Đại Ca
Chương 31
Đáng tiếc đề nghị của gã bị Lão Hùng từ chối thẳng thừng không hề nghĩ ngợi.
Ngụy Khiêm: “Vì sao?”
Lão Hùng dùng giọng điệu cháy nhà cũng có thể đủng đỉnh cố hữu: “Hai ta tam quan(1) không hợp.”
Ngụy Khiêm: “…”
Đồng thời mắng thầm trong bụng: mẹ ông!
Ngụy Khiêm hỏi: “Lúc thuê tôi coi tiệm sao anh không nói tam quan không hợp?”
Lão Hùng trả lời đầy lý lẽ: “Quan hệ thuê mướn nó khác, bây giờ chú đi với bọn anh, chú còn phải bỏ vốn, thế chúng ta sẽ là quan hệ hợp tác, mà anh thì không cần một người hợp tác tam quan không hợp.”
Ngụy Khiêm kiên nhẫn hỏi: “Chứ rốt cuộc anh muốn tam quan ra sao?”
Lão Hùng: “Hỏi vấn đề này, chứng minh chú căn bản khó lòng dùng ngôn ngữ hữu hiệu để miêu tả tam quan của mình, chú vốn chẳng có khái niệm về thứ đó, ôi, đáng thương thay lũ người thế tục, trong sinh mệnh không có một ngọn hải đăng chỉ đường, sống dốt nát biết mấy!”
Ngụy Khiêm rất muốn biết, rốt cuộc là viện trưởng bệnh viện tâm thần nào lơ là nhiệm vụ, lại chịu thả cái thể loại này ra gây hại cho xã hội.
Lão Hùng bình tĩnh nhìn gã: “Chắc chắn chú cảm thấy anh bị khùng, đó là bởi vì hai ta tam quan không hợp thôi.”
Ngụy Khiêm hít sâu một hơi, kiên nhẫn cò kè mặc cả ba trăm hiệp.
Lão Hùng hệt như một con rùa cắn quả cân(2), quyết tâm không chịu dẫn gã theo, Ngụy Khiêm thầm xoa nắm đấm, muốn đập bẹp lão, nhưng lại không muốn đắc tội với một đường tiền tài vừa ngu vừa giàu, liền nài nỉ: “Chi phí ăn uống tôi tự lo, bình thường làm như cu li, đánh hội đồng cũng được, anh có thêm một người, còn không cần trả công, mẹ kiếp dẫn thêm tôi thì có làm sao?”
Lão Hùng mới đầu mắt điếc tai ngơ như ngồi thiền, nghe đến đó bỗng hơi biến sắc, nhìn Ngụy Khiêm hoài nghi: “Đánh hội đồng? Chú còn biết đánh nhau cơ à?”
Ngụy Khiêm: “Đúng vậy, nghề tay trái.”
Lão Hùng nhìn gã từ trên xuống dưới một lượt, nghiêm túc cân nhắc một phút, rồi bất ngờ gật đầu: “Thế thì được, chỉ cần chú có thể chịu khổ thì anh dẫn thêm chú vậy.”
Ngụy Khiêm hài lòng leo lên xe đạp: “Được rồi, cảm ơn anh, ông chủ Hùng.”
Lão Hùng lại gọi giật: “À này, không chừng hai hôm nữa là bọn anh xuất phát rồi, phía trường chú ổn chứ?”
Ngụy Khiêm thoải mái nói: “Không vấn đề, tôi không học nữa.”
Trên khuôn mặt thừa thịt như cái mâm của Lão Hùng lộ ra nụ cười tán thưởng: “Tuy anh em mình tam quan không hợp, nhưng anh vẫn phải nói rằng, anh đặc biệt bái phục tinh thần có gan trốn học bươn chải cho tương lai của chú, quả là dũng sĩ.”
Ngụy Khiêm cưỡi xe đạp, từ đằng xa ngoái lại trả lời: “Tôi được tuyển thẳng rồi, chỉ chờ mùa thu khai giảng thôi.”
Lão Hùng: “…”
Giây lát sau, Lão Hùng bị “lừa tình” dùng giọng nói ngân dài như vai bà già trong tuồng, bắt đầu chửi rủa sau lưng Ngụy Khiêm: “Bè đảng tuyển thẳng trơ trẽn! Mày còn muốn mưu toan trà trộn vào đội ngũ quần chúng khổ cực, mày, mày…”
Ngụy Khiêm ngâm nga chạy mất.
Cứ thế, Ngụy Khiêm lại bắt đầu một hành trình tìm đến cái chết chỉ cần tiền không cần mạng sống.
Lần này Ngụy Khiêm không đi trong im hơi lặng tiếng nữa.
Thứ nhất, đi buôn với Lão Hùng không cần thiết giấu giếm, thứ hai, gã quả thật cũng thêm hai tuổi rồi.
Đặt mình vào hoàn cảnh người khác, Ngụy Khiêm nghĩ, nếu mình là Tam Béo, đột nhiên nhận được tin nhắn cầu cứu lạ lùng, lại nghe thấy sự thật đáng sợ như vậy, thì nhất định phải phát điên mất thôi.
Thời gian trôi qua không phải là không hề có dấu vết, nó bắt đầu làm cho gã ý thức được, năm đó là Mặt Rỗ và anh Tam cứ chiều gã, nhân nhượng gã riết, hiện giờ là bà Tống khoan dung, chăm sóc gã hoài. Gã cũng bắt đầu thừa nhận, thù sâu hận nặng trong lòng mình, thực tế chỉ là bốc đồng làm càn thôi.
Mặt Rỗ đời này gã không còn cơ hội, nhưng còn lại hai người, gã muốn đối tốt một chút.
Ngụy Khiêm trước khi đi cho bà Tống và Tam Béo biết, cuối cùng chạy sang nhà Mặt Rỗ, nói một tiếng với mẹ gã ta, để lại một ngàn đồng cho bà, bảo là Mặt Rỗ gửi về.
Không cho hai đứa trẻ kia biết.
