Đầu Anh Lại Xanh Rồi
Chương 3: Cuộc đời lận đận
Diệp Tô ôm hộp cơm thở dài.
Chắc chắn là Tống Tử Quan Âm cũng cảm thấy đời này Kỷ Hằng cưới nhiều thiếp thất mà không sinh được con trai, lại nhận của cô nhiều tiền nhang đèn như vậy nên ngại không thể bỏ qua nguyện vọng của cô, vì vậy nhân lúc cô xuống núi thì đẩy một cái, để cô rớt xuống sườn núi, rồi rớt tới thế giới hiện tại luôn.
Ở triều Đại Lương, lúc Diệp Tô ngã xuống sườn núi chỉ mới vừa mười chín tuổi, gả cho Kỷ Hằng được năm năm.
Ở thế kỷ hai mươi mốt, Diệp Tô lớn tuổi hơn một chút, nhưng lại độc thân từ lúc chui ra khỏi bụng mẹ đến giờ.
Tiếu Vũ có nói, phụ nữ ở đây, đặc biệt là phụ nữ trong nghề này, người bốn mươi tuổi chưa kết hôn có rất nhiều, đừng nói mới mười bốn tuổi. Ở đây, nếu ai dám lấy một cô gái nhỏ mười bốn tuổi làm vợ thì sẽ bị tống vào tù.
Nhà tù chính là đại lao, Diệp Tô suy nghĩ một hồi mới hiểu được.
Khi còn nhỏ cô có đến đại lao, đi gặp mặt người cha ma men sau khi uống rượu rồi gây sự giết người lần cuối cùng.
Mẹ của Diệp Tô là kỹ nữ thanh lâu, hoàn lương theo cha cô một thời gian, sau đó bắt đầu chê bai cha cô không có bản lĩnh kiếm tiền, sau khi sinh cô xong thì trở về thanh lâu làm nghề cũ.
Cô không biết dáng vẻ của mẹ mình trông như thế nào, cha thì lại luôn uống rượu bỏ mặc cô, nên từ nhỏ Diệp Tô đã ăn cơm của trăm nhà mà lớn lên. Trần gia một ngụm, Lý gia một muỗng, từ đó cô luyện được khả năng nhìn mặt đoán ý.
Trước khi cha cô qua đời, ông đã rơi nước mắt gửi gắm cô cho cô cô ruột chăm nom. Người cô cô này sau khi nhận khoản tiền cuối cùng của cha Diệp Tô, ngoài mặt thì đồng ý, nào ngờ vừa nắm tay cô ra khỏi đại lao đã bán cô đi. Khi bán xong, cô cô ruột còn đếm số bạc bán được trước mặt Diệp Tô, sau đó cô thèm ăn một xâu kẹo hồ lô, bà ta cũng không mua cho cô.
Năm mười hai tuổi, Diệp Tô bị đổi qua tay mấy người. Ban đầu là đi thanh lâu, Diệp Tô biết thanh lâu là gì, bởi vì khi còn nhỏ những đứa trẻ khác đều không muốn chơi với cô, còn lấy đá ném cô nữa. Bọn họ nói mẹ cô là nữ nhân xấu ở thanh lâu, nữ nhân xấu móc tiền từ túi của đàn ông.
Diệp Tô không muốn làm nữ nhân xấu, không muốn tới thanh lâu, cô lấy bùn trét lên mặt, mắt giật miệng méo giả làm người vừa xấu xí vừa hôi thối. Tú bà ở thanh lâu nhìn dáng vẻ của cô thì bóp mũi che miệng không mua, bọn buôn người lôi cô ra khỏi thanh lâu, giận dữ phun một bãi nước bọt vào cô. Vòng qua vòng lại bọn chúng bán cô đến Kỷ phủ là nha hoàn.
