Đế Chế Đại Việt
Chương 47: Thừa Mệnh năm thứ hai
Lý Anh Tú cùng Trần Thư đi đến trước cổng tự, từ bên trong liền có ba vị sư sãi từ bên trong bước ra, trong đó vị sư đi đầu tuổi chừng lục tuần, mặc áo sư màu vàng, bên ngoài khoác cà sa đỏ. Vị sư này đến trước Lý Anh Tú hai tay chắp thành phật hiệu nói.
- A di đà phật, bần tăng Khuôn Việt bái kiến bệ hạ.
Khuôn Việt là một trong những cao tăng trong lịch sử Việt Nam, đặc biệt nổi tiếng dưới thời vua Lê Đại Hành. Tên ông ban đầu vốn là Ngô Chân Lưu là vị Tăng thống đầu tiên của giáo hội Phật giáo Việt Nam, sau khi Đinh Tiên Hoàng lên ngôi ban cho ông pháp hiệu là Khuôn Việt.
Lý Anh Tú cũng làm một dấu phật hiệu nói.
- Khuôn Việt đại sư miễn lễ. Hôm nay Trẫm đến thăm quý tự, hi vọng không quấy rầy đến các vị.
Khuôn Việt mỉm cười hiền lành nói.
- Bệ hạ có thể đến viếng thăm thực sự là phúc của bản tự. Mời bệ hạ đi theo bần tăng.
Nói rồi Khuôn Việt để cho hai vị sư phía sau tiếp đại bách tính, tự mình dẫn Lý Anh Tú cùng Trần Thư đi tham quan Khai Quốc tự. Lý Anh Tú hỏi.
- Không biết pháp danh của hai vị sư phụ kia là…?
Khuôn Việt nhẹ nhàng nói.
- Đó là hai vị phó trụ trì của bản tự, pháp hiệu là Ma Ha và Sùng Phạm.
Lý Anh Tú kinh ngạc, không ngờ Khai Quốc tự này lại toàn những nhân vật trâu bò. Thường nhắc đến các vị cao tăng thời tiền Lê người ta chỉ nhớ đến sư Vạn Hạnh là người có công lớn dàn xếp để Lý Công Uẩn lên ngôi lập ra triều Lý. Nhưng trước đó có bốn vị sư cũng trâu bò không kém Vạn Hạnh là rường cột của nhà Đinh và sau này là tiền Lê là Khuôn Việt, Pháp Thuận, Ma Ha và Sùng Phạm. Trong đó Khuôn Việt 40 tuổi đã được phong làm quốc sư. Khuôn Việt từng làm một bài từ Ngọc Lan Quy tiễn sứ nhà Tống tỏ vẻ độc lập tự chủ của đất nước.
“Tường quang phong hảo cẩm phàm trương,
Thần tiên phục đế hương.
Thiên trùng vạn lý thiệp thương lương,
Cửu thiên quy lộ trường.
Tình thảm thiết,
Đối ly trường,
Phan luyến sứ Linh Lang.
Nguyện tương thân ý vị
Nam cương,
Phân minh báo ngã hoàng".
( Nắng tươi gió thuận cánh buồm giương,
Thần tiên lại đế hương.
Vượt sóng xanh muôn giặm trùng dương,
Về trời xa đường trường.
Tình thắm thiết,
Chén lên đường,
Viên xe sứ vấn vương.
Xin đem thân ý vì Nam cương
Tâu vua tôi tỏ tường).
Khuôn Việt vừa đi vừa giới thiệu cho Lý Anh Tú về chùa Khai Quốc, hiện tại tuy mới chỉ là hình thái sơ khai nhưng vẫn chiếm diện tích rất lớn, các khu điện đều được xây rất chắc chắn, tường đất màu vàng, cột gỗ sơn son, ngói ống tô xanh. Đi vào đại điện còn phải vòng qua một cái hồ lớn nước xanh biên biếc, bên cạnh là một tòa tháp hơn mười mấy tầng.
- Bệ hạ, đây chính là Tàng Kinh các của bản tự.
Khuôn Việt dẫn Lý Anh Tú đến một khu nhà sau đại điện nói. Lý Anh Tú nhìn bên ngoài, so với những khu nhà khác thì Tàng Kinh các thấp hơn một chút, nhưng lại có vẻ chắc chắn hơn, dù gió lớn đến đâu cũng không xô đổ được.
