Để Hôn Em Lần Nữa
Chương 40
Đăng nhìn những món trong chiếc khay vừa được thằng bé giúp việc nhanh nhẩu đặt xuống, suýt nữa thì sặc cơm lên mũi. Canh rau ngót, trứng đúc thịt, su su luộc chấm muối vừng, nếu bỏ qua bát cà pháo dầm ớt (hay bát ớt dầm, điểm thêm mấy miếng cà gọi là!) thì có thể nói hai người chọn món giống hệt nhau. Quỳnh chắc chắn cũng đã nhận ra điều đó, cô ngồi im như tượng, mắt nhìn đăm đăm vào suất cơm đã vơi quá nửa của người cùng bàn, hai má tự nhiên đỏ bừng như say rượu. Gương mặt dường như ngượng nghịu mà cũng rất giống phụng phịu của cô làm Đăng không kìm được, phải cười thành tiếng. Một lát, khi cả tiếng cười và tiếng ho của anh đều được nén trong cổ họng, thấy Quỳnh vẫn cúi gằm xuống nghiên cứu “thông điệp môi trường” dán trên mặt bàn, anh cầm đũa lên, nói nhỏ:
- Em ăn đi!
Quỳnh vẫn không nhúc nhích. Hai vành tai cô có lẽ sắp bốc khói khét lẹt đến nơi! Trời ơi, tại sao xưa nay cứ lúc nào cô hành động cư xử giống Cô Khùng hoặc Con Khờ nhất thì Đăng lại xuất hiện? Tại sao cô không để ý quan sát xung quanh? Nếu chịu khó nhìn trước ngó sau một chút, có phải cô đã tránh được tình cảnh trùng hợp khó xử này không?
- Come on, girl! – Thấy Quỳnh không có vẻ gì là muốn động đậy hay động đũa, Đăng đành phải dùng đến thứ tiếng mẹ… ghẻ – We had no more choice. Take it or leave it!
Tiếng Anh vốn trung tính, ngắn gọn và thẳng thắn nhưng đồng thời vẫn đủ biểu cảm cũng như tế nhị, Quỳnh chần chừ thêm một giây rồi cũng tỏ ra chấp nhận mấy câu nói mà nếu Đăng diễn tả bằng tiếng Việt hẳn sẽ không hề lọt tai ấy. Vẫn không ngẩng lên nhìn anh lấy nửa cái, cô bưng bát cơm, bắt đầu tấn công khay thức ăn, như thể có thù với nó từ ba kiếp trước.
Mười lăm phút sau, người ngồi chung bàn với Quỳnh ở hàng cơm quay về văn phòng, trên mặt vẫn phảng phất nét cười. Hình như anh vừa phá kỷ lục “ăn trưa tốc hành” của bản thân, và điều kỳ lạ là lý do của kỷ lục mới này lại không phải vì công việc. Rót một cốc nước ấm, bật màn hình máy tính và truy cập vào phần bài chờ lên trang, anh đọc lướt thật nhanh qua bài báo về du lịch Tây Phi. Không có sai sót nghiêm trọng nào, chỉ có một đôi câu dịch quá sát nghĩa đen trong khi ý của người viết lại thiên về nghĩa bóng. Mấy đoạn tác giả vận dụng chơi chữ để châm biếm cũng được biến thành những câu chơi chữ tiếng Việt khá trơn tru.
Sau khi sửa lại những điểm chưa chỉnh, đánh dấu duyệt và bấm nút gửi để bài báo lên trang, Đăng mới để ý trong phần bài mới gửi còn có một bài khác, một bản tổng hợp tin tức y học với khá nhiều thuật ngữ chuyên ngành khó nhằn. Chưa kịp đọc hết cả bài, anh thoáng giật mình vì tiếng mưa rào rào đập vào lớp cửa kính sau lưng. Hơi ngoái nhìn ra ngoài một lát rồi lại quay ngay vào, anh lắc đầu chán nản. Dường như lượng nước bốc hơi lên trời trong suốt đợt nắng nóng vừa qua đang được gửi trả mặt đất, gửi cả vốn lẫn lãi! Đường sẽ lại ngập và văn phòng sẽ lại vắng tanh như từ sáng đến giờ… Nghĩ đến đó, Đăng chợt đưa mắt về phía góc bàn của người duy nhất trong phòng đội mưa đi làm (không tính anh). Chiếc ô lúc sáng đang nằm ngay ngắn cạnh màn hình.
Quỳnh hơi co người, lùi sát vào tường của một ngôi nhà đóng cửa im ỉm. Mái hiên di động đã gãy xệ không thể ngăn những dòng nước mưa đang xối xả trút xuống nhưng ít nhất cô cũng giữ cho đầu và vai mình khỏi ướt. Lá và rác bít kín những cửa cống, những rãnh thoát ven vỉa hè bắt đầu tỏ ra quá tải, nước dần dềnh lên vỉa hè nơi cô đứng trú. Chỗ này chỉ cách văn phòng vài chục mét, liệu cô có nên nhắm mắt đội mưa chạy về không? Câu trả lời dĩ nhiên là không. Quỳnh có thể nhắm mắt và đội mưa nhưng cô không thể chạy. Cô cúi xuống xắn quần, cầm đôi sandal cao gót lên tay, để mặc làn nước cùng mấy cọng lá rác liếm láp chân mình, lặng lẽ nhìn đường phố trắng xoá trong mưa.
