Cuộc Sống Của Hai Người Ở Rừng Rậm
Chương 104 Bơ và phô mai
Hà Điền và Dịch Huyền về đến nhà thì cũng đã hơn 7 giờ tối.
Họ mang gà và cừu trở lại chợ lấy máy cưa, nhân viên trong rạp hàng cũng rất có trách nhiệm, phụ giúp họ mang túi lớn túi nhỏ dụng cụ và sáu thùng dầu diesel lớn đến bờ sông, cũng giúp họ lắp đuôi tôm vào, đặt ở đuôi thuyền.
Với sự trợ giúp của cánh quạt ở đuôi thuyền, thuyền chạy trên sông rất nhanh.
Khi ngược dòng nước, từ đuôi thuyền rẽ ra tia nước màu bạc hình chữ V, như thể một mảnh sa tanh mềm màu xanh lá cây sẫm bị cắt ra bởi một chiếc kéo sắc bén.
Nhưng cứ với tốc độ này, lúc đầu còn cảm thấy thú vị, chứ một lúc sau thì không thoải mái chút nào.
Nhất là khi mặt trời sắp lặn, gió trên sông lạnh đến mức phả vào mặt khiến họ không thể mở mắt. Hà Điền và Dịch Huyền nhanh chóng đeo kính râm do cửa hàng dụng cụ đưa cho vào.
Động cơ và cánh quạt phát ra âm thanh ù ù. Lúc còn ở khúc sông đông đúc thì không thấy gì, nhưng khi đến đoạn sông thưa thớt dân cư, tất cả các loài động vật ẩn trên cành cây, trên bãi cỏ, trên bờ đều bị doạ sợ chạy mất hút!
Hơn nữa, động cơ chỉ có thể chạy liên tục nhiều nhất là nửa giờ thì phải dừng lại, nếu không, vỏ máy sẽ bắt đầu nóng đến phỏng tay.
Hà Điền và Dịch Huyền vẫn còn phải trông cậy vào công cụ mới này để xây nhà, nên cần phải chăm sóc chúng cẩn thận, cứ 20 phút thì ngừng một lần, chuyển sang chèo bằng tay.
Mới đầu vừa nghe đến âm thanh ù ù của động cơ Lúa Mì còn sợ hãi một lúc, tốc độ lái siêu nhanh của con thuyền khiến nó không thích ứng được, nó đứng trên mũi thuyền hứng gió một lát, rồi nằm xuống, nôn mửa.
Những con vật khác trên thuyền – hai con cừu con và một con gà trong lồng, cũng có những biểu hiện hoảng sợ khác nhau. Gà thì co mình lại một cục kêu gào, hai chú cừu con thì cứ kêu be be be be muốn nhảy lung tung, Hà Điền và Dịch Huyền đành phải dừng thuyền lại, cột bốn chân cừu vào một thanh gỗ bằng dây thừng, để chúng ngoan ngoãn nằm đó.
Còn nữa, sau khi tốc độ thuyền tăng lên, trên đoạn sông có dòng chảy ổn định thì không sao, nhưng khi gặp đoạn sông có sóng thì thuyền sẽ dội lên trên mặt sông như đậu rang trong chảo sắt, đừng nói Lúa Mì, mà ngay cả Hà Điền cũng muốn nôn luôn.
Việc nhảy vọt từ sức người sang động cơ diesel không phải là điều có thể thích ứng trong một sớm một chiều được.
Vì vậy, con thuyền chuyển đổi giữa hai loại động lực, lúc thì nhanh lúc thì chậm.
Được cái là hành trình trở về kéo dài gần năm tiếng đồng hồ đã được rút ngắn một nửa.
Lúc về đến nhà, những ngôi sao trên bầu trời xanh tím sẫm phản chiếu xuống dòng sông và vỡ tan thành những dải ngân hà lấp lánh khi con thuyền đi qua.
Cuối cùng cũng đến bờ sông nhà mình, Hà Điền có cảm giác như dẫm phải bông, thứ cảm giác này từ khi cô sáu bảy tuổi chưa từng xuất hiện nữa.
Dịch Huyền dắt hai con cừu tội nghiệp lên bờ và cởi dây trói ra, chúng loạng choạng một lúc thì mới trở lại bình thường.
Hà Điền muốn nhốt chúng với Gạo, nhưng vừa nhìn thấy hai tên xâm lược nhỏ này thì Gạo liền khó chịu mà thở phì phò, còn cúi đầu xuống, bày ra bộ dạng như một tên lưu manh đang chuẩn bị đánh nhau, nên hai con cừu nhỏ đành phải bị nhét cùng với gà vịt và thỏ.
Sau một ngày bận rộn, Hà Điền và Dịch Huyền rất mệt mỏi, nhưng cũng rất phấn khích, họ bỏ dầu diesel vào kho đồ gốm rồi mang máy cưa trở về nhà. Đây là tài sản quý giá nhất của họ lúc này.
Hai người ngồi xuống uống trà nóng, ăn một ít da đậu hũ chiên như một món ăn vặt, cuối cùng cũng lấy lại được chút năng lượng. Dịch Huyền đem sữa cừu vào hầm, mang đèn dầu và một thùng tro ra sông để rửa ruột cừu, Hà Điền thì ở nhà nấu một nồi mì thịt bằm cải thảo cay.
Sau khi ăn tối, nghỉ ngơi một chút, Dịch Huyền lấy sữa cừu trong hầm ra, đổ bốn chén vào nồi nhỏ, từ từ đun nóng, đun đến khi trên bề mặt sữa nổi lên vài bọt nhỏ thì bớt lửa, cho thêm giấm chua vào.
