Danh Viện Công Lược
Chương 61
Editor: Selene Lee
Hôm nay Phó Diệc Đình “nhiệt tình” hơn bất cứ lần nào họ “yêu” nhau trước đó: Sóng vỗ ầm ĩ, đẩy thật mạnh cô lên bờ rồi lại cuốn về lòng biển. Cô cứ mơ màng rồi bị đánh thức, tỉnh rồi lại bị dày vò cho ngất đi, mồ hôi cũng khô rồi ướt trở lại.
Lần cuối cùng cô còn đủ sức nhìn đồng hồ đã là bốn giờ sáng.
Phó Diệc Đình ôm cơ thể thơm ngọt mềm mại của cô, mút đôi môi đã ửng đỏ của Hứa Lộc, thấy cô không phản ứng gì nữa, hẳn là đã mệt lắm rồi, bèn vén mái tóc xõa loạn ra để ngắm gương mặt đang say ngủ của vợ mình.
Người phụ nữ này cho anh những vui thích mà xưa nay anh chừng từng cảm nhận được, như một hũ rượu ngon người ta không nỡ uống, cất lâu năm lại càng thêm say. Giải quyết xong chuyện ở cục quản lý, rõ là anh mệt mỏi biết bao, song chỉ cần nhìn thấy cô thôi là mọi thứ tan biết hết. Phó Diệc Đình cúi đầu hôn lên trán vợ, đắp lại chăn cho cô rồi bước xuống giường, trùm lại áo ngủ.
Anh đi qua phòng làm việc, ngồi xuống rồi rút một điếu thuốc.
Trên bàn đã có sẵn giấy, cạnh lại có bút và mực, tiếng con lắc đồng hồ như dai dẳng trong không gian tĩnh lặng của buổi đêm. Một lát sau, anh rũ thuốc vào gạt tàn, bắt đầu cầm bút lên viết.
Hứa Lộc mệt mỏi vô cùng, song lại không ngủ lâu được, cô bị tiếng chim hót ngoài cửa đánh thức, mơ màng bò dậy thì thấy đã sáu giờ rồi. Trời về cuối xuân, buổi sáng đến vội, nhưng rèm cửa đã che mất ánh nắng, thỉnh thoảng mới bắt gặp một chút vệt loang bé xíu.
Phó Diệc Đình không ở cạnh cô, Hứa Lộc bò dậy, cảm thấy cơ thể như vừa bị ai đó nghiền nát. Ngọn nến long phượng đã tàn quá nửa, miệng Hứa Lộc khát khô, thế là cô mặc tạm sơ mi của Phó Diệc Đình vào để đi tìm nước.
Trên bàn trà có một cái ấm và hai cái ly nhỏ, may là nước vẫn còn, cô rót một ly, nuốt ừng ực, đặt xuống rồi mới thấy cơn khát giảm bớt.
Bên phòng làm việc có ánh sáng mờ mờ, Hứa Lộc đi vào thì thấy Phó Diệc Đình đang viết gì đó thoăn thoắt trên bàn.
Anh đã dày vò cô lâu lắm mà, sao trông người đàn ông này chẳng mệt mỏi gì cả vậy? Thể lực quá khủng khiếp. Vòng đèn bàn quanh quẩn bên cổ anh, ánh lên sự nghiêm túc, dường như anh vẫn chưa nhận ra sự xuất hiện của cô: Hứa Lộc bèn đến gần, đứng lẳng lặng bên cạnh anh, phát hiện anh đang viết thư từ chức – hẳn là vị trí phân hội trưởng của hội Ái Quốc. Cô khoác tay lên vai anh, hỏi: “Là vì chuyện cho người Nhật vào tô giới sao?”
Thật ra anh đã thấy cô từ lâu rồi, cũng không định giấu Hứa Lộc: “Không hoàn toàn là vậy. Bây giờ phía chính phủ lăm le anh, gió thổi cỏ lay một chút cũng khiến họ chú ý. Một phần là vì lý do an toàn nữa.”
