Để Ta Đi Vào Giấc Mơ Của Nàng (Dư Ảnh Mộng)
Chương 13: Đường đến trấn thuận thanh
Trần Văn Dự vừa về tới kinh thành đã bị vị hoàng huynh quý hóa xoay cho túi bụi, sáng sớm thượng triều chưa nói, tan triều còn bị giữ lại giải quyết công vụ tới tối mịt mới được thả về. Chàng lại còn có chút bất bình, đối với vị hoàng huynh quý hóa kia lại càng làm mặt lạnh, cố tình không tỏ ra thân thiết như trước. Cứ như thế suốt ba tháng liền. Trần Văn Nghĩa cuối cùng không chịu nổi thái độ lạnh lùng xa cách của em trai như thế nữa, bèn triệu chàng vào Ngự thư phòng khuyên nhủ: “Hoàng huynh dạo này sức khỏe không được tốt nên mới phải nhọc lòng đệ, đệ còn giận dỗi ta không cho đệ thời gian đoàn viên với người đẹp ư?” Cục tức ban đầu của Trần Văn Dự bị nói sai lệch như thế thì càng dâng tới tận họng, chỉ hiềm nỗi người đứng trước mặt chàng lớn hơn về vai vế cả trong gia đình lẫn trong triều đình. Chàng hừ lạnh: “Đệ không giận vì huynh giao nhiều công vụ cho đệ! Đệ giận huynh xen vào việc riêng tư của đệ quá nhiều!” Trần Văn Nghĩa lúc này mới vỡ lẽ, vội vàng xua tay nói: “Thôi được, thôi được! Việc nhà của đệ thì đệ tự sắp xếp, hoàng huynh không xen vào nữa! Không xen vào nữa được chưa?” Trần Văn Dự lúc này mới tạm dằn cơn giận xuống, vẻ mặt hòa hoãn gật gật đầu. Chàng là người có thù tất báo, trong lĩnh vực thù dai thì lại ít ai sánh bằng. Ai làm phương hại đến chàng, chàng nhất định trả lại cho hắn gấp bội. Dĩ nhiên, người trong gia đình và người chàng thương yêu lại là ngoại lệ.
Trần Văn Dự hiếm khi rảnh rỗi, về tới phủ lại nổi hứng muốn đi dạo xung quanh. Đi một vòng, lại nhớ ra ở Tây Viện mấy tháng trước vừa dọn đến một người. Mấy tháng trời công việc bận rộn, đầu óc chàng toàn đặt vào quốc sự, thật sự suýt quên mất cả nàng ấy. Bây giờ bình tĩnh lại, chàng cũng có ý muốn lén nhìn xem người ở Tây Viện kia sống như thế nào. Tại sao lại là lén nhìn? Vì chàng còn giận dỗi nàng đấy! Rõ ràng trước kia chàng đã tỏ thái độ rõ ràng thế rồi, vậy mà mỗi lần nhìn thấy chàng, cô nàng kia vẫn cứ tròn mắt ngơ ngác như không có chuyện gì xảy ra. Mấy tháng qua nàng cũng không thèm đến gặp chàng xin lỗi hay hỏi thăm một tiếng, thật là vô tình, vô lương tâm, lạnh lùng quá quắt mà!
Trần Văn Dự lững thững đi về phía Tây Viện, chợt phát hiện nơi đây đã đổi khác rất nhiều so với lúc chưa có người vào ở. Hai bên lối đi lát đá trắng là tầng tầng lớp lớp các bụi hoa hồng gai đủ màu đỏ trắng vàng. Hoa hồng được trồng chưa lâu, nụ hoa chưa kịp nở rộ làm những ngọn gai xanh tua tủa càng thêm nổi bật, làm Trần Văn Dự có chút nổi da gà. Ban đêm tên say rượu nào loạng choạng lạc vào đây, té một cái chẳng phải là toàn thân nở hoa sao? Chàng đi vào sâu chút nữa, phát hiện cái hồ nhỏ đã được thả thêm vài đóa sen hồng duyên dáng, dưới làn nước trong xanh còn có đàn cá sặc sỡ đang lượn lờ. Ngoài ra hoa cỏ cũng trồng rải rác khắp nơi, từ mấy cây thảo dược lấp ló giữa mấy khe hở của hòn núi giả đến bụi hồng leo quấn quít quanh chiếc ghế xích đu, trông khu vườn vừa kỳ lạ vừa nhẹ nhàng thanh thoát như lấy ra từ trong tiên cảnh. Trần Văn Dự mải mê ngắm nhìn bày trí độc đáo xung quanh, đến nỗi quên mất phải tránh mặt chủ nhân hiện tại của nơi này.
