Đảo Thanh Mai
Chương 37: Sửa nhà
Edit: Ry
Sau bữa cơm tối, Nhạn Vãn Thu sang tìm tôi, nói muốn đi sang nhà chú Trương thăm mèo con.
Con chó Đại Hoàng nhà chú Trương sau khi đẻ xong luôn được chăm sóc cẩn thận, mỗi ngày đều được thím Trương cầm thìa đút sữa cho, cơm nước cũng là chay mặn phối hợp đầy đủ dinh dưỡng, thế nên bầy chó con con nào con nấy béo núc ních, lớn nhanh như thổi.
Đại Bạch, Nhị Bạch uống chùa sữa chó, lại lớn lên với bầy chó con, dần dà cũng nhiễm tập tính của chó. Thấy có người đến thăm là bọn chúng lập tức ùa ra cùng với đám cún con, chạy đến chỗ rào chuồng chó, vẫy vẫy đuôi ngửa đầu, chỉ nhìn qua căn bản không ai nhận ra được đó là hai con mèo trắng.
"Miên Miên, chúng nó lớn lên rồi thì sẽ đi đâu thế?" Nhạn Vãn Thu hơi khom người, đầu ngón tay trìu mến vuốt ve đầu mèo con.
"Lớn lên? Ý em là sau khi chúng dứt sữa à?" Đã cứu rồi, để bọn chúng tiếp tục làm mèo hoang thì cũng không được: "Bọn nó đáng yêu như thế, chắc sẽ có người nhận nuôi thôi nhỉ? Để anh hỏi Tôn Nhụy cho, cậu ấy có nhiều bạn lắm, chắc sẽ có người muốn nuôi mèo."
Nhạn Vãn Thu có vẻ suy tư: "Vậy chúng sẽ bị tách ra ạ? Bọn nó từ nhỏ đã ở chung với nhau, có sợ sau này bị tách ra không?"
Dù cô bé có là một thiên tài thì cũng không tránh được nỗi buồn lo của trẻ nhỏ.
Nếu như tôi nói "bọn nó lớn lên sẽ không nhớ rõ nhau nữa đâu" hoặc là "mèo có ý thức lãnh thổ cực kì mạnh nên sẽ không thấy cô đơn", với trí thông minh của bé con, chắc chắn em sẽ hiểu được, tôi cũng có thể hoàn mỹ trả lời câu hỏi này mà không cần phải lo lắng.
Mọi người đều từng chút biết được bản chất của thế giới mà lớn lên, chuyện này không có gì đáng trách, nhưng tôi vẫn muốn cố gắng giữ lại chút ngây thơ hồn nhiên này của cô bé.
Tôi ngồi xổm xuống, xoa cái đầu bé nhỏ của em: "Anh sẽ cố gắng để cho bọn nó không phải tách nhau ra, như thế thì bọn nó có thể tiếp tục ở bên nhau rồi."
"Vậy thì tốt quá rồi!" Nhạn Vãn Thu toét miệng cười, dường như cuối cùng cũng đặt xuống được tâm sự trong lòng, tiếp tục chuyên tâm chơi đùa với mèo con cún con.
Đưa Nhạn Vãn Thu về nhà, Nhạn Không Sơn mở cửa cho bé con đi vào, tôi vẫn đứng ở ngoài cửa.
"Không vào chơi à?" Nhạn Không Sơn đứng ở cửa hỏi tôi.
Kiểu mời mọc như này rất khó để người ta từ chối, nhưng may mà tôi chống lại được cám dỗ.
"Ngày mai ba em tới chơi nên tối nay em phải đi ngủ sớm..."
Anh dài giọng "à" một tiếng, không nghe ra được cảm xúc.
Tôi chắp tay sau lưng, ngón tay bện vào nhau, trong lòng tranh chấp. Thật ra chuyện ba tôi tới chơi chỉ là tìm cớ, muốn xem có thể thấy được chỉ số tâm trạng của anh nữa không mới là thật. Tuy rằng tôi có vào nhà thì chưa chắc anh đã hôn tôi, nhưng tôi sợ mình không nhịn được lại hôn anh. Để phòng ngừa loại chuyện ngoài ý muốn này, tôi dứt khoát không vào nữa.
"Ông ấy muốn ngủ lại, nên tối mai em cũng sẽ không sang chơi."
"Vậy à." Dường như anh chỉ vô thức thì thầm, nửa ngày sau mới nói: "Ừ."
"Em về đây..." Tôi nhăn nhăn nhó nhó, lề mà lề mề: "Anh cũng đi ngủ sớm đi nhé, ngủ ngon!"
Anh vẫn đứng ở cửa ra vào, không có ý định đóng cửa.
Tôi quay người bước xuống bậc thềm, đi đến cửa sân lại quay đầu nhìn, anh vẫn giữ tư thế cũ, đưa mắt nhìn tôi rời đi.
Một tay tôi đẩy cửa sân, tay kia giơ lên vẫy cật lực với anh, lớn tiếng nói lại: "Ngủ ngon!"
Hình như anh nở nụ cười, nói với tôi hai chữ, xa quá tôi nghe không được, nhưng nhìn khẩu hình thì chắc cũng là "ngủ ngon".
Rõ ràng là hai chữ rất bình thường, nhưng không biết vì sao được anh đáp lại thôi đã có thể khiến cho chú chim sẻ trong tôi vui mừng nhảy nhót đến vậy.
Tôi khống chế xúc động muốn nhảy cẫng lên, chỉ tăng thêm tốc độ chạy về nhà.
Sáng sớm hôm sau, đồng hồ báo thức của tôi còn chưa kêu, ông nội đã gõ cửa phòng gọi tôi mau dậy, nói là ba tôi tới rồi.
Tôi nhìn thời gian, mới có tám giờ sáng, quá sớm rồi.
