Đạo Mộ Bút Ký
Quyển 6 - Chương 1-2: Khởi nguồn
*Chương này có nội dung ảnh, nếu bạn không thấy nội dung chương, vui lòng bật chế độ hiện hình ảnh của trình duyệt để đọc.
Âm sơn cổ lâu
Editor: Nguyễn Nam
Beta: Thanh Du
Note: Thực ra từ chương này trở đi mới bước vào phần Âm sơn cổ lâu,
11 chương trước chỉ là khúc đệm ~
*****
Để giúp Muộn Du Bình tìm lại ký ức đã mất, chúng tôi đến Ba Nãi nằm ở vùng trung tâm của Thập Vạn Đại Sơn, nơi được mệnh danh là Siberia của Quảng Tây.
Tôi vốn cho rằng tình huống mất trí nhớ và đi tìm lại trí nhớ đã mất này rất khó xảy ra trên thực tế, nên ban đầu vẫn cảm thấy có gì đó khác thường. Quá khứ của người khác có lẽ không có gì hấp dẫn, nhưng câu chuyện đằng sau Muộn Du Bình chắc chắn không giống vậy, việc này giống như đọc một cuốn tiểu thuyết huyền bí mà bản thân bạn cũng bước vào trong đó, lòng vừa thấp thỏm lại vừa hưng phấn.
Muộn Du Bình vẫn trầm lặng ít nói như xưa, người như hắn liệu có mang chút tâm tính nào của người bình thường hay không thì tôi không dám chắc, nhưng chí ít sự kiên trì mà hắn biểu lộ ra đã đủ khiến tôi bội phục. Tôi cũng hơi do dự, giúp hắn đi tìm quá khứ đồng nghĩa với việc kéo hắn từ cuộc sống bình yên này trở về với hiện thực, đây rốt cuộc là chuyện tốt hay xấu?
Quá trình vào núi không nhắc lại nữa, chúng tôi dựa theo manh mối gã họ Sở cung cấp, tìm được căn nhà sàn mà Muộn Du Bình ở trước đây, hơn nữa còn phát hiện ra một cái rương sắt nằm trong ngăn bí mật dưới gầm giường cũ nát. Sau đó xảy ra một loạt sự kiện, có kẻ đứng dưới gầm nhà muốn kéo cái rương đi, may mà chúng tôi phát hiện kịp thời. Nhưng gã kia rõ ràng là rất thông thạo đường xá trong thôn, trốn vào một con hẻm rồi hoàn toàn mất dạng.
Trong khi chúng tôi còn đang ngơ ngác chưa hiểu chuyện gì vừa xảy ra thì ổ khóa của cái rương cũ nát Bàn Tử đang ôm đã gãy rời, nháy mắt cái rương liền lộn nhào xuống đất.
Chuyện xảy ra quá nhanh, ba người căn bản chưa kịp phản ứng thì cái rương đã rơi xuống đất, nắp bật tung, một vật to cỡ nắm tay từ bên trong rớt ra, lăn lóc dưới chân Bàn Tử.
Trước kia Muộn Du Bình từng nói hắn có chút ấn tượng mơ hồ với cái rương này, trong rương có thể là thứ gì đó cực kỳ nguy hiểm, bảo chúng tôi tuyệt đối không được mở ra. Do vậy vừa thấy nó rơi xuống, tôi đã giơ tay cúi người, làm tư thế phòng thủ.
Bàn Tử không có thời gian phản ứng, chỉ kịp rụt cổ lại, hai người chúng tôi nhoáng cái đã đứng im không dám nhúc nhích.
Tôi cứ đinh ninh sẽ có một vụ nổ lớn, lúc này cũng không có nhiều thời gian cân nhắc, tất cả đều là phản xạ tự nhiên. Nhưng nghiến răng rụt cổ suốt mấy giây vẫn chẳng thấy gì, không cháy nổ, cũng không có ám khí bay ra.
Tôi thận trọng mở mắt nhìn xuống chân Bàn Tử, vật rơi ra ngoài trông giống một khối gỗ xù xì, tôi chưa thấy bao giờ nhưng hình như không phải vật nguy hiểm. Bàn Tử từ từ thả lỏng, tiến lên vài bước, tôi cũng chầm chậm buông tay, lòng đầy hoài nghi, chẳng lẽ Muộn Du Bình nhớ lộn? Hay là để lâu quá, thứ nguy hiểm cũng hết hạn sử dụng luôn rồi?