Chợt có một tiếng cười trong trẻo như tiếng chuông cất lên, phía trước có vài tỳ nữ rôm rả xúm quanh một cô gái áo trắng đang ngồi quay lưng về phía Trần Văn Dự. Chàng chậm chậm tiến đến, mới thấy nàng ấy đang vẽ một bức tranh tiên nữ hái hoa. Giọng Thường Ngọc trầm trồ: “Tiểu thư, tiểu thư, người vẽ sống động cứ như tiên nữ thật. Bọn nô tỳ thán phục quá!” Chỉ nghe nàng kia vừa cười vừa nói: “Đâu có đâu có, tiên nữ tỷ tỷ mà ta nhìn thấy trong mơ còn đẹp hơn nhiều kìa!” Trần Văn Dự cất tiếng hừ lạnh, khiến đám đàn bà con gái giật mình quay lại, lục tục hành lễ. Dư Ảnh ngước mắt nhìn chàng trai mặc một bộ áo dài màu tím nhạt đang đứng giữa vườn hoa, dáng vẻ phong lưu mà thanh thoát, cầm lòng không đặng thốt lên: “Huynh có muốn ta vẽ cho huynh một bức tranh không?” Trần Văn Dự bực bội, không tỏ vẻ lạnh lùng nữa mà cốc đầu nàng một cái rõ đau, đanh giọng nói: “Muội còn đòi vẽ, vẽ, vẽ! Chẳng phải trong lòng muội ta là tên ác ma xấu xí gian manh, không đáng kể đến sao?” Dư Ảnh trợn tròn mắt nói: “Sao lại thế được? Trong lòng Dư Ảnh, Vương gia anh minh thần võ, bụng dạ bồ tát, là một nam nhi đầu đội trời chân đạp đất.” Trần Văn Dự nói: “Muội nói dối. Ta dẫn quân công chiếm hoàng cung Long Hà, biến muội thành công chúa mất nước. Muội dám nói chưa từng hận ta ư?” Dư Ảnh nghe chàng nói vậy thì giật mình, có chút không biết nói gì. Đây vốn là cái gai trong lòng Trần Văn Dự, cũng từng mang đến cho nàng cảm giác ăn ngủ không yên. Bây giờ chàng đã nói ra, nếu nàng trả lời không khéo còn có thể làm mối quan hệ vốn không mấy tốt đẹp của hai người chuyển biến xấu, Trần Văn Dự còn có thể đuổi nàng ra ngoài không chừng!
