Cướp Chồng Bạn Thân
Chương 31
Tôi không biết mình ngồi bao lâu, chỉ khi có mấy giọt mưa rơi rớt trên không trung mới loạng choạng đứng dậy. Ở trong phòng con Lâm đang ngồi bóp tay chân cho mẹ tôi. Mẹ nằm đó đôi mắt khép hờ, hơi thở cũng nặng nhọc đau đớn.
- Quý!
Tiếng con Lâm cất lên rất nhẹ, trên trán nó được Phong băng lại gọn gàng. Bỗng dưng tôi thấy có lỗi, có lỗi với mẹ, có lỗi với ba, và có lỗi với cả Phong, Lâm. Một năm qua, tôi đi đâu, làm gì? Số tiền tôi làm ra, thời gian tôi có chỉ để thực hiện những âm mưu của mình. Còn nó, nó là em gái của Nguyệt đấy, vậy mà nó lại cùng Phong chăm sóc cho mẹ tôi. Tôi đã từng coi thường nghề nghiệp của nó, cho rằng nó chỉ là con bán bánh nghèo hèn bẩn thỉu. Nhưng giờ đây tôi mới hiểu được rằng, trên đời này, kẻ đáng khinh nhất chính là bản thân tôi. Cướp chồng bạn thân, loạn luân với anh trai, năm lần bảy lượt định hại một bào thai chưa chào đời. Thế đã là gì, là gì so với việc tôi bỏ bê mẹ ruột mình để bà một thân, một mình cô đơn chống chọi với nỗi đau bệnh tật. Hai tay tôi đan vào nhau, bấu chặt đến chảy cả máu, tôi hận bản thân đến tột cùng.
- Mẹ cô xạ trị nhưng không có tác dụng nữa. Tế bào ung thư đã lan tới các phần khác của cơ thể nên bà rất đau đớn mỏi mệt. Cô ngồi đây bóp chân bóp tay cho mẹ đi, tôi ra ngoài phụ anh Phong nấu cơm.
Tôi nghe đến đây nước mắt cũng chảy ròng ròng. Lời xin lỗi chạm ngay đầu lưỡi nhưng không phát ra nổi. Lâm nhìn tôi, không oán trách, chỉ lặng lẽ bước ra ngoài. Khi nó đi khuất tôi mới ngồi xuống. Mẹ vẫn đang ngủ, trên đầu đội chiếc mũ len cũ kỹ mà hồi nhỏ mẹ đã đan cho tôi. Bàn tay mẹ được Lâm cắt móng gọn gàng sạch sẽ, mẹ gầy lắm, gầy đến mức tôi không biết bà còn nặng nổi ba mươi cân không? Nước mắt tôi chảy dọc hai bên má rồi rớt xuống bàn tay xương xẩu của mẹ. Nỗi đau đớn này còn lớn gấp ngàn, gấp vạn lần nỗi đau mà tôi vừa trải qua. Hồi nhỏ, mỗi lần mẹ đánh tôi tôi đều oán hận, vậy mà bây giờ tôi chỉ mong mẹ có thể ngồi dậy cầm chiếc roi mà vụt tôi vài cái. Thế nhưng không thể nào mà quay lại nữa rồi, Không thề nào. Bỗng dưng, tôi thấy trên khoé mắt mẹ rỉ ra một thứ nước long lanh rồi chạy dài xuống thái dương. Tôi cắn chặt môi để ngăn tiếng nấc nghẹn ngào. Sao tôi lại có thể vô tâm với mẹ đến như vậy, đến ngay cả ban nãy trở về tôi cũng gây náo loạn khiến mẹ mệt mỏi. Tôi không phải là con người nữa rồi, tôi là thứ súc sinh, là loại con bất hiếu. Đến tận bây giờ tôi mới nhận ra, mình kinh tởm đến mức nào. Mọi thứ, đã quá muộn để làm lại. Tôi cứ ngồi khóc như đứa trẻ, chỉ ước rằng đây là cơn ác mộng rồi sẽ qua đi. Thế nhưng không, cơn ác mộng này chính tay tôi tự gây ra, và mãi mãi đời đời, kiếp kiếp cũng không bao giờ thoát nổi.
- Quý, ra đây ba có chuyện muốn nói.
Tôi khẽ buông tay mẹ, theo ba bước ra ngoài. Lúc này tôi cũng mới nhận ra, mái tóc ba bạc quá rồi. Người đàn ông trung niên phong độ ngày nào tôi gặp cũng đã già đi. Ông ngồi xuống ghế sofa, bên dưới bếp có tiếng xào nấu, có tiếng Lâm cất lên dịu dàng:
- Anh đi lấy cho chút nước, đợi nấu xong cơm cho mọi người em mới nấu cho cô sau đỡ bị nguội.
