Đại Đế Cơ
Quyển 2 - Chương 133: Độc hành
Sắc trời còn chưa sáng hẳn, thôn xóm nhỏ được bao phủ trong nắng sớm, thiếu niên nọ đứng ngoài rào tre, áo trắng, mặt mày như ngọc, tóc đen môi đỏ, tỏa sáng như tiên giáng trần.
Phụ nhân trong xóm nhỏ chưa từng gặp qua việc gì lớn trong đời, ký ức chấn động nhất trong đầu chính là nhìn thấy tượng đắp của Nhị Lang Chân Quân trong một lần vào thành chơi hội chùa, đó là người xinh đẹp nhất mà bà từng thấy… Nhưng giờ này, khắc này, bà như được quay về ngày ấy.
Thiếu niên kia gọi bà, bà lại không dám động đậy, giống như sợ quấy nhiễu tới hắn, hắn liền biến mất.
Trong sân, gà vịt kêu quàng quạc, tranh nhau bới trấu.
Thiếu niên kia liếc nhìn bà, nói: “Có ai cho gà vịt ăn như thế không?” Tiếng nói như châu ngọc.
Phụ nhân vội gật đầu.
Thiếu niên kia nói: “Chỉ ăn những thứ này thôi à?”
Phụ nhân lại lắc đầu nói: “Chủ, chủ yếu là tự bới tìm ăn, vịt chạy tới bờ ao ngoài thôn…”
Thiếu niên kia thở dài với bà, đưa một ngón tay chỉ vào trong sân, nói: “Xem kìa…”
Phụ nhân vội nhìn theo, tối qua mới mưa một trận, đất còn ẩm, một con gà bới được một con giun, liền bị cả đám vây lấy tranh cướp…
Ngoài bờ rào tre có tiếng cười, phụ nhân quay đầu nhìn lại, lại ngây ngẩn cả người.
“Giống y như trong tranh.” Thiếu niên nói, dừng cười, lại nhìn đám gà vịt trong sân, xoay người tránh ra. Sau lưng thiếu niên cõng một bao bố màu đen, phồng to hình một cái bình, chớp mắt liền biến mất trong sương sớm, phụ nhân vẫn còn ngây ngẩn đứng nhìn theo…
Nhưng mà sao thiếu niên này lại nói giống như trong tranh nhỉ, không phải thường nói tranh vẽ giống như thật sao nhỉ? Chẳng lẽ hắn chưa từng nhìn thấy ngoài đời thật, mới chỉ thấy trong tranh…
Quả nhiên là tiên!
Nắng sớm trải khắp những con đường ngoằn ngoèo trong thôn nhỏ, bước chân của thiếu niên không hề vấp váp, giống như sống ở đây từ lâu vậy, nhẹ nhàng tùy ý bước đi. Thi thoảng hắn cũng ngừng lại, nhìn đám hoa màu ven đường, đưa tay mơn trớn những cành hoa dại đang nở rộ ven đường, biểu cảm có tò mò nhưng lại bình tĩnh…
Một con ngựa đen chạy từ xa tới, ngoan ngoãn đứng bên người hắn.
“Núi là núi đó, thôn vẫn là thôn này, ta đây là đang đi trong tranh, hay là đi ngoài đời thật?” Thiếu niên hỏi con ngựa.
Con ngựa không thể trả lời hắn, đong đưa đuôi, mũi thở phì phì.
Thiếu niên khoanh tay đi trước, ngựa đen đi theo bên cạnh, nghe thiếu niên lẩm nhẩm nói.
“Lúc nhỏ ta hẳn cũng từng thấy những thứ này rồi nhưng ta đã quên mất… Những thứ này có gì mà ghi nhớ, ngươi lại luôn ghi khắc trong lòng, nhớ kỹ thì sao, quên rồi thì sao…”
“Giờ ta đưa ngươi đi một lần, ngươi lại vui mừng? Ta thì không thấy có gì mà vui, đây, cũng không phải nhà của ta.”
Hắn dừng bước chân, quay đầu lại nhìn núi xanh, có khói bếp lượn lờ, hắn thu hồi tầm mắt, thuận tay rút một quyển trục từ túi da treo bên yên ngựa, giơ ra giương lên, quyển trục buông xuống mở ra một bức tranh, trên đó một mảnh hoang vu mênh mông toàn cát vàng. Giấy tuy hẹp mà hình ảnh trong đó như vô tận, nháy mắt liền che cả cảnh trước mắt. Mảng non xanh nước biếc hoàn toàn không thấy nữa, quyển trục giống như một cánh cửa, bước vào đó là một không gian hoàn toàn khác.
