Đại Đường Tửu Đồ
Quyển 1 - Chương 19: Thanh hương ngọc dịch
Tiêu Duệ nhanh như chớp chạy mất. Tiêu Nguyệt hai tay lau mắt vài lần, tuy đệ đệ vẫn còn một chút càn quấy, nhưng so với trước kia, không biết tốt hơn bao nhiêu lần, lại biết lễ phép, luôn luôn nghe lời mình. Hơn nữa, không còn đi qua lại những nơi dơ bẩn, cũng không trêu đùa nữ tử. Nghĩ vậy, nàng tràn đầy tin tưởng đối với tiền đồ của Tiêu Duệ.
……
Lần thứ hai lên men, thời gian không lâu, chỉ khoảng 12 canh giờ đã xong.
Mở ra, tiếp tục ép, lại bỏ vào lọc, lúc này mới chân chính hoàn thành ủ rượu.
Trong xưởng của Vương Ba có rất nhiều loại rượu, nhưng không có loại nào giống rượu Tiêu Duệ ủ ra, loại rượu này màu xanh nhạt bởi Tiêu Duệ bỏ thêm Xà Ma Hoa và đậu nành.
Giá trị chính là loại rượu này đặc biệt thơm, hương thơm nồng đậm. Tiêu Duệ lọc rượu sau một lát, hương rượu nồng đậm trong nháy mắt lan tỏa tại Vương gia, trước, sau, thậm chí khắp cả khu phố, trong không khí đều tràn ngập hương rượu. Hương rượu này cũng không phải tầm thường, nồng đậm mà tươi mát, còn ẩn chứa mùi hoa lài thanh thoát làm người ta chỉ ngửi cũng cảm thấy say mê, thậm chí còn cảm thấy tinh thần phấn chấn.
Cái gọi là hương bay xa mười dặm, cũng không hơn cái này.
Người qua lại chun mũi hít hà, tò mò nhìn trái, phải, không biết mùi hương say lòng người này từ đâu tới. Mà khách uống rượu trong tửu quán Vương gia thì trực tiếp nhốn nháo, nói Vương Ba cất giấu rượu ngon, tiếc không đem ra bán.
Tiêu Duệ nếm một chút, lông mày dãn ra, vị và hương đều rất tốt, cũng đạt được yêu cầu của chính mình. Thêm nữa, rượu mang chút cay đắng, tăng thêm dư vị, kéo dài. Chính là bởi vì trên thân Xà Ma Hoa có chứa một chút hương vị đắng cay, khi ủ ra mới mang vị đắng mát lạnh.
Tiêu Duệ cười cười, rượu có chút đắng cay mát lạnh, đây chính là một trong những yếu tố trọng yếu, đặc biệt của rượu. Người thời Đường thích uống rượu, rượu cũng có chút cay đắng, nhưng đó là do trước khi uống dùng thêm một chút phụ liệu ngâm vào mà thành, không thể tự nhiên, tinh khiết như một ấm trà trước đắng sau ngọt bình thường.
Người thời Đường làm rượu trên cơ bản là tốt, nhưng Tiêu Duệ làm rượu còn có thêm một trình tự trọng yếu: Chưng Cất, Chiết Xuất.
Vì Tiêu Duệ năn nỉ, Vương Ba liền tìm thợ rèn tạo một cái nồi thật lớn, tương tự với cái chõ ở thời hiện đại, chia làm 2 tầng, cao thấp riêng biệt, bên ngoài còn bọc một lớp sắt dày. Lớp bọc sắt có một lỗ tròn, cắm một cây ống trúc vào đó.
Dùng tầng dưới của cái nồi này đựng rượu đã ủ xong, sau đó cho lên lò đun. Khi rượu sôi lập tức gắn tầng hai đựng nước lạnh vào, cuối cùng mở cái nút niêm phong của lớp bọc sắt ra.
Củi lửa dồi dào, chưng rượu, tinh rượu hóa thành thể khí tụ lại phía trên lại gặp nước lạnh thì ngưng tụ thành chất lỏng, theo ống trúc chảy ra ngoài, đây là phương pháp cất rượu của Tiêu Duệ. Biện pháp này là từ Ba Tư truyền vào Trung Nguyên, trong “Tàng Tửu Chú” của Hồ Nghĩa Hi, một người thời Nguyên, có ghi chép lại.
