Đạo Mộ Bút Ký
Quyển 5 - Chương 123: Thiên thạch
Editor:EarlPanda
Người xưa thấy đá từ trên trời giáng xuống trần gian, bèn gọi đó là thiên thạch. Có rất nhiều loại thiên thạch, thường dùng để điêu khắc chạm trổ, loại quý nhất gọi là thiên tâm thạch.
Có lẽ đây chính là một tảng thiên thạch rồi, nếu không thì không thể nào giải thích được hiện tượng mà chúng tôi đang nhìn thấy. Sức người không thể nào khảm được một tảng đá khổng lồ như thế vào ngay giữa trung tâm tầng đá cứng. Nhưng tảng thiên thạch này thực sự quá khổng lồ, phần đá chìm sâu trong tầng đá cứng kia còn to lớn đến mức nào nữa? Quả thực không thể nào tưởng tượng nổi.
Những người khác mãi hồi lâu mới phản ứng lại được, cả đám vặn đèn mỏ chiếu sáng khắp bốn phía trên trần hang động, cố gắng tìm ranh giới giữa tảng thiên thạch và vách đá trần hang động, nhận thấy tảng thiên thạch này đường kính khoảng năm sáu trăm mét, còn chiều sâu chắc phải đến gần một kilomet.
Những lỗ đen lởm chởm trên bề mặt khiến tảng thiên thạch trông xấu xí cực kỳ, giống như một cái tổ ong khổng lồ đã mục nát vậy. Không biết vì sao, tôi cứ có cảm giác cái thứ này trông cứ giống loại đan dược mà chúng tôi từng nhìn thấy, các lỗ hổng này nhìn vào chỉ thấy đen sì, hoàn toàn không thấy bên trong nó có cái gì, cũng không biết nó được hình thành như thế nào. Nhìn vô số lỗ đen như mực sâu hun hút ngay trên đỉnh đầu, cứ như hàng ngàn con mắt nhỏ li ti, tôi bỗng có cảm giác bị theo dõi cực kỳ mãnh liệt, khó chịu vô cùng. Văn Cẩm nói: “Đây chắc chắn là đích đến của chúng ta rồi, đây nhất định là bí mật cuối cùng của Tây Vương Mẫu, thứ Uông Tàng Hải muốn tìm kiếm có lẽ chính là thứ này…”
“Ông ta cần thứ này để làm gì cơ chứ? Tảng thiên thạch này thì làm được cái gì?” Tôi không tài nào hiểu nổi.
Văn Cẩm cũng lắc đầu bảo: “Cô cũng không biết nữa, có thể có liên quan đến những lỗ đen này chăng? Sao mà nhiều đến thế?”
Tôi nhìn những lỗ đen hun hút ấy mà lạnh cả người: “Cái này có phải do con người đào nên mà thành không? Mẹ kiếp, lẽ nào bên trong tảng thiên thạch này có cái gì đó?”
Hắc Hạt Tử đột nhiên lên tiếng: “Không phải, đây là thiên nhiên hình thành, có nhiều dạng đá cũng có hình tổ ong, chỉ là cái tổ ong này trông hơi xấu một tí.”
Hắn đột nhiên nghiêm giọng nói, làm tôi không quen lắm. Một gã người làm của chú Ba nói: “Mấy người đã từng nghe nói đến một giả thuyết chưa được chứng minh này chưa? Thấy bảo, bồn địa Sài Đạt Mộc (Qaidam) và bồn địa Tháp Lý Mộc (Tarim) là từ một hành tinh nhỏ vỡ ra khi va đập vào Trái đất, cái thứ trên kia có lẽ là một mảnh vụn của tảng thiên thạch đấy, ốc đảo Tháp Mộc Đà là nơi tảng thiên thạch rơi xuống, người Tây Vương Mãu vô tình xây dựng thành Tây Vương Mẫu bên trên tảng thiên thạch này, đến khi xây dựng hệ thống hồ chứa ngầm dưới lòng đất thì phát hiện ra tảng thiên thạch cắm sâu trong lòng đất. Tôi đoán thứ này là tượng trưng cho quyền lực thần linh của Tây Vương Mẫu.”
Đây là lần thứ hai gã nói chuyện, trước giờ tôi chưa từng chú ý đến gã, liếc nhìn một cái, nhưng mãi không nhớ tên gã là gì, đang định hỏi cho rõ ràng hơn lời đồn kia, nhưng cuối cùng lại bị Bàn Tử thu hút sự chú ý.