Dư Ảnh cúi đầu trong giây lát, nhưng lại lập tức ngẩng đầu nhìn Trần Văn Dự, trong mắt có ý cười: “Thật ra huynh đã hiểu sai về muội rồi, muội không quyến luyến với triều đại Long Hà như huynh nghĩ đâu.” Nàng chỉ chỉ lên vai mình, khẽ nói: “Vết thương trên lưng muội ngày trước cũng là do Thái tử gây ra. Huynh ấy trước lúc bỏ chạy, sợ muội thất thân trong chiến loạn nên muốn giết muội, cũng may thuốc trị thương bí truyền của Lục gia quá tốt nên muội mới thoát chết! Sau này muội nghĩ, Long Hà đã quá mục nát, vốn cũng không chống đỡ được bao lâu nữa. Vương gia, dù người đạp đổ nó không phải là huynh, cũng sẽ có người đến hủy hoại nó!” Ánh mắt Dư Ảnh trong sáng nhìn thẳng Trần Văn Dự, trong đó dường như còn có ánh nước đong đầy: “Nhưng may mắn đó là huynh, nếu không e rằng tất cả mọi người trong hoàng tộc Long Hà, trong đó có muội, đều không còn sống sót!” Trần Văn Dự chấn động trước lời nói của nàng, trái tim mềm hẳn đi. Nhưng chàng vẫn nghiêm mặt tỏ vẻ không hài lòng: “Rõ ràng muội mơ thấy ta trở thành nhân vật phản diện!” Nghe lời giận dỗi ấy, Dư Ảnh biết giây phút căng thẳng đã qua, bèn bẽn lẽn cười. Nàng nhớ lời khuyên nhủ của Thiệu Vi, nếu không lấy lòng Trần Văn Dự thì e là tự làm khó bản thân trong những ngày sắp tới. Nàng có cảm giác trở lại cái đêm công thành đầy ánh lửa hôm ấy, thầm hít một hơi, trái với lương tâm mà bước tới kéo kéo tay áo Trần Văn Dự, khẽ nói: “Trịnh huynh, Trịnh ca ca, Hắc vương gia ca ca, huynh nể tình Dư Ảnh còn nhỏ mà tha cho muội được không? Muội sai rồi, muội không nên sợ huynh, không nên mơ thấy huynh làm người xấu!”
Trần Văn Dự nghe thế thì lòng càng thêm mềm nhũn, có chút giật mình nhìn Dư Ảnh. Chỉ thấy trong ánh nắng pha chút đỏ của chiều tà, Dư Ảnh khoác bộ áo lụa trắng mềm mại, ánh mắt mông lung đầy vẻ lấy lòng như mèo con ăn vụng. Dường như nàng cao hơn mấy tháng trước, cơ thể gầy yếu bây giờ cũng có chút đầy đặn hơn. Chàng âm thầm chuyển ánh mắt, trong đầu liên tưởng đến thân hình trưởng thành của Dư Ảnh trong mộng cảnh. Chàng phải chờ đến bao giờ mới thấy cơ thể này trưởng thành đây?
Thấy Trần Văn Dự im lặng không nói, đang suy nghĩ nên lay chuyển chàng bằng cách nào thì chợt nghe tiếng “ùng ục” từ bụng chàng cất lên. Trần Văn Dự đỏ mặt, chợt nhớ ra từ lúc ở hoàng cung trở về mình chưa ăn miếng cơm nào. Dư Ảnh cũng không thấy gì đáng cười, nàng sai tỳ nữ mang đồ ăn vặt của mình lên cho chàng đối phó với cơn đói. Trần Văn Dự ngồi trên chiếc ghế đá trong vườn hoa, gắp một miếng há cảo thủy tinh thơm lừng cho vào miệng, chỉ hận không thể nuốt luôn đầu lưỡi. Dư Ảnh cười nói: “Muội rảnh rỗi nên nghiên cứu cách cho thảo dược vào trong món ăn, tạo nên vị lạ miệng mà lại tốt cho sức khỏe.” Trần Văn Dự gật gật đầu, ăn hết mấy dĩa bánh do Thiệu Vi đưa lên thì gác đũa, chợt như bâng quơ nói: “Ta có thói quen ăn no xong thì lại muốn đi ngủ. Muội hầu ta ngủ đi!” Các tỳ nữ đứng gần đó nghe xong thì hai má tự động đỏ lên, Thường Ngọc còn đưa mắt liếc Thiệu Vi đầy ẩn ý. Mí mắt Dư Ảnh giật giật. Có nàng chứng giám, câu nói như thế mà từ miệng người này cất ra thì sẽ trở nên cực kỳ, cực kỳ trong sáng đấy nhé.