Không cần thiết, hơn nữa qua hành trình về phương Nam lần trước, Ngụy Khiêm sợ Ngụy Chi Viễn rồi.
Thằng nhóc đó đầu óc không còn nhỏ mà cứ bám dính lấy người ta y như chưa lớn vậy.
Hai năm trước là nghỉ hè, lần này Ngụy Khiêm sợ nó bỏ học chạy theo mình luôn – Ngụy Chi Viễn tuyệt đối làm được việc như thế.
Nhưng Ngụy Chi Viễn vẫn nhận ra.
Nguyên do là buổi tối trước hôm đi, Ngụy Khiêm mua sẵn một bịch thuốc để chuẩn bị cho chuyến đi xa, vừa về nhà bỏ xuống thì mẹ Mặt Rỗ ở dưới lầu đẩy xe lăn ra gọi gã, nói là ti vi hỏng.
Ngụy Khiêm vội vàng chạy sang sửa giúp, liền quên khuấy việc này.
Tới lúc về, thấy Ngụy Chi Viễn đang ngồi trên ghế, săm soi số thuốc đó.
Ngụy Chi Viễn mở miệng hỏi ngay: “Anh hai, anh muốn đi đâu đây?”
Chính Ngụy Khiêm cũng chẳng biết là vì sao, vừa nghe nó hỏi thì lập tức dựng tóc gáy y như ngoại tình bị bắt tại trận, lưỡi líu lại, lắp bắp dùng cách lừa dối để bẩm báo tổ tông nhỏ nhà họ: “Đi, đi đâu? Đi đâu đâu? Không có đâu! À, sắp đến hè, dễ bị cảm nắng, nên tao chuẩn bị trước thôi.”
Ngụy Chi Viễn im lặng ngẩng đầu nhìn gã, bỏ bịch thuốc lại chỗ cũ, nó thấy rõ bên trong có một gói thuốc chống say xe và ít đường glu-cô.
Bà Tống đã được Ngụy Khiêm dặn dò, không cần cho hai đứa bé biết để khỏi lo lắng, đặc biệt là sợ Ngụy Chi Viễn không chịu ngoan ngoãn đi học, bà lão từ dưới bếp bưng cơm ra, thấy thế vội vàng giấu đầu hở đuôi: “Đó là bà mua cho anh con, nó không có đi đâu hết, thằng bé này, toàn nghĩ ngợi lung tung thôi. Mau lấy đũa đi, sắp ăn cơm rồi.”
Bà nói dối muốn thành một vở Sa gia bang(3) luôn. Lẽ nào Ngụy Chi Viễn lại không nhận ra?
Nó lại ngoảnh đầu, thấy trên bàn ăn là mấy đĩa sủi cảo – sủi cảo tiễn biệt và mì tẩy trần, bà lão tôn trọng truyền thống thật.
Ngụy Khiêm câm nín với bà khọm già bám riết không tha chuyên môn thọc dao vào lời gã nói, gã xem như đã hiểu, để bà già phát tán tin tức, bả cam đoan không làm tổ chức thất vọng, kêu bả giữ bí mật, coi như tự làm bậy hết đường sống.
Cách giữ bí mật của bà Tống xưa nay chỉ có một: sợ người khác không biết.
Tính tình Ngụy Chi Viễn không mấy ôn hòa, nhưng cũng chưa bao giờ nổi giận đùng đùng, trời sinh tính cách khiến bất kể nội tâm giận dữ tới mức nào, đều không làm ầm lên, chỉ dùng biểu cảm và ánh mắt im lặng bày tỏ sự ấm ức và thất vọng cực độ.
Nó đã nhận ra, bà nội biết anh hai muốn đi đâu.
Mà họ nhất trí coi nó là trẻ ranh thiếu hiểu biết… Dẫu nó không còn giả ngây giả dại rượt đuổi đùa giỡn với Tiểu Bảo, không làm bộ ngây thơ nhõng nhẽo, dẫu nó đang dãi nắng dầm mưa lao thẳng đến tiêu chuẩn của người lớn, không dám ngừng nghỉ dù là một khoảnh khắc.
Sự nóng nảy của tuổi dậy thì và thay đổi nhanh mạnh cả về thể xác lẫn tinh thần của một cậu bé mười ba mười bốn, khiến Ngụy Chi Viễn càng ngày càng khó mà chịu được thái độ của anh hai đối với mình, buồn giận trong lòng không cách nào giải tỏa, đành phải kìm nén như ngọn núi lửa chực chờ phun trào.
Đêm đó trước khi ngủ, Ngụy Chi Viễn đưa một tờ thông báo cho Ngụy Khiêm: “Ký cho em một chữ được không?”
Nó cúi gằm đầu nhìn chân mình, nét mặt hờ hững, trông như đang nộp bản kiểm điểm vậy.
Ngụy Khiêm xem lướt qua: “Trại hè? Trại hè gì?”
Ngụy Chi Viễn lãnh đạm nói: “Đợt trước trường em tổ chức thi đấu chọn đội tuyển Olympic toán, em được chọn, nghỉ hè được cử đi tham gia huấn luyện… À, lên cấp hai học sinh từng tham gia huấn luyện có thể vào thẳng lớp trọng điểm của trường.”
Nếu là lũ trẻ khác, hẳn đều vui mừng khôn xiết khoe khoang việc này với người lớn, nhưng Ngụy Chi Viễn dường như chỉ muốn Ngụy Khiêm ký cái tên với tư cách người giám hộ mà thôi, khuôn mặt đanh lại, chẳng thấy vui mừng chút nào.
Nó không mừng nổi, bất kể thế nào, ở trước mặt anh hai nó đều bất lực.
Nhưng người giám hộ trẻ lại hết sức vui mừng – đặc biệt là khi thấy trên tờ thông báo viết, mỗi môn toàn trường chỉ cử một học sinh, Ngụy Khiêm nở mày nở mặt vô cùng, không khỏi nhoẻn miệng cười, song gã lại lập tức cảm thấy không nên vui mừng ra mặt kẻo thằng bé kiêu ngạo tự mãn, thế nên gã ho một tiếng, dằn khóe miệng đang cong lên, ký một chữ rồi nghiêm túc nói: “Đã đi thì phải học hành đàng hoàng, để mày đi là nhà trường và giáo viên coi trọng mày, tới lúc đó đừng để mất mặt đấy.”