Tôi đúng thật là lộn nhào từ dưới đất dậy, vội vàng đánh răng rửa mặt rồi chạy xuống nhà, phòng khách tĩnh lặng, ông nội và ba tôi đang ngồi uống trà ở trong sân.
Lại chui vào trong nhà vệ sinh kiểm tra thêm lần nữa, tóc không vểnh, quần áo không nhăn, hoàn hảo.
Tôi hơi thấp thỏm đi ra sân, gọi người đàn ông trung niên đang ngồi thẳng lưng ở bên bàn trà một tiếng: "Ba ạ."
Mặc dù ba tôi đã ngoài bốn mươi, nhưng có lẽ là do phải làm việc với cường độ lớn, dù đã trung niên cũng không thấy mập ra, người vẫn mảnh khảnh như trước, thậm chí nhìn còn thấy hơi gầy yếu.
Trước kia mẹ tôi đã từng nói, ngày xưa bà chính là tuổi trẻ chưa trải sự đời nên mới say mê cái khí chất trí thức này của ba tôi, mới đần độn bị ông lừa vào tròng. Về sau bà nhận ra sự thật, phát hiện ra ba tôi ngoài cái dáng đẹp thì không còn gì khác, nhưng hối hận thì cũng đã muộn, không thể trả hàng được nữa.
Đã hai năm tôi chưa gặp ông, khuôn mặt ông cũng không có thay đổi nào, chỉ là có vẻ càng thêm nghiêm túc thận trọng.
Ông nhìn tôi một cái, gật đầu, chỉ vào bánh bao với quẩy ở trên bàn: "Ba mua bữa sáng, con ăn xem có hợp khẩu vị không."
Tôi vội vàng ngồi xuống, cầm lấy một cái bánh bao nhét cả vào trong miệng.
Trong cả bữa sáng, chủ yếu là ông nội với ba tôi trò chuyện, nói về mấy chuyện lặt vặt ở chốn thôn quê, cái gì mà An An nhà bà cô đến giờ vẫn còn nhảy nhót tưng bừng, con trai nhà chú Lưu mười tám đã làm bố rồi, chú Trương đã tổ chức thành công cuộc diễu hành của lễ tế Chỉ Vũ, Miên Miên còn làm Thiên Nữ đấy...
"Miên Miên? Thiên Nữ?" Ba tôi kinh ngạc, tôi uống sữa đậu nành ở trên bàn, muốn vùi cả mặt vào trong bát.
Ông nội kể lại đầu đuôi câu chuyện cho ba tôi sinh động như thật, nói xong còn giới thiệu Thần Tướng chính là hàng xóm mới ở nhà bên, mở tiệm sách ở trên phố Nam Phổ.
"Con nhớ, thằng bé có đứa con gái tàn tật." Ba tôi nói.
"Đúng đúng, chính là nó." Ông nội hết mình ca ngợi Nhạn Không Sơn, nói anh nhiệt tình, luôn giúp nhà tôi sửa lại cầu chì, rồi Nhạn Vãn Thu cũng rất đáng yêu, mở miệng gọi "ông trứng luộc nước trà ơi" khiến cho lòng ông đều tan chảy.
Ông nội nhắc tới chuyện cầu chì, tôi cũng nhớ ra định nói chuyện này với ba.
"Mạch điện trong nhà cũ quá rồi, rất hay sập cầu dao, nguy hiểm lắm. Nếu được thì tốt nhất là mau chóng tu sửa lại một chút."
Ba tôi còn chưa nói, ông nội đã liên tục xua tay: "Không cần không cần, nhà cũ thế rồi còn sửa cái gì, phí tiền ra. Sau này con đi học thì chỉ có mình ông ở nhà, ông ít dùng điện là sẽ không sập cầu dao nữa."
Chuyện này dùng ít điện là sẽ giải quyết được sao?
"Không được, lỡ xảy ra chuyện gì thì sao?" Tôi không đồng tình: "Ông đừng tiếc tiền nữa, cần sửa thì sẽ phải sửa."
"Không cần không cần, như này vẫn tốt chán." Ông nội lại giả vờ không nghe thấy.
Tôi nhíu mày, định khuyên tiếp: "Ông à..."
"Được rồi, ba biết rồi." Ba tôi bỗng lên tiếng: "Hai ngày nữa sẽ gọi người ta đến sửa lại đường dây điện trong nhà."
Ông nội vừa lầm bầm phí tiền gì gì đó, vừa hỏi thế lúc nhà đang sửa thì tôi và ông sẽ phải đi đâu ở.
Ba tôi nói: "Qua chỗ con ở đi, bên kia con cũng có nhà."
Vừa nghe là qua chỗ ba tôi ở xong, tôi và ông nội im bặt, không hẹn mà cùng liếc nhau, bắt đầu uyển chuyển từ chối.
"Không được không được, tôi ở đó không tiện. Thói quen của tôi với anh cũng không giống nhau, dễ xảy ra mâu thuẫn lắm." Ông nội trực tiếp lắc đầu.
"Con cũng không đi đâu, con còn đang làm thêm, tạm thời không thể đi được." Tôi nói.
"Con đi làm thêm?" Ba tôi đánh giá tôi: "Ở đâu? Làm cái gì?"
Tôi chỉ vào căn nhà bên cạnh, nói thật: "Con làm thêm ở hiệu sách." Tiện thể mượn danh nghĩa làm thêm để theo đuổi ông chủ.
Ông nội và tôi đều không muốn đến chỗ ba tôi ở nên ba tôi cũng không tiện miễn cưỡng, cuối cùng đành phải tạm thời gác chuyện này sang một bên.
Sau khi ăn trưa xong, ba tôi lái xe, ba người chúng tôi cùng đi núi Bao Bao thăm mộ bà nội.
