Cuộc Đời Của Pi
Chương 6
Tôi có cái may được học một số thầy giáo giỏi trong thủa thiếu thời, những người này, cả đàn ông và đàn bà, đã thâm nhập vào cái đầu tôi và đánh lên một que diêm. Một trong số họ là ông Satish Kumar, thầy dạy môn sinh học ở trường Petit Seminaire và là một người cộng sản tích cực luôn hy vọng Tamil Nadu sẽ thôi bầu các minh tinh màn bạc lên nắm chính quyền và theo gương xứ Kerala. Ông có bề ngoài rất đặc biệt. Đỉnh đầu ông hói và nhọn lại có những ngấn sệ dưới cằm rất kì, rồi đôi vai hẹp chạy xuôi xuống cái bụng khổng lồ như cái chân núi, chỉ tội là quả núi ấy lại lơ lửng trên không, vì cái bụng phệ đột ngột biến mất theo chiều ngang vào hai cái ống quần. Điều bí ẩn đối với tôi là không biết đôi chân khẳng khiu ấy chống đỡ cái khối nặng thân hình ông bằng cách gì, nhưng chúng đỡ được, mặc dù đôi lúc chúng chuyển động rất lạ, như thể hai đầu gối ông cứ cong ra cong vào theo các hướng khác nhau. Cơ thể ông cấu tạo theo kỉ hà học: trông ông như hai tam giác, cái nhỏ cái to, thăng bằng trên hai đường kẻ song song. Nhưng sinh động, còn sần sùi là đằng khác, với những túm lông đen tua tủa đâm ra từ hai lỗ tai. Và thân thiện. Nụ cười ông dường như chiếm hết đáy của cái đầu hình tam giác.
Ông Kumar là người vô thần nhiệt thành đầu tiên mà tôi từng biết. Tôi phát hiện điều này không phải trong lớp học mà là ở vườn thú. Ông ta là vị khách thường xuyên, là người đọc kĩ hết các bảng mô tả và khâm phục tất cả các con vật mà ông đã thấy. Với ông, con vật nào cũng là một chiến thắng của logic và cơ giới, và thiên nhiên nói chung là một minh họa tuyệt hảo của khoa học. Trong tai ông, khi một con vật cảm thấy động lực giao phối, nó nói Gregor Mendel , nhắc đến vị cha đẻ của ngành di truyền học, còn khi đến lúc khoe lông khoe sức của mình thì là Charle Darwin , cha đẻ của thuyết chọn lọc tự nhiên, và những gì mà chúng ta coi là những tiếng hí, gầm, rú, rít, khịt, hót, hét... thì với ông là những âm hưởng của các ngoại ngữ thật sự. Khi ông Kumar đến thăm vườn thú, đó là để bắt mạch vũ trụ, và trí khôn thăm dò của ông luôn luôn khẳng định với ông rằng mọi vật có trật tự, rằng mọi vật là trật tự. Ông rời vườn thú với cảm giác được tươi mới trở lại một cách khoa học.
Lần đầu tiên tôi thấy khuôn hình tam giác của ông đang thao thao bất tuyệt về vườn thú, tôi không dám đến gần ông. Tôi ưa thích ông trong tư cách một thầy giáo bao nhiêu thì tôi cũng e dè ông như thần dân đối với quan phụ mẫu bấy nhiêu. Quả thật tôi có sợ ông chút ít. Tôi quan sát ông từ xa. Ông đã vừa đi đến chỗ hố nuôi tê giác. Hai con tê giác Ấn Độ là trung tâm thu hút khách đến xem nhờ có lũ dê. Tê giác là loài vật cần có giao tiếp xã hội. Khi chúng tôi có được Peak, một con tê giác đực còn non, nó có biểu hiện buồn chán vì bị cách ly và ngày càng bỏ ăn. Trong khi chưa tìm được một con tê giác cái, cha tôi muốn áp dụng một biện pháp tức thời và nghĩ đến việc thử xem Peak có chịu sống chung với một bầy dê hay không. Nếu nó chịu, chúng tôi sẽ cứu được một con vật quý. Còn không thì cũng chỉ mất một vài con dê. Thật tuyệt vời. Peak và bầy dê không rời nhau nửa bước, ngay cả khi có Summit về sống cùng. Lúc bấy ngờ, khi cặp tê giác tắm dười nước thì bầy dê đứng xung quanh mép hồ, còn khi dê ăn ở góc của chúng, Peak và Summit đứng ngay cạnh như thể canh gác cho bạn. Dân chúng đi xem rất khoái cảnh chung sống này.
Ông Kumar ngẩng lên và thấy tôi. Ông mỉm cười, một tay vịn hàng rào, tay kia vẫy tôi lại gần.
Chào Pi, ông nói.
Chào thầy ạ. Thầy đến thăm vườn thú thế này thật tốt quá.
Tôi vẫn thường đến mà. Có thể nói đây là ngôi đền của tôi. Thật là thú vị kìa... Ông đang nói về đám tê giác và dê. Nếu chúng ta có các nhà chính trị như những con dê và tê giác kia, đất nước sẽ đỡ linh tinh lắm. Không may là chúng ta lại có một ngài thủ tướng có đủ hết bộ giáp trụ của tê giác nhưng thiếu hết những ý thức tốt đẹp của nó.
Tôi có biết gì nhiều về chính trị đâu. Cha với mẹ tôi luôn luôn phàn nàn về bà Gandhi, nhưng chuyện đó chẳng có ý nghĩa gì mấy đối với tôi. Bà Gandhi sống mãi tận miền Bắc, đâu có ở trong vườn thú mà cũng chẳng ở Pondicherry. Dù sao tôi thấy mình cũng phải nói cái gì đó.
