Đại Mạc Thương Lang
Quyển 1 - Chương 36: Đường ống thông gió
Ba người chúng tôi cố gắng hít thật sâu để trấn tĩnh lại, nhất là tôi, phải mất khá nhiều thời gian điều hòa trở lại, tôi mới dám xem tiếp. Khi xem kỹ lại, không biết do nỗi sợ hãi đã định hình sẵn trong đầu hay do gương mặt biến dạng ấy thực sự rất đáng sợ mà chúng tôi càng thêm sợ hãi, cuối cùng cả ba người đều cảm thấy bị ngộp thở.
Nó là một hình mặt người biến dạng vì bị nén ép quá độ, nổi bật nhất là cái mũi chim ưng và vầng trán nhô cao lạ thường, tôi cũng không chắc đó là cấu tạo ban đầu của “gương mặt” này hay do bị chèn ép mà trở nên biến tướng khác thường đến vậy. Nếu là khả năng thứ nhất, thì người này chắc chắn đã tử vong và tổ chức não bộ đã nứt vỡ hoàn toàn.
Một điều khiến chúng tôi thở phào nhẹ nhõm là không tìm thấy một đặc trưng nào của Viên Hỷ Lạc trên gương mặt đó.
Thời gian trôi qua khá lâu mà chúng tôi chỉ biết nhìn nhau, không biết nên nói gì với đồng đội, những gì diễn ra trước mắt thực sự đã vượt ra ngoài khả năng giải thích chúng tôi.
Sau đó, Mã Tại Hải là người bừng tỉnh đần tiên, cậu ta đứng dậy mở cái ba lô, lôi sợi dây thừng từ bên trong ra, đầu sợi dây có gắn một cái móc sắt, cậu ta tiếp tục dỡ tung cái bàn viết ra, lúc này thì chúng tôi đã hiểu ý đồ của cậu ấy. Mã Tại Hải muốn làm một cái cần câu để móc “mặt người” ở trong ống thông gió ra.
Tiếc rằng chiếc bàn đó được làm rất chắc, chân bàn đã bị hàn chết xuống sàn, nên chúng tôi cố kéo mãi mà vẫn không được.
Ba người chúng tôi mím môi mím lợi lay dỡ suốt hồi lâu nhưng cuối cùng đành bất lực, đội phó bỗng phát hiện trên tường có gắn một thanh sắt xù xì, to cỡ ngón tay út, chúng tôi liền gỡ nó xuống, bẻ cong một đầu làm thành cái móc. Mấy người quỳ xuống quanh miệng ống thông gió chuẩn bị ngoắc cái “mặt người” đó ra ngoài.
Lúc đó, chân tay ai nấy đều run lập cập. Bởi đội phó bị thương, không tiện ngồi xổm mãi, nên tôi đành là người chiếu đèn, còn Mã Tại Hải phụ trách móc thứ đó ra.
Tôi bật đèn sáng, Mã Tại Hải quỳ mọp trên mặt sàn, thực ra cậu ta cũng không hề tự nguyện muốn làm việc này, chẳng qua là bắt buộc phải phục tùng mệnh lệnh của cấp trên mà thôi; khi đó môi cậu ta run bần bật, tôi bảo cậu ta cẩn thận, mà thực sự cũng chẳng biết phải cẩn thận như thế nào. Ba người chúng tôi đều nằm rạp ra đó, chiếc cần câu dần dần được đưa vào trong.
Quá trình đó chỉ diễn ra chưa đầy nửa phút nhưng tôi cảm tưởng như hai mắt phải nhìn trân trân vào đó cả ngày trời. Khi móc câu sắp chạm được vào “khuôn mặt”, hai mắt tôi đã mỏi nhừ.
Vào sát na trước khi cái cần câu kia chạm vào thứ đó, tôi đã tưởng tượng những khả năng có thể xảy ra, như nó đột nhiên động đậy hoặc thụt lùi về phía sau chẳng hạn. Thế nhưng, thực tế là nó vẫn nằm yên, không hề động đậy.