Trước kia Phó Diệc Đình nhiệt tình như vậy là vì anh ở một mình, không phải lo nỗi về sau, có thể dồn hết sức lực, tính mạng vì đất nước. Nhưng bây giờ, anh đã có gia đình, làm chuyện gì cũng phải suy xét cho vợ và bên gia đình vợ. Dù sao Ái Quốc cũng là một tổ chức phi pháp, phần tử cực đoan ngày càng tăng lên, mà những du học sinh anh từng giúp đỡ cũng biệt tăm biệt tích, đây cũng là một phần lý do anh muốn rút lui.
“Em ủng hộ tất cả mọi quyết định của anh. Còn về chuyện người Nhật, anh cũng đừng tự trách quá, không có anh thì họ cũng sẽ tìm được cách khác vào đây thôi, chỉ là thời gian như thế nào. Không phải ban đầu người Bắc Bình cũng kiên quyết chống cự sao? Rồi người Nhật cũng tràn vào đấy thôi, sợ là phía Nam Kinh chúng ta không so bì được.”- Hứa Lộc an ủi.
Phó Diệc Đình để bút xuống, nhìn cô: “Từ khi nào mà em bắt đầu chú ý những chuyện này rồi?”
“Đọc báo, thấy nhiều cũng thành quen thôi. Anh là người, không phải thần thánh, làm sao thay đổi thế cục được? Huống hồ gì chính phủ mới phải là người giải quyết, anh đã làm hết sức rồi.”- Hứa Lộc đè vai anh, biết mình không giúp được gì nên chỉ có thể khích lệ anh như thế, hy vọng anh đừng lo nghĩ mãi.
“Sao em không ngủ thêm chút nữa?”- Phó Diệc Đình ôm cô về trước, lúc này mới nhận ra cô đang mặc sơ mi của mình: Đôi chân thon dài, trắng trẻo như ngọc lộ ra toàn bộ trước mắt anh. Anh vuốt ve đùi Hứa Lộc, hôn lên tóc mai cô: “Ai dạy em mặc sơ mi của anh đấy? Bà Phó muốn quyến rũ tôi, không sợ bản thân chịu không nổi à?”
Hứa Lộc giật mình, hai chân cô vẫn còn đau, bèn nói ngay: “Em khát nên mặt tạm để tìm nước thôi, quyến rũ anh lúc nào? Anh cũng đừng dày vò em nữa, hôm nay em còn phải đi làm.”
Phó Diệc Đình cười khẽ, anh thích nhất cái vẻ sợ hãi hoảng hốt này của cô.
“Anh và Dương Văn Toàn có qua lại nhỏ, biết anh mở nhà máy nên đã dồn khá nhiều tiền, anh mới để người này làm quản lý. Gã là một kẻ bắt nạt, em đừng khách sáo làm gì. Có gì không giải quyết được cứ đến tìm anh.”- Cuối cùng Phó Diệc Đình cũng thấy buồn ngủ, bèn tựa vào vai Hứa Lộc mà nói.
“Chuyện xưởng dệt cứ giao cả cho em, anh đừng bận lòng.”- Hứa Lộc ôm anh: “Nhưng mà mấy ký giả đó, chặn đuổi mãi cũng không ổn, chi bằng chọn một người đứng đắn để nhận phỏng vấn, họ thỏa lòng hiếu kỳ rồi sẽ bỏ qua cho chúng ta thôi.”
Phó Diệc Đình khép mắt, giọng hơi nhỏ: “Em đã chọn được chưa?”
“Thời báo. Ký giả của họ không bát quái, cũng không viết bậy, có thể xem là có uy tín. Anh hẹn họ giúp em, cứ nói là độc quyền, giá sẽ cao chót vót.”- Hứa Lộc nhếch môi.
Phó Diệc Đình không nhịn cười được: “Nhóc mê tiền nhà em, có lợi mới làm. Có phải còn lý do gì khác không?”
Đúng là không gạt được anh gì hết, thế là Hứa Lộc thẳng thắn: “Em cũng muốn quảng cáo xưởng dệt nữa, bây giờ người ta toàn kéo đến chỗ anh, chủ yếu là muốn bắt quàng làm họ chứ có phải đánh giá cao gì vải của em đâu? Em muốn sẵn đó giới thiệu được ưu điểm của xưởng, để những người muốn làm ăn chân chính đến hợp tác.”
