Đạo Mộ Bút Ký
Quyển 5 - Chương 20: Trùng não
Những cái trứng côn trùng này dính cả vào bên trong hộp sọ. Chúng có màu xám, từng viên từng viên chi chít, nhìn kỹ thì thấy mắc ói cực kỳ, trông cứ như trứng ong lúc nhúc trong một cái tổ ong vậy.
Người thường sao bì được với chú Ba. Lúc đó chú không hề sợ hãi chút nào, mà trái lại hứng thú càng nổi lên. Chú liền nhoài người lên quan sát cho tỉ mỉ.
Dưới ánh đèn pin chiếu xuống, đám trứng sâu phô ra vẻ nửa trong suốt mơ hồ. Chú Ba lấy dao găm gõ gõ thì thấy cứng như vỏ giáp xác, có vẻ chúng đã khô queo.
Đây là cái gì nhỉ? Chú Ba tự hỏi. Trong hộp sọ này lại có nhiều trứng sâu như vậy, lẽ nào đó là ký sinh trùng? Trong xác cổ có ký sinh trùng, vậy cũng hợp lý, trong xác cổ Lâu Lan cũng thường xuyên phát hiện ký sinh trùng. Có điều bình thường ký sinh trùng đều sống bám trong lục phủ ngũ tạng, chứ sao lại xuất hiện trứng trùng trong hộp sọ? Đã thế lại còn đẻ lúc nhúc đầy ra tr0ng ấy. Đây là thứ côn trùng quái quỷ gì mà ghê gớm quá vậy…
(*)Lâu Lan là một quốc gia cổ, tồn tại vào thế kỷ thứ II Trước Công nguyên năm ở vùng Đông Bắc sa mạc La Bố ở vùng Tân Cương, và nằm trên con đường tơ lụa, có lãnh thổ phần lớn bao quanh bởi sa mạc. Xác cổ Lâu Lan là một tập hợp xác ướp tự nhiên của hơn hai trăm người được phát hiện trong khu vực lòng chảo Tarim, trong đó có “người đẹp Lâu Lan”, một trong số 10 xác ướp hoàn hảo nhất thế giới. Mời cuộn xuống cuối trang để xem ảnh “người đẹp” nhé :”>
Dạo đó, kiến thức khoa học của chú Ba cực kỳ què cụt. Còn về mảng văn hóa thì phần lớn cũng chỉ võ vẽ vài ba ngón học với Văn Cẩm cho có tý sĩ diện. Nói đến sâu bọ hay côn trùng thời cổ đại, trong đầu chú Ba y như rằng sẽ hiện ra hình ảnh các loại sâu róm. Chú ngẫm nghĩ, rồi suy đoán rằng, khi bị loại sâu này bám vào thì chắc vật chủ phải chết rồi, chứ không một đám sâu lúc nhúc sống trong não thế này có mà đau đến ngủm cù đèo mất, còn ký sinh cái gì nữa. Chắc là trứng của bọ ăn xác thối đây mà.
Trần Văn Cẩm mà chú Ba ngày nhớ đêm thương đây nè =”))))))
Đây chính là một phát hiện lớn, chú Ba thầm nhủ như thế. Chú nhớ lại lời Văn Cẩm giảng giải cho mình về việc phát hiện những giá trị phi vật thể đối với khảo cổ học. Trong khảo cổ, nếu tìm thấy thư tịch cổ, hoặc dấu vết mộ táng hay phong tục tập quán chưa được những người đi trước phát hiện ra, thì đều thuộc về phát hiện vĩ đại cả. Cái kiểu phát hiện này đối với chú Ba chỉ đáng bỏ đi chả khác gì phân chó, nhưng với toàn bộ giới khảo cổ mà nói thì nó đồng nghĩa với thanh danh lừng lẫy và địa vị cực cao, là thứ giúp họ lưu danh vào sử sách. Đối với những thứ này, chú chẳng có một chút hứng thú nào. Mỗi tội hồi đó chú còn đang sa chân vào mối tình nồng cháy, động một tý là tơ tưởng Văn Cẩm. Chú tự nhủ, nếu mang thứ này về cho Văn Cẩm, cô nàng này thế nào cũng sẽ tìm ra chỗ hữu dụng. Mà lỡ nó có không giá trị, thì bỏ lại đây cũng có để làm gì đâu.