Tàng Kinh các: Nơi chứa kinh thư của chùa, mỗi tháng tự động sinh ra một bộ kinh.
Lý Anh Tú âm thầm gật đầu, không biết dị giới này có Phật giáo hay không, tuy nhiên có Tàng Kinh các Đại Việt cũng không cần phải lo thiếu hụt kinh sách. Khuôn Việt nói tiếp.
- Hiện tại bản tự cũng chỉ mới có Thập Nhị bộ kinh: Thế kinh, Ứng tụng, Ký biệt, Phúng tụng, Tự thuyết, Nhân duyên, Thí dụ, Bản sinh, Bản sự, Phương quản, Hi pháp, Luận nghị. Tương lai hẳng sẽ có những bộ kinh lớn hơn.
Lý Anh Tú gật đầu. Phật giáo hắn không quá am hiểu, những bộ kinh hắn cũng chỉ biết tên mấy bộ trong tiểu thuyết như Dịch Chân kinh, Bồ Đề kinh gì đó mà thôi. Hắn nói.
- Tốt lắm. Nơi đây cần phải bảo vệ cẩn thận. Nếu nhà chùa cần gì có thể trực tiếp báo lên phía triều đình, triều đình sẽ toàn lực ủng hộ, hi vọng quý tự có thể phổ độ chúng sinh, cứu giúp bách tính.
Khuôn Việt chắp tay Phật hiệu nói.
- A di đà phật, Bệ hạ có lòng thương dân thực sự là phúc của bách tính.
Thừa Mệnh hoàng đế xuất hiện tại Khai Quốc tự làm bách tính nghe danh kéo đến viếng chùa ngày càng đông, hầu như dân chúng Thăng Long dù là già trẻ lớn bé, dân Việt hay dân bản xứ ai ai cũng đến thăm chùa làm bước khởi đầu cho tinh hoa Phật giáo xâm nhập vào xã hội Đại Việt.
Lý Anh Tú chỉ ở lại Khai Quốc tự một buổi liền về lại Thăng Long. Hắn cũng không có ý định mới Khuôn Việt vào triều đình làm quan, nhiệm vụ chính của Khuôn Việt lúc này chính là ra sức phát triển Phật giáo trong lòng dân chúng, kiến thiết thêm sự đoàn kết giữa Việt tộc và dân bản địa, đây cũng chính là một trong những chính sách “đồng hóa” của hắn.
Lại một tháng nữa trôi qua. Thần dân Đại Việt cũng trải qua cái Tết đầu tiên tại dị giới. Lý Anh Tú không sử dụng Âm lịch mà sử dụng luôn lịch pháp của dị giới. Hai thế giới dù tương đồng nhưng cũng có một chút khác nhau, nếu muốn một lần nữa tính toán lịch pháp thì rất mất thời gian mà Lý Anh Tú cũng không có trong tay nhân tài như vậy. Dù là Tết không theo Âm lịch nhưng các lễ hội vẫn diễn ra trên ba xứ của Đại Việt, bản sắc văn hóa Việt tộc hòa quyện cùng với văn hòa quyện cùng với văn hóa bản địa tạo thành một nét văn hóa đặc biệt cho Đại Việt.
Thừa Mệnh năm thứ hai, tháng một, tuy đã không còn rơi nữa, nông dân bắt đầu ra đồng, nhất là những nông dân bản xứ trồng lúa mạch, mùa đông tuyết rơi xuống, qua mùa xuân chắc chắn sẽ là một mùa bội thu. Cả Đại Việt bắt đẩu rủ bỏ lớp tuyết tan quay lại guồng quay chuẩn bị tất cả vật chất cho chiến tranh. Cả triều đình Đại Việt đều chưa quên sắp đến một kẻ địch mạnh sẽ kéo đến. Đó sẽ lại là một thử thách mới cho Đại Việt.
Lúc này dù trời vẫn còn lạnh nhưng thành trung tâm Thăng Long các công tượng vẫn siêng năng làm việc. Thừa Mệnh hoàng đế đã ra lệnh trong vòng hơn một tháng phải xây dựng xong hoàng cung. Hơn ba trăm công tượng Việt tộc được tập trung cho một công trình đây chính là một công cuộc mở buff chạy theo thời gian. Công tượng Việt tộc làm việc nhanh đến mực dân công người bản địa vận chuyển vật liệu theo không kịp buộc Lữ Gia phải điều đến thêm cho công trường thêm một ngàn nhân công. Dự kiến hoàng cung sẽ được xây dựng hoàn tất vào giữa tháng hai.