Ngụy Chi Viễn ngoan ngoãn gật đầu.
Ngụy Khiêm sờ túi quần, chợt nhớ ra điều gì, mở ngăn kéo lấy ít tiền bỏ vào bao thư – lúc làm việc này do quá mừng rỡ, rốt cuộc vui quá hóa buồn đụng đổ lọ nước hoa Tiểu Bảo để trên bàn, tuy lanh lẹ đỡ được nhưng cổ tay vẫn dính một tẹo.
Ngụy Khiêm tiện tay xé tờ giấy lau khô, rồi đưa bao thư cho Ngụy Chi Viễn: “Cái này tao cho mày, nếu phải ở bên ngoài thì việc ăn uống đừng ép uổng mình.”
Nói xong gã giơ tay lên, thuận tay xoa đầu Ngụy Chi Viễn.
Trên cổ tay gã vẫn còn mùi nước hoa lẫn mùi cồn, ngón tay thon dài đầy sức sống, Ngụy Chi Viễn đột nhiên cảm thấy như có dòng điện từ đỉnh đầu chạy vào óc, khiến nó không khỏi đỏ mặt.
Đỏ mặt xong, trong lòng nó lại bắt đầu vừa xấu hổ vừa giận dữ, cảm giác khó mà tả nổi.
Ngụy Chi Viễn chợt mở miệng gọi: “Anh…”
Ngụy Khiêm quay đầu lại nhìn nó.
Ngụy Chi Viễn muốn nói với anh hai, rằng từ nay về sau, nó có con đường riêng, có phương hướng trưởng thành của riêng mình, sẽ không bám riết lấy anh hai như dây tơ hồng, cũng sẽ không bất chấp tất cả theo chân anh hai, lặn lội đường xa liều lĩnh đi làm một gánh nặng như hai năm trước nữa.
Nó sẽ trở thành một Ngụy Chi Viễn đội trời đạp đất, thay vì một cái đuôi chẳng biết làm gì.
Nhưng nhìn nét mặt vui mừng mà kiềm chế của Ngụy Khiêm, lời sắp sửa nói ra lại lòng vòng trong họng Ngụy Chi Viễn, rồi cuối cùng đến từ đâu cút về đó, rải rác lặng ngắt như tờ.
Nó im lặng lắc đầu, chẳng muốn nói gì nữa.
Hôm sau, thấy Ngụy Chi Viễn đạp xe chở Tiểu Bảo đi học rồi, Ngụy Khiêm mới lấy bụng tiểu nhân đo lòng quân tử thở phào một hơi, thu dọn hành lý đi gặp đám Lão Hùng.
Lão Hùng đội nón đeo cặp kính mát to đùng, nhóp nhép nhai kẹo cao su, trước lúc xuất phát còn dặn Ngụy Khiêm: “Dẫn chú theo cũng được, nhưng anh em ta phải nói lời không hay trước, đường sắt bên đó đến nay còn chưa sửa xong, chúng ta phải lái xe vào, chưa chắc đi được đến đâu, nơi bằng phẳng còn cao hơn mực nước biển, nơi hơi thấp hơn mực nước biển thì đường khó đi, đặc biệt là đường núi, mỗi năm đều có rất nhiều oan hồn lật xe rơi xuống núi ra ma, sớm nhất thì cuối tháng Bảy chúng ta mới về được, con người thật sự không chịu nổi đâu, chú chắc là mình muốn theo chứ?”
Ngụy Khiêm gật đầu không hề do dự.
Lão Hùng lắc lư đầu thở dài, chuẩn bị tiếp tục thao thao bất tuyệt bằng tốc độ nói chuyện như thôi miên, Ngụy Khiêm hết nhịn nổi cắt ngang.
Ngụy Khiêm: “Ông chủ Hùng, nghe anh nói chuyện, luôn làm tôi nhớ đến một câu thơ.”
Lão Hùng nhìn gã.
Ngụy Khiêm nói: “Lâm hành mật mật phùng, ý khủng trì trì quy.”(4)
Lão Hùng đeo kính ngồi đó suy tư rất lâu, xe chạy đến tận nội thành mới hỏi như vừa tỉnh khỏi cơn mê: “Không đúng, câu ban nãy là nói về bà già mà? Thằng khốn nạn!”
Ngụy Khiêm biết lão dốt nát nhưng đâu ngờ dốt nát đến thế, càng khiến gã bó tay là, lão dốt nát như vậy mà còn dám dày mặt học đòi văn vẻ… Sự bất bình thường của lão này quả thật khó lòng nói hết trong một lời.
Ngụy Khiêm đi theo Lão Hùng bặt tin đến mấy tháng, hồi đầu thỉnh thoảng còn gọi về báo bình an, sau đó thì chẳng thấy tin tức gì nữa.
Tống Tiểu Bảo còn nhắc vài lần, Ngụy Chi Viễn lại không đề cập một câu nào, bà Tống nghi thằng bé hay giận này nén trong lòng.
Ngụy Chi Viễn ngủ một mình trên chiếc giường trống vắng, mỗi đêm trằn trọc qua mười hai giờ, vở bài tập dùng xong liền đóng thành nháp, viết kín hết mọi góc hở cho tiết kiệm, ba bốn ngày là dùng hết cả một quyển dày cộp.
Nhìn những quá trình tính toán khó hiểu đó, bà Tống không nỡ bán ve chai, bèn cất đi để mỗi ngày giáo dục Tống Tiểu Bảo theo lệ.
Tống Tiểu Bảo từ đó bị tra tấn tàn bạo vô nhân đạo, bởi bà nội hòa ái dễ gần chỉ còn lại đúng một câu: “Con nhìn người ta, rồi con xem lại bản thân coi.”
Tống Tiểu Bảo không chí hướng lẩm bẩm: “Con là học sinh trung bình mà.”
