Cửu Dung
Quyển 5 - Chương 7: Tình liền thơ thuận nghịch (1)
Lúc này, Tiết vương gia đứng lên, cười nói: “Hoàng huynh, Dung phi nương nương quả thật là ẩn giấu tài năng chứ thực sự không phải không có tài nghệ để thể hiện. Chi bằng để hoàng đệ ra một đề bài, hỏi Dung phi nương nương xem, ý của Hoàng thượng thế nào?”.
Hoàng thượng vốn rất kỵ Tiết vương gia và tôi tiếp xúc với nhau, chẳng qua hiện giờ đang ở trước mặt đám đông nên người nói: “Được, một khi đã vậy, hoàng đệ hãy ra đề đi”.
Tiết vương gia cười bảo: “Đề bài này của thần đệ không phải chỉ hỏi riêng Dung phi nương nương, nếu chư vị nương nương có hứng thú, cũng có thể cùng tham gia”. Đám phi tần nghe nói cũng có thể tham gia, nhất thời đều nóng lòng muốn thử, hôm nay ở nơi này, ai mà lại không muốn thắng tôi để nổi danh một trận chứ.
Tiết vương gia nói: “Đề bài của đệ là thế này. Xin mời chư vị nương nương mỗi người hãy viết một bài thơ. Chẳng hay ý của chư vị nương nương ra sao?”.
Nhóm phi tần vốn tràn ngập chờ mong đề bài của Tiết vương gia, lại không hề nghĩ rằng y nói viết thơ, nhất thời đều có chút coi thường.
Minh quý phi thậm chí còn nói: “Tiết vương gia, chỉ sợ là đệ có phần coi thường tỷ muội chúng ta rồi. Mặc dù nói nữ tử không có tài mới là đức, nhưng tốt xấu gì chư vị nương nương đây cũng đều xuất thân danh môn thế gia, muốn viết một bài thơ, thật sự là rất dễ dàng. Tiết vương gia ra đề dễ như vậy, chẳng phải là không coi chư vị nương nương ra gì sao? Thì ra Tiết vương gia nói tài nghệ mà Dung phi là biết làm thơ. Ha ha ha…”. Minh quý phi vừa nói vừa bật cười, có vẻ vô cùng xem thường.
Hoàng thượng cũng nói: “Hoàng đệ, đề bài mà đệ ra quả thật hơi đơn giản đấy”.
Tiết vương gia cười nói: “Hoàng thượng, chư vị nương nương, thần đệ còn chưa nói hết mà. Đệ chỉ yêu cầu chư vị nương nương và cả Dung phi nương nương viết một bài thơ, có điều bài thơ mà đệ yêu cầu không hề giống một bài thơ thông thường. ‘Tình mới vì ý được, ý được khiến mới tình’, đây là yêu cầu của đệ với bài thơ của chư vị nương nương. Nói cách khác, bất luận là chư vị nương nương viết thơ cũng được, viết từ cũng xong, soạn nhạc cũng không sao hết, chỉ cần phù hợp với một nguyên tắc, là văn thơ thuận nghịch”.
“Văn thơ thuận nghịch? Văn thơ thuận nghịch là cái gì?” Minh quý phi hỏi: “Chẳng lẽ Vương gia vì muốn giải vây cho Dung phi mà ăn nói lung tung vậy sao”.