Lý Anh Tú lúc này đang ở sống Lục Giang, căn cứ của Thần Sách quân bên cạnh sông Lục Giang. Thần Sách quân hiện tại tổ kiến gồm ba bộ phận ba trăm hải quân lục chiến và một trăm lính thủy, hai trăm dân phu, có bốn chiến thuyền cũng ba chiếc thuyền vận tải. Thần Sách quân vượt ngưỡng trở thành lực lượng quân chính quy đông đảo nhất Đại Việt. Lý Anh Tú chú trọng đến mức tách hai mươi trọng trang binh sĩ, tăng thêm ba mươi binh sĩ nữa gia nhập vào Thần Sách quân.
Phạm Cự Lượng xây một cái đài cao bên cạnh dòng sông, trên sông là bảy chiếc thuyền chở đầy các binh sĩ Thần Sách quân. Hôm nay Thần Sách quân diễn luyện bài tập cơ bản nhất chính là đổ bộ.
Bốn chiến thuyền Đại Việt phân làm hai cánh, thuyền vận tải ở giữa. Thuyền vận tải trong thân lại chứa thêm bốn thuyền con đổ bộ, mỗi thuyền con chở được đến ba mươi người. Theo ý kiến của Lý Anh Tú, Phạm Cự Lượng lập trên bờ những mục tiêu giả định ví làm địch quân, nhiệm vụ của Thần Sách quân là đổ bộ, chiếm lĩnh các vị trí trên bờ.
- Bắn!
Theo hiệu lệnh cờ máy bắn đá cùng sàn nỏ liên tiếp phóng vào các mục tiêu chỉ định. Đá tảng cùng những mũi tên khổng lồ xuyên phá nát bét những mục tiêu trên bờ, đạt được mục đích làm mềm chiến trường.
- Đổ bộ.
Các binh sĩ Thần Sách quân trên các tàu vận tải nhanh chóng nhảy xuống thuyền con chèo vào trong bờ. Mỗi thuyền có mười bộ binh, mười cung tiễn thủ và mười dân phu. Mười hai chiến thuyền cùng một lúc tiến vào bờ xếp theo hình vảy cá tiến lên.
- A di đà phật, bần tăng Khuôn Việt bái kiến bệ hạ.
Khuôn Việt là một trong những cao tăng trong lịch sử Việt Nam, đặc biệt nổi tiếng dưới thời vua Lê Đại Hành. Tên ông ban đầu vốn là Ngô Chân Lưu là vị Tăng thống đầu tiên của giáo hội Phật giáo Việt Nam, sau khi Đinh Tiên Hoàng lên ngôi ban cho ông pháp hiệu là Khuôn Việt.
Lý Anh Tú cũng làm một dấu phật hiệu nói.
- Khuôn Việt đại sư miễn lễ. Hôm nay Trẫm đến thăm quý tự, hi vọng không quấy rầy đến các vị.
Khuôn Việt mỉm cười hiền lành nói.
- Bệ hạ có thể đến viếng thăm thực sự là phúc của bản tự. Mời bệ hạ đi theo bần tăng.
Nói rồi Khuôn Việt để cho hai vị sư phía sau tiếp đại bách tính, tự mình dẫn Lý Anh Tú cùng Trần Thư đi tham quan Khai Quốc tự. Lý Anh Tú hỏi.
- Không biết pháp danh của hai vị sư phụ kia là…?
Khuôn Việt nhẹ nhàng nói.
- Đó là hai vị phó trụ trì của bản tự, pháp hiệu là Ma Ha và Sùng Phạm.
Lý Anh Tú kinh ngạc, không ngờ Khai Quốc tự này lại toàn những nhân vật trâu bò. Thường nhắc đến các vị cao tăng thời tiền Lê người ta chỉ nhớ đến sư Vạn Hạnh là người có công lớn dàn xếp để Lý Công Uẩn lên ngôi lập ra triều Lý. Nhưng trước đó có bốn vị sư cũng trâu bò không kém Vạn Hạnh là rường cột của nhà Đinh và sau này là tiền Lê là Khuôn Việt, Pháp Thuận, Ma Ha và Sùng Phạm. Trong đó Khuôn Việt 40 tuổi đã được phong làm quốc sư. Khuôn Việt từng làm một bài từ Ngọc Lan Quy tiễn sứ nhà Tống tỏ vẻ độc lập tự chủ của đất nước.
