Để Được Yêu Nam Phụ, Nguyện Không Làm Nữ Chính (1970)
Chương 58: Thứ gì của nhà họ Cao thì phải thuộc về người họ Cao!
Cao Lim là con trưởng đời thứ tám của nhà họ Cao, dưới ông có một người em trai và một người em gái: Cao Nhuận và Cao Thị Hạnh. Năm mười tám, bà Hạnh được gả cho công tử họ Đặng, gia đình cũng thuộc dạng bề thế ở tỉnh Đồng Nai và sở hữu một đồn điền cao su. Thân là phận gái, bà Hạnh cũng không can thiệp gì vào chuyện của dòng họ, xuất giá tòng phu nên cứ theo chồng mà sống sung sướng an nhàn. Còn Cao Nhuận tuy học không cao nhưng khá khôn khéo thành thử cũng từ hai bàn tay trắng dựng nên cơ nghiệp là một xưởng dệt ở thành phố Tân An. Nhà họ Cao xem trọng con trưởng nên Cao Lim được thừa kế xưởng vải, xem như làm người đứng đầu cả dòng họ.
Người nhà họ Cao không ít, tuy nhiên ai nấy đều đi xa lập nghiệp, chỉ một phần tiếp tục ở lại Sài Gòn và làm việc trong xưởng vải Đỏ Thắm. Thành thử chuyện lớn bé gì xảy ra trong dòng họ thì họ cũng ít biết, như cái việc ông Lim bị vợ đưa ra biệt thự ngoại thành, rồi con trưởng Cao Phong chuyên quyền, cùng với mẹ ruột làm chủ nhà họ Cao. Chính vì vậy mà ông Nhuận lúc nhận điện thoại của Cao Đình thì từ Pháp bay về Việt Nam, cũng có phần bất ngờ khi biết rõ tình hình hiện nay.
Ông Nhuận từ trước vốn không mấy thích nhà họ Đào, nên đối với chị dâu lại không có mối quan hệ tốt. Nay ông biết rõ cái sự tình đang diễn ra ngay trong nhà họ Cao thì thể nào cũng xảy ra cuộc tranh chấp với bà Hoàng. Ngồi trong đại sảnh, Cao Phong không ngừng nghĩ về tình hình căng thẳng sắp tới. Trước mặt anh là ông Nhuận vừa từ sân bay về đây, bên cạnh còn có cả bà Hoàng nữa. Sau khi chào hỏi nhau vài câu cho lấy lệ, ai nấy bỗng dưng đều im lặng. Phải mấy mươi phút sau, không khí yên ắng mới bị phá vỡ bởi tiếng va chạm của tách trà vào đĩa sứ, và người mở đầu cuộc đối thoại là ông Nhuận.
- Vậy bây giờ anh Hai tôi như thế nào, đang ở đâu?
Bà Hoàng vẫn giữ phong thái ung dung, thưởng thức vị trà đăng đắng trong miệng, tiếp theo mới từ tốn trả lời:
- Chú Ba cứ bình tĩnh, chẳng có gì phải vội. Anh Hai chú hiện nay sức khoẻ đã ổn, còn được nghỉ ngơi yên tĩnh ở ngoại thành.
- Thế lý do gì anh ấy lại bị ngã?
- Người có tuổi đi đứng không cẩn thận, té ngã là chuyện thường.
Trông dáng vẻ điềm nhiên của chị dâu, ông Nhuận chẳng muốn phải hỏi thêm. Qua cuộc nói chuyện với Cao Đình, ông cũng chưa rõ sự tình đằng sau cái tai nạn ngã cầu thang của ông Lim, nhưng chắc rằng nó không hề đơn giản như bà Hoàng nói hai từ "chuyện thường". Tạm thời không hỏi đến nữa, ông chuyển chủ đề:
- Nghe nói bây giờ, chị và thằng Phong nắm hết quyền hành trong nhà họ Cao?