Sau đó, mặc cho chúng tôi chọc ngoáy thế nào thì nó cũng chẳng phản ứng gì. Không những vậy, Mã Tại Hải còn nói, cảm giác nó mềm oằn oặt, tay chọc vào cảm thấy khang khác. Cuối cùng, cậu ta cầm cái cần lấy hết sức đâm thẳng vào cổ của nó, chỉ một lát đã ngoắc được cái đầu, rồi cứ thế kéo ra.
Dường như nó không chống cự gì, cứ thế bị lôi tuột ra ngoài. Tim tôi đập thình thịch như trống trận, cả hội đồng loạt đứng bật dậy, lùi ra sau chuẩn bị tư thế chiến đấu, phòng lỡ đâu nó là thứ đáng sợ, quái dị nào đó lại không kịp phản ứng.
Bộ phận ra đầu tiên là cái đầu, trông nó trọc lông lốc, trắng hếu, sau đó là phần thân. Tôi nhìn thấy những thứ giống như là chân với tay của nó, đầu tôi mụ mị, chỉ cảm thấy đồ vật kia thật kì quái, mềm nhùn nhũn tựa động vật thân mềm không xương vậy. Tôi bỗng hiểu ra, cổ họng tắc nghẹn giây lát, bởi tôi đã biết nó rốt cục là thứ gì.
Thứ lôi được ra từ trong ống thông gió hóa ra không phải quái vật gì ghê gớm, mà chỉ là một chiếc áo cao su kì dị. Nhìn lớp cao su lộn ra ở phía trên, thì đây chắc là sản phẩm của bọn Nhật, còn “khuôn mặt” biến dạng mà chúng tôi nhìn thấy chẳng qua là một cái mặt nạ phòng độc đã dập nát. Đây là loại mặt nạ có hình dạng giống mũ bảo hiểm, từ chính diện nhìn hất lên trên thì thấy đầu to trán cao, rất dị thường. Phần áo với mặt nạ nối liền thành một mảnh, từ trước tới giờ tôi chưa từng chứng kiến loại thiết kế nào tương tự như vậy, tôi nghĩ chắc chắn nó không chỉ đơn thuần có mỗi tác dụng phòng độc.
Mã Tại Hải cầm cái móc chọc chọc vào cái áo, bên trong trống rỗng, cậu ta thở hắt ra, định chửi đổng một câu, môi đã vén lên chực chửi nhưng hình như chợt nhớ đến thái độ của đội phó lúc nãy liền vội thu lại.
Đội phó có vẻ rất chăm chú, Mã Tại Hải định lật ra xem một lần nữa liền bị anh chặn lại: “Đừng chạm vào nó!”
Tôi cũng đồng tình với đội phó. Thấy thái độ của chúng tôi, Mã Tại Hải cũng cảm nhận được có gì đó bất thường, nên không dám làm gì thêm. Chúng tôi vây quanh chiếc áo, tạm thời để thần kinh trùng bớt xuống. Sau đó, Mã Tại Hải lại cầm cái móc gẩy chiếc áo ra, vừa cầm đèn soi vừa chọc chọc vào nó.
Những gì vừa xảy ra làm tôi nhớ lại cảnh ngày xưa từng bị con rắn kim chui vào trong áo, mẹ tôi cũng cầm cây gậy trúc đập liên hồi vào cái áo, để đuổi con rắn chui ra. Thế nhưng, lúc này, cái áo chẳng hề có động tĩnh gì, dẫu có đập thế nào, chúng tôi cũng không phát hiện thấy có vấn đề gì uẩn khuất.
Cuối cùng, Mã Tại Hải lật chiếc áo lại, tôi nhìn thấy chỗ cổ áo nối vói cái “mũ bảo hiểm” mặt nạ phía trên có một vết rách lớn, chắc là do cái gậy sắt của Mã Tại Hải gây ra chỗ ngực áo đã mục nát, có lẽ nó bị bết dính vào đáy ống thông gió, khi nãy chúng tôi ra sức giật mạnh nên mới rách thành ra vậy. Có thể thấy bên trong cái áo hoàn toàn trống không.
Chúng tôi thở phào nhẹ nhõm, đúng là một phen thần hồn nát thần tính.
Mã Tại Hải bước lại cầm cái áo xé ngang xé dọc, chẳng mấy chốc chiếc áo đã tan tành thành mảnh vụn, rõ ràng bên trong chẳng có gì.