Thật ra cách này sẽ rất hiệu quả. Bây giờ cô đã là người có tiếng tăm, một khi có tin tức về cô, lượng tiêu thụ báo sẽ tăng vọt, sẽ có rất nhiều người tò mò đọc thử. Đây rõ ràng là cách tuyên truyền tốt hơn thuê mấy cô minh tinh người mẫu về uốn éo rồi.
“Ừ, anh sẽ bảo Kim Sinh sắp xếp. Bây giờ vẫn còn sớm, qua ngủ với anh.”- Phó Diệc Đình bế Hứa Lộc lên, cô cho là anh lại “muốn” tiếp thì vùng vẫy.
“Không được, không được thật mà!”
Phó Diệc Đình nhìn cô đầy bất đắc dĩ: “Chỉ ngủ chung thôi, không làm gì cả, em đã yên tâm chưa?”
Tất nhiên Hứa Lộc không tin, lên giường rồi mà anh biết điều nữa à? Lần nào cũng dỗ cô rồi trở mặt. Nhưng mà hình như do lần này đã giằng co cả đêm, đúng là anh mệt thật, thành ra nằm chưa lâu đã phát ra tiếng ngáy nhỏ. Vốn là Hứa Lộc khó ngủ, nhưng nghe tiếng ngáy như mưa xuân của anh cũng chìm vào mộng đẹp mất.
Mười giờ sáng Hứa Lộc mới ăn mặc đàng hoàng đến xưởng được. Xưởng trưởng Cao đưa cô vào văn phòng mới, nơi này vô cùng rộng rãi, có nguyên một hàng cửa sổ thủy tinh với lượng ánh sáng dồi dào, lại có một cái tủ lớn chứa đầy đồ dùng trong nhà, sàn có trải thảm, vừa thoải mái vừa đẹp mắt, trông khác cái phòng kho cũ ở Phùng Ký một trời một vực.
Hứa Lộc ngắm chậu lan bướm trắng trên bàn, xưởng trưởng Cao bảo: “Ngài Phó đã chuẩn bị riêng cho bà đấy ạ.”
Hứa Lộc biết ngôn ngữ của lan bướm: Tình yêu duy nhất. Không biết có phải ý anh là thế không, nhưng lòng cô vẫn thấy ngọt ngào lắm.
Không lâu sau, Vương Kim Sinh gọi điện thoại đến nói đã hẹn ký giả chiều nay ở xưởng, Hứa Lộc đồng ý ngay.
Mặc dù nhà máy dệt vẫn chưa khai trương chính thức, nhưng đã có người gọi đến hỏi và đặt hàng sẵn. Nhà máy có kích thước như thế này tại Thượng Hải là hiếm có, mặc dù máy móc được chuyển về từ nước ngoài, nhưng công nhân đều là người Trung Quốc cả, nguyên liệu cũng chọn vải bông truyền thống.
Tất nhiên là vải Phương Tây có tính mát, bề ngoài đẹp, khó bị nhàu nhĩ, nói chung là có rất nhiều điểm tốt. Tuy nhiên, trong lòng người Trung Quốc thì không gì có thể thay được vải truyền thống. Có thể thấy điều này rất rõ qua những người đặt hàng chỗ “Lão Tường Ký”.
Hứa Lộc lật xem đơn đặt hàng, thấy phần lớn đều là mối vải với chừng mấy trăm thước là nhiều, điều này thể hiện rõ việc họ chỉ muốn thử, hoặc là đến vì danh Phó Diệc Đình chứ không thật sự tin vào thực lực nhà máy.
“Bà chủ, thật ra thì bà đã có kinh nghiệm kinh doanh Phùng Ký, lại thêm việc nhà bà có truyền thống kinh doanh hành dệt, tôi tin bà đã hiểu mục đích của những người này. Tôi cảm thấy chúng ta không cần phải nhận hết, chỉ nên tập trung vào những vải thương có uy tín thôi, còn lại từ chối cả đi ạ.”- Xưởng trưởng Cao đề nghị.
