Đại Đường Tiểu Lang Trung
Chương 71: Thiên hạ chẳng thái bình
Mọi người nghe mà ù cả đầu, Tả Quý lẩm bẩm:
- Cái này học ở đâu?
Tả Thiếu Dương vốn định đổ hết cho vị linh y kia, nhưng mà thường người hành y chỉ chú trọng cách dùng dược liệu, không mấy ai chú ý trồng thuốc thế nào, đặc biệt linh y hành tẩu giang hồ, lừa cha y thì dễ chứ Hầu Phổ ở đây không nên nói tùy tiện. Vả lại y cảm tưởng cha coi thường Miêu Bội Lan, nên nhân cơ hội này đề cao nàng lên:
- Bội Lan cô nương ở Mai Thôn từng nói với con, cô ấy biết trồng thuốc.
- Thế à?
Quả nhiên Tả Quý cười nhạt, rõ ràng không tin.
Hồi Hương nói đỡ đệ đệ:
- Cô nương này rất giỏi, hơn nữa người trồng hoa màu, chỉ cần là việc trồng cấy đồng ruộng, đều biết một ít.
Tả Quý cũng không hứng thú truy nguồn gốc chuyện này, chỉ hỏi:
- Con muốn trồng chi tử à?
- Không phải là nhất định trồng chi tử, mà là trồng thuốc, con chỉ nói tới một khả năng thôi, sẽ trồng thứ đa dụng như tỷ tỷ nó.
Tả Thiếu Dương lần này khôn rồi, để lại đường lui, nếu không có khi cãi nhau vỡ nhà với cha y mất, lối suy nghĩ của hai người khác nhau, đây không chỉ là cách biệt về tuổi tác, thế hệ còn là chênh lệch về thời đại, không thể san lấp.
Tả Quý hầm hừ một lúc xua tay:
- Kệ con muốn trồng gì thì trồng, bây giờ tỷ phu con đã nói giúp rồi, vậy tốt, cho con trồng. Có điều lời không hay ta nói trước, chỉ được dựa vào mình, không được tiêu đồng nào trong nhà.
Tả Thiếu Dương rất kiêu ngạo, ưỡn ngực nói:
- Con kiếm được tiền thì sao?
- Kiếm được tiền?
Tả Quý rõ ràng không coi trọng lắm:
- Tất nhiên là muốn tiêu thế nào thì tiêu.
- Quyết định như thế, đa tạ phụ thân, đa tạ tỷ phu.
Tả Thiếu Dương đứng dậy rót rượu cho cha và Hầu Phổ.
Hầu Phổ còn chút ưu tư:
- Ta không biết trồng thuốc, song cây gì thì cũng cần có đất tốt thì mới ra được quả ngon, đất hoang chỉ thấy cỏ dại, có ổn không?
- Đương nhiên đất màu tốt hơn đất cằn, sản lượng sẽ cao hơn, nhưng đệ không có tiền, đành tạm như vậy. Đợi có tiền đệ mua ruộng để trồng.
Hầu Phổ lắc đầu:
- Đại lang, đệ không biết đấy thôi, triều đình có quy định, ruộng tốt chỉ được trồng hoa màu, không được trồng thứ khác. Tuy nhiên giờ đất hoang quá nhiều, cho nên quy củ này chấp hành lòng lẻo, có tỷ phu ở đây, dù gì cũng làm chút chuyện nhà quan, đệ mua ruộng tốt trồng thuốc cũng không ai nói gì. Song đại lang, nếu một ngày đệ phất lên, tỷ phu khuyên đệ, vẫn không nên mua ruộng thì hơn.
- Vì sao?
Hầu Phổ nhìn quanh với vẻ mặt thần bí, hạ thấp giọng xuống:
- Đệ có biết vì sao hiện giờ giá ruộng tốt rẻ như vậy không, vì sao một mẫu ruộng tốt có 2000 đồng mà không ai mua, để hoang cả đống không?
Lương thị thở dài:
- Còn phải nói à, không có tiền chứ sao, sống khổ thế này, làm gì có tiền mua ruộng với đất.
- Không phải đâu nhạc mẫu. Người không biết rồi, triều đại nào chẳng thế, có người nghèo, có người giàu, chúng ta vĩnh viễn nghèo, còn những người giàu, trong túi vàng bạc châu báu không kể siết, nhưng họ ôm chặt túi tiền không mua đất là vì đâu?