- Chú Ba nói gì nghe nặng lời thế? Cứ như là mẹ con chị cướp quyền vậy. Ông nhà gặp tai nạn, xưởng vải không thể ngừng hoạt động, nhà cũng phải có người làm chủ mà thằng Phong lại là con trưởng nên tạm thời đứng ra gánh vác.
- Nếu vậy thì vì sao đuổi thằng Đình xuống tận Bình Dương?
Lần này đến lượt Cao Phong thay mẹ trả lời, cũng phải lựa lời nói cho hợp tình:
- Chú không thể nói là "đuổi" được, chẳng qua chi nhánh dưới Bình Dương không ai trông coi nên cháu mới điều thằng Đình xuống đấy. Tính nó chú cũng biết rồi, không thích bon chen tranh giành, về đó làm quản lý xem như cũng tốt.
Lúc gọi điện, Cao Đình chỉ kể sơ về tình hình bản thân nên ông Nhuận chỉ biết đôi ba phần, không thể hiểu rõ ràng tường tận nên chẳng thể tra hỏi gì thêm trước điều Cao Phong nói. Thế nhưng về đây thấy toàn vệ sĩ của bà Hoàng, trong nhà chẳng có ai ngoài hai mẹ con này, bản thân từ lâu lại biết rõ tham vọng của chị dâu vì vậy dù bà Hoàng và Cao Phong có "viện cớ" ra sao thì ông cũng đoán ra ý đồ thâu tóm của nhà họ Đào rồi. Thật, về nhà họ Cao mà cứ có cảm giác xa lạ!
Bà Hoàng trông thái độ im lặng từ em chồng, trong lòng cũng liên tục nghĩ ngợi. Bà không rõ vì sao Cao Nhuận lại về đây ngay lúc này, rõ ràng vẫn còn đang ở bên Pháp công tác còn gì. Chuyện xảy ra trong nhà, bà đã cố tình không cho ông biết, thậm chí bà Hạnh ở Đồng Nai e rằng còn chưa nhận tin tức gì, tất nhiên chỉ vì không muốn hai người em chồng này gây khó dễ cho Cao Phong. Rốt cuộc thì ai đã báo cho Cao Nhuận hay tin? Thời gian qua, tình hình nhà họ Cao bắt đầu ổn định rồi, bà Hoàng cố gắng để vị trí của con trai vững vàng hơn, nào ngờ...
- Chú sẽ ở lại nhà chứ ạ? - Cao Phong hỏi ngay vấn đề cần thiết.
Ông Nhuận hiểu hàm ý của cháu trai, liền cười ý nhị rồi buông một lời:
- Cái biệt thự này, nhìn qua chú cứ tưởng là của nhà họ Đào đấy, chẳng còn nhận ra là của nhà họ Cao nữa...
Cao Phong không nói gì ngoài việc cười nhẹ một cái, riêng bà Hoàng thấy chướng tai trước lời "xỉa xói" ấy nên bảo với vẻ thản nhiên:
- Chú nói thế chẳng khác nào đang chê trách chị dâu này.
- Tôi không dám, sự việc ở ngay trước mắt nên có sao nói vậy. Nếu chị không phàn nàn thì tôi muốn đi thăm anh Hai, sau đó tiện thể xuống Bình Dương xem thằng Đình thế nào, có lẽ tôi sẽ ở tạm dưới đấy vài hôm.
Bà Hoàng biết ngay thể nào cũng vậy, so với Cao Phong thì Cao Đình vẫn được ông Nhuận thích hơn! Nghe đâu hồi trước, ông cũng là con trai của bà thứ, có lẽ vì thế mà cảm thông cho đứa cháu thứ hai này.
Trong khi bà Hoàng ngầm mỉa mai thì Cao Phong lại kín đáo thở phào, bản thân trước đó cũng biết chú Ba sẽ không thích ở lại đây mà sẽ xuống Bình Dương. Anh cũng muốn chú và Cao Đình tiện thể bàn chuyện với nhau, bây giờ bên nhà họ Cao đang yếu thế nếu có ông Nhuận đứng ra giúp đỡ Cao Đình thì rất tốt, chưa kể biết đâu ông cũng sẽ đánh tiếng với bà Hạnh nữa.
