Đế Chế Đại Việt
Chương 136: Tàu hộ vệ lớp Chu Tước
Nghe Lý Anh Tú nói xong tất cả thuyền sư đều tỏ ra vô cùng bái phục. Lý Anh Tú hỏi.
- Nếu hiện tại tận lực sửa chữa thì trong bao lâu có thể hoàn thành?
Một lão giả có vẻ là thuyền sư có kinh nghiệm nói.
- Bẩm bệ hạ chúng thần cam đoan trong vòng một hai ngày có thể sửa lại theo như ý bệ hạ nói.
Lý Anh Tú hài lòng, một con tàu lớn nếu đặt về thời hiện đại muốn thay đổi kết cấu của nó cũng là một vấn đề, ở đây các thuyền sư tự tin có thể trong hai ngày sửa chữa hoàn tất đủ thấy trình độ của thuyền sư đã rất thiện nghệ, bọn họ chỉ thiếu ý tưởng mà thôi. Lý Anh Tú cười nói.
- Tốt lắm, Trẫm trước mắt ở lại Giác Long ba ngày, hi vọng hai ngày sau có thể thấy được con tàu hoàn chỉnh.
- Tuân lệnh bệ hạ.
Lý Anh Tú tiếp theo lại được Lê Chân dẫn đi sang một cầu tàu khác, nơi đó đang neo đậu một con tàu dài hơn ba mươi mét, ba cột buồm vuông, tuyệt nhiên không có mái chèo nào, tất cả động lực chỉ dựa vào buồm mà thôi, trước mũi tàu lại làm thành hình mũi nhọn kéo dài ra, lại móc thêm một tấm buồm tam giác. Đây chính là lớp tàu mới Lý Anh Tú đích thân vẽ bản vẽ thiết kế sau đó giao cho các thuyền sư nghiên cứu, sau gần hai năm hội tụ đủ điều kiện cuối cùng cũng đã đóng thành công.
Đây là một kiểu hộ tống hạm (friget) đóng theo thiết kế khoảng thế kỷ 17 lúc trước Lý Anh Tú vô tình đọc được. Vào thế kỷ 17 khi súng, pháo đã ngày càng phát triển, các cuộc hải chiến không còn gói gọn trong các vùng biển kín như Địa Trung Hải nữa thì các thuyền buồm lớn dần dần thay thế cho các thuyền gắn mái chèo. Lúc này trào lưu phổ biến chính là những đại chiến thuyền hay thuyền chiến tuyến (ship of the line) với hàng trăm khẩu pháo từ 18 pound đến 36 pound thậm chí còn hơn nữa, nhưng những thuyền chiến này di chuyển chậm, thiếu sự cơ động, nên người ta đẻ ra một loại tàu nhỏ hơn, nhẹ hơn, cơ động hơn, trang bị từ 26 khẩu pháo 9 pound di chuyển hai bên sườn đội hình vừa bảo vệ các tàu chiến tuyến vừa có nhiệm vụ do thám, cảnh giới, đó chính là tiền thân của lớp tàu friget hay còn gọi là hộ tống hạm về sau là khu trục hạm.
Lý Anh Tú cũng rất muốn đóng những tàu chiến tuyến nhưng kỹ thuật đóng tàu, kỹ thuật đúc pháo hiện tại của Đại Việt chưa cho phép điều đó, thậm chí đến Bravia cũng chưa thể đóng các tàu chiến như thế được. Nên Lý Anh Tú ưu tiên chọn lựa kiểu hộ tống hạm này, với khả năng của Đại Việt, tuy nhiên bởi kỹ thuật đúc súng chưa hoàn thiện Lý Anh Tú chỉ đành sử dụng M102 với khối lượng khá nặng, nên tàu cũng chỉ được trang bị hai mươi ổ M102. Lý Anh Tú hiện đang muốn Hồ Nguyên Trừng nghiên cứu đóng các loại pháo nhẹ hơn để có thể tăng cường hỏa lực cho tàu chiến Đại Việt.