Nhìn sang Muộn Du Bình, hắn không có biểu cảm gì đặc biệt, nhưng rõ ràng cũng đang hoảng sợ.
Giống như một quả pháo tịt ngòi, chẳng ai dám bước lên xem trước. Chúng tôi giằng co mất một lúc, Bàn Tử vừa rồi còn quả quyết số mình sống dai mới nhích lại gần, tôi cũng nối gót hắn. Vật rơi ra từ rương trông hơi giống một cái hồ lô lớn bằng cốc miệng loe (1), bề ngoài lại xù xì như có mụn nhọt, nhìn giống da cóc ghẻ, không dễ chịu chút nào. Nhìn kỹ có thể thấy trong đám mụn nhọt trên cái “hồ lô” xấu xí này thấp thoáng những vệt sáng của kim loại, hình như là sắt.
Bàn Tử định thò tay ra nhấc lên thì Muộn Du Bình ngăn lại, hắn hái một cái lá bí ngô bên cạnh lót tay rồi mới cầm “hồ lô sắt” lên.
Nhìn cảm giác của hắn khi cầm nó lên thì đúng là sắt thật, hơn nữa cũng không nhẹ. Đống mụn cóc kia trông như bị acid mạnh ăn mòn, hoặc là khi đúc bị lẫn vào nhiều bọt khí, còn mấy cái đốm đỏ vàng vàng là vết rỉ sét, vật này chính là một cục sắt hình hồ lô. Bề mặt nó có vài hoa văn cổ đại, tuy đã mờ đến độ nhìn không rõ nữa, nhưng có thể mơ hồ nhận ra đây đúng là một món đồ cổ.
Bàn Tử bực mình nói: “Cái quái gì thế này? Trông như đạn pháo, chẳng lẽ lại là lựu đạn thời cổ?”
Tôi lắc đầu ngay: “Đừng có đoán mò, anh thích chôn lựu đạn xuống gầm giường lắm hay sao?”
Vào thời Minh, hỏa khí đã phát triển cực thịnh, “Chấn Thiên Lôi” và “Quốc Tính Bình” đều có lực sát thương rất lớn. Mấy món này cũng từng qua tay tôi vài lần, nhưng đều đã rút ruột – nói cách khác là không còn thuốc nổ nữa (vì không ai được phép mua bán đồ thật, vậy khác nào buôn súng đạn). Mấy thứ này mới đầu mắc vào lưới đánh cá ngoài biển của ngư dân Phúc Kiến, sau được dân buôn đồ cổ đổi bằng vật dụng sinh hoạt. Nhưng cái món đồ sắt xù xì này trông không giống hàng từ biển, nên chắc là không phải. Hơn nữa hắn dám chôn thứ này dưới gầm giường, lỡ gặp hôm trời hanh khô nó phát nổ thì sao? Muộn Du Bình tuyệt đối sẽ không làm chuyện thiếu đầu óc như vậy.
Muộn Du Bình lắc lắc vài cái, lắng nghe, rồi lắc đầu. Tôi hỏi hắn cảm giác nguy hiểm vừa rồi giờ đã hết chưa? Hắn không đáp, nhưng thần sắc đã thay đổi, nhìn cái hồ lô sắt kia một lát rồi nói: “Lớp sắt này chẳng qua chỉ là vỏ bọc, đồ thật ở bên trong.”
Tôi sửng sốt: “Làm sao anh biết?”
Muộn Du Bình đáp: “Vì nó quá nhẹ.”
Bàn Tử kinh ngạc: “Con mẹ nó cậu có thể ước lượng được hả?”
Chuyện này cũng không lạ, những người hay tiếp xúc với đồ cổ đều phải luyện được tay nghề này. Hơn nữa ai đã từng ước lượng sắt tinh khiết hay từng làm khuôn đúc đều biết trọng lượng một khối sắt chênh lệch rất lớn so với tưởng tượng của người bình thường, sức người bình thường không thể dùng hai ngón tay kẹp một khối sắt lớn cỡ cái hộp bút lên được.
Tôi bảo Bàn Tử: “Với cái kiến thức cơ bản nửa vời của anh dĩ nhiên là không rành rồi, loại công phu thượng đẳng này chúng tôi phải luyện cỡ mấy đời mới được.”