Mặc dù đã nhiều năm như vậy, nhưng tôi phát hiện lúc ba tôi đối mặt với bia mộ của bà, đỉnh đầu vẫn sẽ hiện ra màu lam đậm đặc, dường như ông luôn chìm sâu vào trong đau thương không thể tự thoát khỏi, nhưng vẻ mặt bên ngoài lại không có mấy buồn bã. Nếu như không phải là do tôi có cảm giác kèm, chắc chắn sẽ cho rằng ông đã buông xuống nỗi đau.
Không được gặp mặt bà lần cuối, chắc hẳn ông vẫn luôn canh cánh trong lòng.
Hiếm khi ba tôi về thăm đảo, sau khi rời khỏi núi Bao Bao, chúng tôi lại đến chỗ bà cô.
Bây giờ chỉ còn một mình bà cô ở nhà của dì --- một tòa nhà hai tầng, bên trong có khoảng chừng mười mấy căn phòng lớn. Làm bạn với bà ngoài con chó Maltese An An cũng chỉ có một con mèo già không kém.
Là người già neo đơn, chính phủ sẽ định kì cho nhân viên tình nguyện tới nhà thăm bà cô, quét dọn vệ sinh cho bà, cộng thêm việc hiện giờ tinh thần của bà vẫn rất tốt, còn có thể tự chăm sóc bản thân, nên căn nhà lớn như vậy vẫn luôn sáng sủa sạch sẽ, dường như còn có thể loáng thoáng thấy được tiếng nói cười của các sơ nữ được lưu giữ từ quá khứ, những bóng hình xinh đẹp đi lại trong phòng.
"Khi anh còn bé tới chơi, dì nhỏ thích nhất là ôm anh ngồi ở xích đu đằng kia kìa, anh còn nhớ không?" Bà cô chỉ vào một chiếc xích đu cũ kĩ nằm ở trong góc, nhớ lại chuyện năm xưa.
Ba tôi gật đầu, biểu thị vẫn nhớ, vẫn luôn nhớ.
Tôi yên lặng bóc quả hồ trăn, nghe bọn họ kể lại chuyện xưa, biết được "dì nhỏ" là một vị bà bà hơi mũm mĩm, rất thích cười. Bà ấy rất quý ba tôi, lần nào ông đến cũng đút cho ông ăn thật nhiều bánh kẹo nhập khẩu.
Về sau, bỗng một ngày, bà qua đời vì đứt mạch máu não. Sau khi ba tôi biết tin đã khóc to một trận, còn bị bệnh nặng một thời gian, từ đó về sau không đến nhà của dì nữa.
Bà cô nói: "Anh là sợ tức cảnh sinh tình."
Nhưng ba tôi lại lắc đầu, không chịu thừa nhận.
Tôi nhìn màu lam ảm dạm trên đầu ông, nghĩ thầm, ba tôi đúng là mạnh miệng, nếu ông không mạnh miệng như vậy, mẹ tôi đã không đòi ly hôn với ông.
Đến thăm bà cô lại thu hoạch được một chuyện ngoài ý muốn.
Nghe nhà chúng tôi chuẩn bị sửa lại mạch điện, nhưng ông nội và tôi đều không muốn tới chỗ ba tôi ở, bà cô vỗ đùi, ra vẻ cái này có gì khó.
Rồi thấy bà lấy điện thoại di động ra, híp mắt tìm kiếm một hồi, sau đó tìm ra được một tờ áp phích quảng cáo "Chuyến du lịch mười ngày đến phía bắc ngắm tuyết".
"A Hiển, không phải cậu vẫn luôn muốn đi du lịch sao? Chị em mình gọi vợ chồng lão Trương đi cùng luôn. Vừa đúng mười ngày, cậu về thì cũng làm xong rồi."
Ông nội có chút rục rịch, nhưng vẫn do dự: "Nhưng mà Miên Miên thì tính sao bây giờ?"
Bà cô liếc tôi: "Thằng bé lớn như thế rồi, không sao đâu. Nếu như thằng bé không sợ thì cứ qua chỗ chị ở, giúp chị dắt chó đi dạo, cho mèo ăn là được. Nếu nó sợ thì tự tìm chỗ khác, hàng ngày nhớ đến giúp chị dắt chó đi dạo, cho chó mèo ăn là được."
Tóm lại vẫn là giúp bà dắt chó đi dạo, cho chó mèo ăn là được rồi...
"Cháu không có vấn đề gì." Tôi nói.
"Miên Miên cũng sắp mười chín rồi, không sao, ba muốn thì cứ đi đi." Ba tôi cũng gia nhập đội ngũ thuyết phục.
Ông nội vốn đã hơi rục rịch rồi, thêm ba người chúng tôi thay nhau thuyết phục, cũng nhanh chóng đồng ý, vừa về nhà đã sốt ruột không chờ được chạy sang chỗ chú Trương để bàn với bọn họ về chuyện đi du lịch.
Đến tối là chuyện du lịch đã quyết định xong, tôi giúp bốn người bọn họ báo tên rồi trả tiền, bởi vì ngày xuất phát rất gần, ông nội cứ như đứa trẻ con, đã bắt đầu hào hứng sắp xếp hành lý.
Ông chưa từng đi du lịch nên trong nhà không có vali, phải mượn cái của tôi để dùng.
Tôi dạy ông cách mở vali rồi làm sao để khóa lại, ông học rất nhanh, tự mình mở rồi khóa lại chơi vui đến quên cả trời đất.
"Đúng rồi, ngày mai phải làm một cái biển nhỏ đặt trên xe."
Buồn ngủ rồi, ông nội đột nhiên lại nghĩ ra việc chưa làm, đi đi lại lại tìm bút dạ màu đen.
