Đại Mạc Thương Lang
Quyển 1 - Chương 29: Thám hiểm “Shinzan”
Nghĩ đi nghĩ lại tôi vẫn không tìm ra được lời đáp, mà đứng từ trên cánh máy bay quan sát thì tầm nhìn chỉ có hạn, trước sau gì cũng chỉ thấy được có chừng ấy, thêm một vấn đề là ánh đèn pin yếu hẳn đi, chắc sắp hết pin. Thấy vậy, tôi đành dừng soi chiếc máy bay, tiếp tục nghĩ kế đối phó.
Lúc này, sức khỏe của tôi mới dần hồi phục trở lại, hoặc cũng có thể do quá hiếu kì về chiếc máy bay nên tôi đã quên sạch những mệt mỏi khi nãy. Nghĩ đến nguồn chiếu sáng sắp cạn kiệt, cứ ngồi ở đây thì chết là cái chắc, tôi liền đề nghị đội phó cùng chui vào bên trong máy bay, tìm thử xem có cái gì có thể chiếu sáng được không, nếu không thì cũng chui vào đó để xem có tránh gió được không, chứ cứ để mình trần trùng trục ngồi ngoài này thì không phải cách hay.
Do đội phó mất nhiều sức hơn tôi, nên lúc này đầu óc anh bắt đầu mụ mị đi, dường như sắp gục đến nơi.
Tôi hỏi anh xem nên thế nào, nhưng anh chỉ gật đầu mà không nói nên lời. Tôi đành xoa xoa người cho anh ấy, để anh ấy ấm lên, mãi đến khi da đội phó hồng trở lại tôi mới để anh ấy ngồi chờ ở ngoài, còn mình chui vào trong xem thử.
Phần giữa đầu và cánh máy bay bị chìm dưới nước, tôi nhảy xuống đó, cẩn thận đi từng bước trên những mảnh tàn tích để tới phần đầu của chiếc máy bay. Tôi lại lần nữa nhìn thấy con số 07 rất lớn trên thân máy bay, kể cả những dòng chữ nhỏ bên dưới, nhưng chúng đã quá mờ nên tôi không đọc được. Từ một bên cánh cong queo, tôi cứ thế đi thẳng vào khoang máy bay.
Bên trong máy bay tối om, tôi nói vậy bởi ánh sáng đèn pin chiếu trong không gian được giới hạn như ở đây và không gian bên ngoài rộng bao la kia hoàn toàn không giống nhau, tuy đều một màu đen, nhưng nơi này không khiến tôi tuyệt vọng như ở bên ngoài, bởi vì ánh sáng chiếu đi vẫn có một vài đồ vật phản chiếu lại.
Tuy tôi đã đi giày nhưng vẫn cảm nhận được những chỗ gồ ghề của mặt sàn. Thứ tôi thấy đầu tiên là một cái giá đặt súng máy đã mục nát, lớp da bọc bên ngoài đã hỏng không thể nhận ra được, chỉ còn thấy trồi ra thân ghế bằng sắt đã rỉ, vách trong của máy bay đều bị nứt vỡ, trên đó có treo rất nhiều dây điện tạo thành một mảng đen sì.
Phía trước cái ghế có một chiếc giá cao bằng nửa thân người – không biết dùng vào việc gì, chắc có lẽ trước đây người ta đã dùng nó để đặt súng máy tự động, nhưng bây giờ chỉ còn lại cái giá trống không.
Tôi giẫm lên chiếc ghế dành cho người bắn súng, đằng sau nó là ngăn chứa đạn, chỗ đó đã bị ngâm nước lâu ngày nên không thể bước qua, song bên trên khoang lái có một cái thang sắt dẫn xuống, vậy là tôi cẩn thận dẫm chân bước lên thang để leo lên buồng lái.
Chắc là lúc chiếc máy bay bị rơi, phần đuôi máy bay được tiếp đất bằng đệm giảm xóc, đây rõ ràng là biện pháp hạ cánh bắt buộc, cho nên khoang lái không bị hư hỏng nhiều, đường tới khoang lái chỉ có một cánh cửa nhỏ hẹp, tôi liền leo vào trong đó, nhìn thấy chiếc ghế lái đổ dưới sàn, trên sàn toàn là vụn kính lẫn rỉ sắt bết thành đống. Tôi cầm đèn soi một lượt, thì thấy một cái mũ bảo hiểm bằng da kiểu Nhật dành cho phi hành gia nằm cạnh ghế.
Tôi căng thẳng, thận trọng bước lại gần, quả nhiên thấy xác người phi công đã khô đét gục trên ghế, cơ thể bết dính vào thành ghế, miệng tử thi há hốc.