Nghĩ thế, chú bèn móc một cái túi da trâu ra. Cái túi này vốn dùng khi lặn xuống nước mò đồ, dưới đáy có lỗ bịt lại được, khi nào ra khỏi nước thì nước trong túi sẽ tự động chảy hết ra. Chú Ba bịt lỗ dưới đáy túi lại, rồi thì vặt cái hộp sọ xuống, còn lèn thêm mấy mảnh xương vỡ cho túi căng phồng, sau đó mới xốc lên lưng.
Xong việc, chú bò ra khỏi vạc sắt đi tìm Giải Liên Hoàn. Bấy giờ, sau khi trải qua hai lần khiếp vía chú đã đủ dựng tóc gáy rồi, lòng tham cũng bị dọa cho biến sạch. Cỗ quan tài nọ chú không dám đụng vào, ngôi mộ thất này lại tà môn chết mẹ, chú không muốn chần chờ thêm một giây nào nữa. Nếu Giải Liên Hoàn đã chụp xong các thứ rồi thì bọn họ phải rút khỏi đây ngay lập tức thôi.
Lúc đó chú đã quên béng mất rằng bình dưỡng khí của Giải Liên Hoàn không còn đủ oxy nữa, chứ nếu mà còn nhớ thì hẳn chú đã biết rằng lúc này ra được đến bên ngoài đã không còn là chuyện dễ dàng.
Nhưng đợi tới khi chú bò ra khỏi vạc sắt, trở lại trước quan tài đúc tượng đồng thì chú chợt nhận ra một điểm bất thường. Thứ nhất, chú không thấy Giải Liên Hoàn đâu nữa. Hắn không còn đứng ở chỗ cũ đã đành, mà dùng đèn pin chiếu một vòng cũng vẫn không tìm thấy. Thứ hai, đèn pin của Giải Liên Hoàn rơi trên mặt đất, rọi vào một bức bích họa bên cạnh, đang chớp tắt lập lòe.
Chú Ba chỉ sửng sốt chưa đến một giây, rồi mồ hôi lạnh túa ra, bởi vì cảnh tượng kiểu này chú từng thấy nhiều lần lắm rồi. Ở trong cổ mộ, hễ có người gặp chuyện chẳng lành thì đảm bảo là đèn pin sẽ rơi xuống đất. Hồi trước đi gắp Lạt Ma đã có nhiều người gặp hạn, cho nên vừa nhác thấy chiếc đèn pin chỏng chơ trên đất là chú lập tức căng thẳng liền.
Lẽ nào trong lúc mình đang rúc trong vạc, Giải Liên Hoàn đã xảy ra chuyện gì, hay đã động đến cơ quan nào đó rồi?
Lúc nãy chú có nghe thấy âm thanh nào đâu. Nhưng có điều là khi đang chui trong vạc, thì quả thật chú cũng chẳng để ý xem bên ngoài có chuyện gì xảy ra không.
Cái gì gọi là kinh nghiệm? Thế này chính là kinh nghiệm đấy. Nếu đó là tôi, thì chắc chắn tôi sẽ chạy tới nhặt đèn pin, sau đó í ới gọi vài tiếng. Nhưng chú Ba thì xác định là đã có chuyện rồi, tuy còn chưa biết đó là chuyện gì. Chú lại rút con dao găm, cả người tiến vào trạng thái sẵn sàng, vừa đi về hướng vạc sắt vừa tìm xem Giải Liên Hoàn ở chỗ nào.