Hứa Lộc cũng nghĩ giống ông. Với kích thước của xưởng hiện tại, sản xuất số lượng đơn với mấy trăm thước thế này sẽ không sinh được lợi lộc gì. Nhưng xưởng cũng chỉ mới hoàn thành thôi, tạm thời sẽ chưa có đơn lớn, không thể không tiếp những kẻ lẻ tẻ này.
“Xưởng trưởng Cao, chúng ta cứ chọn trước vài người có thực lực rồi hoàn thành đơn của họ, để họ thấy được năng lực của chúng ta. Sau đó chúng ta tìm cơ hội hợp tác đơn lớn hơn, tạm thời đừng vội làm gì. Bác hãy báo lại với mấy quản lý kia như thế.”- Hứa Lộc dặn.
Xưởng trưởng Cao đã làm trong nghề này mấy chục năm rồi, vốn còn lo Hứa Lộc trẻ, làm việc thiếu kinh nghiệm. Còn việc vực dậy được nhà máy Phùng Ký cũng là dựa vào Phó Diệc Đình, nhưng bây giờ thấy cô chững chạc, xử lý chuyện đâu vào đó, biết cách làm ăn, thành ra cũng cảm thấy hơi xấu hổ.
Trên đời này chỉ có vài người được bẩm sinh, số còn lại là cố gắng, mà cũng có người có tất cả.
Chiều hôm đó, được sự hướng dẫn của Vương Kim Sinh, ký giả Hoàng – người của thời báo đến chờ cô ở phòng làm việc. Đây là một nhà báo nữ có lối ăn mặc hiện đại, trước khi đến đây, Vương Kim Sinh dặn gì cô nàng cũng đồng ý cả. Hứa Lộc vừa ngồi xuống thì người này đã hỏi một vấn đề rất “có tính tranh cãi”: “Bà Phó, không biết cảm nhận lớn nhất của bà khi từ một cô bé lo lem trở thành người của giới thượng lưu, là gì?”
Hôm nay Phó Diệc Đình “nhiệt tình” hơn bất cứ lần nào họ “yêu” nhau trước đó: Sóng vỗ ầm ĩ, đẩy thật mạnh cô lên bờ rồi lại cuốn về lòng biển. Cô cứ mơ màng rồi bị đánh thức, tỉnh rồi lại bị dày vò cho ngất đi, mồ hôi cũng khô rồi ướt trở lại.
Lần cuối cùng cô còn đủ sức nhìn đồng hồ đã là bốn giờ sáng.
Phó Diệc Đình ôm cơ thể thơm ngọt mềm mại của cô, mút đôi môi đã ửng đỏ của Hứa Lộc, thấy cô không phản ứng gì nữa, hẳn là đã mệt lắm rồi, bèn vén mái tóc xõa loạn ra để ngắm gương mặt đang say ngủ của vợ mình.
Người phụ nữ này cho anh những vui thích mà xưa nay anh chừng từng cảm nhận được, như một hũ rượu ngon người ta không nỡ uống, cất lâu năm lại càng thêm say. Giải quyết xong chuyện ở cục quản lý, rõ là anh mệt mỏi biết bao, song chỉ cần nhìn thấy cô thôi là mọi thứ tan biết hết. Phó Diệc Đình cúi đầu hôn lên trán vợ, đắp lại chăn cho cô rồi bước xuống giường, trùm lại áo ngủ.
Anh đi qua phòng làm việc, ngồi xuống rồi rút một điếu thuốc.
Trên bàn đã có sẵn giấy, cạnh lại có bút và mực, tiếng con lắc đồng hồ như dai dẳng trong không gian tĩnh lặng của buổi đêm. Một lát sau, anh rũ thuốc vào gạt tàn, bắt đầu cầm bút lên viết.
Hứa Lộc mệt mỏi vô cùng, song lại không ngủ lâu được, cô bị tiếng chim hót ngoài cửa đánh thức, mơ màng bò dậy thì thấy đã sáu giờ rồi. Trời về cuối xuân, buổi sáng đến vội, nhưng rèm cửa đã che mất ánh nắng, thỉnh thoảng mới bắt gặp một chút vệt loang bé xíu.