Đại công cáo thành.
Tiêu Duệ múc một chút nhấm nháp, rượu vào mồm mát lạnh, mùi thơm ngát vào tận phế phủ, hơn nữa bởi vì hàm lượng rượu rất cao, hương khí vào họng gần như một đoàn sâu lửa nhảy vào thực quản. Kỳ diệu chính là, trong dòng rượu nóng bỏng có một tia thanh lương, ngọt đắng, giống như băng tuyết trung hòa sự chấn động do nóng cháy.
Tiêu Duệ hưng phấn ghi lại, tuy rằng nồng độ cồn mới chỉ đạt 30 độ nhưng rượu Đại Đương so sánh với nó còn có thể gọi là rượu sao? Tiêu Duệ gần như dám cam đoan, chỉ cần hắn đưa rượu này lên thị trường, chắc chắn gây chấn động lớn. Hắn làm rượu cũng không chỉ “nâng cao độ cồn” mà còn có mùi vị thơm ngát và một phong cách rất riêng.
- Mùi thơm dịu nức mũi, hương bay mười dặm, ánh rượu màu xanh nhạt như ngọc, gọi nó là Thanh Hương Ngọc Dịch đi
Tiêu Duệ cười ha hả, đưa một chén qua
- Tỷ phu, huynh nếm thử một chút
……
Sau đó, Tiêu Duệ dặn tỷ phu Vương Ba, nói hắn đi mua những hồ lô nhỏ có thể đựng được khoảng nửa cân rượu (1). Hồ lô được đánh bóng, từng cái mời thợ thủ công khắc một hàng chữ: “Tửu đồ tân nhưỡng Thanh Hương Ngọc Dịch”.
Đến lúc này, Tiêu Duệ xuyên thời không trở về Đại Đường, làm ra một loại rượu đầu tiên. Tuy rằng sử dụng xưởng rượu của Vương Ba để làm, nhưng kỳ thật, cho dù là Vương Ba cũng không rõ ràng, cậu cả nhà mình rốt cuộc dùng thêm cái gì bỏ vào trong lúa mạch để ủ rượu.
Vật càng hiếm càng quý, Tiêu Duệ rất hiểu đạo lý này, hắn luôn dặn Vương Ba kiềm chế, không cần quan tâm khách hàng đang oán giận, thậm chí chửi rủa vô lễ ngoài cửa, mỗi ngày kiên quyết chỉ bán 50 hồ lô.
Về giá cả, khoảng năm Khai Nguyên thời Đường có thơ Đỗ Phủ làm chứng “Nhai đầu tửu giới thường khổ quý,
phương ngoại tửu đồ hi túy miên.
Tảo lai tự ẩm nhất đấu tửu,
kháp hữu tam bách thanh đồng tiễn”
(Tạm dịch, sai đâu mong bà con chỉ bảo giúp:
Giá rượu ngoài đường thường đắt đỏ,
tửu đồ vẫn uống tới say mềm,
sáng ra vừa uống một đấu rượu,
ba trăm đồng tiền đã ra đi.)
Mặc dù một hồ lô Thanh Hương Ngọc Dịch bán giá 150 tiền, đắt gấp 5 lần so với giá rượu thường, nhưng khách nhân vẫn ùn ùn kéo đến tửu quán Vương gia mua rượu.
Chỉ trong thời gian ngắn, Thanh Hương Ngọc Dịch đã nổi tiếng ở thành Lạc Dương. Tửu đồ Tiêu Duệ này trước đây vẫn mang tiếng xấu là một tay ăn chơi, giờ ngửi hương đoán rượu khiến Mạnh Ngọc Hồ cam bái hạ phong, lại làm ra rượu ngon Thanh Hương Ngọc Dịch khiến đại danh thình lình nổi tiếng toàn bộ Lạc Dương. Chỉ trong vài ngày, hắn trở thành nhân vật nổi tiếng mà mỗi người ở thành Lạc Dương đều bàn tán.
