Cuộc Sống Của Hai Người Ở Rừng Rậm
Chương 98 98 Thịt Xông Khói Xào Bánh Rau Rừng Và Canh Đậu Hũ Cải Thảo
Chuyến đi săn đầu tiên trong mùa xuân này Hà Điền và Dịch Huyền trở về nhà với gần hai mươi con vịt.
Sau khi xử lý con mồi xong, họ bắt đầu thử nghiệm.
Vì Dịch Huyền lấy cảm hứng từ ván gỗ trên rương nên vật liệu làm tường trong thí nghiệm này được gọi là "Tấm".
Sau khi thảo luận và cân nhắc lại, họ quyết định tạm thời đặt kích thước của tấm là một mét vuông diện tích và hai mươi lăm centimet dày.
Việc sử dụng bốn ô vuông có kích thước một mét x một mét để hoàn thiện bốn bức tường bên ngoài sẽ rất thuận tiện, nếu bức tường bên trong dùng để ngăn cách các phòng cũng được làm bằng vật liệu tương tự, vậy thì có thể làm sẵn giống như gạch bê tông vậy.
Đến lúc đó muốn đặt ở đâu thì di chuyển đến đó là được.
Hơn nữa, kích thước này có thể dễ dàng làm ở trong nhà.
Mặc dù thời tiết đang ấm dần lên, tuyết bắt đầu tan, nhưng nhiệt độ ngoài trời cao nhất vẫn chỉ quanh quẩn ở mức mười độ, nếu có gió thổi qua sẽ lạnh đến khó chịu, hơn nữa thỉnh thoảng lại còn có những bông tuyết bay lất phất.
Sau khi làm xong tấm thứ nhất, lấy lông vịt đã phơi trong túi ra, sau đó lấy một bó cỏ khô, cắt thành ba bốn phân, trộn chung với nhau.
Đọc tru????ện ha????, tru???? cập nga???? == Tr????????tru???? ện.Vn ==
Toàn bộ lông vịt, nhạn bắt được lần này sau khi nhổ đều được cho hết vào túi đem phơi.
Bằng cách này, có thể tính toán cần khoảng bao nhiêu con mới đủ lông cho đầy một tấm.
Giống với cách Hà Điền làm chăn lông, bên trong tấm được chia thành các ô nhỏ bằng lưới gỗ, sau đó hỗn hợp được đổ vào lưới bằng một ống tre dài và một cái phễu.
Để thuận tiện cho việc kiểm tra, bốn mặt của tấm không được bịt kín.
Nhưng khối lập thể và chăn phẳng lại khác nhau, nếu hỗn hợp đổ không đầy sẽ nhanh chóng rơi xuống đáy lưới ngay.
Tất nhiên, vấn đề này có thể được giải quyết nếu lưới bên trong được chia thành các ô nhỏ hơn nữa.
Lớp lót bên trong của quần áo cũng là lập thể, và sẽ liên tục biến dạng theo chuyển động của chân tay, nhưng vì ô vuông được làm nhỏ hơn nên lông sẽ không di động, cũng sẽ không ảnh hưởng đến việc giữ ấm.
Nhưng nếu phần bên trong của tấm được làm thành những ô vuông nhỏ hơn thì sẽ quá tốn công sức và thời gian.
Điều này hoàn toàn trái với mục đích ban đầu là muốn tiết kiệm thời gian đốn cây.
Tạm đặc vấn đề này sang một bên, sau khi Hà Điền và Dịch Huyền ghi lại lượng chất độn, họ nảy sinh một vấn đề mới: Đây là vật liệu cách nhiệt, nhưng cũng phải cần rất nhiều lông, dựa theo tỷ lệ chất độn hiện tại, một tấm cần lông của ba con vịt.
Vậy thì, để làm một bức tường phải cần đến ít nhất một trăm con vịt?!
Nếu thay đổi tỷ lệ chất độn thì liệu hiệu quả cách nhiệt có thay đổi luôn không?
Để thử nghiệm thêm, họ làm thêm năm tấm nữa, ở một bên của tấm họ đóng hai thanh tre cỡ ngón tay vào hai góc và khoan hai lỗ nhỏ có cùng kích thước với thanh tre ở bên góc đối diện, như vậy có thể đơn giản ghép sáu tấm lại với nhau thành một hộp gỗ lớn.