Thời gian chú ở trong vạc sắt không dài, Giải Liên Hoàn nếu có trúng chiêu thì cũng chỉ có thể ngã loanh quanh gần vạc sắt.
Sau khi dè dặt từng ly nhưng vẫn nhanh chóng lượn một vòng quanh chiếc vạc, quả nhiên chú thình lình thấy Giải Liên Hoàn ngã sóng xoài sau cỗ quan tài sắt, người cuộn lại thu lu, không hề động đậy. Chú Ba bèn rọi đèn pin vào mặt hắn, chẳng thấy hắn phản ứng gì, lại lia một vòng, cũng chẳng phát hiện xung quanh có thứ nào kỳ dị.
Lạ thật, hình như không có dấu hiệu gì là động tới cơ quan, làm sao mà hắn lại bị ngã? Chú Ba có phần ngạc nhiên. Nhìn ngó xung quanh, thấy quả thực không có động tĩnh gì, chú liền bước nhanh lại gần, đỡ Giải Liên Hoàn dậy.
Giải Liên Hoàn đã mất tri giác, đờ ra như xác chết, cơ thể co quắp hết cả lại. Chú Ba dựng cổ hắn dậy, phát hiện hắn chưa chết, lại sờ thử mấy chỗ hiểm thì thấy sau ót hắn bỏng rát, giơ tay lên xem thì thấy be bét máu.
Đếu mọe! Trong chốc lát, chú Ba tối tăm mặt mũi. Sao lại có thể như thế? Sao thằng ôn này trông cứ y như bị người ta đập cho ngất xỉu thế này.
Nhưng đây đang ở trong cổ mộ cơ mà. Làm gì có cơ quan cổ mộ nào lại được thiết kế để đập người ta ngất xỉu đâu. Còn bánh tông cũng không thể nào tốt bụng đến mức chỉ đập cho anh xỉu. Có thể đánh ngất người ta, chỉ có thể là một người khác mà thôi.
Nghĩ đến đó, chú Ba bỗng cảm thấy ớn lạnh tột cùng. Chú vội vàng quay đầu nhìn khắp bốn phía tối om, tự nhủ, không thể nào, chẳng lẽ ở đây còn có kẻ nào khác?
Người thường sao bì được với chú Ba. Lúc đó chú không hề sợ hãi chút nào, mà trái lại hứng thú càng nổi lên. Chú liền nhoài người lên quan sát cho tỉ mỉ.
Dưới ánh đèn pin chiếu xuống, đám trứng sâu phô ra vẻ nửa trong suốt mơ hồ. Chú Ba lấy dao găm gõ gõ thì thấy cứng như vỏ giáp xác, có vẻ chúng đã khô queo.
Đây là cái gì nhỉ? Chú Ba tự hỏi. Trong hộp sọ này lại có nhiều trứng sâu như vậy, lẽ nào đó là ký sinh trùng? Trong xác cổ có ký sinh trùng, vậy cũng hợp lý, trong xác cổ Lâu Lan cũng thường xuyên phát hiện ký sinh trùng. Có điều bình thường ký sinh trùng đều sống bám trong lục phủ ngũ tạng, chứ sao lại xuất hiện trứng trùng trong hộp sọ? Đã thế lại còn đẻ lúc nhúc đầy ra tr0ng ấy. Đây là thứ côn trùng quái quỷ gì mà ghê gớm quá vậy…
(*)Lâu Lan là một quốc gia cổ, tồn tại vào thế kỷ thứ II Trước Công nguyên năm ở vùng Đông Bắc sa mạc La Bố ở vùng Tân Cương, và nằm trên con đường tơ lụa, có lãnh thổ phần lớn bao quanh bởi sa mạc. Xác cổ Lâu Lan là một tập hợp xác ướp tự nhiên của hơn hai trăm người được phát hiện trong khu vực lòng chảo Tarim, trong đó có “người đẹp Lâu Lan”, một trong số 10 xác ướp hoàn hảo nhất thế giới. Mời cuộn xuống cuối trang để xem ảnh “người đẹp” nhé :”>
Dạo đó, kiến thức khoa học của chú Ba cực kỳ què cụt. Còn về mảng văn hóa thì phần lớn cũng chỉ võ vẽ vài ba ngón học với Văn Cẩm cho có tý sĩ diện. Nói đến sâu bọ hay côn trùng thời cổ đại, trong đầu chú Ba y như rằng sẽ hiện ra hình ảnh các loại sâu róm. Chú ngẫm nghĩ, rồi suy đoán rằng, khi bị loại sâu này bám vào thì chắc vật chủ phải chết rồi, chứ không một đám sâu lúc nhúc sống trong não thế này có mà đau đến ngủm cù đèo mất, còn ký sinh cái gì nữa. Chắc là trứng của bọ ăn xác thối đây mà.