Nhưng đội phó vẫn thắc mắc không biết ai đã nhét thứ ấy vào trong ống thông gió, họ làm vậy có mục đích gì? Mã Tại Hải lại tiếp tục ngồi xuống, cậu ta cầm đèn pin soi vào Ống thông gió thêm lần nữa.
Nó là một hình mặt người biến dạng vì bị nén ép quá độ, nổi bật nhất là cái mũi chim ưng và vầng trán nhô cao lạ thường, tôi cũng không chắc đó là cấu tạo ban đầu của “gương mặt” này hay do bị chèn ép mà trở nên biến tướng khác thường đến vậy. Nếu là khả năng thứ nhất, thì người này chắc chắn đã tử vong và tổ chức não bộ đã nứt vỡ hoàn toàn.
Một điều khiến chúng tôi thở phào nhẹ nhõm là không tìm thấy một đặc trưng nào của Viên Hỷ Lạc trên gương mặt đó.
Thời gian trôi qua khá lâu mà chúng tôi chỉ biết nhìn nhau, không biết nên nói gì với đồng đội, những gì diễn ra trước mắt thực sự đã vượt ra ngoài khả năng giải thích chúng tôi.
Sau đó, Mã Tại Hải là người bừng tỉnh đần tiên, cậu ta đứng dậy mở cái ba lô, lôi sợi dây thừng từ bên trong ra, đầu sợi dây có gắn một cái móc sắt, cậu ta tiếp tục dỡ tung cái bàn viết ra, lúc này thì chúng tôi đã hiểu ý đồ của cậu ấy. Mã Tại Hải muốn làm một cái cần câu để móc “mặt người” ở trong ống thông gió ra.
Tiếc rằng chiếc bàn đó được làm rất chắc, chân bàn đã bị hàn chết xuống sàn, nên chúng tôi cố kéo mãi mà vẫn không được.
Ba người chúng tôi mím môi mím lợi lay dỡ suốt hồi lâu nhưng cuối cùng đành bất lực, đội phó bỗng phát hiện trên tường có gắn một thanh sắt xù xì, to cỡ ngón tay út, chúng tôi liền gỡ nó xuống, bẻ cong một đầu làm thành cái móc. Mấy người quỳ xuống quanh miệng ống thông gió chuẩn bị ngoắc cái “mặt người” đó ra ngoài.
Lúc đó, chân tay ai nấy đều run lập cập. Bởi đội phó bị thương, không tiện ngồi xổm mãi, nên tôi đành là người chiếu đèn, còn Mã Tại Hải phụ trách móc thứ đó ra.
Tôi bật đèn sáng, Mã Tại Hải quỳ mọp trên mặt sàn, thực ra cậu ta cũng không hề tự nguyện muốn làm việc này, chẳng qua là bắt buộc phải phục tùng mệnh lệnh của cấp trên mà thôi; khi đó môi cậu ta run bần bật, tôi bảo cậu ta cẩn thận, mà thực sự cũng chẳng biết phải cẩn thận như thế nào. Ba người chúng tôi đều nằm rạp ra đó, chiếc cần câu dần dần được đưa vào trong.
Quá trình đó chỉ diễn ra chưa đầy nửa phút nhưng tôi cảm tưởng như hai mắt phải nhìn trân trân vào đó cả ngày trời. Khi móc câu sắp chạm được vào “khuôn mặt”, hai mắt tôi đã mỏi nhừ.
Vào sát na trước khi cái cần câu kia chạm vào thứ đó, tôi đã tưởng tượng những khả năng có thể xảy ra, như nó đột nhiên động đậy hoặc thụt lùi về phía sau chẳng hạn. Thế nhưng, thực tế là nó vẫn nằm yên, không hề động đậy.
Sau đó, mặc cho chúng tôi chọc ngoáy thế nào thì nó cũng chẳng phản ứng gì. Không những vậy, Mã Tại Hải còn nói, cảm giác nó mềm oằn oặt, tay chọc vào cảm thấy khang khác. Cuối cùng, cậu ta cầm cái cần lấy hết sức đâm thẳng vào cổ của nó, chỉ một lát đã ngoắc được cái đầu, rồi cứ thế kéo ra.