Sau khi thêm giấm, sữa cừu trắng nhanh chóng đông đặc thành những cục nhỏ, váng sữa và một phần protein trong sữa được tách ra, dùng muỗng gỗ khuấy nhẹ, váng sữa có màu vàng nhạt trong suốt và protein dạng bông trắng tách ra nhanh hơn.
Hà Điền đặt một cái rây tre lên một cái tô gốm lớn và đặt một miếng vải gạc lên trên rây, Dịch Huyền nhấc nồi nhỏ lên đổ sữa đã đông đặc và váng sữa còn lại vào. Nước sữa chảy ra từ khe giữa vải gạc và rây tre. Đổ xong thì gom bốn gốc của vải gạc lại rồi siết chặt để vắt hết nước còn sót lại, sau đó dùng dây rơm cột chặt gạc lại rồi treo lên tô lớn để nước còn lại và váng sữa trong phô mai tiếp tục chảy ra.
Một nửa sữa cừu còn lại cũng được chế biến giống hệt như vừa rồi, cũng là bốn chén sữa cừu cộng với ba muỗng giấm trắng, nhưng lại có thêm một thứ khác — đó là chất nhầy được cạo từ dạ dày của cừu.
Ngoài ruột cừu, Dịch Huyền còn hỏi xin Tam Bảo dạ dày cừu.
Trong dạ dày của cừu và dê có rất nhiều men tiêu hóa, một trong số đó là men dịch vị, ngay cả khi đem dạ dày phơi khô, bột thu được bằng cách cạo thành dạ dày cũng rất giàu men dịch vị, sau khi cho vào sữa tươi, nó có thể khiến cho protein trong sữa đông tụ lại và tách váng sữa ra.
Dịch Huyền chia sữa ra làm theo hai cách là vì muốn quan sát sự khác biệt về chất lượng giữa hai loại phô mai được làm với cùng một lượng sữa cừu.
Trong ống tre vẫn còn một ít sữa cừu, Dịch Huyền đổ hết vào hũ thủy tinh, sau khi vặn chặt nắp, anh dùng một miếng vải gạc lớn quấn nó lại, sau đó cột một sợi dây rơm ở đáy hũ và trên miệng hũ rồi dùng hai tay cầm hai đầu của vải gạc quay theo hướng từ trong ra ngoài. Khi gạc đã được vặn chặt thì buông ra để cho hũ xoay tự do, sau khi ngừng quay thì nắm hai đầu để quay tiếp, lặp lại điều này trong hơn mười phút thì mở vải gạc ra, sữa cừu bên trong hũ thủy tinh đã xuất hiện rất nhiều cợn nhỏ, và đó là váng sữa cừu, cũng chính là bơ. Chất lỏng còn lại là sữa đặc.
Mở nắp hũ thủy tinh, tách váng sữa và sữa đặc ra, cho váng sữa vào vải gạc vắt bớt nước, rồi đặt vào hộp tre nhỏ ép thành hình chữ nhật, vậy là bơ đã được làm xong.
Tuy gọi là “bơ” nhưng bơ làm từ sữa cừu không có màu vàng nhạt mà có màu trắng ngà, thoáng có quầng vàng nhẹ và có mùi rất thơm.
Đêm tháng năm vẫn còn khá lạnh, đem bơ để ở bên ngoài, đợi nửa tiếng là bơ đã cứng lại rồi, sau đó lại cắt thành miếng nhỏ, một ít thì cất ở trong hầm, một ít thì để lại ăn khuya.
Lúc này đã gần mười giờ, Hà Điền lấy vài lát bánh mì khô cho vào khay nướng cho hơi nóng rồi phết một lớp bơ mới làm lên. Bánh mì nướng giòn tan, lớp bơ thì thơm phức. Ăn vậy thôi mà đã thấy hài lòng lắm rồi, nếu quết thêm một lớp mứt việt quất lên nữa thì lại càng tuyệt vời hơn.
Vì không cho thêm muối khi làm nên bơ thành phẩm phải ăn càng sớm càng tốt, dù bảo quản trong hầm nhưng tốt nhất nên ăn trong vòng một tuần, nếu không, mùi vị sẽ thay đổi. Nếu có thêm muối, thời hạn sử dụng có thể lâu hơn.
Ngày hôm sau, miếng phô mai được treo qua đêm cũng đã sẵn sàng cho bước tiếp theo.
Mở vải gạc ra, bên trong là những cục phô mai vụn màu trắng, mềm mịn, có thể vo thành nhiều hình dạng như nhào bột, hoặc cho vào khuôn để tạo thành hình, còn có thể thêm các loại hạt và trái cây sấy khô vào.
Dịch Huyền chọn một vài quả hạnh khô, cắt nhỏ rồi nhào với một miếng phô mai. Sau khi nhào đều thì kéo chúng thành những dải dài 4 hoặc 5 cm, dùng dao cắt thành những miếng to cỡ ngón tay, đưa cho Hà Điền: “Em nếm thử xem.”
Đêm qua Hà Điền đã bị chinh phục khi ăn bánh mì bơ, lúc này nếm thử một miếng phô mai sữa dê hạnh khô, chỉ cảm thấy trong miệng đầy hương thơm, vị ngọt của quả hạnh và vị ngọt dịu của sữa cừu rất vừa miệng.