“Học sinh trung bình,” Bà nội dùng đũa đánh đầu con nhỏ, cho ra một kết luận vô căn cứ: “Học sinh trung bình quá mất mặt!”
Bà già đến cả phụ đề dưới mục phỏng vấn người nước ngoài chiếu trên thời sự cũng không hiểu, chữ nghĩa chẳng bằng ai, còn bày đặt đánh giá học sinh trung bình…
Học sinh trung bình rất tốt mà, chí ít còn chưa đội sổ!
Tống Tiểu Bảo cảm thấy bà nội chẳng hiểu cái quái gì, căn bản không nói thông được.
Anh hai uy hiếp đòi cắt tóc, anh ba là “người ta” chết tiệt kia, bà nội biến thành một bà già lắm điều, Tống Tiểu Bảo cảm thấy trong cái nhà này mình mới là đứa được nhặt về, thật tình làm gì cũng sai hết.
Mùa hè nhanh chóng đến mà Ngụy Khiêm vẫn bặt vô âm tín.
Bữa đó Ngụy Chi Viễn tham gia thi thử, không phải đi học nên về nhà sớm, bà nội bảo nó mua mười kí gạo, Ngụy Chi Viễn liền đạp xe đi, trên đường có một trung tâm hoạt động cộng đồng, Ngụy Chi Viễn vốn thờ ơ chạy qua, không biết vì sao lại đột nhiên dừng xe.
Trong trung tâm có một sân khấu cao, đại khái là sắp đến mùng một tháng Sáu, một người trông như cô giáo dẫn lũ nhóc tám chín tuổi đến tập luyện tiết mục ở đây, đương nhiên, trẻ con tập luyện cho tiết mục ngày Quốc tế thiếu nhi chẳng có gì đáng xem cả, ánh mắt Ngụy Chi Viễn đang tập trung vào một người đàn ông.
Người đó chỉ tầm ngoài bốn mươi nhưng lưng đã còng, khuôn mặt y như cái xỏ giày(5) lởm chởm râu ria, mặc bộ quần áo bẩn thỉu, trông hết sức hèn hạ.
Hắn ta ngồi trên một băng ghế công cộng, nhìn chằm chằm mấy đứa bé đang nhảy theo nhạc.
Ánh mắt hiểm ác như hóa thành thực thể, muốn chạm vào người lũ trẻ.
Dù hắn hóa thành tro thì Ngụy Chi Viễn cũng nhận ra – đây là tên biến thái thích trẻ con từng bị nó dùng ống tuýp rượt chạy.
Lúc ấy Ngụy Khiêm vẫn tìm hắn suốt, tiếc rằng không tìm được, đâu ngờ lại bất thình lình lao vào tay Ngụy Chi Viễn.
Ngụy Chi Viễn đẩy xe ra nấp sau góc tường, như chú báo con lần đầu đi săn lại kiên nhẫn khác thường, ở đằng sau theo dõi hắn ta như bọ ngựa bắt ve chim sẻ rình mồi.
Đợi hơn một tiếng liền, lũ trẻ mới kết thúc tập luyện, Ngụy Chi Viễn thấy khi tụi nhỏ nhao nhao ra khỏi cánh cửa sắt, tên biến thái kia cũng không cầm được lòng đứng dậy theo.
Tiếc rằng dọc đường có cô giáo đi chung, hắn không tìm được cơ hội để ra tay.
Hắn ta y như một con ngỗng từng bị bóp cổ, thèm nhỏ dãi nhìn chằm chằm một lúc lâu, cho đến khi lũ trẻ đã đi mất tăm, hắn mới thở hổn hển quay người lại, đũng quần đã căng phồng lên.
Lúc này trên đường không có ai, bởi vậy hắn chẳng thèm kiêng dè đặt tay lên đũng quần, vừa đi vừa xoa.
Hắn lang thang đến hướng khác, Ngụy Chi Viễn chỉ do dự một giây, liền khóa xe ven đường rồi lặng lẽ bám theo.
Trường tiểu học gần đây là phân hiệu mới của một trường tiểu học công lập, vị trí khá hẻo lánh, Ngụy Chi Viễn đoán có thể chính bởi nguyên nhân này mà tên biến thái mới bắt đầu đến đây hoạt động.
Ngụy Chi Viễn bám theo gần bốn mươi phút, mới thấy hắn ta đi vào một xưởng chế biến thịt.
Sau đó Ngụy Chi Viễn bình tĩnh quay lại theo đường cũ, mua gạo đem về, trở về nhà chẳng nhắc chữ nào, theo thường lệ nó và Tống Tiểu Bảo đứa rửa bát đứa dọn bếp, rồi tự vào phòng làm bài tập.
Bà Tống dặn dò một tiếng rồi lại đi làm.
Ngụy Chi Viễn ôn bài, xem sách toán Olympic giáo viên đưa cho, phòng yên tĩnh đến mức nghe thấy cả tiếng đồng hồ “tích tắc”, làm xong tất cả, Ngụy Chi Viễn mới ngước lên nhìn lướt qua cửa phòng Tiểu Bảo đang đóng chặt, đôi mắt đen kịt như mực.
Sau đó nó lấy một quyển sổ ghi chép mới, viết ngày tháng, địa chỉ của xưởng chế biến thịt.
—Tam quan gồm thế giới quan, nhân sinh quan và giá trị quan. Rùa đã cắn cái gì là không nhả ra nên câu này thường được dùng để hình dung sự quyết tâm. Tuy nhiên đây cũng là một câu chửi. Sa gia bang là một vở kinh kịch. Câu này trích trong bài Du tử ngâm của Mạnh Giao, nói về người mẹ tỉ mẩn may áo, sợ con mình về muộn. Ở đây Ngụy Khiêm muốn mắng Lão Hùng lề mề như bà già. Dĩ nhiên bài thơ này hoàn toàn là tình cảm của Mạnh Giao dành cho mẹ thôi chứ không phải mắng ai hết.Bên TQ có cái xỏ giày vừa nhanh gọn lẹ vừa vệ sinh, tránh phải tiếp xúc trực tiếp tay với giày. Trông như thế này đây
Ngụy Khiêm: “Vì sao?”