Cái này Tả Thiếu Dương tán đồng, như Giả tài chủ ấy, chỉ là địa chủ trong thôn thôi mà nhìn họ sống thế nào, đi ngủ có thiếu nữ xinh tươi ủ chăn cho, xa hoa quá độ.
Tả Quý mân mê chén rượu, giọng xa xôi:
- Có gì đâu khó đoán, chưa nói người ít đất nhiều, không ai trồng trọt, thuế thì vẫn cứ bổ ruộng mà tính, càng nhiều đất càng lỗ nhiều. Vả lại, thời buổi chiến loạn liên miên thế này, mua đất làm cái gì?
Hầu Phổ vỗ đùi, giơ ngón cái lên:
- Ánh mắt nhạc trượng lúc nào cũng chuẩn. Chính là thế, bây giờ thuế ruộng là một phần năm, người thì ít, không cày cấy hết ruộng mà thuế thì không được thiếu đồng nào, mua ruộng khác nào ném tiền đi.
Tả Thiếu Dương tặc lưỡi:
- Thuế cao vậy sao?
- Ừ, nhưng mà không phải nguyên nhân chủ yếu, mọi người nghĩ xem, bỏ tiền mua đất, mang đi không được, giấu không xong, cả năm vất vả trồng cấy, sắp thu hoạch tới nơi, chiến tranh nổ ra, kẻ cướp kẻ đốt, thế là chưa được miếng nào đã mất sạch. Nên tốn công làm gì, túi cứ trữ đầy bạc, chiến loạn là chạy luôn, thuận tiện. Đợi thiên hạ thái bình mới mua ruộng cho chắc, cùng lắm đắt một chút, nhưng đắt tới đâu không bằng lỗ vốn.
- Mẹ còn nghe nói triều đình chuẩn bị cấp ruộng, tất nhiên không ai mua.
Hầu Phổ giải thích:
- Nhạc mẫu, ruộng cấp hạn chế lắm, cái được cấp gọi là ruộng vĩnh nghiệp và ruộng khẩu phần, không thể mua bán, đất này khi chết rồi phải trả lại cho triều đình, không được truyền cho con cháu. Thuế phải nộp cũng cao hơn bình thường, rốt cuộc không phải ruộng nhà mình, làm sao mà bằng ruộng mua.
Lương thị hiểu ra:
- Con nói phải.
Tả Thiếu Dương không hiểu bọn họ đang nói cái gì:
- Tỷ phu, cấp ruộng gì thế?
- Ài, cái này đang đồn thổi khắp nơi, nhưng mà đúng là triều đình có ý này, đem ruộng vô chủ và đất hoang dựa vào nhân đinh phân phối, bách tính có đất trồng trọt, triều đình có thêm thuế thu. Phương bắc đã có nơi thực hiện rồi đấy, nhưng Hợp Châu chúng ta chỉ e trong vài năm nữa cũng không làm đâu.
- Vì sao?
- Vì sao à? Ít người chứ sao, người chỉ có chừng đó, cho thêm bao nhiêu đất cũng chẳng trồng trọt hết, vả lại chúng ta bận dẹp loạn không xuể, ai đâu rảnh mà đi làm mấy thứ vớ vẩn.
- Dẹp loạn?
Tả Thiếu Dương thất kinh:
- Hiện giờ là năm Trinh Quan rồi, là thời thái bình thịnh thế, sao còn có phản loạn.
- Đệ không biết rồi, thế cục bây giờ không nói được cái gì hết...
Hầu Phổ quay đầu nhìn ra cửa, trời đã tối hẳn, hai đứa bé cũng ăn xong, đặt bát một bên chơi đùa, gọi:
- Đại Đậu, dẫn muội muội con vào, đóng cửa lại chơi trong nhà.
- Dạ.
Đại Đậu rất ra dáng đại ca, kéo Đậu Hoa dậy, hai đứa bé cật lực đóng hai cánh cửa vào, nhón chân cái then cửa, làm xong thích thú hét ầm lên, chạy vào khoe với mẹ.
Cửa đã đóng, Hầu Phổ vẫn rất cẩn thận:
- Con nói chuyện này, mọi người giữ kín đấy.
Cả nhà gật đầu, Hồi Hương nói nhỏ dặn Đại Đậu và Đậu Hoa đi sang bên chơi.
- Ba tháng trước, bộ tộc Tiết Duyên Đà xâm phạm biên cảnh, dọc đường cướp bóc đốt phá, đánh nhau hai tháng mới đuổi được bọn chúng đi. Chưa hết, hôm qua nha môn thu được chiến báo, Thổ Cốc Hồn phía tây bắc đánh Dân Châu, huyết chiến mấy tháng trời mới đánh bại được, có điều bách tính biên cương tử thương vô số, triều đình đã ra lệnh chẩn tai...