Học thuyết của Lý Anh Tú khá đơn giản, Đại Việt hiện tại không đủ khả năng, cũng không đủ năng lực nuôi chiến hạm lớn, thay vì vậy hắn ưu tiên sử dụng các chiến hạm nhỏ, nhanh nhưng trang bị pháo cỡ hơn 100 li đạn vừa đủ để bắn thủng tàu đối phương, lại có thể bắn xa, bắn xong liền sử dụng sự cơ động để mà bỏ chạy, kéo dài khoảng cách với đối thủ, dùng sự cơ động của mình mà quần chết đối thủ. Nhưng nhược điểm của thuyền chiến Đại Việt cũng sẽ rất rõ, thiếu khuyết hỏa lực lớn, khả năng đi biển, chịu đựng thời tiết sẽ kém hơn nhưng Lý Anh Tú cũng đành chịu, khả năng của Đại Việt hiện cũng chỉ có thể làm đến vậy.
Lý Anh Tú đi khắp con tàu, về cơ bản đúng như Lý Anh Tú yêu cầu, tàu có hai tầng pháo, một trên boong và một ở trên sàn tàu, thực ra hắn muốn trang bị nhiều pháo hơn nhưng vì sự cơ động của tàu nên hắn cũng đành chịu. Lý Anh Tú cũng không thể như Bravia trực tiếp đem mười mấy khẩu M202 nặng mấy tấn lên tàu chiến, chỉ một loạt đạn đồng loạt của ba mươi chiến hạm trực tiếp hủy diệt luôn tàu của Gemanic.
Lý Anh Tú dạo một vòng con tàu liền hỏi.
- Tàu này cải tạo lại giống như lúc nãy Trẫm nói có thể chứ?
Các thuyền sư vội gật đầu nói.
- Bẩm bệ hạ, tuyệt đối không có việc gì. Chỉ cần một ngày liền có thể hoàn thành.
Bởi thuyền chiến Đại Việt nhỏ hơn nên sửa chữa lại cũng nhanh hơn. Lý Anh Tú gật đầu nói.
- Vậy thì sửa lại. Bây giờ Trẫm muốn ra khơi.
- Tuân lệnh bệ hạ.
Ba tầng cánh buồm của ba cột buồm được căng lên đón gió từ từ đi ra khỏi vịnh. Lý Anh Tú dẫn theo mấy người đi lại trên tàu, sàn tàu khá rộng rãi, thuận tiện cho việc di chuyển cũng như chiến đấu. Lê Chân nói.
- Bẩm bệ hạ, chiến hạm hiện có thể một lúc chứa được một trăm năm mươi binh lính, nếu dùng để vận tải mà nói có thể lên đến gần ba trăm người.
Lý Anh Tú gật đầu. Một tàu chiến không phải nhét đầy lính vào liền có thể, nhất là loại tàu này dùng để đi biển xa, tàu còn phải có chỗ nghỉ ngơi cho binh sĩ, kho chứa đồ, nơi treo thuyền đổ bộ, thuyền cứu hộ, nơi chiến đấu,… thực chiến có thể chưa được một trăm năm mươi binh lính đã là rất tốt.
Ra khỏi vịnh, các cánh buồm lập tức căng lên. Phải nói rằng biển Bắc là một vùng biển động, dù là lúc êm ả nhất thì gió biển cũng đến cấp bốn, cấp năm, do đó thuyền mái chèo khả năng chống sóng biển, động lực dựa vào sức nười mà nói tuyệt đối không chiếm được ưu thế. Do đó các thuyền Mông Đồng, Lâu thuyền dùng để bảo vệ bên trong vịnh, chiến đấu bên các vùng sông còn có thể, ra biển Bắc tuyệt đối không chiếm được tiện nghi, đó cũng là lý do vì sao Lý Anh Tú đốc thúc đóng thuyển kiểu mới là như vậy.
Lý Anh Tú đứng trên mũi tàu, gió biển thổi phần phật tung bay áo choàng trắng phía sau, tiếc là Lý Anh Tú không có thói quen để tóc dài, tóc hắn trước giờ luôn bị cắt trụi lũi đấy (lưu ý ở đây là cắt ngắn chứ không phải cắt đầu đinh) nếu không tuyệt đối sẽ rất đẹp trai. Lý Anh Tú hỏi.
- Tàu có thể di chuyển với tốc độ bao nhiêu?
Thuyền sư liên bước lên đáp.
