Để Hôn Em Lần Nữa
Chương 39
Mải mê với bản dịch, Quỳnh quên hẳn thời gian cũng như khung cảnh có thể gọi là “trai đơn gái chiếc ở chung một phòng”. Dù tiếng ho của Đăng thỉnh thoảng lại vang lên từ chiếc bàn phía sau, cô không hề giật mình, cũng không phân tâm hay dè chừng, chỉ tập trung vào văn bản đang chậm chạp nhích thêm từng mươi từ một trên màn hình. Mãi đến khi anh đến sát bên bàn cô, cô mới choàng tỉnh, ngẩng lên.
- Mười hai giờ rồi, em đi ăn đi! – Đăng vừa nói vừa tránh gương mặt ngơ ngác dễ khiến người khác xao lòng của cô bằng cách liếc miếng “kem ốc quế” đậu trên mái tóc hơi rối.
Ánh mắt anh làm Quỳnh sực nhớ ra chiếc cặp nhựa quá sặc sỡ và trẻ con so với bộ đồ công sở. Cô vội đưa tay lên đầu định gỡ nó cất đi nhưng thấy Đăng bình thản đưa mắt sang màn hình máy tính, cô lại luống cuống bỏ tay xuống, nói như phân trần:
- Còn khoảng một trăm từ nữa là xong thôi ạ.
Đăng gật đầu, cố nói thật tự nhiên nhưng không hiểu sao vẫn thấy giọng mình khàn hẳn đi:
- Cứ để đấy, đi ăn với tôi đã.
Quỳnh thậm chí không dám ngẩng lên nhìn anh. Cô bắt mắt mình dán chặt xuống bàn phím còn đầu thì lắc như cái máy:
- Anh cứ đi trước đi ạ. Còn có một đoạn ngắn, em dịch nốt cho gọn ạ.
Đăng đã đoán được câu trả lời nên chỉ “ừ” một tiếng rồi đi thẳng ra ngoài. Hành lang toà soạn vẫn vắng lặng, thang máy và sảnh lác đác vài người. Ngoài đường, nước đã rút gần hết, chỉ còn vài vũng nhỏ. Bầu trời nặng trịch một màu xám chì như muốn trút thêm một vài trận mưa nữa. Bước nhanh về phía cuối đường, nơi có một hàng cơm bình dân nhưng không quá nhếch nhác, Đăng ho húng hắng, thoáng buồn cười vì sự dại dột đột xuất của mình. Lẽ ra anh nên gọi KFC hay cái gì đó tương tự về văn phòng, để không ai có thể từ chối được…
Cuối cùng thì bản tiếng Việt của bài viết dài một ngàn năm trăm từ mới đăng trên tờ báo danh tiếng nhất nước Mỹ cũng xuất hiện trong mục bài chờ duyệt của tờ báo điện tử nghiêm túc nhất Việt Nam. Quỳnh nhổm khỏi ghế, đứng im một lúc, chờ những đoá hoa cà hoa cải đang được cơn đói kích cho nở tưng bừng trước mắt tan dần rồi mới đi ra khỏi phòng. Đã gần mười hai rưỡi, vậy là suốt mười tám tiếng qua, cô không có chút gì vào bụng. Nhịn ăn, lội nước, dịch bài khó, buổi sáng cô vừa trải qua mới xứng đáng với hai chữ “mệt nhọc” làm sao. Giờ thì thẳng tiến đến No Ấm thôi!
Quán cơm bình dân có cái tên thoạt nghe hơi buồn cười ấy không phải hàng ăn gần văn phòng cô nhất, cũng không phải hàng bán rẻ nhất, càng không phải hàng có thức ăn ngon nhất. Quỳnh thích nó vì vài lý do hơi lặt vặt chẳng liên quan gì đến ăn uống. Trong số mấy quán quanh đây, nó là quán duy nhất treo biển hiệu viết đúng chính tả (cụ thể là “cơm suất”, chứ không phải “cơm xuất”) và dán trên bàn tờ giấy ép plastic ghi lời nhắc khách bỏ rác vào giỏ dưới chân.
Chị chủ có thân hình đẫy đà như cái ấm samovar thấy khách quen mặt nên cũng không vồn vã hỏi han mời chào món này món kia, chỉ lẳng lặng “nhận lệnh”. Gọi món xong, Quỳnh mới để ý là quán hôm nay đông nghẹt, bên trong không còn một bàn trống. Đang định nhìn xem có ai sắp đứng lên thì xí chỗ, thấy thằng bé giúp việc bê khay cơm của mình ra phía cửa, cô vội vã đi theo. Hoá ra ngoài hiên vẫn còn một bàn có thể ghép được, vì có một khách cũng đi một mình giống cô. Hẳn Quỳnh sẽ thấy mình thật may mắn vì không phải đứng chờ lâu, nếu như người ngồi ở nửa bàn bên kia không phải là Đăng.