"Biển nhỏ làm gì ạ?"
"Đặt lên xe, báo cho khách hàng biết là ông đi du lịch, mười ngày không mở bán trứng luộc nước trà được."
Ông lục tung mọi thứ lên nhưng không tìm được bút, lại lẩm bẩm nhớ kĩ sáng mai dậy đi mua, lúc này mới chịu về phòng đóng cửa đi ngủ.
Ông nội thật sự coi việc bán trứng luộc nước trà như sự nghiệp kinh doanh vĩ đại, đi du lịch còn không quên báo nghỉ, không hổ là dân chuyên nghiệp.
Lúc đầu ông nội có sắp xếp một phòng cho ba tôi ngủ, nhưng có lẽ là ba muốn bồi dưỡng tình cha con với tôi nên khăng khăng đòi ngủ ở phòng tôi.
May mà tôi ngại phòng nóng nên không ngủ trên giường, vẫn luôn trải chiếu ngủ trên đất, hôm nay ba tôi đến thì một người ngủ trên giường, một người nằm dưới đất là được.
Chính ra tôi vẫn hơi hồi hộp, dù sao thì tôi lớn như vậy rồi nhưng đây là lần đầu tiên được ngủ chung phòng với ba mình.
Trước khi ngủ, tôi đi đến bên cửa sổ kéo rèm, trong lúc lơ đãng liếc mắt sang khoảng sân nhà bên, ban đầu chỉ là tùy tiện nhìn thử, không ngờ lại thật sự thấy được Nhạn Không Sơn đang đứng ngoài hút thuốc.
Anh cảm nhận được ánh mắt của tôi, ngẩng đầu nhìn lên.
Tôi và anh một trên một dưới nhìn nhau. Anh chậm rãi nhả ra một làn khói về phía rôi, khoảng cách xa như vậy, tôi hẳn không ngửi được mùi gì, nhưng tôi vẫn như nhận phải chấn động, từ xoang mũi đến cổ họng đều bắt đầu ngứa, sắp ho khan đến nơi.
Tôi nắm lấy rèm cửa, làm khẩu hình "ngủ ngon" với anh, mặc kệ anh có nhìn được hay không, sau đó kéo rèm lại, chặt đứt ánh mắt quấn quýt lấy nhau.
Sau khi tắt đèn, tôi nhắm mắt lại, cố gắng chìm vào giấc ngủ trong tiếng ve kêu.
"Miên Miên, chúc mừng con thi được vào trường đại học lý tưởng."
Tôi mở mắt trong bóng tối, không biết nên trả lời sao, đành phải khách khí nói "Cám ơn ba".
Một lát sau, ba tôi không nói gì nữa, tôi vừa định nhắm mắt lại tiếp lấy cơn buồn ngủ sắp ùa đến, ông lại mở miệng.
"Miên Miên, con có hận ba không?"
Giờ tôi thật sự không ngủ được nữa.
Tôi có hận ông không?
Thật ra tôi không có cảm giác gì hết. Ông rất ít khi xuất hiện trong cuộc đời tôi, có lẽ tôi từng thấy thất vọng về ông, nhưng hận? Để được vậy thì cần phải có một tình cảm sâu đậm làm nền tảng, nhưng tôi không có mấy yêu thương với ông, cho nên đừng nói tới chuyện có hận hay không.
Tôi yên lặng trong chốc lát, không trả lời vấn đề của ông, mà hỏi ngược lại: "Ba có nhớ sinh nhật của con không?"
"Ba có nhớ năm con mười tuổi ngã từ trên cây xuống phải vào viện không?"
"Ba có nhớ bên trong tấm thiệp con tặng ba lần đầu tiên vào ngày của ba viết cái gì không?"
Ba tôi như bị sốc, trong chốc lát không nói gì.
Tôi đợi thêm một lúc, thấy ông không có ý định trả lời, bèn thở dài trong lòng, nhắm lại hai mắt một lần nữa.
Có lẽ ông vẫn luôn canh cánh trong lòng, nhưng tất cả đã qua, cứ canh cánh trong lòng thì có ích lợi gì?
_____________________________
Thật sự rất ngưỡng mộ tác giả ở khoản xây dựng tính cách nhân vật, khắc họa thật sự quá chuẩn.
Ba Miên Miên là một người nặng tình, cái tình của ông ấy không được thể hiện ra bên ngoài nên mọi người đều nghĩ ông là một người lạnh lùng không có cảm xúc. Nhưng đồng thời cũng là một người tài giỏi và có tham vọng. Khi ba thứ này kết hợp với nhau, thì tình cảm sẽ là thứ phải nhường bước, tạo thành ba của Miên Miên. Nên xét về một mặt nào đó, thật ra ông là một người dịu dàng, chỉ có điều suy nghĩ của ông đã quá nặng về tiền tài vật chất (có thể là do sinh ra trong thiếu thốn?).
Miên Miên lại chính là một phiên bản thành thật hơn của ba mình. Sinh ra trong no đủ chỉ thiếu tình cảm của ba cộng thêm việc bị cảm giác kèm và biết mình là gay khiến Miên Miên càng thêm trân trọng tình cảm và thành thật với lòng mình hơn ba cậu. Từng sắc thái tình cảm của cậu được tác giả khắc họa rõ ràng vô cùng và cũng khiến người đọc thấy được bên trong của một Miên Miên dịu dàng lại rạch ròi như thế nào: có ngây ngô, có từng trải, có đơn giản, cũng có thấu hiểu.
Thật sự là khả năng edit của mình còn kém cộng với việc không biết tiếng Trung nên nhiều khi mình không diễn đạt được hết sự tuyệt vời trong từng câu văn của tác giả T_T Văn vở cũng không ra đâu với đâu nên thích quá cũng chỉ biết lảm nhảm như vậy thôi...