Tôn giáo sẽ cứu chúng ta, tôi nói. Từ khi tôi có trí nhớ, tôn giáo đã rất gần gụi trong tôi.
Tôn giáo? Ông Kumar cười ngoác miệng. Tôi không tin vào tôn giáo. Tôn giáo là tăm tối.
Tăm tối? Thật khó hiểu. Tôi nghĩ không thể thế được. Tôn giáo là ánh sáng. Liệu ông ta có đang thử tôi không đây? Liệu ông có đang nói Tôn giáo là tăm tối theo kiểu đôi khi ông nói ở trên lớp, ví dụ như Các loài có vú đẻ trứng , chỉ cốt để xem có ai bẻ lại không mà thôi.
Không có lí do gì để đi quá cách giải thích của khoa học và không có lí lẽ lành mạnh nào để tin vào bất kì cái gì ngoài những trải nghiệm giác quan của chúng ta. Chỉ cần một đầu óc sáng sủa một chút, một ý thức quan sát các chi tiết và một chút hiểu biết khoa học cũng đủ lột trần tôn giáo như một thứ dị đoan vô bổ. Không, làm gì có Thượng đế.
Có đúng là ông ấy nói vậy không? Hay là tôi đang nhớ lại những lời của các nhân vật vô thần khác về sau này? Dù sao những lời ấy cũng là một cái đó. Trước đấy, tôi chưa bao giờ nghe những thứ tương tự như thế.
Tai sạo phải chịu đựng tăm tối. Mọi vật đều ở ngay đây, rõ ràng, chỉ cần ta nhìn cho cẩn thận.
Ông chỉ con Peak. Ấy, dù tôi vẫn rất khâm phục Peak, tôi chưa bao giờ nghĩ rằng một con tê giác cũng là một cái bóng đèn sáng.
Ông nói tiếp: Có người nói Thượng đế đã chết trong thời chia cắt đất nước ta
Điều đó hơi quá đối với tôi. Giọng nói thì vừa phải - có tình và can đảm - nhưng các chi tiết có vẻ nhợt nhạt. Tôi lặng thinh. Không phải vì sợ phật lòng ông Kumar. Điều tôi sợ hơn là trong một vài lời thôi ông có thể sẽ phá hủy hết những gì tôi đã yêu. Nhỡ những lời ông nói lại khiến cho tôi mắc bệnh bại liệt thì sao nào? Căn bệnh đó hẳn phải khủng khiếp lắm vì nó có thể giết chết cả Thượng đế trong lòng một con người.
Ông bước đi, khập khà khập khiễng trên mặt biển hoang dại vốn chỉ là mặt đất yên ổn dưới chân. Đừng quên bài kiểm tra ngày thứ Ba nhé. Học cho tốt, 3.14 nhé!
Vâng, thưa thầy Kumar.
Ông trở thành thầy giáo tôi ưa thích nhất ở Petit Semiraire và là lí do khiến tôi theo học ngành động vật học Toronto. Tôi cảm thấy có mối thân tình với ông. Đó là cái đầu mối tiên khởi cho tôi hiểu rằng những người vô thần là anh chị em có một niềm tin khác của tôi, rằng mỗi lời họ nó đều là những lời nói của niềm tin. Cũng như tôi, họ đi đến tận cùng trên đôi chân của lí trí - rồi cất bước nhảy theo lòng tin.
Tôi phải trung thực về chuyện này. Những người vô thần không làm tôi khó chịu, mà là những kẻ hoài nghi. Tính hoài nghi cũng có công dụng, nhưng cho một lúc thôi. Chúng ta ai cũng phải qua chỗ Đồi Sọ (1). Nếu Đấng Christ còn phải chơi với hoài nghi, thì chúng ta tất cũng đều phải vậy. Nếu Đấng Christ đã phải qua một đêm cầu nguyện khẩn thiết trong đau khổ, nếu Người đã kêu lên trên thập giá: Cha ơi, Cha ơi, sao Cha nỡ bỏ con? , thì tất nhiên chúng ta ai cũng có quyền nghi hoặc. Nhưng chúng ta phải bước tới. Lấy hoài nghi làm triết lí sống ở đời thì cũng như lấy sự bất động làm phương tiện giao thông vậy.
Tôi đã học được bài học rằng một con vật là một con vật, cơ bản và thực tế là khác hẳn chúng ta, những hai lần: một lần với cha tôi, và một lần với Richard Parker.
Đó là một buổi sáng Chủ Nhật. Tôi đang tha thẩn chơi một mình thì cha tôi gọi:
“Các con, hãy ra đây.”
Có chuyện gì rồi. Giọng nói của cha làm reo một cái chuông báo động tí tẹo trong đầu tôi. Tôi vội kiểm điểm lại lương tâm. Không có gì cả. Chắc hẳn phải là Ravi thôi. Không biết Ravi có chuyện gì đây. Tôi bước vào phòng khách. Mẹ ở đó. Không bình thường chút nào. Việc kỷ luật con cái, cũng giống như việc chăm sóc súc vật, thường chỉ là việc của cha. Ravi vào cuối cùng, mặt đầy vẻ tội lỗi.
“Ravi, Piscine, cha có một bài học rất quan trọng cho các con hôm nay.”
“Ôi, có thực cần thiết không mình?” Mẹ nói. Mặt mẹ ửng đỏ.
Tôi nuốt nước bọt. Nếu mẹ, thường bình tĩnh và thản nhiên là thế, mà bây giờ có vẻ lo lắng đến độ bực bội thế kia, thì có nghĩa là có chuyện gì nghiêm trọng thật rồi. Tôi và Ravi lén nhìn nhau.