Đến tận bây giờ Diệp Tô vẫn còn nhớ như in hình ảnh bọn buôn người kia vừa ước lượng số bạc trong tay vừa dùng một cái tay khác sờ mông cô, bọn chúng cười nhe hàm răng vàng khè, nước miếng tanh hôi văng đầy mặt cô mà nói: “Ngươi tuy xấu xí nhưng lại có phúc, Kỷ gia chính là hoàng thương, bạc vào nhà như nước sông không ngừng chảy. Dù ngươi đến Kỷ gia làm một con chó thì đời này cũng không phải lo chuyện ăn uống đâu.”
Diệp Tô vào Kỷ gia, cô không thấy bạc vào như nước sông chảy, nhưng lại được ăn một bữa cơm ngon nhất từ lúc cô sinh ra đến bây giờ. Cụ thể là món gì thì cô đã quên, cô chỉ nhớ tối ấy bụng cô căng lên một vòng, sau đó cô biết được, những món ăn này là đồ ăn của những hạ nhân thấp kém nhất Kỷ phủ.
Diệp Tô được phân công tới nhà bếp phụ nhóm lửa. Tuy cô nhỏ tuổi nhưng lại rất siêng năng, cô sẵn lòng giúp người khác mỗi khi rảnh rỗi, cái miệng thì ngọt như được bôi mật, hở ra là ca ca, thẩm thẩm mà gọi. Các bà tử ở nhà bếp đều rất thích cô, hay lén đưa những món ăn thừa của chủ tử cho cô ăn.
Diệp Tô vừa ăn ngấu nghiến những món ăn chỉ mới chạm một lần đũa vừa mắng thầm trong lòng, không biết tên đáng giết ngàn đao nào lại bỏ phí thức ăn, kiến sau chắc chắn sẽ chết vì đói.
Sau đó cô còn học chữ, nói hành động như vậy còn có thể gọi là “Phí phạm của trời” —— là tên đáng giết ngàn đao kia dạy cô.
Hơn nữa cô còn gả cho cái tên đáng giết ngàn đao đó.
Sự việc là như thế này, vào một ngày nào đó, không biết Đại tiểu thư của Kỷ gia nổi lên hứng thú gì mà lại muốn đến nhà bếp nấu ăn, bà tử ở nhà bếp để Diệp Tô đến hầu hạ, phải biểu hiện thật tốt. Cô còn nhỏ, nếu lúc này hầu hạ chủ tử vừa lòng, nói không chừng sau này có thể được điều đến nội viện làm việc.
Kỷ Như vừa nhìn thấy Diệp Tô ôm một đống củi đến thì lập tức đánh giá cô từ đầu đến chân, từ trong ra ngoài, lăn qua lộn lại mấy lần. Sau đó đồ ăn còn chưa nấu đã quyết định đưa nha đầu này cho đệ đệ Kỷ Hằng làm thiếp.
Diệp Tô nhớ rõ lý do được chọn, vì cô có tướng mạo cốt cách đoan chính nhất trong số những người Kỷ Như từng gặp, thân thể lại cân xứng, nữ nhân như vậy dễ nuôi.
Diệp Tô mười bốn tuổi phủ tấm vải đỏ trên đầu được đưa lên giường của Kỷ Hằng 19 tuổi. Đêm hôm đó cô khóc sướt mướt làm Kỷ Hằng luống cuống tay chân, sau khi mọi chuyện xong xuôi, cô từ một nha hoàn nhóm lửa trở thành một nửa chủ tử.
Cô làm thiếp năm năm.
Năm năm này có thay đổi rất lớn, Kỷ lão gia bị bệnh nặng bèn muốn thiếu gia Kỷ Hằng cưới vợ để xung hỉ. Vốn dĩ đã đính ước với tiểu thư của Vương gia, nào ngờ trước thành thân một ngày, tiểu thư Vương gia lại cùng một gia đinh không chút tiếng tăm trong phủ bỏ trốn. Trên đường bỏ trốn bọn họ lại gặp sơn tặc, cả hai đều bị giết.