Dịch Huyền tự mình ăn một miếng, rất hài lòng: “Thế nào? Đợi cừu của chúng ta lớn lên, mỗi ngày đều sẽ có gần hai lít sữa cừu, ngày nào cũng có thể ăn phô mai!”
Sau đó anh lại lấy một củ gừng, tách lấy chỗ non mềm, gọt vỏ, cắt miếng nhỏ, nhào vào chung với phô mai và hạnh khô, rồi cũng kéo thành sợi dài.
Hà Điền nếm thử, cảm thấy loại có thêm gừng này ăn càng ngon. Sữa cừu và hạnh khô đều có vị ngọt thanh, lúc ăn thì không cảm nhận được, nhưng sau khi ăn thì dư vị có chút ngán, gừng vừa vặn có thể trung hòa độ ngấy này, mà mùi thơm của gừng và hạnh khi kết hợp với nhau cũng rất kỳ diệu.
Sau đó, Dịch Huyền cắt nhỏ một ít hành lá và lá rau cần, thêm chút muối rồi nhào với phô mai, sau khi nhào thành sợi dài, anh còn nghiền một ít than tre rồi rắc lên thớt, lăn vài lần trên đó, lớp da của phô mai trở nên xám và bóng.
Món phô mai mặn này Hà Điền không đánh giá cao, nhưng lại là món khoái khẩu của Dịch Huyền.
Được thưởng thức món phô mai mới làm với nhiều hương vị khác nhau, cộng thêm mấy miếng bánh mì yến mạch dày cộm cùng với một ly trà lá tre nóng hổi. Sau khi ăn bữa sáng đầy calo này, thẳng đến buổi chiều họ cũng không thấy đói.
Ăn xong bữa sáng thì trời đã sáng choang, Hà Điền và Dịch Huyền tràn đầy năng lượng bắt tay vào làm chuồng cừu.
Hôm qua sau khi chứng kiến cảnh hai vợ chồng người thợ kia làm cửa sổ kính, hai người họ đã rất hứng khởi và thảo luận với nhau. Sau đó đưa ra kết luận là: Nếu muốn tăng tốc độ kỹ thuật, thì phải sử dụng các bộ phận tiêu chuẩn.
Bộ phận tiêu chuẩn là gì? Đó là các bộ phận có kích thước đồng nhất, chẳng hạn như các thanh gỗ được hai vợ chồng người làm cửa sổ đã sử dụng. Mỗi thanh dài một mét, có cùng kích thước mặt cắt ngang, cứ mười lăm cm lại có một rãnh hình thang, theo cách này, nếu muốn làm cửa sổ có chiều dài dưới một mét, vậy thì chỉ cần cưa bớt phần gỗ thừa, còn nếu muốn làm cửa sổ dài hơn, thì cưa sao cho dài hơn thanh gỗ gốc.
Các tấm lỗ mộng do Hà Điền làm lúc trước dùng để xây tường bên ngoài của ngôi nhà cũng có bản mẫu tiêu chuẩn như thế này, nhưng lúc đó cô cũng không để tâm cho lắm, vì trên thực tế, kích thước của gạch đều như nhau, nên nó cũng được xem là thước đo tiêu chuẩn.
Hà Điền vẽ lại bản vẽ, sửa đổi hình thức của các tấm, rồi lại ôm mấy viên gạch bê tông gai dầu đến, cùng Dịch Huyền xây thử một lúc, thảo luận một hồi, rồi vẽ lại bản vẽ và làm khuôn mới.
Chiều cao của bức tường gạch bê tông gai dầu mà họ làm thử đã được tăng lên 75 cm, chiều rộng của gạch là 15 cm và chiều cao cũng là 15 cm. Mặt trong của viên gạch được chia thành ba ô lưới rỗng, độ dày của lớp gạch là 3 cm, gạch có một đầu lồi và một đầu lõm, khi xây tường, các viên gạch sẽ được ghép lại cho khớp và khóa chặt lại với nhau. Khi cần dùng đến các độ dài khác nhau, chỉ cần cắt dọc theo lớp ruột rỗng để được các viên gạch có độ dài hai mươi lăm hoặc năm mươi. Ở đầu và cuối viên gạch có một lỗ có đường kính 2 cm, sau khi tường được xây một lớp, cứ cách một khoảng thì chèn một thanh tre vào, giống như các thanh thép được sử dụng xây nhà bê tông, để làm cho tường chắc chắn và ổn định hơn. Sau khi lát gạch xong, đổ xi măng vào những chỗ rỗng của viên gạch, thay vì dùng xi măng để trát từng viên gạch như xây bằng gạch xây truyền thống, cách làm này tiết kiệm được nhiều thời gian hơn. Ngay cả khi không phải là một thợ xây lành nghề, bạn cũng có thể xây một bức tường chỉ với thời gian ngắn.
Sau khi xác định bản vẽ, hai người bắt đầu làm khuôn mẫu.
Làm xong khuôn gỗ, họ không trộn bê tông gai dầu mà trộn bê tông sa thạch bazan. Lần này họ định thay khuôn mẫu từ gỗ thành khuôn bê tông, để mỗi lần đổ không cần phải cố định khuôn gỗ nữa.