***
Bà Hoàng hiển nhiên phải chấp thuận cho ông Nhuận đi thăm ông Lim, đích thân bà và cả Cao Phong cùng đưa ông đến biệt thự Vòm Bạc. Xe ô tô vừa đỗ ịch trong sân vườn là đã có một tốp vệ sĩ từ bên trong bước ra mở sẵn cửa cho họ xuống xe. Trông thế, ông Nhuận không khỏi nhủ thầm, anh Hai được tiếng là nghỉ ngơi dưỡng bệnh nhưng thật chất giống như bị giam lỏng giám sát hơn! Kỳ thực, ông không biết rằng vệ sĩ ở đây đều là người của Cao Phong.
Đi vào nhà, ông Nhuận bắt gặp ông Lim ngồi bất động trên xe lăn, bên cạnh còn có một cô gái trẻ măng xinh đẹp, nghe Cao Phong giới thiệu thì mới biết là mợ Hai nhà họ Cao tên Mai Cẩm Tú. Từ khi cô đến đây, người làm cũng không còn, một tay cô săn sóc cha chồng rất mực chu đáo. Và thêm một điều nữa, vị bác sĩ nước ngoài được Cẩm Tú âm thầm mời đến cũng phải tạm "tránh mặt".
Ông Nhuận hỏi về tình hình của ông Lim, Cẩm Tú đáp rằng từ đó đến nay cha chồng vẫn luôn như thế, không xấu đi cũng không tốt hơn. Ông nén tiếng thở dài, cúi xuống và nắm tay anh trai, quan sát tới lui. Đến thăm cốt chỉ để thấy mặt thế thôi, chứ ông Lim ra nông nỗi này thì làm sao hai anh em nói chuyện gì được.
Ngồi cũng hơn nửa tiếng lại nghĩ còn phải tranh thủ xuống Bình Dương nên ông Nhuận nhanh chóng đứng dậy, lúc quay lưng đi liền phát hiện có chuyện bất thường. Đấy là từ phía sau, Cẩm Tú kín đáo nhét một mảnh giấy gấp tư vào trong bàn tay đang đặt hờ sau lưng của ông. Có chút ngạc nhiên nhưng ông Nhuận cũng là người thông minh, vẫn tỏ ra bình thường trước mặt bà Hoàng, còn tay thì siết lại giữ mảnh giấy ở bên trong. Thừa lúc bà Hoàng không chú ý, ông đưa mắt nhìn qua Cẩm Tú, thấy cô khẽ gật một cái như truyền đến tín hiệu ngầm.
Lúc ra ngoài sân, tranh thủ bà Hoàng vào trong chiếc Citroen DS 21 thì phía bên này, Cao Phong đứng cạnh ô tô Simca 1501 liền nói với ông Nhuận:
- Cho cháu gửi lời hỏi thăm thằng Đình.
Vốn từ nhỏ Cao Phong chẳng thích gì em trai khác mẹ kia, nay lại nghe anh bảo một lời chân tình thế, ông Nhuận cũng tự thấy buồn cười.
- Thứ gì của nhà họ Cao thì phải thuộc về người họ Cao!
Cao Phong, lập tức hiểu ra ngụ ý sâu xa từ chú mình, mau chóng đáp lại rằng:
- Thì cháu cũng mang họ Cao mà, chú Ba!
Ông Nhuận trong một thoáng im lặng, tiếp theo mỉm cười như thể thừa nhận: Đứa cháu trai này quả nhiên chẳng thể xem thường!
Lúc ô tô chạy ra khỏi cổng biệt thự một đoạn, bấy giờ ông Nhuận mới mở mảnh giấy nhận được từ Cẩm Tú ra xem. Trong đấy là nét chữ thanh mảnh đẹp đẽ của một cô gái có học thức cao, một dòng ngắn gọn đập vào đôi mắt đứng yên kia.