Lão Hùng dùng giọng điệu cháy nhà cũng có thể đủng đỉnh cố hữu: “Hai ta tam quan(1) không hợp.”
Ngụy Khiêm: “…”
Đồng thời mắng thầm trong bụng: mẹ ông!
Ngụy Khiêm hỏi: “Lúc thuê tôi coi tiệm sao anh không nói tam quan không hợp?”
Lão Hùng trả lời đầy lý lẽ: “Quan hệ thuê mướn nó khác, bây giờ chú đi với bọn anh, chú còn phải bỏ vốn, thế chúng ta sẽ là quan hệ hợp tác, mà anh thì không cần một người hợp tác tam quan không hợp.”
Ngụy Khiêm kiên nhẫn hỏi: “Chứ rốt cuộc anh muốn tam quan ra sao?”
Lão Hùng: “Hỏi vấn đề này, chứng minh chú căn bản khó lòng dùng ngôn ngữ hữu hiệu để miêu tả tam quan của mình, chú vốn chẳng có khái niệm về thứ đó, ôi, đáng thương thay lũ người thế tục, trong sinh mệnh không có một ngọn hải đăng chỉ đường, sống dốt nát biết mấy!”
Ngụy Khiêm rất muốn biết, rốt cuộc là viện trưởng bệnh viện tâm thần nào lơ là nhiệm vụ, lại chịu thả cái thể loại này ra gây hại cho xã hội.
Lão Hùng bình tĩnh nhìn gã: “Chắc chắn chú cảm thấy anh bị khùng, đó là bởi vì hai ta tam quan không hợp thôi.”
Ngụy Khiêm hít sâu một hơi, kiên nhẫn cò kè mặc cả ba trăm hiệp.
Lão Hùng hệt như một con rùa cắn quả cân(2), quyết tâm không chịu dẫn gã theo, Ngụy Khiêm thầm xoa nắm đấm, muốn đập bẹp lão, nhưng lại không muốn đắc tội với một đường tiền tài vừa ngu vừa giàu, liền nài nỉ: “Chi phí ăn uống tôi tự lo, bình thường làm như cu li, đánh hội đồng cũng được, anh có thêm một người, còn không cần trả công, mẹ kiếp dẫn thêm tôi thì có làm sao?”
Lão Hùng mới đầu mắt điếc tai ngơ như ngồi thiền, nghe đến đó bỗng hơi biến sắc, nhìn Ngụy Khiêm hoài nghi: “Đánh hội đồng? Chú còn biết đánh nhau cơ à?”
Ngụy Khiêm: “Đúng vậy, nghề tay trái.”
Lão Hùng nhìn gã từ trên xuống dưới một lượt, nghiêm túc cân nhắc một phút, rồi bất ngờ gật đầu: “Thế thì được, chỉ cần chú có thể chịu khổ thì anh dẫn thêm chú vậy.”
Ngụy Khiêm hài lòng leo lên xe đạp: “Được rồi, cảm ơn anh, ông chủ Hùng.”
Lão Hùng lại gọi giật: “À này, không chừng hai hôm nữa là bọn anh xuất phát rồi, phía trường chú ổn chứ?”
Ngụy Khiêm thoải mái nói: “Không vấn đề, tôi không học nữa.”
Trên khuôn mặt thừa thịt như cái mâm của Lão Hùng lộ ra nụ cười tán thưởng: “Tuy anh em mình tam quan không hợp, nhưng anh vẫn phải nói rằng, anh đặc biệt bái phục tinh thần có gan trốn học bươn chải cho tương lai của chú, quả là dũng sĩ.”
Ngụy Khiêm cưỡi xe đạp, từ đằng xa ngoái lại trả lời: “Tôi được tuyển thẳng rồi, chỉ chờ mùa thu khai giảng thôi.”
Lão Hùng: “…”
Giây lát sau, Lão Hùng bị “lừa tình” dùng giọng nói ngân dài như vai bà già trong tuồng, bắt đầu chửi rủa sau lưng Ngụy Khiêm: “Bè đảng tuyển thẳng trơ trẽn! Mày còn muốn mưu toan trà trộn vào đội ngũ quần chúng khổ cực, mày, mày…”
Ngụy Khiêm ngâm nga chạy mất.
Cứ thế, Ngụy Khiêm lại bắt đầu một hành trình tìm đến cái chết chỉ cần tiền không cần mạng sống.
Lần này Ngụy Khiêm không đi trong im hơi lặng tiếng nữa.
Thứ nhất, đi buôn với Lão Hùng không cần thiết giấu giếm, thứ hai, gã quả thật cũng thêm hai tuổi rồi.
Đặt mình vào hoàn cảnh người khác, Ngụy Khiêm nghĩ, nếu mình là Tam Béo, đột nhiên nhận được tin nhắn cầu cứu lạ lùng, lại nghe thấy sự thật đáng sợ như vậy, thì nhất định phải phát điên mất thôi.
Thời gian trôi qua không phải là không hề có dấu vết, nó bắt đầu làm cho gã ý thức được, năm đó là Mặt Rỗ và anh Tam cứ chiều gã, nhân nhượng gã riết, hiện giờ là bà Tống khoan dung, chăm sóc gã hoài. Gã cũng bắt đầu thừa nhận, thù sâu hận nặng trong lòng mình, thực tế chỉ là bốc đồng làm càn thôi.
Mặt Rỗ đời này gã không còn cơ hội, nhưng còn lại hai người, gã muốn đối tốt một chút.
Ngụy Khiêm trước khi đi cho bà Tống và Tam Béo biết, cuối cùng chạy sang nhà Mặt Rỗ, nói một tiếng với mẹ gã ta, để lại một ngàn đồng cho bà, bảo là Mặt Rỗ gửi về.
Không cho hai đứa trẻ kia biết.
Không cần thiết, hơn nữa qua hành trình về phương Nam lần trước, Ngụy Khiêm sợ Ngụy Chi Viễn rồi.