- Bẩm bệ hạ, điều này còn phải cần tùy theo sức gió, với sức gió hiện tại tàu có vận tốc là mười ba hải lý, nếu gió mạnh hơn còn có thể tăng hơn nữa.
Lý Anh Tú gật gù hài lòng, đối với một chiếc thuyền buồm lớn như thế này di chuyển với tốc độ 13 hải lý trong thời tiết thế này đã là rất nhanh rồi. Lý Anh Tú nói.
- Các ngươi có thể đóng tàu như thế này lớn hơn không?
Thuyền sư vội vã trả lời.
- Bẩm bệ hạ, đây chỉ là mẫu đóng thử nên vẫn còn hạn chế, dựa theo số gỗ nhập về chúng thần ước chừng có thể đóng một con tàu dài năm mươi mét.
Lý Anh Tú a một tiếng bất ngờ, có thể đóng tàu dài năm mươi mét đã tương đương với một chiến hạm lớn, phải biết đến thế kỷ 16 chiến hạm Great Harry của Anh quốc rồi, loại này có thể trang bị đến 43 khẩu pháo hạng nặng cùng hơn một trăm khẩu pháo nhỏ các loại đây, thậm chí thủy thủ đoàn của nó cũng xấp xỉ ngàn người đây.
Thế nhưng vui mừng không mấy chốc thuyền sư liền tạt cho hắn một gáo nước lạnh.
- Thế nhưng thiết kế tàu còn cần thời gian để nghiên cứu, cùng vũ khí phối tạo, chúng thần nhiều lắm chỉ đóng được tàu vận tải lớn như vậy, nếu nói chiến hạm còn cần phải có thời gian.
Thiết kế tàu vận tải và chiến hạm là hai phạm trù khác nhau. Tàu vận tải chủ ý đến tải trọng mà thôi, chiến hạm còn phải tính đến khả năng cân bằng, khả năng phối trí vũ khí,… nếu không nhỡ đâu vài chục khẩu pháo đồng loạt khai hỏa thì vui rồi nhẹ nhất chính là toàn bộ đạn pháo đều bắn lên trời mà tệ nhất chính là tàu bị lật úp. Bởi vậy chơi hải quân chính là đòi hỏi tiền bạc và thời gian.
Lý Anh Tú lần này không thể giúp được gì, bởi vì về thuyền chiến hắn tự nhận bản thân mình cực kì ít nghiên cứu, bản thiết kế lần này chỉ là một lần hắn vô tình đọc được mà thôi. Lý Anh Tú nói.
- Vậy nếu theo kiểu thiết kế này khanh có thể đóng ra cho Trẫm thuyền dài bao nhiêu?
Thuyền sư như một bộ đã tính trước liền nói.
- Bẩm bệ hạ, chúng thần đã từng thảo luận, tính toán cuối cùng đưa ra kết luận rằng hiện tại chúng thần có thể đóng chiến hạm dài chừng bốn mươi mét, trang bị mỗi bên mạn tàu mười lăm ổ M102.
Lý Anh Tú tính toán một chút, hiện tại M102 vẫn còn khá nặng, nếu trang bị thêm súng pháo lên cho tàu sẽ ảnh hưởng cực lớn đến khả năng cơ động là ưu điểm của chiến hạm, cái được không bù được cái mất. Lý Anh Tú nói.
- Không cần, trước mắt các ngươi cứ đóng loại thuyền này, Trẫm đặt tên cho lớp tàu này là hộ vệ hạm lớp Chu Tước. Các ngươi đại khái một chiếc đóng trong thời gian bao lâu?
- Bẩm bệ hạ, mỗi ụ tàu toàn lực đóng mà nói mỗi hai mươi ngày có thể đóng thành một chiếc, thêm thời gian phối trí vũ khí, thử nghiệm sai biệt lắm ba mươi ngày thì một chiếc tàu có thể bàn giao cho thủy sư.
Thuyền sư nghe vậy liền vui mừng nói. Danh tiếng đặt tên của bệ hạ cực kì nát đã loan truyền đến Giác Long xứ, đến Công bộ thị lang Hồ Nguyên Trừng chế tạo ra thần cơ hỏa sang còn bị bệ hạ đổi tên lại thành M202, bọn hắn đã chuẩn bị trước tâm lý đứa con cưng của họ bị đặt tên theo những con số, không ngờ bệ hạ lại có thể đối với bọn hắn khai ân đặt cho một cái tên mĩ miều như vậy.
