[Đạo Mộ Bút Ký] Mười Năm Sau
Chương 8: Cá nheo
Chuyển ngữ:Mạt Trà
Bàn Tử qua đây xem khe nứt này. Cái khe rộng chừng hai người, khá nổi bật, lộ ra cả đá núi.
Kiểu khe núi này, nếu không phải do động đất thì không thể nào tự hình thành được.
Bởi vì thời gian hình thành cách đây rất lâu, cho nên trong các kẽ hở trên vách đá mọc lên rất nhiều những bụi cây nhỏ, càng đi xuống càng sâu. Đá một hòn đá xuống dưới, nghe tiếng đá đập vào vách khe nứt xuống đến rất sâu phía dưới rồi mà vẫn còn vang.
Đây là một vết cắt rất lớn trên núi, dường như thông cả vào trung tâm lòng núi.
Lại nhìn dần lên phía trên, khe nứt càng lên cao càng rộng, bổ thẳng lên tận đỉnh núi. Xem ra, nếu khe nứt này cứ thế phát triển tiếp, nó sẽ biến thành dạng địa hình như Nhất tuyến thiên* vậy. Trong các kẽ hở, đất bùn và phân chim đọng lại tạo thành từng mảng từng mảng thảm thực vật, kẽ hở nào càng rộng, thảm thực vật càng lớn. Có một cây thông thân to cỡ miệng bát mọc trong một kẽ hở này.
Trở lại nơi phát hiện ra khe nứt, Tiểu Hoa cẩn thận thăm dò hoa văn đá gồ lên trên vách đá trong khe nứt, càng trèo xuống dưới, tốc độ cậu ta càng nhanh, trèo xuống đến tận nơi bóng tối và ánh sáng giao nhau, cậu ta mới bật đèn pin.
“Nước!” Cậu ta thất vọng kêu lên. Cùng lúc đó, tôi cũng nhìn thấy ánh sáng loáng loáng phản xạ lại của mặt nước.
Tôi hít sâu một hơi. Có nước, tức là phía dưới bị chặn kín rồi, có thể là lá rụng và cát bùn trộn lẫn vào nhau, sau đó nước mưa ngấm vào, tạo thành một cái ao nhỏ trong khe nứt.
Bất kể nơi đây có phải là một lối vào đi thông xuống lòng đất hay không, nơi này chắc chắn không thể vào rồi.
“Nước thông hay nước đọng thế?” Bàn Tử hỏi.
“Thấy sao?” Tiểu Hoa hỏi lại.
“Chú cứ vẩy tí gàu xuống nước, xem có phải nước đang chảy chậm không.”
“Tôi không có gàu.” Tiểu Hoa cả giận nói.
“Bớt cmn nói nhảm đi, là người thì phải có gàu chớ, đằng nào cũng chả có thằng nào dám cười chú.” Bàn Tử nói.
Im lặng nửa ngày, Tiểu Hoa ở dưới kêu lên: “Là nước sống.”
Bàn Tử nhìn tôi, khẽ nói: “Là nước sống, tức là nước ngầm rồi. Ở đây suối nước nóng nhiều lắm, đâu đầu cũng là hệ thống mạch nước ngầm. Cái hoàng lăng bọn mình đi ngày xưa ấy là có hào nước quanh thành, tức là trong cái miệng núi lửa khổng lồ trước đây ấy cũng có sông ngầm chảy. Đây là một manh mối.”
Tôi gật đầu, biết anh ta định làm gì, bèn ngoắc tay gọi người khiêng lên đây một cái thùng gỗ. Trong thùng là mấy chục cá nheo tám râu, trên đầu mỗi con cá nheo có đeo một thiết bị định vị GPS. Đây toàn là tháo ra từ đồng hồ điện tử mua sỉ 80 tệ ở Hoa Cường Bắc, dùng sáp dán lại. Chuyển thùng xuống khe nứt, để Tiểu Hoa đổ hết toàn bộ cá xuống nước.
“Đáng tiếc.” Bàn Tử có phần không nỡ. Tôi hơi ngạc nhiên, người ta tuổi càng lớn, phải chăng càng dễ mềm lòng hơn một chút.
Bàn Tử nói tiếp: “Bỏ thêm tỏi ớt vào xào, xong trụng nước canh, đảm bảo ngon cực kỳ.”
Hôm ấy không phá núi, chỉ sợ cái khe nứt toác ra, toàn bộ ngọn núi sẽ nứt toác đổ sụp mất. Tiểu Ca còn chưa ra, tôi đã an giấc ngàn thu chỗ này, quá lỗ vốn rồi.
Quay lại xuống chân núi chặt một ít củi khô và dây Tơ hồng đang mọc um tùm, chờ sang hôm sau xem kết quả.
Bàn Tử muốn nghiên cứu xem vì sao Tơ hồng ở đây lại mọc tươi tốt đến vậy, nhưng không có kết quả gì.
Tôi vẫn nhắm mắt dưỡng thần, suốt một ngày một đêm chẳng nói chẳng rằng. Đến sáng sớm hôm sau, tôi ước chừng đã đến lúc, bật máy tính lên, xem tăm tích đàn cá nheo.