Tả Thiếu Dương gật gù:
- Thời nào cũng thế, mới lập nước còn chưa vững chắc, ngoại định luôn xâm phạm, chỉ cần trong nước yên bình là được.
- Trong nước yên bình, ai bảo đệ thế?
Hầu Phổ nó câu này hơi to, vội vàng bịt miệng, hạ thật thấp giọng:
- Hôm nay toàn là người nhà con mới nói, mọi người dứt khoát không được đem truyền ra nửa câu, nếu không bát cơm này của con cũng xong.
Tất nhiên mọi người gật đầu, Hầu Phổ ngần ngừ, có vẻ nghĩ xem nên nói tới đâu:
- Mùa xuân năm nay, à không, bây giờ là mùng 2 Tết rồi, phải nói là mùa xuân năm ngoài, Yến quận vương Lý Nghệ ở Kính Châu tạo phản, đô đốc Lương Châu, Ấu Lương Trường Lạc Vương cũng dấy binh hưởng ứng. Rồi cuối năm, chỉ mấy tháng trước thôi, bộ tướng Phùng Lập, Tiết Vạn Thế của tiền thái tử sau binh biến Huyền Vũ Môn chạy tới một dải Long Châu, thu thập tàn binh, cùng Phạm thứ sử Long Châu liên hợp khởi binh, chẳng mấy chốc có mấy vạn người hưởng ứng, công thành cướp trại, đánh thẳng tới Hợp Châu chúng ta, làm trong thành lòng người hoảng loạn, nhiều người biết tin chạy mất rồi. May quân triều đình đến kịp, bọn chúng mới chuyển hướng sang Toại Châu, tới giờ còn chưa dẹp yên được.
Tả Quý trầm ngâm:
- Cha cũng nghe phong phanh, khi đó phản quân chưa đánh tới mà có huyện đã chạy mất nửa số người rồi. Cha cũng nghĩ chuẩn bị chạy loạn, nhưng nghe nói phản quân là quân nhân nghĩa, muốn mua chuộc lòng người chống triều đình, cho nên phá thành cũng không giết chóc cướp bóc của dân, nên mới ở lại.
- Cái này học ở đâu?
Tả Thiếu Dương vốn định đổ hết cho vị linh y kia, nhưng mà thường người hành y chỉ chú trọng cách dùng dược liệu, không mấy ai chú ý trồng thuốc thế nào, đặc biệt linh y hành tẩu giang hồ, lừa cha y thì dễ chứ Hầu Phổ ở đây không nên nói tùy tiện. Vả lại y cảm tưởng cha coi thường Miêu Bội Lan, nên nhân cơ hội này đề cao nàng lên:
- Bội Lan cô nương ở Mai Thôn từng nói với con, cô ấy biết trồng thuốc.
- Thế à?
Quả nhiên Tả Quý cười nhạt, rõ ràng không tin.
Hồi Hương nói đỡ đệ đệ:
- Cô nương này rất giỏi, hơn nữa người trồng hoa màu, chỉ cần là việc trồng cấy đồng ruộng, đều biết một ít.
Tả Quý cũng không hứng thú truy nguồn gốc chuyện này, chỉ hỏi:
- Con muốn trồng chi tử à?
- Không phải là nhất định trồng chi tử, mà là trồng thuốc, con chỉ nói tới một khả năng thôi, sẽ trồng thứ đa dụng như tỷ tỷ nó.
Tả Thiếu Dương lần này khôn rồi, để lại đường lui, nếu không có khi cãi nhau vỡ nhà với cha y mất, lối suy nghĩ của hai người khác nhau, đây không chỉ là cách biệt về tuổi tác, thế hệ còn là chênh lệch về thời đại, không thể san lấp.
Tả Quý hầm hừ một lúc xua tay:
- Kệ con muốn trồng gì thì trồng, bây giờ tỷ phu con đã nói giúp rồi, vậy tốt, cho con trồng. Có điều lời không hay ta nói trước, chỉ được dựa vào mình, không được tiêu đồng nào trong nhà.
Tả Thiếu Dương rất kiêu ngạo, ưỡn ngực nói:
- Con kiếm được tiền thì sao?
- Kiếm được tiền?
Tả Quý rõ ràng không coi trọng lắm:
- Tất nhiên là muốn tiêu thế nào thì tiêu.
