Cướp Lấy Bàn Tay Vàng Của Vai Chính!
Chương 48
Edit: Lữ Nguyệt
Beta: Wan+Miêu Nhi
Đồng Môn Quan và Vệ Đông Dương đứng ở cửa lều nhìn tuyết bay tới tấp trên bầu trời. Từ khi hắn tới nơi này, tuyết vẫn không ngừng rơi. Tình hình trong doanh trại thì khả quan hơn, hằng ngày có binh lính quét dọn nên không có tuyết đọng, còn ngoài thành tuyết đã đọng lại thành những hố sâu, có nhiều chỗ thậm chí có thể chôn sống một người.
Ra khỏi thành, bốn bề là một màu trắng xóa không thấy rõ đường đi. Con đường không thông, không thể xuất binh. Hơn nữa trong quân đội có một phần binh lính là người phương Nam, hoàn toàn không thích ứng được với kiểu thời tiết lạnh giá này, có không ít người đã bị tổn thương do giá rét.
Không riêng gì họ, đến cả người phương bắc cũng không chịu nổi thời tiết lạnh như vậy. Người dân ở đây nói đã rất nhiều năm rồi không có trận tuyết nào lớn đến thế, cũng không lạnh lẽo đến mức này. Tuyết rơi xuống mặt đất chớp mắt biến thành băng, không còn mềm xốp mà chỉ có nền băng tuyết khô cứng lạnh lẽo.
Quân lính bên này tình hình cũng không mấy lạc quan, nhưng đám người trên thảo nguyên lại thích ứng rất tốt, dường như tuyết không hề ảnh hưởng đến bọn họ. Hôm trước một đội kỵ binh đánh úp vào một ngôi làng, chúng không giết người mà chỉ cướp lương thực. Nhưng với kiểu thời tiết như bây giờ, cướp đi toàn bộ lương thực của bách tính chẳng khác nào giết họ.
Khi Vệ Đông Dương dẫn người đuổi tới, đối phương đã rời đi được hơn nửa ngày. Tới lui như gió, như giẫm trên đất bằng.
Không biết tại sao chiến mã của họ không sợ giá rét. Trong khi bọn họ bên này người còn không có cách nào thích ứng chứ đừng nói đến ngựa.
Vệ Đông Dương hơi đau đầu, trận chiến này đánh không tốt thì Tết năm nay đừng hòng trở về, thậm chí sinh nhật Khanh Khanh sang năm cũng không về kịp...
Cũng bởi trong lòng có tâm sự, Vệ Đông Dương không tài nào ngủ yên. Vừa có động tĩnh, hắn lập tức tỉnh dậy. Bên ngoài náo loạn, tiếng kinh hô không ngừng, nhưng không giống bị địch tập kích. Vệ Đông Dương mặc quần áo tử tế chạy ra ngoài, trầm mặt hỏi: "Sao lại thế này?"
Trong quân đội luôn có kỉ luật nghiêm minh, dù bị địch tập kích cũng không loạn như vậy, ai không biết còn tưởng thần tiên hạ phàm!
"Tướng quân! Thần tiên hạ phàm!"
Vệ Đông Dương: "..."
Không đợi Vệ Đông Dương kịp phản ứng, bọn lính đã mồm năm miệng mười giải thích với hắn.
"Mạt tướng đang đi tuần tra, đột nhiên thấy trời sáng choang, một trận gió quỷ thổi tới..."
"Sao lại là gió quỷ? Phải là gió tiên."
"Đúng đúng đúng, gió tiên, gió tiên, là một trận gió tiên thổi tới khiến tất cả binh lính tuần tra cảm thấy ấm áp hẳn lên."
"Ngay cả mấy vết thương trên tay ta cũng tốt lên không ít."
"Còn có ta! Mấy ngày trước bị ngoại thương, gần đây còn mưng mủ, mãi vẫn không thấy khá hơn, sau khi gió tiên thổi qua thì nó đang dần dần kết vảy!""
"Việc này có là gì, gió tiên đột nhiên cuốn hết tất cả tuyết trên cành cây nóc nhà, tuyết dày như vậy, ngay cả trên mặt đất cũng bị gió tiên mang đi hết."
"Bọn ta đuổi theo gió tiên, thấy nó cuốn tuyết lên ngày càng nhiều, đúng là tuyệt vời. Cảm giác như tuyết của cả Duyện Châu đều bị nó cuốn đi cả rồi.""