Bàn Tử vô tổ chức vô kỷ luật, không biết từ bao giờ đã đi cùng với Muộn Du Bình một quãng khá xa, cách chỗ chúng tôi đứng những bốn năm trăm mét, soi sáng những chỗ chúng tôi không nhìn thấy rõ. Sau đó anh ta hét lên gọi chúng tôi qua xem, hình như ở đó có thứ gì đó. Chúng tôi lội nước qua, đến chỗ bọn họ, mới nhìn thấy chỗ ranh giới giữa tảng thiên thạch và trần hang động. Cảnh tượng nơi này quả thực cứ như âm tỳ địa ngục, vô số cột đá từ trên cao đâm thẳng xuống dưới, tạo thành một thác nước cột đá khổng lồ mà quái dị, dốc thoai thoải, có thể trèo lên được. Nhưng nó khổng lồ đến quá mức, cứ như một ngọn núi nhỏ.
Đây không phải địa hình Karst, những thác nước cột đá này hình dáng dữ tợn, xấu xí vô cùng, cứ như vô số xúc tu túa ra từ một con quái vật khổng lồ. Đây là kỳ cảnh hình thành do nhiệt độ cao sản sinh từ cú va chạm, tôi quả thực không thể miêu tả thành lời được.
Trong số đó, có một thác nước cột đá to nhất, rộng nhất. Trên thác đá đó, chúng tôi nhìn thấy có chạm khắc bậc thềm đá thô sơ, hai bên bậc thang bày các đế đèn bằng đồng. Cuối đường cầu thang là nơi ranh giới giữa cột đá và trần hang động, bị phạt đứt thành một mặt phẳng. Mặt cắt đó được tu sửa thành một bục đá khổng lồ. Tôi quay đầu nhìn kỹ quang cảnh khắp xung quanh, rồi mới nhận ra bục đá đó chính là một đàn tế, đứng trên đàn tế đó có thể tiếp cận với tảng thiên thạch trên đỉnh, lại vừa có thể nhìn toàn cảnh lễ tế bên dưới.
Quan trọng nhất là, trên đàn tế đó có một vương tọa bằng đá, có mấy cái sừng đâm tua tủa ra, không thấy rõ hình dáng cho lắm. Trên vương tọa đó, có một người đang ngồi.
Tôi hít sâu một hơi, nghĩ thầm không biết đó là ai, chẳng lẽ chính là Tây Vương Mẫu? Trong suốt ngần ấy thời gian dài đằng đẵng bà ta vẫn đang canh giữ thánh địa của mình?
Người xưa thấy đá từ trên trời giáng xuống trần gian, bèn gọi đó là thiên thạch. Có rất nhiều loại thiên thạch, thường dùng để điêu khắc chạm trổ, loại quý nhất gọi là thiên tâm thạch.
Có lẽ đây chính là một tảng thiên thạch rồi, nếu không thì không thể nào giải thích được hiện tượng mà chúng tôi đang nhìn thấy. Sức người không thể nào khảm được một tảng đá khổng lồ như thế vào ngay giữa trung tâm tầng đá cứng. Nhưng tảng thiên thạch này thực sự quá khổng lồ, phần đá chìm sâu trong tầng đá cứng kia còn to lớn đến mức nào nữa? Quả thực không thể nào tưởng tượng nổi.
Những người khác mãi hồi lâu mới phản ứng lại được, cả đám vặn đèn mỏ chiếu sáng khắp bốn phía trên trần hang động, cố gắng tìm ranh giới giữa tảng thiên thạch và vách đá trần hang động, nhận thấy tảng thiên thạch này đường kính khoảng năm sáu trăm mét, còn chiều sâu chắc phải đến gần một kilomet.
Những lỗ đen lởm chởm trên bề mặt khiến tảng thiên thạch trông xấu xí cực kỳ, giống như một cái tổ ong khổng lồ đã mục nát vậy. Không biết vì sao, tôi cứ có cảm giác cái thứ này trông cứ giống loại đan dược mà chúng tôi từng nhìn thấy, các lỗ hổng này nhìn vào chỉ thấy đen sì, hoàn toàn không thấy bên trong nó có cái gì, cũng không biết nó được hình thành như thế nào. Nhìn vô số lỗ đen như mực sâu hun hút ngay trên đỉnh đầu, cứ như hàng ngàn con mắt nhỏ li ti, tôi bỗng có cảm giác bị theo dõi cực kỳ mãnh liệt, khó chịu vô cùng. Văn Cẩm nói: “Đây chắc chắn là đích đến của chúng ta rồi, đây nhất định là bí mật cuối cùng của Tây Vương Mẫu, thứ Uông Tàng Hải muốn tìm kiếm có lẽ chính là thứ này…”
“Ông ta cần thứ này để làm gì cơ chứ? Tảng thiên thạch này thì làm được cái gì?” Tôi không tài nào hiểu nổi.