Dường như nó không chống cự gì, cứ thế bị lôi tuột ra ngoài. Tim tôi đập thình thịch như trống trận, cả hội đồng loạt đứng bật dậy, lùi ra sau chuẩn bị tư thế chiến đấu, phòng lỡ đâu nó là thứ đáng sợ, quái dị nào đó lại không kịp phản ứng.
Bộ phận ra đầu tiên là cái đầu, trông nó trọc lông lốc, trắng hếu, sau đó là phần thân. Tôi nhìn thấy những thứ giống như là chân với tay của nó, đầu tôi mụ mị, chỉ cảm thấy đồ vật kia thật kì quái, mềm nhùn nhũn tựa động vật thân mềm không xương vậy. Tôi bỗng hiểu ra, cổ họng tắc nghẹn giây lát, bởi tôi đã biết nó rốt cục là thứ gì.
Thứ lôi được ra từ trong ống thông gió hóa ra không phải quái vật gì ghê gớm, mà chỉ là một chiếc áo cao su kì dị. Nhìn lớp cao su lộn ra ở phía trên, thì đây chắc là sản phẩm của bọn Nhật, còn “khuôn mặt” biến dạng mà chúng tôi nhìn thấy chẳng qua là một cái mặt nạ phòng độc đã dập nát. Đây là loại mặt nạ có hình dạng giống mũ bảo hiểm, từ chính diện nhìn hất lên trên thì thấy đầu to trán cao, rất dị thường. Phần áo với mặt nạ nối liền thành một mảnh, từ trước tới giờ tôi chưa từng chứng kiến loại thiết kế nào tương tự như vậy, tôi nghĩ chắc chắn nó không chỉ đơn thuần có mỗi tác dụng phòng độc.
Mã Tại Hải cầm cái móc chọc chọc vào cái áo, bên trong trống rỗng, cậu ta thở hắt ra, định chửi đổng một câu, môi đã vén lên chực chửi nhưng hình như chợt nhớ đến thái độ của đội phó lúc nãy liền vội thu lại.
Đội phó có vẻ rất chăm chú, Mã Tại Hải định lật ra xem một lần nữa liền bị anh chặn lại: “Đừng chạm vào nó!”
Tôi cũng đồng tình với đội phó. Thấy thái độ của chúng tôi, Mã Tại Hải cũng cảm nhận được có gì đó bất thường, nên không dám làm gì thêm. Chúng tôi vây quanh chiếc áo, tạm thời để thần kinh trùng bớt xuống. Sau đó, Mã Tại Hải lại cầm cái móc gẩy chiếc áo ra, vừa cầm đèn soi vừa chọc chọc vào nó.
Những gì vừa xảy ra làm tôi nhớ lại cảnh ngày xưa từng bị con rắn kim chui vào trong áo, mẹ tôi cũng cầm cây gậy trúc đập liên hồi vào cái áo, để đuổi con rắn chui ra. Thế nhưng, lúc này, cái áo chẳng hề có động tĩnh gì, dẫu có đập thế nào, chúng tôi cũng không phát hiện thấy có vấn đề gì uẩn khuất.
Cuối cùng, Mã Tại Hải lật chiếc áo lại, tôi nhìn thấy chỗ cổ áo nối vói cái “mũ bảo hiểm” mặt nạ phía trên có một vết rách lớn, chắc là do cái gậy sắt của Mã Tại Hải gây ra chỗ ngực áo đã mục nát, có lẽ nó bị bết dính vào đáy ống thông gió, khi nãy chúng tôi ra sức giật mạnh nên mới rách thành ra vậy. Có thể thấy bên trong cái áo hoàn toàn trống không.
Chúng tôi thở phào nhẹ nhõm, đúng là một phen thần hồn nát thần tính.
Mã Tại Hải bước lại cầm cái áo xé ngang xé dọc, chẳng mấy chốc chiếc áo đã tan tành thành mảnh vụn, rõ ràng bên trong chẳng có gì.
Nhưng đội phó vẫn thắc mắc không biết ai đã nhét thứ ấy vào trong ống thông gió, họ làm vậy có mục đích gì? Mã Tại Hải lại tiếp tục ngồi xuống, cậu ta cầm đèn pin soi vào Ống thông gió thêm lần nữa.
Tác giả :
Nam Phái Tam Thúc