Sau bữa cơm tối, Nhạn Vãn Thu sang tìm tôi, nói muốn đi sang nhà chú Trương thăm mèo con.
Con chó Đại Hoàng nhà chú Trương sau khi đẻ xong luôn được chăm sóc cẩn thận, mỗi ngày đều được thím Trương cầm thìa đút sữa cho, cơm nước cũng là chay mặn phối hợp đầy đủ dinh dưỡng, thế nên bầy chó con con nào con nấy béo núc ních, lớn nhanh như thổi.
Đại Bạch, Nhị Bạch uống chùa sữa chó, lại lớn lên với bầy chó con, dần dà cũng nhiễm tập tính của chó. Thấy có người đến thăm là bọn chúng lập tức ùa ra cùng với đám cún con, chạy đến chỗ rào chuồng chó, vẫy vẫy đuôi ngửa đầu, chỉ nhìn qua căn bản không ai nhận ra được đó là hai con mèo trắng.
"Miên Miên, chúng nó lớn lên rồi thì sẽ đi đâu thế?" Nhạn Vãn Thu hơi khom người, đầu ngón tay trìu mến vuốt ve đầu mèo con.
"Lớn lên? Ý em là sau khi chúng dứt sữa à?" Đã cứu rồi, để bọn chúng tiếp tục làm mèo hoang thì cũng không được: "Bọn nó đáng yêu như thế, chắc sẽ có người nhận nuôi thôi nhỉ? Để anh hỏi Tôn Nhụy cho, cậu ấy có nhiều bạn lắm, chắc sẽ có người muốn nuôi mèo."
Nhạn Vãn Thu có vẻ suy tư: "Vậy chúng sẽ bị tách ra ạ? Bọn nó từ nhỏ đã ở chung với nhau, có sợ sau này bị tách ra không?"
Dù cô bé có là một thiên tài thì cũng không tránh được nỗi buồn lo của trẻ nhỏ.
Nếu như tôi nói "bọn nó lớn lên sẽ không nhớ rõ nhau nữa đâu" hoặc là "mèo có ý thức lãnh thổ cực kì mạnh nên sẽ không thấy cô đơn", với trí thông minh của bé con, chắc chắn em sẽ hiểu được, tôi cũng có thể hoàn mỹ trả lời câu hỏi này mà không cần phải lo lắng.
Mọi người đều từng chút biết được bản chất của thế giới mà lớn lên, chuyện này không có gì đáng trách, nhưng tôi vẫn muốn cố gắng giữ lại chút ngây thơ hồn nhiên này của cô bé.
Tôi ngồi xổm xuống, xoa cái đầu bé nhỏ của em: "Anh sẽ cố gắng để cho bọn nó không phải tách nhau ra, như thế thì bọn nó có thể tiếp tục ở bên nhau rồi."
"Vậy thì tốt quá rồi!" Nhạn Vãn Thu toét miệng cười, dường như cuối cùng cũng đặt xuống được tâm sự trong lòng, tiếp tục chuyên tâm chơi đùa với mèo con cún con.
Đưa Nhạn Vãn Thu về nhà, Nhạn Không Sơn mở cửa cho bé con đi vào, tôi vẫn đứng ở ngoài cửa.
"Không vào chơi à?" Nhạn Không Sơn đứng ở cửa hỏi tôi.
Kiểu mời mọc như này rất khó để người ta từ chối, nhưng may mà tôi chống lại được cám dỗ.
"Ngày mai ba em tới chơi nên tối nay em phải đi ngủ sớm..."
Anh dài giọng "à" một tiếng, không nghe ra được cảm xúc.
Tôi chắp tay sau lưng, ngón tay bện vào nhau, trong lòng tranh chấp. Thật ra chuyện ba tôi tới chơi chỉ là tìm cớ, muốn xem có thể thấy được chỉ số tâm trạng của anh nữa không mới là thật. Tuy rằng tôi có vào nhà thì chưa chắc anh đã hôn tôi, nhưng tôi sợ mình không nhịn được lại hôn anh. Để phòng ngừa loại chuyện ngoài ý muốn này, tôi dứt khoát không vào nữa.
"Ông ấy muốn ngủ lại, nên tối mai em cũng sẽ không sang chơi."
"Vậy à." Dường như anh chỉ vô thức thì thầm, nửa ngày sau mới nói: "Ừ."
"Em về đây..." Tôi nhăn nhăn nhó nhó, lề mà lề mề: "Anh cũng đi ngủ sớm đi nhé, ngủ ngon!"
Anh vẫn đứng ở cửa ra vào, không có ý định đóng cửa.
Tôi quay người bước xuống bậc thềm, đi đến cửa sân lại quay đầu nhìn, anh vẫn giữ tư thế cũ, đưa mắt nhìn tôi rời đi.
Một tay tôi đẩy cửa sân, tay kia giơ lên vẫy cật lực với anh, lớn tiếng nói lại: "Ngủ ngon!"
Hình như anh nở nụ cười, nói với tôi hai chữ, xa quá tôi nghe không được, nhưng nhìn khẩu hình thì chắc cũng là "ngủ ngon".
Rõ ràng là hai chữ rất bình thường, nhưng không biết vì sao được anh đáp lại thôi đã có thể khiến cho chú chim sẻ trong tôi vui mừng nhảy nhót đến vậy.
Tôi khống chế xúc động muốn nhảy cẫng lên, chỉ tăng thêm tốc độ chạy về nhà.
Sáng sớm hôm sau, đồng hồ báo thức của tôi còn chưa kêu, ông nội đã gõ cửa phòng gọi tôi mau dậy, nói là ba tôi tới rồi.
Tôi nhìn thời gian, mới có tám giờ sáng, quá sớm rồi.
