Để Ta Đi Vào Giấc Mơ Của Nàng (Dư Ảnh Mộng)
Chương 19: Nào phải chốn về?
Trần Văn Dự đi như bay từ hoàng cung trở về phủ, tâm trạng hết sức bất bình. Sáng nay chàng lên triều trễ, sau đó bị hoàng huynh dẫnvàoNgự thư phòng chọc ghẹo một phen. Hai người vừa ngồi xuống ghế, Trần Văn Nghĩa đã nói: “Hoàng đệ xem đi, đệ cứ chối bay chối biến là không thích phụ nữ. Đến lúc đoàn tụ với giai nhân thì ngọt ngào đến sáng sớm chưa chịu thức dậy, đến nỗi trễ nãi việc lên triều!” Nói xong còn che miệng cười khẽ, khiến Trần Văn Dự tức điên lên. Chẳng lẽ chàng lại nói với hoàng huynh là chàng đến trễ vì bận tắm rửa cho sạch mùi máucủanàng kia lưu lại. Nghĩ tới chuyện “tới tháng” vô cùng xấu hổ kia, hai má chàng tự động đỏ lên, khiến cho hiểu lầmcủaTrần Văn Nghĩa càng ngày càng chất chồng không sao xoay chuyển được.
Trần Văn Nghĩa chợt cất đi vẻ tươi cười, nghiêm túc nói: “Hoàng đệ, hôn nhân là chuyện cả đời. Là trưởng bối, lẽ ra trẫm nên lo lắng chuyện lập phi cho đệ, nhưng mà đệ đã phản ứng quá mạnh mẽ, trẫm cũng không còn cách…” Sâu lắng than thở xong thì giọng điệucủahoàng đế dường như trở nên hào hứng: “Xét về địa vị, tài năng, dung mạo, hoàng đệ chỉ thua mỗi trẫm, nhưng cũng là đối tượng mà bao tiểu thư khuê các hướng tới. Trước đây đệ tuyên bố không lập phi, lại có trẫm đứng ra lo liệu nên các vị đại thần mới không dám ho he. Bây giờ ngay cả việc “ngăn binh chặn tướng” giúp đệ hoàng huynh cũng không dám can dựvàonữa… đệ hãy từ từ mà hưởng thụ cảm giác được săn đón đi.” Nói rồi, Trần Văn Nghĩa mỉm cười thật tươi, trên hàm răng trắng dường như còn đính thêm hàng chữ dát vàng: ‘Trẫm đang rất khoái trá, hoàng đệ, trẫm đang cười nhạo đệ đó…”
Trần Văn Dự vừa ra khỏi thư phòngcủahoàng đế đã cảm giác được ánh mắt nhiệt tìnhcủacác vị đại thần cùng cung nhân vô tình gặp phải trên đường. Trần Văn Nghĩa tin rằng hoàng đệcủamình sẽ phải đối phó với không biết bao nhiêu phiền toái, do sẽ có kẻ muốn đưa phụ nữvàophủcủachàng. Thế nhưng Trần Văn Dự chỉ cười lạnh. Trừ phi hoàng huynh cố ý ép buộc, há có đại thần nào dám đối phó với chàng sao?
Vừavàotới thư phòng, Trần Văn Dự đã đóng cửa, nhẹ giọng gọi tên kẻ trong bóng tối. Một cái bóng lặng lẽ quỳ xuống trước mặt chàng, chờ đợi chỉ thịcủachủ nhân. Trần Văn Dự hỏi: “Động tĩnhcủacác nước thế nào?” Kẻ đang quỳ cất giọng đều đều trả lời: “Chủ nhân, hoàng thất Lạc Chinh vừa xảy ra chút biến động. Thái tử bị té ngựa trong lúc đi sắn, tình hình nguy kịch, thế lựccủanhị hoàng tử và tứ hoàng tử rục rịnh chuẩn bị tranh đoạt.” “Phía bên hoàng hậu không có động tĩnh gì sao?” Người kia bèn gật đầu.
Trần Văn Dự im lặng một chút rồi hỏi tiếp:“Đã điều tra xong về Cửu Vĩ Sơn chưa?” Người áo đen cung kính đáp: “Chủ nhân, quả thật trước đây Lục thái y đưa Dư Ảnh cô nương lên sống tại Cửu Vĩ Sơn. Thỉnh thoảng hai người họ cũng xuống núi gặp gỡ và chữa bệnh cho người dân. Tuy nhiên Ám Đội bất tài, không tìm ra tung tíchcủaHoài Tịnh chân nhân cùng Cửu Vĩ Quancủaông ấy.” Chàng hỏi người kia thêm vài câu nữa, rồi khoác tay bảo hắn lui.