Ngoài dự liệu của tôi là, tất cả những tín hiệu có thể bắt được từ đàn cá nheo đều phân bố ở một chỗ hẹp dài trông như một con rết, nằm ở một khu vực cách chỗ chúng tôi mười mấy cây số.
GPS chỉ khi ở ngoài trời mới dò được, một khu vực hẹp dài, có thể là một bãi sông của một con sông ngầm.
Bàn Tử cho rằng điều này chả có ý nghĩa gì hết, khăng khăng muốn phá núi ở đây. Tôi với Tiểu Hoa tính toán, bất kể nói thế nào đi nữa cũng nhất định phải đi xem xem.
Vì vậy, chúng tôi chia ra làm hai đường. Tôi và Tiểu Hoa mang Khảm Kiên đi đến xế chiều, đến chỗ tín hiệu GPS.
Vượt qua đỉnh núi, tôi cứ nghĩ mình sẽ được nhìn thấy ao hồ hay một con sông nhỏ gì đó.
Kết quả, tôi lại nhìn thấy một cánh rừng, thảm thực vật cực kỳ dày, không thấy có bất kỳ hệ thống sông nước nào.
“Quái thật.” Tôi nhìn phân bố tín hiệu GPS trên Ipad, đàn cá nheo ở ngay trong cánh rừng rậm này, lẽ nào, trong khu rừng này có nhiều những vũng nước thông với mạch nước ngầm chăng?
Trước khi mặt trời lặn, chúng tôi đi vào cánh rừng rậm này. Trong rừng, trên mặt đất giữa những bụi cây và thông um tùm sum suê là những dây Tơ hồng bò kín, giống như một cái lưới khổng lồ úp chụp lên mặt đất, rất khó đi lại. Khảm Kiên bèn dùng dao phạt cây mở đường.
Tôi càng ngày càng lấy làm kỳ quái, đi thẳng vào trong, cây khô ngày càng nhiêu, dây Tơ hồng bò sát đất lại càng dày thêm, hầu như bao trùm toàn bộ mặt đất của cánh rừng. Mà chúng tôi cũng nhìn thấy từng miệng giếng cổ hoang phế bị Tơ hồng bao kín đặc. Những miệng giếng đó nằm rải rác trong khu rừng bò đầy những dây leo, mỗi miệng giếng lại cách nhau không quá một trượng, số lượng phải đến cả trăm cả nghìn, cái nào cái nấy đều trông như những nấm mồ.
.
.
(*) trong phần 5 nhớ là có chú thích Nhất tuyến thiên rồi, lười cóp.
Bàn Tử qua đây xem khe nứt này. Cái khe rộng chừng hai người, khá nổi bật, lộ ra cả đá núi.
Kiểu khe núi này, nếu không phải do động đất thì không thể nào tự hình thành được.
Bởi vì thời gian hình thành cách đây rất lâu, cho nên trong các kẽ hở trên vách đá mọc lên rất nhiều những bụi cây nhỏ, càng đi xuống càng sâu. Đá một hòn đá xuống dưới, nghe tiếng đá đập vào vách khe nứt xuống đến rất sâu phía dưới rồi mà vẫn còn vang.
Đây là một vết cắt rất lớn trên núi, dường như thông cả vào trung tâm lòng núi.
Lại nhìn dần lên phía trên, khe nứt càng lên cao càng rộng, bổ thẳng lên tận đỉnh núi. Xem ra, nếu khe nứt này cứ thế phát triển tiếp, nó sẽ biến thành dạng địa hình như Nhất tuyến thiên* vậy. Trong các kẽ hở, đất bùn và phân chim đọng lại tạo thành từng mảng từng mảng thảm thực vật, kẽ hở nào càng rộng, thảm thực vật càng lớn. Có một cây thông thân to cỡ miệng bát mọc trong một kẽ hở này.
Trở lại nơi phát hiện ra khe nứt, Tiểu Hoa cẩn thận thăm dò hoa văn đá gồ lên trên vách đá trong khe nứt, càng trèo xuống dưới, tốc độ cậu ta càng nhanh, trèo xuống đến tận nơi bóng tối và ánh sáng giao nhau, cậu ta mới bật đèn pin.
“Nước!” Cậu ta thất vọng kêu lên. Cùng lúc đó, tôi cũng nhìn thấy ánh sáng loáng loáng phản xạ lại của mặt nước.
Tôi hít sâu một hơi. Có nước, tức là phía dưới bị chặn kín rồi, có thể là lá rụng và cát bùn trộn lẫn vào nhau, sau đó nước mưa ngấm vào, tạo thành một cái ao nhỏ trong khe nứt.
Bất kể nơi đây có phải là một lối vào đi thông xuống lòng đất hay không, nơi này chắc chắn không thể vào rồi.
“Nước thông hay nước đọng thế?” Bàn Tử hỏi.
“Thấy sao?” Tiểu Hoa hỏi lại.
“Chú cứ vẩy tí gàu xuống nước, xem có phải nước đang chảy chậm không.”
“Tôi không có gàu.” Tiểu Hoa cả giận nói.