Ba dượng thở dài, nụ cười trên môi cũng méo mó đau đớn nói:
- Con bé ngày nào cũng qua đây nấu cơm cho mọi người. Nó học y lại chu đáo biết chăm sóc người khác. Trước mẹ con ở viện, nó nấu đồ ăn khi thì tự mang qua, khi thì nhờ người mang qua cho mẹ con và mấy người ở viện. Thế nhưng tháng này mẹ con về nhà…
Ông không nói câu bị bác sĩ trả về mà thay bằng câu mẹ con về nhà. Thế nhưng mới nghe đến đấy, tôi cũng thấy mặt ông co rúm lại đầy đau thương. Một lúc sau ông mới nói tiếp:
- Thực sự con bé không hề biết bà ấy là mẹ của con. Con bé đi thiện nguyện rồi có duyên gặp bà ấy và giúp đỡ. Tháng này mẹ con về, con bé cũng không biết địa chỉ nhà, mãi mấy hôm trước mẹ con nhờ thằng Phong tìm quán bánh của con bé rồi gọi nó đến. Mẹ con cũng rất ngạc nhiên khi thấy nó và thằng Phong quen nhau, thằng Phong thì cũng ngạc nhiên khi biết nó quen mẹ, còn nó thì càng ngạc nhiên khi biết mối quan hệ của mẹ con và Phong. Mẹ con gọi nó đến để nói lời cảm ơn… Vậy nên, con đừng trách móc nó… Từ ngày mẹ con ốm, nhà không có bàn tay phụ nữ, mình thằng Phong vừa phải bươn trải kiếm tiền, vừa phải về quán xuyến việc nhà thay mẹ. Công ty của ba cũng kiệt quệ rồi, tiền nong trong nhà, thằng Phong phải lo hết, cũng may mấy ngày hôm nay có con bé sang giúp đỡ…
Tôi càng nghe, càng đau xót. Mẹ là của tôi, vậy mà tôi lại chưa một lần chăm sóc bà. Ba dượng, Phong, Lâm suy cho cùng cũng là người không cùng huyết thống. Còn tôi, dòng máu của mẹ chảy trong người thì tôi làm gì được? Đến ngay cả mỗi tháng về thăm bà một lần tôi cũng không làm nổi.
- Quý, ba có một chuyện này, rất quan trọng muốn nói với con. Chuyện mà cả ba, và mẹ đã giấu các con một thời gian này rồi. Mẹ con… con biết đấy, ba không biết mẹ sẽ đi lúc nào, hai hôm nay, bà ấy rất yếu, có đôi lần tưởng như… đã…
Nước mắt ông cũng bắt đầu chảy ra. Có tiếng dép loẹt xoẹt của con Lâm đi ngang qua, nó cúi mặt bê một chậu nước đi vào trong. Ba dượng nhìn tôi nghẹn giọng nói:
- Thực ra con là con ruột…
Thế nhưng ông còn chưa nói hết câu, bên trong phòng có tiếng con Lâm đầy hốt hoảng:
- Cô, cô ơi… cô...
Tôi với ba dượng không còn nghĩ được gì lao như bay vào trong, trên màn hình máy moniter khẽ kêu những tiếng tút tút, vạch xanh lên xuống được thay bằng vạch kẻ ngang bằng phẳng. Hai tay tôi run run, toàn thân như chết sững. Mẹ tôi nằm bất động trên giường, đến một hơi thở nhỏ nhất cũng không còn. Tôi như điên dại lao vào giường gào lên tức tưởi:
- Mẹ ơi, mẹ ơi, đừng bỏ con…
Thế nhưng mẹ vẫn không mở mắt, đôi mắt nhắm nghiền, bàn tay lạnh lẽo tím ngắt. Tôi còn chưa kịp nói với mẹ câu gì, sao mẹ lại bỏ tôi đi đột ngột như vậy. Bên ngoài trời bỗng đổ mưa to, tiếng khóc của tôi cũng đau đớn như tiếng mưa ngoài kia. Trái tim tôi như có ai bóp chặt không thở nổi, lồng ngực nhói lên còn đau hơn cả đâm một mũi dao nhọn vào.
- Mẹ ơi, mẹ tỉnh lại đi, tỉnh lại đi, tỉnh lại với con đi mà. Mẹ ơi, mẹ tỉnh lại đi… con còn chưa kịp nói con xin lỗi mẹ mà. Sao mẹ lại bỏ con đi như vậy. Con cầu xin mẹ, tỉnh lại với con đi mẹ ơi. Con cầu xin mẹ, tỉnh lại đi mà.
- …
- Mẹ đừng bỏ con đi, đừng bỏ con đi như vậy mẹ ơi. Đừng bỏ con mà mẹ ơi.
- …
Vậy mà, mẹ vẫn nằm đó tàn nhẫn không chịu dậy. Dù cho tôi đã cầu xin đến trăm câu, mẹ vẫn không chịu mở mắt. Ba dượng cũng ngồi sụp xuống, người đàn ông ấy cũng bật khóc như một đứa trẻ lên ba. Một lúc sau ông đi về phía tôi, giữ lấy tấm vai gầy rồi để mặc cho tôi gào thét đau đớn. Tôi làm sao có thể tha thứ cho bản thân mình được đây cơ chứ? Sao người chết đi không phải là tôi mà lại là mẹ? Tôi mới đáng chết, mới đáng chết đây này. Ông trời ơi, sao lại nỡ cướp đi mẹ của tôi. Tôi không còn một điểm tựa nào ở cuộc đời này nữa rồi, sân si, mưu mô, tính toán cuối cùng giờ đây đến ngay cả mẹ cũng không còn chấp nhận nổi mà bỏ tôi đi rồi. “Nếu có thể, con về thăm mẹ thường xuyên được không?”, câu nói của mẹ lại văng vẳng bên tai tôi. Tôi hận mình, hận mình đến chết đi sống lại. Đời này, kiếp này dù thiên hạ có tha thứ cho tôi, tôi cũng không thể tha thứ nổi cho mình. Sao tôi có thể nhẫn tâm, hờ hững với mẹ đến vậy, giờ oán ai, trách ai được cơ chứ?