Bàn Tử xì một tiếng khinh khỉnh: “Bàn gia ta đâu rảnh rỗi mà luyện cái món đó, mua cái cân điện tử thì đáng mấy đồng.”
Tôi cũng làm bộ khinh thường rồi lại hỏi Muộn Du Bình: Anh có ấn tượng hay là manh mối gì về thứ nằm trong lớp sắt này không?”
Muộn Du Bình lắc đầu, Bàn Tử liền nói: “Trước kia có một loại vàng bọc sắt, trong khi vận chuyển vàng được bao vỏ sắt bên ngoài nên không ai thấy. Có điều lớp vỏ sắt này trông như được đúc lên, hơn nữa còn quá nhẹ, bên trong chắc chắn không phải vàng.”
Tôi chưa từng nghe nói đến “vàng bọc sắt”, chỉ biết có một giống ngao Tạng tên là Thiết Bao Kim, ông nội tôi từng nuôi một con, do không thích nghi được với khí hậu nên không nuôi nổi, về sau nó bị con bò trong thôn đá chết. Không biết Bàn Tử nói vậy là khoác lác hay hắn đã gặp thật rồi.
Điểm thu hút sự chú ý của tôi chính là những hoa văn mờ mờ bên trên, đã có hoa văn thì chí ít nó cũng có tác dụng trang trí.
“Hay nó là một linh kiện cơ khí?” Bàn Tử nói tiếp “Ví như chân lư hương bằng sắt, hay là mấy cái đồ trang trí gắn trên bánh xe hồi trước ấy. “
Tôi nghĩ cũng có thể. Hiểu biết của tôi về đồ sắt không sâu, vì sắt dễ gỉ, rất khó bảo quản trong cổ mộ nên độ phổ biến thua xa đồ đồng và đồ sứ. Vả lại giá trị của đồ sắt thường không cao, cho nên dân chơi đồ cổ chẳng mấy ai hiểu rõ, tôi thực sự không có manh mối gì.
Nhưng nếu đã là đồ cổ thì phải có gốc tích, hẳn là liên quan đến những việc hắn đã trải qua trong thôn này.
Tôi nhớ lại giả thiết của Bàn Tử hôm trước, nảy ra một suy đoán. Hắn nói gần núi Dương Giác có thể có một ngôi mộ cổ, chuyện hẳn là thế này: Có thể Muộn Du Bình cũng là thành viên trong đội khảo cổ của Văn Cẩm năm đó, cái hồ lô này có thể là một món đồ bọn họ lấy ra từ cổ mộ, nhưng vì lý do nào đấy, Tiểu Ca đã giấu nó đi. Cái món đồ chơi này chắc là từ cổ mộ kia mà ra, nếu không rất khó lý giải nguồn gốc của nó.
Bàn Tử cau mày ú: “Tôi cũng đoán thế, vậy năm đó Tiểu Ca giấu nó đi chắc là để đề phòng điều gì đó, tình hình lúc ấy chắc là rất phức tạp.”
Có đề phòng thì ắt có kẻ địch, điều này cho thấy chuyện xảy ra với đội khảo cổ e rằng không đơn giản như lời A Quý nói.
Ba người im lặng giây lát, tôi cảm thấy vừa vui vẻ lại vừa buồn bực. Vui vì ở đây tìm được nhiều thông tin hơn tôi tưởng, bực vì những tin tức này chỉ luẩn quẩn xung quanh “một sự kiện” rất chung chung, chứ không chạm được vào tình tiết cụ thể.
Văn Cẩm đã từng ở đây, A Quý trong hình mới lên bảy lên tám, mà đến giờ cũng ngoại tứ tuần rồi, tức là chuyện đã xảy ra từ hai mươi đến ba mươi năm. Trong khoảng thời gian này vừa hay xảy ra sự kiện Tây Sa, vậy thời điểm Văn Cẩm xuất hiện ở đây hẳn là không bao lâu trước sự cố Tây Sa – họ rời khỏi đây rồi mới đến Tây Sa. Tôi thấy trong hình không còn ai nữa, nên cũng không rõ cô ấy đến đây cùng nhóm đi Tây Sa, hay là cùng một nhóm khác.