Chuyện vui không thành, không bao lâu sau Kỷ lão gia nhắm mắt xuôi tay, Kỷ Hằng trẻ tuổi liền trở thành lão gia mới nhậm chức của Kỷ gia, tiếp nhận việc kinh doanh và lượng bạc vô tận của Kỷ gia.
Qua một năm nữa, tỷ tỷ Kỷ Như lớn hơn Kỷ Hằng mười tuổi bỏ người phu quân muốn nạp thiếp, dọn về Kỷ gia, đem theo một đứa con trai.
Lúc Diệp Tô nhìn Kỷ Như ôm con trai ngẩng đầu ưỡn ngực trở về Kỷ gia thì vô cùng cảm khái. Đệ đệ của cô nạp nhiều thiếp như vậy, sao cô lại không cho chúng ta bỏ hắn.
Bấy giờ trong bữa cơm thì thiếp thất của Kỷ Hằng đã có thể ngồi đầy một bàn. Những thiếp thất đó có nhiều người là do ngoại tổ mẫu của Kỷ Hằng chọn, nhiều người do Kỷ Như chọn cho hắn, còn có nhiều người do hắn thuận tay chọn từ trong một đám cô nương ra.
Sau khi Kỷ Hằng chính thức tiếp quản gia nghiệp của Kỷ phủ thì rất bận rộn, thường xuyên phải đi khắp cả nước để mua bán, quanh năm suốt tháng chỉ có khoảng một nửa thời gian ở trong phủ.
Những lúc Kỷ Hằng không có trong phủ, một bàn thiếp thất thay nhau ngáng chân đối phương, ngươi hại ta, ta bôi nhọ ngươi, nói không được thì đi tìm Kỷ Như cáo trạng.
Kỷ Hằng không có chính thê, trong lúc hắn ra ngoài thì mọi việc lớn nhỏ trong nhà đều do Kỷ Như quản.
Khi Kỷ Hằng ở trong phủ, những thiếp này không có thời gian rảnh để đấu đá, mỗi người đều cố hết sức trang điểm, vẽ mắt kẻ mi, dồn hết lực muốn quyến rũ Kỷ Hằng đến chỗ mình.
Vì Kỷ Như đã không ít lần hoặc nói thẳng hoặc ngầm ám chỉ, trong số bọn họ, ai có thể sinh con trai cho Kỷ Hằng trước thì người đó sẽ được ngồi lên vị trí phu nhân của Kỷ gia.
Nhưng mà cũng kỳ lạ, mấy năm gần đây, những thiếp thất trong Kỷ phủ không thấy bụng ai có động tĩnh gì. Tuy Kỷ Hằng phải thường xuyên ra ngoài buôn bán, nhưng những ngày hắn ở trong phủ cũng không ít, cho nên vấn đề sinh con trai này, Diệp Tô cảm thấy Kỷ Hằng có vấn đề.
Những nữ nhân trong Kỷ phủ đều nghĩ cách để mang thai, sinh con trai để được làm Kỷ phu nhân, Diệp Tô cũng muốn làm Kỷ phu nhân. Lần này Kỷ Hằng đi buôn bán ở Kim Lăng, cô bèn lén ra ngoài đi chùa Vân Sơn thắp hương, cầu xin Bồ Tát phù hộ lúc hắn trở về có thể làm cho cô mang thai con trai.
Diệp Tô cảm thấy một, hai con trai thì địa vị chắc cũng không vững, nên đành quyên thật nhiều tiền nhang đèn, tham lam cầu Tống Tử Quan Âm ban cho ba đứa con trai. Kết quả lần cầu nguyện này là cầu được mình tới thế kỉ hai mươi mốt, linh hồn nhỏ bé nhập vào một đào kép trông giống cô như đúc.
Cô làm đào kép ở đây cũng sắp được một tháng rồi.
Diệp Tô ăn cơm xong thì uống một ngụm trà sữa do Tiếu Vũ đưa.