Trần Văn Dự ngồi đọc sách tới xế chiều, cảm thấy quá vô vị. Bèn xách theo Tiểu Lạc Tử đang ngủ gà ngủ gật băng qua con đường hoa hồng gai dẫn đến Tây Viện. Không hiểu vì sao, dù phủcủachàng là nơi ởcủahoàng thất được son thiếp vàng hết sức nguy nga, thế nhưng Trần Văn Dự lại cảm thấy khu vườn pha lẫn nét tinh tế và hoang dại này lại rất hợp với sở thíchcủamình. Phụ nữ hoàng thất ở đất nước chàng thích trồng mẫu đơn, thích trồng hoa cúc, người cá tính một chút thì trồng lan, nào có ai thích trồng hồng gai bao giờ? Cũng giống như con ngườicủaDư Ảnh, cách suy nghĩ cùng tài năngcủanàng đều không giống người thường. Chỉ riêng Dẫn Mộng Thuật cùng tài vẽ độc đáocủanàng đã khiến Dư Ảnh trở thành viên ngọc quý giá có một không hai. Nếu không có chàng giữ gìn, che chở, liệu viên ngọc ấy có giữ được vẹn nguyên? Cho đến thời gian gần đây, Trần Văn Dự vẫn cho rằng, chàng giữ nàng lại là vì quý trọng nhân tài. Thế nhưng càng ngày, chàng càng cảm thấy muốn được ở gần nàng, muốn nhìn thấy nàng, muốn theo nàngvàomộng cảnh. Chàng nhận ra mình đang ở ranh giới nguy hiểm, bởi không biết tự bao giờ hình bóng Dư Ảnh đã len lỏivàotrái tim chàng. Thế nhưng tuổicủanàng còn quá nhỏ, trong khi những điều chàng biết về Dư Ảnh lại không được gọi là nhiều.
Dư Ảnh nhẹ tay chấm vài nét cuối cùng lên bức tranh. Trong tranh, một cô gái áo xanh đang đứng sánh vai cùng chàng trai cao lớn, xinh đẹp. Cặp đôi này thoạt nhìn hơi chói mắt, nên nàng điểm cho họ một dòng suối trong mát, bên dưới có vài con cá xinh xinh đang tung tăng bơi lội. Đây có thể gọi là thủy mạch chăng? Nàng vừa gác bút, đã thấy Thường Vi nhẹ nhàng tiến tới, cất giọng trình thưa: “Tiểu thư, lúc nãy vương gia vừa ở đây.” Dư Ảnh ngạc nhiên hỏi: “Đã đi rồi sao?” Thường Vi khẽ đáp: “Đến ngắm tiểu thư ngắm tranh được một lát, sau đó có thái giám trong cung đến, nên đã đi rồi.”
Lúc Trần Văn Dự quay trở lại, Dư Ảnh đang dùng bữa tối. Chàng gọi người đem thêm bát đũa, tự nhiên ngồivàobàn ăn. Dư Ảnh thấy chàng không nói, cũng không tỏ vẻ nhiều lời. Hai người trầm lặng ăn tối, vốn dĩ đã quen thuộc với sự hiện diệncủanhau từ lâu. Được một lúc, chợt Trần Văn Dự gác đũa, cất giọng đều đều: “Dư Ảnh,tasắp đi xa một thời gian. Có lẽ một tháng sau mới trở về.” Trong đó đã giấu đi chút luyến tiếc không muốn rời xa.