Thằng nhóc đó đầu óc không còn nhỏ mà cứ bám dính lấy người ta y như chưa lớn vậy.
Hai năm trước là nghỉ hè, lần này Ngụy Khiêm sợ nó bỏ học chạy theo mình luôn – Ngụy Chi Viễn tuyệt đối làm được việc như thế.
Nhưng Ngụy Chi Viễn vẫn nhận ra.
Nguyên do là buổi tối trước hôm đi, Ngụy Khiêm mua sẵn một bịch thuốc để chuẩn bị cho chuyến đi xa, vừa về nhà bỏ xuống thì mẹ Mặt Rỗ ở dưới lầu đẩy xe lăn ra gọi gã, nói là ti vi hỏng.
Ngụy Khiêm vội vàng chạy sang sửa giúp, liền quên khuấy việc này.
Tới lúc về, thấy Ngụy Chi Viễn đang ngồi trên ghế, săm soi số thuốc đó.
Ngụy Chi Viễn mở miệng hỏi ngay: “Anh hai, anh muốn đi đâu đây?”
Chính Ngụy Khiêm cũng chẳng biết là vì sao, vừa nghe nó hỏi thì lập tức dựng tóc gáy y như ngoại tình bị bắt tại trận, lưỡi líu lại, lắp bắp dùng cách lừa dối để bẩm báo tổ tông nhỏ nhà họ: “Đi, đi đâu? Đi đâu đâu? Không có đâu! À, sắp đến hè, dễ bị cảm nắng, nên tao chuẩn bị trước thôi.”
Ngụy Chi Viễn im lặng ngẩng đầu nhìn gã, bỏ bịch thuốc lại chỗ cũ, nó thấy rõ bên trong có một gói thuốc chống say xe và ít đường glu-cô.
Bà Tống đã được Ngụy Khiêm dặn dò, không cần cho hai đứa bé biết để khỏi lo lắng, đặc biệt là sợ Ngụy Chi Viễn không chịu ngoan ngoãn đi học, bà lão từ dưới bếp bưng cơm ra, thấy thế vội vàng giấu đầu hở đuôi: “Đó là bà mua cho anh con, nó không có đi đâu hết, thằng bé này, toàn nghĩ ngợi lung tung thôi. Mau lấy đũa đi, sắp ăn cơm rồi.”
Bà nói dối muốn thành một vở Sa gia bang(3) luôn. Lẽ nào Ngụy Chi Viễn lại không nhận ra?
Nó lại ngoảnh đầu, thấy trên bàn ăn là mấy đĩa sủi cảo – sủi cảo tiễn biệt và mì tẩy trần, bà lão tôn trọng truyền thống thật.
Ngụy Khiêm câm nín với bà khọm già bám riết không tha chuyên môn thọc dao vào lời gã nói, gã xem như đã hiểu, để bà già phát tán tin tức, bả cam đoan không làm tổ chức thất vọng, kêu bả giữ bí mật, coi như tự làm bậy hết đường sống.
Cách giữ bí mật của bà Tống xưa nay chỉ có một: sợ người khác không biết.
Tính tình Ngụy Chi Viễn không mấy ôn hòa, nhưng cũng chưa bao giờ nổi giận đùng đùng, trời sinh tính cách khiến bất kể nội tâm giận dữ tới mức nào, đều không làm ầm lên, chỉ dùng biểu cảm và ánh mắt im lặng bày tỏ sự ấm ức và thất vọng cực độ.
Nó đã nhận ra, bà nội biết anh hai muốn đi đâu.
Mà họ nhất trí coi nó là trẻ ranh thiếu hiểu biết… Dẫu nó không còn giả ngây giả dại rượt đuổi đùa giỡn với Tiểu Bảo, không làm bộ ngây thơ nhõng nhẽo, dẫu nó đang dãi nắng dầm mưa lao thẳng đến tiêu chuẩn của người lớn, không dám ngừng nghỉ dù là một khoảnh khắc.
Sự nóng nảy của tuổi dậy thì và thay đổi nhanh mạnh cả về thể xác lẫn tinh thần của một cậu bé mười ba mười bốn, khiến Ngụy Chi Viễn càng ngày càng khó mà chịu được thái độ của anh hai đối với mình, buồn giận trong lòng không cách nào giải tỏa, đành phải kìm nén như ngọn núi lửa chực chờ phun trào.
Đêm đó trước khi ngủ, Ngụy Chi Viễn đưa một tờ thông báo cho Ngụy Khiêm: “Ký cho em một chữ được không?”
Nó cúi gằm đầu nhìn chân mình, nét mặt hờ hững, trông như đang nộp bản kiểm điểm vậy.
Ngụy Khiêm xem lướt qua: “Trại hè? Trại hè gì?”
Ngụy Chi Viễn lãnh đạm nói: “Đợt trước trường em tổ chức thi đấu chọn đội tuyển Olympic toán, em được chọn, nghỉ hè được cử đi tham gia huấn luyện… À, lên cấp hai học sinh từng tham gia huấn luyện có thể vào thẳng lớp trọng điểm của trường.”
Nếu là lũ trẻ khác, hẳn đều vui mừng khôn xiết khoe khoang việc này với người lớn, nhưng Ngụy Chi Viễn dường như chỉ muốn Ngụy Khiêm ký cái tên với tư cách người giám hộ mà thôi, khuôn mặt đanh lại, chẳng thấy vui mừng chút nào.
Nó không mừng nổi, bất kể thế nào, ở trước mặt anh hai nó đều bất lực.
Nhưng người giám hộ trẻ lại hết sức vui mừng – đặc biệt là khi thấy trên tờ thông báo viết, mỗi môn toàn trường chỉ cử một học sinh, Ngụy Khiêm nở mày nở mặt vô cùng, không khỏi nhoẻn miệng cười, song gã lại lập tức cảm thấy không nên vui mừng ra mặt kẻo thằng bé kiêu ngạo tự mãn, thế nên gã ho một tiếng, dằn khóe miệng đang cong lên, ký một chữ rồi nghiêm túc nói: “Đã đi thì phải học hành đàng hoàng, để mày đi là nhà trường và giáo viên coi trọng mày, tới lúc đó đừng để mất mặt đấy.”