Tôi nắm chặt bàn tay lạnh lẽo của mẹ rồi áp lên má mình. Phải rồi, chỉ cần sưởi ấm cho mẹ, mẹ sẽ tỉnh, mẹ sẽ dậy đúng không? Kìa, sao mọi người còn đứng đấy làm gì?
- Lâm ơi, ra lấy máy sưởi đi, mẹ tôi lạnh quá thôi, ra lấy đi, lấy vào sưởi cho mẹ.
- Anh Phong, lại đây, lại đây áp tay mẹ lên má đi, chỉ cần mẹ ấm là mẹ tỉnh lại thôi.
- Ba ơi, lấy thêm chăn cho mẹ đi ba. Mẹ lạnh lắm.
Thế nhưng không một ai nghe lời tôi, mọi người nhìn tôi, ai cũng khóc. Sao lại khóc, không ai lấy để tôi đi. Vậy mà khi tôi vừa chạy ra cửa, Phong đã giữ tôi lại rồi gào lên:
- Quý, em đừng thế này nữa, đừng thế này nữa được không?
- Không, mẹ lạnh thôi anh, mẹ lạnh thôi.
- Em tỉnh táo lại đi được không?
Tôi nghe xong, ngồi sụp xuống, khóc nức nở, tại sao không ai tin tôi. Mẹ chưa mất, mẹ lạnh thôi mà. Thế rồi, bỗng dưng một màn đêm đen kịt bao phủ lấy tôi. Tôi không còn biết gì nữa, chỉ nghe loáng thoáng con Lâm nói lớn:
- Quý, Quý…
Giữa màn đêm đen, tôi thấy mẹ đang ngồi đan mũ len cho tôi, mẹ đẹp lắm, làn da mẹ trắng nõn nà, khoé miệng lâu lâu lại cười tươi rồi hỏi:
- Có lạnh không? Đợi một hai hôm nữa mẹ mua cho cái áo khoác bông nhé,
- Mẹ lấy tiền đâu mà mua?
- Mẹ nhiều tiền mà không phải lo.
- Nhưng mà sao mẹ không mua áo cho mình, mẹ toàn mặc cái váy mỏng tanh à?
- À, tại mẹ lớn rồi nên mẹ không còn lạnh…
Tôi mỉm cười, đấy, mẹ có lạnh nữa đâu, mẹ có mất đâu, mẹ vẫn bên tôi đây này. Đột nhiên có tiếng nói xôn xao, có tiếng kèn trống vang lên. Tôi mở mắt rồi bật dậy chạy ra ngoài, lúc này… tôi mới hiểu ra rằng. Mẹ tôi đã không còn trên cõi đời này.
Đám tang mẹ, tôi như kẻ mất hồn, khóc nhiều đến mức mắt không mở ra nổi. Khóc làm gì cơ chứ, lúc mẹ sống, tôi chỉ biết chơi bời, đi gây chuyện, vậy mà lúc mẹ không còn tôi lại khóc. Tôi có tư cách gì mà khóc?
Nhưng tôi đau lắm, tôi đau lắm. Nếu như, có thể chết đi, có lẽ sẽ đỡ đau hơn rất nhiều. Chỉ có điều, chết cũng không có tư cách mà chết. Đám tang một mình Phong đứng ra lo liệu, tôi thì vô dụng, chỉ biết ngồi bên quan tài mẹ ôm chặt với hy vọng sưởi ấm cho mẹ thêm một chút. Ba dượng đưa mẹ tôi đi hỏi thiêu, phần cốt được đựng trong một cái hũ. Sau đám tang ba đưa cho tôi cái hũ rồi nói:
- Con muốn giữ thì ba đưa cho con.
Tôi bật khóc ôm hũ tro cốt vào lòng. Ba đưa cho tôi thêm một bức thư rồi nói:
- Đây là bức thư của mẹ con gửi cho con. Di nguyện cuối cùng mẹ con muốn là con trở về nhà, ở cùng ba và anh. Bà ấy muốn ba chăm sóc cho con… ba cũng muốn như vậy. Về nhà đi, về với ba và anh con.
Nước mắt lại chảy dài xuống miệng tôi mặn chát. Trước kia tôi chỉ biết trách ba không thương tôi bằng Phong, giờ mới nhận ra mình nhỏ nhen, ích kỷ khốn nạn cỡ nào. Thế nhưng tôi cũng làm gì còn mặt mũi mà ở lại đây, chỉ có điều tôi không từ chối, mà lặng lẽ gật đầu. Đợi giỗ tuần cho mẹ, tôi sẽ đi, đằng nào tôi mà chẳng phải ra hầu toà nữa cơ chứ?