***
Hay tin ông Nhuận về đến Bình Dương và đang chờ ở văn phòng, Cao Đình tức tốc từ dưới xưởng chạy đến ngay. Vừa gặp mặt là hai chú cháu đã ôm lấy nhau, vỗ vai mừng rỡ, điều đó cho thấy mối quan hệ vô cùng thân thiết của họ. Ông Nhuận nhớ lần cuối nhìn thấy Cao Đình là khi ấy anh mới mười tám tuổi, vẫn còn đứng chưa đến mang tai mình, thế mà giờ đây gặp lại đứa cháu luôn u uất này đã hai mươi hai rồi chẳng những thế còn đứng cao hơn ông cả gang tay. Đang ôm siết lấy bờ vai cứng cỏi kia thì ông chợt nhận ra chân phải của Cao Đình đi có vẻ khó khăn.
- Chân cháu bị làm sao thế?
Thấy chú đẩy nhẹ mình ra và chăm chú nhìn xuống cái chân khập khiễng, Cao Đình im lặng một lúc rồi nói ngắn gọn rằng:
- Chuyện này cũng dài dòng lắm ạ, để cháu từ từ kể chú nghe.
Ông Nhuận liền gật đầu tiếp theo liền nói cho Cao Đình biết mình vừa ghé thăm ông Lim, và ở đó có một cô gái tên Mai Cẩm Tú hiện đang là vợ của Cao Phong.
- Mai Cẩm Tú? Chú gặp cô ấy rồi ư? Cô ấy vẫn khoẻ chứ? - Cao Đình sốt sắng.
Mặc dù hơi khó hiểu trước thái độ quá mức của Cao Đình đối với chị dâu, nhưng ông Nhuận vẫn đề cập đến vấn đề quan trọng hơn:
- Chú trông cô ấy cũng bình thường, có điều cô gái này đã lén dúi vào tay chú một mảnh giấy. Cháu xem đi!
Cao Đình mau chóng mở mảnh giấy ra xem, cứ ngỡ là Cẩm Tú nhắn gửi gì cho mình thế nhưng bên trong đó chỉ có duy nhất một dòng chữ mà khi đọc xong, anh cũng bất ngờ giống hệt ông Nhuận: "Ông Cao đã cử động được rồi".
***
Sáng nay vừa bước xuống cầu thang, Cao Phong đã nghe tiếng của ông Biện cất lên khá nhỏ, phát ra từ trong đại sảnh khép hờ cửa:
- Nhớ, phải ra tay cho nhanh gọn và cẩn thận!
Khó hiểu chẳng biết vì sao mới sáng sớm mà cậu lại đến nhà họ Cao, đã vậy còn nói chuyện với ai mà nghe có vẻ bí mật lắm, Cao Phong chậm rãi tiến đến gần đại sảnh. Được vài bước thì anh thấy cửa phòng chợt mở, một người đàn ông mới qua tứ tuần và ăn vận khá lôi thôi, mặt mày lấm lét, đội cái mũ kết rách rưới đi vội ra ngoài. Nhác thấy Cao Phong đang đứng, trông đĩnh đạc khôi ngô nên đoán là cậu chủ nhà này, ông ta liền cúi chào một cái rồi bước thẳng ra cửa.
Dõi theo bóng dáng vừa đi vừa nhìn trước sau của gã đàn ông lạ mặt, Cao Phong nghĩ hẳn người này đang làm gì mờ ám đây. Sau đó lại nghe giọng cậu từ trong đại sảnh vọng ra, anh liền bước vào trong. Nhìn cháu trai, ông Biện hỏi:
- Bây giờ cháu đến xưởng vải sao?
- Dạ, mẹ cháu đâu rồi ạ?
- Lại cùng mấy vị phu nhân đi mua hột xoàn rồi, thôi cháu đi đi kẻo trễ việc.
Cao Phong toan hỏi về người đàn ông bí ẩn ban nãy nhưng trông cảnh ông Biện vừa hút xì gà vừa gác chân đọc báo ra điều nhàn hạ thì lại thôi, đành quay lưng đi.