Muộn Du Bình bị người Việt Nam trói lại làm mồi là vào khoảng năm sáu năm trước, vậy khoảng thời gian mười lăm năm ở giữa hắn đã làm gì? Tôi thấy chuyện này rất có vấn đề, với thân thủ của hắn thì mấy người Việt Nam kia chắc chắn không phải đối thủ, cho dù đối phương có súng đi chăng nữa thì hắn muốn thoát thân cũng không thành vấn đề, vì sao lại bị trói gô như heo? Không lẽ cuộc gặp gỡ với Trần Bì A Tứ là do hắn sắp đặt trước? Tất cả đều là nghi vấn.
“Cái tên cướp đồ của chúng ta ban nãy liệu có liên quan đến chuyện này không nhỉ?” Bàn Tử hỏi.
Tôi muốn tra từ hướng này, bèn hỏi: “Hai anh có nhìn rõ tên đó không?”
“Chịu, tên kia chạy còn nhanh hơn thỏ, loáng cái đã mất dạng, chỉ thấy gã xấu xấu bẩn bẩn, dáng người xấp xỉ cậu.”
Tôi thầm nghĩ, tên kia là ai mới được chứ? Chúng tôi đến đây căn bản không gây chú ý, hắn đơn giản chỉ là một tên trộm vặt bám đuôi chúng tôi hay là người trong cuộc? Chuyện này nằm ngoài dự liệu của tôi, có cảm giác dây dưa không rõ, nếu hắn có liên quan đến chuyện này thì chúng tôi gay go lớn rồi, ban đêm phải đóng chặt cửa mới dám ngủ mất.
“Để lát nữa chúng ta hỏi A Quý xem, tên kia trông như thằng điên, không chừng A Quý biết.” Bàn Tử nói: “Giờ biết làm sao đây? Chúng ta có lấy cáihồ lô sắt này về cũng chả biết làm gì, hay tìm một thợ rèn xem xem có thể nung chảy phần nào không.”
Tôi nói khỏi cần làm vậy, trí tuệ của nhân dân lao động là vô biên, tôi biết một cách xử lý món đồ này, đó là dùng acid sulfuric nhỏ lên để mài mòn dần lớp vỏ sắt của nó. Anh nhìn những vết rỗ trênhồ lô mà xem, không chừng đã có người từng làm vậy, nhưng vì lý do nào đấy mà chưa xong đã ngừng.
Có khi người làm việc này chính là Muộn Du Bình cũng nên. Tôi còn có cảm giác, sự cảnh giác của hắn đối với vật này có thể là do trong lúc dùng acid sulfuric hòa tan lớp vỏ sắt, hắn bỗng dưng phát hiện ra dấu hiệu gì đó nguy hiểm, dấu hiệu này để lại ấn tượng sâu sắc trong tâm trí, khiến hắn phải phải ngừng lại ngay lập tức. Bây giờ tuy hắn đã quên tuốt luốt, nhưng ấn tượng ấy vẫn lưu lại trong đầu, làm hắn cảm thấy bất an.
Đương nhiên đây chỉ là phỏng đoán, nhưng tôi cảm thấy rất có khả năng này.
Bàn Tử gật đầu: “Vậy thì dễ rồi, ta cứ đến hiệu bán phân hóa học lấy một ít là được.”
Tôi thầm nghĩ tốt nhất không nên tùy tiện mang cái món đồ chơi kia đi, đợi lát nữa dẫn A Quý đến đây cân nhắc cho cẩn thận, rồi để Muộn Du Bình xem xét tỉ mỉ cái đã.
Muộn Du Bình lại bỏhồ lô sắt vào trong rương, đậy nắp vào. Bàn Tử khuân nó lên: “Được rồi, hôm nay coi như cũng có thu hoạch, từ giờ chúng ta phải mang cái món đồ chơi này theo bên mình. Các cậu mau vào trong khua khắng nốt đi, lát nữa khuê nữ kia sẽ quay về đấy, nhớ canh thời gian cho khớp.”
Tôi nhớ ra mấy tấm ảnh gã họ Sở nhắc đến mình còn chưa xem, đấy mới là việc chính, liền đứng dậy bước ra gần cửa sổ.
Vừa đứng lên, còn chưa đi nổi hai bước, tôi bỗng cảm thấy có gì đó bất thường. Quay đầu nhìn lại thì sửng sốt, tôi thấy trên sườn dốc phía trên căn nhà sàn không biết từ bao giờ đã đứng lố nhố mấy thôn dân, đang nhìn chúng tôi bằng sắc mặt âm trầm.