Ngườitathường nói, kẻ cô đơn nhất thường là bậc đế vương. Lúc này, giữa chính điện nguy nga mà lạnh lẽo, Trần Văn Nghĩa ngồi thẫn thờ một lúc lâu giữa ánh nến lờ mờ, nhẹ giọng lẩm bẩm: “Nhớ năm trước dịp sinh nhậtcủahoàng hậu, đệ ấy còn cùng trẫm đi săn tới tối mịt mới về. Đệ ấy anh dũng tuấn tú, tài cưỡi ngựa lại giỏi như vậy, há có thể vì không cẩn thận mà rơi khỏi lưng ngựa sao?” Chàng vừa nói xong, một vị thái giám già nua, khuôn mặt trịnh trọng từ phía sau chầm chậm bước lại, nhẹ quỳ xuống hành lễ trước mặt chàng: “Kính mong hoàng thượng nén bớt đau thương. Lão nô biết người có tâm địa lương thiện, nhưng là người trong hoàng thất, chuyện mất mạng trong cơn tranh đoạt này người chẳng phải rất rõ hay sao?” Trần Văn Nghĩa khoác tay: “Lão Lạc, mau đứng dậy. Ở đâu thì trẫm không rõ, chứ ở Vân Triều trước giờ trẫm và hoàng đệ vẫn luôn yêu thương nâng đỡ nhau. Trước mắt chú ý phía hoàng hậu, sợ rằng nàng ấy đau lòng chuyện anh họ ở Lạc Chinh qua đời, sẽ ảnh hưởng tới thai nhi.” Lão thái giám Lạc Tĩnh nghe chàng nói vậy, khuôn mặt nhăn nheo vẫn như còn điều gì muốn nói nhưng lại nuốt về, lặng lẽ dập đầu đứng lên. Trần Văn Nghĩa chợt hỏi: “Hắc Vương Gia ngày mai khởi hành đến dự tang Lạc Chinh quốc, đã chuẩn bị xong rồi chứ?” Lão thái giám cung kính thưa: “Bẩm hoàng thượng, lịch trình ngày mai sẽ diễn ra như dự kiến.” Bấy giờ Trần Văn Nghĩa mới an tâm gật gật đầu, uể oải đứng dậy. Lạc Tĩnh trông theo cái bóng màu vàng nhạt chầm chậm bước ra khỏi điện, văng vẳng bên tai ông là tiếng ho nhè nhẹ cùng tiếng hát ngân nga u sầu.
Trần Văn Dự không có ở trong vương phủ, Dư Ảnh vẫn như thời gian trước nhốt mình trong khu vườn nhỏ, nấu ăn, vẽ tranh, chơi đùa cùng các nữ tỳ. Nàng dường như vẽ nhiều hơn trước, ít cười hơn trước, khiến Thường Ngọc và Thiệu Vi băn khoăn liệu đây là nỗi nhớ nhung? Buổi sáng thứ tư sau khi Trần Văn Dự rời đi, Ngọc Loan cô cô đến tìm Dư Ảnh. Bà hiền từ nắm lấy bàn tay nàng, nhẹ giọng nói: “Đứa trẻ, người đã vất vả nhiều rồi!” Dư Ảnh giấu đi chút bất ngờ nơi khóe mắt, cất giọng non nớt dịu dàng: “Ngọc Loan cô cô, người đến tìm Dư Ảnh có chuyện gì sao?” Lúc này dường như bà chợt nhận ra mình vô lễ, liền cung kính đáp: “Dư Ảnh chủ nhân, nô tỳ nhận lệnhcủahoàng hậu nương nương đưa ngườivàocung.”
Trần Văn Nghĩa chợt cất đi vẻ tươi cười, nghiêm túc nói: “Hoàng đệ, hôn nhân là chuyện cả đời. Là trưởng bối, lẽ ra trẫm nên lo lắng chuyện lập phi cho đệ, nhưng mà đệ đã phản ứng quá mạnh mẽ, trẫm cũng không còn cách…” Sâu lắng than thở xong thì giọng điệucủahoàng đế dường như trở nên hào hứng: “Xét về địa vị, tài năng, dung mạo, hoàng đệ chỉ thua mỗi trẫm, nhưng cũng là đối tượng mà bao tiểu thư khuê các hướng tới. Trước đây đệ tuyên bố không lập phi, lại có trẫm đứng ra lo liệu nên các vị đại thần mới không dám ho he. Bây giờ ngay cả việc “ngăn binh chặn tướng” giúp đệ hoàng huynh cũng không dám can dựvàonữa… đệ hãy từ từ mà hưởng thụ cảm giác được săn đón đi.” Nói rồi, Trần Văn Nghĩa mỉm cười thật tươi, trên hàm răng trắng dường như còn đính thêm hàng chữ dát vàng: ‘Trẫm đang rất khoái trá, hoàng đệ, trẫm đang cười nhạo đệ đó…”
Trần Văn Dự vừa ra khỏi thư phòngcủahoàng đế đã cảm giác được ánh mắt nhiệt tìnhcủacác vị đại thần cùng cung nhân vô tình gặp phải trên đường. Trần Văn Nghĩa tin rằng hoàng đệcủamình sẽ phải đối phó với không biết bao nhiêu phiền toái, do sẽ có kẻ muốn đưa phụ nữvàophủcủachàng. Thế nhưng Trần Văn Dự chỉ cười lạnh. Trừ phi hoàng huynh cố ý ép buộc, há có đại thần nào dám đối phó với chàng sao?