Trước khi đậy tấm trên cùng, họ đặt một cái chậu vào, bên trong chậu đặt một viên gạch tuyết hình vuông có chiều dài và chiều rộng là ba mươi centimet.
Mười tiếng sau, họ mở hộp gỗ ra, đổ nước trong chậu vào một chén gốm có kích thước đồng nhất được nung bằng khuôn, có thể đo chính xác hơn mức độ nóng chảy của gạch tuyết.
Thí nghiệm này được thực hiện nhiều lần, vật liệu lấp đầy bao gồm mùn cưa, cỏ khô, lông vũ, cỏ lông mịn, bông cũ và gỗ vụn.
Các vật liệu khác nhau được trộn theo tỷ lệ khác nhau và ghi lại từng cái một.
Để có kết quả kiểm tra sớm nhất, họ đã làm thêm một hộp gỗ khác.
Đồng thời, bọn họ lại phát hiện ra một vấn đề mới.
Tấm được đóng đinh bằng nhiều tấm ván có cùng chiều rộng, để đóng một tấm thì cần ít nhất hai mươi chiếc đinh.
Rương gỗ mà họ thường sử dụng cũng được làm bằng những thanh gỗ nhưng được làm theo kết cấu mộng, mộng và các mối nối được trét bong bóng cá, làm cách này thì rương gỗ có thể không cần đóng đinh, nhưng trên mỗi tấm ván phải vẽ một đường thẳng rồi cưa các rãnh và chỗ lồi lõm, mất nhiều thời gian hơn so với đinh.
Đinh sắt cũng là một tài nguyên quý giá trong thời đại này, đinh sắt dùng để đóng rương gỗ thời này đều được tái chế nhiều lần, nếu dùng đinh sắt đóng từng tấm thì sẽ rất tốn kém.
Nhưng để tạo kết cấu mộng phải mất thời gian bao lâu?
Lúc này Hà Điền và Dịch Huyền đã dần nguôi ngoai niềm vui khi khám phá ra phương pháp xây nhà mới.
Tất cả các vấn đề gặp phải trong thí nghiệm đều được họ ghi lại, từ từ tìm ra phương pháp giải quyết.
Trong quá trình thử nghiệm, họ lại đi săn vịt và nhạn thêm hai lần nữa, kho thịt xông khói gần như vô dụng cả một mùa đông cuối cùng cũng bắt đầu hoạt động trở lại.
Tuyết lại tan một ít, con đường trong rừng dễ đi hơn, hai người dắt theo Lúa Mì đến rừng vân sam ở thượng nguồn, thấy vân sam đạt yêu cầu, mặc kệ nó có phải là cây sắp ngã hay không cũng đánh dấu lên cây làm ký hiệu.
Khi đến bờ sông, cả hai đẩy số gỗ đã chặt năm ngoái xuống sông, cứ hai cây hai cây mà cột lại với nhau rồi thả trôi xuôi theo dòng nước.
Sau đó cả hai vội vã về nhà kéo gỗ vào bờ.
Sau một ngày bận rộn, đếm lại, số gỗ ở trên bờ sông còn cách xa mục tiêu lý tưởng của họ rất nhiều.
Hai người bàn với nhau, cũng không thể lúc nào cũng chăm chăm vào khu rừng vân sam mà chặt cây mãi được, đợi thời tiết tốt hơn, họ sẽ tiếp tục hướng về phía thượng nguồn.
Đi đi về về núi lửa vài chuyến, Hà Điền và Dịch Huyền luôn chú ý đến rừng cây dọc đường đi, cách thượng nguồn rừng vân sam khoảng mười km có một rừng tuyết tùng trưởng thành, tất cả đều to cỡ vòng ôm của hai người, cành lá xanh um.
Nếu không phải không còn cách nào khác, người dân miền núi sẽ không chặt những cây cối đang phát triển khỏe mạnh gần nhà của mình.
Cây cối không chỉ bảo tồn nước và đất, ngăn chặn các trận lốc xoáy trên núi và là một rào cản quý giá khi có bão tuyết lớn, chúng còn là một phần quan trọng của môi trường sinh thái xung quanh.
Khi cây cối bị chặt phá, các loài động vật hoang dã cũng sẽ bỏ đi.
Cho nên, họ chỉ có thể tìm những cây thích hợp dọc theo bờ sông.
Cây bị đốn được thả trôi theo dòng nước rồi được kéo về nhà, có thể tiết kiệm rất nhiều công sức khiêng vác.