Tôi đúng thật là lộn nhào từ dưới đất dậy, vội vàng đánh răng rửa mặt rồi chạy xuống nhà, phòng khách tĩnh lặng, ông nội và ba tôi đang ngồi uống trà ở trong sân.
Lại chui vào trong nhà vệ sinh kiểm tra thêm lần nữa, tóc không vểnh, quần áo không nhăn, hoàn hảo.
Tôi hơi thấp thỏm đi ra sân, gọi người đàn ông trung niên đang ngồi thẳng lưng ở bên bàn trà một tiếng: "Ba ạ."
Mặc dù ba tôi đã ngoài bốn mươi, nhưng có lẽ là do phải làm việc với cường độ lớn, dù đã trung niên cũng không thấy mập ra, người vẫn mảnh khảnh như trước, thậm chí nhìn còn thấy hơi gầy yếu.
Trước kia mẹ tôi đã từng nói, ngày xưa bà chính là tuổi trẻ chưa trải sự đời nên mới say mê cái khí chất trí thức này của ba tôi, mới đần độn bị ông lừa vào tròng. Về sau bà nhận ra sự thật, phát hiện ra ba tôi ngoài cái dáng đẹp thì không còn gì khác, nhưng hối hận thì cũng đã muộn, không thể trả hàng được nữa.
Đã hai năm tôi chưa gặp ông, khuôn mặt ông cũng không có thay đổi nào, chỉ là có vẻ càng thêm nghiêm túc thận trọng.
Ông nhìn tôi một cái, gật đầu, chỉ vào bánh bao với quẩy ở trên bàn: "Ba mua bữa sáng, con ăn xem có hợp khẩu vị không."
Tôi vội vàng ngồi xuống, cầm lấy một cái bánh bao nhét cả vào trong miệng.
Trong cả bữa sáng, chủ yếu là ông nội với ba tôi trò chuyện, nói về mấy chuyện lặt vặt ở chốn thôn quê, cái gì mà An An nhà bà cô đến giờ vẫn còn nhảy nhót tưng bừng, con trai nhà chú Lưu mười tám đã làm bố rồi, chú Trương đã tổ chức thành công cuộc diễu hành của lễ tế Chỉ Vũ, Miên Miên còn làm Thiên Nữ đấy...
"Miên Miên? Thiên Nữ?" Ba tôi kinh ngạc, tôi uống sữa đậu nành ở trên bàn, muốn vùi cả mặt vào trong bát.
Ông nội kể lại đầu đuôi câu chuyện cho ba tôi sinh động như thật, nói xong còn giới thiệu Thần Tướng chính là hàng xóm mới ở nhà bên, mở tiệm sách ở trên phố Nam Phổ.
"Con nhớ, thằng bé có đứa con gái tàn tật." Ba tôi nói.
"Đúng đúng, chính là nó." Ông nội hết mình ca ngợi Nhạn Không Sơn, nói anh nhiệt tình, luôn giúp nhà tôi sửa lại cầu chì, rồi Nhạn Vãn Thu cũng rất đáng yêu, mở miệng gọi "ông trứng luộc nước trà ơi" khiến cho lòng ông đều tan chảy.
Ông nội nhắc tới chuyện cầu chì, tôi cũng nhớ ra định nói chuyện này với ba.
"Mạch điện trong nhà cũ quá rồi, rất hay sập cầu dao, nguy hiểm lắm. Nếu được thì tốt nhất là mau chóng tu sửa lại một chút."
Ba tôi còn chưa nói, ông nội đã liên tục xua tay: "Không cần không cần, nhà cũ thế rồi còn sửa cái gì, phí tiền ra. Sau này con đi học thì chỉ có mình ông ở nhà, ông ít dùng điện là sẽ không sập cầu dao nữa."
Chuyện này dùng ít điện là sẽ giải quyết được sao?
"Không được, lỡ xảy ra chuyện gì thì sao?" Tôi không đồng tình: "Ông đừng tiếc tiền nữa, cần sửa thì sẽ phải sửa."
"Không cần không cần, như này vẫn tốt chán." Ông nội lại giả vờ không nghe thấy.
Tôi nhíu mày, định khuyên tiếp: "Ông à..."
"Được rồi, ba biết rồi." Ba tôi bỗng lên tiếng: "Hai ngày nữa sẽ gọi người ta đến sửa lại đường dây điện trong nhà."
Ông nội vừa lầm bầm phí tiền gì gì đó, vừa hỏi thế lúc nhà đang sửa thì tôi và ông sẽ phải đi đâu ở.
Ba tôi nói: "Qua chỗ con ở đi, bên kia con cũng có nhà."
Vừa nghe là qua chỗ ba tôi ở xong, tôi và ông nội im bặt, không hẹn mà cùng liếc nhau, bắt đầu uyển chuyển từ chối.
"Không được không được, tôi ở đó không tiện. Thói quen của tôi với anh cũng không giống nhau, dễ xảy ra mâu thuẫn lắm." Ông nội trực tiếp lắc đầu.
"Con cũng không đi đâu, con còn đang làm thêm, tạm thời không thể đi được." Tôi nói.
"Con đi làm thêm?" Ba tôi đánh giá tôi: "Ở đâu? Làm cái gì?"
Tôi chỉ vào căn nhà bên cạnh, nói thật: "Con làm thêm ở hiệu sách." Tiện thể mượn danh nghĩa làm thêm để theo đuổi ông chủ.
Ông nội và tôi đều không muốn đến chỗ ba tôi ở nên ba tôi cũng không tiện miễn cưỡng, cuối cùng đành phải tạm thời gác chuyện này sang một bên.
Sau khi ăn trưa xong, ba tôi lái xe, ba người chúng tôi cùng đi núi Bao Bao thăm mộ bà nội.