Phó Diệc Đình không ở cạnh cô, Hứa Lộc bò dậy, cảm thấy cơ thể như vừa bị ai đó nghiền nát. Ngọn nến long phượng đã tàn quá nửa, miệng Hứa Lộc khát khô, thế là cô mặc tạm sơ mi của Phó Diệc Đình vào để đi tìm nước.
Trên bàn trà có một cái ấm và hai cái ly nhỏ, may là nước vẫn còn, cô rót một ly, nuốt ừng ực, đặt xuống rồi mới thấy cơn khát giảm bớt.
Bên phòng làm việc có ánh sáng mờ mờ, Hứa Lộc đi vào thì thấy Phó Diệc Đình đang viết gì đó thoăn thoắt trên bàn.
Anh đã dày vò cô lâu lắm mà, sao trông người đàn ông này chẳng mệt mỏi gì cả vậy? Thể lực quá khủng khiếp. Vòng đèn bàn quanh quẩn bên cổ anh, ánh lên sự nghiêm túc, dường như anh vẫn chưa nhận ra sự xuất hiện của cô: Hứa Lộc bèn đến gần, đứng lẳng lặng bên cạnh anh, phát hiện anh đang viết thư từ chức – hẳn là vị trí phân hội trưởng của hội Ái Quốc. Cô khoác tay lên vai anh, hỏi: “Là vì chuyện cho người Nhật vào tô giới sao?”
Thật ra anh đã thấy cô từ lâu rồi, cũng không định giấu Hứa Lộc: “Không hoàn toàn là vậy. Bây giờ phía chính phủ lăm le anh, gió thổi cỏ lay một chút cũng khiến họ chú ý. Một phần là vì lý do an toàn nữa.”
Trước kia Phó Diệc Đình nhiệt tình như vậy là vì anh ở một mình, không phải lo nỗi về sau, có thể dồn hết sức lực, tính mạng vì đất nước. Nhưng bây giờ, anh đã có gia đình, làm chuyện gì cũng phải suy xét cho vợ và bên gia đình vợ. Dù sao Ái Quốc cũng là một tổ chức phi pháp, phần tử cực đoan ngày càng tăng lên, mà những du học sinh anh từng giúp đỡ cũng biệt tăm biệt tích, đây cũng là một phần lý do anh muốn rút lui.
“Em ủng hộ tất cả mọi quyết định của anh. Còn về chuyện người Nhật, anh cũng đừng tự trách quá, không có anh thì họ cũng sẽ tìm được cách khác vào đây thôi, chỉ là thời gian như thế nào. Không phải ban đầu người Bắc Bình cũng kiên quyết chống cự sao? Rồi người Nhật cũng tràn vào đấy thôi, sợ là phía Nam Kinh chúng ta không so bì được.”- Hứa Lộc an ủi.
Phó Diệc Đình để bút xuống, nhìn cô: “Từ khi nào mà em bắt đầu chú ý những chuyện này rồi?”
“Đọc báo, thấy nhiều cũng thành quen thôi. Anh là người, không phải thần thánh, làm sao thay đổi thế cục được? Huống hồ gì chính phủ mới phải là người giải quyết, anh đã làm hết sức rồi.”- Hứa Lộc đè vai anh, biết mình không giúp được gì nên chỉ có thể khích lệ anh như thế, hy vọng anh đừng lo nghĩ mãi.
“Sao em không ngủ thêm chút nữa?”- Phó Diệc Đình ôm cô về trước, lúc này mới nhận ra cô đang mặc sơ mi của mình: Đôi chân thon dài, trắng trẻo như ngọc lộ ra toàn bộ trước mắt anh. Anh vuốt ve đùi Hứa Lộc, hôn lên tóc mai cô: “Ai dạy em mặc sơ mi của anh đấy? Bà Phó muốn quyến rũ tôi, không sợ bản thân chịu không nổi à?”