“Có. Rất cần.” Cha nói, có vẻ khó chịu. “Bài học này có thể sẽ cứu mạng sống của chúng.”
Cứu mạng sống của chúng tôi! Cái chuông báo động trong đầu tôi không còn bé tí tẹo nữa, nó trở thành quả chuông khổng lồ, giống như quả chuông của ngôi nhà thơ Tâm Thiêng của Giáo hội Jesus mà chúng tôi vẫn nghe thấy, không xa vườn thú là mấy.
Mẹ vẫn chưa chịu: “Piscine? Nó mới lên tám.”
“Nó là đứa mà tôi lo lắng nhiều nhất.”
“Con vô tội!” Tôi òa lên. “Lỗi ở anh Ravi hết, gì cũng là lỗi của anh ấy hết ạ!”
“Cái gì?” Ravi kêu. “Con có làm cái gì sai trái đâu cơ chứ.” Rồi anh nhìn tôi hằn học.
“Lặng im nào!” Cha tôi nói, giơ tay lên. Cha đang nhìn thẳng vào mẹ. “Gita, em đã thấy Piscine rồi đấy. Nó đang tuổi với bọn nhóc suốt ngày loăng quăng và thọc mũi vào khắp mọi nơi.“
Tôi ư? Một thằng loăng quăng? Một thằng thọc mũi vào khắp mọi nơi? Đâu có phải thế? Không phải thế! Mẹ ơi, hãy bảo vệ con đi mẹ, tôi khẩn khoản trong lòng. Nhưng mẹ chỉ thở dài và gật đầu, dấu hiệu cho thấy cái việc khủng khiếp kia sẽ được thi hành.
"Đi theo cha.“
Chúng tôi đi như một bọn tử tù ra pháp trường.
Chúng tôi ra khỏi nhà, bước qua cổng, vào vườn thú. Hãy còn sớm và vườn thú còn chưa mở cửa cho công chúng vào.
Những người coi thú và làm vườn đang làm các công việc của họ. Tôi thấy Sitaram, người trông nom bọn khỉ độc, người tôi có cảm tình nhất. Anh đang dừng tay đưa mắt nhìn theo chúng tôi. Chúng tôi đi qua khu chuồng chim, gấu, khỉ độc, khỉ con, tê giác, voi, hươu cao cổ. Chúng tôi đến chỗ hổ, sư tử và báo hoa. Bubu, người chăm sóc chúng, đang chờ ở đó. Chúng tôi đi vòng xuống con đường quanh chuồng, và anh mở khóa cánh cửa dẫn vào chuồng, nằm trên một hòn đảo nhỏ giữa hào nước. Chúng tôi bước vào. Đó là một cái hang xi-măng rộng và tối, hình tròn, nóng và ẩm, sặc mùi nước đái hổ. Khắp xung quanh là những chuồng lớn ngăn với nhau bởi những song sắt to vật sơn xanh lá cây. Một luồng ánh sáng vàng vọt lọt xuống từ những ổ cửa trên trần. Qua các lối ra của chuồng, chúng tôi có thể nhìn thấy cây cối trên đảo, tràn ngập ánh mặt trời. Các ngăn chuồng rỗng không – trừ một ngăn: Mashisha, con hổ Bengal đầu đàn của chúng tôi, một con vật dài rộng và to lớn, nặng gần hai tạ rưỡi, đang bị nhốt trong chuồng. Đúng lúc chúng tôi bước vào, nó đứng dựa vào các chấn song và bắt đầu gầm gừ rất sâu trong cổ, cặp tai nó ép sát vào đầu và đôi mắt tròn xoe dán chặt vào Babu. Tiếng gầm gừ của nó to và vang đến nỗi tưởng như làm cả khu chuồng rung lên. Đầu gối tôi bắt đầu run. Tôi nép vào mẹ. Mẹ cũng run. Ngay cha tôi cũng có vẻ đang trấn tĩnh lại. Chỉ có Babu vẫn tỉnh bơ như không trước tiếng gầm và cái nhìn xoáy vào anh ta như lưỡi khoan. Anh đã được thử thách để tin tưởng vào các chấn song sắt. Mashisha bắt đầu đi đi lại lại trong giới hạn của chuồng.
Cha quay sang chúng tôi. "Con vật gì đây?” Cha quát để át được tiếng gầm gừ của Mashisha.
“Dạ, con hổ ạ,” Ravi và tôi đồng thanh, ngoan ngoãn chỉ ra điều hiển nhiên không thể nhầm lẫn.
“Hổ có nguy hiểm không?”
“Thưa cha có ạ, hổ nguy hiểm ạ.”
“Hổ rất nguy hiểm,” cha hét lên. “Cha muốn các con hiểu rằng không bao giờ, trong bất cứ hoàn cảnh nào, được chạm đến một con hổ, vuốt ve một con hổ, thò tay qua song sắt chuồng hổ, và ngay cả đến gần một cái chuồng hổ. Đã rõ chưa? Ravi?”
Ravi gật đầu lia lịa.
“Piscine?”
Tôi gật đầu còn lia lịa hơn.
Cha nhìn tôi chằm chặp.
Tôi gật đầu mạnh đến nỗi lấy làm ngạc nhiên sao chưa bị gẫy cổ và rơi đầu xuống sàn lúc đó.