Những ngày ở nhà, tôi không ra đến ngoài, đêm nào cũng ngồi thu lu trên giường đọc đi đọc lại bức thư mẹ viết.
“Quý, con gái của mẹ. Khi đọc những dòng này có lẽ mẹ đã không còn trên cõi đời này nữa rồi. Mẹ xin lỗi vì đã giấu con chuyện này, mẹ xin lỗi, xin lỗi con gái của mẹ rất nhiều. Cuộc đời này mẹ nợ con quá nhiều, nợ con một người mẹ bình thường như bao người mẹ khác. Mẹ không xứng làm mẹ của con. Cuộc đời mẹ nhơ nhớp, bẩn tưởi khiến con gái của mẹ phải mang bao nhục nhã. Mẹ ngàn vạn lần xin lỗi con.
Mẹ không mong gì, chỉ mong con có thể mạnh mẽ, đừng nhớ thương mẹ quá nhiều. Mẹ mong con hãy như cây xương rồng dù bão tố gì cũng sẽ vượt qua. Mẹ mong con sống làm người lương thiện, đừng sống như mẹ.
Con gái của mẹ, mẹ biết con ra đời bận bịu, nhưng nếu được đừng quên về nhà. Có ba, có anh, và có cả linh hồn của mẹ che chở cho con. Mẹ yêu con, yêu con rất nhiều.”
Đến ngay cả bức thư của mẹ cũng ngắn ngủi như thời gian tôi bên mẹ cuối đời. Ngắn đến mức, tôi đã thuộc lòng từng câu từng chữ. Giá mà tôi về thăm mẹ nhiều hơn có lẽ tôi đã không hối hận như vậy. Ba dượng tôi sau cái mất của mẹ cũng trở nên trầm lặng. Căn nhà vốn dĩ đã lạnh lẽo, nay càng lạnh hơn. Cũng may, bên cạnh Phong còn có Lâm. Nó một tay quán xuyến việc hậu sự, một tay lo cơm nước cho mọi người trong nhà. Giỗ tuần của mẹ, tôi mới ra đến ngoài. Nhốt mình cả một tuần, tôi cũng đã hiểu được ra mọi chuyện. Dù có muộn, tôi vẫn muốn được trả giá cho những lỗi lầm đã gây ra. Tối hôm ấy, sau khi mọi người về hết, nhân lúc nửa đêm tôi xách valy đi ra ngoài, chỉ để lại một bức thư cho ba.
Tôi trở về căn chung cư cũ, sáng hôm sau liền gọi điện cho Nguyệt hẹn nó ra ngoài quán café nói chuyện. Tôi cũng không biết nó có đến không nhưng tôi đã chờ sẵn ở đó, khoảng năm phút sau nó cũng có mặt. Nếu trước kia là hận thù, ghen tỵ, giờ tôi chỉ cảm thấy tội lỗi vô cùng. Nó ngồi xuống bàn cất giọng nhẹ nhàng hỏi:
- Hôm nay hẹn tao ra có chuyện gì?
- Nguyệt, tao muốn xin lỗi mày. Tao biết sau những gì gây ra cho mày, một lời xin lỗi cũng không trả hết.
Nói rồi tôi bước ra quỳ xuống trước mặt nó.
- Tao quỳ xuống đây, không phải mong mày tha thứ, mà chỉ là muốn xin lỗi mày thật lòng.
Nó nhìn tôi, hai hàng lông mày chau lại. Tôi mặc kệ những ánh nhìn lạ lẫm nói tiếp:
- Tao nợ mày quá nhiều, có chết cũng không rửa hết được tội. Tao không nguỵ biện gì cho bản thân mình, là do tao sân si, ghen tỵ, hơn thua với mày. Đúng là đĩ điếm ngoài đường còn không kinh tởm được như tao, người ta còn có mục đích, còn tao chỉ vì chút tỵ nạnh mà rồi gây ra những chuyện trời không dung, đất không tha. Trước khi đi tù, tao muốn xin lỗi mày và cũng muốn cầu xin mày một chuyện.
- Chuyện gì?
- Tao biết tao cũng không tránh khỏi con đường tù tội này, chỉ mong mày có thể nể tình mẹ tao mới mất, đừng để ba dượng tao biết chuyện này, được không?
Nó nhìn tôi một lúc rất lâu, thế nhưng cuối cùng không đáp, đứng dậy xách túi bỏ đi. Tôi không sợ đi tù, tôi biết mình cần trả giá như vậy, thế nhưng… lúc này tôi không muốn ba dượng lại thêm cú sốc này. Thái độ của con Nguyệt không khiến tôi ngạc nhiên, tự làm, tự chịu, nó có để cho cả thiên hạ biết tôi cũng phải chấp nhận.
Tôi ra ngoài bắt một chiếc taxi về chung cư, ngoài trời cây cũng nở một màu xanh rộ. Hoá ra vài ba tháng nữa là Tết. Tôi khẽ mím chặt môi, dù cho Nguyệt không kiện tôi cũng tự mình đi đầu thú. Bản án kia nên để tôi nhận, để sám hối lại bản thân mình, tù ngục không phải là kết thúc mà là bắt đầu cho sự giải thoát con ác quỷ trong người tôi. Từ hôm nay... tôi sẽ sống khác, sống làm người...