Tất nhiên, cả Vương gia tửu quán vô danh cũng đột nhiên trở thành tửu quán nổi tiếng, làm ăn ngày càng mạnh mẽ. Từng bó lớn Khai nguyên thông bảo như nước chảy vào. Đối với thu hoạch đó, Tiêu Duệ không quá so đo, bởi vì hắn biết tỷ tỷ và tỷ pu không bao giờ tranh giành với hắn. Tóm lại, mặc dù không có tiến hành “chia”, nhưng tỷ phu luôn để ra một nửa lợi tức giao cho Tiêu Nguyệt, để cho nàng tích góp cho Tiêu Duệ.
Mùa hè trôi qua rất nhanh.
Tiêu Duệ cũng đang bước vào Ngọc Hồ Xuân. Dương Hoa mắt sáng ngời, chạy vội ra tiếp đón
- Tử Trường, hôm nay có mang Thanh Hương Ngọc Dịch tới không? Ai…từ khi uống Thanh Hương Ngọc Dịch của ngươi, ta cũng không còn muốn uống rượu khác, tất cả đều cảm thấy nhạt như nước ốc.
Tiêu Duệ cố ý lui tới chỗ Dương Hoa, đương nhiên là vì Dương Ngọc Hoàn. Tuy nhiên, thái độ của Dương Hoa cũng không tệ, tuy rằng thường đùa giỡn, nhưng nói chung cũng là một người giao hảo được.
Tiêu Duệ lấy ra hai hồ lô rượu, đưa cho Dương Hoa một bình, cười ha hả
- Mạnh Dương huynh, ngọc dịch đây, hôm nay chúng ta đối ẩm một phen, thế nào?
Dương Hoa cười hì hì, mở nút gỗ của hồ lô ra, cố gắng không nói gì với Tiêu Duệ, trước hết hít một hơi thật sâu, sau đó ngửa đầu nhấp một ngụm nhỏ, say mê nhắm mắt, mũi hít hà, thật lâu sau mới trở lại bình thường.
Hương rượu nồng đậm, mát lạnh từ cửa hàng Ngọc Hồ Xuân bay ra, khiến hai người ở góc tường cũng giật mình, trong đó có một nam tử hơi lớn tuổi, tướng mạo thanh tú, mặc trường bào màu xanh cũng đứng lên, đôi mắt sáng nhìn chằm chằm Tiêu Duệ, kinh hãi nói:
- Thanh Hương Ngọc Dịch, Tửu đồ Tiêu Duệ?
-----------------------
1. Nửa cân Trung Quốc cổ tương đương với khoảng 1/4 kg hiện đại, xét về dung trọng thì tương đương với 250ml rượu.
……
Lần thứ hai lên men, thời gian không lâu, chỉ khoảng 12 canh giờ đã xong.
Mở ra, tiếp tục ép, lại bỏ vào lọc, lúc này mới chân chính hoàn thành ủ rượu.
Trong xưởng của Vương Ba có rất nhiều loại rượu, nhưng không có loại nào giống rượu Tiêu Duệ ủ ra, loại rượu này màu xanh nhạt bởi Tiêu Duệ bỏ thêm Xà Ma Hoa và đậu nành.
Giá trị chính là loại rượu này đặc biệt thơm, hương thơm nồng đậm. Tiêu Duệ lọc rượu sau một lát, hương rượu nồng đậm trong nháy mắt lan tỏa tại Vương gia, trước, sau, thậm chí khắp cả khu phố, trong không khí đều tràn ngập hương rượu. Hương rượu này cũng không phải tầm thường, nồng đậm mà tươi mát, còn ẩn chứa mùi hoa lài thanh thoát làm người ta chỉ ngửi cũng cảm thấy say mê, thậm chí còn cảm thấy tinh thần phấn chấn.
Cái gọi là hương bay xa mười dặm, cũng không hơn cái này.
Người qua lại chun mũi hít hà, tò mò nhìn trái, phải, không biết mùi hương say lòng người này từ đâu tới. Mà khách uống rượu trong tửu quán Vương gia thì trực tiếp nhốn nháo, nói Vương Ba cất giấu rượu ngon, tiếc không đem ra bán.
Tiêu Duệ nếm một chút, lông mày dãn ra, vị và hương đều rất tốt, cũng đạt được yêu cầu của chính mình. Thêm nữa, rượu mang chút cay đắng, tăng thêm dư vị, kéo dài. Chính là bởi vì trên thân Xà Ma Hoa có chứa một chút hương vị đắng cay, khi ủ ra mới mang vị đắng mát lạnh.