Sau khi đổ hỗn hợp vào khuôn gỗ, Dịch Huyền cưa hai đoạn tre, Hà Điền cầm hai đầu đoạn tre hơ lửa ở giữa đoạn tre một lúc, để cho nó uốn cong lại, sau đó cưa hai đầu cho đồng đều, chờ cho đến khi bê tông ở trạng thái bán rắn thì cắm hai đoạn tre ở hai đầu viên gạch để làm hai tay cầm. Sau khi bê tông đóng rắn hoàn toàn, tay cầm bằng tre được tích hợp chắc chắn với khuôn bê tông. Muốn lật ngược khuôn hay tháo khuôn thì chỉ cần nắm tay cầm là được, rất dễ dàng thao tác.
Đổ xong một cặp khuôn, họ ăn trưa đơn giản rồi lại lên đường đến chợ phiên.
Lần này đến chợ, Hà Điền và Dịch Huyền làm tới luôn, họ đã mua cánh công xôn và máy cưa chạy bằng động cơ diesel rồi, vậy nên không sợ người khác thấy thuyền của họ chạy nhanh nữa. Động cơ siêu bền trộm lần trước cũng được lắp vào, đổ đầy dầu diesel, thay phiên sử dụng, lúc gần đến bãi sông thì tháo ra cất đi.
Có động cơ, thời gian đi và đến chợ được rút ngắn rất nhiều, nhất là khi đến đó, lộ trình hai đến ba tiếng đồng hồ giảm còn bốn mươi phút!
Lúc đến bãi sông cũng chỉ mới một giờ trưa.
Một lần nữa ngồi trên thuyền máy, Lúa Mì và cả Hà Điền đều đã thích nghi hơn ngày hôm qua nhiều.
Đến chợ, hai người tách riêng ra, Hà Điền mang theo hai miếng phô mai, một hộp bơ nhỏ, một lồng thỏ con rồi tiếp tục lái thuyền đi tìm Tam Tam trong làng, Dịch Huyền thì dẫn Lúa Mì vào chợ xem một chút, sau đó đi lấy vải dầu, muối, đường, bột gửi ở rạp hàng, rồi ra bến của chợ đợi Hà Điền.
Hà Điền đến bến thuyền của làng, tháo động cơ bỏ vào túi, xách lồng thỏ đi đến nhà Tam Tam.
Lúc này đã là buổi trưa, hầu hết người trong làng đều đã đến chợ, trong làng vô cùng yên tĩnh, tiếng lách cách của khung cửi nhà Tam Tam truyền đi rất xa.
Hà Điền kéo dây chuông cửa, người mở cửa là Tam Bảo, Tam Tam nghe thấy Hà Điền đến nên cũng đi ra.
Cô ấy nhìn con thỏ Hà Điền mang đến một hồi, hỏi phải nuôi nó như thế nào, lại kêu anh trai mình đi lấy mấy cọng cỏ cho cừu ăn để trêu chọc con thỏ, còn ôm trong tay vu.ốt ve: “Dễ thương quá.”
“Ăn cũng ngon nữa!” Hà Điền thấy Tam Tam như vậy, có chút sợ cô ấy đi theo con đường tà đạo “nuôi nhưng không ăn” của Dịch Huyền, liền nhanh chóng tiêm phòng cho cô ấy và Tam Bảo: “Thỏ sinh sản rất nhanh. Một tháng đẻ một lứa, một lứa ít nhất đến bảy tám con. Hai người nên chuẩn bị tâm lý đi!”
Hà Điền lại cho họ xem phô mai: “Món này chúng tôi làm từ sữa cừu. Là ý tưởng của Dịch Huyền đó. Anh ấy muốn nói với hai người ngày hôm qua kìa, nhưng đây là lần đầu tiên chúng tôi làm thử nên cũng không biết có làm được hay không. Anh ấy thảo ăn lắm, hôm nay làm xong liền kêu tôi đem hai miếng biếu hai người.”
Tam Bảo và Tam Tam quan sát phô mai rắn và bơ, sau đó lấy một lát bánh và trát chúng theo lời chỉ của Hà Điền rồi nếm thử. Họ rất ngạc nhiên. Họ có hai con cừu đang cho sữa, mỗi ngày thu gần hai lít, sau khi thời tiết ấm lên, sản lượng sữa của cừu cũng sẽ tăng lên, họ đang lo lắng không biết phải làm sao, bỏ thì tiết mà không bỏ thì uống không hết, dù có cất ở trong hầm thì cũng không giữ được vài ngày.
Nếu nó có thể làm thành phô mai, thời hạn sử dụng sẽ lâu hơn, còn có thêm một khoản thu nhập nữa.
Trước Khi đến Hà Điền đã viết sẵn phương pháp làm phô mai và bơ, lúc này đưa cho Tam Tam: “Dịch Huyền nói sau khi thêm muối vào phô mai, đặt nó vào trong khuôn gỗ rồi dùng đá và vật nặng đè lại, để ở nơi râm mát và thoáng khí, phô mai càng ít độ ẩm thì thời gian bảo quản sẽ càng lâu. Có điều chúng tôi vẫn chưa có thời gian làm thử nên hai người hãy tự mình tìm hiểu đi nhé. Anh ấy còn nói loại phô mai cứng nhất cứng như đá vậy đó, khi ăn phải dùng bàn bào sắt bào thành vụn.”
Dịch Huyền cũng nói, bơ cũng có thể được thêm muối để kéo dài thời gian bảo quản, ngoài ra, dùng bơ nhào bột có thể làm được rất nhiều món bánh ngon.
Đang nói chuyện, lại có người gõ cửa, Tam Bảo vừa mở cửa, Hà Điền sửng sốt, cười hỏi: “Sao anh lại đến đây?”
Đứng ngoài cửa là Dịch Huyền.