Hứa Lộc giật mình, hai chân cô vẫn còn đau, bèn nói ngay: “Em khát nên mặt tạm để tìm nước thôi, quyến rũ anh lúc nào? Anh cũng đừng dày vò em nữa, hôm nay em còn phải đi làm.”
Phó Diệc Đình cười khẽ, anh thích nhất cái vẻ sợ hãi hoảng hốt này của cô.
“Anh và Dương Văn Toàn có qua lại nhỏ, biết anh mở nhà máy nên đã dồn khá nhiều tiền, anh mới để người này làm quản lý. Gã là một kẻ bắt nạt, em đừng khách sáo làm gì. Có gì không giải quyết được cứ đến tìm anh.”- Cuối cùng Phó Diệc Đình cũng thấy buồn ngủ, bèn tựa vào vai Hứa Lộc mà nói.
“Chuyện xưởng dệt cứ giao cả cho em, anh đừng bận lòng.”- Hứa Lộc ôm anh: “Nhưng mà mấy ký giả đó, chặn đuổi mãi cũng không ổn, chi bằng chọn một người đứng đắn để nhận phỏng vấn, họ thỏa lòng hiếu kỳ rồi sẽ bỏ qua cho chúng ta thôi.”
Phó Diệc Đình khép mắt, giọng hơi nhỏ: “Em đã chọn được chưa?”
“Thời báo. Ký giả của họ không bát quái, cũng không viết bậy, có thể xem là có uy tín. Anh hẹn họ giúp em, cứ nói là độc quyền, giá sẽ cao chót vót.”- Hứa Lộc nhếch môi.
Phó Diệc Đình không nhịn cười được: “Nhóc mê tiền nhà em, có lợi mới làm. Có phải còn lý do gì khác không?”
Đúng là không gạt được anh gì hết, thế là Hứa Lộc thẳng thắn: “Em cũng muốn quảng cáo xưởng dệt nữa, bây giờ người ta toàn kéo đến chỗ anh, chủ yếu là muốn bắt quàng làm họ chứ có phải đánh giá cao gì vải của em đâu? Em muốn sẵn đó giới thiệu được ưu điểm của xưởng, để những người muốn làm ăn chân chính đến hợp tác.”
Thật ra cách này sẽ rất hiệu quả. Bây giờ cô đã là người có tiếng tăm, một khi có tin tức về cô, lượng tiêu thụ báo sẽ tăng vọt, sẽ có rất nhiều người tò mò đọc thử. Đây rõ ràng là cách tuyên truyền tốt hơn thuê mấy cô minh tinh người mẫu về uốn éo rồi.
“Ừ, anh sẽ bảo Kim Sinh sắp xếp. Bây giờ vẫn còn sớm, qua ngủ với anh.”- Phó Diệc Đình bế Hứa Lộc lên, cô cho là anh lại “muốn” tiếp thì vùng vẫy.
“Không được, không được thật mà!”
Phó Diệc Đình nhìn cô đầy bất đắc dĩ: “Chỉ ngủ chung thôi, không làm gì cả, em đã yên tâm chưa?”
Tất nhiên Hứa Lộc không tin, lên giường rồi mà anh biết điều nữa à? Lần nào cũng dỗ cô rồi trở mặt. Nhưng mà hình như do lần này đã giằng co cả đêm, đúng là anh mệt thật, thành ra nằm chưa lâu đã phát ra tiếng ngáy nhỏ. Vốn là Hứa Lộc khó ngủ, nhưng nghe tiếng ngáy như mưa xuân của anh cũng chìm vào mộng đẹp mất.
Mười giờ sáng Hứa Lộc mới ăn mặc đàng hoàng đến xưởng được. Xưởng trưởng Cao đưa cô vào văn phòng mới, nơi này vô cùng rộng rãi, có nguyên một hàng cửa sổ thủy tinh với lượng ánh sáng dồi dào, lại có một cái tủ lớn chứa đầy đồ dùng trong nhà, sàn có trải thảm, vừa thoải mái vừa đẹp mắt, trông khác cái phòng kho cũ ở Phùng Ký một trời một vực.
