửa chắn lối để lên lầu ba, rồi chết cháy trong đó.
Không ai biết trong giây phút cuối cùng của mình, Lena đã gửi tin tức gì, và cho ai.
Ít nhất đoạn tin đó chúng tôi không chặn được, hoặc giả có chặn được nhưng rồi nó lại bị lãng quên trong vô số mật mã không kịp giải hết, chúng tôi không thể biết.
Tôi bảo Arnold: “Cảm ơn anh.”
Một hồi lâu sau anh ta mới cười cười: “Alan, cậu đắm chìm với ngài Garcia mất rồi.”
Đến lượt tôi im lặng, chẳng biết phải nói gì.
“Ảnh nói ảnh yêu tôi.”
Arnold móc hộp thuốc trong túi áo, rút ra một cây, châm lửa hút phân nửa lại thả vào hộp. Đoạn đóng hộp thuốc lại, nhét vào áo.
Anh ta nhìn tôi, thái độ có chút phức tạp.
“Rốt cuộc dư luận đưa tin thế nào?”
“Tài liệu chứng minh việc phản quốc thì cháy gần hết rồi, nhưng họ phát hiện được cuốn nhật ký của tướng Celman trong phòng làm việc của ổng ở Whitehall, trong đó chép danh sách quân áo đen và một số thông tin liên quan đến gián điệp Đức. Đầu não chính phủ phản bội cỡ này thì Whitehall còn mặt mũi nào nữa, thế nên họ đâu có công khai ra. Báo Times dành hai trang đăng tin dinh thự tướng Celman bị hỏa hoạn, tướng quân và con gái ổng cùng thiệt mạng.”
Tôi phẩy phẩy tờ báo trên tay: “Nói vậy mà người ta tin hả?”
Arnold buông thõng hai tay: “Không tin cũng chẳng làm gì được, ngài Garcia cứng rắn với dư luận lắm.”
Thượng Đế phù hộ, chúng tôi đều còn sống.
Thương tích vì bị tra tấn không để lại di chứng gì nghiêm trọng, vấn đề là bắp chân bị trúng đạn của tôi không được cầm máu kịp thời. May là lúc cứu tôi ra khỏi ngọn lửa Arnold đã kịp sơ cứu khẩn cấp, bác sĩ nói nếu không nhờ vậy chân trái của tôi bỏ hẳn là chuyện nhỏ, để mất máu thêm chút nữa là tôi đi gặp Thượng Đế rồi.
“Alan, cậu không biết cậu chảy bao nhiêu máu đâu.” Arnold nhìn tôi: “Tôi vừa leo vào cửa sổ đã thấy cậu ngồi ôm Andemund giữa vũng máu lênh láng.”
Tôi ngơ ngác nói: “Lúc ấy chẳng cảm thấy gì cả.”
Andemund thì bụng trúng đạn, vết dao chém trên ngực chưa lành hẳn, vậy mà tỉnh lại được một tuần đã trở lại cục tình báo làm việc.
Phần lớn quân áo đen đột nhiên bị bắt.
Kể từ nay tổ chức Quốc xã không còn lộ diện trên nước Anh nữa.
Tôi đoán đây là một kế hoạch hành động được thai nghén từ rất lâu rồi, còn tôi chẳng qua chỉ tình cờ tham dự vào mắt xích cuối cùng mà thôi. Nhưng rất nhiều việc đến giờ tôi vẫn nghĩ không ra, ai sẽ cho người bí mật giám sát vị hôn thê của mình chứ? Tại sao chỉ trong thời gian ngắn như vậy họ đã kịp tập trung bao vây dinh thự tướng Celman? Ai cho Andemund quyền qua mặt Whitehall để nổ súng trấn áp quân địch ngay lúc đó?
Cứ như thể ngay từ đầu cục tình báo đã biết màn kịch này sẽ diễn ra, họ chỉ đang chờ đợi một thời cơ thích đáng.