"Đuổi ra ngoại thành hơn 20 dặm, bọn thuộc hạ thấy tuyết rơi xuống đằng xa, dựng nên một bức tường thành cao ba trượng, rộng một trượng, dài không thấy biên!"
......
Vệ Đông Dương nghe hết chuyện, trong lòng không khỏi ngạc nhiên, lập tức phái người đến chỗ bức tường tiên.
Tường tiên là tên do binh lính bên kia bức tường gọi.
Lúc này trời đã mờ sáng, trên mặt đất không còn một chút tuyết nào đọng lại, chỉ có tiếng vó ngựa đạp trên mặt đường lạnh cứng nghe "lộc cộc". Vệ Đông Dương nhìn thấy tường tiên ở phía xa, trong lòng chấn động nói không nên lời. Một công trình lớn như vậy, quả thực không thể do sức người tạo nên!
Hắn lại gần xem, tường kia bóng loáng như gương, kiên cố vững vàng, kiếm đâm không vỡ, đao vung không lưu vết. Bức tường tiên cao đến ba trượng, không có thang nào trèo lên được nửa thành, huống hồ trên thảo nguyên làm gì có thang để trèo.
Vệ Đông Dương nghĩ đến điểm mấu chốt, có bức tường chắn ở đây, Man tộc bên kia sẽ không thể vượt qua được.
Vệ Đông Dương bình thường luôn có thái độ bán tín bán nghi với những chuyện thần phật như thế này, nhưng bây giờ nhìn thấy bức tường, hắn thực sự tin rằng thần tiên là có thật.
"Hai người các ngươi, men theo tường này đi về phía đông xem nó dài đến đâu! Còn hai ngươi đi về phía tây đi."
"Rõ."
Cả bốn người cưỡi ngựa chạy như bay, mãi đến tối mới trở về.
"Báo tướng quân, phía đông tường tiên kéo dài thẳng đến núi Phượng Hoàng!"
"Phía tây tiếp giáp núi Văn Đồng không một khe hở."
"Tốt! Từ giờ những kẻ Man tộc bên kia đừng mong tiến thêm được một bước!"
Vệ Đông Dương không nhịn được cười lớn. Mới ngày hôm qua còn đau đầu chuyện chiến sự mà nay đã được giải quyết xong.
"Đây là trời giáng thần tích! Phù hộ Đại Chiêu của ta!"
"Trời giáng thần tích! Phù hộ Đại Chiêu của ta!"
"Trời giáng thần tích! Phù hộ Đại Chiêu của ta!"
"Trời giáng thần tích! Phù hộ Đại Chiêu của ta!"
......
Lời của Vệ Đông Dương trong lều truyền đi, sau đó toàn bộ binh doanh đồng thanh, đinh tai nhức óc, âm vang khắp trời!
Tết Vạn Thọ qua đi, Văn Khanh ở lại trong cung mấy ngày, Nguyên Xương Đế sống chết không thả nàng đi, sợ nàng vừa ra khỏi cung sẽ đòi ra biên quan.
"Cữu cữu, ta đã đi biên quan, thấy phụ thân không có chuyện gì nên ta trở lại rồi."
Nguyên Xương Đế không tin, vẫn tưởng là Văn Khanh dỗ ông. Từ kinh thành đến ải Đồng Môn, nói ít thì cũng nửa tháng lộ trình, cả đi cả về mất một tháng. Mấy ngày nay nàng vẫn luôn trong tầm kiểm soát của ông, làm gì có cơ hội đi? Nằm mơ thì may ra. Nhưng ông vẫn kiên nhẫn ngồi nghe, cười tủm tỉm nói: "Ngươi đi lúc nào vậy?"
"Đêm thứ hai sau tết Vạn Thọ, đi trong mơ."
Nguyên Xương Đế: "..."
"Vậy ngươi mơ thấy cái gì cũng phải nói cho cữu cữu nghe." Dỗ nàng y như một đứa trẻ.
Văn Khanh biết ông đang dỗ nàng nên chẳng thèm để ý, vẫn nghiêm túc nói: "Nhìn thấy tuyết dày ba thước ở biên quan, cứng như đá. Chiến mã chết cóng, binh lính tổn thương do giá rét. An Quốc thấy phụ thân lo lắng nên giúp đỡ."
Mấy câu đầu của Văn Khanh làm sắc mặt Nguyên Xương Đế trầm xuống, bởi vì đây là những điều Vệ Đông Dương đã báo cáo cho ông, nhưng câu cuối của nàng khiến ông dở khóc dở cười, đúng là con nít!