Thiếu niên lại nhìn hoang mạc.
“Nơi này, cũng không phải nhà của ta.”
Tay run lên, thu lại bức họa, xoay người lên ngựa.
“Đi thôi, ta đưa ngươi về nhà.”
…
Ánh nắng xiên nghiêng, Tần thái hậu bước vào trực phòng, quần áo đã thay, vòng nhẫn đã đeo, tương phản với ánh sáng tối tăm trong phòng, cả người lại tỏa sáng lung linh rực rỡ.
“Sao giờ vẫn còn chưa tới? Hẳn là tới rồi chứ?” Bà vội vàng hỏi, lại xoa xoa mặt.
“Ca ca, bộ dạng ta giờ giống với trước kia chứ? Có khi nào hắn không nhận ra ta không…”
Tần Đàm Công nói: “Nương nương đừng lo, đường xá không quen thuộc nên đi chậm.”
Tần thái hậu giật mình: “Nó một mình đi à? Đám người Tây Lương đâu? Hắc Giáp vệ đâu? Ca ca, Biên Bức lệnh không phải là cho nó rồi sao? Toàn bộ binh mã cả thiên hạ đều phải nghe lệnh, khắp thành trì cả nước đều có thể vào, sao lại không ai hộ tống?”
Tần Đàm Công nói: “Nếu đã cho nó rồi thì để nó tùy ý đi.” Nhìn đồng hồ nước bên cạnh, gọi người.
Liền có người bước nhanh tới cúi đầu chờ lệnh.
“Thất Nương đến đâu rồi? Vào thành rồi chứ?”
Tần Đàm Công hỏi.
Người nọ ngẩng đầu chần chừ nói: “Vẫn chưa, người đi về phía trấn Khê Cốc.”
Trấn Khê Cốc? Tần thái hậu lấy làm khó hiểu: “Đó là đâu chứ?”
Tần Đàm Công cười, nói: “Một sơn thôn nhỏ, cách kinh thành không xa.”
À, Tần thái hậu lại vội lắc đầu, nói: “Ta mà thèm biết đấy là nơi nào, Thất Nương tới đấy làm gì?”
Tần Đàm Công nói: “Chắc là đi tìm chỗ tá túc đó.”
Chỗ tá túc? Giờ trời còn chưa tối, mà cho dù trời có tối, thành có đóng thì nó vẫn vào được thành cơ mà, sao lại không vào thành? Tần thái hậu càng khó hiểu.
…
Trong sơn thôn, trời tối sớm hơn trong thành. Chiều hôm nặng nề, đường mòn gần như không còn ai qua lại, tiều phu cõng bó củi lớn vội vàng bước đi, phía sau có tiếng vó ngựa vang lên, tiều phu quay đầu nhìn lại, thấy một người cưỡi ngựa mà đến.
Thấy người mặc áo choàng che mất diện mạo, không nhìn rõ mặt.
“Khổ Đinh, lại muộn thế mới về sao.”
Nghe thấy tiếng hỏi, giọng nói thanh thúy.
Tiều phu không khỏi cười, đáp: “Cố chặt thêm chút củi, ấy?” Hắn vừa nói dứt lời, người nọ đã cưỡi ngựa lướt qua, cuốn lên một trận gió mạnh, làm hắn phải nheo lại mắt.
Người kia là ai chứ? Tuy rằng không nhìn rõ mặt nhưng tiều phu này từ nhỏ đến lớn đều sống ở trấn Khê Cốc này, nhắm mắt lại cũng nhận ra được hết toàn bộ hương thân trong thôn. Người này nhất định không phải người hắn quen, sao lại biết tên hắn, còn biết hắn đốn củi khi nào cũng về muộn?
Tiều phu nhìn con ngựa đi tới trước cửa thôn trấn, đưa tay lên gãi gãi đầu, thân thích nhà ai hay sao?
Thôn này không lớn, phòng ốc mọc rải rác, một người một ngựa nhanh chóng đi tới trước cửa một căn nhà. Chiều hôm nặng nề, cánh cửa hiện vẻ xưa cũ, hiển nhiên đã lâu lắm không có người ở lại nhưng cũng không hề suy tàn, đầu tường thấp kia còn có dấu vết mới được sửa chữa lại.