- Quý!
Tiếng con Lâm cất lên rất nhẹ, trên trán nó được Phong băng lại gọn gàng. Bỗng dưng tôi thấy có lỗi, có lỗi với mẹ, có lỗi với ba, và có lỗi với cả Phong, Lâm. Một năm qua, tôi đi đâu, làm gì? Số tiền tôi làm ra, thời gian tôi có chỉ để thực hiện những âm mưu của mình. Còn nó, nó là em gái của Nguyệt đấy, vậy mà nó lại cùng Phong chăm sóc cho mẹ tôi. Tôi đã từng coi thường nghề nghiệp của nó, cho rằng nó chỉ là con bán bánh nghèo hèn bẩn thỉu. Nhưng giờ đây tôi mới hiểu được rằng, trên đời này, kẻ đáng khinh nhất chính là bản thân tôi. Cướp chồng bạn thân, loạn luân với anh trai, năm lần bảy lượt định hại một bào thai chưa chào đời. Thế đã là gì, là gì so với việc tôi bỏ bê mẹ ruột mình để bà một thân, một mình cô đơn chống chọi với nỗi đau bệnh tật. Hai tay tôi đan vào nhau, bấu chặt đến chảy cả máu, tôi hận bản thân đến tột cùng.
- Mẹ cô xạ trị nhưng không có tác dụng nữa. Tế bào ung thư đã lan tới các phần khác của cơ thể nên bà rất đau đớn mỏi mệt. Cô ngồi đây bóp chân bóp tay cho mẹ đi, tôi ra ngoài phụ anh Phong nấu cơm.
Tôi nghe đến đây nước mắt cũng chảy ròng ròng. Lời xin lỗi chạm ngay đầu lưỡi nhưng không phát ra nổi. Lâm nhìn tôi, không oán trách, chỉ lặng lẽ bước ra ngoài. Khi nó đi khuất tôi mới ngồi xuống. Mẹ vẫn đang ngủ, trên đầu đội chiếc mũ len cũ kỹ mà hồi nhỏ mẹ đã đan cho tôi. Bàn tay mẹ được Lâm cắt móng gọn gàng sạch sẽ, mẹ gầy lắm, gầy đến mức tôi không biết bà còn nặng nổi ba mươi cân không? Nước mắt tôi chảy dọc hai bên má rồi rớt xuống bàn tay xương xẩu của mẹ. Nỗi đau đớn này còn lớn gấp ngàn, gấp vạn lần nỗi đau mà tôi vừa trải qua. Hồi nhỏ, mỗi lần mẹ đánh tôi tôi đều oán hận, vậy mà bây giờ tôi chỉ mong mẹ có thể ngồi dậy cầm chiếc roi mà vụt tôi vài cái. Thế nhưng không thể nào mà quay lại nữa rồi, Không thề nào. Bỗng dưng, tôi thấy trên khoé mắt mẹ rỉ ra một thứ nước long lanh rồi chạy dài xuống thái dương. Tôi cắn chặt môi để ngăn tiếng nấc nghẹn ngào. Sao tôi lại có thể vô tâm với mẹ đến như vậy, đến ngay cả ban nãy trở về tôi cũng gây náo loạn khiến mẹ mệt mỏi. Tôi không phải là con người nữa rồi, tôi là thứ súc sinh, là loại con bất hiếu. Đến tận bây giờ tôi mới nhận ra, mình kinh tởm đến mức nào. Mọi thứ, đã quá muộn để làm lại. Tôi cứ ngồi khóc như đứa trẻ, chỉ ước rằng đây là cơn ác mộng rồi sẽ qua đi. Thế nhưng không, cơn ác mộng này chính tay tôi tự gây ra, và mãi mãi đời đời, kiếp kiếp cũng không bao giờ thoát nổi.
- Quý, ra đây ba có chuyện muốn nói.
Tôi khẽ buông tay mẹ, theo ba bước ra ngoài. Lúc này tôi cũng mới nhận ra, mái tóc ba bạc quá rồi. Người đàn ông trung niên phong độ ngày nào tôi gặp cũng đã già đi. Ông ngồi xuống ghế sofa, bên dưới bếp có tiếng xào nấu, có tiếng Lâm cất lên dịu dàng:
- Anh đi lấy cho chút nước, đợi nấu xong cơm cho mọi người em mới nấu cho cô sau đỡ bị nguội.