Vừavàotới thư phòng, Trần Văn Dự đã đóng cửa, nhẹ giọng gọi tên kẻ trong bóng tối. Một cái bóng lặng lẽ quỳ xuống trước mặt chàng, chờ đợi chỉ thịcủachủ nhân. Trần Văn Dự hỏi: “Động tĩnhcủacác nước thế nào?” Kẻ đang quỳ cất giọng đều đều trả lời: “Chủ nhân, hoàng thất Lạc Chinh vừa xảy ra chút biến động. Thái tử bị té ngựa trong lúc đi sắn, tình hình nguy kịch, thế lựccủanhị hoàng tử và tứ hoàng tử rục rịnh chuẩn bị tranh đoạt.” “Phía bên hoàng hậu không có động tĩnh gì sao?” Người kia bèn gật đầu.
Trần Văn Dự im lặng một chút rồi hỏi tiếp:“Đã điều tra xong về Cửu Vĩ Sơn chưa?” Người áo đen cung kính đáp: “Chủ nhân, quả thật trước đây Lục thái y đưa Dư Ảnh cô nương lên sống tại Cửu Vĩ Sơn. Thỉnh thoảng hai người họ cũng xuống núi gặp gỡ và chữa bệnh cho người dân. Tuy nhiên Ám Đội bất tài, không tìm ra tung tíchcủaHoài Tịnh chân nhân cùng Cửu Vĩ Quancủaông ấy.” Chàng hỏi người kia thêm vài câu nữa, rồi khoác tay bảo hắn lui.
Trần Văn Dự ngồi đọc sách tới xế chiều, cảm thấy quá vô vị. Bèn xách theo Tiểu Lạc Tử đang ngủ gà ngủ gật băng qua con đường hoa hồng gai dẫn đến Tây Viện. Không hiểu vì sao, dù phủcủachàng là nơi ởcủahoàng thất được son thiếp vàng hết sức nguy nga, thế nhưng Trần Văn Dự lại cảm thấy khu vườn pha lẫn nét tinh tế và hoang dại này lại rất hợp với sở thíchcủamình. Phụ nữ hoàng thất ở đất nước chàng thích trồng mẫu đơn, thích trồng hoa cúc, người cá tính một chút thì trồng lan, nào có ai thích trồng hồng gai bao giờ? Cũng giống như con ngườicủaDư Ảnh, cách suy nghĩ cùng tài năngcủanàng đều không giống người thường. Chỉ riêng Dẫn Mộng Thuật cùng tài vẽ độc đáocủanàng đã khiến Dư Ảnh trở thành viên ngọc quý giá có một không hai. Nếu không có chàng giữ gìn, che chở, liệu viên ngọc ấy có giữ được vẹn nguyên? Cho đến thời gian gần đây, Trần Văn Dự vẫn cho rằng, chàng giữ nàng lại là vì quý trọng nhân tài. Thế nhưng càng ngày, chàng càng cảm thấy muốn được ở gần nàng, muốn nhìn thấy nàng, muốn theo nàngvàomộng cảnh. Chàng nhận ra mình đang ở ranh giới nguy hiểm, bởi không biết tự bao giờ hình bóng Dư Ảnh đã len lỏivàotrái tim chàng. Thế nhưng tuổicủanàng còn quá nhỏ, trong khi những điều chàng biết về Dư Ảnh lại không được gọi là nhiều.
Dư Ảnh nhẹ tay chấm vài nét cuối cùng lên bức tranh. Trong tranh, một cô gái áo xanh đang đứng sánh vai cùng chàng trai cao lớn, xinh đẹp. Cặp đôi này thoạt nhìn hơi chói mắt, nên nàng điểm cho họ một dòng suối trong mát, bên dưới có vài con cá xinh xinh đang tung tăng bơi lội. Đây có thể gọi là thủy mạch chăng? Nàng vừa gác bút, đã thấy Thường Vi nhẹ nhàng tiến tới, cất giọng trình thưa: “Tiểu thư, lúc nãy vương gia vừa ở đây.” Dư Ảnh ngạc nhiên hỏi: “Đã đi rồi sao?” Thường Vi khẽ đáp: “Đến ngắm tiểu thư ngắm tranh được một lát, sau đó có thái giám trong cung đến, nên đã đi rồi.”