Tiết vương gia lập tức nói: “Thần đệ không dám. Loại văn thơ thuận nghịch này đã có trong sách cổ, không phải là thần đệ nói bừa. Lời diễn giải trong cuốn Nhạc phủ cổ đê yếu giải của Ngô Cảng thời Đường đã từng giải thích về văn thơ thuận nghịch như sau, ‘Văn thơ thuận nghịch, dù đọc thuận nghịch, đều đọc được thành văn cả’. Có điều đề tài này chưa từng lưu hành trong Tây Tống chúng ta cho nên mới hơi lạ. Những năm đầu Tây Tấn, tập Bàn trung thi của thê tử Tô Bá Ngọc là tập thơ thuận nghịch hàng đầu, sau này đến thời Nguyên đế của Đông Tấn, thơ của Ôn Kiệu và Tô Huệ cũng đều là những tác phẩm tiêu biểu. Những đại thi nhân sau này như Canh Tín, Bạch Cư Dị, Vương An Thạch, Tô Thức, Hoàng Đình Kiên, Tần Quan vân vân đều đã từng làm thơ thuận nghịch hoặc là từ thuận nghịch. Đệ lấy bài thơ thuận nghịch do Tần Thiếu Du viết làm lệ, ‘Nhớ người quê vẫn mãi chưa về biệt ly ghê nghe đêm trằn trọc’. Đây cũng là bài thơ thuận nghịch Tần Thiếu Du viết cho thê tử của mình”.
Chư vị phi tần nghe xong đều bàn tán sôi nổi, hiển nhiên vẫn là Minh quý phi lên tiếng: “‘Nhớ người quê vẫn mãi chưa về biệt ly ghê nghe đêm trằn trọc’, Tiết vương gia, đệ nói bao nhiêu lý lẽ như vậy, thế mà lại bảo rằng Thiếu Du từng viết bài thơ thế này, không phải là quá tài hèn học ít rồi sao, đây rõ ràng là một câu không thông chút nào. Tuy rằng đệ là vương gia cao quý, nhưng mà trêu đùa Hoàng thượng và chư vị nương nương thì tội cũng không nhẹ đâu”.
Hoàng thượng cũng nói: “Hoàng đệ, trẫm trông kiểu gì cũng thấy đây không giống một bài thơ”.
Tiết vương gia nói: “Hoàng huynh hoàng tẩu anh minh. ‘Nhớ người quê vẫn mãi chưa về biệt ly ghê nghe đêm trằn trọc’, đúng là một bài thơ thuận nghịch, cũng là yêu cầu đối với bài thơ mà đệ muốn chư vị nương nương làm hôm nay. Thật ra bài thơ này phải đọc thế này, ‘Nhớ người quên vẫn phải chưa về, vẫn mãi chưa về biệt ly ghê. Biệt ly ghê nghe đêm trằn trọc, đêm nghe trằn trọc nhớ người quê’. Đọc xuôi, đọc ngược, đọc trước, đọc sau đều thông, mà lại phù hợp với niêm luật. Đây chính là thơ thuận nghịch. Đề bài đệ ra cho các vị nương nương hôm nay, là mỗi người làm bốn câu thơ thuận nghịch. Yêu cầu dùng cảnh sắc sơn thủy bốn mùa làm đề, thời gian là nửa tuần hương, không biết ý chư vị nương nương thấy thế nào?”.
Chúng phi tần đang ngồi nghe vậy mà sợ hãi, có lẽ các nàng không ngờ rằng chỉ một câu đơn giản như vậy, sau khi được Tiết vương gia tổ hợp lại một cái lại có thể trở thành một bài thơ tài tình nhường ấy. Các nàng nghe nói trong thời gian nửa nén hương phải làm ra bốn câu thơ như vậy, ai nấy hầu như đều lộ vẻ mặt khó khăn.
Tiết vương gia cười: “Hoàng huynh, có lẽ là thần đệ cho thời gian quá ngắn rồi, nếu Hoàng thượng cảm thấy ngắn, đừng ngại thêm thời gian, nửa nén hương nữa cũng không sao”.
Hoàng thượng cười nói: “Tài thơ của mỗi người, tuy rằng cũng có sau này mới bồi dưỡng, song phần lớn là do thiên bẩm. Nếu là người có tài hoa thực sự, cho dù chỉ cho nàng thời gian một ly trà để làm cũng đã đủ rồi, nhược những người vốn không biết làm thì dù có cho một ngày một đêm cũng vô ích, cho nên trẫm lại cảm thấy thời gian nửa nén hương là vừa đẹp”.