Vị ngọt của sữa pha lẫn vị trà, còn có hạt trân châu có thể nhai, uống ngon hơn Tuyết đỉnh hàm thúy mà Kỷ Hằng cho cô.
Buổi chiều có tất cả ba phân cảnh, Dương Dĩ Trừng có hai cảnh, Diệp Tô một cảnh. Tiếu Vũ mở kịch bản đọc cho Diệp Tô phân cảnh phải diễn vào buổi chiều.
Có hai bản kịch bản, Tiếu Vũ một bản, Diệp Tô một bản. Tiếu Vũ đọc qua một lần, Diệp Tô cũng hiểu đại khái ý nghĩa của mặt chữ, cô dùng bút dạ quang tô phần lời thoại của mình, lại lấy bút đỏ đánh dấu những biểu hiện quan trọng, viết một số ý tưởng nên diễn như thế nào, nên khóc hay cười, phải khóc như thế nào, phải cười ra sao.
Diệp Tô nhận biết được mặt chữ, sau khi gả đi thì Kỷ Hằng dạy cô nên cô biết viết, Kỷ Hằng đã từng cầm tay dạy cô viết tên mình.
“Thì ra làm thiếp ở Kỷ phủ còn phải biết nhìn biết viết chữ.” Năm đó, khi Diệp Tô bị Kỷ Hằng canh chừng bắt cô chép ‘Thiên tự văn’ đã từng suy nghĩ: “Kỷ Hằng có không ít thiếp thất, sau này có thể sẽ càng nhiều, nếu hắn từng bước cầm tay dạy như thế này thì có thể dạy hết sao?”
Tiếu Vũ chồm qua nhìn Diệp Tô viết ghi chú trên kịch bản.
“Tô Tô, thì ra cậu viết chữ phồn thể.”
“Hả?” Diệp Tô dừng bút, chữ phồn thể là cái gì?
Tiếu Vũ hút một ngụm trà sữa đầy, vừa nhai trân châu vừa nói: “Tô Tô, không ngờ cậu viết chữ phồn thể đẹp như vậy, trước kia cậu viết hay ký tên đều giống như chó cào vậy.”
Diệp Tô: “…”
Ly trà sữa trong tay Tiếu Vũ chỉ còn một ít ở đáy, bị cô hút đến nỗi phát ra tiếng rột rột.
“Ngày mai nếu chú Lục trở về đoàn, anh ấy là người Đài Loan, nói không chừng sẽ bắt cậu cùng viết chữ phồn thể với anh ấy đó.”
“Lục Thừa sắp về đoàn ư?” Diệp Tô thiếu chút nữa đã cắm ống hút từ miệng vào mũi.
Chú Lục tên là Lục Thừa, bởi vì đã hơn 30 tuổi, người cũng hiền hòa, cho nên fans và bạn bè của anh đều thích gọi anh một tiếng chú Lục. Lục Thừa là nam chính diễn vai Hoàng đế trong《Trường Ca》, Diệp Tô đóng vai Trân Phi của Hoàng đế, trong phim cô và Dương Dĩ Trừng tranh nhau đến chết đi sống lại.
“Mình đọc kịch bản thấy sau này cậu và chú Lục có không ít cảnh diễn cùng nhau đấy. Tô Tô, phải diễn cho tốt nha. Lần trước cậu diễn cảnh khóc trước mặt anh ấy thật sự quá tốt.”
Diệp Tô nghĩ đến mấy phân cảnh sau này của kịch bản thì cảm thấy đau đầu, lòng cô đột nhiên trống rỗng, như là sắp làm chuyện gì trái với lương tâm vậy.
“Kỷ Hằng, chàng đừng tức giận nha, coi như thiếp đã chết rồi, là thiếp không có duyên phận sinh cho chàng ba đứa con trai.”
“Không đúng, ở thế giới kia chắc chắn mình đã chết rồi, ngã xuống vách núi thì sẽ tan xương nát thịt đó.”