Ngụy Chi Viễn ngoan ngoãn gật đầu.
Ngụy Khiêm sờ túi quần, chợt nhớ ra điều gì, mở ngăn kéo lấy ít tiền bỏ vào bao thư – lúc làm việc này do quá mừng rỡ, rốt cuộc vui quá hóa buồn đụng đổ lọ nước hoa Tiểu Bảo để trên bàn, tuy lanh lẹ đỡ được nhưng cổ tay vẫn dính một tẹo.
Ngụy Khiêm tiện tay xé tờ giấy lau khô, rồi đưa bao thư cho Ngụy Chi Viễn: “Cái này tao cho mày, nếu phải ở bên ngoài thì việc ăn uống đừng ép uổng mình.”
Nói xong gã giơ tay lên, thuận tay xoa đầu Ngụy Chi Viễn.
Trên cổ tay gã vẫn còn mùi nước hoa lẫn mùi cồn, ngón tay thon dài đầy sức sống, Ngụy Chi Viễn đột nhiên cảm thấy như có dòng điện từ đỉnh đầu chạy vào óc, khiến nó không khỏi đỏ mặt.
Đỏ mặt xong, trong lòng nó lại bắt đầu vừa xấu hổ vừa giận dữ, cảm giác khó mà tả nổi.
Ngụy Chi Viễn chợt mở miệng gọi: “Anh…”
Ngụy Khiêm quay đầu lại nhìn nó.
Ngụy Chi Viễn muốn nói với anh hai, rằng từ nay về sau, nó có con đường riêng, có phương hướng trưởng thành của riêng mình, sẽ không bám riết lấy anh hai như dây tơ hồng, cũng sẽ không bất chấp tất cả theo chân anh hai, lặn lội đường xa liều lĩnh đi làm một gánh nặng như hai năm trước nữa.
Nó sẽ trở thành một Ngụy Chi Viễn đội trời đạp đất, thay vì một cái đuôi chẳng biết làm gì.
Nhưng nhìn nét mặt vui mừng mà kiềm chế của Ngụy Khiêm, lời sắp sửa nói ra lại lòng vòng trong họng Ngụy Chi Viễn, rồi cuối cùng đến từ đâu cút về đó, rải rác lặng ngắt như tờ.
Nó im lặng lắc đầu, chẳng muốn nói gì nữa.
Hôm sau, thấy Ngụy Chi Viễn đạp xe chở Tiểu Bảo đi học rồi, Ngụy Khiêm mới lấy bụng tiểu nhân đo lòng quân tử thở phào một hơi, thu dọn hành lý đi gặp đám Lão Hùng.
Lão Hùng đội nón đeo cặp kính mát to đùng, nhóp nhép nhai kẹo cao su, trước lúc xuất phát còn dặn Ngụy Khiêm: “Dẫn chú theo cũng được, nhưng anh em ta phải nói lời không hay trước, đường sắt bên đó đến nay còn chưa sửa xong, chúng ta phải lái xe vào, chưa chắc đi được đến đâu, nơi bằng phẳng còn cao hơn mực nước biển, nơi hơi thấp hơn mực nước biển thì đường khó đi, đặc biệt là đường núi, mỗi năm đều có rất nhiều oan hồn lật xe rơi xuống núi ra ma, sớm nhất thì cuối tháng Bảy chúng ta mới về được, con người thật sự không chịu nổi đâu, chú chắc là mình muốn theo chứ?”
Ngụy Khiêm gật đầu không hề do dự.
Lão Hùng lắc lư đầu thở dài, chuẩn bị tiếp tục thao thao bất tuyệt bằng tốc độ nói chuyện như thôi miên, Ngụy Khiêm hết nhịn nổi cắt ngang.
Ngụy Khiêm: “Ông chủ Hùng, nghe anh nói chuyện, luôn làm tôi nhớ đến một câu thơ.”
Lão Hùng nhìn gã.
Ngụy Khiêm nói: “Lâm hành mật mật phùng, ý khủng trì trì quy.”(4)
Lão Hùng đeo kính ngồi đó suy tư rất lâu, xe chạy đến tận nội thành mới hỏi như vừa tỉnh khỏi cơn mê: “Không đúng, câu ban nãy là nói về bà già mà? Thằng khốn nạn!”
Ngụy Khiêm biết lão dốt nát nhưng đâu ngờ dốt nát đến thế, càng khiến gã bó tay là, lão dốt nát như vậy mà còn dám dày mặt học đòi văn vẻ… Sự bất bình thường của lão này quả thật khó lòng nói hết trong một lời.
Ngụy Khiêm đi theo Lão Hùng bặt tin đến mấy tháng, hồi đầu thỉnh thoảng còn gọi về báo bình an, sau đó thì chẳng thấy tin tức gì nữa.
Tống Tiểu Bảo còn nhắc vài lần, Ngụy Chi Viễn lại không đề cập một câu nào, bà Tống nghi thằng bé hay giận này nén trong lòng.
Ngụy Chi Viễn ngủ một mình trên chiếc giường trống vắng, mỗi đêm trằn trọc qua mười hai giờ, vở bài tập dùng xong liền đóng thành nháp, viết kín hết mọi góc hở cho tiết kiệm, ba bốn ngày là dùng hết cả một quyển dày cộp.
Nhìn những quá trình tính toán khó hiểu đó, bà Tống không nỡ bán ve chai, bèn cất đi để mỗi ngày giáo dục Tống Tiểu Bảo theo lệ.
Tống Tiểu Bảo từ đó bị tra tấn tàn bạo vô nhân đạo, bởi bà nội hòa ái dễ gần chỉ còn lại đúng một câu: “Con nhìn người ta, rồi con xem lại bản thân coi.”
Tống Tiểu Bảo không chí hướng lẩm bẩm: “Con là học sinh trung bình mà.”
“Học sinh trung bình,” Bà nội dùng đũa đánh đầu con nhỏ, cho ra một kết luận vô căn cứ: “Học sinh trung bình quá mất mặt!”
