Dear Doctor (Quãng Đời Còn Lại Xin Chỉ Giáo Nhiều Hơn)
Chương 1: Điện thoại
Ngày 28 tháng 2 năm 2009
Vùi trong một bàn đầy sách vở tài liệu, tôi đang đau đầu tính toán tỉ lệ tăng lợi nhuận quyền mua cổ phiếu bỗng bàn rung bần bật. Phải lục tung đống giấy tờ tôi mới cứu được chiếc điện thoại nhỏ bé ra ngoài, là mẹ gọi đến.
"Có kết quả kiểm tra của ba mày rồi. Phải cắt hai phần ba dạ dày đấy."
Tôi dừng bút: "Giáo sư dạy luật kế toán của bọn con bị ung thư mà chỉ bỏ một phần hai, thầy Lâm loét dạ dày kiểu gì mà cắt những hai phần ba?" Tuy não tôi đã bị đống số má mài phẳng nhưng vẫn đủ nhạy cảm với những con số mới xuất hiện này.
"Thứ hai làm phẫu thuật. Mai mày về nhà trước, cần mang gì tý mẹ nhắn tin cho. Sáng thứ hai cơ quan ba có xe lên đây thì đi cùng luôn nhé."
Rồi trong tiếng "vâng" đầy ngập ngừng của tôi, mẹ cúp máy rất nhanh.
Khi ấy, tôi như bao sinh viên năm cuối đang làm luận văn tốt nghiệp, khoác áo lông, mắt căm phẫn, mặt thẫn thờ.
Thầy Lâm là ba tôi, giảng viên chính trị cấp cao, sở trường ngày đêm tăng ca, có tiền sử hai mươi lăm năm bệnh dạ dày, sang năm mới còn thêm bệnh chán ăn nên bị mẹ áp giải đến thành phố X kiểm tra dạ dày. Trong mấy lần liên lạc ngắt quãng trước đây, kết quả tôi được báo là loét dạ dày, còn thủng nữa.
Con người luôn có trực giác bản năng với tin xấu, ví dụ như bây giờ, "hai phần ba" thoắt biến thành cây kim gợi ra rất nhiều hành vi kỳ lạ của ba mẹ trong trí nhớ tôi.
Ngày 2 tháng 3 năm 2009
Khi xe dừng trước cửa bệnh viện ung bướu, tôi thấy đầu mình như bọc trong túi ni lông, khó chịu và ngột ngạt. Bảy năm trước, sau khi thi lên cấp ba, tôi từng được đưa đến đây – khi bà ngoại bị ung thư mũi họng giai đoạn cuối.
Chú ra đón tôi, khoác vai an ủi: "Tám giờ vào phòng giải phẫu. Mẹ cháu... muốn nói dối nhưng chú không đồng ý. Cháu cần được biết chuyện này. Khó chịu thì cứ khóc đi, nhưng lát nữa đừng để mẹ nhìn thấy nhé."
Tôi cúi đầu, quệt nhanh giọt nước mắt vừa rơi.
Hàng cuối cùng, khu vực chờ.
Tôi hắng giọng, đặt ba lô xuống: "Đồng chí, công tác giữ bí mật tốt lắm. Giấu tôi bao lâu rồi?" Tôi ngồi xuống, lấy bánh mì gối trong túi ra.
"Mày làm gì đấy?" Rõ ràng bà rất ngạc nhiên trước sự bình tĩnh của tôi.
"Con chưa ăn sáng xong." Thần kinh và tâm lí phải tôi luyện bao nhiêu lâu trong sóng gió cuộc đời mới được kiên cường và bình tĩnh như thế đấy, "Mẹ ăn không?"
Mẹ ngồi cạnh chăm chú quan sát biểu cảm của tôi: "Mày biết rồi à?"
"Nếu xe dừng trước cửa bộ công an thì may ra lừa thêm được lúc nữa."
Mẹ thở dài, mắt đỏ hoe.
Tôi đưa tay vuốt lưng bà: "Thầy Lâm nói thế nào ấy nhỉ? Đúng là tố chất tâm lý của đồng chí kém quá, mới thế thôi đã sợ rồi."
Mẹ quay đi: "Mày không biết chứ bụng ba mày bị mổ một đường dài như vậy, hẳn phải đau lắm."
Tôi xoè ra thanh sô cô la: "Mẹ sinh con cũng là sinh mổ cơ mà, bụng chẳng rạch một đường, giờ có sao đâu."
Chưa ăn xong hai lát bánh đã nghe thấy tiếng gọi: "Khoa ngoại dạ dày giường 39, Lâm XX." Tôi vội vàng chạy ra ngoài.