Trên cửa viện được khóa bằng một chiếc khóa lớn, vết gỉ sét loang lổ, ngăn giữa trong và ngoài.
Lập tức nhảy người xuống, quen chân đi tới dưới gốc cây đại thụ cạnh cửa, ngồi xuống lật một khối đá được phủ đầy rêu xanh, lấy ra một chiếc chìa khóa cũng loang lổ rỉ sét.
Tiếng mở cửa đóng cửa lạch cạch, cách đó không xa, có một phụ nhân vừa đi ra từ một căn phòng cỏ, theo bản năng nhìn sang, hai mắt chợt trợn tròn kinh ngạc, xoay người vội vàng vào trong phòng.
“Cha nó ơi, lạ lắm ấy, hình như tôi thấy cửa Hứa Hầu gia được mở ra.” Bà run giọng nói.
Nam nhân đang ngồi trước bàn cơm bĩu môi: “Nói mớ cái gì đó, Hứa Hầu chết mười mấy năm rồi, chắc là những thư sinh nào đó mộ danh mà dò hỏi chứ gì.” Nói xong, nghĩ đến điều gì mà buông chén đũa: “Lại nói, mấy hôm trước tự nhiên mưa, không biết trong phòng đó có bị dột không, mai ta qua đó xem.”
Phụ nhân đáp ừ, nói thầm một tiếng: “Cho dù có dò hỏi thì cũng không ai tới ban tối chứ, tối lửa tắt đèn thì nhìn thấy được gì.”
Nếu lúc này bà lại ra ngoài, liền có thể thấy được bên viện kia đã được thắp đèn sáng.
“Phịch”, một chiếc bình gốm màu đen được đặt lên trên bàn vuông, cái bàn hơi lạch cạch rung lên, vẫn may còn chưa đổ mất.
Đồ nhen lửa được đặt trên chiếc đế đèn đã cạn dầu, chỉ còn lại mạng nhện và bụi đất. Người tới tháo áo choàng, lộ ra khuôn mặt.
Thiếu niên Tần Mai nhìn căn phòng rách nát mà bĩu môi:
“Tiên sinh, người về nhà rồi đây.”
Phụ nhân trong xóm nhỏ chưa từng gặp qua việc gì lớn trong đời, ký ức chấn động nhất trong đầu chính là nhìn thấy tượng đắp của Nhị Lang Chân Quân trong một lần vào thành chơi hội chùa, đó là người xinh đẹp nhất mà bà từng thấy… Nhưng giờ này, khắc này, bà như được quay về ngày ấy.
Thiếu niên kia gọi bà, bà lại không dám động đậy, giống như sợ quấy nhiễu tới hắn, hắn liền biến mất.
Trong sân, gà vịt kêu quàng quạc, tranh nhau bới trấu.
Thiếu niên kia liếc nhìn bà, nói: “Có ai cho gà vịt ăn như thế không?” Tiếng nói như châu ngọc.
Phụ nhân vội gật đầu.
Thiếu niên kia nói: “Chỉ ăn những thứ này thôi à?”
Phụ nhân lại lắc đầu nói: “Chủ, chủ yếu là tự bới tìm ăn, vịt chạy tới bờ ao ngoài thôn…”
Thiếu niên kia thở dài với bà, đưa một ngón tay chỉ vào trong sân, nói: “Xem kìa…”
Phụ nhân vội nhìn theo, tối qua mới mưa một trận, đất còn ẩm, một con gà bới được một con giun, liền bị cả đám vây lấy tranh cướp…
Ngoài bờ rào tre có tiếng cười, phụ nhân quay đầu nhìn lại, lại ngây ngẩn cả người.
“Giống y như trong tranh.” Thiếu niên nói, dừng cười, lại nhìn đám gà vịt trong sân, xoay người tránh ra. Sau lưng thiếu niên cõng một bao bố màu đen, phồng to hình một cái bình, chớp mắt liền biến mất trong sương sớm, phụ nhân vẫn còn ngây ngẩn đứng nhìn theo…
Nhưng mà sao thiếu niên này lại nói giống như trong tranh nhỉ, không phải thường nói tranh vẽ giống như thật sao nhỉ? Chẳng lẽ hắn chưa từng nhìn thấy ngoài đời thật, mới chỉ thấy trong tranh…
Quả nhiên là tiên!