Nếu như không có phiền não vì vật liệu xây dựng, thì sự xuất hiện của mùa xuân sẽ rất đỗi tuyệt vời.
Sau khi thời tiết nhanh chóng ấm lên, chỉ trong vòng một tuần, màu cỏ mơ hồ từ xa đã có khuynh hướng lan từ bờ sông ra toàn bộ khu rừng.
Trong bụi cỏ, trong rừng cây, thậm chí là trên mặt đá, khắp nơi đều có những chồi cây đang háo hức ló ra để hưởng thụ ánh nắng, khi nhìn kỹ sẽ thấy những chồi xanh nâu hoặc đỏ thẫm trên những cành trơ trụi xám xịt, có một số còn nhú ra một ít chồi vàng, trong cỏ khô bị bao phủ bởi màu vàng nâu khô héo cũng mọc ra cỏ mới xanh nhạt.
Mùa xuân là mùa ưa thích của Gạo, nó lang thang tự do, mỗi lần cúi đầu hoặc là ngẩng đầu lên là biết ngay nó lại tìm được món ngon, dù cho có chưa kịp nhai thỏa mãn đã bị chủ cưỡng chế di dời thì chỉ cần nó lại cúi đầu là sẽ tìm được món mới ngay.
Hà Điền và Dịch Huyền đi theo sau lưng Gạo, nhận ra đó là rau rừng ăn được thì sẽ lập tức xua nó đi, ngồi xổm xuống đất hái.
Cả hai vừa trò chuyện vừa ném rau rừng vào chiếc giỏ nhỏ buộc ngang hông.
Nói một hồi, lại nói đến chuyện xây nhà.
Vật liệu và nhân công là vấn đề khó giải quyết nhất.
Sau khi suy tư hết mấy ngày, Dịch Huyền dần dần buông lỏng, không còn cái cảm giác cấp bách "Mùa hè này nhất định phải xây nhà" nữa.
Dù sao thì năm dài tháng rộng, chỉ cần có quyết tâm và kiên định từng bước một theo kế hoạch, nhất định họ sẽ có thể đạt được mục tiêu.
Tư duy và tâm lý thay đổi, vấn đề nguyên vật liệu không còn là vấn đề lớn nữa, chủ yếu là thời gian nhiều ít thế nào, về phần nhân công thì không cần lo lắng, dù chỉ một mình anh cũng có thể làm từ từ.
Hà Điền còn lạc quan hơn anh: "Anh có nghĩ đến việc nhờ anh trai của Tam Tam hoặc là những người trẻ tuổi khác trong thôn dưới núi giúp đỡ không? Nếu có thêm người đến, chắc là hai thằng cha chây lười nhà họ Phổ sẽ không dám lười biếng nữa."
Dịch Huyền suy nghĩ một chút, cười nói: "Vậy cũng được, còn lười biếng thì tiễn bọn họ đi ngay và luôn." Nếu chỉ có hai anh em nhà họ Phổ tới giúp đỡ, e rằng bọn họ sẽ giở trò sư tử ngoạm mở miệng đòi thù lao, giờ mà nhìn thấy Hà Điền và Dịch Huyền tìm người khác đến giúp, không thiếu người, không cần họ nữa, hai người này chắc là sẽ biết điều và nghiêm túc làm việc hơn.
"Em nghĩ anh trai của Tam Tam là người có năng lực.
Không biết liệu anh ấy có rảnh không nữa." Suy luận của Hà Điền rất có cơ sở.
Chân của Tam Tam không thuận tiện, còn là con gái, nhưng lần trước đến thăm nhà cô ấy, có thể thấy được ngôi nhà của cô ấy được làm lại rất tốt, mái nhà và tường sân vừa mới được sửa sang lại.
Nơi làm việc của Tam Tam cũng được mở rộng, sáng sủa sạch sẽ và gọn gàng.
Trong nhà chỉ có cô ấy và anh trai mình, việc sửa chữa này nọ hẳn là do anh trai cô ấy đảm đương hết.
"Để ngày nào đó chúng ta hỏi anh ấy thử." Dịch Huyền bỗng nhiên nhếch miệng cười: "Lần trước không phải Tam Tam nói bọn họ nuôi dê, muốn cho em sữa dê sao? Chúng ta cho cô ấy hai lứa thỏ, cộng thêm một tấm lông chồn, đổi mấy con dê con về nhé?"
