Đều Là Xuyên Việt Dựa Vào Cái Gì Ta Thành Phạm Nhân
Chương 3: Vì sao khẳng định hắn có tội
Ở Tô gia, tiền giấy đầy đất, tiếng khóc nghẹn ngào.
Cô nương Tô gia là con thứ nhì, trên còn có một ca ca là tiểu thương buôn bán nhỏ, giờ đang ở xa nên vẫn chưa biết tin dữ.
Phụ thân cô nương Tô gia mất sớm, mẫu thân và nàng sống nương tựa vào nhau, lão mẫu Tô gia qua một đêm đầu tóc bạc trắng, lúc này đang ngồi khóc trong phòng.
Lão mẫu đã khàn cả giọng, ôm mặt gào khan, hai mắt sưng húp không còn nước mắt để rơi, ai nhìn thấy cũng đau lòng.
Bà con lối xóm đều là người tốt bụng, giúp mời người nhập liệm, xử lý tang sự, an ủi lão mẫu Tô gia.
Ôi, trời cao không có mắt, thế gian này nào có đạo lý người đầu bạc tiễn kẻ đầu xanh chứ.
Lão mẫu Tô gia đang khóc thì ngoài cổng có người hô: "Huyện lệnh lão gia tới".
Lão mẫu Tô gia nghe xong thì không biết lấy sức lực ở đâu ra mà đứng vụt dậy, lảo đảo mấy bước nhào tới kêu khóc với Huyện lệnh lão gia vừa vào cửa: "Huyện lệnh lão gia! Tên súc sinh kia lúc nào mới chết!! Lúc nào chết a! Trả nữ nhi cho ta, cô nương của ta a!"
Huyện lệnh thở dài, trong lòng cũng có chút thương tâm, dìu lão mẫu Tô gia ngồi xuống ghế rồi trấn an: "Bà đừng nóng vội, đúng lúc có Hình bộ đại nhân đi ngang qua đây, chắc chắn sẽ trả lại công bằng cho cô nương nhà bà".
Người chung quanh đều nhao nhao nói quá tốt rồi.
Lão mẫu Tô gia gật đầu, một lát sau lại nức nở.
Huyện lệnh lão gia hỏi: "Đúng rồi, quan tài của cô nương đã đóng chưa?"
Lão mẫu Tô gia lắc đầu, bên cạnh có người lo tang lễ nói: "Cô nương đang trong phòng ngủ, vừa thay xong y phục mới, còn phải chải đầu và trang điểm thật đẹp để đi xa nữa".
Huyện lệnh lão gia vội vàng ra ngoài nói với Yến Thù đứng ở cổng: "Đại nhân, ta vừa hỏi rồi, quan tài vẫn chưa đóng, ngài mau đến xem sao?"
Yến Thù gật đầu rồi theo Huyện lệnh lão gia vào nhà.
Sau khi được lão mẫu Tô gia cho phép, Yến Thù cùng Huyện lệnh lão gia đi vào trong.
Nhị cô nương Tô gia mặc áo liệm trắng, lặng lẽ nằm trong quan tài bằng gỗ thông, trước quan tài đặt bài vị, bày biện nến và hương án, còn có mấy món ăn yêu thích của cô nương khi còn sống.
Trong phòng khói mù lượn lờ, chẳng những cay mắt mà còn ngạt thở.
Huyện lệnh lão gia cố kỵ không dám nhìn quan tài, lạy hai cái, trong lòng lẩm bẩm kiếp sau nhớ đầu thai vào gia đình tốt một chút, hắn vừa ngẩng đầu thì phát hiện Yến Thù không biết đã đứng cạnh quan tài từ lúc nào, sắc mặt lạnh nhạt, lẳng lặng nhìn cô nương trong quan tài.
Huyện lệnh lão gia bị dọa chân run lẩy bẩy, thầm nghĩ thượng cấp này quả là khác người, thế mà không kiêng kị chút nào.