Tôi muốn có vài lời tự bạch rằng, mặc dù tôi có thể đã nhân cách hóa các con vật đến mức chúng có thể nói trôi chảy được tiếng Anh, với đám chim trĩ than phiền bằng giọng quý phái Anh chính hiệu rằng trà của chúng nguội quá, và bọn khỉ đầu chó bàn bạc kế hoạch chạy trốn sau khi cướp nhà băng bằng giọng găng-tơ Mỹ đặc sệt, nhưng tôi lúc nào cũng tỉnh táo và ý thức được rằng đó chỉ là những huyễn hoặc mà thôi. Tôi hoàn toàn cố tình khoác cho những con vật hoang dã những bộ cánh hiền lành của trí tưởng tượng. Song tôi không bao giờ mụ mị đến hoang tưởng về bản chất thực của chúng. Cái mũi thọc mạch của tôi tỉnh táo hơn thế. Không hiểu sao mà cha tôi lại nghĩ rằng đứa con út của ông lại có thể ngứa ngáy đến mức bước chân vào chuồng một con thú dữ ăn thịt được kia chứ. Nhưng cho dù nỗi lo lạ lùng ấy của cha có nguồn gốc ở đâu đi nữa – mà cha là người cả lo – rõ ràng là ông đã quyết tâm phải trừ bỏ mối này trong buổi sáng hôm đó.
“Để cha cho các con thấy loài hổ nguy hiểm đến mức nào,” cha tiếp tục nói. “Cha muốn các con ghi nhớ bài học này suốt đời.”
Cha quay sang gật đầu với Babu. Babu đi ra. Mashisha đưa mắt nhìn theo anh ta và không chịu rời khỏi đầu của mà Babu vừa đi qua. Vài giây sau, Babu trở lại, vác theo một con dê đã trói hết chân vào với nhau. Mẹ ôm lấy tôi từ phía sau. Tiếng gầm gừ của Mashisha biến thành một tiếng tru ầm ào sâu tít bên trong cổ.
Babu mở khoá, mở cửa, bứơc vào, khép và khóa cửa một ngăn chuồng ngay cạnh chuồng Mashisha. Hai ngăn cách nhau bằng các sập cửa và các chấn song. Mashisha lập tức bám vào hàng chấn song đó, cào cấu chúng. Nó bắt đầu thêm vào tiếng gầm gừ kéo dài những tiếng hộc mạnh mẽ như có thuốc nổ. Babu đặt con bê xuống sàn; hai bên sườn con vật phập phồng dữ dội, lưỡi nó thè lè khỏi mồm, và mắt nó trợn ngược. Babu cởi trói cho con dê. Nó đứng lên. Babu ra khỏi chuồng cũng thận trọng như khi vào. Ngăn chuồng đó có hai mức sàn, một mức ngang với chỗ chúng tôi đang đứng, một mức nữa ở phía sau, cao hơn độ một thước, dẫn ra phía ngoài đảo. Con dê lập cập trèo lên sàn trên. Mashisha, không để ý gì đến Babu nữa, chuyển động trong căn chuồng của nó theo bước đi của con dê trong một dáng điệu uyển chuyển như nước chảy. Nó phủ phục và nằm im, cái đuôi đung đưa chậm rãi là dấu hiệu căng thẳng duy nhất.
Babu bước lên chỗ cái cửa sập ngăn giữa hai căn chuồng và bắt đầu kéo nó lên. Biết là sắp được thỏa mãn, Mashisha im phăng phắc. Tôi nghe thấy hai thứ vào giây phút đó: cha nói: “Đừng bao giờ quên bài học này” trong khi ông nhìn lên một cách nghiêm nghị; và tiếng kêu be be của con dê. Chắc nó đã kêu lảnh lót như vậy ngay từ đầu, chỉ có điều đến lúc ấy tôi mới nghe thấy.
Tôi thấy bàn tay mẹ áp chặt lên chỗ tim tôi đang đập thình thịch.
Cái cửa sập kêu rít lên mấy tiếng. Mashisha không tự chủ được nữa – trông có vẻ như sắp nổ tung qua các chấn song sắt. Nó có vẻ lưỡng lự, không biết nên ở nguyên tại chỗ, gần chỗ con mồi nhất nhưng lại không thể với được tới, hay là chuyển xuống sàn dưới, xa con mồi hơn nhưng lại gần cái cửa sập hơn. Nó vươn người lại và bắt đầu gầm gừ.
Con dê bắt đầu nhảy. Nó nhảy cao lạ lùng. Tôi không ngờ dê lại có thể nhảy cao đến thế. Song phía sau căn chuồng là một bức tường xi măng cao và nhẵn nhụi.
Thình lình, cánh cửa sập nhẹ nhàng trượt lên. Rồi yên lặng trở lại, chỉ nghe tiếng con dê kêu và tiếng móng chân nó gõ liên hồi xuống sàn.
Một dòng thác màu đen và da cam chảy ào từ căn chuồng nay sang căn chuồng kia.
Bình thường, người ta không cho hổ báo ăn một ngày mỗi tuần, để mô phỏng theo điểu kiện sống của chúng ngoài hoang dã. Về sau chúng tôi được biết là cha đã ra lệnh bỏ đói Mashisha trong 3 ngày liền.
Không biết là tôi có nhìn thấy máu trước khi nhào vào lòng mẹ hay là tôi đã vẽ ra máu trong kí ức mình sau này bằng những nét bút lông to bè. Nhưng mà tôi nghe thấy. Đủ hãi hùng để thổi tắt ngấm những tia sáng của sự sống chỉ biết ăn chay ra khỏi linh hồn tôi. Mẹ lập cập ôm lùa chúng tôi ra khỏi đó. Chúng tôi sợ phát cuồng. Mẹ tức giận thật sự.
“Sao anh có thể thế được, anh Santosh? Chúng nó chỉ là trẻ con! Anh đã làm chúng sợ hãi đến hết đời!”