Ba dượng thở dài, nụ cười trên môi cũng méo mó đau đớn nói:
- Con bé ngày nào cũng qua đây nấu cơm cho mọi người. Nó học y lại chu đáo biết chăm sóc người khác. Trước mẹ con ở viện, nó nấu đồ ăn khi thì tự mang qua, khi thì nhờ người mang qua cho mẹ con và mấy người ở viện. Thế nhưng tháng này mẹ con về nhà…
Ông không nói câu bị bác sĩ trả về mà thay bằng câu mẹ con về nhà. Thế nhưng mới nghe đến đấy, tôi cũng thấy mặt ông co rúm lại đầy đau thương. Một lúc sau ông mới nói tiếp:
- Thực sự con bé không hề biết bà ấy là mẹ của con. Con bé đi thiện nguyện rồi có duyên gặp bà ấy và giúp đỡ. Tháng này mẹ con về, con bé cũng không biết địa chỉ nhà, mãi mấy hôm trước mẹ con nhờ thằng Phong tìm quán bánh của con bé rồi gọi nó đến. Mẹ con cũng rất ngạc nhiên khi thấy nó và thằng Phong quen nhau, thằng Phong thì cũng ngạc nhiên khi biết nó quen mẹ, còn nó thì càng ngạc nhiên khi biết mối quan hệ của mẹ con và Phong. Mẹ con gọi nó đến để nói lời cảm ơn… Vậy nên, con đừng trách móc nó… Từ ngày mẹ con ốm, nhà không có bàn tay phụ nữ, mình thằng Phong vừa phải bươn trải kiếm tiền, vừa phải về quán xuyến việc nhà thay mẹ. Công ty của ba cũng kiệt quệ rồi, tiền nong trong nhà, thằng Phong phải lo hết, cũng may mấy ngày hôm nay có con bé sang giúp đỡ…
Tôi càng nghe, càng đau xót. Mẹ là của tôi, vậy mà tôi lại chưa một lần chăm sóc bà. Ba dượng, Phong, Lâm suy cho cùng cũng là người không cùng huyết thống. Còn tôi, dòng máu của mẹ chảy trong người thì tôi làm gì được? Đến ngay cả mỗi tháng về thăm bà một lần tôi cũng không làm nổi.
- Quý, ba có một chuyện này, rất quan trọng muốn nói với con. Chuyện mà cả ba, và mẹ đã giấu các con một thời gian này rồi. Mẹ con… con biết đấy, ba không biết mẹ sẽ đi lúc nào, hai hôm nay, bà ấy rất yếu, có đôi lần tưởng như… đã…
Nước mắt ông cũng bắt đầu chảy ra. Có tiếng dép loẹt xoẹt của con Lâm đi ngang qua, nó cúi mặt bê một chậu nước đi vào trong. Ba dượng nhìn tôi nghẹn giọng nói:
- Thực ra con là con ruột…
Thế nhưng ông còn chưa nói hết câu, bên trong phòng có tiếng con Lâm đầy hốt hoảng:
- Cô, cô ơi… cô...
Tôi với ba dượng không còn nghĩ được gì lao như bay vào trong, trên màn hình máy moniter khẽ kêu những tiếng tút tút, vạch xanh lên xuống được thay bằng vạch kẻ ngang bằng phẳng. Hai tay tôi run run, toàn thân như chết sững. Mẹ tôi nằm bất động trên giường, đến một hơi thở nhỏ nhất cũng không còn. Tôi như điên dại lao vào giường gào lên tức tưởi:
- Mẹ ơi, mẹ ơi, đừng bỏ con…
Thế nhưng mẹ vẫn không mở mắt, đôi mắt nhắm nghiền, bàn tay lạnh lẽo tím ngắt. Tôi còn chưa kịp nói với mẹ câu gì, sao mẹ lại bỏ tôi đi đột ngột như vậy. Bên ngoài trời bỗng đổ mưa to, tiếng khóc của tôi cũng đau đớn như tiếng mưa ngoài kia. Trái tim tôi như có ai bóp chặt không thở nổi, lồng ngực nhói lên còn đau hơn cả đâm một mũi dao nhọn vào.
- Mẹ ơi, mẹ tỉnh lại đi, tỉnh lại đi, tỉnh lại với con đi mà. Mẹ ơi, mẹ tỉnh lại đi… con còn chưa kịp nói con xin lỗi mẹ mà. Sao mẹ lại bỏ con đi như vậy. Con cầu xin mẹ, tỉnh lại với con đi mẹ ơi. Con cầu xin mẹ, tỉnh lại đi mà.
- …
- Mẹ đừng bỏ con đi, đừng bỏ con đi như vậy mẹ ơi. Đừng bỏ con mà mẹ ơi.
- …
Vậy mà, mẹ vẫn nằm đó tàn nhẫn không chịu dậy. Dù cho tôi đã cầu xin đến trăm câu, mẹ vẫn không chịu mở mắt. Ba dượng cũng ngồi sụp xuống, người đàn ông ấy cũng bật khóc như một đứa trẻ lên ba. Một lúc sau ông đi về phía tôi, giữ lấy tấm vai gầy rồi để mặc cho tôi gào thét đau đớn. Tôi làm sao có thể tha thứ cho bản thân mình được đây cơ chứ? Sao người chết đi không phải là tôi mà lại là mẹ? Tôi mới đáng chết, mới đáng chết đây này. Ông trời ơi, sao lại nỡ cướp đi mẹ của tôi. Tôi không còn một điểm tựa nào ở cuộc đời này nữa rồi, sân si, mưu mô, tính toán cuối cùng giờ đây đến ngay cả mẹ cũng không còn chấp nhận nổi mà bỏ tôi đi rồi. “Nếu có thể, con về thăm mẹ thường xuyên được không?”, câu nói của mẹ lại văng vẳng bên tai tôi. Tôi hận mình, hận mình đến chết đi sống lại. Đời này, kiếp này dù thiên hạ có tha thứ cho tôi, tôi cũng không thể tha thứ nổi cho mình. Sao tôi có thể nhẫn tâm, hờ hững với mẹ đến vậy, giờ oán ai, trách ai được cơ chứ?