Xếp hàng trước cửa phòng phẫu thuật, một bác sĩ mặc đồ giải phẫu cầm khay inox: "Đây là bộ phận bị cắt bỏ."
Mẹ chạy theo nhìn vào trong khay, "a" một tiếng rồi nhắm mắt quay đi.
Tôi bước đến cẩn thận quan sát thứ trắng trắng hồng hồng to bằng bàn tay vừa cắt từ trong bụng thầy Lâm ra. Không hiểu sao thấy xót xa mà thân quen lạ, tôi đến gần, cúi xuống ngửi, không nồng nặc mùi máu tươi như trong tưởng tượng, chỉ có vị nhàn nhạt của dung dịch tiêu độc.
"Khối u nằm ở vị trí tương đối cao nên phải di chuyển vị trí cắt bỏ lên trên, dạ dày còn lại khoảng 20%."
Tôi gật gật đầu. Bác sĩ quay vào phòng.
Đó là lần đầu tiên tôi gặp Bác sĩ. Tha lỗi cho trí nhớ mơ hồ của tôi: Căn bản hôm ấy anh bịt kín mít.
Hơn mười hai giờ, thầy Lâm được đẩy về phòng bệnh, đang định nâng lên giường thì anh hộ lý chặn lại: "Để đàn ông làm, hai chị không nâng được đâu." Tôi với mẹ ngơ ngác nhìn nhau, ở đây chỉ có phụ nữ, chú bác có việc về hết cả rồi, lấy đâu ra đàn ông?
Anh ta nhìn chúng tôi, bất đắc dĩ nói: "Tôi giúp một tay, hai người tìm ai đấy nữa đi, thử con trai của bệnh nhân phòng bên xem." Tôi chẳng biết làm gì với anh hộ lý vừa cẩn thận vừa phiền toái này đành ra ngoài tìm cứu viện.
Đúng lúc ấy Bác sĩ vừa ra khỏi phòng giải phẫu, khẩu trang còn chưa cởi, định tắm rửa rồi ăn cơm thì đụng phải tôi đang ra ngoài, anh nhìn số phòng bệnh: "Giường 39, có chuyện gì thế?"
"Bác sĩ, phiền anh chút việc này được không?"
Theo lời Bác sĩ, nghiệt duyên của chúng tôi, bắt đầu từ giây phút đó.
................
Bác sĩ: Em nghĩ cái gì mà nhào xuống ngửi thế? Anh còn tưởng em định thò tay chọc nữa chứ.
(thực ra em cũng định vậy...)
Vùi trong một bàn đầy sách vở tài liệu, tôi đang đau đầu tính toán tỉ lệ tăng lợi nhuận quyền mua cổ phiếu bỗng bàn rung bần bật. Phải lục tung đống giấy tờ tôi mới cứu được chiếc điện thoại nhỏ bé ra ngoài, là mẹ gọi đến.
"Có kết quả kiểm tra của ba mày rồi. Phải cắt hai phần ba dạ dày đấy."
Tôi dừng bút: "Giáo sư dạy luật kế toán của bọn con bị ung thư mà chỉ bỏ một phần hai, thầy Lâm loét dạ dày kiểu gì mà cắt những hai phần ba?" Tuy não tôi đã bị đống số má mài phẳng nhưng vẫn đủ nhạy cảm với những con số mới xuất hiện này.
"Thứ hai làm phẫu thuật. Mai mày về nhà trước, cần mang gì tý mẹ nhắn tin cho. Sáng thứ hai cơ quan ba có xe lên đây thì đi cùng luôn nhé."
Rồi trong tiếng "vâng" đầy ngập ngừng của tôi, mẹ cúp máy rất nhanh.
Khi ấy, tôi như bao sinh viên năm cuối đang làm luận văn tốt nghiệp, khoác áo lông, mắt căm phẫn, mặt thẫn thờ.
Thầy Lâm là ba tôi, giảng viên chính trị cấp cao, sở trường ngày đêm tăng ca, có tiền sử hai mươi lăm năm bệnh dạ dày, sang năm mới còn thêm bệnh chán ăn nên bị mẹ áp giải đến thành phố X kiểm tra dạ dày. Trong mấy lần liên lạc ngắt quãng trước đây, kết quả tôi được báo là loét dạ dày, còn thủng nữa.
Con người luôn có trực giác bản năng với tin xấu, ví dụ như bây giờ, "hai phần ba" thoắt biến thành cây kim gợi ra rất nhiều hành vi kỳ lạ của ba mẹ trong trí nhớ tôi.
Ngày 2 tháng 3 năm 2009
Khi xe dừng trước cửa bệnh viện ung bướu, tôi thấy đầu mình như bọc trong túi ni lông, khó chịu và ngột ngạt. Bảy năm trước, sau khi thi lên cấp ba, tôi từng được đưa đến đây – khi bà ngoại bị ung thư mũi họng giai đoạn cuối.