Giọng mẹ nóng giận và run rẩy. Tôi thấy cả nước mắt đọng trong mắt mẹ. Tôi cảm thấy dễ chịu hơn.
“Gita, con chim nhỏ của anh, cũng là vì chúng mà thôi. Chuyện gì sẽ xảy ra nếu Piscine thò tay qua chấn song chuồng hổ một ngày nào đó để vuốt ve bộ lông da cam đẹp đẽ kia? Thà mất con dê còn hơn, phải không nào?”
Giọng cha êm, gần như thì thầm. Trông cha rất căng thẳng. Cha chưa khi nào gọi mẹ là “con chim nhỏ của anh” trước mặt chúng tôi.
Anh em tôi quấn chặt lấy mẹ. Cha ôm lấy chúng tôi. Nhưng bài học chưa hết, mặc dù phần sau có vẻ nhẹ nhàng hơn.
Cha dẫn chúng tôi tới chỗ sư tử và báo.
“Có một người mất trí ở Australia có võ karate đến hắc đai. Hắn ta muốn chứng tỏ sức mạnh của mình với sư tử. Hắn thua. Thậm tệ. Người ta chỉ tìm thấy một nửa thi thể của hắn vào sáng hôm sau.”
“Vâng, thưa cha.”
Đến bọn gấu Hymalaya và gấu cu li.
“Chỉ một nhát cào của các con vật củ mỉ cù mì kia cũng đủ ruột gan các con lòi đầy mặt đất.”
“Vâng, thưa cha.”
Bọn hà mã.
“Với cái mõm mềm mại và mỡ màng kia, chúng sẽ nghiền nát thân thể các con thành một đống bầy nhầy. Lên cạn, chúng chạy còn nhanh hơn các con.”
“Vâng, thưa cha.”
Bọn linh cẩu.
“Những bộ hàm khoẻ nhất trong thiên nhiên. Đừng tưởng chúng hèn nhát hoặc chỉ biết ăn thịt chim chóc. Chúng không nhát và không ăn thịt chim! Chúng sẽ ăn ngay các con khi các con vẫn còn sống hẳn hoi.”
“Vâng, thưa cha.”
Bọn khỉ độc.
“Khỏe bằng mười người. Chúng bẻ xương các con như bẻ que. Cha biết vài con đã từng được nuôi chơi trong nhà và các con đã từng đùa rỡn với chúng khi chúng còn bé. Nhưng bây giờ chúng đã lớn, hoang dại và khó lường.”
“Vâng, thưa cha.”
Bọn đà điểu.
“Trông xơ xác và ngốc nghếch, phải không nào? Hãy nghe đây: chúng là một trong những loài vậy nguy hiểm nhất trong vườn thú. Chỉ một cú đá của chúng thôi là đủ bẻ gẫy xương sống xương sườn của con rồi.”
“Vâng, thưa cha.”
Bon hươu sao.
“Thật xinh đẹp, phải không nào? Nếu các con đực cảm thấy cần thiết, nó sẽ tấn công các con và những nhánh sừng ngắn ngủi kia sẽ xuyên thủng các con như dao găm vậy.”
“Vâng, thưa cha.”
Bọn lạc đà Arập.
“Một miếng đớp của nó thôi là các con đi toi mảng thịt xương rồi.”
“Vâng, thưa cha.”
Bọn thiên nga đen. “Với những cái mỏ kia, chúng sẽ bổ vỡ sọ các con. Và sẽ bẻ chân tay các con bằng những đôi cánh của chúng.”
“Vâng, thưa cha.”
Bọn chim lau nhau.
“Chúng sẽ cắt đứt ngón tay của các con bằng mỏ nhọn như thể tay các con là bơ vậy.”
“Vâng, thưa cha.”
Lũ voi.
“Con vật nguy hiểm nhất tất cả. Trong vườn thú voi là con vật đã giết chết nhiều người làm và khách tham quan nhất. Một con voi non sẽ có thể xé rời chân tay và giày xéo thân thể các con thành bẹp gí. Đó là số phận của một người làm trong một vườn thú bên châu Âu, đã dám trèo vào chuồng voi qua một cửa sổ. Một con voi chín chắn hơn, bình tĩnh hơn, sẽ nghiền nát các con vào tường hoặc ngồi lên các con. Nghe thì buồn cười đấy - những hãy nghĩ mà xem!”
“Vâng, thưa cha.”
“Còn nhiều các con chúng ta không thể đến được. Đừng tưởng chúng vô hại. Sinh vật nào cũng biết tự vệ, không kể to nhỏ. Con vật nào cũng dữ tợn và nguy hiểm cả. Nó có thể không giết chết các con, nhưng chắc chắn sẽ làm các con thương tổn. Nó sẽ cào cấu, cắn xé và các con chỉ việc đợi đó để bị nhiễm trùng, sưng tấy và đầy mủ, rồi thì sốt cao và mười ngày trong bệnh viện."
“Vâng, thưa cha.”
Chúng tôi đến chỗ bọn chuột khoang, loài vật duy nhất bị cha tôi ra lệnh bỏ đói cùng với Mashisha. Chúng không được ăn bữa tối hôm trước. Cha mở khoá chuồng. Ông lấy ra một túi đồ ăn trong túi quần và dốc hết xuống sàn. “Các con thấy những con chuột khoang này chứ?”
“Vâng, thưa cha.”
Các chú chuột run rẩy vì mệt khi chúng hối hả gậm nhấm những hạt ngô.
“Này, này… cha cuối xuống bế một con lên tay. Chúng không nguy hiểm đâu.” Đám chuột chảy tản ra ngay lập tức.