"An Quốc giúp phụ thân như thế nào?"
"An Quốc xếp tuyết thành tường cao, như vậy Man tộc sẽ không vượt qua được!"
Nàng luôn giữ thần sắc bình thản, giờ phút này không giấu được vẻ đắc ý. Nguyên Xương Đế cười ha hả. Cô cháu ngoại của hắn có lẽ là Cửu Thiên Huyền Nữ hạ phàm, từ nhỏ đã chững chạc hiểu chuyện, bề ngoài lạnh nhạt cao lãnh không giống người phàm. Hiếm khi thấy vẻ mặt trẻ con như lúc này, làm cho ông vô cùng cao hứng.
Nàng nói đắp tường cao chống Man tộc nhưng ông cũng không để trong lòng, chỉ cho là lời nói trẻ con.
Qua hai ngày, Nguyên Xương Đế nhận được tin khẩn từ biên quan cách đó tám trăm dặm: "Trời giáng thần tích! Phù hộ Đại Chiêu của ta!"
"Tường tiên được dựng lên chỉ trong một đêm!"
"Toàn bộ băng tuyết ở Duyện Châu biến thành tường cao, dài ngàn dặm, cao ba trượng! Bóng loáng như gương, đao kiếm không thể phá được."
......
Chữ nào Nguyên Xương Đế nghe cũng hiểu nhưng ghép chúng lại với nhau lại không hiểu gì là sao?
Qua hai ngày, ông thưởng một đống vàng bạc châu báu cho Văn Khanh, sai người mang đến tận phủ Trấn Quốc Công. Phủ Trấn Quốc Công sớm đã thành thói quen, các quan văn võ trong triều đã sớm tê liệt. Chuyện Thánh thượng sủng ái An Quốc Công chẳng phải bí mật gì, đã vậy còn phá lệ sắc phong thành công chúa, tuyết rơi ban thưởng, trời mưa ban thưởng, hoa nở trong Ngự Hoa viên cũng ban thưởng, mấy chuyện này đã chẳng còn gì là lạ lùng nữa.
Lý do Thánh thượng ban thưởng cho An Quốc công chúa đã hơn một trăm cái, không biết lý do lần này là gì? Tuyết ngưng? Hay là trời nắng đẹp?
Trái ngược, không ai nhớ về thần tích ở biên quan hai ngày trước.
Sau khi giải quyết chuyện biên quan và nạn tuyết, Văn Khanh trở nên vô cùng rảnh rỗi. Hưởng phúc của nữ chính, trình độ ẩm thực ở phủ Quốc Công cuối cùng cũng đi lên, mỗi ngày ăn uống vui vẻ chờ đến Tết.
Nàng thì nhàn nhã, nhưng nam chính không được thoải mái như vậy. Cả nhà Hoài Nam vương chờ qua tiết Vạn Thọ sẽ trở về thái ấp (*), kinh thành dù tốt nhưng sao sánh được với nơi quê cha đất tổ.
(*) Thái ấp: trong xã hội nô lệ hoặc phong kiến vua chúa phong đất đai cho chư hầu, chư hầu lại cấp cho tầng lớp dưới.
Suốt ngày đầu về nhà, Hoài Nam Vương đi đường mệt mỏi nên không đi tìm thê thiếp mà định bụng nghỉ ngơi thật tốt.
Đêm khuya thanh vắng, Hoài Nam Vương mơ một giấc mộng. Trong mơ, hắn bày mưu tính kế, âm thầm vạch ra kế hoạch, rốt cuộc cũng chờ được đến ngày người người em họ kia chết, thằng ngốc Triệu Cật đầu óc có vấn đề, hoàng tộc không muốn để nó kế vị nên mới tiến cử hắn. Hoài Nam Vương muốn tỉnh giấc, nhưng lại có biến cố phát sinh. Đầu tiên là chuyện nhà mẹ đẻ Vương phi ở Giang Châu hoành hành ngang ngược bị tuồn ra ngoài, kéo theo mười người đòi kiện cáo, làm liên lụy đến Bồ Tát sống trong lòng bá tánh – huyện chủ Giang Ninh khiến dân oán than. Để bình định lòng dân, không thể không tra rõ, điều tra một chút thì không sao nhưng vậy mà lại phát hiện ra chuyện mười mấy người kiện cáo Thôi gia. Đại Lý Tự vừa tra được, toàn bộ bách tính Giang Châu đã nghe được tin, muốn giấu cũng không xong, Thôi gia chỉ có thể đền mạng.