Bên cạnh anh là một người đàn ông thô kệch cao gần hai mét.
Họ mang gà và cừu trở lại chợ lấy máy cưa, nhân viên trong rạp hàng cũng rất có trách nhiệm, phụ giúp họ mang túi lớn túi nhỏ dụng cụ và sáu thùng dầu diesel lớn đến bờ sông, cũng giúp họ lắp đuôi tôm vào, đặt ở đuôi thuyền.
Với sự trợ giúp của cánh quạt ở đuôi thuyền, thuyền chạy trên sông rất nhanh.
Khi ngược dòng nước, từ đuôi thuyền rẽ ra tia nước màu bạc hình chữ V, như thể một mảnh sa tanh mềm màu xanh lá cây sẫm bị cắt ra bởi một chiếc kéo sắc bén.
Nhưng cứ với tốc độ này, lúc đầu còn cảm thấy thú vị, chứ một lúc sau thì không thoải mái chút nào.
Nhất là khi mặt trời sắp lặn, gió trên sông lạnh đến mức phả vào mặt khiến họ không thể mở mắt. Hà Điền và Dịch Huyền nhanh chóng đeo kính râm do cửa hàng dụng cụ đưa cho vào.
Động cơ và cánh quạt phát ra âm thanh ù ù. Lúc còn ở khúc sông đông đúc thì không thấy gì, nhưng khi đến đoạn sông thưa thớt dân cư, tất cả các loài động vật ẩn trên cành cây, trên bãi cỏ, trên bờ đều bị doạ sợ chạy mất hút!
Hơn nữa, động cơ chỉ có thể chạy liên tục nhiều nhất là nửa giờ thì phải dừng lại, nếu không, vỏ máy sẽ bắt đầu nóng đến phỏng tay.
Hà Điền và Dịch Huyền vẫn còn phải trông cậy vào công cụ mới này để xây nhà, nên cần phải chăm sóc chúng cẩn thận, cứ 20 phút thì ngừng một lần, chuyển sang chèo bằng tay.
Mới đầu vừa nghe đến âm thanh ù ù của động cơ Lúa Mì còn sợ hãi một lúc, tốc độ lái siêu nhanh của con thuyền khiến nó không thích ứng được, nó đứng trên mũi thuyền hứng gió một lát, rồi nằm xuống, nôn mửa.
Những con vật khác trên thuyền – hai con cừu con và một con gà trong lồng, cũng có những biểu hiện hoảng sợ khác nhau. Gà thì co mình lại một cục kêu gào, hai chú cừu con thì cứ kêu be be be be muốn nhảy lung tung, Hà Điền và Dịch Huyền đành phải dừng thuyền lại, cột bốn chân cừu vào một thanh gỗ bằng dây thừng, để chúng ngoan ngoãn nằm đó.
Còn nữa, sau khi tốc độ thuyền tăng lên, trên đoạn sông có dòng chảy ổn định thì không sao, nhưng khi gặp đoạn sông có sóng thì thuyền sẽ dội lên trên mặt sông như đậu rang trong chảo sắt, đừng nói Lúa Mì, mà ngay cả Hà Điền cũng muốn nôn luôn.
Việc nhảy vọt từ sức người sang động cơ diesel không phải là điều có thể thích ứng trong một sớm một chiều được.
Vì vậy, con thuyền chuyển đổi giữa hai loại động lực, lúc thì nhanh lúc thì chậm.
Được cái là hành trình trở về kéo dài gần năm tiếng đồng hồ đã được rút ngắn một nửa.
Lúc về đến nhà, những ngôi sao trên bầu trời xanh tím sẫm phản chiếu xuống dòng sông và vỡ tan thành những dải ngân hà lấp lánh khi con thuyền đi qua.
Cuối cùng cũng đến bờ sông nhà mình, Hà Điền có cảm giác như dẫm phải bông, thứ cảm giác này từ khi cô sáu bảy tuổi chưa từng xuất hiện nữa.
Dịch Huyền dắt hai con cừu tội nghiệp lên bờ và cởi dây trói ra, chúng loạng choạng một lúc thì mới trở lại bình thường.
Hà Điền muốn nhốt chúng với Gạo, nhưng vừa nhìn thấy hai tên xâm lược nhỏ này thì Gạo liền khó chịu mà thở phì phò, còn cúi đầu xuống, bày ra bộ dạng như một tên lưu manh đang chuẩn bị đánh nhau, nên hai con cừu nhỏ đành phải bị nhét cùng với gà vịt và thỏ.
Sau một ngày bận rộn, Hà Điền và Dịch Huyền rất mệt mỏi, nhưng cũng rất phấn khích, họ bỏ dầu diesel vào kho đồ gốm rồi mang máy cưa trở về nhà. Đây là tài sản quý giá nhất của họ lúc này.
Hai người ngồi xuống uống trà nóng, ăn một ít da đậu hũ chiên như một món ăn vặt, cuối cùng cũng lấy lại được chút năng lượng. Dịch Huyền đem sữa cừu vào hầm, mang đèn dầu và một thùng tro ra sông để rửa ruột cừu, Hà Điền thì ở nhà nấu một nồi mì thịt bằm cải thảo cay.
Sau khi ăn tối, nghỉ ngơi một chút, Dịch Huyền lấy sữa cừu trong hầm ra, đổ bốn chén vào nồi nhỏ, từ từ đun nóng, đun đến khi trên bề mặt sữa nổi lên vài bọt nhỏ thì bớt lửa, cho thêm giấm chua vào.