Một chiếc xe máy chở ba chạy xẹt qua chỗ ngập, tiếng cười khanh khách vô tư lự của những người vẫn mặc đồng phục học sinh ngồi trên xe đuổi theo những bọt nước bắn về phía Quỳnh. Tự nhiên cô nhớ về một ngày mùa hè, một cơn mưa rào bất chợt, một con đường núi đầy cua dốc, một chiếc Minsk có tiếng nổ giòn giã, một chiếc áo mưa kiểu măng tô và hai người không thể coi là xa lạ nhưng cũng chẳng biết gì về nhau…
- Em ăn đi!
Quỳnh vẫn không nhúc nhích. Hai vành tai cô có lẽ sắp bốc khói khét lẹt đến nơi! Trời ơi, tại sao xưa nay cứ lúc nào cô hành động cư xử giống Cô Khùng hoặc Con Khờ nhất thì Đăng lại xuất hiện? Tại sao cô không để ý quan sát xung quanh? Nếu chịu khó nhìn trước ngó sau một chút, có phải cô đã tránh được tình cảnh trùng hợp khó xử này không?
- Come on, girl! – Thấy Quỳnh không có vẻ gì là muốn động đậy hay động đũa, Đăng đành phải dùng đến thứ tiếng mẹ… ghẻ – We had no more choice. Take it or leave it!
Tiếng Anh vốn trung tính, ngắn gọn và thẳng thắn nhưng đồng thời vẫn đủ biểu cảm cũng như tế nhị, Quỳnh chần chừ thêm một giây rồi cũng tỏ ra chấp nhận mấy câu nói mà nếu Đăng diễn tả bằng tiếng Việt hẳn sẽ không hề lọt tai ấy. Vẫn không ngẩng lên nhìn anh lấy nửa cái, cô bưng bát cơm, bắt đầu tấn công khay thức ăn, như thể có thù với nó từ ba kiếp trước.
Mười lăm phút sau, người ngồi chung bàn với Quỳnh ở hàng cơm quay về văn phòng, trên mặt vẫn phảng phất nét cười. Hình như anh vừa phá kỷ lục “ăn trưa tốc hành” của bản thân, và điều kỳ lạ là lý do của kỷ lục mới này lại không phải vì công việc. Rót một cốc nước ấm, bật màn hình máy tính và truy cập vào phần bài chờ lên trang, anh đọc lướt thật nhanh qua bài báo về du lịch Tây Phi. Không có sai sót nghiêm trọng nào, chỉ có một đôi câu dịch quá sát nghĩa đen trong khi ý của người viết lại thiên về nghĩa bóng. Mấy đoạn tác giả vận dụng chơi chữ để châm biếm cũng được biến thành những câu chơi chữ tiếng Việt khá trơn tru.
Sau khi sửa lại những điểm chưa chỉnh, đánh dấu duyệt và bấm nút gửi để bài báo lên trang, Đăng mới để ý trong phần bài mới gửi còn có một bài khác, một bản tổng hợp tin tức y học với khá nhiều thuật ngữ chuyên ngành khó nhằn. Chưa kịp đọc hết cả bài, anh thoáng giật mình vì tiếng mưa rào rào đập vào lớp cửa kính sau lưng. Hơi ngoái nhìn ra ngoài một lát rồi lại quay ngay vào, anh lắc đầu chán nản. Dường như lượng nước bốc hơi lên trời trong suốt đợt nắng nóng vừa qua đang được gửi trả mặt đất, gửi cả vốn lẫn lãi! Đường sẽ lại ngập và văn phòng sẽ lại vắng tanh như từ sáng đến giờ… Nghĩ đến đó, Đăng chợt đưa mắt về phía góc bàn của người duy nhất trong phòng đội mưa đi làm (không tính anh). Chiếc ô lúc sáng đang nằm ngay ngắn cạnh màn hình.
Quỳnh hơi co người, lùi sát vào tường của một ngôi nhà đóng cửa im ỉm. Mái hiên di động đã gãy xệ không thể ngăn những dòng nước mưa đang xối xả trút xuống nhưng ít nhất cô cũng giữ cho đầu và vai mình khỏi ướt. Lá và rác bít kín những cửa cống, những rãnh thoát ven vỉa hè bắt đầu tỏ ra quá tải, nước dần dềnh lên vỉa hè nơi cô đứng trú. Chỗ này chỉ cách văn phòng vài chục mét, liệu cô có nên nhắm mắt đội mưa chạy về không? Câu trả lời dĩ nhiên là không. Quỳnh có thể nhắm mắt và đội mưa nhưng cô không thể chạy. Cô cúi xuống xắn quần, cầm đôi sandal cao gót lên tay, để mặc làn nước cùng mấy cọng lá rác liếm láp chân mình, lặng lẽ nhìn đường phố trắng xoá trong mưa.
Một chiếc xe máy chở ba chạy xẹt qua chỗ ngập, tiếng cười khanh khách vô tư lự của những người vẫn mặc đồng phục học sinh ngồi trên xe đuổi theo những bọt nước bắn về phía Quỳnh. Tự nhiên cô nhớ về một ngày mùa hè, một cơn mưa rào bất chợt, một con đường núi đầy cua dốc, một chiếc Minsk có tiếng nổ giòn giã, một chiếc áo mưa kiểu măng tô và hai người không thể coi là xa lạ nhưng cũng chẳng biết gì về nhau…
Tác giả :
Trần Trang