Mà điều càng khiến tôi ngờ vực hơn là, ngày ấy Andemund bị thẩm tra cách ly là vì C không tín nhiệm anh ấy, hay chính anh ấy đã đưa ra yêu cầu đó?
Giống như tôi vẫn nói rằng tôi chưa bao giờ thực sự hiểu anh ấy nghĩ gì.
Chân bị bó bột, tôi chẳng di chuyển được, lại còn được yêu cầu phải năm trên giường ba tháng, mỗi ngày chỉ mỗi việc dạy toán cho em họ Arnold. Arnold viện cớ phải giám sát tiến trình học hành của thằng nhỏ hư đốn nên cứ rảnh là mò mặt đến phòng bệnh của tôi, rồi ung dung ngồi lì lại tán phét.
Hầu hết thời gian anh ta đều có vẻ rất khoái trá, mắt đeo kính gọng vàng, miệng cười tủm tỉm rất ra dáng một học giả.
Ngày 9 tháng 4, Hitler phát động chiến dịch “Tia chớp trắng”, đánh chiếm Đan Mạch và Na Uy.
Ngày 10 tháng 5, Đức tiến hành “Kế hoạch Manstein”, đổ quân qua chiến tuyến Maginot xâm lược Bỉ, Hà Lan, Luxembourg và Pháp.
Ngày 15 tháng 5, Hà Lan đầu hàng.
Ngày 10 tháng 5, thủ tướng Chamberlain từ chức, Churchill lên cầm quyền.
Cả nước Anh lắng tai nghe đài phát thanh:
“Trước mắt chúng ta là một thử thách nặng nề nhất. Trước mắt chúng ta là nhiều, rất nhiều tháng trường đấu tranh và khổ ải.”
“Các ngài hỏi: chính sách của chúng ta là gì, tôi trả lời chính sách của chúng ta là phát động chiến tranh, trên đất liền, trên biển và trên không. Cuộc chiến với tất cả sức mạnh Thượng Đế ban cho chúng ta, một cuộc chiến chống lại chế độ tàn ác, bạo ngược chưa từng có trong những trang tăm tối thương tâm nhất của lịch sử tội ác loài người.” (*)
Từ đó, chính sách mở rộng hòa bình Châu Âu kết thúc, chiến tranh chính thức bắt đầu.
Tháng này nước Anh bắt đầu xây dựng đội tự vệ quốc dân, mục đích là để tăng cường lực lượng phòng vệ nội địa. Các cuộc diễn tập diễn ra bất cứ lúc nào trên đường phố London, trẻ con phải học cách dùng mặt nạ chống độc… người ta nói vũ khí của quân Quốc xã chứa cả khí độc hại thần kinh.
Rốt cuộc tôi nằm trên giường hai tháng.
Ngày 13 tháng 5, Peter tới tìm tôi, đưa cho tôi ít giấy tờ từ Andemund.
Anh chàng sĩ quan phụ tá với cặp mắt màu lam lạnh lùng và gương mặt lầm lì như đá. Anh ta vừa vào đứng cạnh đầu giường tôi là hội mấy em y tá xinh như mộng lập tức tự giác bốc hơi.
“Alan.”
“Ờ?”
“Cậu đọc báo rồi chứ.”
“Tôi xem Times thôi.”
Anh ta ngừng lại một chút, như là đang do dự.
“Ngài Garcia đã trấn áp dư luận… nếu… tôi muốn nói nếu toàn bộ sự việc này là một cái bẫy, cũng không có nghĩa là ngài ấy có thể tính toán được chi li từng bước của nó. Ngài ấy thực sự không ngờ cậu sẽ thành con tin. Khi ngài ấy cương quyết một mình xông vào tòa nhà đang cháy để cứu cậu, thành thật mà nói tôi cho rằng đó là hành động nôn nóng và ngu xuẩn, là lựa chọn tồi tệ nhất trong lúc đó… nhưng đó là cách tốt nhất để đảm bảo Lena không giết cậu. Alan, hy vọng cậu hiểu ngài ấy.”
Tôi gật đầu.
