Để Hôn Em Lần Nữa
Chương 58
Có lẽ Quỳnh sẽ vẫn cứ ngồi như thế cho đến lúc vào giờ làm việc nếu như Đức không xuất hiện. Đứng ở cửa phòng vẫy mãi mà cô không quay ra, Đức mò vào sát bàn, huơ tay trước tầm mắt cô. Quỳnh ngước lên, ánh mắt dường như vẫn còn chăm chú vào một điểm nhìn vô định nào đó nhưng miệng đã mấp máy ra một câu tạm gọi là có nghĩa:
- Là anh ạ.
- Thế em tưởng là ai? – Đức thì thào, chỉ ra ngoài hành lang – Ra kia nói chuyện cho to.
Quỳnh phải mất một lát mới xử lý xong thông tin đơn giản đó. Cô đứng dậy, vừa bước sau Đức vừa cố ép đầu óc đang ở tình trạng treo máy của mình tìm ra một câu có nghĩa hơn câu trước. Khi hai người dừng lại bên ô cửa sổ duy nhất ngoài ngách hành lang, câu ấy vẫn chưa xuất hiện. Nhưng người đối diện với cô là Đức nên câu chuyện không đến nỗi bế tắc. Anh không đợi cô mở lời mà chủ động hỏi luôn:
- Hôm nay em gặp chuyện gì à?
- Dạ?
- Trông hơi đơ! – Đức nhìn cô từ đầu đến chân rồi buông một câu gọn lỏn.
Quỳnh còn ngẩn người, chưa nghĩ ra được câu nào đáp lại lời nhận xét thẳng ruột ngựa của Đức thì anh đã vội vàng “đính chính”:
- À không, không phải hơi đơ, rất đơ mới đúng.
Ngay cả câu pha trò này cũng không gọi được nụ cười xuất hiện trên gương mặt trắng xanh của Quỳnh. Cô chỉ lắc đầu, trả lời bằng một câu lí nhí, chẳng có một tẹo sức thuyết phục nào. Đức cũng không bắt bẻ thêm, chỉ hỏi tiếp:
- Chân em đỡ chưa?
- Đỡ nhiều rồi ạ. – Quỳnh đáp qua loa, cô không định doạ Đức bằng một danh sách những thủ thuật y tế mà hai đầu gối cô đã và sẽ nhận.
- Nhưng túm lại là làm sao hả em, viêm khớp à? – Đức biết gia đình Quỳnh theo nghề y nên cũng cố gắng tỏ vẻ muốn bàn sâu vào chuyên môn – Em có phải uống thuốc gì không? Hay để anh về trộm của ông già anh ít cao hổ cho em dùng, nhé!
Nếu là bình thường, có lẽ Quỳnh đã giãy nảy lên rồi thuyết cho Đức một tràng về đa dạng sinh học, về bảo tồn thiên nhiên, về mức độ sai trái của việc sử dụng sản phẩm có được nhờ giết hại động vật hoang dã có nguy cơ tuyệt chủng. Nhưng hôm nay, cô chỉ im lặng lắc đầu. Cô ngoái lại định ngó chiếc đồng hồ treo gần đó để xem đã đến giờ làm việc chưa, bỗng giật thót mình vì Điệp và Đăng đã đứng đấy từ lúc nào. Điệp nhìn hai người rồi liếc sang Đăng, nói bằng một giọng nửa trêu chọc nửa mỉa mai:
- Nhân viên phòng Đăng chủ động và tích cực giao lưu nhỉ!
- Là em chủ động tích cực giao lưu chị ơi! – Đức cười hì hì.
Điệp tiếp tục đóng vai một người cấp trên thân tình và hài hước bằng cách buông ra vài câu gán ghép ỡm ờ. Thỉnh thoảng chị liếc sang bên cạnh, cố nói thêm vào trong câu những chữ như “Đăng cũng thế nhỉ”, “phải không Đăng”… để lôi kéo anh vào câu chuyện, đuôi mắt chị lúng liếng ý nhị, nụ cười ngọt ngào thoắt lại nở trên khuôn miệng nhỏ xinh như những nàng geisha trong tranh.
Quỳnh nhìn điệu bộ không thể không gọi là nũng nịu mà Điệp đang trình diễn, cảm thấy càng lúc khó thở với kiểu nhả chữ bắt chước theo nhà thiết kế Minh Hạnh của chị. Cô cúi đầu nhìn bóng của bốn người chiếu xuống nền gạch granite sáng bóng, cố hít sâu và đếm từng giây trôi. Thật may cho cô, có một người nữa cũng không thích thú gì với màn thăm hỏi ân cần (hay diễu võ dương oai?) của Điệp. Anh im lặng đợi cho chị tung hứng nốt một câu rồi nói trống không:
- Về phòng làm việc thôi!
Vừa nghe thấy thế, Quỳnh như nhận được lệnh đặc xá, vội vàng gật đầu với Điệp và Đức thay lời chào rồi lách ra khỏi ngách hành lang. Đăng cũng nhanh chóng theo sau cô. Điệp có vẻ hơi chưng hửng, chị sững lại một giây rồi mới cao giọng gọi Đăng. Đợi anh dừng lại, chị mới đủng đỉnh rút trong túi ra một chiếc thắt lưng da, đi tới ấn vào tay anh. Trước vẻ háo hức tọc mạch của Đức và vẻ cứng nhắc của bóng lưng của Quỳnh, chị mỉm cười, nói bằng vẻ bâng quơ cứ như đang nói chuyện thời tiết:
- Hôm trước Đăng quên cái này, lúc đấy muộn quá nên chẳng gọi Đăng quay lại lấy nữa.