- Quyết định như thế, đa tạ phụ thân, đa tạ tỷ phu.
Tả Thiếu Dương đứng dậy rót rượu cho cha và Hầu Phổ.
Hầu Phổ còn chút ưu tư:
- Ta không biết trồng thuốc, song cây gì thì cũng cần có đất tốt thì mới ra được quả ngon, đất hoang chỉ thấy cỏ dại, có ổn không?
- Đương nhiên đất màu tốt hơn đất cằn, sản lượng sẽ cao hơn, nhưng đệ không có tiền, đành tạm như vậy. Đợi có tiền đệ mua ruộng để trồng.
Hầu Phổ lắc đầu:
- Đại lang, đệ không biết đấy thôi, triều đình có quy định, ruộng tốt chỉ được trồng hoa màu, không được trồng thứ khác. Tuy nhiên giờ đất hoang quá nhiều, cho nên quy củ này chấp hành lòng lẻo, có tỷ phu ở đây, dù gì cũng làm chút chuyện nhà quan, đệ mua ruộng tốt trồng thuốc cũng không ai nói gì. Song đại lang, nếu một ngày đệ phất lên, tỷ phu khuyên đệ, vẫn không nên mua ruộng thì hơn.
- Vì sao?
Hầu Phổ nhìn quanh với vẻ mặt thần bí, hạ thấp giọng xuống:
- Đệ có biết vì sao hiện giờ giá ruộng tốt rẻ như vậy không, vì sao một mẫu ruộng tốt có 2000 đồng mà không ai mua, để hoang cả đống không?
Lương thị thở dài:
- Còn phải nói à, không có tiền chứ sao, sống khổ thế này, làm gì có tiền mua ruộng với đất.
- Không phải đâu nhạc mẫu. Người không biết rồi, triều đại nào chẳng thế, có người nghèo, có người giàu, chúng ta vĩnh viễn nghèo, còn những người giàu, trong túi vàng bạc châu báu không kể siết, nhưng họ ôm chặt túi tiền không mua đất là vì đâu?
Cái này Tả Thiếu Dương tán đồng, như Giả tài chủ ấy, chỉ là địa chủ trong thôn thôi mà nhìn họ sống thế nào, đi ngủ có thiếu nữ xinh tươi ủ chăn cho, xa hoa quá độ.
Tả Quý mân mê chén rượu, giọng xa xôi:
- Có gì đâu khó đoán, chưa nói người ít đất nhiều, không ai trồng trọt, thuế thì vẫn cứ bổ ruộng mà tính, càng nhiều đất càng lỗ nhiều. Vả lại, thời buổi chiến loạn liên miên thế này, mua đất làm cái gì?
Hầu Phổ vỗ đùi, giơ ngón cái lên:
- Ánh mắt nhạc trượng lúc nào cũng chuẩn. Chính là thế, bây giờ thuế ruộng là một phần năm, người thì ít, không cày cấy hết ruộng mà thuế thì không được thiếu đồng nào, mua ruộng khác nào ném tiền đi.
Tả Thiếu Dương tặc lưỡi:
- Thuế cao vậy sao?
- Ừ, nhưng mà không phải nguyên nhân chủ yếu, mọi người nghĩ xem, bỏ tiền mua đất, mang đi không được, giấu không xong, cả năm vất vả trồng cấy, sắp thu hoạch tới nơi, chiến tranh nổ ra, kẻ cướp kẻ đốt, thế là chưa được miếng nào đã mất sạch. Nên tốn công làm gì, túi cứ trữ đầy bạc, chiến loạn là chạy luôn, thuận tiện. Đợi thiên hạ thái bình mới mua ruộng cho chắc, cùng lắm đắt một chút, nhưng đắt tới đâu không bằng lỗ vốn.
- Mẹ còn nghe nói triều đình chuẩn bị cấp ruộng, tất nhiên không ai mua.
Hầu Phổ giải thích:
- Nhạc mẫu, ruộng cấp hạn chế lắm, cái được cấp gọi là ruộng vĩnh nghiệp và ruộng khẩu phần, không thể mua bán, đất này khi chết rồi phải trả lại cho triều đình, không được truyền cho con cháu. Thuế phải nộp cũng cao hơn bình thường, rốt cuộc không phải ruộng nhà mình, làm sao mà bằng ruộng mua.
Lương thị hiểu ra:
- Con nói phải.
Tả Thiếu Dương không hiểu bọn họ đang nói cái gì:
- Tỷ phu, cấp ruộng gì thế?