Hoàng thượng căn dặn thái giám lấy bút mực giấy nghiên, đặt trước mặt từng nương nương một, sau đó lại sai người châm hương, tiếp đó hạ lệnh bắt đầu làm thơ.
Lúc mọi người ở đây đều cúi đầu trầm tư suy nghĩ, tôi đưa mắt nhìn Tiết vương gia, nhẹ nhàng gật đầu với y một cái. Tôi biết Tiết vương gia vốn là một người thanh bạch, nếu không phải vì muốn giúp tôi, y cũng sẽ không ra đề bài trước mặt bao nhiêu người thế này.
Đó gọi là ngoảnh đầu chưa rạng rỡ, rạng rỡ tình đã xa. Tâm ý của người, đón nhận lấy rồi chôn giấu tận đáy lòng. Những việc tôi có thể làm cũng chỉ là chôn giấu tận đáy lòng mà thôi. Chúng tôi đã từng, đã từng có nhau, nhưng rồi chúng tôi đã từng, càng từng để vuột. Cho nên hiện giờ, chỉ có thể khẽ khàng liếc mắt, làm như lơ đãng, đã truyền đạt được tất cả tâm tư.
Thời gian nửa tuần hương trôi qua rất nhanh. Tôi nhìn chúng nương nương có người vò đầu bứt tai, hình như là không viết được, có người chau mày, dường như là đang suy tư cũng không chừng, còn có mấy người vừa nhoẻn miệng cười, chắc là đã viết được. Tôi suy tư một chút, nhấc bút lên, rồng bay phượng múa nhanh chóng viết lên giấy hơn chục chữ.
Cha tôi xuất thân tú tài, tuy rằng sau này gia cảnh sa sút, trong nhà hết sức nghèo khó, nhưng trước kia cha tôi đã từng đọc sách, sách cũng vẫn còn cả. Từ nhỏ đến lớn, mỗi khi không có việc gì làm, tôi đều giở sách của cha ra xem. Loại thể thơ thuận nghịch này với tôi mà nói thật ra cũng không quá khó. Hơn nữa, trước kia, tôi cũng đã từng tự làm mấy bài để giải khuây, hiện giờ Tiết vương gia ra đề này, hiển nhiên là không làm khó tôi được.
Tiết vương gia cười bảo: “Thời gian đã hết, không biết chư vị nương nương làm đến đâu rồi? Xin mời các vị nương nương có thể làm được hãy giao thơ của mình cho thần đệ”. Tiết vương gia nói xong, liền lần lượt đi thu thơ của các vị phi tần. Có vài phi tần không viết, đành phải khoát tay, những người còn lại có viết, nhưng lại viết không được như ý, không tiện đưa cho Tiết vương gia xem vì sợ mất mặt, cũng không chịu lấy ra. Mà có những phi tần, thí dụ như mấy người Minh quý phi vẫn bất chấp đến cùng đưa thơ cho Tiết vương gia. Lúc đến thu thơ của tôi, Tiết vương gia hiểu ý mỉm cười, tôi không dám nhìn, chỉ giao thơ thôi.
Tiết vương gia thu xong thơ của chúng phi tần một cách rất nhanh chóng, y nói
với Hoàng thượng: “Hoàng thượng, thần đệ đã xem hết toàn bộ rồi, xin Hoàng thượng hãy xem một lần đi”. Nói xong, Tiết vương gia giao chỗ thơ trong tay vào tay Hoàng thượng.
Hoàng thượng xem lướt một lần, hình như trong lòng đã có kết quả, cười nói: “Hôm nay đến tham gia Dung Hoa hội, tổng cộng có trên trăm vị phi tần, nhưng có thể dâng bài lên lại chỉ có mười bảy người mà thôi. Thơ của mười một vị phía trước viết ra hoàn toàn không phù hợp với quy tắc của thơ thuận nghịch, trẫm không đề cập đến, còn lại mấy bài, cũng khá ổn. Hoàng đệ, đệ hãy đọc mấy bài thơ còn lại lên cho mọi người nghe đi”.