Tôi nắm chặt bàn tay lạnh lẽo của mẹ rồi áp lên má mình. Phải rồi, chỉ cần sưởi ấm cho mẹ, mẹ sẽ tỉnh, mẹ sẽ dậy đúng không? Kìa, sao mọi người còn đứng đấy làm gì?
- Lâm ơi, ra lấy máy sưởi đi, mẹ tôi lạnh quá thôi, ra lấy đi, lấy vào sưởi cho mẹ.
- Anh Phong, lại đây, lại đây áp tay mẹ lên má đi, chỉ cần mẹ ấm là mẹ tỉnh lại thôi.
- Ba ơi, lấy thêm chăn cho mẹ đi ba. Mẹ lạnh lắm.
Thế nhưng không một ai nghe lời tôi, mọi người nhìn tôi, ai cũng khóc. Sao lại khóc, không ai lấy để tôi đi. Vậy mà khi tôi vừa chạy ra cửa, Phong đã giữ tôi lại rồi gào lên:
- Quý, em đừng thế này nữa, đừng thế này nữa được không?
- Không, mẹ lạnh thôi anh, mẹ lạnh thôi.
- Em tỉnh táo lại đi được không?
Tôi nghe xong, ngồi sụp xuống, khóc nức nở, tại sao không ai tin tôi. Mẹ chưa mất, mẹ lạnh thôi mà. Thế rồi, bỗng dưng một màn đêm đen kịt bao phủ lấy tôi. Tôi không còn biết gì nữa, chỉ nghe loáng thoáng con Lâm nói lớn:
- Quý, Quý…
Giữa màn đêm đen, tôi thấy mẹ đang ngồi đan mũ len cho tôi, mẹ đẹp lắm, làn da mẹ trắng nõn nà, khoé miệng lâu lâu lại cười tươi rồi hỏi:
- Có lạnh không? Đợi một hai hôm nữa mẹ mua cho cái áo khoác bông nhé,
- Mẹ lấy tiền đâu mà mua?
- Mẹ nhiều tiền mà không phải lo.
- Nhưng mà sao mẹ không mua áo cho mình, mẹ toàn mặc cái váy mỏng tanh à?
- À, tại mẹ lớn rồi nên mẹ không còn lạnh…
Tôi mỉm cười, đấy, mẹ có lạnh nữa đâu, mẹ có mất đâu, mẹ vẫn bên tôi đây này. Đột nhiên có tiếng nói xôn xao, có tiếng kèn trống vang lên. Tôi mở mắt rồi bật dậy chạy ra ngoài, lúc này… tôi mới hiểu ra rằng. Mẹ tôi đã không còn trên cõi đời này.
Đám tang mẹ, tôi như kẻ mất hồn, khóc nhiều đến mức mắt không mở ra nổi. Khóc làm gì cơ chứ, lúc mẹ sống, tôi chỉ biết chơi bời, đi gây chuyện, vậy mà lúc mẹ không còn tôi lại khóc. Tôi có tư cách gì mà khóc?
Nhưng tôi đau lắm, tôi đau lắm. Nếu như, có thể chết đi, có lẽ sẽ đỡ đau hơn rất nhiều. Chỉ có điều, chết cũng không có tư cách mà chết. Đám tang một mình Phong đứng ra lo liệu, tôi thì vô dụng, chỉ biết ngồi bên quan tài mẹ ôm chặt với hy vọng sưởi ấm cho mẹ thêm một chút. Ba dượng đưa mẹ tôi đi hỏi thiêu, phần cốt được đựng trong một cái hũ. Sau đám tang ba đưa cho tôi cái hũ rồi nói:
- Con muốn giữ thì ba đưa cho con.
Tôi bật khóc ôm hũ tro cốt vào lòng. Ba đưa cho tôi thêm một bức thư rồi nói:
- Đây là bức thư của mẹ con gửi cho con. Di nguyện cuối cùng mẹ con muốn là con trở về nhà, ở cùng ba và anh. Bà ấy muốn ba chăm sóc cho con… ba cũng muốn như vậy. Về nhà đi, về với ba và anh con.
Nước mắt lại chảy dài xuống miệng tôi mặn chát. Trước kia tôi chỉ biết trách ba không thương tôi bằng Phong, giờ mới nhận ra mình nhỏ nhen, ích kỷ khốn nạn cỡ nào. Thế nhưng tôi cũng làm gì còn mặt mũi mà ở lại đây, chỉ có điều tôi không từ chối, mà lặng lẽ gật đầu. Đợi giỗ tuần cho mẹ, tôi sẽ đi, đằng nào tôi mà chẳng phải ra hầu toà nữa cơ chứ?
Những ngày ở nhà, tôi không ra đến ngoài, đêm nào cũng ngồi thu lu trên giường đọc đi đọc lại bức thư mẹ viết.