- Nếu hiện tại tận lực sửa chữa thì trong bao lâu có thể hoàn thành?
Một lão giả có vẻ là thuyền sư có kinh nghiệm nói.
- Bẩm bệ hạ chúng thần cam đoan trong vòng một hai ngày có thể sửa lại theo như ý bệ hạ nói.
Lý Anh Tú hài lòng, một con tàu lớn nếu đặt về thời hiện đại muốn thay đổi kết cấu của nó cũng là một vấn đề, ở đây các thuyền sư tự tin có thể trong hai ngày sửa chữa hoàn tất đủ thấy trình độ của thuyền sư đã rất thiện nghệ, bọn họ chỉ thiếu ý tưởng mà thôi. Lý Anh Tú cười nói.
- Tốt lắm, Trẫm trước mắt ở lại Giác Long ba ngày, hi vọng hai ngày sau có thể thấy được con tàu hoàn chỉnh.
- Tuân lệnh bệ hạ.
Lý Anh Tú tiếp theo lại được Lê Chân dẫn đi sang một cầu tàu khác, nơi đó đang neo đậu một con tàu dài hơn ba mươi mét, ba cột buồm vuông, tuyệt nhiên không có mái chèo nào, tất cả động lực chỉ dựa vào buồm mà thôi, trước mũi tàu lại làm thành hình mũi nhọn kéo dài ra, lại móc thêm một tấm buồm tam giác. Đây chính là lớp tàu mới Lý Anh Tú đích thân vẽ bản vẽ thiết kế sau đó giao cho các thuyền sư nghiên cứu, sau gần hai năm hội tụ đủ điều kiện cuối cùng cũng đã đóng thành công.
Đây là một kiểu hộ tống hạm (friget) đóng theo thiết kế khoảng thế kỷ 17 lúc trước Lý Anh Tú vô tình đọc được. Vào thế kỷ 17 khi súng, pháo đã ngày càng phát triển, các cuộc hải chiến không còn gói gọn trong các vùng biển kín như Địa Trung Hải nữa thì các thuyền buồm lớn dần dần thay thế cho các thuyền gắn mái chèo. Lúc này trào lưu phổ biến chính là những đại chiến thuyền hay thuyền chiến tuyến (ship of the line) với hàng trăm khẩu pháo từ 18 pound đến 36 pound thậm chí còn hơn nữa, nhưng những thuyền chiến này di chuyển chậm, thiếu sự cơ động, nên người ta đẻ ra một loại tàu nhỏ hơn, nhẹ hơn, cơ động hơn, trang bị từ 26 khẩu pháo 9 pound di chuyển hai bên sườn đội hình vừa bảo vệ các tàu chiến tuyến vừa có nhiệm vụ do thám, cảnh giới, đó chính là tiền thân của lớp tàu friget hay còn gọi là hộ tống hạm về sau là khu trục hạm.
Lý Anh Tú cũng rất muốn đóng những tàu chiến tuyến nhưng kỹ thuật đóng tàu, kỹ thuật đúc pháo hiện tại của Đại Việt chưa cho phép điều đó, thậm chí đến Bravia cũng chưa thể đóng các tàu chiến như thế được. Nên Lý Anh Tú ưu tiên chọn lựa kiểu hộ tống hạm này, với khả năng của Đại Việt, tuy nhiên bởi kỹ thuật đúc súng chưa hoàn thiện Lý Anh Tú chỉ đành sử dụng M102 với khối lượng khá nặng, nên tàu cũng chỉ được trang bị hai mươi ổ M102. Lý Anh Tú hiện đang muốn Hồ Nguyên Trừng nghiên cứu đóng các loại pháo nhẹ hơn để có thể tăng cường hỏa lực cho tàu chiến Đại Việt.