Cha cười. Ông đưa cho tôi con chuột khoang đang còn kêu lí nhí. Ông đã chuẩn bị cho bài học kết thúc một cách nhẹ nhàng.
Con chuột khoang căng thẳng nép mình trong cánh tay tôi. Một con còn non. Tôi bước đến chuồng và thận trọng đặt nó xuống sàn. Nó chạy vụt đến bên mẹ nó. Lí do duy nhất khiến những con chuột khoang này không gây nguy hiểm – nghĩa là không gây đổ máu bằng răng và móng của chúng – là chúng thực sự đã đựơc thuần hóa. Nếu không, túm một con chuột khoang hoang dã bằng đôi bàn tay trần sẽ giống như túm một con dao đằng lưỡi.
Bài học kết thúc. Ravi và tôi nín lặng và né tránh cha suốt một tuần. Mẹ cũng lờ cha đi. Khi tôi đi qua chỗ bọn tê giác, tôi tưởng tượng rằng chúng đang cúi đầu buồn bã vì đã mất một trong số những bạn bè thân thiết của chúng.
Nhưng biết làm sao được khi ta yêu quý cha? Cuộc sống cứ tiếp tục và ta đừng có mà chạm đến hổ. Chỉ trừ có chuyện là tôi đã trót đổ tội vu vơ cho anh Ravi sáng hôm đó và bây giờ thì coi như đã chết rồi. Trong nhiều năm sau, khi Ravi muốn khủng bố tôi, anh sẽ rít lên khe khẽ vào tận tai tôi, “Hãy cứ đợi cho đến khi chỉ còn mày với tao. Mày sẽ là con dê tiếp theo đấy!”
Chú thích
(1): Đồi Sọ, nguyên văn Gethsemane, (theo bản dịch Tân Ước của Phan Khôi) là tên quả đồi nơi Jesus ẩn trốn và cầu nguyện trước khi bị quân La Mã bắt.
(2): Chữ Latinh, nghĩa là con vật mang hình người
Ông Kumar là người vô thần nhiệt thành đầu tiên mà tôi từng biết. Tôi phát hiện điều này không phải trong lớp học mà là ở vườn thú. Ông ta là vị khách thường xuyên, là người đọc kĩ hết các bảng mô tả và khâm phục tất cả các con vật mà ông đã thấy. Với ông, con vật nào cũng là một chiến thắng của logic và cơ giới, và thiên nhiên nói chung là một minh họa tuyệt hảo của khoa học. Trong tai ông, khi một con vật cảm thấy động lực giao phối, nó nói Gregor Mendel , nhắc đến vị cha đẻ của ngành di truyền học, còn khi đến lúc khoe lông khoe sức của mình thì là Charle Darwin , cha đẻ của thuyết chọn lọc tự nhiên, và những gì mà chúng ta coi là những tiếng hí, gầm, rú, rít, khịt, hót, hét... thì với ông là những âm hưởng của các ngoại ngữ thật sự. Khi ông Kumar đến thăm vườn thú, đó là để bắt mạch vũ trụ, và trí khôn thăm dò của ông luôn luôn khẳng định với ông rằng mọi vật có trật tự, rằng mọi vật là trật tự. Ông rời vườn thú với cảm giác được tươi mới trở lại một cách khoa học.
Lần đầu tiên tôi thấy khuôn hình tam giác của ông đang thao thao bất tuyệt về vườn thú, tôi không dám đến gần ông. Tôi ưa thích ông trong tư cách một thầy giáo bao nhiêu thì tôi cũng e dè ông như thần dân đối với quan phụ mẫu bấy nhiêu. Quả thật tôi có sợ ông chút ít. Tôi quan sát ông từ xa. Ông đã vừa đi đến chỗ hố nuôi tê giác. Hai con tê giác Ấn Độ là trung tâm thu hút khách đến xem nhờ có lũ dê. Tê giác là loài vật cần có giao tiếp xã hội. Khi chúng tôi có được Peak, một con tê giác đực còn non, nó có biểu hiện buồn chán vì bị cách ly và ngày càng bỏ ăn. Trong khi chưa tìm được một con tê giác cái, cha tôi muốn áp dụng một biện pháp tức thời và nghĩ đến việc thử xem Peak có chịu sống chung với một bầy dê hay không. Nếu nó chịu, chúng tôi sẽ cứu được một con vật quý. Còn không thì cũng chỉ mất một vài con dê. Thật tuyệt vời. Peak và bầy dê không rời nhau nửa bước, ngay cả khi có Summit về sống cùng. Lúc bấy ngờ, khi cặp tê giác tắm dười nước thì bầy dê đứng xung quanh mép hồ, còn khi dê ăn ở góc của chúng, Peak và Summit đứng ngay cạnh như thể canh gác cho bạn. Dân chúng đi xem rất khoái cảnh chung sống này.
Ông Kumar ngẩng lên và thấy tôi. Ông mỉm cười, một tay vịn hàng rào, tay kia vẫy tôi lại gần.
Chào Pi, ông nói.
Chào thầy ạ. Thầy đến thăm vườn thú thế này thật tốt quá.
Tôi vẫn thường đến mà. Có thể nói đây là ngôi đền của tôi. Thật là thú vị kìa... Ông đang nói về đám tê giác và dê. Nếu chúng ta có các nhà chính trị như những con dê và tê giác kia, đất nước sẽ đỡ linh tinh lắm. Không may là chúng ta lại có một ngài thủ tướng có đủ hết bộ giáp trụ của tê giác nhưng thiếu hết những ý thức tốt đẹp của nó.