————————————
(1) Nguyên văn 广口杯, trông như thế này:
Âm sơn cổ lâu
Editor: Nguyễn Nam
Beta: Thanh Du
Note: Thực ra từ chương này trở đi mới bước vào phần Âm sơn cổ lâu,
11 chương trước chỉ là khúc đệm ~
*****
Để giúp Muộn Du Bình tìm lại ký ức đã mất, chúng tôi đến Ba Nãi nằm ở vùng trung tâm của Thập Vạn Đại Sơn, nơi được mệnh danh là Siberia của Quảng Tây.
Tôi vốn cho rằng tình huống mất trí nhớ và đi tìm lại trí nhớ đã mất này rất khó xảy ra trên thực tế, nên ban đầu vẫn cảm thấy có gì đó khác thường. Quá khứ của người khác có lẽ không có gì hấp dẫn, nhưng câu chuyện đằng sau Muộn Du Bình chắc chắn không giống vậy, việc này giống như đọc một cuốn tiểu thuyết huyền bí mà bản thân bạn cũng bước vào trong đó, lòng vừa thấp thỏm lại vừa hưng phấn.
Muộn Du Bình vẫn trầm lặng ít nói như xưa, người như hắn liệu có mang chút tâm tính nào của người bình thường hay không thì tôi không dám chắc, nhưng chí ít sự kiên trì mà hắn biểu lộ ra đã đủ khiến tôi bội phục. Tôi cũng hơi do dự, giúp hắn đi tìm quá khứ đồng nghĩa với việc kéo hắn từ cuộc sống bình yên này trở về với hiện thực, đây rốt cuộc là chuyện tốt hay xấu?
Quá trình vào núi không nhắc lại nữa, chúng tôi dựa theo manh mối gã họ Sở cung cấp, tìm được căn nhà sàn mà Muộn Du Bình ở trước đây, hơn nữa còn phát hiện ra một cái rương sắt nằm trong ngăn bí mật dưới gầm giường cũ nát. Sau đó xảy ra một loạt sự kiện, có kẻ đứng dưới gầm nhà muốn kéo cái rương đi, may mà chúng tôi phát hiện kịp thời. Nhưng gã kia rõ ràng là rất thông thạo đường xá trong thôn, trốn vào một con hẻm rồi hoàn toàn mất dạng.
Trong khi chúng tôi còn đang ngơ ngác chưa hiểu chuyện gì vừa xảy ra thì ổ khóa của cái rương cũ nát Bàn Tử đang ôm đã gãy rời, nháy mắt cái rương liền lộn nhào xuống đất.
Chuyện xảy ra quá nhanh, ba người căn bản chưa kịp phản ứng thì cái rương đã rơi xuống đất, nắp bật tung, một vật to cỡ nắm tay từ bên trong rớt ra, lăn lóc dưới chân Bàn Tử.
Trước kia Muộn Du Bình từng nói hắn có chút ấn tượng mơ hồ với cái rương này, trong rương có thể là thứ gì đó cực kỳ nguy hiểm, bảo chúng tôi tuyệt đối không được mở ra. Do vậy vừa thấy nó rơi xuống, tôi đã giơ tay cúi người, làm tư thế phòng thủ.
Bàn Tử không có thời gian phản ứng, chỉ kịp rụt cổ lại, hai người chúng tôi nhoáng cái đã đứng im không dám nhúc nhích.
Tôi cứ đinh ninh sẽ có một vụ nổ lớn, lúc này cũng không có nhiều thời gian cân nhắc, tất cả đều là phản xạ tự nhiên. Nhưng nghiến răng rụt cổ suốt mấy giây vẫn chẳng thấy gì, không cháy nổ, cũng không có ám khí bay ra.
Tôi thận trọng mở mắt nhìn xuống chân Bàn Tử, vật rơi ra ngoài trông giống một khối gỗ xù xì, tôi chưa thấy bao giờ nhưng hình như không phải vật nguy hiểm. Bàn Tử từ từ thả lỏng, tiến lên vài bước, tôi cũng chầm chậm buông tay, lòng đầy hoài nghi, chẳng lẽ Muộn Du Bình nhớ lộn? Hay là để lâu quá, thứ nguy hiểm cũng hết hạn sử dụng luôn rồi?