Bà già đến cả phụ đề dưới mục phỏng vấn người nước ngoài chiếu trên thời sự cũng không hiểu, chữ nghĩa chẳng bằng ai, còn bày đặt đánh giá học sinh trung bình…
Học sinh trung bình rất tốt mà, chí ít còn chưa đội sổ!
Tống Tiểu Bảo cảm thấy bà nội chẳng hiểu cái quái gì, căn bản không nói thông được.
Anh hai uy hiếp đòi cắt tóc, anh ba là “người ta” chết tiệt kia, bà nội biến thành một bà già lắm điều, Tống Tiểu Bảo cảm thấy trong cái nhà này mình mới là đứa được nhặt về, thật tình làm gì cũng sai hết.
Mùa hè nhanh chóng đến mà Ngụy Khiêm vẫn bặt vô âm tín.
Bữa đó Ngụy Chi Viễn tham gia thi thử, không phải đi học nên về nhà sớm, bà nội bảo nó mua mười kí gạo, Ngụy Chi Viễn liền đạp xe đi, trên đường có một trung tâm hoạt động cộng đồng, Ngụy Chi Viễn vốn thờ ơ chạy qua, không biết vì sao lại đột nhiên dừng xe.
Trong trung tâm có một sân khấu cao, đại khái là sắp đến mùng một tháng Sáu, một người trông như cô giáo dẫn lũ nhóc tám chín tuổi đến tập luyện tiết mục ở đây, đương nhiên, trẻ con tập luyện cho tiết mục ngày Quốc tế thiếu nhi chẳng có gì đáng xem cả, ánh mắt Ngụy Chi Viễn đang tập trung vào một người đàn ông.
Người đó chỉ tầm ngoài bốn mươi nhưng lưng đã còng, khuôn mặt y như cái xỏ giày(5) lởm chởm râu ria, mặc bộ quần áo bẩn thỉu, trông hết sức hèn hạ.
Hắn ta ngồi trên một băng ghế công cộng, nhìn chằm chằm mấy đứa bé đang nhảy theo nhạc.
Ánh mắt hiểm ác như hóa thành thực thể, muốn chạm vào người lũ trẻ.
Dù hắn hóa thành tro thì Ngụy Chi Viễn cũng nhận ra – đây là tên biến thái thích trẻ con từng bị nó dùng ống tuýp rượt chạy.
Lúc ấy Ngụy Khiêm vẫn tìm hắn suốt, tiếc rằng không tìm được, đâu ngờ lại bất thình lình lao vào tay Ngụy Chi Viễn.
Ngụy Chi Viễn đẩy xe ra nấp sau góc tường, như chú báo con lần đầu đi săn lại kiên nhẫn khác thường, ở đằng sau theo dõi hắn ta như bọ ngựa bắt ve chim sẻ rình mồi.
Đợi hơn một tiếng liền, lũ trẻ mới kết thúc tập luyện, Ngụy Chi Viễn thấy khi tụi nhỏ nhao nhao ra khỏi cánh cửa sắt, tên biến thái kia cũng không cầm được lòng đứng dậy theo.
Tiếc rằng dọc đường có cô giáo đi chung, hắn không tìm được cơ hội để ra tay.
Hắn ta y như một con ngỗng từng bị bóp cổ, thèm nhỏ dãi nhìn chằm chằm một lúc lâu, cho đến khi lũ trẻ đã đi mất tăm, hắn mới thở hổn hển quay người lại, đũng quần đã căng phồng lên.
Lúc này trên đường không có ai, bởi vậy hắn chẳng thèm kiêng dè đặt tay lên đũng quần, vừa đi vừa xoa.
Hắn lang thang đến hướng khác, Ngụy Chi Viễn chỉ do dự một giây, liền khóa xe ven đường rồi lặng lẽ bám theo.
Trường tiểu học gần đây là phân hiệu mới của một trường tiểu học công lập, vị trí khá hẻo lánh, Ngụy Chi Viễn đoán có thể chính bởi nguyên nhân này mà tên biến thái mới bắt đầu đến đây hoạt động.
Ngụy Chi Viễn bám theo gần bốn mươi phút, mới thấy hắn ta đi vào một xưởng chế biến thịt.
Sau đó Ngụy Chi Viễn bình tĩnh quay lại theo đường cũ, mua gạo đem về, trở về nhà chẳng nhắc chữ nào, theo thường lệ nó và Tống Tiểu Bảo đứa rửa bát đứa dọn bếp, rồi tự vào phòng làm bài tập.
Bà Tống dặn dò một tiếng rồi lại đi làm.
Ngụy Chi Viễn ôn bài, xem sách toán Olympic giáo viên đưa cho, phòng yên tĩnh đến mức nghe thấy cả tiếng đồng hồ “tích tắc”, làm xong tất cả, Ngụy Chi Viễn mới ngước lên nhìn lướt qua cửa phòng Tiểu Bảo đang đóng chặt, đôi mắt đen kịt như mực.
Sau đó nó lấy một quyển sổ ghi chép mới, viết ngày tháng, địa chỉ của xưởng chế biến thịt.
—Tam quan gồm thế giới quan, nhân sinh quan và giá trị quan. Rùa đã cắn cái gì là không nhả ra nên câu này thường được dùng để hình dung sự quyết tâm. Tuy nhiên đây cũng là một câu chửi. Sa gia bang là một vở kinh kịch. Câu này trích trong bài Du tử ngâm của Mạnh Giao, nói về người mẹ tỉ mẩn may áo, sợ con mình về muộn. Ở đây Ngụy Khiêm muốn mắng Lão Hùng lề mề như bà già. Dĩ nhiên bài thơ này hoàn toàn là tình cảm của Mạnh Giao dành cho mẹ thôi chứ không phải mắng ai hết.Bên TQ có cái xỏ giày vừa nhanh gọn lẹ vừa vệ sinh, tránh phải tiếp xúc trực tiếp tay với giày. Trông như thế này đây
Tác giả :
Priest