Tiêu Duệ cười cười, rượu có chút đắng cay mát lạnh, đây chính là một trong những yếu tố trọng yếu, đặc biệt của rượu. Người thời Đường thích uống rượu, rượu cũng có chút cay đắng, nhưng đó là do trước khi uống dùng thêm một chút phụ liệu ngâm vào mà thành, không thể tự nhiên, tinh khiết như một ấm trà trước đắng sau ngọt bình thường.
Người thời Đường làm rượu trên cơ bản là tốt, nhưng Tiêu Duệ làm rượu còn có thêm một trình tự trọng yếu: Chưng Cất, Chiết Xuất.
Vì Tiêu Duệ năn nỉ, Vương Ba liền tìm thợ rèn tạo một cái nồi thật lớn, tương tự với cái chõ ở thời hiện đại, chia làm 2 tầng, cao thấp riêng biệt, bên ngoài còn bọc một lớp sắt dày. Lớp bọc sắt có một lỗ tròn, cắm một cây ống trúc vào đó.
Dùng tầng dưới của cái nồi này đựng rượu đã ủ xong, sau đó cho lên lò đun. Khi rượu sôi lập tức gắn tầng hai đựng nước lạnh vào, cuối cùng mở cái nút niêm phong của lớp bọc sắt ra.
Củi lửa dồi dào, chưng rượu, tinh rượu hóa thành thể khí tụ lại phía trên lại gặp nước lạnh thì ngưng tụ thành chất lỏng, theo ống trúc chảy ra ngoài, đây là phương pháp cất rượu của Tiêu Duệ. Biện pháp này là từ Ba Tư truyền vào Trung Nguyên, trong “Tàng Tửu Chú” của Hồ Nghĩa Hi, một người thời Nguyên, có ghi chép lại.
Đại công cáo thành.
Tiêu Duệ múc một chút nhấm nháp, rượu vào mồm mát lạnh, mùi thơm ngát vào tận phế phủ, hơn nữa bởi vì hàm lượng rượu rất cao, hương khí vào họng gần như một đoàn sâu lửa nhảy vào thực quản. Kỳ diệu chính là, trong dòng rượu nóng bỏng có một tia thanh lương, ngọt đắng, giống như băng tuyết trung hòa sự chấn động do nóng cháy.
Tiêu Duệ hưng phấn ghi lại, tuy rằng nồng độ cồn mới chỉ đạt 30 độ nhưng rượu Đại Đương so sánh với nó còn có thể gọi là rượu sao? Tiêu Duệ gần như dám cam đoan, chỉ cần hắn đưa rượu này lên thị trường, chắc chắn gây chấn động lớn. Hắn làm rượu cũng không chỉ “nâng cao độ cồn” mà còn có mùi vị thơm ngát và một phong cách rất riêng.
- Mùi thơm dịu nức mũi, hương bay mười dặm, ánh rượu màu xanh nhạt như ngọc, gọi nó là Thanh Hương Ngọc Dịch đi
Tiêu Duệ cười ha hả, đưa một chén qua
- Tỷ phu, huynh nếm thử một chút
……
Sau đó, Tiêu Duệ dặn tỷ phu Vương Ba, nói hắn đi mua những hồ lô nhỏ có thể đựng được khoảng nửa cân rượu (1). Hồ lô được đánh bóng, từng cái mời thợ thủ công khắc một hàng chữ: “Tửu đồ tân nhưỡng Thanh Hương Ngọc Dịch”.
Đến lúc này, Tiêu Duệ xuyên thời không trở về Đại Đường, làm ra một loại rượu đầu tiên. Tuy rằng sử dụng xưởng rượu của Vương Ba để làm, nhưng kỳ thật, cho dù là Vương Ba cũng không rõ ràng, cậu cả nhà mình rốt cuộc dùng thêm cái gì bỏ vào trong lúa mạch để ủ rượu.
Vật càng hiếm càng quý, Tiêu Duệ rất hiểu đạo lý này, hắn luôn dặn Vương Ba kiềm chế, không cần quan tâm khách hàng đang oán giận, thậm chí chửi rủa vô lễ ngoài cửa, mỗi ngày kiên quyết chỉ bán 50 hồ lô.