Sau khi thêm giấm, sữa cừu trắng nhanh chóng đông đặc thành những cục nhỏ, váng sữa và một phần protein trong sữa được tách ra, dùng muỗng gỗ khuấy nhẹ, váng sữa có màu vàng nhạt trong suốt và protein dạng bông trắng tách ra nhanh hơn.
Hà Điền đặt một cái rây tre lên một cái tô gốm lớn và đặt một miếng vải gạc lên trên rây, Dịch Huyền nhấc nồi nhỏ lên đổ sữa đã đông đặc và váng sữa còn lại vào. Nước sữa chảy ra từ khe giữa vải gạc và rây tre. Đổ xong thì gom bốn gốc của vải gạc lại rồi siết chặt để vắt hết nước còn sót lại, sau đó dùng dây rơm cột chặt gạc lại rồi treo lên tô lớn để nước còn lại và váng sữa trong phô mai tiếp tục chảy ra.
Một nửa sữa cừu còn lại cũng được chế biến giống hệt như vừa rồi, cũng là bốn chén sữa cừu cộng với ba muỗng giấm trắng, nhưng lại có thêm một thứ khác — đó là chất nhầy được cạo từ dạ dày của cừu.
Ngoài ruột cừu, Dịch Huyền còn hỏi xin Tam Bảo dạ dày cừu.
Trong dạ dày của cừu và dê có rất nhiều men tiêu hóa, một trong số đó là men dịch vị, ngay cả khi đem dạ dày phơi khô, bột thu được bằng cách cạo thành dạ dày cũng rất giàu men dịch vị, sau khi cho vào sữa tươi, nó có thể khiến cho protein trong sữa đông tụ lại và tách váng sữa ra.
Dịch Huyền chia sữa ra làm theo hai cách là vì muốn quan sát sự khác biệt về chất lượng giữa hai loại phô mai được làm với cùng một lượng sữa cừu.
Trong ống tre vẫn còn một ít sữa cừu, Dịch Huyền đổ hết vào hũ thủy tinh, sau khi vặn chặt nắp, anh dùng một miếng vải gạc lớn quấn nó lại, sau đó cột một sợi dây rơm ở đáy hũ và trên miệng hũ rồi dùng hai tay cầm hai đầu của vải gạc quay theo hướng từ trong ra ngoài. Khi gạc đã được vặn chặt thì buông ra để cho hũ xoay tự do, sau khi ngừng quay thì nắm hai đầu để quay tiếp, lặp lại điều này trong hơn mười phút thì mở vải gạc ra, sữa cừu bên trong hũ thủy tinh đã xuất hiện rất nhiều cợn nhỏ, và đó là váng sữa cừu, cũng chính là bơ. Chất lỏng còn lại là sữa đặc.
Mở nắp hũ thủy tinh, tách váng sữa và sữa đặc ra, cho váng sữa vào vải gạc vắt bớt nước, rồi đặt vào hộp tre nhỏ ép thành hình chữ nhật, vậy là bơ đã được làm xong.
Tuy gọi là “bơ” nhưng bơ làm từ sữa cừu không có màu vàng nhạt mà có màu trắng ngà, thoáng có quầng vàng nhẹ và có mùi rất thơm.
Đêm tháng năm vẫn còn khá lạnh, đem bơ để ở bên ngoài, đợi nửa tiếng là bơ đã cứng lại rồi, sau đó lại cắt thành miếng nhỏ, một ít thì cất ở trong hầm, một ít thì để lại ăn khuya.
Lúc này đã gần mười giờ, Hà Điền lấy vài lát bánh mì khô cho vào khay nướng cho hơi nóng rồi phết một lớp bơ mới làm lên. Bánh mì nướng giòn tan, lớp bơ thì thơm phức. Ăn vậy thôi mà đã thấy hài lòng lắm rồi, nếu quết thêm một lớp mứt việt quất lên nữa thì lại càng tuyệt vời hơn.
Vì không cho thêm muối khi làm nên bơ thành phẩm phải ăn càng sớm càng tốt, dù bảo quản trong hầm nhưng tốt nhất nên ăn trong vòng một tuần, nếu không, mùi vị sẽ thay đổi. Nếu có thêm muối, thời hạn sử dụng có thể lâu hơn.
Ngày hôm sau, miếng phô mai được treo qua đêm cũng đã sẵn sàng cho bước tiếp theo.
Mở vải gạc ra, bên trong là những cục phô mai vụn màu trắng, mềm mịn, có thể vo thành nhiều hình dạng như nhào bột, hoặc cho vào khuôn để tạo thành hình, còn có thể thêm các loại hạt và trái cây sấy khô vào.
Dịch Huyền chọn một vài quả hạnh khô, cắt nhỏ rồi nhào với một miếng phô mai. Sau khi nhào đều thì kéo chúng thành những dải dài 4 hoặc 5 cm, dùng dao cắt thành những miếng to cỡ ngón tay, đưa cho Hà Điền: “Em nếm thử xem.”
Đêm qua Hà Điền đã bị chinh phục khi ăn bánh mì bơ, lúc này nếm thử một miếng phô mai sữa dê hạnh khô, chỉ cảm thấy trong miệng đầy hương thơm, vị ngọt của quả hạnh và vị ngọt dịu của sữa cừu rất vừa miệng.
Dịch Huyền tự mình ăn một miếng, rất hài lòng: “Thế nào? Đợi cừu của chúng ta lớn lên, mỗi ngày đều sẽ có gần hai lít sữa cừu, ngày nào cũng có thể ăn phô mai!”