Tiết vương gia gật đầu, một lần nữa nhận lại thơ, đọc to: “Bài thơ này là của Quách hiền phi nương nương. ‘Thường Nga thương nguyệt quế thổi hương, nguyệt quế thổi hương biếc thạch phương. Hương biếc thạch phương hồn túy lúy, hương hồn túy lúy Thường Nga thương.’ Viết như thế nào, nên mời Hoàng thượng bình luận thì hơn”.
Hoàng thượng cười nói: “Trong một thời gian ngắn ngủi mà có thể viết ra được đã là chuyện không dễ dàng gì, nhưng thật sự bài thơ thuận nghịch này viết không có gì đặc sắc. Trẫm đọc kiểu nào cũng không cảm thấy nó có bất cứ quan hệ gì với cảnh sắc bốn mùa. Có điều bất kể ra sao, Quách ái phi cũng vất vả rồi”. Quách hiền phi nghe vậy, cực kỳ không vui, song cũng đành gượng gạo nở nụ cười với lời phê bình tế nhị của Hoàng thượng.
Tiết vương gia lại đọc: “Bài thơ này là của Lâm tần nương nương. ‘Đào hương rơi xuống Lục Hà đường, xuống Lục Hà đường hết cúc sương. Đường hết cúc sương mê mây bạc, sương mê mây bạc phấn đào hương.’ Mời Hoàng thượng cho lời bình”.
Hoàng thượng nghe vậy cười nói: “Bài thơ này cuối cùng cũng viết về cảnh sắc bốn mùa, so ra với bài do Quách hiền phi viết thì tốt hơn không biết bao nhiêu lần. Có điều bài này đọc lên không giống thơ lắm. Rất giống với việc đến lớp cố gắng thu nhặt lại, tựa như là lấy một vài chữ gượng gạo hợp vào với nhau, gom góp thành một bài thơ thuận nghịch vậy. Tuy nhiên trong thời gian ngắn ngủi như vậy mà viết ra được thì cũng coi như là không dễ dàng. Ban cho Lâm tần một thanh ngọc như ý”.
Lập tức có thái giám mang ngọc như ý đến đưa tận tay Lâm tần. Lâm tần vội tạ ơn: “Cảm tạ Hoàng thượng. Lâm Nhi không đức không tài, thật sự là thể hiện kém cỏi, xin Hoàng thượng đừng chê cười ạ”.
Quách Hiền Phi hết sức bất mãn, lạnh lùng liếc mắt nhìn Lâm tần một cái. Chắc hẳn trong lòng nàng ta rất căm hận Lâm tần, nhưng không biểu hiện ra ngoài mà thôi.
Tiết vương gia lại đọc: “Bài thơ này là của Minh quý phi nương nương. Tác phẩm của Quý phi nương nương so với hai vị nương nương trước tất nhiên là rất khác biệt. ‘Ngọn đỉnh nơi rồng ngắm núi non, rồng ngắm núi non tùng xanh còn. Còn xanh tùng non núi ngắm rồng, non núi ngắm rồng nơi đỉnh ngọn.’ Vẫn là mời Hoàng thượng cho lời bình vậy”.
Hoàng thượng nghe xong, miễn cưỡng cười nói: “Cũng được cũng được. Hoàng quý phi có thể làm được thơ cũng rất hiếm có rồi. So với những người khác, đương nhiên cũng mạnh hơn ba phần. Người đâu, ban thưởng cây trâm thạch anh phỉ thúy bàn long cho Hoàng quý phi”. Bài thơ của Minh quý phi làm thật sự là rất xoàng, còn không bằng bài của Đỗ Lâm Nhược, trong lòng Hoàng thượng đương nhiên cũng hiểu được, nhưng người không muốn quét đi sự hào hứng của Hoàng quý phi cho nên mới miễn cưỡng nói vậy, còn ban thưởng cho Minh quý phi nữa.