Chắc chắn là Tống Tử Quan Âm cũng cảm thấy đời này Kỷ Hằng cưới nhiều thiếp thất mà không sinh được con trai, lại nhận của cô nhiều tiền nhang đèn như vậy nên ngại không thể bỏ qua nguyện vọng của cô, vì vậy nhân lúc cô xuống núi thì đẩy một cái, để cô rớt xuống sườn núi, rồi rớt tới thế giới hiện tại luôn.
Ở triều Đại Lương, lúc Diệp Tô ngã xuống sườn núi chỉ mới vừa mười chín tuổi, gả cho Kỷ Hằng được năm năm.
Ở thế kỷ hai mươi mốt, Diệp Tô lớn tuổi hơn một chút, nhưng lại độc thân từ lúc chui ra khỏi bụng mẹ đến giờ.
Tiếu Vũ có nói, phụ nữ ở đây, đặc biệt là phụ nữ trong nghề này, người bốn mươi tuổi chưa kết hôn có rất nhiều, đừng nói mới mười bốn tuổi. Ở đây, nếu ai dám lấy một cô gái nhỏ mười bốn tuổi làm vợ thì sẽ bị tống vào tù.
Nhà tù chính là đại lao, Diệp Tô suy nghĩ một hồi mới hiểu được.
Khi còn nhỏ cô có đến đại lao, đi gặp mặt người cha ma men sau khi uống rượu rồi gây sự giết người lần cuối cùng.
Mẹ của Diệp Tô là kỹ nữ thanh lâu, hoàn lương theo cha cô một thời gian, sau đó bắt đầu chê bai cha cô không có bản lĩnh kiếm tiền, sau khi sinh cô xong thì trở về thanh lâu làm nghề cũ.
Cô không biết dáng vẻ của mẹ mình trông như thế nào, cha thì lại luôn uống rượu bỏ mặc cô, nên từ nhỏ Diệp Tô đã ăn cơm của trăm nhà mà lớn lên. Trần gia một ngụm, Lý gia một muỗng, từ đó cô luyện được khả năng nhìn mặt đoán ý.
Trước khi cha cô qua đời, ông đã rơi nước mắt gửi gắm cô cho cô cô ruột chăm nom. Người cô cô này sau khi nhận khoản tiền cuối cùng của cha Diệp Tô, ngoài mặt thì đồng ý, nào ngờ vừa nắm tay cô ra khỏi đại lao đã bán cô đi. Khi bán xong, cô cô ruột còn đếm số bạc bán được trước mặt Diệp Tô, sau đó cô thèm ăn một xâu kẹo hồ lô, bà ta cũng không mua cho cô.
Năm mười hai tuổi, Diệp Tô bị đổi qua tay mấy người. Ban đầu là đi thanh lâu, Diệp Tô biết thanh lâu là gì, bởi vì khi còn nhỏ những đứa trẻ khác đều không muốn chơi với cô, còn lấy đá ném cô nữa. Bọn họ nói mẹ cô là nữ nhân xấu ở thanh lâu, nữ nhân xấu móc tiền từ túi của đàn ông.
Diệp Tô không muốn làm nữ nhân xấu, không muốn tới thanh lâu, cô lấy bùn trét lên mặt, mắt giật miệng méo giả làm người vừa xấu xí vừa hôi thối. Tú bà ở thanh lâu nhìn dáng vẻ của cô thì bóp mũi che miệng không mua, bọn buôn người lôi cô ra khỏi thanh lâu, giận dữ phun một bãi nước bọt vào cô. Vòng qua vòng lại bọn chúng bán cô đến Kỷ phủ là nha hoàn.