Sau đó anh lại lấy một củ gừng, tách lấy chỗ non mềm, gọt vỏ, cắt miếng nhỏ, nhào vào chung với phô mai và hạnh khô, rồi cũng kéo thành sợi dài.
Hà Điền nếm thử, cảm thấy loại có thêm gừng này ăn càng ngon. Sữa cừu và hạnh khô đều có vị ngọt thanh, lúc ăn thì không cảm nhận được, nhưng sau khi ăn thì dư vị có chút ngán, gừng vừa vặn có thể trung hòa độ ngấy này, mà mùi thơm của gừng và hạnh khi kết hợp với nhau cũng rất kỳ diệu.
Sau đó, Dịch Huyền cắt nhỏ một ít hành lá và lá rau cần, thêm chút muối rồi nhào với phô mai, sau khi nhào thành sợi dài, anh còn nghiền một ít than tre rồi rắc lên thớt, lăn vài lần trên đó, lớp da của phô mai trở nên xám và bóng.
Món phô mai mặn này Hà Điền không đánh giá cao, nhưng lại là món khoái khẩu của Dịch Huyền.
Được thưởng thức món phô mai mới làm với nhiều hương vị khác nhau, cộng thêm mấy miếng bánh mì yến mạch dày cộm cùng với một ly trà lá tre nóng hổi. Sau khi ăn bữa sáng đầy calo này, thẳng đến buổi chiều họ cũng không thấy đói.
Ăn xong bữa sáng thì trời đã sáng choang, Hà Điền và Dịch Huyền tràn đầy năng lượng bắt tay vào làm chuồng cừu.
Hôm qua sau khi chứng kiến cảnh hai vợ chồng người thợ kia làm cửa sổ kính, hai người họ đã rất hứng khởi và thảo luận với nhau. Sau đó đưa ra kết luận là: Nếu muốn tăng tốc độ kỹ thuật, thì phải sử dụng các bộ phận tiêu chuẩn.
Bộ phận tiêu chuẩn là gì? Đó là các bộ phận có kích thước đồng nhất, chẳng hạn như các thanh gỗ được hai vợ chồng người làm cửa sổ đã sử dụng. Mỗi thanh dài một mét, có cùng kích thước mặt cắt ngang, cứ mười lăm cm lại có một rãnh hình thang, theo cách này, nếu muốn làm cửa sổ có chiều dài dưới một mét, vậy thì chỉ cần cưa bớt phần gỗ thừa, còn nếu muốn làm cửa sổ dài hơn, thì cưa sao cho dài hơn thanh gỗ gốc.
Các tấm lỗ mộng do Hà Điền làm lúc trước dùng để xây tường bên ngoài của ngôi nhà cũng có bản mẫu tiêu chuẩn như thế này, nhưng lúc đó cô cũng không để tâm cho lắm, vì trên thực tế, kích thước của gạch đều như nhau, nên nó cũng được xem là thước đo tiêu chuẩn.
Hà Điền vẽ lại bản vẽ, sửa đổi hình thức của các tấm, rồi lại ôm mấy viên gạch bê tông gai dầu đến, cùng Dịch Huyền xây thử một lúc, thảo luận một hồi, rồi vẽ lại bản vẽ và làm khuôn mới.
Chiều cao của bức tường gạch bê tông gai dầu mà họ làm thử đã được tăng lên 75 cm, chiều rộng của gạch là 15 cm và chiều cao cũng là 15 cm. Mặt trong của viên gạch được chia thành ba ô lưới rỗng, độ dày của lớp gạch là 3 cm, gạch có một đầu lồi và một đầu lõm, khi xây tường, các viên gạch sẽ được ghép lại cho khớp và khóa chặt lại với nhau. Khi cần dùng đến các độ dài khác nhau, chỉ cần cắt dọc theo lớp ruột rỗng để được các viên gạch có độ dài hai mươi lăm hoặc năm mươi. Ở đầu và cuối viên gạch có một lỗ có đường kính 2 cm, sau khi tường được xây một lớp, cứ cách một khoảng thì chèn một thanh tre vào, giống như các thanh thép được sử dụng xây nhà bê tông, để làm cho tường chắc chắn và ổn định hơn. Sau khi lát gạch xong, đổ xi măng vào những chỗ rỗng của viên gạch, thay vì dùng xi măng để trát từng viên gạch như xây bằng gạch xây truyền thống, cách làm này tiết kiệm được nhiều thời gian hơn. Ngay cả khi không phải là một thợ xây lành nghề, bạn cũng có thể xây một bức tường chỉ với thời gian ngắn.
Sau khi xác định bản vẽ, hai người bắt đầu làm khuôn mẫu.
Làm xong khuôn gỗ, họ không trộn bê tông gai dầu mà trộn bê tông sa thạch bazan. Lần này họ định thay khuôn mẫu từ gỗ thành khuôn bê tông, để mỗi lần đổ không cần phải cố định khuôn gỗ nữa.
Sau khi đổ hỗn hợp vào khuôn gỗ, Dịch Huyền cưa hai đoạn tre, Hà Điền cầm hai đầu đoạn tre hơ lửa ở giữa đoạn tre một lúc, để cho nó uốn cong lại, sau đó cưa hai đầu cho đồng đều, chờ cho đến khi bê tông ở trạng thái bán rắn thì cắm hai đoạn tre ở hai đầu viên gạch để làm hai tay cầm. Sau khi bê tông đóng rắn hoàn toàn, tay cầm bằng tre được tích hợp chắc chắn với khuôn bê tông. Muốn lật ngược khuôn hay tháo khuôn thì chỉ cần nắm tay cầm là được, rất dễ dàng thao tác.