Học thuyết của Lý Anh Tú khá đơn giản, Đại Việt hiện tại không đủ khả năng, cũng không đủ năng lực nuôi chiến hạm lớn, thay vì vậy hắn ưu tiên sử dụng các chiến hạm nhỏ, nhanh nhưng trang bị pháo cỡ hơn 100 li đạn vừa đủ để bắn thủng tàu đối phương, lại có thể bắn xa, bắn xong liền sử dụng sự cơ động để mà bỏ chạy, kéo dài khoảng cách với đối thủ, dùng sự cơ động của mình mà quần chết đối thủ. Nhưng nhược điểm của thuyền chiến Đại Việt cũng sẽ rất rõ, thiếu khuyết hỏa lực lớn, khả năng đi biển, chịu đựng thời tiết sẽ kém hơn nhưng Lý Anh Tú cũng đành chịu, khả năng của Đại Việt hiện cũng chỉ có thể làm đến vậy.
Lý Anh Tú đi khắp con tàu, về cơ bản đúng như Lý Anh Tú yêu cầu, tàu có hai tầng pháo, một trên boong và một ở trên sàn tàu, thực ra hắn muốn trang bị nhiều pháo hơn nhưng vì sự cơ động của tàu nên hắn cũng đành chịu. Lý Anh Tú cũng không thể như Bravia trực tiếp đem mười mấy khẩu M202 nặng mấy tấn lên tàu chiến, chỉ một loạt đạn đồng loạt của ba mươi chiến hạm trực tiếp hủy diệt luôn tàu của Gemanic.
Lý Anh Tú dạo một vòng con tàu liền hỏi.
- Tàu này cải tạo lại giống như lúc nãy Trẫm nói có thể chứ?
Các thuyền sư vội gật đầu nói.
- Bẩm bệ hạ, tuyệt đối không có việc gì. Chỉ cần một ngày liền có thể hoàn thành.
Bởi thuyền chiến Đại Việt nhỏ hơn nên sửa chữa lại cũng nhanh hơn. Lý Anh Tú gật đầu nói.
- Vậy thì sửa lại. Bây giờ Trẫm muốn ra khơi.
- Tuân lệnh bệ hạ.
Ba tầng cánh buồm của ba cột buồm được căng lên đón gió từ từ đi ra khỏi vịnh. Lý Anh Tú dẫn theo mấy người đi lại trên tàu, sàn tàu khá rộng rãi, thuận tiện cho việc di chuyển cũng như chiến đấu. Lê Chân nói.
- Bẩm bệ hạ, chiến hạm hiện có thể một lúc chứa được một trăm năm mươi binh lính, nếu dùng để vận tải mà nói có thể lên đến gần ba trăm người.
Lý Anh Tú gật đầu. Một tàu chiến không phải nhét đầy lính vào liền có thể, nhất là loại tàu này dùng để đi biển xa, tàu còn phải có chỗ nghỉ ngơi cho binh sĩ, kho chứa đồ, nơi treo thuyền đổ bộ, thuyền cứu hộ, nơi chiến đấu,… thực chiến có thể chưa được một trăm năm mươi binh lính đã là rất tốt.
Ra khỏi vịnh, các cánh buồm lập tức căng lên. Phải nói rằng biển Bắc là một vùng biển động, dù là lúc êm ả nhất thì gió biển cũng đến cấp bốn, cấp năm, do đó thuyền mái chèo khả năng chống sóng biển, động lực dựa vào sức nười mà nói tuyệt đối không chiếm được ưu thế. Do đó các thuyền Mông Đồng, Lâu thuyền dùng để bảo vệ bên trong vịnh, chiến đấu bên các vùng sông còn có thể, ra biển Bắc tuyệt đối không chiếm được tiện nghi, đó cũng là lý do vì sao Lý Anh Tú đốc thúc đóng thuyển kiểu mới là như vậy.
Lý Anh Tú đứng trên mũi tàu, gió biển thổi phần phật tung bay áo choàng trắng phía sau, tiếc là Lý Anh Tú không có thói quen để tóc dài, tóc hắn trước giờ luôn bị cắt trụi lũi đấy (lưu ý ở đây là cắt ngắn chứ không phải cắt đầu đinh) nếu không tuyệt đối sẽ rất đẹp trai. Lý Anh Tú hỏi.
- Tàu có thể di chuyển với tốc độ bao nhiêu?
Thuyền sư liên bước lên đáp.
- Bẩm bệ hạ, điều này còn phải cần tùy theo sức gió, với sức gió hiện tại tàu có vận tốc là mười ba hải lý, nếu gió mạnh hơn còn có thể tăng hơn nữa.