Về giá cả, khoảng năm Khai Nguyên thời Đường có thơ Đỗ Phủ làm chứng “Nhai đầu tửu giới thường khổ quý,
phương ngoại tửu đồ hi túy miên.
Tảo lai tự ẩm nhất đấu tửu,
kháp hữu tam bách thanh đồng tiễn”
(Tạm dịch, sai đâu mong bà con chỉ bảo giúp:
Giá rượu ngoài đường thường đắt đỏ,
tửu đồ vẫn uống tới say mềm,
sáng ra vừa uống một đấu rượu,
ba trăm đồng tiền đã ra đi.)
Mặc dù một hồ lô Thanh Hương Ngọc Dịch bán giá 150 tiền, đắt gấp 5 lần so với giá rượu thường, nhưng khách nhân vẫn ùn ùn kéo đến tửu quán Vương gia mua rượu.
Chỉ trong thời gian ngắn, Thanh Hương Ngọc Dịch đã nổi tiếng ở thành Lạc Dương. Tửu đồ Tiêu Duệ này trước đây vẫn mang tiếng xấu là một tay ăn chơi, giờ ngửi hương đoán rượu khiến Mạnh Ngọc Hồ cam bái hạ phong, lại làm ra rượu ngon Thanh Hương Ngọc Dịch khiến đại danh thình lình nổi tiếng toàn bộ Lạc Dương. Chỉ trong vài ngày, hắn trở thành nhân vật nổi tiếng mà mỗi người ở thành Lạc Dương đều bàn tán.
Tất nhiên, cả Vương gia tửu quán vô danh cũng đột nhiên trở thành tửu quán nổi tiếng, làm ăn ngày càng mạnh mẽ. Từng bó lớn Khai nguyên thông bảo như nước chảy vào. Đối với thu hoạch đó, Tiêu Duệ không quá so đo, bởi vì hắn biết tỷ tỷ và tỷ pu không bao giờ tranh giành với hắn. Tóm lại, mặc dù không có tiến hành “chia”, nhưng tỷ phu luôn để ra một nửa lợi tức giao cho Tiêu Nguyệt, để cho nàng tích góp cho Tiêu Duệ.
Mùa hè trôi qua rất nhanh.
Tiêu Duệ cũng đang bước vào Ngọc Hồ Xuân. Dương Hoa mắt sáng ngời, chạy vội ra tiếp đón
- Tử Trường, hôm nay có mang Thanh Hương Ngọc Dịch tới không? Ai…từ khi uống Thanh Hương Ngọc Dịch của ngươi, ta cũng không còn muốn uống rượu khác, tất cả đều cảm thấy nhạt như nước ốc.
Tiêu Duệ cố ý lui tới chỗ Dương Hoa, đương nhiên là vì Dương Ngọc Hoàn. Tuy nhiên, thái độ của Dương Hoa cũng không tệ, tuy rằng thường đùa giỡn, nhưng nói chung cũng là một người giao hảo được.
Tiêu Duệ lấy ra hai hồ lô rượu, đưa cho Dương Hoa một bình, cười ha hả
- Mạnh Dương huynh, ngọc dịch đây, hôm nay chúng ta đối ẩm một phen, thế nào?
Dương Hoa cười hì hì, mở nút gỗ của hồ lô ra, cố gắng không nói gì với Tiêu Duệ, trước hết hít một hơi thật sâu, sau đó ngửa đầu nhấp một ngụm nhỏ, say mê nhắm mắt, mũi hít hà, thật lâu sau mới trở lại bình thường.
Hương rượu nồng đậm, mát lạnh từ cửa hàng Ngọc Hồ Xuân bay ra, khiến hai người ở góc tường cũng giật mình, trong đó có một nam tử hơi lớn tuổi, tướng mạo thanh tú, mặc trường bào màu xanh cũng đứng lên, đôi mắt sáng nhìn chằm chằm Tiêu Duệ, kinh hãi nói:
- Thanh Hương Ngọc Dịch, Tửu đồ Tiêu Duệ?
-----------------------
1. Nửa cân Trung Quốc cổ tương đương với khoảng 1/4 kg hiện đại, xét về dung trọng thì tương đương với 250ml rượu.
Tác giả :
Cách Ngư