***
Trấn Thuận Thanh đã non hai năm nay không có một giọt mưa, cây cối héo khô, đất cày nứt nẻ, tình cảnh vô cùng thống thiết. Trưởng trấn tên là Trần Dự Liên năm nay đã năm mươi bảy tuổi, lòng đau như cắt, thương cho dân trong trấn đói khổ, bèn tìm đến Vân Hòa chân nhân trên núi Thanh Thành gần đó để cầu thần linh rủ lòng thương. Trải qua vài lần thăm hỏi quà cáp, vị đạo sĩ kia cuối cùng cũng đồng ý xuống núi giúp dân giải hạn. Ngày giờ xuất sơn được thông báo tới Trần Dự Liên, mới mờ sáng tinh mơ ông đã ra đứng ở gốc cây hòe cổ thụ đầu trấn, mỏi mắt trông về hướng núi. Trời càng ngày càng sáng, ánh nắng cũng chói chang, nhưng Trần Dự Liên chẳng mảy may để ý. Ông đứng như pho tượng bất động dưới tán cây hòe, thỉnh thoảng còn có vài con chim nhỏ ghé vào tóc ông nghỉ ngơi.
Đến giữa buổi sáng, Trần Dự Liên vừa đưa tay quệt một chút mồ hôi đọng trên trán thì từ xa xa chợt vọng lại một âm thanh trong trẻo ngân nga, nghe như tiếng trẻ con đang cất tiếng hát non nớt ngọt ngào. Ông vừa dỏng tai lắng nghe vừa bước thêm về phía trước vài bước, chỉ một lát sau đã phát hiện ra hai bóng dáng một lớn một nhỏ đang chầm chậm bước về phía trấn Thuận Thanh. Người lớn tuổi hơn mặc bộ áo đạo sĩ màu thiên thanh, vóc dáng cao lớn nhưng hơi gầy, khuôn mặt sắc nét nhưng cũng toát lên đầy vẻ tiên phong đạo cốt. Đi hơi chếch phía sau ngài là một cô bé con chừng tám, chín tuổi, khuôn mặt phúng phính ửng hồng, mái tóc mai được tết thành hai búi lớn trông cực kỳ dễ thương. Cô bé mặc một bộ quần áo đỏ, trên chân mang chiếc lắc bạc, miệng không ngừng ngâm nga một điệu hát lạ tai, chốc chốc lại líu lo nói chuyện với đạo sĩ: “Sư phụ, sư phụ, còn đi bao xa nữa? Ảnh Ảnh mỏi chân quá!” Vị đạo sĩ thoạt nhìn chưa đầy bốn mươi tuổi quay sang cô nhóc, giọng nói trầm đục như hòa thêm tiếng cười dịu dàng: “Ảnh Ảnh mới đi có một chút mà đã mỏi chân rồi sao? Cũng sắp tới rồi.” Trần Dự Liên thấy hai thầy trò càng lúc càng đến gần, xúc động tiến lên nghênh đón.
Trần Văn Dự nhập mộng ngay tại thời khắc này.
Trần Văn Dự lần đầu tiên hiểu rõ cảm giác của con giun mới chui ra từ lòng đất, vừa tiếp xúc với ánh nắng mặt trời đã thấy mắt hoa lên, chàng phải chớp chớp mấy lần mới có thể nhìn thấy rõ ràng. Chỉ thấy xung quanh chàng đất đai vàng uộm, cát buị mịt mờ, vài cọng cỏ trồi lên được khỏi mặt đất nứt nẻ thì cũng đã héo khô. Ngay phía trước chàng có một người đàn ông lớn tuổi đang chạy tới, khuôn mặt đầy vẻ kích động. Người đó thi lễ nói: “Đạo trưởng, đạo trưởng, cuối cùng ngài cũng tới rồi!” Nói xong còn lấy tay chấm chấm nước mắt. Trần Văn Dự cúi đầu nhìn lại mình: trang phục thùng thình của đạo sĩ, thân thể không mấy cường tráng, dưới cằm hình như còn phất phơ vài cọng râu lưa thưa. Trần Văn Dự hít một hơi thật sâu, dáo dác nhìn xung quanh, miệng cất tiếng gọi lớn: “Dư Ảnh, Dư Ảnh?” Chợt có cảm giác tay áo mình giật giật, chàng vội nghiêng người nhìn xuống thì thấy một đôi mắt nâu to tròn, ươn ướt đang ngước nhìn mình: “Sư phụ, sư phụ, Ảnh Ảnh ở đây!” Chàng chọc chọc bím tóc tròn của cô bé con chỉ đứng trới thắt lưng mình, nghi hoặc hỏi: “Ảnh Ảnh? Muội là Dư Ảnh đó sao?” Đồng tử của cô bé chợt co rúc mạnh, cô bé chớp chớp mắt một lúc lâu, rồi cúi xuống nhìn bản thân, trình tự giống y như đúc những việc mà Trần Văn Dự đã làm.