Đổ xong một cặp khuôn, họ ăn trưa đơn giản rồi lại lên đường đến chợ phiên.
Lần này đến chợ, Hà Điền và Dịch Huyền làm tới luôn, họ đã mua cánh công xôn và máy cưa chạy bằng động cơ diesel rồi, vậy nên không sợ người khác thấy thuyền của họ chạy nhanh nữa. Động cơ siêu bền trộm lần trước cũng được lắp vào, đổ đầy dầu diesel, thay phiên sử dụng, lúc gần đến bãi sông thì tháo ra cất đi.
Có động cơ, thời gian đi và đến chợ được rút ngắn rất nhiều, nhất là khi đến đó, lộ trình hai đến ba tiếng đồng hồ giảm còn bốn mươi phút!
Lúc đến bãi sông cũng chỉ mới một giờ trưa.
Một lần nữa ngồi trên thuyền máy, Lúa Mì và cả Hà Điền đều đã thích nghi hơn ngày hôm qua nhiều.
Đến chợ, hai người tách riêng ra, Hà Điền mang theo hai miếng phô mai, một hộp bơ nhỏ, một lồng thỏ con rồi tiếp tục lái thuyền đi tìm Tam Tam trong làng, Dịch Huyền thì dẫn Lúa Mì vào chợ xem một chút, sau đó đi lấy vải dầu, muối, đường, bột gửi ở rạp hàng, rồi ra bến của chợ đợi Hà Điền.
Hà Điền đến bến thuyền của làng, tháo động cơ bỏ vào túi, xách lồng thỏ đi đến nhà Tam Tam.
Lúc này đã là buổi trưa, hầu hết người trong làng đều đã đến chợ, trong làng vô cùng yên tĩnh, tiếng lách cách của khung cửi nhà Tam Tam truyền đi rất xa.
Hà Điền kéo dây chuông cửa, người mở cửa là Tam Bảo, Tam Tam nghe thấy Hà Điền đến nên cũng đi ra.
Cô ấy nhìn con thỏ Hà Điền mang đến một hồi, hỏi phải nuôi nó như thế nào, lại kêu anh trai mình đi lấy mấy cọng cỏ cho cừu ăn để trêu chọc con thỏ, còn ôm trong tay vu.ốt ve: “Dễ thương quá.”
“Ăn cũng ngon nữa!” Hà Điền thấy Tam Tam như vậy, có chút sợ cô ấy đi theo con đường tà đạo “nuôi nhưng không ăn” của Dịch Huyền, liền nhanh chóng tiêm phòng cho cô ấy và Tam Bảo: “Thỏ sinh sản rất nhanh. Một tháng đẻ một lứa, một lứa ít nhất đến bảy tám con. Hai người nên chuẩn bị tâm lý đi!”
Hà Điền lại cho họ xem phô mai: “Món này chúng tôi làm từ sữa cừu. Là ý tưởng của Dịch Huyền đó. Anh ấy muốn nói với hai người ngày hôm qua kìa, nhưng đây là lần đầu tiên chúng tôi làm thử nên cũng không biết có làm được hay không. Anh ấy thảo ăn lắm, hôm nay làm xong liền kêu tôi đem hai miếng biếu hai người.”
Tam Bảo và Tam Tam quan sát phô mai rắn và bơ, sau đó lấy một lát bánh và trát chúng theo lời chỉ của Hà Điền rồi nếm thử. Họ rất ngạc nhiên. Họ có hai con cừu đang cho sữa, mỗi ngày thu gần hai lít, sau khi thời tiết ấm lên, sản lượng sữa của cừu cũng sẽ tăng lên, họ đang lo lắng không biết phải làm sao, bỏ thì tiết mà không bỏ thì uống không hết, dù có cất ở trong hầm thì cũng không giữ được vài ngày.
Nếu nó có thể làm thành phô mai, thời hạn sử dụng sẽ lâu hơn, còn có thêm một khoản thu nhập nữa.
Trước Khi đến Hà Điền đã viết sẵn phương pháp làm phô mai và bơ, lúc này đưa cho Tam Tam: “Dịch Huyền nói sau khi thêm muối vào phô mai, đặt nó vào trong khuôn gỗ rồi dùng đá và vật nặng đè lại, để ở nơi râm mát và thoáng khí, phô mai càng ít độ ẩm thì thời gian bảo quản sẽ càng lâu. Có điều chúng tôi vẫn chưa có thời gian làm thử nên hai người hãy tự mình tìm hiểu đi nhé. Anh ấy còn nói loại phô mai cứng nhất cứng như đá vậy đó, khi ăn phải dùng bàn bào sắt bào thành vụn.”
Dịch Huyền cũng nói, bơ cũng có thể được thêm muối để kéo dài thời gian bảo quản, ngoài ra, dùng bơ nhào bột có thể làm được rất nhiều món bánh ngon.
Đang nói chuyện, lại có người gõ cửa, Tam Bảo vừa mở cửa, Hà Điền sửng sốt, cười hỏi: “Sao anh lại đến đây?”
Đứng ngoài cửa là Dịch Huyền.
Bên cạnh anh là một người đàn ông thô kệch cao gần hai mét.
Tác giả :
Dục Hoả Tiểu Hùng Miêu