Tôi có biết gì nhiều về chính trị đâu. Cha với mẹ tôi luôn luôn phàn nàn về bà Gandhi, nhưng chuyện đó chẳng có ý nghĩa gì mấy đối với tôi. Bà Gandhi sống mãi tận miền Bắc, đâu có ở trong vườn thú mà cũng chẳng ở Pondicherry. Dù sao tôi thấy mình cũng phải nói cái gì đó.
Tôn giáo sẽ cứu chúng ta, tôi nói. Từ khi tôi có trí nhớ, tôn giáo đã rất gần gụi trong tôi.
Tôn giáo? Ông Kumar cười ngoác miệng. Tôi không tin vào tôn giáo. Tôn giáo là tăm tối.
Tăm tối? Thật khó hiểu. Tôi nghĩ không thể thế được. Tôn giáo là ánh sáng. Liệu ông ta có đang thử tôi không đây? Liệu ông có đang nói Tôn giáo là tăm tối theo kiểu đôi khi ông nói ở trên lớp, ví dụ như Các loài có vú đẻ trứng , chỉ cốt để xem có ai bẻ lại không mà thôi.
Không có lí do gì để đi quá cách giải thích của khoa học và không có lí lẽ lành mạnh nào để tin vào bất kì cái gì ngoài những trải nghiệm giác quan của chúng ta. Chỉ cần một đầu óc sáng sủa một chút, một ý thức quan sát các chi tiết và một chút hiểu biết khoa học cũng đủ lột trần tôn giáo như một thứ dị đoan vô bổ. Không, làm gì có Thượng đế.
Có đúng là ông ấy nói vậy không? Hay là tôi đang nhớ lại những lời của các nhân vật vô thần khác về sau này? Dù sao những lời ấy cũng là một cái đó. Trước đấy, tôi chưa bao giờ nghe những thứ tương tự như thế.
Tai sạo phải chịu đựng tăm tối. Mọi vật đều ở ngay đây, rõ ràng, chỉ cần ta nhìn cho cẩn thận.
Ông chỉ con Peak. Ấy, dù tôi vẫn rất khâm phục Peak, tôi chưa bao giờ nghĩ rằng một con tê giác cũng là một cái bóng đèn sáng.
Ông nói tiếp: Có người nói Thượng đế đã chết trong thời chia cắt đất nước ta
Điều đó hơi quá đối với tôi. Giọng nói thì vừa phải - có tình và can đảm - nhưng các chi tiết có vẻ nhợt nhạt. Tôi lặng thinh. Không phải vì sợ phật lòng ông Kumar. Điều tôi sợ hơn là trong một vài lời thôi ông có thể sẽ phá hủy hết những gì tôi đã yêu. Nhỡ những lời ông nói lại khiến cho tôi mắc bệnh bại liệt thì sao nào? Căn bệnh đó hẳn phải khủng khiếp lắm vì nó có thể giết chết cả Thượng đế trong lòng một con người.
Ông bước đi, khập khà khập khiễng trên mặt biển hoang dại vốn chỉ là mặt đất yên ổn dưới chân. Đừng quên bài kiểm tra ngày thứ Ba nhé. Học cho tốt, 3.14 nhé!
Vâng, thưa thầy Kumar.
Ông trở thành thầy giáo tôi ưa thích nhất ở Petit Semiraire và là lí do khiến tôi theo học ngành động vật học Toronto. Tôi cảm thấy có mối thân tình với ông. Đó là cái đầu mối tiên khởi cho tôi hiểu rằng những người vô thần là anh chị em có một niềm tin khác của tôi, rằng mỗi lời họ nó đều là những lời nói của niềm tin. Cũng như tôi, họ đi đến tận cùng trên đôi chân của lí trí - rồi cất bước nhảy theo lòng tin.
Tôi phải trung thực về chuyện này. Những người vô thần không làm tôi khó chịu, mà là những kẻ hoài nghi. Tính hoài nghi cũng có công dụng, nhưng cho một lúc thôi. Chúng ta ai cũng phải qua chỗ Đồi Sọ (1). Nếu Đấng Christ còn phải chơi với hoài nghi, thì chúng ta tất cũng đều phải vậy. Nếu Đấng Christ đã phải qua một đêm cầu nguyện khẩn thiết trong đau khổ, nếu Người đã kêu lên trên thập giá: Cha ơi, Cha ơi, sao Cha nỡ bỏ con? , thì tất nhiên chúng ta ai cũng có quyền nghi hoặc. Nhưng chúng ta phải bước tới. Lấy hoài nghi làm triết lí sống ở đời thì cũng như lấy sự bất động làm phương tiện giao thông vậy.
Tôi đã học được bài học rằng một con vật là một con vật, cơ bản và thực tế là khác hẳn chúng ta, những hai lần: một lần với cha tôi, và một lần với Richard Parker.
Đó là một buổi sáng Chủ Nhật. Tôi đang tha thẩn chơi một mình thì cha tôi gọi:
“Các con, hãy ra đây.”
Có chuyện gì rồi. Giọng nói của cha làm reo một cái chuông báo động tí tẹo trong đầu tôi. Tôi vội kiểm điểm lại lương tâm. Không có gì cả. Chắc hẳn phải là Ravi thôi. Không biết Ravi có chuyện gì đây. Tôi bước vào phòng khách. Mẹ ở đó. Không bình thường chút nào. Việc kỷ luật con cái, cũng giống như việc chăm sóc súc vật, thường chỉ là việc của cha. Ravi vào cuối cùng, mặt đầy vẻ tội lỗi.
“Ravi, Piscine, cha có một bài học rất quan trọng cho các con hôm nay.”
“Ôi, có thực cần thiết không mình?” Mẹ nói. Mặt mẹ ửng đỏ.