Nhìn sang Muộn Du Bình, hắn không có biểu cảm gì đặc biệt, nhưng rõ ràng cũng đang hoảng sợ.
Giống như một quả pháo tịt ngòi, chẳng ai dám bước lên xem trước. Chúng tôi giằng co mất một lúc, Bàn Tử vừa rồi còn quả quyết số mình sống dai mới nhích lại gần, tôi cũng nối gót hắn. Vật rơi ra từ rương trông hơi giống một cái hồ lô lớn bằng cốc miệng loe (1), bề ngoài lại xù xì như có mụn nhọt, nhìn giống da cóc ghẻ, không dễ chịu chút nào. Nhìn kỹ có thể thấy trong đám mụn nhọt trên cái “hồ lô” xấu xí này thấp thoáng những vệt sáng của kim loại, hình như là sắt.
Bàn Tử định thò tay ra nhấc lên thì Muộn Du Bình ngăn lại, hắn hái một cái lá bí ngô bên cạnh lót tay rồi mới cầm “hồ lô sắt” lên.
Nhìn cảm giác của hắn khi cầm nó lên thì đúng là sắt thật, hơn nữa cũng không nhẹ. Đống mụn cóc kia trông như bị acid mạnh ăn mòn, hoặc là khi đúc bị lẫn vào nhiều bọt khí, còn mấy cái đốm đỏ vàng vàng là vết rỉ sét, vật này chính là một cục sắt hình hồ lô. Bề mặt nó có vài hoa văn cổ đại, tuy đã mờ đến độ nhìn không rõ nữa, nhưng có thể mơ hồ nhận ra đây đúng là một món đồ cổ.
Bàn Tử bực mình nói: “Cái quái gì thế này? Trông như đạn pháo, chẳng lẽ lại là lựu đạn thời cổ?”
Tôi lắc đầu ngay: “Đừng có đoán mò, anh thích chôn lựu đạn xuống gầm giường lắm hay sao?”
Vào thời Minh, hỏa khí đã phát triển cực thịnh, “Chấn Thiên Lôi” và “Quốc Tính Bình” đều có lực sát thương rất lớn. Mấy món này cũng từng qua tay tôi vài lần, nhưng đều đã rút ruột – nói cách khác là không còn thuốc nổ nữa (vì không ai được phép mua bán đồ thật, vậy khác nào buôn súng đạn). Mấy thứ này mới đầu mắc vào lưới đánh cá ngoài biển của ngư dân Phúc Kiến, sau được dân buôn đồ cổ đổi bằng vật dụng sinh hoạt. Nhưng cái món đồ sắt xù xì này trông không giống hàng từ biển, nên chắc là không phải. Hơn nữa hắn dám chôn thứ này dưới gầm giường, lỡ gặp hôm trời hanh khô nó phát nổ thì sao? Muộn Du Bình tuyệt đối sẽ không làm chuyện thiếu đầu óc như vậy.
Muộn Du Bình lắc lắc vài cái, lắng nghe, rồi lắc đầu. Tôi hỏi hắn cảm giác nguy hiểm vừa rồi giờ đã hết chưa? Hắn không đáp, nhưng thần sắc đã thay đổi, nhìn cái hồ lô sắt kia một lát rồi nói: “Lớp sắt này chẳng qua chỉ là vỏ bọc, đồ thật ở bên trong.”
Tôi sửng sốt: “Làm sao anh biết?”
Muộn Du Bình đáp: “Vì nó quá nhẹ.”
Bàn Tử kinh ngạc: “Con mẹ nó cậu có thể ước lượng được hả?”
Chuyện này cũng không lạ, những người hay tiếp xúc với đồ cổ đều phải luyện được tay nghề này. Hơn nữa ai đã từng ước lượng sắt tinh khiết hay từng làm khuôn đúc đều biết trọng lượng một khối sắt chênh lệch rất lớn so với tưởng tượng của người bình thường, sức người bình thường không thể dùng hai ngón tay kẹp một khối sắt lớn cỡ cái hộp bút lên được.
Tôi bảo Bàn Tử: “Với cái kiến thức cơ bản nửa vời của anh dĩ nhiên là không rành rồi, loại công phu thượng đẳng này chúng tôi phải luyện cỡ mấy đời mới được.”
Bàn Tử xì một tiếng khinh khỉnh: “Bàn gia ta đâu rảnh rỗi mà luyện cái món đó, mua cái cân điện tử thì đáng mấy đồng.”