Thôi gia xong đời, hắn như bị chặt mất một cánh tay. Sau đó cánh tay kia cũng xảy ra chuyện, cả nhà bị tịch thu tài sản, không một người nào sống sót... Năm lần bay lượt, các thế lực ngầm cấu kết với hắn liên tục xảy ra chuyện, nếu hắn không phát hiện ra có người đang nhắm vào hắn thì đúng là đồ ngốc!
Đáng tiếc, cho dù hắn biết có người đối phó hắn nhưng lại không thể tìm thấy người đó. Mãi sau này, chứng cứ hắn cấu kết thế lực khắp nơi chuẩn bị tạo phản được đưa tới trước mặt Hoàng đế. Nguyên Xương Đế chỉ còn chút hơi tàn nhưng không định để một gã lòng lang dạ thú như hắn đoạt lấy Hoàng vị, vì thế cho cả nhà hắn đi lưu đày, tuy nhiên sau đó tất cả đều chết giữa đường...
Chỉ có con trai trưởng của hắn vẫn sống tốt, còn kế thừa vị trí Hoài Nam Vương, nâng đỡ đồ ngốc Triệu Cật làm Hoàng Đế, còn bản thân thì trở thành một hoàng đế ẩn hình...
Bởi vì chính con trai ngoan tố cáo hắn, cũng chính đứa con này hạ độc cả nhà chết giữa đường!
Hoài Nam Vương phun ra một búng máu, tỉnh dậy từ trong mộng, hai mí sưng lên, tròng mắt chứa đầy tơ máu.
"Giết cha giết mẹ! Hạ độc chết cả nhà! Triệu Yến ngươi đúng là lòng dạ độc ác!"
Hoài Nam Vương mơ thấy những chuyện sẽ xảy ra trong tương lai, tâm tình kích động, suýt nữa không nhịn được đi xé Triệu Yến thành trăm mảnh. Theo như trong mộng, tên tiểu tử này vô cùng có bản lĩnh, tuổi còn nhỏ mà đã phát triển được thế lực không nhỏ. Nếu giờ hắn rút dây động rừng, chưa chắc có thể đạt được thứ gì tốt, nên hắn phải lên kế hoạch thật kĩ mới được.
Gừng càng già càng cay, lời nói này không phải không có đạo lý, trong nguyên tác Hoài Nam Vương kia vốn chưa từng đề phòng con mình nên mới rơi vào kết cục như vậy. Nhưng giờ hắn đã thấy trước tương lai, sao có thể để Triệu Yến được như ý chứ?
Thế là hai cha con bắt đầu nội đấu, ngươi đánh gãy một tay của ta, ta chặt ngươi một đao, một mất một còn.
Triệu Yến lúc này còn chưa làm nên trò trống gì, nếu không có vòng hào quang nam chính, mấy lần biến nguy thành an, hắn sớm đã bị Hoài Nam Vương giết chết.
Hoài Nam Vương phát hiện ra xương cốt Triệu Yến cứng rắn, thất bại vài lần, hắn càng muốn giết đứa con trai trưởng của mình. Bằng không một khi nghịch tử này trưởng thành thì hắn coi như sẽ mất cơ hội ra tay.
Phủ Hoài Nam Vương xảy ra nội chiến chỉ làm người ta kéo đến xem náo nhiệt, nhưng tranh đấu ngày càng ác liệt, ngày càng nhiều át chủ bài trồi lên mặt nước, đúng là chuyện khôi hài khiến người ta không cười nổi, Hoài Nam Vương lòng lang dạ thú cũng hiện rõ rành rành.
Thế lực của Hoài Nam Vương và Triệu Yến đúng là khiến nhiều người đỏ mắt, thừa dịp bọn họ nội đấu, không ít người ngấm ngầm thêm dầu vào lửa, chờ bọn hắn bị thiêu chết, mấy người đó sẽ ngư ông đắc lợi.
Chẳng qua bọn họ suy nghĩ nhiều rồi, thánh thượng không còn là một ấm sắc thuốc nữa, bọn họ long tranh hổ đấu, tinh lực dồi dào. Nhà Hoài Nam Vương lưỡng bại câu thương (*), tất nhiên ông vẫn nhặt được đôi chút tiện nghi. Vì vậy, sau khi cả nhà Hoài Nam Vương bị giam giữ, thế lực hai phe đều rơi vào tay Nguyên Xương Đế.
(*) Lưỡng bại câu thương (两败俱伤): cả hai bên đều có thiệt hại.