Nắng sớm trải khắp những con đường ngoằn ngoèo trong thôn nhỏ, bước chân của thiếu niên không hề vấp váp, giống như sống ở đây từ lâu vậy, nhẹ nhàng tùy ý bước đi. Thi thoảng hắn cũng ngừng lại, nhìn đám hoa màu ven đường, đưa tay mơn trớn những cành hoa dại đang nở rộ ven đường, biểu cảm có tò mò nhưng lại bình tĩnh…
Một con ngựa đen chạy từ xa tới, ngoan ngoãn đứng bên người hắn.
“Núi là núi đó, thôn vẫn là thôn này, ta đây là đang đi trong tranh, hay là đi ngoài đời thật?” Thiếu niên hỏi con ngựa.
Con ngựa không thể trả lời hắn, đong đưa đuôi, mũi thở phì phì.
Thiếu niên khoanh tay đi trước, ngựa đen đi theo bên cạnh, nghe thiếu niên lẩm nhẩm nói.
“Lúc nhỏ ta hẳn cũng từng thấy những thứ này rồi nhưng ta đã quên mất… Những thứ này có gì mà ghi nhớ, ngươi lại luôn ghi khắc trong lòng, nhớ kỹ thì sao, quên rồi thì sao…”
“Giờ ta đưa ngươi đi một lần, ngươi lại vui mừng? Ta thì không thấy có gì mà vui, đây, cũng không phải nhà của ta.”
Hắn dừng bước chân, quay đầu lại nhìn núi xanh, có khói bếp lượn lờ, hắn thu hồi tầm mắt, thuận tay rút một quyển trục từ túi da treo bên yên ngựa, giơ ra giương lên, quyển trục buông xuống mở ra một bức tranh, trên đó một mảnh hoang vu mênh mông toàn cát vàng. Giấy tuy hẹp mà hình ảnh trong đó như vô tận, nháy mắt liền che cả cảnh trước mắt. Mảng non xanh nước biếc hoàn toàn không thấy nữa, quyển trục giống như một cánh cửa, bước vào đó là một không gian hoàn toàn khác.
Thiếu niên lại nhìn hoang mạc.
“Nơi này, cũng không phải nhà của ta.”
Tay run lên, thu lại bức họa, xoay người lên ngựa.
“Đi thôi, ta đưa ngươi về nhà.”
…
Ánh nắng xiên nghiêng, Tần thái hậu bước vào trực phòng, quần áo đã thay, vòng nhẫn đã đeo, tương phản với ánh sáng tối tăm trong phòng, cả người lại tỏa sáng lung linh rực rỡ.
“Sao giờ vẫn còn chưa tới? Hẳn là tới rồi chứ?” Bà vội vàng hỏi, lại xoa xoa mặt.
“Ca ca, bộ dạng ta giờ giống với trước kia chứ? Có khi nào hắn không nhận ra ta không…”
Tần Đàm Công nói: “Nương nương đừng lo, đường xá không quen thuộc nên đi chậm.”
Tần thái hậu giật mình: “Nó một mình đi à? Đám người Tây Lương đâu? Hắc Giáp vệ đâu? Ca ca, Biên Bức lệnh không phải là cho nó rồi sao? Toàn bộ binh mã cả thiên hạ đều phải nghe lệnh, khắp thành trì cả nước đều có thể vào, sao lại không ai hộ tống?”
Tần Đàm Công nói: “Nếu đã cho nó rồi thì để nó tùy ý đi.” Nhìn đồng hồ nước bên cạnh, gọi người.
Liền có người bước nhanh tới cúi đầu chờ lệnh.
“Thất Nương đến đâu rồi? Vào thành rồi chứ?”
Tần Đàm Công hỏi.
Người nọ ngẩng đầu chần chừ nói: “Vẫn chưa, người đi về phía trấn Khê Cốc.”
Trấn Khê Cốc? Tần thái hậu lấy làm khó hiểu: “Đó là đâu chứ?”
Tần Đàm Công cười, nói: “Một sơn thôn nhỏ, cách kinh thành không xa.”
À, Tần thái hậu lại vội lắc đầu, nói: “Ta mà thèm biết đấy là nơi nào, Thất Nương tới đấy làm gì?”