Trần Văn Cẩm mà chú Ba ngày nhớ đêm thương đây nè =”))))))
Đây chính là một phát hiện lớn, chú Ba thầm nhủ như thế. Chú nhớ lại lời Văn Cẩm giảng giải cho mình về việc phát hiện những giá trị phi vật thể đối với khảo cổ học. Trong khảo cổ, nếu tìm thấy thư tịch cổ, hoặc dấu vết mộ táng hay phong tục tập quán chưa được những người đi trước phát hiện ra, thì đều thuộc về phát hiện vĩ đại cả. Cái kiểu phát hiện này đối với chú Ba chỉ đáng bỏ đi chả khác gì phân chó, nhưng với toàn bộ giới khảo cổ mà nói thì nó đồng nghĩa với thanh danh lừng lẫy và địa vị cực cao, là thứ giúp họ lưu danh vào sử sách. Đối với những thứ này, chú chẳng có một chút hứng thú nào. Mỗi tội hồi đó chú còn đang sa chân vào mối tình nồng cháy, động một tý là tơ tưởng Văn Cẩm. Chú tự nhủ, nếu mang thứ này về cho Văn Cẩm, cô nàng này thế nào cũng sẽ tìm ra chỗ hữu dụng. Mà lỡ nó có không giá trị, thì bỏ lại đây cũng có để làm gì đâu.
Nghĩ thế, chú bèn móc một cái túi da trâu ra. Cái túi này vốn dùng khi lặn xuống nước mò đồ, dưới đáy có lỗ bịt lại được, khi nào ra khỏi nước thì nước trong túi sẽ tự động chảy hết ra. Chú Ba bịt lỗ dưới đáy túi lại, rồi thì vặt cái hộp sọ xuống, còn lèn thêm mấy mảnh xương vỡ cho túi căng phồng, sau đó mới xốc lên lưng.
Xong việc, chú bò ra khỏi vạc sắt đi tìm Giải Liên Hoàn. Bấy giờ, sau khi trải qua hai lần khiếp vía chú đã đủ dựng tóc gáy rồi, lòng tham cũng bị dọa cho biến sạch. Cỗ quan tài nọ chú không dám đụng vào, ngôi mộ thất này lại tà môn chết mẹ, chú không muốn chần chờ thêm một giây nào nữa. Nếu Giải Liên Hoàn đã chụp xong các thứ rồi thì bọn họ phải rút khỏi đây ngay lập tức thôi.
Lúc đó chú đã quên béng mất rằng bình dưỡng khí của Giải Liên Hoàn không còn đủ oxy nữa, chứ nếu mà còn nhớ thì hẳn chú đã biết rằng lúc này ra được đến bên ngoài đã không còn là chuyện dễ dàng.
Nhưng đợi tới khi chú bò ra khỏi vạc sắt, trở lại trước quan tài đúc tượng đồng thì chú chợt nhận ra một điểm bất thường. Thứ nhất, chú không thấy Giải Liên Hoàn đâu nữa. Hắn không còn đứng ở chỗ cũ đã đành, mà dùng đèn pin chiếu một vòng cũng vẫn không tìm thấy. Thứ hai, đèn pin của Giải Liên Hoàn rơi trên mặt đất, rọi vào một bức bích họa bên cạnh, đang chớp tắt lập lòe.