Beta: Wan+Miêu Nhi
Đồng Môn Quan và Vệ Đông Dương đứng ở cửa lều nhìn tuyết bay tới tấp trên bầu trời. Từ khi hắn tới nơi này, tuyết vẫn không ngừng rơi. Tình hình trong doanh trại thì khả quan hơn, hằng ngày có binh lính quét dọn nên không có tuyết đọng, còn ngoài thành tuyết đã đọng lại thành những hố sâu, có nhiều chỗ thậm chí có thể chôn sống một người.
Ra khỏi thành, bốn bề là một màu trắng xóa không thấy rõ đường đi. Con đường không thông, không thể xuất binh. Hơn nữa trong quân đội có một phần binh lính là người phương Nam, hoàn toàn không thích ứng được với kiểu thời tiết lạnh giá này, có không ít người đã bị tổn thương do giá rét.
Không riêng gì họ, đến cả người phương bắc cũng không chịu nổi thời tiết lạnh như vậy. Người dân ở đây nói đã rất nhiều năm rồi không có trận tuyết nào lớn đến thế, cũng không lạnh lẽo đến mức này. Tuyết rơi xuống mặt đất chớp mắt biến thành băng, không còn mềm xốp mà chỉ có nền băng tuyết khô cứng lạnh lẽo.
Quân lính bên này tình hình cũng không mấy lạc quan, nhưng đám người trên thảo nguyên lại thích ứng rất tốt, dường như tuyết không hề ảnh hưởng đến bọn họ. Hôm trước một đội kỵ binh đánh úp vào một ngôi làng, chúng không giết người mà chỉ cướp lương thực. Nhưng với kiểu thời tiết như bây giờ, cướp đi toàn bộ lương thực của bách tính chẳng khác nào giết họ.
Khi Vệ Đông Dương dẫn người đuổi tới, đối phương đã rời đi được hơn nửa ngày. Tới lui như gió, như giẫm trên đất bằng.
Không biết tại sao chiến mã của họ không sợ giá rét. Trong khi bọn họ bên này người còn không có cách nào thích ứng chứ đừng nói đến ngựa.
Vệ Đông Dương hơi đau đầu, trận chiến này đánh không tốt thì Tết năm nay đừng hòng trở về, thậm chí sinh nhật Khanh Khanh sang năm cũng không về kịp...
Cũng bởi trong lòng có tâm sự, Vệ Đông Dương không tài nào ngủ yên. Vừa có động tĩnh, hắn lập tức tỉnh dậy. Bên ngoài náo loạn, tiếng kinh hô không ngừng, nhưng không giống bị địch tập kích. Vệ Đông Dương mặc quần áo tử tế chạy ra ngoài, trầm mặt hỏi: "Sao lại thế này?"
Trong quân đội luôn có kỉ luật nghiêm minh, dù bị địch tập kích cũng không loạn như vậy, ai không biết còn tưởng thần tiên hạ phàm!
"Tướng quân! Thần tiên hạ phàm!"
Vệ Đông Dương: "..."
Không đợi Vệ Đông Dương kịp phản ứng, bọn lính đã mồm năm miệng mười giải thích với hắn.
"Mạt tướng đang đi tuần tra, đột nhiên thấy trời sáng choang, một trận gió quỷ thổi tới..."
"Sao lại là gió quỷ? Phải là gió tiên."
"Đúng đúng đúng, gió tiên, gió tiên, là một trận gió tiên thổi tới khiến tất cả binh lính tuần tra cảm thấy ấm áp hẳn lên."
"Ngay cả mấy vết thương trên tay ta cũng tốt lên không ít."
"Còn có ta! Mấy ngày trước bị ngoại thương, gần đây còn mưng mủ, mãi vẫn không thấy khá hơn, sau khi gió tiên thổi qua thì nó đang dần dần kết vảy!""
"Việc này có là gì, gió tiên đột nhiên cuốn hết tất cả tuyết trên cành cây nóc nhà, tuyết dày như vậy, ngay cả trên mặt đất cũng bị gió tiên mang đi hết."
"Bọn ta đuổi theo gió tiên, thấy nó cuốn tuyết lên ngày càng nhiều, đúng là tuyệt vời. Cảm giác như tuyết của cả Duyện Châu đều bị nó cuốn đi cả rồi.""
"Đuổi ra ngoại thành hơn 20 dặm, bọn thuộc hạ thấy tuyết rơi xuống đằng xa, dựng nên một bức tường thành cao ba trượng, rộng một trượng, dài không thấy biên!"