Trời London tháng năm xanh thăm thẳm, có một đàn bồ câu mải miết liệng vòng.
Tôi giở tờ giấy Andemund gửi ra, là một bản sao thư Whitehall gửi cho cục tình báo.
C thân mến,
Mong ngài nhất định hoàn thành máy giải mã “Mê” vào cuối tháng 6, hoặc cung cấp tốc độ giải mã tương đương.
Winston Churchill
Dưới đoạn thư là một dòng chữ viết ngoáy khác.
Hãy chuyển cho Alan Castor, học viện mật mã Chính phủ MI-6. (C)
Hôm sau ngày Andemund gửi tôi bản sao lá thư đó, tôi trở lại trang trại Plymton.
Người đẹp trợ lý Annie của Andemund tới đón tôi, kiểm tra mọi đồ vật tùy thân tôi định xách theo. Chân tôi vẫn bó bột, phải chống cây can Arnold mang đến để trợn mắt trợn mũi cố leo lên chiếc xe cục tình báo phái đến. Arnold khoanh tay đứng cạnh chế giễu tôi. Anh ta mặc quân phục màu xanh sẫm, coi bộ khá là cao ráo đàng hoàng, cặp kính lóa lóa dưới ánh nắng chiều che giấu biểu cảm trên gương mặt. Tôi ngồi vào ghế phụ lái, tự dưng anh ta bước lại gần, gõ gõ cửa kính xe.
Tôi ấn cửa trượt xuống.
Anh ta liền vịn luôn ô cửa: “Bé Alan nè, coi bộ hăng hái quá nha!”
“Biến đi, đang đau chân gần chết đây.”
“Cậu hí hửng vì sắp được gặp lại Andemund Garcia chứ gì.”
Tôi sững người.
Thiếu chút nữa tôi quên mất Arnold vốn là bác sĩ tâm lý. Anh ta có thể nhìn thấu qua hàng lớp tâm sự phức tạp để mọi ra bản chất vấn đề. Sự thực là tôi mong đợi được gặp lại Andemund.
Anh ấy nói anh ấy yêu tôi.
Mặc kệ lúc ấy xảy ra chuyện gì, đến cuối cùng tôi chỉ nhớ những lời anh ấy nói với tôi trong biển lửa.
Dường như chúng đã theo ngọn lửa lạc vào tận nơi sâu thẳm nhất của linh hồn tôi.
“Anh đã hy vọng biết bao… rằng em vẫn là cậu thiếu niên Cambridge vô tư ngày ấy.”
“Alan, anh yêu em.”
“Kiên cường lên, rồi em sẽ sống.”
Tôi không nói được gì, Arnold lại vỗ vai tôi.
“Bé Alan ơi, xem ra vụ hẹn hò của chúng ta không tiếp tục được nữa rồi. Trông thấy cậu ôm ổng trong biển lửa tôi đã biết khỏi cần cố nữa. Cậu chìm sâu quá rồi.”
Tôi nghĩ nghĩ một lát: “Tôi cũng biết vậy.”
Không hiểu vì sao tôi thấy anh ta như có vẻ khổ sở.
Arnold trầm mặc mất một lát: “Shit, rốt cuộc cũng được tán gái.”
“Cảm ơn anh.”
“Tôi nghe chán rồi.” anh ta vọt miệng đáp.
“Có gì tôi giúp được anh, nhất định phải nói tôi biết đấy…”
Đột nhiên tôi nhớ ra: “Đồng hồ! Anh bảo lời hẹn của chúng ta kết thúc anh sẽ cho tôi cái đồng hồ quả quýt của anh? Vụ ám thị tâm lý đó đó…”
Annie mở cánh cửa cạnh ghế lái để lên xe, Arnold lập tức quay lưng bỏ đi.
Anh ta phẩy tay thật mạnh, để lại một bóng lưng rất chi hào phóng.
Chỉ là anh ta không chịu cho tôi cái đồng hồ quả quýt như đã hẹn.
Tác giả :
Không Đăng Lưu Viễn