Cao Phong vào trong xe ô tô, hôm nay đến lượt Nhị làm tài xế, liền lên tiếng hỏi cậu chủ đến thẳng xưởng vải hay còn muốn đi đâu? Mấy ngày nay không biết Dương Thảo thế nào, hôm nay việc ở xưởng cũng chẳng có gì cấp bách, nghĩ ngợi chốc lát anh liền bảo Nhị lái xe đến nhà họ Dương. Tức thì anh chàng vệ sĩ bảo, sáng nay cô Thảo đã đến sân bay từ sớm rồi...
Người nhà họ Cao không ít, tuy nhiên ai nấy đều đi xa lập nghiệp, chỉ một phần tiếp tục ở lại Sài Gòn và làm việc trong xưởng vải Đỏ Thắm. Thành thử chuyện lớn bé gì xảy ra trong dòng họ thì họ cũng ít biết, như cái việc ông Lim bị vợ đưa ra biệt thự ngoại thành, rồi con trưởng Cao Phong chuyên quyền, cùng với mẹ ruột làm chủ nhà họ Cao. Chính vì vậy mà ông Nhuận lúc nhận điện thoại của Cao Đình thì từ Pháp bay về Việt Nam, cũng có phần bất ngờ khi biết rõ tình hình hiện nay.
Ông Nhuận từ trước vốn không mấy thích nhà họ Đào, nên đối với chị dâu lại không có mối quan hệ tốt. Nay ông biết rõ cái sự tình đang diễn ra ngay trong nhà họ Cao thì thể nào cũng xảy ra cuộc tranh chấp với bà Hoàng. Ngồi trong đại sảnh, Cao Phong không ngừng nghĩ về tình hình căng thẳng sắp tới. Trước mặt anh là ông Nhuận vừa từ sân bay về đây, bên cạnh còn có cả bà Hoàng nữa. Sau khi chào hỏi nhau vài câu cho lấy lệ, ai nấy bỗng dưng đều im lặng. Phải mấy mươi phút sau, không khí yên ắng mới bị phá vỡ bởi tiếng va chạm của tách trà vào đĩa sứ, và người mở đầu cuộc đối thoại là ông Nhuận.
- Vậy bây giờ anh Hai tôi như thế nào, đang ở đâu?
Bà Hoàng vẫn giữ phong thái ung dung, thưởng thức vị trà đăng đắng trong miệng, tiếp theo mới từ tốn trả lời:
- Chú Ba cứ bình tĩnh, chẳng có gì phải vội. Anh Hai chú hiện nay sức khoẻ đã ổn, còn được nghỉ ngơi yên tĩnh ở ngoại thành.
- Thế lý do gì anh ấy lại bị ngã?
- Người có tuổi đi đứng không cẩn thận, té ngã là chuyện thường.
Trông dáng vẻ điềm nhiên của chị dâu, ông Nhuận chẳng muốn phải hỏi thêm. Qua cuộc nói chuyện với Cao Đình, ông cũng chưa rõ sự tình đằng sau cái tai nạn ngã cầu thang của ông Lim, nhưng chắc rằng nó không hề đơn giản như bà Hoàng nói hai từ "chuyện thường". Tạm thời không hỏi đến nữa, ông chuyển chủ đề:
- Nghe nói bây giờ, chị và thằng Phong nắm hết quyền hành trong nhà họ Cao?
- Chú Ba nói gì nghe nặng lời thế? Cứ như là mẹ con chị cướp quyền vậy. Ông nhà gặp tai nạn, xưởng vải không thể ngừng hoạt động, nhà cũng phải có người làm chủ mà thằng Phong lại là con trưởng nên tạm thời đứng ra gánh vác.
- Nếu vậy thì vì sao đuổi thằng Đình xuống tận Bình Dương?
Lần này đến lượt Cao Phong thay mẹ trả lời, cũng phải lựa lời nói cho hợp tình:
- Chú không thể nói là "đuổi" được, chẳng qua chi nhánh dưới Bình Dương không ai trông coi nên cháu mới điều thằng Đình xuống đấy. Tính nó chú cũng biết rồi, không thích bon chen tranh giành, về đó làm quản lý xem như cũng tốt.