......
Vệ Đông Dương nghe hết chuyện, trong lòng không khỏi ngạc nhiên, lập tức phái người đến chỗ bức tường tiên.
Tường tiên là tên do binh lính bên kia bức tường gọi.
Lúc này trời đã mờ sáng, trên mặt đất không còn một chút tuyết nào đọng lại, chỉ có tiếng vó ngựa đạp trên mặt đường lạnh cứng nghe "lộc cộc". Vệ Đông Dương nhìn thấy tường tiên ở phía xa, trong lòng chấn động nói không nên lời. Một công trình lớn như vậy, quả thực không thể do sức người tạo nên!
Hắn lại gần xem, tường kia bóng loáng như gương, kiên cố vững vàng, kiếm đâm không vỡ, đao vung không lưu vết. Bức tường tiên cao đến ba trượng, không có thang nào trèo lên được nửa thành, huống hồ trên thảo nguyên làm gì có thang để trèo.
Vệ Đông Dương nghĩ đến điểm mấu chốt, có bức tường chắn ở đây, Man tộc bên kia sẽ không thể vượt qua được.
Vệ Đông Dương bình thường luôn có thái độ bán tín bán nghi với những chuyện thần phật như thế này, nhưng bây giờ nhìn thấy bức tường, hắn thực sự tin rằng thần tiên là có thật.
"Hai người các ngươi, men theo tường này đi về phía đông xem nó dài đến đâu! Còn hai ngươi đi về phía tây đi."
"Rõ."
Cả bốn người cưỡi ngựa chạy như bay, mãi đến tối mới trở về.
"Báo tướng quân, phía đông tường tiên kéo dài thẳng đến núi Phượng Hoàng!"
"Phía tây tiếp giáp núi Văn Đồng không một khe hở."
"Tốt! Từ giờ những kẻ Man tộc bên kia đừng mong tiến thêm được một bước!"
Vệ Đông Dương không nhịn được cười lớn. Mới ngày hôm qua còn đau đầu chuyện chiến sự mà nay đã được giải quyết xong.
"Đây là trời giáng thần tích! Phù hộ Đại Chiêu của ta!"
"Trời giáng thần tích! Phù hộ Đại Chiêu của ta!"
"Trời giáng thần tích! Phù hộ Đại Chiêu của ta!"
"Trời giáng thần tích! Phù hộ Đại Chiêu của ta!"
......
Lời của Vệ Đông Dương trong lều truyền đi, sau đó toàn bộ binh doanh đồng thanh, đinh tai nhức óc, âm vang khắp trời!
Tết Vạn Thọ qua đi, Văn Khanh ở lại trong cung mấy ngày, Nguyên Xương Đế sống chết không thả nàng đi, sợ nàng vừa ra khỏi cung sẽ đòi ra biên quan.
"Cữu cữu, ta đã đi biên quan, thấy phụ thân không có chuyện gì nên ta trở lại rồi."
Nguyên Xương Đế không tin, vẫn tưởng là Văn Khanh dỗ ông. Từ kinh thành đến ải Đồng Môn, nói ít thì cũng nửa tháng lộ trình, cả đi cả về mất một tháng. Mấy ngày nay nàng vẫn luôn trong tầm kiểm soát của ông, làm gì có cơ hội đi? Nằm mơ thì may ra. Nhưng ông vẫn kiên nhẫn ngồi nghe, cười tủm tỉm nói: "Ngươi đi lúc nào vậy?"
"Đêm thứ hai sau tết Vạn Thọ, đi trong mơ."
Nguyên Xương Đế: "..."
"Vậy ngươi mơ thấy cái gì cũng phải nói cho cữu cữu nghe." Dỗ nàng y như một đứa trẻ.
Văn Khanh biết ông đang dỗ nàng nên chẳng thèm để ý, vẫn nghiêm túc nói: "Nhìn thấy tuyết dày ba thước ở biên quan, cứng như đá. Chiến mã chết cóng, binh lính tổn thương do giá rét. An Quốc thấy phụ thân lo lắng nên giúp đỡ."
Mấy câu đầu của Văn Khanh làm sắc mặt Nguyên Xương Đế trầm xuống, bởi vì đây là những điều Vệ Đông Dương đã báo cáo cho ông, nhưng câu cuối của nàng khiến ông dở khóc dở cười, đúng là con nít!
"An Quốc giúp phụ thân như thế nào?"