Tần Đàm Công nói: “Chắc là đi tìm chỗ tá túc đó.”
Chỗ tá túc? Giờ trời còn chưa tối, mà cho dù trời có tối, thành có đóng thì nó vẫn vào được thành cơ mà, sao lại không vào thành? Tần thái hậu càng khó hiểu.
…
Trong sơn thôn, trời tối sớm hơn trong thành. Chiều hôm nặng nề, đường mòn gần như không còn ai qua lại, tiều phu cõng bó củi lớn vội vàng bước đi, phía sau có tiếng vó ngựa vang lên, tiều phu quay đầu nhìn lại, thấy một người cưỡi ngựa mà đến.
Thấy người mặc áo choàng che mất diện mạo, không nhìn rõ mặt.
“Khổ Đinh, lại muộn thế mới về sao.”
Nghe thấy tiếng hỏi, giọng nói thanh thúy.
Tiều phu không khỏi cười, đáp: “Cố chặt thêm chút củi, ấy?” Hắn vừa nói dứt lời, người nọ đã cưỡi ngựa lướt qua, cuốn lên một trận gió mạnh, làm hắn phải nheo lại mắt.
Người kia là ai chứ? Tuy rằng không nhìn rõ mặt nhưng tiều phu này từ nhỏ đến lớn đều sống ở trấn Khê Cốc này, nhắm mắt lại cũng nhận ra được hết toàn bộ hương thân trong thôn. Người này nhất định không phải người hắn quen, sao lại biết tên hắn, còn biết hắn đốn củi khi nào cũng về muộn?
Tiều phu nhìn con ngựa đi tới trước cửa thôn trấn, đưa tay lên gãi gãi đầu, thân thích nhà ai hay sao?
Thôn này không lớn, phòng ốc mọc rải rác, một người một ngựa nhanh chóng đi tới trước cửa một căn nhà. Chiều hôm nặng nề, cánh cửa hiện vẻ xưa cũ, hiển nhiên đã lâu lắm không có người ở lại nhưng cũng không hề suy tàn, đầu tường thấp kia còn có dấu vết mới được sửa chữa lại.
Trên cửa viện được khóa bằng một chiếc khóa lớn, vết gỉ sét loang lổ, ngăn giữa trong và ngoài.
Lập tức nhảy người xuống, quen chân đi tới dưới gốc cây đại thụ cạnh cửa, ngồi xuống lật một khối đá được phủ đầy rêu xanh, lấy ra một chiếc chìa khóa cũng loang lổ rỉ sét.
Tiếng mở cửa đóng cửa lạch cạch, cách đó không xa, có một phụ nhân vừa đi ra từ một căn phòng cỏ, theo bản năng nhìn sang, hai mắt chợt trợn tròn kinh ngạc, xoay người vội vàng vào trong phòng.
“Cha nó ơi, lạ lắm ấy, hình như tôi thấy cửa Hứa Hầu gia được mở ra.” Bà run giọng nói.
Nam nhân đang ngồi trước bàn cơm bĩu môi: “Nói mớ cái gì đó, Hứa Hầu chết mười mấy năm rồi, chắc là những thư sinh nào đó mộ danh mà dò hỏi chứ gì.” Nói xong, nghĩ đến điều gì mà buông chén đũa: “Lại nói, mấy hôm trước tự nhiên mưa, không biết trong phòng đó có bị dột không, mai ta qua đó xem.”
Phụ nhân đáp ừ, nói thầm một tiếng: “Cho dù có dò hỏi thì cũng không ai tới ban tối chứ, tối lửa tắt đèn thì nhìn thấy được gì.”
Nếu lúc này bà lại ra ngoài, liền có thể thấy được bên viện kia đã được thắp đèn sáng.
“Phịch”, một chiếc bình gốm màu đen được đặt lên trên bàn vuông, cái bàn hơi lạch cạch rung lên, vẫn may còn chưa đổ mất.
Đồ nhen lửa được đặt trên chiếc đế đèn đã cạn dầu, chỉ còn lại mạng nhện và bụi đất. Người tới tháo áo choàng, lộ ra khuôn mặt.
Thiếu niên Tần Mai nhìn căn phòng rách nát mà bĩu môi:
“Tiên sinh, người về nhà rồi đây.”
Tác giả :
Hi Hành