Lúc gọi điện, Cao Đình chỉ kể sơ về tình hình bản thân nên ông Nhuận chỉ biết đôi ba phần, không thể hiểu rõ ràng tường tận nên chẳng thể tra hỏi gì thêm trước điều Cao Phong nói. Thế nhưng về đây thấy toàn vệ sĩ của bà Hoàng, trong nhà chẳng có ai ngoài hai mẹ con này, bản thân từ lâu lại biết rõ tham vọng của chị dâu vì vậy dù bà Hoàng và Cao Phong có "viện cớ" ra sao thì ông cũng đoán ra ý đồ thâu tóm của nhà họ Đào rồi. Thật, về nhà họ Cao mà cứ có cảm giác xa lạ!
Bà Hoàng trông thái độ im lặng từ em chồng, trong lòng cũng liên tục nghĩ ngợi. Bà không rõ vì sao Cao Nhuận lại về đây ngay lúc này, rõ ràng vẫn còn đang ở bên Pháp công tác còn gì. Chuyện xảy ra trong nhà, bà đã cố tình không cho ông biết, thậm chí bà Hạnh ở Đồng Nai e rằng còn chưa nhận tin tức gì, tất nhiên chỉ vì không muốn hai người em chồng này gây khó dễ cho Cao Phong. Rốt cuộc thì ai đã báo cho Cao Nhuận hay tin? Thời gian qua, tình hình nhà họ Cao bắt đầu ổn định rồi, bà Hoàng cố gắng để vị trí của con trai vững vàng hơn, nào ngờ...
- Chú sẽ ở lại nhà chứ ạ? - Cao Phong hỏi ngay vấn đề cần thiết.
Ông Nhuận hiểu hàm ý của cháu trai, liền cười ý nhị rồi buông một lời:
- Cái biệt thự này, nhìn qua chú cứ tưởng là của nhà họ Đào đấy, chẳng còn nhận ra là của nhà họ Cao nữa...
Cao Phong không nói gì ngoài việc cười nhẹ một cái, riêng bà Hoàng thấy chướng tai trước lời "xỉa xói" ấy nên bảo với vẻ thản nhiên:
- Chú nói thế chẳng khác nào đang chê trách chị dâu này.
- Tôi không dám, sự việc ở ngay trước mắt nên có sao nói vậy. Nếu chị không phàn nàn thì tôi muốn đi thăm anh Hai, sau đó tiện thể xuống Bình Dương xem thằng Đình thế nào, có lẽ tôi sẽ ở tạm dưới đấy vài hôm.
Bà Hoàng biết ngay thể nào cũng vậy, so với Cao Phong thì Cao Đình vẫn được ông Nhuận thích hơn! Nghe đâu hồi trước, ông cũng là con trai của bà thứ, có lẽ vì thế mà cảm thông cho đứa cháu thứ hai này.
Trong khi bà Hoàng ngầm mỉa mai thì Cao Phong lại kín đáo thở phào, bản thân trước đó cũng biết chú Ba sẽ không thích ở lại đây mà sẽ xuống Bình Dương. Anh cũng muốn chú và Cao Đình tiện thể bàn chuyện với nhau, bây giờ bên nhà họ Cao đang yếu thế nếu có ông Nhuận đứng ra giúp đỡ Cao Đình thì rất tốt, chưa kể biết đâu ông cũng sẽ đánh tiếng với bà Hạnh nữa.
***
Bà Hoàng hiển nhiên phải chấp thuận cho ông Nhuận đi thăm ông Lim, đích thân bà và cả Cao Phong cùng đưa ông đến biệt thự Vòm Bạc. Xe ô tô vừa đỗ ịch trong sân vườn là đã có một tốp vệ sĩ từ bên trong bước ra mở sẵn cửa cho họ xuống xe. Trông thế, ông Nhuận không khỏi nhủ thầm, anh Hai được tiếng là nghỉ ngơi dưỡng bệnh nhưng thật chất giống như bị giam lỏng giám sát hơn! Kỳ thực, ông không biết rằng vệ sĩ ở đây đều là người của Cao Phong.