“Tường quang phong hảo cẩm phàm trương,
Thần tiên phục đế hương.
Thiên trùng vạn lý thiệp thương lương,
Cửu thiên quy lộ trường.
Tình thảm thiết,
Đối ly trường,
Phan luyến sứ Linh Lang.
Nguyện tương thân ý vị
Nam cương,
Phân minh báo ngã hoàng".
( Nắng tươi gió thuận cánh buồm giương,
Thần tiên lại đế hương.
Vượt sóng xanh muôn giặm trùng dương,
Về trời xa đường trường.
Tình thắm thiết,
Chén lên đường,
Viên xe sứ vấn vương.
Xin đem thân ý vì Nam cương
Tâu vua tôi tỏ tường).
Khuôn Việt vừa đi vừa giới thiệu cho Lý Anh Tú về chùa Khai Quốc, hiện tại tuy mới chỉ là hình thái sơ khai nhưng vẫn chiếm diện tích rất lớn, các khu điện đều được xây rất chắc chắn, tường đất màu vàng, cột gỗ sơn son, ngói ống tô xanh. Đi vào đại điện còn phải vòng qua một cái hồ lớn nước xanh biên biếc, bên cạnh là một tòa tháp hơn mười mấy tầng.
- Bệ hạ, đây chính là Tàng Kinh các của bản tự.
Khuôn Việt dẫn Lý Anh Tú đến một khu nhà sau đại điện nói. Lý Anh Tú nhìn bên ngoài, so với những khu nhà khác thì Tàng Kinh các thấp hơn một chút, nhưng lại có vẻ chắc chắn hơn, dù gió lớn đến đâu cũng không xô đổ được.
Tàng Kinh các: Nơi chứa kinh thư của chùa, mỗi tháng tự động sinh ra một bộ kinh.
Lý Anh Tú âm thầm gật đầu, không biết dị giới này có Phật giáo hay không, tuy nhiên có Tàng Kinh các Đại Việt cũng không cần phải lo thiếu hụt kinh sách. Khuôn Việt nói tiếp.
- Hiện tại bản tự cũng chỉ mới có Thập Nhị bộ kinh: Thế kinh, Ứng tụng, Ký biệt, Phúng tụng, Tự thuyết, Nhân duyên, Thí dụ, Bản sinh, Bản sự, Phương quản, Hi pháp, Luận nghị. Tương lai hẳng sẽ có những bộ kinh lớn hơn.
Lý Anh Tú gật đầu. Phật giáo hắn không quá am hiểu, những bộ kinh hắn cũng chỉ biết tên mấy bộ trong tiểu thuyết như Dịch Chân kinh, Bồ Đề kinh gì đó mà thôi. Hắn nói.
- Tốt lắm. Nơi đây cần phải bảo vệ cẩn thận. Nếu nhà chùa cần gì có thể trực tiếp báo lên phía triều đình, triều đình sẽ toàn lực ủng hộ, hi vọng quý tự có thể phổ độ chúng sinh, cứu giúp bách tính.
Khuôn Việt chắp tay Phật hiệu nói.
- A di đà phật, Bệ hạ có lòng thương dân thực sự là phúc của bách tính.
Thừa Mệnh hoàng đế xuất hiện tại Khai Quốc tự làm bách tính nghe danh kéo đến viếng chùa ngày càng đông, hầu như dân chúng Thăng Long dù là già trẻ lớn bé, dân Việt hay dân bản xứ ai ai cũng đến thăm chùa làm bước khởi đầu cho tinh hoa Phật giáo xâm nhập vào xã hội Đại Việt.
Lý Anh Tú chỉ ở lại Khai Quốc tự một buổi liền về lại Thăng Long. Hắn cũng không có ý định mới Khuôn Việt vào triều đình làm quan, nhiệm vụ chính của Khuôn Việt lúc này chính là ra sức phát triển Phật giáo trong lòng dân chúng, kiến thiết thêm sự đoàn kết giữa Việt tộc và dân bản địa, đây cũng chính là một trong những chính sách “đồng hóa” của hắn.