Hoàng thượng vốn rất kỵ Tiết vương gia và tôi tiếp xúc với nhau, chẳng qua hiện giờ đang ở trước mặt đám đông nên người nói: “Được, một khi đã vậy, hoàng đệ hãy ra đề đi”.
Tiết vương gia cười bảo: “Đề bài này của thần đệ không phải chỉ hỏi riêng Dung phi nương nương, nếu chư vị nương nương có hứng thú, cũng có thể cùng tham gia”. Đám phi tần nghe nói cũng có thể tham gia, nhất thời đều nóng lòng muốn thử, hôm nay ở nơi này, ai mà lại không muốn thắng tôi để nổi danh một trận chứ.
Tiết vương gia nói: “Đề bài của đệ là thế này. Xin mời chư vị nương nương mỗi người hãy viết một bài thơ. Chẳng hay ý của chư vị nương nương ra sao?”.
Nhóm phi tần vốn tràn ngập chờ mong đề bài của Tiết vương gia, lại không hề nghĩ rằng y nói viết thơ, nhất thời đều có chút coi thường.
Minh quý phi thậm chí còn nói: “Tiết vương gia, chỉ sợ là đệ có phần coi thường tỷ muội chúng ta rồi. Mặc dù nói nữ tử không có tài mới là đức, nhưng tốt xấu gì chư vị nương nương đây cũng đều xuất thân danh môn thế gia, muốn viết một bài thơ, thật sự là rất dễ dàng. Tiết vương gia ra đề dễ như vậy, chẳng phải là không coi chư vị nương nương ra gì sao? Thì ra Tiết vương gia nói tài nghệ mà Dung phi là biết làm thơ. Ha ha ha…”. Minh quý phi vừa nói vừa bật cười, có vẻ vô cùng xem thường.
Hoàng thượng cũng nói: “Hoàng đệ, đề bài mà đệ ra quả thật hơi đơn giản đấy”.
Tiết vương gia cười nói: “Hoàng thượng, chư vị nương nương, thần đệ còn chưa nói hết mà. Đệ chỉ yêu cầu chư vị nương nương và cả Dung phi nương nương viết một bài thơ, có điều bài thơ mà đệ yêu cầu không hề giống một bài thơ thông thường. ‘Tình mới vì ý được, ý được khiến mới tình’, đây là yêu cầu của đệ với bài thơ của chư vị nương nương. Nói cách khác, bất luận là chư vị nương nương viết thơ cũng được, viết từ cũng xong, soạn nhạc cũng không sao hết, chỉ cần phù hợp với một nguyên tắc, là văn thơ thuận nghịch”.
“Văn thơ thuận nghịch? Văn thơ thuận nghịch là cái gì?” Minh quý phi hỏi: “Chẳng lẽ Vương gia vì muốn giải vây cho Dung phi mà ăn nói lung tung vậy sao”.
Tiết vương gia lập tức nói: “Thần đệ không dám. Loại văn thơ thuận nghịch này đã có trong sách cổ, không phải là thần đệ nói bừa. Lời diễn giải trong cuốn Nhạc phủ cổ đê yếu giải của Ngô Cảng thời Đường đã từng giải thích về văn thơ thuận nghịch như sau, ‘Văn thơ thuận nghịch, dù đọc thuận nghịch, đều đọc được thành văn cả’. Có điều đề tài này chưa từng lưu hành trong Tây Tống chúng ta cho nên mới hơi lạ. Những năm đầu Tây Tấn, tập Bàn trung thi của thê tử Tô Bá Ngọc là tập thơ thuận nghịch hàng đầu, sau này đến thời Nguyên đế của Đông Tấn, thơ của Ôn Kiệu và Tô Huệ cũng đều là những tác phẩm tiêu biểu. Những đại thi nhân sau này như Canh Tín, Bạch Cư Dị, Vương An Thạch, Tô Thức, Hoàng Đình Kiên, Tần Quan vân vân đều đã từng làm thơ thuận nghịch hoặc là từ thuận nghịch. Đệ lấy bài thơ thuận nghịch do Tần Thiếu Du viết làm lệ, ‘Nhớ người quê vẫn mãi chưa về biệt ly ghê nghe đêm trằn trọc’. Đây cũng là bài thơ thuận nghịch Tần Thiếu Du viết cho thê tử của mình”.