Chú ra đón tôi, khoác vai an ủi: "Tám giờ vào phòng giải phẫu. Mẹ cháu... muốn nói dối nhưng chú không đồng ý. Cháu cần được biết chuyện này. Khó chịu thì cứ khóc đi, nhưng lát nữa đừng để mẹ nhìn thấy nhé."
Tôi cúi đầu, quệt nhanh giọt nước mắt vừa rơi.
Hàng cuối cùng, khu vực chờ.
Tôi hắng giọng, đặt ba lô xuống: "Đồng chí, công tác giữ bí mật tốt lắm. Giấu tôi bao lâu rồi?" Tôi ngồi xuống, lấy bánh mì gối trong túi ra.
"Mày làm gì đấy?" Rõ ràng bà rất ngạc nhiên trước sự bình tĩnh của tôi.
"Con chưa ăn sáng xong." Thần kinh và tâm lí phải tôi luyện bao nhiêu lâu trong sóng gió cuộc đời mới được kiên cường và bình tĩnh như thế đấy, "Mẹ ăn không?"
Mẹ ngồi cạnh chăm chú quan sát biểu cảm của tôi: "Mày biết rồi à?"
"Nếu xe dừng trước cửa bộ công an thì may ra lừa thêm được lúc nữa."
Mẹ thở dài, mắt đỏ hoe.
Tôi đưa tay vuốt lưng bà: "Thầy Lâm nói thế nào ấy nhỉ? Đúng là tố chất tâm lý của đồng chí kém quá, mới thế thôi đã sợ rồi."
Mẹ quay đi: "Mày không biết chứ bụng ba mày bị mổ một đường dài như vậy, hẳn phải đau lắm."
Tôi xoè ra thanh sô cô la: "Mẹ sinh con cũng là sinh mổ cơ mà, bụng chẳng rạch một đường, giờ có sao đâu."
Chưa ăn xong hai lát bánh đã nghe thấy tiếng gọi: "Khoa ngoại dạ dày giường 39, Lâm XX." Tôi vội vàng chạy ra ngoài.
Xếp hàng trước cửa phòng phẫu thuật, một bác sĩ mặc đồ giải phẫu cầm khay inox: "Đây là bộ phận bị cắt bỏ."
Mẹ chạy theo nhìn vào trong khay, "a" một tiếng rồi nhắm mắt quay đi.
Tôi bước đến cẩn thận quan sát thứ trắng trắng hồng hồng to bằng bàn tay vừa cắt từ trong bụng thầy Lâm ra. Không hiểu sao thấy xót xa mà thân quen lạ, tôi đến gần, cúi xuống ngửi, không nồng nặc mùi máu tươi như trong tưởng tượng, chỉ có vị nhàn nhạt của dung dịch tiêu độc.
"Khối u nằm ở vị trí tương đối cao nên phải di chuyển vị trí cắt bỏ lên trên, dạ dày còn lại khoảng 20%."
Tôi gật gật đầu. Bác sĩ quay vào phòng.
Đó là lần đầu tiên tôi gặp Bác sĩ. Tha lỗi cho trí nhớ mơ hồ của tôi: Căn bản hôm ấy anh bịt kín mít.
Hơn mười hai giờ, thầy Lâm được đẩy về phòng bệnh, đang định nâng lên giường thì anh hộ lý chặn lại: "Để đàn ông làm, hai chị không nâng được đâu." Tôi với mẹ ngơ ngác nhìn nhau, ở đây chỉ có phụ nữ, chú bác có việc về hết cả rồi, lấy đâu ra đàn ông?
Anh ta nhìn chúng tôi, bất đắc dĩ nói: "Tôi giúp một tay, hai người tìm ai đấy nữa đi, thử con trai của bệnh nhân phòng bên xem." Tôi chẳng biết làm gì với anh hộ lý vừa cẩn thận vừa phiền toái này đành ra ngoài tìm cứu viện.
Đúng lúc ấy Bác sĩ vừa ra khỏi phòng giải phẫu, khẩu trang còn chưa cởi, định tắm rửa rồi ăn cơm thì đụng phải tôi đang ra ngoài, anh nhìn số phòng bệnh: "Giường 39, có chuyện gì thế?"
"Bác sĩ, phiền anh chút việc này được không?"
Theo lời Bác sĩ, nghiệt duyên của chúng tôi, bắt đầu từ giây phút đó.
................
Bác sĩ: Em nghĩ cái gì mà nhào xuống ngửi thế? Anh còn tưởng em định thò tay chọc nữa chứ.
(thực ra em cũng định vậy...)
Tác giả :
Bách Lâm Thạch Tượng