Văn Cẩm cũng lắc đầu bảo: “Cô cũng không biết nữa, có thể có liên quan đến những lỗ đen này chăng? Sao mà nhiều đến thế?”
Tôi nhìn những lỗ đen hun hút ấy mà lạnh cả người: “Cái này có phải do con người đào nên mà thành không? Mẹ kiếp, lẽ nào bên trong tảng thiên thạch này có cái gì đó?”
Hắc Hạt Tử đột nhiên lên tiếng: “Không phải, đây là thiên nhiên hình thành, có nhiều dạng đá cũng có hình tổ ong, chỉ là cái tổ ong này trông hơi xấu một tí.”
Hắn đột nhiên nghiêm giọng nói, làm tôi không quen lắm. Một gã người làm của chú Ba nói: “Mấy người đã từng nghe nói đến một giả thuyết chưa được chứng minh này chưa? Thấy bảo, bồn địa Sài Đạt Mộc (Qaidam) và bồn địa Tháp Lý Mộc (Tarim) là từ một hành tinh nhỏ vỡ ra khi va đập vào Trái đất, cái thứ trên kia có lẽ là một mảnh vụn của tảng thiên thạch đấy, ốc đảo Tháp Mộc Đà là nơi tảng thiên thạch rơi xuống, người Tây Vương Mãu vô tình xây dựng thành Tây Vương Mẫu bên trên tảng thiên thạch này, đến khi xây dựng hệ thống hồ chứa ngầm dưới lòng đất thì phát hiện ra tảng thiên thạch cắm sâu trong lòng đất. Tôi đoán thứ này là tượng trưng cho quyền lực thần linh của Tây Vương Mẫu.”
Đây là lần thứ hai gã nói chuyện, trước giờ tôi chưa từng chú ý đến gã, liếc nhìn một cái, nhưng mãi không nhớ tên gã là gì, đang định hỏi cho rõ ràng hơn lời đồn kia, nhưng cuối cùng lại bị Bàn Tử thu hút sự chú ý.
Bàn Tử vô tổ chức vô kỷ luật, không biết từ bao giờ đã đi cùng với Muộn Du Bình một quãng khá xa, cách chỗ chúng tôi đứng những bốn năm trăm mét, soi sáng những chỗ chúng tôi không nhìn thấy rõ. Sau đó anh ta hét lên gọi chúng tôi qua xem, hình như ở đó có thứ gì đó. Chúng tôi lội nước qua, đến chỗ bọn họ, mới nhìn thấy chỗ ranh giới giữa tảng thiên thạch và trần hang động. Cảnh tượng nơi này quả thực cứ như âm tỳ địa ngục, vô số cột đá từ trên cao đâm thẳng xuống dưới, tạo thành một thác nước cột đá khổng lồ mà quái dị, dốc thoai thoải, có thể trèo lên được. Nhưng nó khổng lồ đến quá mức, cứ như một ngọn núi nhỏ.
Đây không phải địa hình Karst, những thác nước cột đá này hình dáng dữ tợn, xấu xí vô cùng, cứ như vô số xúc tu túa ra từ một con quái vật khổng lồ. Đây là kỳ cảnh hình thành do nhiệt độ cao sản sinh từ cú va chạm, tôi quả thực không thể miêu tả thành lời được.
Trong số đó, có một thác nước cột đá to nhất, rộng nhất. Trên thác đá đó, chúng tôi nhìn thấy có chạm khắc bậc thềm đá thô sơ, hai bên bậc thang bày các đế đèn bằng đồng. Cuối đường cầu thang là nơi ranh giới giữa cột đá và trần hang động, bị phạt đứt thành một mặt phẳng. Mặt cắt đó được tu sửa thành một bục đá khổng lồ. Tôi quay đầu nhìn kỹ quang cảnh khắp xung quanh, rồi mới nhận ra bục đá đó chính là một đàn tế, đứng trên đàn tế đó có thể tiếp cận với tảng thiên thạch trên đỉnh, lại vừa có thể nhìn toàn cảnh lễ tế bên dưới.
Quan trọng nhất là, trên đàn tế đó có một vương tọa bằng đá, có mấy cái sừng đâm tua tủa ra, không thấy rõ hình dáng cho lắm. Trên vương tọa đó, có một người đang ngồi.
Tôi hít sâu một hơi, nghĩ thầm không biết đó là ai, chẳng lẽ chính là Tây Vương Mẫu? Trong suốt ngần ấy thời gian dài đằng đẵng bà ta vẫn đang canh giữ thánh địa của mình?
Tác giả :
Nam Phái Tam Thúc