Chư vị phi tần nghe xong đều bàn tán sôi nổi, hiển nhiên vẫn là Minh quý phi lên tiếng: “‘Nhớ người quê vẫn mãi chưa về biệt ly ghê nghe đêm trằn trọc’, Tiết vương gia, đệ nói bao nhiêu lý lẽ như vậy, thế mà lại bảo rằng Thiếu Du từng viết bài thơ thế này, không phải là quá tài hèn học ít rồi sao, đây rõ ràng là một câu không thông chút nào. Tuy rằng đệ là vương gia cao quý, nhưng mà trêu đùa Hoàng thượng và chư vị nương nương thì tội cũng không nhẹ đâu”.
Hoàng thượng cũng nói: “Hoàng đệ, trẫm trông kiểu gì cũng thấy đây không giống một bài thơ”.
Tiết vương gia nói: “Hoàng huynh hoàng tẩu anh minh. ‘Nhớ người quê vẫn mãi chưa về biệt ly ghê nghe đêm trằn trọc’, đúng là một bài thơ thuận nghịch, cũng là yêu cầu đối với bài thơ mà đệ muốn chư vị nương nương làm hôm nay. Thật ra bài thơ này phải đọc thế này, ‘Nhớ người quên vẫn phải chưa về, vẫn mãi chưa về biệt ly ghê. Biệt ly ghê nghe đêm trằn trọc, đêm nghe trằn trọc nhớ người quê’. Đọc xuôi, đọc ngược, đọc trước, đọc sau đều thông, mà lại phù hợp với niêm luật. Đây chính là thơ thuận nghịch. Đề bài đệ ra cho các vị nương nương hôm nay, là mỗi người làm bốn câu thơ thuận nghịch. Yêu cầu dùng cảnh sắc sơn thủy bốn mùa làm đề, thời gian là nửa tuần hương, không biết ý chư vị nương nương thấy thế nào?”.
Chúng phi tần đang ngồi nghe vậy mà sợ hãi, có lẽ các nàng không ngờ rằng chỉ một câu đơn giản như vậy, sau khi được Tiết vương gia tổ hợp lại một cái lại có thể trở thành một bài thơ tài tình nhường ấy. Các nàng nghe nói trong thời gian nửa nén hương phải làm ra bốn câu thơ như vậy, ai nấy hầu như đều lộ vẻ mặt khó khăn.
Tiết vương gia cười: “Hoàng huynh, có lẽ là thần đệ cho thời gian quá ngắn rồi, nếu Hoàng thượng cảm thấy ngắn, đừng ngại thêm thời gian, nửa nén hương nữa cũng không sao”.
Hoàng thượng cười nói: “Tài thơ của mỗi người, tuy rằng cũng có sau này mới bồi dưỡng, song phần lớn là do thiên bẩm. Nếu là người có tài hoa thực sự, cho dù chỉ cho nàng thời gian một ly trà để làm cũng đã đủ rồi, nhược những người vốn không biết làm thì dù có cho một ngày một đêm cũng vô ích, cho nên trẫm lại cảm thấy thời gian nửa nén hương là vừa đẹp”.
Hoàng thượng căn dặn thái giám lấy bút mực giấy nghiên, đặt trước mặt từng nương nương một, sau đó lại sai người châm hương, tiếp đó hạ lệnh bắt đầu làm thơ.