- Ài, cái này đang đồn thổi khắp nơi, nhưng mà đúng là triều đình có ý này, đem ruộng vô chủ và đất hoang dựa vào nhân đinh phân phối, bách tính có đất trồng trọt, triều đình có thêm thuế thu. Phương bắc đã có nơi thực hiện rồi đấy, nhưng Hợp Châu chúng ta chỉ e trong vài năm nữa cũng không làm đâu.
- Vì sao?
- Vì sao à? Ít người chứ sao, người chỉ có chừng đó, cho thêm bao nhiêu đất cũng chẳng trồng trọt hết, vả lại chúng ta bận dẹp loạn không xuể, ai đâu rảnh mà đi làm mấy thứ vớ vẩn.
- Dẹp loạn?
Tả Thiếu Dương thất kinh:
- Hiện giờ là năm Trinh Quan rồi, là thời thái bình thịnh thế, sao còn có phản loạn.
- Đệ không biết rồi, thế cục bây giờ không nói được cái gì hết...
Hầu Phổ quay đầu nhìn ra cửa, trời đã tối hẳn, hai đứa bé cũng ăn xong, đặt bát một bên chơi đùa, gọi:
- Đại Đậu, dẫn muội muội con vào, đóng cửa lại chơi trong nhà.
- Dạ.
Đại Đậu rất ra dáng đại ca, kéo Đậu Hoa dậy, hai đứa bé cật lực đóng hai cánh cửa vào, nhón chân cái then cửa, làm xong thích thú hét ầm lên, chạy vào khoe với mẹ.
Cửa đã đóng, Hầu Phổ vẫn rất cẩn thận:
- Con nói chuyện này, mọi người giữ kín đấy.
Cả nhà gật đầu, Hồi Hương nói nhỏ dặn Đại Đậu và Đậu Hoa đi sang bên chơi.
- Ba tháng trước, bộ tộc Tiết Duyên Đà xâm phạm biên cảnh, dọc đường cướp bóc đốt phá, đánh nhau hai tháng mới đuổi được bọn chúng đi. Chưa hết, hôm qua nha môn thu được chiến báo, Thổ Cốc Hồn phía tây bắc đánh Dân Châu, huyết chiến mấy tháng trời mới đánh bại được, có điều bách tính biên cương tử thương vô số, triều đình đã ra lệnh chẩn tai...
Tả Thiếu Dương gật gù:
- Thời nào cũng thế, mới lập nước còn chưa vững chắc, ngoại định luôn xâm phạm, chỉ cần trong nước yên bình là được.
- Trong nước yên bình, ai bảo đệ thế?
Hầu Phổ nó câu này hơi to, vội vàng bịt miệng, hạ thật thấp giọng:
- Hôm nay toàn là người nhà con mới nói, mọi người dứt khoát không được đem truyền ra nửa câu, nếu không bát cơm này của con cũng xong.
Tất nhiên mọi người gật đầu, Hầu Phổ ngần ngừ, có vẻ nghĩ xem nên nói tới đâu:
- Mùa xuân năm nay, à không, bây giờ là mùng 2 Tết rồi, phải nói là mùa xuân năm ngoài, Yến quận vương Lý Nghệ ở Kính Châu tạo phản, đô đốc Lương Châu, Ấu Lương Trường Lạc Vương cũng dấy binh hưởng ứng. Rồi cuối năm, chỉ mấy tháng trước thôi, bộ tướng Phùng Lập, Tiết Vạn Thế của tiền thái tử sau binh biến Huyền Vũ Môn chạy tới một dải Long Châu, thu thập tàn binh, cùng Phạm thứ sử Long Châu liên hợp khởi binh, chẳng mấy chốc có mấy vạn người hưởng ứng, công thành cướp trại, đánh thẳng tới Hợp Châu chúng ta, làm trong thành lòng người hoảng loạn, nhiều người biết tin chạy mất rồi. May quân triều đình đến kịp, bọn chúng mới chuyển hướng sang Toại Châu, tới giờ còn chưa dẹp yên được.
Tả Quý trầm ngâm:
- Cha cũng nghe phong phanh, khi đó phản quân chưa đánh tới mà có huyện đã chạy mất nửa số người rồi. Cha cũng nghĩ chuẩn bị chạy loạn, nhưng nghe nói phản quân là quân nhân nghĩa, muốn mua chuộc lòng người chống triều đình, cho nên phá thành cũng không giết chóc cướp bóc của dân, nên mới ở lại.
Tác giả :
Mộc Dật