Để Hôn Em Lần Nữa
Chương 50
Đăng nhìn cô, nét mặt ghi rõ câu “Tôi chẳng tin”. Anh phẩy tay, quay lại vấn đề chính:
- Nói tôi nghe, sao lại từ chối ký hợp đồng? Trong phòng có ai phá em?
Quỳnh lắc đầu, chẳng biết phải nói gì. Ngoài lần tắt máy khó hiểu trong ngày đầu tiên đi làm, những tuần sau đó, cô thỉnh thoảng cũng gặp vấn đề với máy tính, dây mạng “tự nhiên” tuột, chuột “tự nhiên” bẩn hay bàn phím “tự nhiên” kẹt. Nhưng những sự cố này thực sự rất vặt vãnh, cô cũng chỉ tự khắc phục hoặc âm thầm nhờ Đức giúp chứ không cố truy xem ai ra tay. Dù sao thì cô mới vào làm, chịu thiệt một chút còn hơn là động đến “ma cũ” rồi bị chụp cho cái mũ “chuyện bé xé ra to”.
- Em đổi số điện thoại.
- À, vâng, sim kia hết tiền nên em bỏ luôn.
- Mấy hôm nay cũng không vào Yahoo Messenger?
- Em sợ log in rồi mất tập trung. Chị Hạnh vừa nghỉ, cộng tác viên lại gửi nhiều bài…
- Tối về nhà cũng không online?
- Máy nhà em có vấn đề, Yahoo bị lỗi.
- Tức là em cũng chưa đọc offline?
- Offline nào ạ?
Đến đoạn này thì nét mặt của Đăng biểu thị rõ câu “Em giỏi lắm!”, nhưng anh không nói ra lời mà tiếp tục hỏi:
- Thế còn mấy thứ em để ở bàn tôi thì sao? – Sáng thứ Hai, anh đi họp giao ban đầu tuần về thì thấy có một chiếc phong bì để bên trong một quyển tạp chí Y học. Cô trả lại anh một triệu đồng, kèm thêm một tấm thiệp in sẵn có chữ “Thank you”.
- Em thấy anh bận nên gửi thế cho tiện.
- Lỡ nó không đến tay tôi thì sao?
- Dạ? – Cô chợt giật mình, quên mất là mình phải lảng tránh ánh mắt anh.
- Nếu tôi bảo tôi chỉ nhận được tạp chí và cái phong bì rỗng không thì em tính sao?
- Em… – Quỳnh nghẹn ngang, có cảm giác bị anh đùa nhử chạy vòng quanh.
Đăng mím môi nén cười. Anh không biết là cô ngây thơ hay lơ đãng nữa? Có lẽ cả hai. Cố giữ nét mặt thật nghiêm nghị, Đăng hỏi một câu mang tính tổng kết:
- Đổi số điện thoại, không online Yahoo, vừa rồi gọi không thưa… em làm bấy nhiêu việc, không phải vì sợ tôi?
Quỳnh lắc đầu. Quả thật, cô không sợ anh. Cô chỉ sợ những cảm xúc khó tả, những ấn tượng khó quên, những nỗi lo sợ khó áp chế… mỗi khi cô đối diện với anh. Vẻ mặt có một chút gì đó hơi giống sự thương tâm của cô khiến Đăng không nỡ “tra khảo” thêm. Anh chìa tay:
- Đưa điện thoại cho tôi.
- Dạ?
- Cho tôi mượn điện thoại.
- À… vâng.
Cô mở túi lấy điện thoại nhưng không đưa cho anh, mắt vẫn nhìn đăm đăm vào một điểm cố định nào đó phía trên cánh cửa, chắc là chữ Exit. Đăng vươn tay tóm chiếc điện thoại trong tay cô, bấm số của chính mình. Trên màn hình hiện ra chữ “I’m Dang”. Tiếng chuông kiểu điện thoại bàn đời cũ từ máy anh ré lên, Quỳnh vẫn lơ mơ như người đi trong sương mù.
- Không ai nói với em là kiểu ngơ ngác như trẻ đi lạc này rất nguy hiểm à? – Đăng nhích thêm một bước về phía trước, hai người gần đến nỗi anh có thể ngửi thấy mùi nước xả vải trên chiếc áo sơ mi mềm rũ của cô.
Khoảng cách gần quá mức bình thường làm Quỳnh không thể không “hồi tỉnh”. Cô lùi về phía sau, lưng va nhẹ vào tay vịn lạnh như băng của cầu thang, hơi lắp bắp:
- Anh vừa… vừa bảo gì cơ ạ?
Đăng định nhắc lại câu nói của mình theo một cách khác dễ hiểu hơn thì cánh cửa phía sau lưng anh đột ngột mở. Đức, hiên ngang như nhữnh cảnh sát đặc nhiệm trong phim hành động Mỹ, đứng xoạc chân chiếm gần hết bề ngang khung cửa, cầm điện thoại di động bằng cả hai tay và hô:
- Giơ tay lên!
Nếu vào thời điểm khác, hẳn màn trình diễn kiêm pha trò này của Đức sẽ được hưởng ứng nhiệt tình hơn, ít nhất Quỳnh sẽ cười khẽ và thực sự giơ tay còn Đăng sẽ trợn mắt, nói móc hoặc vờ nạt lại đôi câu. Nhưng hôm nay, chẳng ai trong số hai kẻ tình nghi bất đắc dĩ kia lên tiếng đáp lại anh, dù là bằng tiếng cười hay tiếng càu nhàu. Đăng nhìn lướt qua mặt Đức bằng cặp mắt của người qua đường bàng quan liếc một người xa lạ đang đi chợt thử trồng cây chuối. Chưa đầy nửa giây sau, anh quay lại, chìa chiếc điện thoại màu hồng có dây đeo lấp lánh cho chủ nhân của nó.