Lúc mọi người ở đây đều cúi đầu trầm tư suy nghĩ, tôi đưa mắt nhìn Tiết vương gia, nhẹ nhàng gật đầu với y một cái. Tôi biết Tiết vương gia vốn là một người thanh bạch, nếu không phải vì muốn giúp tôi, y cũng sẽ không ra đề bài trước mặt bao nhiêu người thế này.
Đó gọi là ngoảnh đầu chưa rạng rỡ, rạng rỡ tình đã xa. Tâm ý của người, đón nhận lấy rồi chôn giấu tận đáy lòng. Những việc tôi có thể làm cũng chỉ là chôn giấu tận đáy lòng mà thôi. Chúng tôi đã từng, đã từng có nhau, nhưng rồi chúng tôi đã từng, càng từng để vuột. Cho nên hiện giờ, chỉ có thể khẽ khàng liếc mắt, làm như lơ đãng, đã truyền đạt được tất cả tâm tư.
Thời gian nửa tuần hương trôi qua rất nhanh. Tôi nhìn chúng nương nương có người vò đầu bứt tai, hình như là không viết được, có người chau mày, dường như là đang suy tư cũng không chừng, còn có mấy người vừa nhoẻn miệng cười, chắc là đã viết được. Tôi suy tư một chút, nhấc bút lên, rồng bay phượng múa nhanh chóng viết lên giấy hơn chục chữ.
Cha tôi xuất thân tú tài, tuy rằng sau này gia cảnh sa sút, trong nhà hết sức nghèo khó, nhưng trước kia cha tôi đã từng đọc sách, sách cũng vẫn còn cả. Từ nhỏ đến lớn, mỗi khi không có việc gì làm, tôi đều giở sách của cha ra xem. Loại thể thơ thuận nghịch này với tôi mà nói thật ra cũng không quá khó. Hơn nữa, trước kia, tôi cũng đã từng tự làm mấy bài để giải khuây, hiện giờ Tiết vương gia ra đề này, hiển nhiên là không làm khó tôi được.
Tiết vương gia cười bảo: “Thời gian đã hết, không biết chư vị nương nương làm đến đâu rồi? Xin mời các vị nương nương có thể làm được hãy giao thơ của mình cho thần đệ”. Tiết vương gia nói xong, liền lần lượt đi thu thơ của các vị phi tần. Có vài phi tần không viết, đành phải khoát tay, những người còn lại có viết, nhưng lại viết không được như ý, không tiện đưa cho Tiết vương gia xem vì sợ mất mặt, cũng không chịu lấy ra. Mà có những phi tần, thí dụ như mấy người Minh quý phi vẫn bất chấp đến cùng đưa thơ cho Tiết vương gia. Lúc đến thu thơ của tôi, Tiết vương gia hiểu ý mỉm cười, tôi không dám nhìn, chỉ giao thơ thôi.
Tiết vương gia thu xong thơ của chúng phi tần một cách rất nhanh chóng, y nói
với Hoàng thượng: “Hoàng thượng, thần đệ đã xem hết toàn bộ rồi, xin Hoàng thượng hãy xem một lần đi”. Nói xong, Tiết vương gia giao chỗ thơ trong tay vào tay Hoàng thượng.
Hoàng thượng xem lướt một lần, hình như trong lòng đã có kết quả, cười nói: “Hôm nay đến tham gia Dung Hoa hội, tổng cộng có trên trăm vị phi tần, nhưng có thể dâng bài lên lại chỉ có mười bảy người mà thôi. Thơ của mười một vị phía trước viết ra hoàn toàn không phù hợp với quy tắc của thơ thuận nghịch, trẫm không đề cập đến, còn lại mấy bài, cũng khá ổn. Hoàng đệ, đệ hãy đọc mấy bài thơ còn lại lên cho mọi người nghe đi”.