Mặc dù đã nhiều năm như vậy, nhưng tôi phát hiện lúc ba tôi đối mặt với bia mộ của bà, đỉnh đầu vẫn sẽ hiện ra màu lam đậm đặc, dường như ông luôn chìm sâu vào trong đau thương không thể tự thoát khỏi, nhưng vẻ mặt bên ngoài lại không có mấy buồn bã. Nếu như không phải là do tôi có cảm giác kèm, chắc chắn sẽ cho rằng ông đã buông xuống nỗi đau.
Không được gặp mặt bà lần cuối, chắc hẳn ông vẫn luôn canh cánh trong lòng.
Hiếm khi ba tôi về thăm đảo, sau khi rời khỏi núi Bao Bao, chúng tôi lại đến chỗ bà cô.
Bây giờ chỉ còn một mình bà cô ở nhà của dì --- một tòa nhà hai tầng, bên trong có khoảng chừng mười mấy căn phòng lớn. Làm bạn với bà ngoài con chó Maltese An An cũng chỉ có một con mèo già không kém.
Là người già neo đơn, chính phủ sẽ định kì cho nhân viên tình nguyện tới nhà thăm bà cô, quét dọn vệ sinh cho bà, cộng thêm việc hiện giờ tinh thần của bà vẫn rất tốt, còn có thể tự chăm sóc bản thân, nên căn nhà lớn như vậy vẫn luôn sáng sủa sạch sẽ, dường như còn có thể loáng thoáng thấy được tiếng nói cười của các sơ nữ được lưu giữ từ quá khứ, những bóng hình xinh đẹp đi lại trong phòng.
"Khi anh còn bé tới chơi, dì nhỏ thích nhất là ôm anh ngồi ở xích đu đằng kia kìa, anh còn nhớ không?" Bà cô chỉ vào một chiếc xích đu cũ kĩ nằm ở trong góc, nhớ lại chuyện năm xưa.
Ba tôi gật đầu, biểu thị vẫn nhớ, vẫn luôn nhớ.
Tôi yên lặng bóc quả hồ trăn, nghe bọn họ kể lại chuyện xưa, biết được "dì nhỏ" là một vị bà bà hơi mũm mĩm, rất thích cười. Bà ấy rất quý ba tôi, lần nào ông đến cũng đút cho ông ăn thật nhiều bánh kẹo nhập khẩu.
Về sau, bỗng một ngày, bà qua đời vì đứt mạch máu não. Sau khi ba tôi biết tin đã khóc to một trận, còn bị bệnh nặng một thời gian, từ đó về sau không đến nhà của dì nữa.
Bà cô nói: "Anh là sợ tức cảnh sinh tình."
Nhưng ba tôi lại lắc đầu, không chịu thừa nhận.
Tôi nhìn màu lam ảm dạm trên đầu ông, nghĩ thầm, ba tôi đúng là mạnh miệng, nếu ông không mạnh miệng như vậy, mẹ tôi đã không đòi ly hôn với ông.
Đến thăm bà cô lại thu hoạch được một chuyện ngoài ý muốn.
Nghe nhà chúng tôi chuẩn bị sửa lại mạch điện, nhưng ông nội và tôi đều không muốn tới chỗ ba tôi ở, bà cô vỗ đùi, ra vẻ cái này có gì khó.
Rồi thấy bà lấy điện thoại di động ra, híp mắt tìm kiếm một hồi, sau đó tìm ra được một tờ áp phích quảng cáo "Chuyến du lịch mười ngày đến phía bắc ngắm tuyết".
"A Hiển, không phải cậu vẫn luôn muốn đi du lịch sao? Chị em mình gọi vợ chồng lão Trương đi cùng luôn. Vừa đúng mười ngày, cậu về thì cũng làm xong rồi."
Ông nội có chút rục rịch, nhưng vẫn do dự: "Nhưng mà Miên Miên thì tính sao bây giờ?"
Bà cô liếc tôi: "Thằng bé lớn như thế rồi, không sao đâu. Nếu như thằng bé không sợ thì cứ qua chỗ chị ở, giúp chị dắt chó đi dạo, cho mèo ăn là được. Nếu nó sợ thì tự tìm chỗ khác, hàng ngày nhớ đến giúp chị dắt chó đi dạo, cho chó mèo ăn là được."
Tóm lại vẫn là giúp bà dắt chó đi dạo, cho chó mèo ăn là được rồi...
"Cháu không có vấn đề gì." Tôi nói.
"Miên Miên cũng sắp mười chín rồi, không sao, ba muốn thì cứ đi đi." Ba tôi cũng gia nhập đội ngũ thuyết phục.
Ông nội vốn đã hơi rục rịch rồi, thêm ba người chúng tôi thay nhau thuyết phục, cũng nhanh chóng đồng ý, vừa về nhà đã sốt ruột không chờ được chạy sang chỗ chú Trương để bàn với bọn họ về chuyện đi du lịch.
Đến tối là chuyện du lịch đã quyết định xong, tôi giúp bốn người bọn họ báo tên rồi trả tiền, bởi vì ngày xuất phát rất gần, ông nội cứ như đứa trẻ con, đã bắt đầu hào hứng sắp xếp hành lý.
Ông chưa từng đi du lịch nên trong nhà không có vali, phải mượn cái của tôi để dùng.
Tôi dạy ông cách mở vali rồi làm sao để khóa lại, ông học rất nhanh, tự mình mở rồi khóa lại chơi vui đến quên cả trời đất.
"Đúng rồi, ngày mai phải làm một cái biển nhỏ đặt trên xe."
Buồn ngủ rồi, ông nội đột nhiên lại nghĩ ra việc chưa làm, đi đi lại lại tìm bút dạ màu đen.
"Biển nhỏ làm gì ạ?"