Đến tận bây giờ Diệp Tô vẫn còn nhớ như in hình ảnh bọn buôn người kia vừa ước lượng số bạc trong tay vừa dùng một cái tay khác sờ mông cô, bọn chúng cười nhe hàm răng vàng khè, nước miếng tanh hôi văng đầy mặt cô mà nói: “Ngươi tuy xấu xí nhưng lại có phúc, Kỷ gia chính là hoàng thương, bạc vào nhà như nước sông không ngừng chảy. Dù ngươi đến Kỷ gia làm một con chó thì đời này cũng không phải lo chuyện ăn uống đâu.”
Diệp Tô vào Kỷ gia, cô không thấy bạc vào như nước sông chảy, nhưng lại được ăn một bữa cơm ngon nhất từ lúc cô sinh ra đến bây giờ. Cụ thể là món gì thì cô đã quên, cô chỉ nhớ tối ấy bụng cô căng lên một vòng, sau đó cô biết được, những món ăn này là đồ ăn của những hạ nhân thấp kém nhất Kỷ phủ.
Diệp Tô được phân công tới nhà bếp phụ nhóm lửa. Tuy cô nhỏ tuổi nhưng lại rất siêng năng, cô sẵn lòng giúp người khác mỗi khi rảnh rỗi, cái miệng thì ngọt như được bôi mật, hở ra là ca ca, thẩm thẩm mà gọi. Các bà tử ở nhà bếp đều rất thích cô, hay lén đưa những món ăn thừa của chủ tử cho cô ăn.
Diệp Tô vừa ăn ngấu nghiến những món ăn chỉ mới chạm một lần đũa vừa mắng thầm trong lòng, không biết tên đáng giết ngàn đao nào lại bỏ phí thức ăn, kiến sau chắc chắn sẽ chết vì đói.
Sau đó cô còn học chữ, nói hành động như vậy còn có thể gọi là “Phí phạm của trời” —— là tên đáng giết ngàn đao kia dạy cô.
Hơn nữa cô còn gả cho cái tên đáng giết ngàn đao đó.
Sự việc là như thế này, vào một ngày nào đó, không biết Đại tiểu thư của Kỷ gia nổi lên hứng thú gì mà lại muốn đến nhà bếp nấu ăn, bà tử ở nhà bếp để Diệp Tô đến hầu hạ, phải biểu hiện thật tốt. Cô còn nhỏ, nếu lúc này hầu hạ chủ tử vừa lòng, nói không chừng sau này có thể được điều đến nội viện làm việc.
Kỷ Như vừa nhìn thấy Diệp Tô ôm một đống củi đến thì lập tức đánh giá cô từ đầu đến chân, từ trong ra ngoài, lăn qua lộn lại mấy lần. Sau đó đồ ăn còn chưa nấu đã quyết định đưa nha đầu này cho đệ đệ Kỷ Hằng làm thiếp.
Diệp Tô nhớ rõ lý do được chọn, vì cô có tướng mạo cốt cách đoan chính nhất trong số những người Kỷ Như từng gặp, thân thể lại cân xứng, nữ nhân như vậy dễ nuôi.
Diệp Tô mười bốn tuổi phủ tấm vải đỏ trên đầu được đưa lên giường của Kỷ Hằng 19 tuổi. Đêm hôm đó cô khóc sướt mướt làm Kỷ Hằng luống cuống tay chân, sau khi mọi chuyện xong xuôi, cô từ một nha hoàn nhóm lửa trở thành một nửa chủ tử.
Cô làm thiếp năm năm.
Năm năm này có thay đổi rất lớn, Kỷ lão gia bị bệnh nặng bèn muốn thiếu gia Kỷ Hằng cưới vợ để xung hỉ. Vốn dĩ đã đính ước với tiểu thư của Vương gia, nào ngờ trước thành thân một ngày, tiểu thư Vương gia lại cùng một gia đinh không chút tiếng tăm trong phủ bỏ trốn. Trên đường bỏ trốn bọn họ lại gặp sơn tặc, cả hai đều bị giết.