Cái xác này chết đã lâu lắm rồi, và chắc chắn là một người lính Nhật. Cầm đèn pin soi cẩn thận thêm lần nữa, tôi hít ngược một hơi lạnh, cái xác này dường như có điều gì đó bất thường.
Không biết khi đó đã xảy ra chuyện gì, có điều nhìn vào những gì còn sót lại trong khoang lái, tôi đoán chắc lúc ấy máy bay không hề phát hỏa, nhưng lạ thay cái xác lại đen thui, toàn thân còn lỗ chỗ nhiều hố sâu hoắm giống như tổ ong.
Ban đầu, tôi tưởng người này bị súng liên thanh bắn, nhưng xem kĩ lại thì thấy những cái lỗ đó không phải do đạn bắn, mà là do da thịt bị thối rữa rồi co rút vào, cũng phải thôi, điều kiện phân hủy ở đây không bình thường, trên người vẫn còn vài chỗ chưa phân hủy, còn lại thì đã bị phân hủy gần hết.
Cái xác khiến người ta cảm thấy rờn rợn, tôi bèn cúi xuống, kiếm một miếng sắt mỏng phủ lên. Sau đó, tôi quay trở lại chỗ cánh máy bay, đỡ đội phó đi xuống khoang lái. Tôi đi kiếm tất cả những thứ có thể đốt được, ngay cả cái mũ da, đôi giày da của cái xác cũng bị trưng dụng, tôi đem tất cả lại một chỗ rồi nhóm lửa. Cũng may lúc đó tôi tìm thấy đường dây dẫn tới tuốc bin thủy lực trong máy bay, tuy dầu đã khô nhưng vẫn còn bám một lớp khô cứng và đen kịt, tôi cạy lấy đem cả cái dây dẫn mang lại chỗ đốt, sợi dây bắt lửa rất tốt, sau đó, nhiệt độ trong khoang lái trở nên khá ấm.
Tuy đống lửa không to, nhưng cũng đủ để cứu sống chúng tôi, vết thương trên người cũng ngừng chảy máu, cơ thể dần dần ấm lại, quần áo cũng dần khô.
Tôi vẫn chưa nghĩ ra bước tiếp theo mình nên làm gì, tình hình bây giờ dẫu có làm gì cũng chẳng tác dụng, đành bó gối ngồi đợi cứu viện tới vậy. Có điều, tôi cũng không dám chắc liệu có cứu viện tới hay không.
Khi quần áo đã khô hẳn, chúng tôi không tìm được thứ gì có thể đốt thêm được nữa, may mà còn quần áo để giữ ấm. Chúng tôi lôi những con đỉa bám trong lớp áo, ném vào đống lửa, sau đó bắt đầu ngủ gật.
Khung cảnh ở đây rất khác thường, kì thực có bao nhiêu lý do khiến chúng tôi không được phép ngủ, nhưng lúc đó tôi thực sự rất mệt, vừa được nghỉ ngơi một chút là liền thiếp đi. Lúc ấy, đầu tôi váng vất rất nhiều câu hỏi, nhưng điều đó chẳng còn quan trọng nữa, hai mắt tôi cứ díp lại, mọi thứ dần tối sầm trước mắt. Chẳng biết ngủ được bao lâu, đến khi lửa đã tàn, tôi mới ngơ ngác giật mình tỉnh dậy.
Trải qua một giấc ngủ say thực sự và rất ấm áp, tôi mở mắt ra và cảm thấy có chuyện gì đó đang xảy đến. Tôi ngẫm lại xem tại sao mình lại tỉnh dậy, hơn nữa, tai lại ngâm ngẩm đau. Vài giây sau, tôi mới tỉnh táo hẳn, bởi nghe thấy tiếng “u u…” rền rĩ từ bên ngoài máy bay vọng tới.
Ban đầu, tôi không hiểu chuyện gì đang xảy ra, bụng thầm phỏng đoán xem đó là âm thanh gì? Nghe ngóng một lúc mới phát hiện ra âm thanh rền rĩ đó chính là tiếng còi cảnh báo.
Tại sao nơi này lại có tiếng còi cảnh báo? Tôi bắt đầu thấy hơi hoảng. Chuyện gì thế này? Lẽ nào hệ thống điện đã phục hồi trở lại?
Tất cả chúng tôi đều được huấn luyện qua lớp “ba dự phòng” nên rất quen thuộc với âm thanh này, tôi lập tức leo ra khỏi lỗ hổng của buồng lái, trèo lên đầu máy bay.
Bốn phía vẫn đen kịt mịt mờ, tôi chỉ nghe thấy thứ âm thanh báo động tựa như từ địa ngục vọng về trong không gian tăm tối. Trên mặt sông đen ngòm, âm thanh vang vọng làm mọi thứ trở nên xáo động, không biết đã xảy ra chuyện gì.
Đội phó cũng bị đánh thức dậy, anh chui lên trên hỏi tôi có chuyện gì.