Đi vào nhà, ông Nhuận bắt gặp ông Lim ngồi bất động trên xe lăn, bên cạnh còn có một cô gái trẻ măng xinh đẹp, nghe Cao Phong giới thiệu thì mới biết là mợ Hai nhà họ Cao tên Mai Cẩm Tú. Từ khi cô đến đây, người làm cũng không còn, một tay cô săn sóc cha chồng rất mực chu đáo. Và thêm một điều nữa, vị bác sĩ nước ngoài được Cẩm Tú âm thầm mời đến cũng phải tạm "tránh mặt".
Ông Nhuận hỏi về tình hình của ông Lim, Cẩm Tú đáp rằng từ đó đến nay cha chồng vẫn luôn như thế, không xấu đi cũng không tốt hơn. Ông nén tiếng thở dài, cúi xuống và nắm tay anh trai, quan sát tới lui. Đến thăm cốt chỉ để thấy mặt thế thôi, chứ ông Lim ra nông nỗi này thì làm sao hai anh em nói chuyện gì được.
Ngồi cũng hơn nửa tiếng lại nghĩ còn phải tranh thủ xuống Bình Dương nên ông Nhuận nhanh chóng đứng dậy, lúc quay lưng đi liền phát hiện có chuyện bất thường. Đấy là từ phía sau, Cẩm Tú kín đáo nhét một mảnh giấy gấp tư vào trong bàn tay đang đặt hờ sau lưng của ông. Có chút ngạc nhiên nhưng ông Nhuận cũng là người thông minh, vẫn tỏ ra bình thường trước mặt bà Hoàng, còn tay thì siết lại giữ mảnh giấy ở bên trong. Thừa lúc bà Hoàng không chú ý, ông đưa mắt nhìn qua Cẩm Tú, thấy cô khẽ gật một cái như truyền đến tín hiệu ngầm.
Lúc ra ngoài sân, tranh thủ bà Hoàng vào trong chiếc Citroen DS 21 thì phía bên này, Cao Phong đứng cạnh ô tô Simca 1501 liền nói với ông Nhuận:
- Cho cháu gửi lời hỏi thăm thằng Đình.
Vốn từ nhỏ Cao Phong chẳng thích gì em trai khác mẹ kia, nay lại nghe anh bảo một lời chân tình thế, ông Nhuận cũng tự thấy buồn cười.
- Thứ gì của nhà họ Cao thì phải thuộc về người họ Cao!
Cao Phong, lập tức hiểu ra ngụ ý sâu xa từ chú mình, mau chóng đáp lại rằng:
- Thì cháu cũng mang họ Cao mà, chú Ba!
Ông Nhuận trong một thoáng im lặng, tiếp theo mỉm cười như thể thừa nhận: Đứa cháu trai này quả nhiên chẳng thể xem thường!
Lúc ô tô chạy ra khỏi cổng biệt thự một đoạn, bấy giờ ông Nhuận mới mở mảnh giấy nhận được từ Cẩm Tú ra xem. Trong đấy là nét chữ thanh mảnh đẹp đẽ của một cô gái có học thức cao, một dòng ngắn gọn đập vào đôi mắt đứng yên kia.
***
Hay tin ông Nhuận về đến Bình Dương và đang chờ ở văn phòng, Cao Đình tức tốc từ dưới xưởng chạy đến ngay. Vừa gặp mặt là hai chú cháu đã ôm lấy nhau, vỗ vai mừng rỡ, điều đó cho thấy mối quan hệ vô cùng thân thiết của họ. Ông Nhuận nhớ lần cuối nhìn thấy Cao Đình là khi ấy anh mới mười tám tuổi, vẫn còn đứng chưa đến mang tai mình, thế mà giờ đây gặp lại đứa cháu luôn u uất này đã hai mươi hai rồi chẳng những thế còn đứng cao hơn ông cả gang tay. Đang ôm siết lấy bờ vai cứng cỏi kia thì ông chợt nhận ra chân phải của Cao Đình đi có vẻ khó khăn.