"An Quốc xếp tuyết thành tường cao, như vậy Man tộc sẽ không vượt qua được!"
Nàng luôn giữ thần sắc bình thản, giờ phút này không giấu được vẻ đắc ý. Nguyên Xương Đế cười ha hả. Cô cháu ngoại của hắn có lẽ là Cửu Thiên Huyền Nữ hạ phàm, từ nhỏ đã chững chạc hiểu chuyện, bề ngoài lạnh nhạt cao lãnh không giống người phàm. Hiếm khi thấy vẻ mặt trẻ con như lúc này, làm cho ông vô cùng cao hứng.
Nàng nói đắp tường cao chống Man tộc nhưng ông cũng không để trong lòng, chỉ cho là lời nói trẻ con.
Qua hai ngày, Nguyên Xương Đế nhận được tin khẩn từ biên quan cách đó tám trăm dặm: "Trời giáng thần tích! Phù hộ Đại Chiêu của ta!"
"Tường tiên được dựng lên chỉ trong một đêm!"
"Toàn bộ băng tuyết ở Duyện Châu biến thành tường cao, dài ngàn dặm, cao ba trượng! Bóng loáng như gương, đao kiếm không thể phá được."
......
Chữ nào Nguyên Xương Đế nghe cũng hiểu nhưng ghép chúng lại với nhau lại không hiểu gì là sao?
Qua hai ngày, ông thưởng một đống vàng bạc châu báu cho Văn Khanh, sai người mang đến tận phủ Trấn Quốc Công. Phủ Trấn Quốc Công sớm đã thành thói quen, các quan văn võ trong triều đã sớm tê liệt. Chuyện Thánh thượng sủng ái An Quốc Công chẳng phải bí mật gì, đã vậy còn phá lệ sắc phong thành công chúa, tuyết rơi ban thưởng, trời mưa ban thưởng, hoa nở trong Ngự Hoa viên cũng ban thưởng, mấy chuyện này đã chẳng còn gì là lạ lùng nữa.
Lý do Thánh thượng ban thưởng cho An Quốc công chúa đã hơn một trăm cái, không biết lý do lần này là gì? Tuyết ngưng? Hay là trời nắng đẹp?
Trái ngược, không ai nhớ về thần tích ở biên quan hai ngày trước.
Sau khi giải quyết chuyện biên quan và nạn tuyết, Văn Khanh trở nên vô cùng rảnh rỗi. Hưởng phúc của nữ chính, trình độ ẩm thực ở phủ Quốc Công cuối cùng cũng đi lên, mỗi ngày ăn uống vui vẻ chờ đến Tết.
Nàng thì nhàn nhã, nhưng nam chính không được thoải mái như vậy. Cả nhà Hoài Nam vương chờ qua tiết Vạn Thọ sẽ trở về thái ấp (*), kinh thành dù tốt nhưng sao sánh được với nơi quê cha đất tổ.
(*) Thái ấp: trong xã hội nô lệ hoặc phong kiến vua chúa phong đất đai cho chư hầu, chư hầu lại cấp cho tầng lớp dưới.
Suốt ngày đầu về nhà, Hoài Nam Vương đi đường mệt mỏi nên không đi tìm thê thiếp mà định bụng nghỉ ngơi thật tốt.
Đêm khuya thanh vắng, Hoài Nam Vương mơ một giấc mộng. Trong mơ, hắn bày mưu tính kế, âm thầm vạch ra kế hoạch, rốt cuộc cũng chờ được đến ngày người người em họ kia chết, thằng ngốc Triệu Cật đầu óc có vấn đề, hoàng tộc không muốn để nó kế vị nên mới tiến cử hắn. Hoài Nam Vương muốn tỉnh giấc, nhưng lại có biến cố phát sinh. Đầu tiên là chuyện nhà mẹ đẻ Vương phi ở Giang Châu hoành hành ngang ngược bị tuồn ra ngoài, kéo theo mười người đòi kiện cáo, làm liên lụy đến Bồ Tát sống trong lòng bá tánh – huyện chủ Giang Ninh khiến dân oán than. Để bình định lòng dân, không thể không tra rõ, điều tra một chút thì không sao nhưng vậy mà lại phát hiện ra chuyện mười mấy người kiện cáo Thôi gia. Đại Lý Tự vừa tra được, toàn bộ bách tính Giang Châu đã nghe được tin, muốn giấu cũng không xong, Thôi gia chỉ có thể đền mạng.