“Quý, con gái của mẹ. Khi đọc những dòng này có lẽ mẹ đã không còn trên cõi đời này nữa rồi. Mẹ xin lỗi vì đã giấu con chuyện này, mẹ xin lỗi, xin lỗi con gái của mẹ rất nhiều. Cuộc đời này mẹ nợ con quá nhiều, nợ con một người mẹ bình thường như bao người mẹ khác. Mẹ không xứng làm mẹ của con. Cuộc đời mẹ nhơ nhớp, bẩn tưởi khiến con gái của mẹ phải mang bao nhục nhã. Mẹ ngàn vạn lần xin lỗi con.
Mẹ không mong gì, chỉ mong con có thể mạnh mẽ, đừng nhớ thương mẹ quá nhiều. Mẹ mong con hãy như cây xương rồng dù bão tố gì cũng sẽ vượt qua. Mẹ mong con sống làm người lương thiện, đừng sống như mẹ.
Con gái của mẹ, mẹ biết con ra đời bận bịu, nhưng nếu được đừng quên về nhà. Có ba, có anh, và có cả linh hồn của mẹ che chở cho con. Mẹ yêu con, yêu con rất nhiều.”
Đến ngay cả bức thư của mẹ cũng ngắn ngủi như thời gian tôi bên mẹ cuối đời. Ngắn đến mức, tôi đã thuộc lòng từng câu từng chữ. Giá mà tôi về thăm mẹ nhiều hơn có lẽ tôi đã không hối hận như vậy. Ba dượng tôi sau cái mất của mẹ cũng trở nên trầm lặng. Căn nhà vốn dĩ đã lạnh lẽo, nay càng lạnh hơn. Cũng may, bên cạnh Phong còn có Lâm. Nó một tay quán xuyến việc hậu sự, một tay lo cơm nước cho mọi người trong nhà. Giỗ tuần của mẹ, tôi mới ra đến ngoài. Nhốt mình cả một tuần, tôi cũng đã hiểu được ra mọi chuyện. Dù có muộn, tôi vẫn muốn được trả giá cho những lỗi lầm đã gây ra. Tối hôm ấy, sau khi mọi người về hết, nhân lúc nửa đêm tôi xách valy đi ra ngoài, chỉ để lại một bức thư cho ba.
Tôi trở về căn chung cư cũ, sáng hôm sau liền gọi điện cho Nguyệt hẹn nó ra ngoài quán café nói chuyện. Tôi cũng không biết nó có đến không nhưng tôi đã chờ sẵn ở đó, khoảng năm phút sau nó cũng có mặt. Nếu trước kia là hận thù, ghen tỵ, giờ tôi chỉ cảm thấy tội lỗi vô cùng. Nó ngồi xuống bàn cất giọng nhẹ nhàng hỏi:
- Hôm nay hẹn tao ra có chuyện gì?
- Nguyệt, tao muốn xin lỗi mày. Tao biết sau những gì gây ra cho mày, một lời xin lỗi cũng không trả hết.
Nói rồi tôi bước ra quỳ xuống trước mặt nó.
- Tao quỳ xuống đây, không phải mong mày tha thứ, mà chỉ là muốn xin lỗi mày thật lòng.
Nó nhìn tôi, hai hàng lông mày chau lại. Tôi mặc kệ những ánh nhìn lạ lẫm nói tiếp:
- Tao nợ mày quá nhiều, có chết cũng không rửa hết được tội. Tao không nguỵ biện gì cho bản thân mình, là do tao sân si, ghen tỵ, hơn thua với mày. Đúng là đĩ điếm ngoài đường còn không kinh tởm được như tao, người ta còn có mục đích, còn tao chỉ vì chút tỵ nạnh mà rồi gây ra những chuyện trời không dung, đất không tha. Trước khi đi tù, tao muốn xin lỗi mày và cũng muốn cầu xin mày một chuyện.
- Chuyện gì?
- Tao biết tao cũng không tránh khỏi con đường tù tội này, chỉ mong mày có thể nể tình mẹ tao mới mất, đừng để ba dượng tao biết chuyện này, được không?
Nó nhìn tôi một lúc rất lâu, thế nhưng cuối cùng không đáp, đứng dậy xách túi bỏ đi. Tôi không sợ đi tù, tôi biết mình cần trả giá như vậy, thế nhưng… lúc này tôi không muốn ba dượng lại thêm cú sốc này. Thái độ của con Nguyệt không khiến tôi ngạc nhiên, tự làm, tự chịu, nó có để cho cả thiên hạ biết tôi cũng phải chấp nhận.
Tôi ra ngoài bắt một chiếc taxi về chung cư, ngoài trời cây cũng nở một màu xanh rộ. Hoá ra vài ba tháng nữa là Tết. Tôi khẽ mím chặt môi, dù cho Nguyệt không kiện tôi cũng tự mình đi đầu thú. Bản án kia nên để tôi nhận, để sám hối lại bản thân mình, tù ngục không phải là kết thúc mà là bắt đầu cho sự giải thoát con ác quỷ trong người tôi. Từ hôm nay... tôi sẽ sống khác, sống làm người...
Tác giả :
Phạm Vũ Anh Thư