Tôi nghe tiếng còi báo động càng ngày càng khẩn cấp, bỗng chốc trong lòng tôi mơ hồ dấy lên một dự cảm sắp có nguy hiểm gì bất thường.
Lúc này, sức khỏe của tôi mới dần hồi phục trở lại, hoặc cũng có thể do quá hiếu kì về chiếc máy bay nên tôi đã quên sạch những mệt mỏi khi nãy. Nghĩ đến nguồn chiếu sáng sắp cạn kiệt, cứ ngồi ở đây thì chết là cái chắc, tôi liền đề nghị đội phó cùng chui vào bên trong máy bay, tìm thử xem có cái gì có thể chiếu sáng được không, nếu không thì cũng chui vào đó để xem có tránh gió được không, chứ cứ để mình trần trùng trục ngồi ngoài này thì không phải cách hay.
Do đội phó mất nhiều sức hơn tôi, nên lúc này đầu óc anh bắt đầu mụ mị đi, dường như sắp gục đến nơi.
Tôi hỏi anh xem nên thế nào, nhưng anh chỉ gật đầu mà không nói nên lời. Tôi đành xoa xoa người cho anh ấy, để anh ấy ấm lên, mãi đến khi da đội phó hồng trở lại tôi mới để anh ấy ngồi chờ ở ngoài, còn mình chui vào trong xem thử.
Phần giữa đầu và cánh máy bay bị chìm dưới nước, tôi nhảy xuống đó, cẩn thận đi từng bước trên những mảnh tàn tích để tới phần đầu của chiếc máy bay. Tôi lại lần nữa nhìn thấy con số 07 rất lớn trên thân máy bay, kể cả những dòng chữ nhỏ bên dưới, nhưng chúng đã quá mờ nên tôi không đọc được. Từ một bên cánh cong queo, tôi cứ thế đi thẳng vào khoang máy bay.
Bên trong máy bay tối om, tôi nói vậy bởi ánh sáng đèn pin chiếu trong không gian được giới hạn như ở đây và không gian bên ngoài rộng bao la kia hoàn toàn không giống nhau, tuy đều một màu đen, nhưng nơi này không khiến tôi tuyệt vọng như ở bên ngoài, bởi vì ánh sáng chiếu đi vẫn có một vài đồ vật phản chiếu lại.
Tuy tôi đã đi giày nhưng vẫn cảm nhận được những chỗ gồ ghề của mặt sàn. Thứ tôi thấy đầu tiên là một cái giá đặt súng máy đã mục nát, lớp da bọc bên ngoài đã hỏng không thể nhận ra được, chỉ còn thấy trồi ra thân ghế bằng sắt đã rỉ, vách trong của máy bay đều bị nứt vỡ, trên đó có treo rất nhiều dây điện tạo thành một mảng đen sì.
Phía trước cái ghế có một chiếc giá cao bằng nửa thân người – không biết dùng vào việc gì, chắc có lẽ trước đây người ta đã dùng nó để đặt súng máy tự động, nhưng bây giờ chỉ còn lại cái giá trống không.
Tôi giẫm lên chiếc ghế dành cho người bắn súng, đằng sau nó là ngăn chứa đạn, chỗ đó đã bị ngâm nước lâu ngày nên không thể bước qua, song bên trên khoang lái có một cái thang sắt dẫn xuống, vậy là tôi cẩn thận dẫm chân bước lên thang để leo lên buồng lái.
Chắc là lúc chiếc máy bay bị rơi, phần đuôi máy bay được tiếp đất bằng đệm giảm xóc, đây rõ ràng là biện pháp hạ cánh bắt buộc, cho nên khoang lái không bị hư hỏng nhiều, đường tới khoang lái chỉ có một cánh cửa nhỏ hẹp, tôi liền leo vào trong đó, nhìn thấy chiếc ghế lái đổ dưới sàn, trên sàn toàn là vụn kính lẫn rỉ sắt bết thành đống. Tôi cầm đèn soi một lượt, thì thấy một cái mũ bảo hiểm bằng da kiểu Nhật dành cho phi hành gia nằm cạnh ghế.
Tôi căng thẳng, thận trọng bước lại gần, quả nhiên thấy xác người phi công đã khô đét gục trên ghế, cơ thể bết dính vào thành ghế, miệng tử thi há hốc.
Cái xác này chết đã lâu lắm rồi, và chắc chắn là một người lính Nhật. Cầm đèn pin soi cẩn thận thêm lần nữa, tôi hít ngược một hơi lạnh, cái xác này dường như có điều gì đó bất thường.