"Không nuôi thỏ giờ chuyển sang muốn nuôi dê?" Hà Điền lắc đầu liên tục: "Anh còn muốn nuôi con gì nữa hả? Dê không nuôi được trong lồ ng đâu.
Phải xây chuồng? Có thể nuôi chung với Gạo được không anh?"
"Đến nhà hỏi bọn họ một chút sẽ biết thôi.
Mà chắc gì người ta chịu đổi cho mình đâu em."
"Sao lại không chịu? Tam Tam nói rồi, bọn họ nuôi dê để lấy da mà, chẳng lẽ một tấm lông chồn không thể đổi được một tấm da dê?" Hà Điền đang nói thì ngẩng đầu lên nhìn: "Ủa? Sao Gạo lại dẫn mình đến chỗ này? Ở đây toàn là cỏ dại thôi!"
Lúc này Gạo đang vùi đầu trong bụi cỏ dại gặm ăn, Dịch Huyền nhìn kỹ hơn, thứ mà nó đang gặm là những hạt cỏ dại.
Anh và Hà Điền trong lúc nói chuyện đã vô thức đi theo Gạo tới một bãi cỏ dại lớn.
Những đám cỏ dại xung quanh đã trải qua một trận gió đông và tuyết, đều nằm rạp trên mặt đất, một mảnh màu vàng nâu, giữa cành lá còn sót lại tuyết rải rác.
Những cây cỏ này rất cao, nếu còn mọc thẳng, cây cao nhất cũng phải cao bằng một người, Hà Điền cẩn thận xác định chúng, thấy những chiếc lá này có hình dạng như năm ngón tay và thân cây thì thanh mảnh: "Í, đây là cây gai dầu (lanh mèo, lanh mán).
Lâu rồi em chưa quay lại đây."
"Cây lanh? Nhìn không giống với loại mà Tam Tam đưa chúng ta trồng."
"Ừ.
Những thứ này cũng có thể tạo ra sợi như lanh, nhưng sợi của nó thô và cứng hơn, chỉ có thể làm thành dây thừng này nọ, không thể làm quần áo được.
Anh không thấy, Gạo không thèm ăn thân và lá, chỉ ăn có hạt thôi sao?"
Dịch Huyền nắm lấy một cây gai dầu, chạm vào thân cây, nghĩ một lúc rồi nói: "Chúng ta chặt một ít mang về nhà đi." Nếu như sợi của nó thô và cứng vậy thì dùng làm vật liệu thêm vào cũng được.
Anh và Hà Điền đã thương lượng qua, việc sử dụng cỏ khô làm chất độn là quá lãng phí, chúng đều là thức ăn thô xanh, là lương thực cho các loài động vật trong nhà dùng trong mùa đông.
Nên họ đã quyết định là sẽ xuống thôn dưới núi mua một thuyền rơm lúa mạch về, sau khi thu hoạch lúa mạch xong, rơm sẽ được thôn dân đốt trực tiếp trên ruộng làm phân bón hoặc là đem về nhà chất thành đống để dành nhóm lửa.
Nếu trong nhà có gia súc thì đem lót giữ ấm.
Nên có lẽ còn dư lại rất nhiều.
Lúc này đây, anh nhìn một mảnh gai dầu hoang vu này, nếu đem về thì phải đi hai ba chuyến mới chuyển được hết về nhà.
Nhưng so với việc xuống núi mua rơm lúa mạch thì thuận tiện hơn nhiều lắm!
Dịch Huyền nắm lấy tai Gạo xoa xoa, lắc lắc đầu của nó: "Gạo, mày thật là thông minh."
Vì vậy, Hà Điền và Dịch Huyền ngừng hái rau rừng, họ lấy liềm cắt từng cây gai dầu rồi gom lại, sau đó cột thành từng bó bằng dây thừng, để Gạo vác đến cạnh thuyền.
Sau khi lô gai dầu đầu tiên được chuyển về nhà, họ không mang Gạo theo nữa.
Họ đi đi lại lại hai lần, mãi đến bốn giờ chiều mới thu hoạch xong mảnh gai dầu.
Cây gai dầu vận chuyển về nhà được chất thành ba đống ở trước kho, mỗi đống cao hơn hai mét.
Dịch Huyền và Hà Điền bận rộn khiêng những bó gai dầu vào kho.
Lúc chèo thuyền chở đợt gai dầu thứ ba về, mặt trời dần khuất sau những đám mây, như có giọt mực nhỏ vào bầu trời, những đám mây như bị nhòe mực rồi nhanh chóng chuyển sang màu đen, trong không khí có mùi ẩm ướt.