- Chân cháu bị làm sao thế?
Thấy chú đẩy nhẹ mình ra và chăm chú nhìn xuống cái chân khập khiễng, Cao Đình im lặng một lúc rồi nói ngắn gọn rằng:
- Chuyện này cũng dài dòng lắm ạ, để cháu từ từ kể chú nghe.
Ông Nhuận liền gật đầu tiếp theo liền nói cho Cao Đình biết mình vừa ghé thăm ông Lim, và ở đó có một cô gái tên Mai Cẩm Tú hiện đang là vợ của Cao Phong.
- Mai Cẩm Tú? Chú gặp cô ấy rồi ư? Cô ấy vẫn khoẻ chứ? - Cao Đình sốt sắng.
Mặc dù hơi khó hiểu trước thái độ quá mức của Cao Đình đối với chị dâu, nhưng ông Nhuận vẫn đề cập đến vấn đề quan trọng hơn:
- Chú trông cô ấy cũng bình thường, có điều cô gái này đã lén dúi vào tay chú một mảnh giấy. Cháu xem đi!
Cao Đình mau chóng mở mảnh giấy ra xem, cứ ngỡ là Cẩm Tú nhắn gửi gì cho mình thế nhưng bên trong đó chỉ có duy nhất một dòng chữ mà khi đọc xong, anh cũng bất ngờ giống hệt ông Nhuận: "Ông Cao đã cử động được rồi".
***
Sáng nay vừa bước xuống cầu thang, Cao Phong đã nghe tiếng của ông Biện cất lên khá nhỏ, phát ra từ trong đại sảnh khép hờ cửa:
- Nhớ, phải ra tay cho nhanh gọn và cẩn thận!
Khó hiểu chẳng biết vì sao mới sáng sớm mà cậu lại đến nhà họ Cao, đã vậy còn nói chuyện với ai mà nghe có vẻ bí mật lắm, Cao Phong chậm rãi tiến đến gần đại sảnh. Được vài bước thì anh thấy cửa phòng chợt mở, một người đàn ông mới qua tứ tuần và ăn vận khá lôi thôi, mặt mày lấm lét, đội cái mũ kết rách rưới đi vội ra ngoài. Nhác thấy Cao Phong đang đứng, trông đĩnh đạc khôi ngô nên đoán là cậu chủ nhà này, ông ta liền cúi chào một cái rồi bước thẳng ra cửa.
Dõi theo bóng dáng vừa đi vừa nhìn trước sau của gã đàn ông lạ mặt, Cao Phong nghĩ hẳn người này đang làm gì mờ ám đây. Sau đó lại nghe giọng cậu từ trong đại sảnh vọng ra, anh liền bước vào trong. Nhìn cháu trai, ông Biện hỏi:
- Bây giờ cháu đến xưởng vải sao?
- Dạ, mẹ cháu đâu rồi ạ?
- Lại cùng mấy vị phu nhân đi mua hột xoàn rồi, thôi cháu đi đi kẻo trễ việc.
Cao Phong toan hỏi về người đàn ông bí ẩn ban nãy nhưng trông cảnh ông Biện vừa hút xì gà vừa gác chân đọc báo ra điều nhàn hạ thì lại thôi, đành quay lưng đi.
Cao Phong vào trong xe ô tô, hôm nay đến lượt Nhị làm tài xế, liền lên tiếng hỏi cậu chủ đến thẳng xưởng vải hay còn muốn đi đâu? Mấy ngày nay không biết Dương Thảo thế nào, hôm nay việc ở xưởng cũng chẳng có gì cấp bách, nghĩ ngợi chốc lát anh liền bảo Nhị lái xe đến nhà họ Dương. Tức thì anh chàng vệ sĩ bảo, sáng nay cô Thảo đã đến sân bay từ sớm rồi...
Tác giả :
Võ Anh Thơ