Chuyện vui không thành, không bao lâu sau Kỷ lão gia nhắm mắt xuôi tay, Kỷ Hằng trẻ tuổi liền trở thành lão gia mới nhậm chức của Kỷ gia, tiếp nhận việc kinh doanh và lượng bạc vô tận của Kỷ gia.
Qua một năm nữa, tỷ tỷ Kỷ Như lớn hơn Kỷ Hằng mười tuổi bỏ người phu quân muốn nạp thiếp, dọn về Kỷ gia, đem theo một đứa con trai.
Lúc Diệp Tô nhìn Kỷ Như ôm con trai ngẩng đầu ưỡn ngực trở về Kỷ gia thì vô cùng cảm khái. Đệ đệ của cô nạp nhiều thiếp như vậy, sao cô lại không cho chúng ta bỏ hắn.
Bấy giờ trong bữa cơm thì thiếp thất của Kỷ Hằng đã có thể ngồi đầy một bàn. Những thiếp thất đó có nhiều người là do ngoại tổ mẫu của Kỷ Hằng chọn, nhiều người do Kỷ Như chọn cho hắn, còn có nhiều người do hắn thuận tay chọn từ trong một đám cô nương ra.
Sau khi Kỷ Hằng chính thức tiếp quản gia nghiệp của Kỷ phủ thì rất bận rộn, thường xuyên phải đi khắp cả nước để mua bán, quanh năm suốt tháng chỉ có khoảng một nửa thời gian ở trong phủ.
Những lúc Kỷ Hằng không có trong phủ, một bàn thiếp thất thay nhau ngáng chân đối phương, ngươi hại ta, ta bôi nhọ ngươi, nói không được thì đi tìm Kỷ Như cáo trạng.
Kỷ Hằng không có chính thê, trong lúc hắn ra ngoài thì mọi việc lớn nhỏ trong nhà đều do Kỷ Như quản.
Khi Kỷ Hằng ở trong phủ, những thiếp này không có thời gian rảnh để đấu đá, mỗi người đều cố hết sức trang điểm, vẽ mắt kẻ mi, dồn hết lực muốn quyến rũ Kỷ Hằng đến chỗ mình.
Vì Kỷ Như đã không ít lần hoặc nói thẳng hoặc ngầm ám chỉ, trong số bọn họ, ai có thể sinh con trai cho Kỷ Hằng trước thì người đó sẽ được ngồi lên vị trí phu nhân của Kỷ gia.
Nhưng mà cũng kỳ lạ, mấy năm gần đây, những thiếp thất trong Kỷ phủ không thấy bụng ai có động tĩnh gì. Tuy Kỷ Hằng phải thường xuyên ra ngoài buôn bán, nhưng những ngày hắn ở trong phủ cũng không ít, cho nên vấn đề sinh con trai này, Diệp Tô cảm thấy Kỷ Hằng có vấn đề.
Những nữ nhân trong Kỷ phủ đều nghĩ cách để mang thai, sinh con trai để được làm Kỷ phu nhân, Diệp Tô cũng muốn làm Kỷ phu nhân. Lần này Kỷ Hằng đi buôn bán ở Kim Lăng, cô bèn lén ra ngoài đi chùa Vân Sơn thắp hương, cầu xin Bồ Tát phù hộ lúc hắn trở về có thể làm cho cô mang thai con trai.
Diệp Tô cảm thấy một, hai con trai thì địa vị chắc cũng không vững, nên đành quyên thật nhiều tiền nhang đèn, tham lam cầu Tống Tử Quan Âm ban cho ba đứa con trai. Kết quả lần cầu nguyện này là cầu được mình tới thế kỉ hai mươi mốt, linh hồn nhỏ bé nhập vào một đào kép trông giống cô như đúc.
Cô làm đào kép ở đây cũng sắp được một tháng rồi.
Diệp Tô ăn cơm xong thì uống một ngụm trà sữa do Tiếu Vũ đưa.