Tiết vương gia gật đầu, một lần nữa nhận lại thơ, đọc to: “Bài thơ này là của Quách hiền phi nương nương. ‘Thường Nga thương nguyệt quế thổi hương, nguyệt quế thổi hương biếc thạch phương. Hương biếc thạch phương hồn túy lúy, hương hồn túy lúy Thường Nga thương.’ Viết như thế nào, nên mời Hoàng thượng bình luận thì hơn”.
Hoàng thượng cười nói: “Trong một thời gian ngắn ngủi mà có thể viết ra được đã là chuyện không dễ dàng gì, nhưng thật sự bài thơ thuận nghịch này viết không có gì đặc sắc. Trẫm đọc kiểu nào cũng không cảm thấy nó có bất cứ quan hệ gì với cảnh sắc bốn mùa. Có điều bất kể ra sao, Quách ái phi cũng vất vả rồi”. Quách hiền phi nghe vậy, cực kỳ không vui, song cũng đành gượng gạo nở nụ cười với lời phê bình tế nhị của Hoàng thượng.
Tiết vương gia lại đọc: “Bài thơ này là của Lâm tần nương nương. ‘Đào hương rơi xuống Lục Hà đường, xuống Lục Hà đường hết cúc sương. Đường hết cúc sương mê mây bạc, sương mê mây bạc phấn đào hương.’ Mời Hoàng thượng cho lời bình”.
Hoàng thượng nghe vậy cười nói: “Bài thơ này cuối cùng cũng viết về cảnh sắc bốn mùa, so ra với bài do Quách hiền phi viết thì tốt hơn không biết bao nhiêu lần. Có điều bài này đọc lên không giống thơ lắm. Rất giống với việc đến lớp cố gắng thu nhặt lại, tựa như là lấy một vài chữ gượng gạo hợp vào với nhau, gom góp thành một bài thơ thuận nghịch vậy. Tuy nhiên trong thời gian ngắn ngủi như vậy mà viết ra được thì cũng coi như là không dễ dàng. Ban cho Lâm tần một thanh ngọc như ý”.
Lập tức có thái giám mang ngọc như ý đến đưa tận tay Lâm tần. Lâm tần vội tạ ơn: “Cảm tạ Hoàng thượng. Lâm Nhi không đức không tài, thật sự là thể hiện kém cỏi, xin Hoàng thượng đừng chê cười ạ”.
Quách Hiền Phi hết sức bất mãn, lạnh lùng liếc mắt nhìn Lâm tần một cái. Chắc hẳn trong lòng nàng ta rất căm hận Lâm tần, nhưng không biểu hiện ra ngoài mà thôi.
Tiết vương gia lại đọc: “Bài thơ này là của Minh quý phi nương nương. Tác phẩm của Quý phi nương nương so với hai vị nương nương trước tất nhiên là rất khác biệt. ‘Ngọn đỉnh nơi rồng ngắm núi non, rồng ngắm núi non tùng xanh còn. Còn xanh tùng non núi ngắm rồng, non núi ngắm rồng nơi đỉnh ngọn.’ Vẫn là mời Hoàng thượng cho lời bình vậy”.
Hoàng thượng nghe xong, miễn cưỡng cười nói: “Cũng được cũng được. Hoàng quý phi có thể làm được thơ cũng rất hiếm có rồi. So với những người khác, đương nhiên cũng mạnh hơn ba phần. Người đâu, ban thưởng cây trâm thạch anh phỉ thúy bàn long cho Hoàng quý phi”. Bài thơ của Minh quý phi làm thật sự là rất xoàng, còn không bằng bài của Đỗ Lâm Nhược, trong lòng Hoàng thượng đương nhiên cũng hiểu được, nhưng người không muốn quét đi sự hào hứng của Hoàng quý phi cho nên mới miễn cưỡng nói vậy, còn ban thưởng cho Minh quý phi nữa.
Tác giả :
Hoài Châm Công Chúa