"Đặt lên xe, báo cho khách hàng biết là ông đi du lịch, mười ngày không mở bán trứng luộc nước trà được."
Ông lục tung mọi thứ lên nhưng không tìm được bút, lại lẩm bẩm nhớ kĩ sáng mai dậy đi mua, lúc này mới chịu về phòng đóng cửa đi ngủ.
Ông nội thật sự coi việc bán trứng luộc nước trà như sự nghiệp kinh doanh vĩ đại, đi du lịch còn không quên báo nghỉ, không hổ là dân chuyên nghiệp.
Lúc đầu ông nội có sắp xếp một phòng cho ba tôi ngủ, nhưng có lẽ là ba muốn bồi dưỡng tình cha con với tôi nên khăng khăng đòi ngủ ở phòng tôi.
May mà tôi ngại phòng nóng nên không ngủ trên giường, vẫn luôn trải chiếu ngủ trên đất, hôm nay ba tôi đến thì một người ngủ trên giường, một người nằm dưới đất là được.
Chính ra tôi vẫn hơi hồi hộp, dù sao thì tôi lớn như vậy rồi nhưng đây là lần đầu tiên được ngủ chung phòng với ba mình.
Trước khi ngủ, tôi đi đến bên cửa sổ kéo rèm, trong lúc lơ đãng liếc mắt sang khoảng sân nhà bên, ban đầu chỉ là tùy tiện nhìn thử, không ngờ lại thật sự thấy được Nhạn Không Sơn đang đứng ngoài hút thuốc.
Anh cảm nhận được ánh mắt của tôi, ngẩng đầu nhìn lên.
Tôi và anh một trên một dưới nhìn nhau. Anh chậm rãi nhả ra một làn khói về phía rôi, khoảng cách xa như vậy, tôi hẳn không ngửi được mùi gì, nhưng tôi vẫn như nhận phải chấn động, từ xoang mũi đến cổ họng đều bắt đầu ngứa, sắp ho khan đến nơi.
Tôi nắm lấy rèm cửa, làm khẩu hình "ngủ ngon" với anh, mặc kệ anh có nhìn được hay không, sau đó kéo rèm lại, chặt đứt ánh mắt quấn quýt lấy nhau.
Sau khi tắt đèn, tôi nhắm mắt lại, cố gắng chìm vào giấc ngủ trong tiếng ve kêu.
"Miên Miên, chúc mừng con thi được vào trường đại học lý tưởng."
Tôi mở mắt trong bóng tối, không biết nên trả lời sao, đành phải khách khí nói "Cám ơn ba".
Một lát sau, ba tôi không nói gì nữa, tôi vừa định nhắm mắt lại tiếp lấy cơn buồn ngủ sắp ùa đến, ông lại mở miệng.
"Miên Miên, con có hận ba không?"
Giờ tôi thật sự không ngủ được nữa.
Tôi có hận ông không?
Thật ra tôi không có cảm giác gì hết. Ông rất ít khi xuất hiện trong cuộc đời tôi, có lẽ tôi từng thấy thất vọng về ông, nhưng hận? Để được vậy thì cần phải có một tình cảm sâu đậm làm nền tảng, nhưng tôi không có mấy yêu thương với ông, cho nên đừng nói tới chuyện có hận hay không.
Tôi yên lặng trong chốc lát, không trả lời vấn đề của ông, mà hỏi ngược lại: "Ba có nhớ sinh nhật của con không?"
"Ba có nhớ năm con mười tuổi ngã từ trên cây xuống phải vào viện không?"
"Ba có nhớ bên trong tấm thiệp con tặng ba lần đầu tiên vào ngày của ba viết cái gì không?"
Ba tôi như bị sốc, trong chốc lát không nói gì.
Tôi đợi thêm một lúc, thấy ông không có ý định trả lời, bèn thở dài trong lòng, nhắm lại hai mắt một lần nữa.
Có lẽ ông vẫn luôn canh cánh trong lòng, nhưng tất cả đã qua, cứ canh cánh trong lòng thì có ích lợi gì?
_____________________________
Thật sự rất ngưỡng mộ tác giả ở khoản xây dựng tính cách nhân vật, khắc họa thật sự quá chuẩn.
Ba Miên Miên là một người nặng tình, cái tình của ông ấy không được thể hiện ra bên ngoài nên mọi người đều nghĩ ông là một người lạnh lùng không có cảm xúc. Nhưng đồng thời cũng là một người tài giỏi và có tham vọng. Khi ba thứ này kết hợp với nhau, thì tình cảm sẽ là thứ phải nhường bước, tạo thành ba của Miên Miên. Nên xét về một mặt nào đó, thật ra ông là một người dịu dàng, chỉ có điều suy nghĩ của ông đã quá nặng về tiền tài vật chất (có thể là do sinh ra trong thiếu thốn?).
Miên Miên lại chính là một phiên bản thành thật hơn của ba mình. Sinh ra trong no đủ chỉ thiếu tình cảm của ba cộng thêm việc bị cảm giác kèm và biết mình là gay khiến Miên Miên càng thêm trân trọng tình cảm và thành thật với lòng mình hơn ba cậu. Từng sắc thái tình cảm của cậu được tác giả khắc họa rõ ràng vô cùng và cũng khiến người đọc thấy được bên trong của một Miên Miên dịu dàng lại rạch ròi như thế nào: có ngây ngô, có từng trải, có đơn giản, cũng có thấu hiểu.
Thật sự là khả năng edit của mình còn kém cộng với việc không biết tiếng Trung nên nhiều khi mình không diễn đạt được hết sự tuyệt vời trong từng câu văn của tác giả T_T Văn vở cũng không ra đâu với đâu nên thích quá cũng chỉ biết lảm nhảm như vậy thôi...
Tác giả :
Hồi Nam Tước