Không biết khi đó đã xảy ra chuyện gì, có điều nhìn vào những gì còn sót lại trong khoang lái, tôi đoán chắc lúc ấy máy bay không hề phát hỏa, nhưng lạ thay cái xác lại đen thui, toàn thân còn lỗ chỗ nhiều hố sâu hoắm giống như tổ ong.
Ban đầu, tôi tưởng người này bị súng liên thanh bắn, nhưng xem kĩ lại thì thấy những cái lỗ đó không phải do đạn bắn, mà là do da thịt bị thối rữa rồi co rút vào, cũng phải thôi, điều kiện phân hủy ở đây không bình thường, trên người vẫn còn vài chỗ chưa phân hủy, còn lại thì đã bị phân hủy gần hết.
Cái xác khiến người ta cảm thấy rờn rợn, tôi bèn cúi xuống, kiếm một miếng sắt mỏng phủ lên. Sau đó, tôi quay trở lại chỗ cánh máy bay, đỡ đội phó đi xuống khoang lái. Tôi đi kiếm tất cả những thứ có thể đốt được, ngay cả cái mũ da, đôi giày da của cái xác cũng bị trưng dụng, tôi đem tất cả lại một chỗ rồi nhóm lửa. Cũng may lúc đó tôi tìm thấy đường dây dẫn tới tuốc bin thủy lực trong máy bay, tuy dầu đã khô nhưng vẫn còn bám một lớp khô cứng và đen kịt, tôi cạy lấy đem cả cái dây dẫn mang lại chỗ đốt, sợi dây bắt lửa rất tốt, sau đó, nhiệt độ trong khoang lái trở nên khá ấm.
Tuy đống lửa không to, nhưng cũng đủ để cứu sống chúng tôi, vết thương trên người cũng ngừng chảy máu, cơ thể dần dần ấm lại, quần áo cũng dần khô.
Tôi vẫn chưa nghĩ ra bước tiếp theo mình nên làm gì, tình hình bây giờ dẫu có làm gì cũng chẳng tác dụng, đành bó gối ngồi đợi cứu viện tới vậy. Có điều, tôi cũng không dám chắc liệu có cứu viện tới hay không.
Khi quần áo đã khô hẳn, chúng tôi không tìm được thứ gì có thể đốt thêm được nữa, may mà còn quần áo để giữ ấm. Chúng tôi lôi những con đỉa bám trong lớp áo, ném vào đống lửa, sau đó bắt đầu ngủ gật.
Khung cảnh ở đây rất khác thường, kì thực có bao nhiêu lý do khiến chúng tôi không được phép ngủ, nhưng lúc đó tôi thực sự rất mệt, vừa được nghỉ ngơi một chút là liền thiếp đi. Lúc ấy, đầu tôi váng vất rất nhiều câu hỏi, nhưng điều đó chẳng còn quan trọng nữa, hai mắt tôi cứ díp lại, mọi thứ dần tối sầm trước mắt. Chẳng biết ngủ được bao lâu, đến khi lửa đã tàn, tôi mới ngơ ngác giật mình tỉnh dậy.
Trải qua một giấc ngủ say thực sự và rất ấm áp, tôi mở mắt ra và cảm thấy có chuyện gì đó đang xảy đến. Tôi ngẫm lại xem tại sao mình lại tỉnh dậy, hơn nữa, tai lại ngâm ngẩm đau. Vài giây sau, tôi mới tỉnh táo hẳn, bởi nghe thấy tiếng “u u…” rền rĩ từ bên ngoài máy bay vọng tới.
Ban đầu, tôi không hiểu chuyện gì đang xảy ra, bụng thầm phỏng đoán xem đó là âm thanh gì? Nghe ngóng một lúc mới phát hiện ra âm thanh rền rĩ đó chính là tiếng còi cảnh báo.
Tại sao nơi này lại có tiếng còi cảnh báo? Tôi bắt đầu thấy hơi hoảng. Chuyện gì thế này? Lẽ nào hệ thống điện đã phục hồi trở lại?
Tất cả chúng tôi đều được huấn luyện qua lớp “ba dự phòng” nên rất quen thuộc với âm thanh này, tôi lập tức leo ra khỏi lỗ hổng của buồng lái, trèo lên đầu máy bay.
Bốn phía vẫn đen kịt mịt mờ, tôi chỉ nghe thấy thứ âm thanh báo động tựa như từ địa ngục vọng về trong không gian tăm tối. Trên mặt sông đen ngòm, âm thanh vang vọng làm mọi thứ trở nên xáo động, không biết đã xảy ra chuyện gì.
Đội phó cũng bị đánh thức dậy, anh chui lên trên hỏi tôi có chuyện gì.
Tôi nghe tiếng còi báo động càng ngày càng khẩn cấp, bỗng chốc trong lòng tôi mơ hồ dấy lên một dự cảm sắp có nguy hiểm gì bất thường.
Tác giả :
Nam Phái Tam Thúc