Vị ngọt của sữa pha lẫn vị trà, còn có hạt trân châu có thể nhai, uống ngon hơn Tuyết đỉnh hàm thúy mà Kỷ Hằng cho cô.
Buổi chiều có tất cả ba phân cảnh, Dương Dĩ Trừng có hai cảnh, Diệp Tô một cảnh. Tiếu Vũ mở kịch bản đọc cho Diệp Tô phân cảnh phải diễn vào buổi chiều.
Có hai bản kịch bản, Tiếu Vũ một bản, Diệp Tô một bản. Tiếu Vũ đọc qua một lần, Diệp Tô cũng hiểu đại khái ý nghĩa của mặt chữ, cô dùng bút dạ quang tô phần lời thoại của mình, lại lấy bút đỏ đánh dấu những biểu hiện quan trọng, viết một số ý tưởng nên diễn như thế nào, nên khóc hay cười, phải khóc như thế nào, phải cười ra sao.
Diệp Tô nhận biết được mặt chữ, sau khi gả đi thì Kỷ Hằng dạy cô nên cô biết viết, Kỷ Hằng đã từng cầm tay dạy cô viết tên mình.
“Thì ra làm thiếp ở Kỷ phủ còn phải biết nhìn biết viết chữ.” Năm đó, khi Diệp Tô bị Kỷ Hằng canh chừng bắt cô chép ‘Thiên tự văn’ đã từng suy nghĩ: “Kỷ Hằng có không ít thiếp thất, sau này có thể sẽ càng nhiều, nếu hắn từng bước cầm tay dạy như thế này thì có thể dạy hết sao?”
Tiếu Vũ chồm qua nhìn Diệp Tô viết ghi chú trên kịch bản.
“Tô Tô, thì ra cậu viết chữ phồn thể.”
“Hả?” Diệp Tô dừng bút, chữ phồn thể là cái gì?
Tiếu Vũ hút một ngụm trà sữa đầy, vừa nhai trân châu vừa nói: “Tô Tô, không ngờ cậu viết chữ phồn thể đẹp như vậy, trước kia cậu viết hay ký tên đều giống như chó cào vậy.”
Diệp Tô: “…”
Ly trà sữa trong tay Tiếu Vũ chỉ còn một ít ở đáy, bị cô hút đến nỗi phát ra tiếng rột rột.
“Ngày mai nếu chú Lục trở về đoàn, anh ấy là người Đài Loan, nói không chừng sẽ bắt cậu cùng viết chữ phồn thể với anh ấy đó.”
“Lục Thừa sắp về đoàn ư?” Diệp Tô thiếu chút nữa đã cắm ống hút từ miệng vào mũi.
Chú Lục tên là Lục Thừa, bởi vì đã hơn 30 tuổi, người cũng hiền hòa, cho nên fans và bạn bè của anh đều thích gọi anh một tiếng chú Lục. Lục Thừa là nam chính diễn vai Hoàng đế trong《Trường Ca》, Diệp Tô đóng vai Trân Phi của Hoàng đế, trong phim cô và Dương Dĩ Trừng tranh nhau đến chết đi sống lại.
“Mình đọc kịch bản thấy sau này cậu và chú Lục có không ít cảnh diễn cùng nhau đấy. Tô Tô, phải diễn cho tốt nha. Lần trước cậu diễn cảnh khóc trước mặt anh ấy thật sự quá tốt.”
Diệp Tô nghĩ đến mấy phân cảnh sau này của kịch bản thì cảm thấy đau đầu, lòng cô đột nhiên trống rỗng, như là sắp làm chuyện gì trái với lương tâm vậy.
“Kỷ Hằng, chàng đừng tức giận nha, coi như thiếp đã chết rồi, là thiếp không có duyên phận sinh cho chàng ba đứa con trai.”
“Không đúng, ở thế giới kia chắc chắn mình đã chết rồi, ngã xuống vách núi thì sẽ tan xương nát thịt đó.”
Tác giả :
Ma An