“Bớt cmn nói nhảm đi, là người thì phải có gàu chớ, đằng nào cũng chả có thằng nào dám cười chú.” Bàn Tử nói.
Im lặng nửa ngày, Tiểu Hoa ở dưới kêu lên: “Là nước sống.”
Bàn Tử nhìn tôi, khẽ nói: “Là nước sống, tức là nước ngầm rồi. Ở đây suối nước nóng nhiều lắm, đâu đầu cũng là hệ thống mạch nước ngầm. Cái hoàng lăng bọn mình đi ngày xưa ấy là có hào nước quanh thành, tức là trong cái miệng núi lửa khổng lồ trước đây ấy cũng có sông ngầm chảy. Đây là một manh mối.”
Tôi gật đầu, biết anh ta định làm gì, bèn ngoắc tay gọi người khiêng lên đây một cái thùng gỗ. Trong thùng là mấy chục cá nheo tám râu, trên đầu mỗi con cá nheo có đeo một thiết bị định vị GPS. Đây toàn là tháo ra từ đồng hồ điện tử mua sỉ 80 tệ ở Hoa Cường Bắc, dùng sáp dán lại. Chuyển thùng xuống khe nứt, để Tiểu Hoa đổ hết toàn bộ cá xuống nước.
“Đáng tiếc.” Bàn Tử có phần không nỡ. Tôi hơi ngạc nhiên, người ta tuổi càng lớn, phải chăng càng dễ mềm lòng hơn một chút.
Bàn Tử nói tiếp: “Bỏ thêm tỏi ớt vào xào, xong trụng nước canh, đảm bảo ngon cực kỳ.”
Hôm ấy không phá núi, chỉ sợ cái khe nứt toác ra, toàn bộ ngọn núi sẽ nứt toác đổ sụp mất. Tiểu Ca còn chưa ra, tôi đã an giấc ngàn thu chỗ này, quá lỗ vốn rồi.
Quay lại xuống chân núi chặt một ít củi khô và dây Tơ hồng đang mọc um tùm, chờ sang hôm sau xem kết quả.
Bàn Tử muốn nghiên cứu xem vì sao Tơ hồng ở đây lại mọc tươi tốt đến vậy, nhưng không có kết quả gì.
Tôi vẫn nhắm mắt dưỡng thần, suốt một ngày một đêm chẳng nói chẳng rằng. Đến sáng sớm hôm sau, tôi ước chừng đã đến lúc, bật máy tính lên, xem tăm tích đàn cá nheo.
Ngoài dự liệu của tôi là, tất cả những tín hiệu có thể bắt được từ đàn cá nheo đều phân bố ở một chỗ hẹp dài trông như một con rết, nằm ở một khu vực cách chỗ chúng tôi mười mấy cây số.
GPS chỉ khi ở ngoài trời mới dò được, một khu vực hẹp dài, có thể là một bãi sông của một con sông ngầm.
Bàn Tử cho rằng điều này chả có ý nghĩa gì hết, khăng khăng muốn phá núi ở đây. Tôi với Tiểu Hoa tính toán, bất kể nói thế nào đi nữa cũng nhất định phải đi xem xem.
Vì vậy, chúng tôi chia ra làm hai đường. Tôi và Tiểu Hoa mang Khảm Kiên đi đến xế chiều, đến chỗ tín hiệu GPS.
Vượt qua đỉnh núi, tôi cứ nghĩ mình sẽ được nhìn thấy ao hồ hay một con sông nhỏ gì đó.
Kết quả, tôi lại nhìn thấy một cánh rừng, thảm thực vật cực kỳ dày, không thấy có bất kỳ hệ thống sông nước nào.
“Quái thật.” Tôi nhìn phân bố tín hiệu GPS trên Ipad, đàn cá nheo ở ngay trong cánh rừng rậm này, lẽ nào, trong khu rừng này có nhiều những vũng nước thông với mạch nước ngầm chăng?
Trước khi mặt trời lặn, chúng tôi đi vào cánh rừng rậm này. Trong rừng, trên mặt đất giữa những bụi cây và thông um tùm sum suê là những dây Tơ hồng bò kín, giống như một cái lưới khổng lồ úp chụp lên mặt đất, rất khó đi lại. Khảm Kiên bèn dùng dao phạt cây mở đường.
Tôi càng ngày càng lấy làm kỳ quái, đi thẳng vào trong, cây khô ngày càng nhiêu, dây Tơ hồng bò sát đất lại càng dày thêm, hầu như bao trùm toàn bộ mặt đất của cánh rừng. Mà chúng tôi cũng nhìn thấy từng miệng giếng cổ hoang phế bị Tơ hồng bao kín đặc. Những miệng giếng đó nằm rải rác trong khu rừng bò đầy những dây leo, mỗi miệng giếng lại cách nhau không quá một trượng, số lượng phải đến cả trăm cả nghìn, cái nào cái nấy đều trông như những nấm mồ.
.
.
(*) trong phần 5 nhớ là có chú thích Nhất tuyến thiên rồi, lười cóp.
Tác giả :
Nam Phái Tam Thúc