- Là anh ạ.
- Thế em tưởng là ai? – Đức thì thào, chỉ ra ngoài hành lang – Ra kia nói chuyện cho to.
Quỳnh phải mất một lát mới xử lý xong thông tin đơn giản đó. Cô đứng dậy, vừa bước sau Đức vừa cố ép đầu óc đang ở tình trạng treo máy của mình tìm ra một câu có nghĩa hơn câu trước. Khi hai người dừng lại bên ô cửa sổ duy nhất ngoài ngách hành lang, câu ấy vẫn chưa xuất hiện. Nhưng người đối diện với cô là Đức nên câu chuyện không đến nỗi bế tắc. Anh không đợi cô mở lời mà chủ động hỏi luôn:
- Hôm nay em gặp chuyện gì à?
- Dạ?
- Trông hơi đơ! – Đức nhìn cô từ đầu đến chân rồi buông một câu gọn lỏn.
Quỳnh còn ngẩn người, chưa nghĩ ra được câu nào đáp lại lời nhận xét thẳng ruột ngựa của Đức thì anh đã vội vàng “đính chính”:
- À không, không phải hơi đơ, rất đơ mới đúng.
Ngay cả câu pha trò này cũng không gọi được nụ cười xuất hiện trên gương mặt trắng xanh của Quỳnh. Cô chỉ lắc đầu, trả lời bằng một câu lí nhí, chẳng có một tẹo sức thuyết phục nào. Đức cũng không bắt bẻ thêm, chỉ hỏi tiếp:
- Chân em đỡ chưa?
- Đỡ nhiều rồi ạ. – Quỳnh đáp qua loa, cô không định doạ Đức bằng một danh sách những thủ thuật y tế mà hai đầu gối cô đã và sẽ nhận.
- Nhưng túm lại là làm sao hả em, viêm khớp à? – Đức biết gia đình Quỳnh theo nghề y nên cũng cố gắng tỏ vẻ muốn bàn sâu vào chuyên môn – Em có phải uống thuốc gì không? Hay để anh về trộm của ông già anh ít cao hổ cho em dùng, nhé!
Nếu là bình thường, có lẽ Quỳnh đã giãy nảy lên rồi thuyết cho Đức một tràng về đa dạng sinh học, về bảo tồn thiên nhiên, về mức độ sai trái của việc sử dụng sản phẩm có được nhờ giết hại động vật hoang dã có nguy cơ tuyệt chủng. Nhưng hôm nay, cô chỉ im lặng lắc đầu. Cô ngoái lại định ngó chiếc đồng hồ treo gần đó để xem đã đến giờ làm việc chưa, bỗng giật thót mình vì Điệp và Đăng đã đứng đấy từ lúc nào. Điệp nhìn hai người rồi liếc sang Đăng, nói bằng một giọng nửa trêu chọc nửa mỉa mai:
- Nhân viên phòng Đăng chủ động và tích cực giao lưu nhỉ!
- Là em chủ động tích cực giao lưu chị ơi! – Đức cười hì hì.
Điệp tiếp tục đóng vai một người cấp trên thân tình và hài hước bằng cách buông ra vài câu gán ghép ỡm ờ. Thỉnh thoảng chị liếc sang bên cạnh, cố nói thêm vào trong câu những chữ như “Đăng cũng thế nhỉ”, “phải không Đăng”… để lôi kéo anh vào câu chuyện, đuôi mắt chị lúng liếng ý nhị, nụ cười ngọt ngào thoắt lại nở trên khuôn miệng nhỏ xinh như những nàng geisha trong tranh.
Quỳnh nhìn điệu bộ không thể không gọi là nũng nịu mà Điệp đang trình diễn, cảm thấy càng lúc khó thở với kiểu nhả chữ bắt chước theo nhà thiết kế Minh Hạnh của chị. Cô cúi đầu nhìn bóng của bốn người chiếu xuống nền gạch granite sáng bóng, cố hít sâu và đếm từng giây trôi. Thật may cho cô, có một người nữa cũng không thích thú gì với màn thăm hỏi ân cần (hay diễu võ dương oai?) của Điệp. Anh im lặng đợi cho chị tung hứng nốt một câu rồi nói trống không:
- Về phòng làm việc thôi!
Vừa nghe thấy thế, Quỳnh như nhận được lệnh đặc xá, vội vàng gật đầu với Điệp và Đức thay lời chào rồi lách ra khỏi ngách hành lang. Đăng cũng nhanh chóng theo sau cô. Điệp có vẻ hơi chưng hửng, chị sững lại một giây rồi mới cao giọng gọi Đăng. Đợi anh dừng lại, chị mới đủng đỉnh rút trong túi ra một chiếc thắt lưng da, đi tới ấn vào tay anh. Trước vẻ háo hức tọc mạch của Đức và vẻ cứng nhắc của bóng lưng của Quỳnh, chị mỉm cười, nói bằng vẻ bâng quơ cứ như đang nói chuyện thời tiết:
- Hôm trước Đăng quên cái này, lúc đấy muộn quá nên chẳng gọi Đăng quay lại lấy nữa.
Tác giả :
Trần Trang