Hứa Lộc ngắm chậu lan bướm trắng trên bàn, xưởng trưởng Cao bảo: “Ngài Phó đã chuẩn bị riêng cho bà đấy ạ.”
Hứa Lộc biết ngôn ngữ của lan bướm: Tình yêu duy nhất. Không biết có phải ý anh là thế không, nhưng lòng cô vẫn thấy ngọt ngào lắm.
Không lâu sau, Vương Kim Sinh gọi điện thoại đến nói đã hẹn ký giả chiều nay ở xưởng, Hứa Lộc đồng ý ngay.
Mặc dù nhà máy dệt vẫn chưa khai trương chính thức, nhưng đã có người gọi đến hỏi và đặt hàng sẵn. Nhà máy có kích thước như thế này tại Thượng Hải là hiếm có, mặc dù máy móc được chuyển về từ nước ngoài, nhưng công nhân đều là người Trung Quốc cả, nguyên liệu cũng chọn vải bông truyền thống.
Tất nhiên là vải Phương Tây có tính mát, bề ngoài đẹp, khó bị nhàu nhĩ, nói chung là có rất nhiều điểm tốt. Tuy nhiên, trong lòng người Trung Quốc thì không gì có thể thay được vải truyền thống. Có thể thấy điều này rất rõ qua những người đặt hàng chỗ “Lão Tường Ký”.
Hứa Lộc lật xem đơn đặt hàng, thấy phần lớn đều là mối vải với chừng mấy trăm thước là nhiều, điều này thể hiện rõ việc họ chỉ muốn thử, hoặc là đến vì danh Phó Diệc Đình chứ không thật sự tin vào thực lực nhà máy.
“Bà chủ, thật ra thì bà đã có kinh nghiệm kinh doanh Phùng Ký, lại thêm việc nhà bà có truyền thống kinh doanh hành dệt, tôi tin bà đã hiểu mục đích của những người này. Tôi cảm thấy chúng ta không cần phải nhận hết, chỉ nên tập trung vào những vải thương có uy tín thôi, còn lại từ chối cả đi ạ.”- Xưởng trưởng Cao đề nghị.
Hứa Lộc cũng nghĩ giống ông. Với kích thước của xưởng hiện tại, sản xuất số lượng đơn với mấy trăm thước thế này sẽ không sinh được lợi lộc gì. Nhưng xưởng cũng chỉ mới hoàn thành thôi, tạm thời sẽ chưa có đơn lớn, không thể không tiếp những kẻ lẻ tẻ này.
“Xưởng trưởng Cao, chúng ta cứ chọn trước vài người có thực lực rồi hoàn thành đơn của họ, để họ thấy được năng lực của chúng ta. Sau đó chúng ta tìm cơ hội hợp tác đơn lớn hơn, tạm thời đừng vội làm gì. Bác hãy báo lại với mấy quản lý kia như thế.”- Hứa Lộc dặn.
Xưởng trưởng Cao đã làm trong nghề này mấy chục năm rồi, vốn còn lo Hứa Lộc trẻ, làm việc thiếu kinh nghiệm. Còn việc vực dậy được nhà máy Phùng Ký cũng là dựa vào Phó Diệc Đình, nhưng bây giờ thấy cô chững chạc, xử lý chuyện đâu vào đó, biết cách làm ăn, thành ra cũng cảm thấy hơi xấu hổ.
Trên đời này chỉ có vài người được bẩm sinh, số còn lại là cố gắng, mà cũng có người có tất cả.
Chiều hôm đó, được sự hướng dẫn của Vương Kim Sinh, ký giả Hoàng – người của thời báo đến chờ cô ở phòng làm việc. Đây là một nhà báo nữ có lối ăn mặc hiện đại, trước khi đến đây, Vương Kim Sinh dặn gì cô nàng cũng đồng ý cả. Hứa Lộc vừa ngồi xuống thì người này đã hỏi một vấn đề rất “có tính tranh cãi”: “Bà Phó, không biết cảm nhận lớn nhất của bà khi từ một cô bé lo lem trở thành người của giới thượng lưu, là gì?”
Tác giả :
Bạc Yên