Lúc Trần Văn Dự quay trở lại, Dư Ảnh đang dùng bữa tối. Chàng gọi người đem thêm bát đũa, tự nhiên ngồivàobàn ăn. Dư Ảnh thấy chàng không nói, cũng không tỏ vẻ nhiều lời. Hai người trầm lặng ăn tối, vốn dĩ đã quen thuộc với sự hiện diệncủanhau từ lâu. Được một lúc, chợt Trần Văn Dự gác đũa, cất giọng đều đều: “Dư Ảnh,tasắp đi xa một thời gian. Có lẽ một tháng sau mới trở về.” Trong đó đã giấu đi chút luyến tiếc không muốn rời xa.
Ngườitathường nói, kẻ cô đơn nhất thường là bậc đế vương. Lúc này, giữa chính điện nguy nga mà lạnh lẽo, Trần Văn Nghĩa ngồi thẫn thờ một lúc lâu giữa ánh nến lờ mờ, nhẹ giọng lẩm bẩm: “Nhớ năm trước dịp sinh nhậtcủahoàng hậu, đệ ấy còn cùng trẫm đi săn tới tối mịt mới về. Đệ ấy anh dũng tuấn tú, tài cưỡi ngựa lại giỏi như vậy, há có thể vì không cẩn thận mà rơi khỏi lưng ngựa sao?” Chàng vừa nói xong, một vị thái giám già nua, khuôn mặt trịnh trọng từ phía sau chầm chậm bước lại, nhẹ quỳ xuống hành lễ trước mặt chàng: “Kính mong hoàng thượng nén bớt đau thương. Lão nô biết người có tâm địa lương thiện, nhưng là người trong hoàng thất, chuyện mất mạng trong cơn tranh đoạt này người chẳng phải rất rõ hay sao?” Trần Văn Nghĩa khoác tay: “Lão Lạc, mau đứng dậy. Ở đâu thì trẫm không rõ, chứ ở Vân Triều trước giờ trẫm và hoàng đệ vẫn luôn yêu thương nâng đỡ nhau. Trước mắt chú ý phía hoàng hậu, sợ rằng nàng ấy đau lòng chuyện anh họ ở Lạc Chinh qua đời, sẽ ảnh hưởng tới thai nhi.” Lão thái giám Lạc Tĩnh nghe chàng nói vậy, khuôn mặt nhăn nheo vẫn như còn điều gì muốn nói nhưng lại nuốt về, lặng lẽ dập đầu đứng lên. Trần Văn Nghĩa chợt hỏi: “Hắc Vương Gia ngày mai khởi hành đến dự tang Lạc Chinh quốc, đã chuẩn bị xong rồi chứ?” Lão thái giám cung kính thưa: “Bẩm hoàng thượng, lịch trình ngày mai sẽ diễn ra như dự kiến.” Bấy giờ Trần Văn Nghĩa mới an tâm gật gật đầu, uể oải đứng dậy. Lạc Tĩnh trông theo cái bóng màu vàng nhạt chầm chậm bước ra khỏi điện, văng vẳng bên tai ông là tiếng ho nhè nhẹ cùng tiếng hát ngân nga u sầu.
Trần Văn Dự không có ở trong vương phủ, Dư Ảnh vẫn như thời gian trước nhốt mình trong khu vườn nhỏ, nấu ăn, vẽ tranh, chơi đùa cùng các nữ tỳ. Nàng dường như vẽ nhiều hơn trước, ít cười hơn trước, khiến Thường Ngọc và Thiệu Vi băn khoăn liệu đây là nỗi nhớ nhung? Buổi sáng thứ tư sau khi Trần Văn Dự rời đi, Ngọc Loan cô cô đến tìm Dư Ảnh. Bà hiền từ nắm lấy bàn tay nàng, nhẹ giọng nói: “Đứa trẻ, người đã vất vả nhiều rồi!” Dư Ảnh giấu đi chút bất ngờ nơi khóe mắt, cất giọng non nớt dịu dàng: “Ngọc Loan cô cô, người đến tìm Dư Ảnh có chuyện gì sao?” Lúc này dường như bà chợt nhận ra mình vô lễ, liền cung kính đáp: “Dư Ảnh chủ nhân, nô tỳ nhận lệnhcủahoàng hậu nương nương đưa ngườivàocung.”
Tác giả :
Tuyết Tâm