Tôi cũng làm bộ khinh thường rồi lại hỏi Muộn Du Bình: Anh có ấn tượng hay là manh mối gì về thứ nằm trong lớp sắt này không?”
Muộn Du Bình lắc đầu, Bàn Tử liền nói: “Trước kia có một loại vàng bọc sắt, trong khi vận chuyển vàng được bao vỏ sắt bên ngoài nên không ai thấy. Có điều lớp vỏ sắt này trông như được đúc lên, hơn nữa còn quá nhẹ, bên trong chắc chắn không phải vàng.”
Tôi chưa từng nghe nói đến “vàng bọc sắt”, chỉ biết có một giống ngao Tạng tên là Thiết Bao Kim, ông nội tôi từng nuôi một con, do không thích nghi được với khí hậu nên không nuôi nổi, về sau nó bị con bò trong thôn đá chết. Không biết Bàn Tử nói vậy là khoác lác hay hắn đã gặp thật rồi.
Điểm thu hút sự chú ý của tôi chính là những hoa văn mờ mờ bên trên, đã có hoa văn thì chí ít nó cũng có tác dụng trang trí.
“Hay nó là một linh kiện cơ khí?” Bàn Tử nói tiếp “Ví như chân lư hương bằng sắt, hay là mấy cái đồ trang trí gắn trên bánh xe hồi trước ấy. “
Tôi nghĩ cũng có thể. Hiểu biết của tôi về đồ sắt không sâu, vì sắt dễ gỉ, rất khó bảo quản trong cổ mộ nên độ phổ biến thua xa đồ đồng và đồ sứ. Vả lại giá trị của đồ sắt thường không cao, cho nên dân chơi đồ cổ chẳng mấy ai hiểu rõ, tôi thực sự không có manh mối gì.
Nhưng nếu đã là đồ cổ thì phải có gốc tích, hẳn là liên quan đến những việc hắn đã trải qua trong thôn này.
Tôi nhớ lại giả thiết của Bàn Tử hôm trước, nảy ra một suy đoán. Hắn nói gần núi Dương Giác có thể có một ngôi mộ cổ, chuyện hẳn là thế này: Có thể Muộn Du Bình cũng là thành viên trong đội khảo cổ của Văn Cẩm năm đó, cái hồ lô này có thể là một món đồ bọn họ lấy ra từ cổ mộ, nhưng vì lý do nào đấy, Tiểu Ca đã giấu nó đi. Cái món đồ chơi này chắc là từ cổ mộ kia mà ra, nếu không rất khó lý giải nguồn gốc của nó.
Bàn Tử cau mày ú: “Tôi cũng đoán thế, vậy năm đó Tiểu Ca giấu nó đi chắc là để đề phòng điều gì đó, tình hình lúc ấy chắc là rất phức tạp.”
Có đề phòng thì ắt có kẻ địch, điều này cho thấy chuyện xảy ra với đội khảo cổ e rằng không đơn giản như lời A Quý nói.
Ba người im lặng giây lát, tôi cảm thấy vừa vui vẻ lại vừa buồn bực. Vui vì ở đây tìm được nhiều thông tin hơn tôi tưởng, bực vì những tin tức này chỉ luẩn quẩn xung quanh “một sự kiện” rất chung chung, chứ không chạm được vào tình tiết cụ thể.
Văn Cẩm đã từng ở đây, A Quý trong hình mới lên bảy lên tám, mà đến giờ cũng ngoại tứ tuần rồi, tức là chuyện đã xảy ra từ hai mươi đến ba mươi năm. Trong khoảng thời gian này vừa hay xảy ra sự kiện Tây Sa, vậy thời điểm Văn Cẩm xuất hiện ở đây hẳn là không bao lâu trước sự cố Tây Sa – họ rời khỏi đây rồi mới đến Tây Sa. Tôi thấy trong hình không còn ai nữa, nên cũng không rõ cô ấy đến đây cùng nhóm đi Tây Sa, hay là cùng một nhóm khác.
Muộn Du Bình bị người Việt Nam trói lại làm mồi là vào khoảng năm sáu năm trước, vậy khoảng thời gian mười lăm năm ở giữa hắn đã làm gì? Tôi thấy chuyện này rất có vấn đề, với thân thủ của hắn thì mấy người Việt Nam kia chắc chắn không phải đối thủ, cho dù đối phương có súng đi chăng nữa thì hắn muốn thoát thân cũng không thành vấn đề, vì sao lại bị trói gô như heo? Không lẽ cuộc gặp gỡ với Trần Bì A Tứ là do hắn sắp đặt trước? Tất cả đều là nghi vấn.