Thôi gia xong đời, hắn như bị chặt mất một cánh tay. Sau đó cánh tay kia cũng xảy ra chuyện, cả nhà bị tịch thu tài sản, không một người nào sống sót... Năm lần bay lượt, các thế lực ngầm cấu kết với hắn liên tục xảy ra chuyện, nếu hắn không phát hiện ra có người đang nhắm vào hắn thì đúng là đồ ngốc!
Đáng tiếc, cho dù hắn biết có người đối phó hắn nhưng lại không thể tìm thấy người đó. Mãi sau này, chứng cứ hắn cấu kết thế lực khắp nơi chuẩn bị tạo phản được đưa tới trước mặt Hoàng đế. Nguyên Xương Đế chỉ còn chút hơi tàn nhưng không định để một gã lòng lang dạ thú như hắn đoạt lấy Hoàng vị, vì thế cho cả nhà hắn đi lưu đày, tuy nhiên sau đó tất cả đều chết giữa đường...
Chỉ có con trai trưởng của hắn vẫn sống tốt, còn kế thừa vị trí Hoài Nam Vương, nâng đỡ đồ ngốc Triệu Cật làm Hoàng Đế, còn bản thân thì trở thành một hoàng đế ẩn hình...
Bởi vì chính con trai ngoan tố cáo hắn, cũng chính đứa con này hạ độc cả nhà chết giữa đường!
Hoài Nam Vương phun ra một búng máu, tỉnh dậy từ trong mộng, hai mí sưng lên, tròng mắt chứa đầy tơ máu.
"Giết cha giết mẹ! Hạ độc chết cả nhà! Triệu Yến ngươi đúng là lòng dạ độc ác!"
Hoài Nam Vương mơ thấy những chuyện sẽ xảy ra trong tương lai, tâm tình kích động, suýt nữa không nhịn được đi xé Triệu Yến thành trăm mảnh. Theo như trong mộng, tên tiểu tử này vô cùng có bản lĩnh, tuổi còn nhỏ mà đã phát triển được thế lực không nhỏ. Nếu giờ hắn rút dây động rừng, chưa chắc có thể đạt được thứ gì tốt, nên hắn phải lên kế hoạch thật kĩ mới được.
Gừng càng già càng cay, lời nói này không phải không có đạo lý, trong nguyên tác Hoài Nam Vương kia vốn chưa từng đề phòng con mình nên mới rơi vào kết cục như vậy. Nhưng giờ hắn đã thấy trước tương lai, sao có thể để Triệu Yến được như ý chứ?
Thế là hai cha con bắt đầu nội đấu, ngươi đánh gãy một tay của ta, ta chặt ngươi một đao, một mất một còn.
Triệu Yến lúc này còn chưa làm nên trò trống gì, nếu không có vòng hào quang nam chính, mấy lần biến nguy thành an, hắn sớm đã bị Hoài Nam Vương giết chết.
Hoài Nam Vương phát hiện ra xương cốt Triệu Yến cứng rắn, thất bại vài lần, hắn càng muốn giết đứa con trai trưởng của mình. Bằng không một khi nghịch tử này trưởng thành thì hắn coi như sẽ mất cơ hội ra tay.
Phủ Hoài Nam Vương xảy ra nội chiến chỉ làm người ta kéo đến xem náo nhiệt, nhưng tranh đấu ngày càng ác liệt, ngày càng nhiều át chủ bài trồi lên mặt nước, đúng là chuyện khôi hài khiến người ta không cười nổi, Hoài Nam Vương lòng lang dạ thú cũng hiện rõ rành rành.
Thế lực của Hoài Nam Vương và Triệu Yến đúng là khiến nhiều người đỏ mắt, thừa dịp bọn họ nội đấu, không ít người ngấm ngầm thêm dầu vào lửa, chờ bọn hắn bị thiêu chết, mấy người đó sẽ ngư ông đắc lợi.
Chẳng qua bọn họ suy nghĩ nhiều rồi, thánh thượng không còn là một ấm sắc thuốc nữa, bọn họ long tranh hổ đấu, tinh lực dồi dào. Nhà Hoài Nam Vương lưỡng bại câu thương (*), tất nhiên ông vẫn nhặt được đôi chút tiện nghi. Vì vậy, sau khi cả nhà Hoài Nam Vương bị giam giữ, thế lực hai phe đều rơi vào tay Nguyên Xương Đế.
(*) Lưỡng bại câu thương (两败俱伤): cả hai bên đều có thiệt hại.
Tác giả :
Lục Bì