Trần Dự Liên nhìn thấy động tác cùng biểu hiện kỳ lạ của hai thầy trò thì ngơ ngác nhìn qua nhìn lại giữa hai người, miệng há hốc vừa đủ để nuốt trọn một quả trứng. Chỉ thấy Vân Hòa chân nhân đột nhiên nắm lấy bàn tay nhỏ của tiểu đệ tử vẻ như xem xét, rồi nhíu mày lẩm bẩm: “Lúc nãy còn đứng qua ngực, bây giờ thì chỉ đứng tới eo. Nuôi muội hơn ba tháng trời, muội lại càng ngày càng thu nhỏ là như thế nào?”
Trần Văn Dự hiếm khi rảnh rỗi, về tới phủ lại nổi hứng muốn đi dạo xung quanh. Đi một vòng, lại nhớ ra ở Tây Viện mấy tháng trước vừa dọn đến một người. Mấy tháng trời công việc bận rộn, đầu óc chàng toàn đặt vào quốc sự, thật sự suýt quên mất cả nàng ấy. Bây giờ bình tĩnh lại, chàng cũng có ý muốn lén nhìn xem người ở Tây Viện kia sống như thế nào. Tại sao lại là lén nhìn? Vì chàng còn giận dỗi nàng đấy! Rõ ràng trước kia chàng đã tỏ thái độ rõ ràng thế rồi, vậy mà mỗi lần nhìn thấy chàng, cô nàng kia vẫn cứ tròn mắt ngơ ngác như không có chuyện gì xảy ra. Mấy tháng qua nàng cũng không thèm đến gặp chàng xin lỗi hay hỏi thăm một tiếng, thật là vô tình, vô lương tâm, lạnh lùng quá quắt mà!
Trần Văn Dự lững thững đi về phía Tây Viện, chợt phát hiện nơi đây đã đổi khác rất nhiều so với lúc chưa có người vào ở. Hai bên lối đi lát đá trắng là tầng tầng lớp lớp các bụi hoa hồng gai đủ màu đỏ trắng vàng. Hoa hồng được trồng chưa lâu, nụ hoa chưa kịp nở rộ làm những ngọn gai xanh tua tủa càng thêm nổi bật, làm Trần Văn Dự có chút nổi da gà. Ban đêm tên say rượu nào loạng choạng lạc vào đây, té một cái chẳng phải là toàn thân nở hoa sao? Chàng đi vào sâu chút nữa, phát hiện cái hồ nhỏ đã được thả thêm vài đóa sen hồng duyên dáng, dưới làn nước trong xanh còn có đàn cá sặc sỡ đang lượn lờ. Ngoài ra hoa cỏ cũng trồng rải rác khắp nơi, từ mấy cây thảo dược lấp ló giữa mấy khe hở của hòn núi giả đến bụi hồng leo quấn quít quanh chiếc ghế xích đu, trông khu vườn vừa kỳ lạ vừa nhẹ nhàng thanh thoát như lấy ra từ trong tiên cảnh. Trần Văn Dự mải mê ngắm nhìn bày trí độc đáo xung quanh, đến nỗi quên mất phải tránh mặt chủ nhân hiện tại của nơi này.