- Mười hai giờ rồi, em đi ăn đi! – Đăng vừa nói vừa tránh gương mặt ngơ ngác dễ khiến người khác xao lòng của cô bằng cách liếc miếng “kem ốc quế” đậu trên mái tóc hơi rối.
Ánh mắt anh làm Quỳnh sực nhớ ra chiếc cặp nhựa quá sặc sỡ và trẻ con so với bộ đồ công sở. Cô vội đưa tay lên đầu định gỡ nó cất đi nhưng thấy Đăng bình thản đưa mắt sang màn hình máy tính, cô lại luống cuống bỏ tay xuống, nói như phân trần:
- Còn khoảng một trăm từ nữa là xong thôi ạ.
Đăng gật đầu, cố nói thật tự nhiên nhưng không hiểu sao vẫn thấy giọng mình khàn hẳn đi:
- Cứ để đấy, đi ăn với tôi đã.
Quỳnh thậm chí không dám ngẩng lên nhìn anh. Cô bắt mắt mình dán chặt xuống bàn phím còn đầu thì lắc như cái máy:
- Anh cứ đi trước đi ạ. Còn có một đoạn ngắn, em dịch nốt cho gọn ạ.
Đăng đã đoán được câu trả lời nên chỉ “ừ” một tiếng rồi đi thẳng ra ngoài. Hành lang toà soạn vẫn vắng lặng, thang máy và sảnh lác đác vài người. Ngoài đường, nước đã rút gần hết, chỉ còn vài vũng nhỏ. Bầu trời nặng trịch một màu xám chì như muốn trút thêm một vài trận mưa nữa. Bước nhanh về phía cuối đường, nơi có một hàng cơm bình dân nhưng không quá nhếch nhác, Đăng ho húng hắng, thoáng buồn cười vì sự dại dột đột xuất của mình. Lẽ ra anh nên gọi KFC hay cái gì đó tương tự về văn phòng, để không ai có thể từ chối được…
Cuối cùng thì bản tiếng Việt của bài viết dài một ngàn năm trăm từ mới đăng trên tờ báo danh tiếng nhất nước Mỹ cũng xuất hiện trong mục bài chờ duyệt của tờ báo điện tử nghiêm túc nhất Việt Nam. Quỳnh nhổm khỏi ghế, đứng im một lúc, chờ những đoá hoa cà hoa cải đang được cơn đói kích cho nở tưng bừng trước mắt tan dần rồi mới đi ra khỏi phòng. Đã gần mười hai rưỡi, vậy là suốt mười tám tiếng qua, cô không có chút gì vào bụng. Nhịn ăn, lội nước, dịch bài khó, buổi sáng cô vừa trải qua mới xứng đáng với hai chữ “mệt nhọc” làm sao. Giờ thì thẳng tiến đến No Ấm thôi!
Quán cơm bình dân có cái tên thoạt nghe hơi buồn cười ấy không phải hàng ăn gần văn phòng cô nhất, cũng không phải hàng bán rẻ nhất, càng không phải hàng có thức ăn ngon nhất. Quỳnh thích nó vì vài lý do hơi lặt vặt chẳng liên quan gì đến ăn uống. Trong số mấy quán quanh đây, nó là quán duy nhất treo biển hiệu viết đúng chính tả (cụ thể là “cơm suất”, chứ không phải “cơm xuất”) và dán trên bàn tờ giấy ép plastic ghi lời nhắc khách bỏ rác vào giỏ dưới chân.
Chị chủ có thân hình đẫy đà như cái ấm samovar thấy khách quen mặt nên cũng không vồn vã hỏi han mời chào món này món kia, chỉ lẳng lặng “nhận lệnh”. Gọi món xong, Quỳnh mới để ý là quán hôm nay đông nghẹt, bên trong không còn một bàn trống. Đang định nhìn xem có ai sắp đứng lên thì xí chỗ, thấy thằng bé giúp việc bê khay cơm của mình ra phía cửa, cô vội vã đi theo. Hoá ra ngoài hiên vẫn còn một bàn có thể ghép được, vì có một khách cũng đi một mình giống cô. Hẳn Quỳnh sẽ thấy mình thật may mắn vì không phải đứng chờ lâu, nếu như người ngồi ở nửa bàn bên kia không phải là Đăng.
Tác giả :
Trần Trang