Yến Thù đưa tay xua đi khói trắng mù mịt trước mắt, nhìn cô nương trong quan tài thật kỹ.
Mặc dù đã thay áo liệm sạch sẽ nhưng vẫn có thể thấy lờ mờ vết bầm tím trên cổ tay và cần cổ của cô nương, nhìn ra được là bị người khác bóp mạnh.
Yến Thù tập trung nhìn, phát hiện trên kẽ móng tay cô nương có chút huyết nhục sẫm màu, chắc là khi cô nương giãy dụa đã cào tên súc sinh kia bị thương.
Trên mặt cô nương che kín vải trắng, không thấy được khuôn mặt, tóc đen còn chưa buộc nên có chút tán loạn.
Yến Thù đột nhiên nhìn thấy gì đó, hơi cúi người xuống.
Lần này hắn đã thấy rõ ràng.
Ở trán bên trái của cô nương có vết thương, bên trong còn có chút cát li ti, hẳn là bị kẻ khác dùng gạch hoặc đá đập vào, vì bị khuất trong tóc nên hơi khó phát hiện.
Yến Thù đi đến bên cạnh Huyện lệnh, bình tĩnh gật đầu ra hiệu mình đã kiểm tra xong.
Sau đó hai người ra khỏi phòng từ biệt lão mẫu Tô gia.
Mặc dù Huyện lệnh lão gia không nói ra nhưng mọi người thấy dáng vẻ và khí chất bất phàm của Yến Thù thì biết ngay y chính là "thượng cấp" mà Huyện lệnh lão gia nhắc tới.
Lão mẫu Tô gia thấy hai người họ sắp đi thì bỗng nhiên đứng dậy chụp lấy tay áo Yến Thù, vừa giữ chặt vừa kêu khóc: "Đại nhân, ngài nhất định phải làm chủ cho cô nương nhà ta, cô nương nhà ta là người thiện tâm, không tin ngài có thể hỏi mọi người, mệnh của nàng thật khổ a đại nhân, ngài phải làm chủ a."
Yến Thù không kịp đề phòng bị lôi kéo, thân hình lảo đảo, áo trắng như sương bị lão mẫu Tô gia níu một cái lập tức dính bẩn.
Huyện lệnh lão gia bị dọa đến sắp trúng gió, run rẩy muốn xông tới ngăn cản thì thấy Yến Thù vẫn giữ nguyên thần sắc không chút dao động.
Vẻ mặt Yến Thù kiên định, trấn an nói: "Bà cứ yên tâm".
Lão mẫu Tô gia như được câu nói này an ủi, gào khóc buông Yến Thù ra.
Sau khi Huyện lệnh lão gia và Yến Thù rời khỏi Tô gia, Huyện lệnh lão gia vốn định gọi kiệu nhưng Yến Thù nói không cần, muốn đi bộ về.
Huyện lệnh lão gia bất đắc dĩ đành phải đi theo Yến Thù.
Hai người đi trên đường rải đá xanh, Huyện lệnh lão gia do dự mãi mới lên tiếng nhắc: "Đại nhân, tay áo ngài......"
Yến Thù liếc nhìn vết bẩn trên tay áo, hờ hững phủi nhẹ rồi lạnh nhạt nói: "Không sao, à phải rồi, phạm nhân sát hại cô nương là người phương nào?"
Huyện lệnh lão gia đáp: "Là một tên ngốc lúc trước lang thang ở đây, thường xuyên ngồi lì bên cạnh hậu viện Tô gia nhặt trái cây thừa trong hẻm nhỏ, cô nương Tô gia thiện tâm thấy hắn đáng thương nên cho hắn mấy bữa cơm, ai ngờ...... Ôi, nghiệp chướng a".
Yến Thù bỗng nhiên khựng lại, y quay đầu nhìn Huyện lệnh, mắt phượng nhắm lại, lạnh nhạt hỏi.