Sắp có mưa lớn rồi.
Cây gai dầu vừa thu hoạch về còn chưa kịp phơi khô đã phải nhanh chóng cất đi, vì còn xù xì, chẳng mấy chốc mà kho cỏ khô đã bị chất đầy.
Lúc này mây đen trên bầu trời đã đen đến mức như sắp nhỏ nước xuống, Hà Điền và Dịch Huyền nhanh chóng mở xưởng gốm ra, chuyển một bó gai dầu vào trong.
Khi vài giọt mưa nặng hạt rơi trên nóc xưởng, hai người không quan tâ m đến việc chúng có được xếp gọn hay không, cứ chuyển hết vào trước đã, miễn sao không bị ướt là được.
Nhưng cuối cùng thì vẫn có mấy bó không tránh khỏi bị mắc mưa.
Dịch Huyền chạy đến lấy áo mưa mặc cho Hà Điền, dặn cô về nhà trước: "Em đừng để bị ướt, về nấu cơm đi.
Anh đi mang mấy bao đá bọt đến đặt lên trên để hút ẩm."
Hà Điền về nhà, việc trước tiên là đem số rau rừng hái được hôm nay rửa sạch, chần qua nước sôi, sau đó ngâm nước lạnh, để ở trong rổ cho ráo nước, ngắt thành từng khúc dài bốn năm cm để dùng sau.
Tiếp đó cô cho bột mì vào một chiếc chậu lớn, đập vài quả trứng vào khuấy đều, rồi lại thêm chút muối và chút nước vào tiếp tục khuấy lên.
Cô giảm lửa trên bếp, bắc chảo lên, cho một cục mỡ heo lớn vào, múc một giá bột đổ vào giữa chảo, nhấc chảo lên lắc nhẹ cho bột trải đều và mỏng.
Trong lúc mặt trên của bột chưa chín hoàn toàn, cô lấy một nắm rau rừng, dùng ngón tay rắc lên mặt bánh rồi dùng sạn nhẹ nhàng đè x uống cho phẳng, sau đó nâng chảo lên, hất cho bánh tung lên trên không trung rồi hứng lại vào chảo, bánh đã được trở mặt, màu vàng nâu óng ánh.
Hà Điền chiên ba cái bánh xong thì Dịch Huyền đã về tới.
Anh xé một miếng bánh cho vào miệng, sau đó đút cho Hà Điền một miếng: "Ngon lắm." Bánh giòn cả hai mặt, có mùi thơm của trứng và rau rừng, lá rau trải đều trên mặt bánh màu vàng nhạt, trông giống như là dấu ấn vậy.
Anh lau tóc, thay bộ quần áo ướt đi, đội nón rộng vành, đi vào hầm lấy một cây cải thảo và một miếng thịt ba chỉ xông khói.
Anh bóc bỏ lá, cắt bỏ những lá úa vàng, không dùng những lá trong cùng, chỉ lấy phần dưới trắng như ngọc, cắt thành từng khúc nhỏ cỡ 3-4 cm, thịt ba chỉ anh cũng cắt thành kích cỡ đồng nhất với nhau, sau đó nghiền một quả ớt đỏ khô cho vào xào cùng.
Lúc Dịch Huyền cắt thịt, Hà Điền nấu một nồi canh đậu hũ cải thảo.
Đậu hũ này là đậu hũ hộp tre được làm hôm qua.
Hôm nay cô lấy một nửa ra dùng, cắt thành những khối nhỏ cỡ ngón tay, cho một muỗng tương đậu vào nồi, sau khi nước sôi thì bỏ đậu hũ vào, lấy phần lá cải thảo vừa rồi cắt sợi, cho vào, sôi lên vài lần là có thể bắc xuống bếp, đổ ra tô, rắc ít hành lá lên trên.
Lúc này mưa ngoài cửa càng lúc càng gấp gáp, hạt mưa tí tách rơi trên mái nhà, mưa như roi bạc không ngừng tạt vào cửa sổ, hai người ngồi vào bàn ăn, uống canh đậu hũ nóng hổi, cắn một miếng bánh rán, lại gắp một miếng thịt ba chỉ và cải thảo đặt bên trên bánh cuộn lại, cách đó không xa sau lưng là bếp lửa ấm áp, thật sự quá đỗi tuyệt vời..