Lại một tháng nữa trôi qua. Thần dân Đại Việt cũng trải qua cái Tết đầu tiên tại dị giới. Lý Anh Tú không sử dụng Âm lịch mà sử dụng luôn lịch pháp của dị giới. Hai thế giới dù tương đồng nhưng cũng có một chút khác nhau, nếu muốn một lần nữa tính toán lịch pháp thì rất mất thời gian mà Lý Anh Tú cũng không có trong tay nhân tài như vậy. Dù là Tết không theo Âm lịch nhưng các lễ hội vẫn diễn ra trên ba xứ của Đại Việt, bản sắc văn hóa Việt tộc hòa quyện cùng với văn hòa quyện cùng với văn hóa bản địa tạo thành một nét văn hóa đặc biệt cho Đại Việt.
Thừa Mệnh năm thứ hai, tháng một, tuy đã không còn rơi nữa, nông dân bắt đầu ra đồng, nhất là những nông dân bản xứ trồng lúa mạch, mùa đông tuyết rơi xuống, qua mùa xuân chắc chắn sẽ là một mùa bội thu. Cả Đại Việt bắt đẩu rủ bỏ lớp tuyết tan quay lại guồng quay chuẩn bị tất cả vật chất cho chiến tranh. Cả triều đình Đại Việt đều chưa quên sắp đến một kẻ địch mạnh sẽ kéo đến. Đó sẽ lại là một thử thách mới cho Đại Việt.
Lúc này dù trời vẫn còn lạnh nhưng thành trung tâm Thăng Long các công tượng vẫn siêng năng làm việc. Thừa Mệnh hoàng đế đã ra lệnh trong vòng hơn một tháng phải xây dựng xong hoàng cung. Hơn ba trăm công tượng Việt tộc được tập trung cho một công trình đây chính là một công cuộc mở buff chạy theo thời gian. Công tượng Việt tộc làm việc nhanh đến mực dân công người bản địa vận chuyển vật liệu theo không kịp buộc Lữ Gia phải điều đến thêm cho công trường thêm một ngàn nhân công. Dự kiến hoàng cung sẽ được xây dựng hoàn tất vào giữa tháng hai.
Lý Anh Tú lúc này đang ở sống Lục Giang, căn cứ của Thần Sách quân bên cạnh sông Lục Giang. Thần Sách quân hiện tại tổ kiến gồm ba bộ phận ba trăm hải quân lục chiến và một trăm lính thủy, hai trăm dân phu, có bốn chiến thuyền cũng ba chiếc thuyền vận tải. Thần Sách quân vượt ngưỡng trở thành lực lượng quân chính quy đông đảo nhất Đại Việt. Lý Anh Tú chú trọng đến mức tách hai mươi trọng trang binh sĩ, tăng thêm ba mươi binh sĩ nữa gia nhập vào Thần Sách quân.
Phạm Cự Lượng xây một cái đài cao bên cạnh dòng sông, trên sông là bảy chiếc thuyền chở đầy các binh sĩ Thần Sách quân. Hôm nay Thần Sách quân diễn luyện bài tập cơ bản nhất chính là đổ bộ.
Bốn chiến thuyền Đại Việt phân làm hai cánh, thuyền vận tải ở giữa. Thuyền vận tải trong thân lại chứa thêm bốn thuyền con đổ bộ, mỗi thuyền con chở được đến ba mươi người. Theo ý kiến của Lý Anh Tú, Phạm Cự Lượng lập trên bờ những mục tiêu giả định ví làm địch quân, nhiệm vụ của Thần Sách quân là đổ bộ, chiếm lĩnh các vị trí trên bờ.
- Bắn!
Theo hiệu lệnh cờ máy bắn đá cùng sàn nỏ liên tiếp phóng vào các mục tiêu chỉ định. Đá tảng cùng những mũi tên khổng lồ xuyên phá nát bét những mục tiêu trên bờ, đạt được mục đích làm mềm chiến trường.
- Đổ bộ.
Các binh sĩ Thần Sách quân trên các tàu vận tải nhanh chóng nhảy xuống thuyền con chèo vào trong bờ. Mỗi thuyền có mười bộ binh, mười cung tiễn thủ và mười dân phu. Mười hai chiến thuyền cùng một lúc tiến vào bờ xếp theo hình vảy cá tiến lên.
Tác giả :
Hàm Ngư