"Vì sao dám chắc hắn chính là kẻ phạm tội?"
Cô nương Tô gia là con thứ nhì, trên còn có một ca ca là tiểu thương buôn bán nhỏ, giờ đang ở xa nên vẫn chưa biết tin dữ.
Phụ thân cô nương Tô gia mất sớm, mẫu thân và nàng sống nương tựa vào nhau, lão mẫu Tô gia qua một đêm đầu tóc bạc trắng, lúc này đang ngồi khóc trong phòng.
Lão mẫu đã khàn cả giọng, ôm mặt gào khan, hai mắt sưng húp không còn nước mắt để rơi, ai nhìn thấy cũng đau lòng.
Bà con lối xóm đều là người tốt bụng, giúp mời người nhập liệm, xử lý tang sự, an ủi lão mẫu Tô gia.
Ôi, trời cao không có mắt, thế gian này nào có đạo lý người đầu bạc tiễn kẻ đầu xanh chứ.
Lão mẫu Tô gia đang khóc thì ngoài cổng có người hô: "Huyện lệnh lão gia tới".
Lão mẫu Tô gia nghe xong thì không biết lấy sức lực ở đâu ra mà đứng vụt dậy, lảo đảo mấy bước nhào tới kêu khóc với Huyện lệnh lão gia vừa vào cửa: "Huyện lệnh lão gia! Tên súc sinh kia lúc nào mới chết!! Lúc nào chết a! Trả nữ nhi cho ta, cô nương của ta a!"
Huyện lệnh thở dài, trong lòng cũng có chút thương tâm, dìu lão mẫu Tô gia ngồi xuống ghế rồi trấn an: "Bà đừng nóng vội, đúng lúc có Hình bộ đại nhân đi ngang qua đây, chắc chắn sẽ trả lại công bằng cho cô nương nhà bà".
Người chung quanh đều nhao nhao nói quá tốt rồi.
Lão mẫu Tô gia gật đầu, một lát sau lại nức nở.
Huyện lệnh lão gia hỏi: "Đúng rồi, quan tài của cô nương đã đóng chưa?"
Lão mẫu Tô gia lắc đầu, bên cạnh có người lo tang lễ nói: "Cô nương đang trong phòng ngủ, vừa thay xong y phục mới, còn phải chải đầu và trang điểm thật đẹp để đi xa nữa".
Huyện lệnh lão gia vội vàng ra ngoài nói với Yến Thù đứng ở cổng: "Đại nhân, ta vừa hỏi rồi, quan tài vẫn chưa đóng, ngài mau đến xem sao?"
Yến Thù gật đầu rồi theo Huyện lệnh lão gia vào nhà.
Sau khi được lão mẫu Tô gia cho phép, Yến Thù cùng Huyện lệnh lão gia đi vào trong.
Nhị cô nương Tô gia mặc áo liệm trắng, lặng lẽ nằm trong quan tài bằng gỗ thông, trước quan tài đặt bài vị, bày biện nến và hương án, còn có mấy món ăn yêu thích của cô nương khi còn sống.
Trong phòng khói mù lượn lờ, chẳng những cay mắt mà còn ngạt thở.
Huyện lệnh lão gia cố kỵ không dám nhìn quan tài, lạy hai cái, trong lòng lẩm bẩm kiếp sau nhớ đầu thai vào gia đình tốt một chút, hắn vừa ngẩng đầu thì phát hiện Yến Thù không biết đã đứng cạnh quan tài từ lúc nào, sắc mặt lạnh nhạt, lẳng lặng nhìn cô nương trong quan tài.
Huyện lệnh lão gia bị dọa chân run lẩy bẩy, thầm nghĩ thượng cấp này quả là khác người, thế mà không kiêng kị chút nào.
Yến Thù đưa tay xua đi khói trắng mù mịt trước mắt, nhìn cô nương trong quan tài thật kỹ.