Chợt có một tiếng cười trong trẻo như tiếng chuông cất lên, phía trước có vài tỳ nữ rôm rả xúm quanh một cô gái áo trắng đang ngồi quay lưng về phía Trần Văn Dự. Chàng chậm chậm tiến đến, mới thấy nàng ấy đang vẽ một bức tranh tiên nữ hái hoa. Giọng Thường Ngọc trầm trồ: “Tiểu thư, tiểu thư, người vẽ sống động cứ như tiên nữ thật. Bọn nô tỳ thán phục quá!” Chỉ nghe nàng kia vừa cười vừa nói: “Đâu có đâu có, tiên nữ tỷ tỷ mà ta nhìn thấy trong mơ còn đẹp hơn nhiều kìa!” Trần Văn Dự cất tiếng hừ lạnh, khiến đám đàn bà con gái giật mình quay lại, lục tục hành lễ. Dư Ảnh ngước mắt nhìn chàng trai mặc một bộ áo dài màu tím nhạt đang đứng giữa vườn hoa, dáng vẻ phong lưu mà thanh thoát, cầm lòng không đặng thốt lên: “Huynh có muốn ta vẽ cho huynh một bức tranh không?” Trần Văn Dự bực bội, không tỏ vẻ lạnh lùng nữa mà cốc đầu nàng một cái rõ đau, đanh giọng nói: “Muội còn đòi vẽ, vẽ, vẽ! Chẳng phải trong lòng muội ta là tên ác ma xấu xí gian manh, không đáng kể đến sao?” Dư Ảnh trợn tròn mắt nói: “Sao lại thế được? Trong lòng Dư Ảnh, Vương gia anh minh thần võ, bụng dạ bồ tát, là một nam nhi đầu đội trời chân đạp đất.” Trần Văn Dự nói: “Muội nói dối. Ta dẫn quân công chiếm hoàng cung Long Hà, biến muội thành công chúa mất nước. Muội dám nói chưa từng hận ta ư?” Dư Ảnh nghe chàng nói vậy thì giật mình, có chút không biết nói gì. Đây vốn là cái gai trong lòng Trần Văn Dự, cũng từng mang đến cho nàng cảm giác ăn ngủ không yên. Bây giờ chàng đã nói ra, nếu nàng trả lời không khéo còn có thể làm mối quan hệ vốn không mấy tốt đẹp của hai người chuyển biến xấu, Trần Văn Dự còn có thể đuổi nàng ra ngoài không chừng!
Dư Ảnh cúi đầu trong giây lát, nhưng lại lập tức ngẩng đầu nhìn Trần Văn Dự, trong mắt có ý cười: “Thật ra huynh đã hiểu sai về muội rồi, muội không quyến luyến với triều đại Long Hà như huynh nghĩ đâu.” Nàng chỉ chỉ lên vai mình, khẽ nói: “Vết thương trên lưng muội ngày trước cũng là do Thái tử gây ra. Huynh ấy trước lúc bỏ chạy, sợ muội thất thân trong chiến loạn nên muốn giết muội, cũng may thuốc trị thương bí truyền của Lục gia quá tốt nên muội mới thoát chết! Sau này muội nghĩ, Long Hà đã quá mục nát, vốn cũng không chống đỡ được bao lâu nữa. Vương gia, dù người đạp đổ nó không phải là huynh, cũng sẽ có người đến hủy hoại nó!” Ánh mắt Dư Ảnh trong sáng nhìn thẳng Trần Văn Dự, trong đó dường như còn có ánh nước đong đầy: “Nhưng may mắn đó là huynh, nếu không e rằng tất cả mọi người trong hoàng tộc Long Hà, trong đó có muội, đều không còn sống sót!” Trần Văn Dự chấn động trước lời nói của nàng, trái tim mềm hẳn đi. Nhưng chàng vẫn nghiêm mặt tỏ vẻ không hài lòng: “Rõ ràng muội mơ thấy ta trở thành nhân vật phản diện!” Nghe lời giận dỗi ấy, Dư Ảnh biết giây phút căng thẳng đã qua, bèn bẽn lẽn cười. Nàng nhớ lời khuyên nhủ của Thiệu Vi, nếu không lấy lòng Trần Văn Dự thì e là tự làm khó bản thân trong những ngày sắp tới. Nàng có cảm giác trở lại cái đêm công thành đầy ánh lửa hôm ấy, thầm hít một hơi, trái với lương tâm mà bước tới kéo kéo tay áo Trần Văn Dự, khẽ nói: “Trịnh huynh, Trịnh ca ca, Hắc vương gia ca ca, huynh nể tình Dư Ảnh còn nhỏ mà tha cho muội được không? Muội sai rồi, muội không nên sợ huynh, không nên mơ thấy huynh làm người xấu!”