“Cái tên cướp đồ của chúng ta ban nãy liệu có liên quan đến chuyện này không nhỉ?” Bàn Tử hỏi.
Tôi muốn tra từ hướng này, bèn hỏi: “Hai anh có nhìn rõ tên đó không?”
“Chịu, tên kia chạy còn nhanh hơn thỏ, loáng cái đã mất dạng, chỉ thấy gã xấu xấu bẩn bẩn, dáng người xấp xỉ cậu.”
Tôi thầm nghĩ, tên kia là ai mới được chứ? Chúng tôi đến đây căn bản không gây chú ý, hắn đơn giản chỉ là một tên trộm vặt bám đuôi chúng tôi hay là người trong cuộc? Chuyện này nằm ngoài dự liệu của tôi, có cảm giác dây dưa không rõ, nếu hắn có liên quan đến chuyện này thì chúng tôi gay go lớn rồi, ban đêm phải đóng chặt cửa mới dám ngủ mất.
“Để lát nữa chúng ta hỏi A Quý xem, tên kia trông như thằng điên, không chừng A Quý biết.” Bàn Tử nói: “Giờ biết làm sao đây? Chúng ta có lấy cáihồ lô sắt này về cũng chả biết làm gì, hay tìm một thợ rèn xem xem có thể nung chảy phần nào không.”
Tôi nói khỏi cần làm vậy, trí tuệ của nhân dân lao động là vô biên, tôi biết một cách xử lý món đồ này, đó là dùng acid sulfuric nhỏ lên để mài mòn dần lớp vỏ sắt của nó. Anh nhìn những vết rỗ trênhồ lô mà xem, không chừng đã có người từng làm vậy, nhưng vì lý do nào đấy mà chưa xong đã ngừng.
Có khi người làm việc này chính là Muộn Du Bình cũng nên. Tôi còn có cảm giác, sự cảnh giác của hắn đối với vật này có thể là do trong lúc dùng acid sulfuric hòa tan lớp vỏ sắt, hắn bỗng dưng phát hiện ra dấu hiệu gì đó nguy hiểm, dấu hiệu này để lại ấn tượng sâu sắc trong tâm trí, khiến hắn phải phải ngừng lại ngay lập tức. Bây giờ tuy hắn đã quên tuốt luốt, nhưng ấn tượng ấy vẫn lưu lại trong đầu, làm hắn cảm thấy bất an.
Đương nhiên đây chỉ là phỏng đoán, nhưng tôi cảm thấy rất có khả năng này.
Bàn Tử gật đầu: “Vậy thì dễ rồi, ta cứ đến hiệu bán phân hóa học lấy một ít là được.”
Tôi thầm nghĩ tốt nhất không nên tùy tiện mang cái món đồ chơi kia đi, đợi lát nữa dẫn A Quý đến đây cân nhắc cho cẩn thận, rồi để Muộn Du Bình xem xét tỉ mỉ cái đã.
Muộn Du Bình lại bỏhồ lô sắt vào trong rương, đậy nắp vào. Bàn Tử khuân nó lên: “Được rồi, hôm nay coi như cũng có thu hoạch, từ giờ chúng ta phải mang cái món đồ chơi này theo bên mình. Các cậu mau vào trong khua khắng nốt đi, lát nữa khuê nữ kia sẽ quay về đấy, nhớ canh thời gian cho khớp.”
Tôi nhớ ra mấy tấm ảnh gã họ Sở nhắc đến mình còn chưa xem, đấy mới là việc chính, liền đứng dậy bước ra gần cửa sổ.
Vừa đứng lên, còn chưa đi nổi hai bước, tôi bỗng cảm thấy có gì đó bất thường. Quay đầu nhìn lại thì sửng sốt, tôi thấy trên sườn dốc phía trên căn nhà sàn không biết từ bao giờ đã đứng lố nhố mấy thôn dân, đang nhìn chúng tôi bằng sắc mặt âm trầm.
————————————
(1) Nguyên văn 广口杯, trông như thế này:
Tác giả :
Nam Phái Tam Thúc