Mặc dù đã thay áo liệm sạch sẽ nhưng vẫn có thể thấy lờ mờ vết bầm tím trên cổ tay và cần cổ của cô nương, nhìn ra được là bị người khác bóp mạnh.
Yến Thù tập trung nhìn, phát hiện trên kẽ móng tay cô nương có chút huyết nhục sẫm màu, chắc là khi cô nương giãy dụa đã cào tên súc sinh kia bị thương.
Trên mặt cô nương che kín vải trắng, không thấy được khuôn mặt, tóc đen còn chưa buộc nên có chút tán loạn.
Yến Thù đột nhiên nhìn thấy gì đó, hơi cúi người xuống.
Lần này hắn đã thấy rõ ràng.
Ở trán bên trái của cô nương có vết thương, bên trong còn có chút cát li ti, hẳn là bị kẻ khác dùng gạch hoặc đá đập vào, vì bị khuất trong tóc nên hơi khó phát hiện.
Yến Thù đi đến bên cạnh Huyện lệnh, bình tĩnh gật đầu ra hiệu mình đã kiểm tra xong.
Sau đó hai người ra khỏi phòng từ biệt lão mẫu Tô gia.
Mặc dù Huyện lệnh lão gia không nói ra nhưng mọi người thấy dáng vẻ và khí chất bất phàm của Yến Thù thì biết ngay y chính là "thượng cấp" mà Huyện lệnh lão gia nhắc tới.
Lão mẫu Tô gia thấy hai người họ sắp đi thì bỗng nhiên đứng dậy chụp lấy tay áo Yến Thù, vừa giữ chặt vừa kêu khóc: "Đại nhân, ngài nhất định phải làm chủ cho cô nương nhà ta, cô nương nhà ta là người thiện tâm, không tin ngài có thể hỏi mọi người, mệnh của nàng thật khổ a đại nhân, ngài phải làm chủ a."
Yến Thù không kịp đề phòng bị lôi kéo, thân hình lảo đảo, áo trắng như sương bị lão mẫu Tô gia níu một cái lập tức dính bẩn.
Huyện lệnh lão gia bị dọa đến sắp trúng gió, run rẩy muốn xông tới ngăn cản thì thấy Yến Thù vẫn giữ nguyên thần sắc không chút dao động.
Vẻ mặt Yến Thù kiên định, trấn an nói: "Bà cứ yên tâm".
Lão mẫu Tô gia như được câu nói này an ủi, gào khóc buông Yến Thù ra.
Sau khi Huyện lệnh lão gia và Yến Thù rời khỏi Tô gia, Huyện lệnh lão gia vốn định gọi kiệu nhưng Yến Thù nói không cần, muốn đi bộ về.
Huyện lệnh lão gia bất đắc dĩ đành phải đi theo Yến Thù.
Hai người đi trên đường rải đá xanh, Huyện lệnh lão gia do dự mãi mới lên tiếng nhắc: "Đại nhân, tay áo ngài......"
Yến Thù liếc nhìn vết bẩn trên tay áo, hờ hững phủi nhẹ rồi lạnh nhạt nói: "Không sao, à phải rồi, phạm nhân sát hại cô nương là người phương nào?"
Huyện lệnh lão gia đáp: "Là một tên ngốc lúc trước lang thang ở đây, thường xuyên ngồi lì bên cạnh hậu viện Tô gia nhặt trái cây thừa trong hẻm nhỏ, cô nương Tô gia thiện tâm thấy hắn đáng thương nên cho hắn mấy bữa cơm, ai ngờ...... Ôi, nghiệp chướng a".
Yến Thù bỗng nhiên khựng lại, y quay đầu nhìn Huyện lệnh, mắt phượng nhắm lại, lạnh nhạt hỏi.
"Vì sao dám chắc hắn chính là kẻ phạm tội?"
Tác giả :
Y Nùng Dĩ Nực