Chú Ba chỉ sửng sốt chưa đến một giây, rồi mồ hôi lạnh túa ra, bởi vì cảnh tượng kiểu này chú từng thấy nhiều lần lắm rồi. Ở trong cổ mộ, hễ có người gặp chuyện chẳng lành thì đảm bảo là đèn pin sẽ rơi xuống đất. Hồi trước đi gắp Lạt Ma đã có nhiều người gặp hạn, cho nên vừa nhác thấy chiếc đèn pin chỏng chơ trên đất là chú lập tức căng thẳng liền.
Lẽ nào trong lúc mình đang rúc trong vạc, Giải Liên Hoàn đã xảy ra chuyện gì, hay đã động đến cơ quan nào đó rồi?
Lúc nãy chú có nghe thấy âm thanh nào đâu. Nhưng có điều là khi đang chui trong vạc, thì quả thật chú cũng chẳng để ý xem bên ngoài có chuyện gì xảy ra không.
Cái gì gọi là kinh nghiệm? Thế này chính là kinh nghiệm đấy. Nếu đó là tôi, thì chắc chắn tôi sẽ chạy tới nhặt đèn pin, sau đó í ới gọi vài tiếng. Nhưng chú Ba thì xác định là đã có chuyện rồi, tuy còn chưa biết đó là chuyện gì. Chú lại rút con dao găm, cả người tiến vào trạng thái sẵn sàng, vừa đi về hướng vạc sắt vừa tìm xem Giải Liên Hoàn ở chỗ nào.
Thời gian chú ở trong vạc sắt không dài, Giải Liên Hoàn nếu có trúng chiêu thì cũng chỉ có thể ngã loanh quanh gần vạc sắt.
Sau khi dè dặt từng ly nhưng vẫn nhanh chóng lượn một vòng quanh chiếc vạc, quả nhiên chú thình lình thấy Giải Liên Hoàn ngã sóng xoài sau cỗ quan tài sắt, người cuộn lại thu lu, không hề động đậy. Chú Ba bèn rọi đèn pin vào mặt hắn, chẳng thấy hắn phản ứng gì, lại lia một vòng, cũng chẳng phát hiện xung quanh có thứ nào kỳ dị.
Lạ thật, hình như không có dấu hiệu gì là động tới cơ quan, làm sao mà hắn lại bị ngã? Chú Ba có phần ngạc nhiên. Nhìn ngó xung quanh, thấy quả thực không có động tĩnh gì, chú liền bước nhanh lại gần, đỡ Giải Liên Hoàn dậy.
Giải Liên Hoàn đã mất tri giác, đờ ra như xác chết, cơ thể co quắp hết cả lại. Chú Ba dựng cổ hắn dậy, phát hiện hắn chưa chết, lại sờ thử mấy chỗ hiểm thì thấy sau ót hắn bỏng rát, giơ tay lên xem thì thấy be bét máu.
Đếu mọe! Trong chốc lát, chú Ba tối tăm mặt mũi. Sao lại có thể như thế? Sao thằng ôn này trông cứ y như bị người ta đập cho ngất xỉu thế này.
Nhưng đây đang ở trong cổ mộ cơ mà. Làm gì có cơ quan cổ mộ nào lại được thiết kế để đập người ta ngất xỉu đâu. Còn bánh tông cũng không thể nào tốt bụng đến mức chỉ đập cho anh xỉu. Có thể đánh ngất người ta, chỉ có thể là một người khác mà thôi.
Nghĩ đến đó, chú Ba bỗng cảm thấy ớn lạnh tột cùng. Chú vội vàng quay đầu nhìn khắp bốn phía tối om, tự nhủ, không thể nào, chẳng lẽ ở đây còn có kẻ nào khác?
Tác giả :
Nam Phái Tam Thúc