Lý Anh Tú gật gù hài lòng, đối với một chiếc thuyền buồm lớn như thế này di chuyển với tốc độ 13 hải lý trong thời tiết thế này đã là rất nhanh rồi. Lý Anh Tú nói.
- Các ngươi có thể đóng tàu như thế này lớn hơn không?
Thuyền sư vội vã trả lời.
- Bẩm bệ hạ, đây chỉ là mẫu đóng thử nên vẫn còn hạn chế, dựa theo số gỗ nhập về chúng thần ước chừng có thể đóng một con tàu dài năm mươi mét.
Lý Anh Tú a một tiếng bất ngờ, có thể đóng tàu dài năm mươi mét đã tương đương với một chiến hạm lớn, phải biết đến thế kỷ 16 chiến hạm Great Harry của Anh quốc rồi, loại này có thể trang bị đến 43 khẩu pháo hạng nặng cùng hơn một trăm khẩu pháo nhỏ các loại đây, thậm chí thủy thủ đoàn của nó cũng xấp xỉ ngàn người đây.
Thế nhưng vui mừng không mấy chốc thuyền sư liền tạt cho hắn một gáo nước lạnh.
- Thế nhưng thiết kế tàu còn cần thời gian để nghiên cứu, cùng vũ khí phối tạo, chúng thần nhiều lắm chỉ đóng được tàu vận tải lớn như vậy, nếu nói chiến hạm còn cần phải có thời gian.
Thiết kế tàu vận tải và chiến hạm là hai phạm trù khác nhau. Tàu vận tải chủ ý đến tải trọng mà thôi, chiến hạm còn phải tính đến khả năng cân bằng, khả năng phối trí vũ khí,… nếu không nhỡ đâu vài chục khẩu pháo đồng loạt khai hỏa thì vui rồi nhẹ nhất chính là toàn bộ đạn pháo đều bắn lên trời mà tệ nhất chính là tàu bị lật úp. Bởi vậy chơi hải quân chính là đòi hỏi tiền bạc và thời gian.
Lý Anh Tú lần này không thể giúp được gì, bởi vì về thuyền chiến hắn tự nhận bản thân mình cực kì ít nghiên cứu, bản thiết kế lần này chỉ là một lần hắn vô tình đọc được mà thôi. Lý Anh Tú nói.
- Vậy nếu theo kiểu thiết kế này khanh có thể đóng ra cho Trẫm thuyền dài bao nhiêu?
Thuyền sư như một bộ đã tính trước liền nói.
- Bẩm bệ hạ, chúng thần đã từng thảo luận, tính toán cuối cùng đưa ra kết luận rằng hiện tại chúng thần có thể đóng chiến hạm dài chừng bốn mươi mét, trang bị mỗi bên mạn tàu mười lăm ổ M102.
Lý Anh Tú tính toán một chút, hiện tại M102 vẫn còn khá nặng, nếu trang bị thêm súng pháo lên cho tàu sẽ ảnh hưởng cực lớn đến khả năng cơ động là ưu điểm của chiến hạm, cái được không bù được cái mất. Lý Anh Tú nói.
- Không cần, trước mắt các ngươi cứ đóng loại thuyền này, Trẫm đặt tên cho lớp tàu này là hộ vệ hạm lớp Chu Tước. Các ngươi đại khái một chiếc đóng trong thời gian bao lâu?
- Bẩm bệ hạ, mỗi ụ tàu toàn lực đóng mà nói mỗi hai mươi ngày có thể đóng thành một chiếc, thêm thời gian phối trí vũ khí, thử nghiệm sai biệt lắm ba mươi ngày thì một chiếc tàu có thể bàn giao cho thủy sư.
Thuyền sư nghe vậy liền vui mừng nói. Danh tiếng đặt tên của bệ hạ cực kì nát đã loan truyền đến Giác Long xứ, đến Công bộ thị lang Hồ Nguyên Trừng chế tạo ra thần cơ hỏa sang còn bị bệ hạ đổi tên lại thành M202, bọn hắn đã chuẩn bị trước tâm lý đứa con cưng của họ bị đặt tên theo những con số, không ngờ bệ hạ lại có thể đối với bọn hắn khai ân đặt cho một cái tên mĩ miều như vậy.
Tác giả :
Hàm Ngư