Trần Văn Dự nghe thế thì lòng càng thêm mềm nhũn, có chút giật mình nhìn Dư Ảnh. Chỉ thấy trong ánh nắng pha chút đỏ của chiều tà, Dư Ảnh khoác bộ áo lụa trắng mềm mại, ánh mắt mông lung đầy vẻ lấy lòng như mèo con ăn vụng. Dường như nàng cao hơn mấy tháng trước, cơ thể gầy yếu bây giờ cũng có chút đầy đặn hơn. Chàng âm thầm chuyển ánh mắt, trong đầu liên tưởng đến thân hình trưởng thành của Dư Ảnh trong mộng cảnh. Chàng phải chờ đến bao giờ mới thấy cơ thể này trưởng thành đây?
Thấy Trần Văn Dự im lặng không nói, đang suy nghĩ nên lay chuyển chàng bằng cách nào thì chợt nghe tiếng “ùng ục” từ bụng chàng cất lên. Trần Văn Dự đỏ mặt, chợt nhớ ra từ lúc ở hoàng cung trở về mình chưa ăn miếng cơm nào. Dư Ảnh cũng không thấy gì đáng cười, nàng sai tỳ nữ mang đồ ăn vặt của mình lên cho chàng đối phó với cơn đói. Trần Văn Dự ngồi trên chiếc ghế đá trong vườn hoa, gắp một miếng há cảo thủy tinh thơm lừng cho vào miệng, chỉ hận không thể nuốt luôn đầu lưỡi. Dư Ảnh cười nói: “Muội rảnh rỗi nên nghiên cứu cách cho thảo dược vào trong món ăn, tạo nên vị lạ miệng mà lại tốt cho sức khỏe.” Trần Văn Dự gật gật đầu, ăn hết mấy dĩa bánh do Thiệu Vi đưa lên thì gác đũa, chợt như bâng quơ nói: “Ta có thói quen ăn no xong thì lại muốn đi ngủ. Muội hầu ta ngủ đi!” Các tỳ nữ đứng gần đó nghe xong thì hai má tự động đỏ lên, Thường Ngọc còn đưa mắt liếc Thiệu Vi đầy ẩn ý. Mí mắt Dư Ảnh giật giật. Có nàng chứng giám, câu nói như thế mà từ miệng người này cất ra thì sẽ trở nên cực kỳ, cực kỳ trong sáng đấy nhé.
***
Trấn Thuận Thanh đã non hai năm nay không có một giọt mưa, cây cối héo khô, đất cày nứt nẻ, tình cảnh vô cùng thống thiết. Trưởng trấn tên là Trần Dự Liên năm nay đã năm mươi bảy tuổi, lòng đau như cắt, thương cho dân trong trấn đói khổ, bèn tìm đến Vân Hòa chân nhân trên núi Thanh Thành gần đó để cầu thần linh rủ lòng thương. Trải qua vài lần thăm hỏi quà cáp, vị đạo sĩ kia cuối cùng cũng đồng ý xuống núi giúp dân giải hạn. Ngày giờ xuất sơn được thông báo tới Trần Dự Liên, mới mờ sáng tinh mơ ông đã ra đứng ở gốc cây hòe cổ thụ đầu trấn, mỏi mắt trông về hướng núi. Trời càng ngày càng sáng, ánh nắng cũng chói chang, nhưng Trần Dự Liên chẳng mảy may để ý. Ông đứng như pho tượng bất động dưới tán cây hòe, thỉnh thoảng còn có vài con chim nhỏ ghé vào tóc ông nghỉ ngơi.