- Nói tôi nghe, sao lại từ chối ký hợp đồng? Trong phòng có ai phá em?
Quỳnh lắc đầu, chẳng biết phải nói gì. Ngoài lần tắt máy khó hiểu trong ngày đầu tiên đi làm, những tuần sau đó, cô thỉnh thoảng cũng gặp vấn đề với máy tính, dây mạng “tự nhiên” tuột, chuột “tự nhiên” bẩn hay bàn phím “tự nhiên” kẹt. Nhưng những sự cố này thực sự rất vặt vãnh, cô cũng chỉ tự khắc phục hoặc âm thầm nhờ Đức giúp chứ không cố truy xem ai ra tay. Dù sao thì cô mới vào làm, chịu thiệt một chút còn hơn là động đến “ma cũ” rồi bị chụp cho cái mũ “chuyện bé xé ra to”.
- Em đổi số điện thoại.
- À, vâng, sim kia hết tiền nên em bỏ luôn.
- Mấy hôm nay cũng không vào Yahoo Messenger?
- Em sợ log in rồi mất tập trung. Chị Hạnh vừa nghỉ, cộng tác viên lại gửi nhiều bài…
- Tối về nhà cũng không online?
- Máy nhà em có vấn đề, Yahoo bị lỗi.
- Tức là em cũng chưa đọc offline?
- Offline nào ạ?
Đến đoạn này thì nét mặt của Đăng biểu thị rõ câu “Em giỏi lắm!”, nhưng anh không nói ra lời mà tiếp tục hỏi:
- Thế còn mấy thứ em để ở bàn tôi thì sao? – Sáng thứ Hai, anh đi họp giao ban đầu tuần về thì thấy có một chiếc phong bì để bên trong một quyển tạp chí Y học. Cô trả lại anh một triệu đồng, kèm thêm một tấm thiệp in sẵn có chữ “Thank you”.
- Em thấy anh bận nên gửi thế cho tiện.
- Lỡ nó không đến tay tôi thì sao?
- Dạ? – Cô chợt giật mình, quên mất là mình phải lảng tránh ánh mắt anh.
- Nếu tôi bảo tôi chỉ nhận được tạp chí và cái phong bì rỗng không thì em tính sao?
- Em… – Quỳnh nghẹn ngang, có cảm giác bị anh đùa nhử chạy vòng quanh.
Đăng mím môi nén cười. Anh không biết là cô ngây thơ hay lơ đãng nữa? Có lẽ cả hai. Cố giữ nét mặt thật nghiêm nghị, Đăng hỏi một câu mang tính tổng kết:
- Đổi số điện thoại, không online Yahoo, vừa rồi gọi không thưa… em làm bấy nhiêu việc, không phải vì sợ tôi?
Quỳnh lắc đầu. Quả thật, cô không sợ anh. Cô chỉ sợ những cảm xúc khó tả, những ấn tượng khó quên, những nỗi lo sợ khó áp chế… mỗi khi cô đối diện với anh. Vẻ mặt có một chút gì đó hơi giống sự thương tâm của cô khiến Đăng không nỡ “tra khảo” thêm. Anh chìa tay:
- Đưa điện thoại cho tôi.
- Dạ?
- Cho tôi mượn điện thoại.
- À… vâng.
Cô mở túi lấy điện thoại nhưng không đưa cho anh, mắt vẫn nhìn đăm đăm vào một điểm cố định nào đó phía trên cánh cửa, chắc là chữ Exit. Đăng vươn tay tóm chiếc điện thoại trong tay cô, bấm số của chính mình. Trên màn hình hiện ra chữ “I’m Dang”. Tiếng chuông kiểu điện thoại bàn đời cũ từ máy anh ré lên, Quỳnh vẫn lơ mơ như người đi trong sương mù.
- Không ai nói với em là kiểu ngơ ngác như trẻ đi lạc này rất nguy hiểm à? – Đăng nhích thêm một bước về phía trước, hai người gần đến nỗi anh có thể ngửi thấy mùi nước xả vải trên chiếc áo sơ mi mềm rũ của cô.
Khoảng cách gần quá mức bình thường làm Quỳnh không thể không “hồi tỉnh”. Cô lùi về phía sau, lưng va nhẹ vào tay vịn lạnh như băng của cầu thang, hơi lắp bắp:
- Anh vừa… vừa bảo gì cơ ạ?
Đăng định nhắc lại câu nói của mình theo một cách khác dễ hiểu hơn thì cánh cửa phía sau lưng anh đột ngột mở. Đức, hiên ngang như nhữnh cảnh sát đặc nhiệm trong phim hành động Mỹ, đứng xoạc chân chiếm gần hết bề ngang khung cửa, cầm điện thoại di động bằng cả hai tay và hô:
- Giơ tay lên!
Nếu vào thời điểm khác, hẳn màn trình diễn kiêm pha trò này của Đức sẽ được hưởng ứng nhiệt tình hơn, ít nhất Quỳnh sẽ cười khẽ và thực sự giơ tay còn Đăng sẽ trợn mắt, nói móc hoặc vờ nạt lại đôi câu. Nhưng hôm nay, chẳng ai trong số hai kẻ tình nghi bất đắc dĩ kia lên tiếng đáp lại anh, dù là bằng tiếng cười hay tiếng càu nhàu. Đăng nhìn lướt qua mặt Đức bằng cặp mắt của người qua đường bàng quan liếc một người xa lạ đang đi chợt thử trồng cây chuối. Chưa đầy nửa giây sau, anh quay lại, chìa chiếc điện thoại màu hồng có dây đeo lấp lánh cho chủ nhân của nó.
Tác giả :
Trần Trang