Đến giữa buổi sáng, Trần Dự Liên vừa đưa tay quệt một chút mồ hôi đọng trên trán thì từ xa xa chợt vọng lại một âm thanh trong trẻo ngân nga, nghe như tiếng trẻ con đang cất tiếng hát non nớt ngọt ngào. Ông vừa dỏng tai lắng nghe vừa bước thêm về phía trước vài bước, chỉ một lát sau đã phát hiện ra hai bóng dáng một lớn một nhỏ đang chầm chậm bước về phía trấn Thuận Thanh. Người lớn tuổi hơn mặc bộ áo đạo sĩ màu thiên thanh, vóc dáng cao lớn nhưng hơi gầy, khuôn mặt sắc nét nhưng cũng toát lên đầy vẻ tiên phong đạo cốt. Đi hơi chếch phía sau ngài là một cô bé con chừng tám, chín tuổi, khuôn mặt phúng phính ửng hồng, mái tóc mai được tết thành hai búi lớn trông cực kỳ dễ thương. Cô bé mặc một bộ quần áo đỏ, trên chân mang chiếc lắc bạc, miệng không ngừng ngâm nga một điệu hát lạ tai, chốc chốc lại líu lo nói chuyện với đạo sĩ: “Sư phụ, sư phụ, còn đi bao xa nữa? Ảnh Ảnh mỏi chân quá!” Vị đạo sĩ thoạt nhìn chưa đầy bốn mươi tuổi quay sang cô nhóc, giọng nói trầm đục như hòa thêm tiếng cười dịu dàng: “Ảnh Ảnh mới đi có một chút mà đã mỏi chân rồi sao? Cũng sắp tới rồi.” Trần Dự Liên thấy hai thầy trò càng lúc càng đến gần, xúc động tiến lên nghênh đón.
Trần Văn Dự nhập mộng ngay tại thời khắc này.
Trần Văn Dự lần đầu tiên hiểu rõ cảm giác của con giun mới chui ra từ lòng đất, vừa tiếp xúc với ánh nắng mặt trời đã thấy mắt hoa lên, chàng phải chớp chớp mấy lần mới có thể nhìn thấy rõ ràng. Chỉ thấy xung quanh chàng đất đai vàng uộm, cát buị mịt mờ, vài cọng cỏ trồi lên được khỏi mặt đất nứt nẻ thì cũng đã héo khô. Ngay phía trước chàng có một người đàn ông lớn tuổi đang chạy tới, khuôn mặt đầy vẻ kích động. Người đó thi lễ nói: “Đạo trưởng, đạo trưởng, cuối cùng ngài cũng tới rồi!” Nói xong còn lấy tay chấm chấm nước mắt. Trần Văn Dự cúi đầu nhìn lại mình: trang phục thùng thình của đạo sĩ, thân thể không mấy cường tráng, dưới cằm hình như còn phất phơ vài cọng râu lưa thưa. Trần Văn Dự hít một hơi thật sâu, dáo dác nhìn xung quanh, miệng cất tiếng gọi lớn: “Dư Ảnh, Dư Ảnh?” Chợt có cảm giác tay áo mình giật giật, chàng vội nghiêng người nhìn xuống thì thấy một đôi mắt nâu to tròn, ươn ướt đang ngước nhìn mình: “Sư phụ, sư phụ, Ảnh Ảnh ở đây!” Chàng chọc chọc bím tóc tròn của cô bé con chỉ đứng trới thắt lưng mình, nghi hoặc hỏi: “Ảnh Ảnh? Muội là Dư Ảnh đó sao?” Đồng tử của cô bé chợt co rúc mạnh, cô bé chớp chớp mắt một lúc lâu, rồi cúi xuống nhìn bản thân, trình tự giống y như đúc những việc mà Trần Văn Dự đã làm.
Trần Dự Liên nhìn thấy động tác cùng biểu hiện kỳ lạ của hai thầy trò thì ngơ ngác nhìn qua nhìn lại giữa hai người, miệng há hốc vừa đủ để nuốt trọn một quả trứng. Chỉ thấy Vân Hòa chân nhân đột nhiên nắm lấy bàn tay nhỏ của tiểu đệ tử vẻ như xem xét, rồi nhíu mày lẩm bẩm: “Lúc nãy còn đứng qua ngực, bây giờ thì chỉ đứng tới eo. Nuôi muội hơn ba tháng trời, muội lại càng ngày càng thu nhỏ là như thế nào?”
Tác giả :
Tuyết Tâm