Tôi nuốt nước bọt. Nếu mẹ, thường bình tĩnh và thản nhiên là thế, mà bây giờ có vẻ lo lắng đến độ bực bội thế kia, thì có nghĩa là có chuyện gì nghiêm trọng thật rồi. Tôi và Ravi lén nhìn nhau.
“Có. Rất cần.” Cha nói, có vẻ khó chịu. “Bài học này có thể sẽ cứu mạng sống của chúng.”
Cứu mạng sống của chúng tôi! Cái chuông báo động trong đầu tôi không còn bé tí tẹo nữa, nó trở thành quả chuông khổng lồ, giống như quả chuông của ngôi nhà thơ Tâm Thiêng của Giáo hội Jesus mà chúng tôi vẫn nghe thấy, không xa vườn thú là mấy.
Mẹ vẫn chưa chịu: “Piscine? Nó mới lên tám.”
“Nó là đứa mà tôi lo lắng nhiều nhất.”
“Con vô tội!” Tôi òa lên. “Lỗi ở anh Ravi hết, gì cũng là lỗi của anh ấy hết ạ!”
“Cái gì?” Ravi kêu. “Con có làm cái gì sai trái đâu cơ chứ.” Rồi anh nhìn tôi hằn học.
“Lặng im nào!” Cha tôi nói, giơ tay lên. Cha đang nhìn thẳng vào mẹ. “Gita, em đã thấy Piscine rồi đấy. Nó đang tuổi với bọn nhóc suốt ngày loăng quăng và thọc mũi vào khắp mọi nơi.“
Tôi ư? Một thằng loăng quăng? Một thằng thọc mũi vào khắp mọi nơi? Đâu có phải thế? Không phải thế! Mẹ ơi, hãy bảo vệ con đi mẹ, tôi khẩn khoản trong lòng. Nhưng mẹ chỉ thở dài và gật đầu, dấu hiệu cho thấy cái việc khủng khiếp kia sẽ được thi hành.
"Đi theo cha.“
Chúng tôi đi như một bọn tử tù ra pháp trường.
Chúng tôi ra khỏi nhà, bước qua cổng, vào vườn thú. Hãy còn sớm và vườn thú còn chưa mở cửa cho công chúng vào.
Những người coi thú và làm vườn đang làm các công việc của họ. Tôi thấy Sitaram, người trông nom bọn khỉ độc, người tôi có cảm tình nhất. Anh đang dừng tay đưa mắt nhìn theo chúng tôi. Chúng tôi đi qua khu chuồng chim, gấu, khỉ độc, khỉ con, tê giác, voi, hươu cao cổ. Chúng tôi đến chỗ hổ, sư tử và báo hoa. Bubu, người chăm sóc chúng, đang chờ ở đó. Chúng tôi đi vòng xuống con đường quanh chuồng, và anh mở khóa cánh cửa dẫn vào chuồng, nằm trên một hòn đảo nhỏ giữa hào nước. Chúng tôi bước vào. Đó là một cái hang xi-măng rộng và tối, hình tròn, nóng và ẩm, sặc mùi nước đái hổ. Khắp xung quanh là những chuồng lớn ngăn với nhau bởi những song sắt to vật sơn xanh lá cây. Một luồng ánh sáng vàng vọt lọt xuống từ những ổ cửa trên trần. Qua các lối ra của chuồng, chúng tôi có thể nhìn thấy cây cối trên đảo, tràn ngập ánh mặt trời. Các ngăn chuồng rỗng không – trừ một ngăn: Mashisha, con hổ Bengal đầu đàn của chúng tôi, một con vật dài rộng và to lớn, nặng gần hai tạ rưỡi, đang bị nhốt trong chuồng. Đúng lúc chúng tôi bước vào, nó đứng dựa vào các chấn song và bắt đầu gầm gừ rất sâu trong cổ, cặp tai nó ép sát vào đầu và đôi mắt tròn xoe dán chặt vào Babu. Tiếng gầm gừ của nó to và vang đến nỗi tưởng như làm cả khu chuồng rung lên. Đầu gối tôi bắt đầu run. Tôi nép vào mẹ. Mẹ cũng run. Ngay cha tôi cũng có vẻ đang trấn tĩnh lại. Chỉ có Babu vẫn tỉnh bơ như không trước tiếng gầm và cái nhìn xoáy vào anh ta như lưỡi khoan. Anh đã được thử thách để tin tưởng vào các chấn song sắt. Mashisha bắt đầu đi đi lại lại trong giới hạn của chuồng.
Cha quay sang chúng tôi. "Con vật gì đây?” Cha quát để át được tiếng gầm gừ của Mashisha.
“Dạ, con hổ ạ,” Ravi và tôi đồng thanh, ngoan ngoãn chỉ ra điều hiển nhiên không thể nhầm lẫn.
“Hổ có nguy hiểm không?”
“Thưa cha có ạ, hổ nguy hiểm ạ.”
“Hổ rất nguy hiểm,” cha hét lên. “Cha muốn các con hiểu rằng không bao giờ, trong bất cứ hoàn cảnh nào, được chạm đến một con hổ, vuốt ve một con hổ, thò tay qua song sắt chuồng hổ, và ngay cả đến gần một cái chuồng hổ. Đã rõ chưa? Ravi?”
Ravi gật đầu lia lịa.
“Piscine?”
Tôi gật đầu còn lia lịa hơn.
Cha nhìn tôi chằm chặp.
Tôi gật đầu mạnh đến nỗi lấy làm ngạc nhiên sao chưa bị gẫy cổ và rơi đầu xuống sàn lúc đó.
Tôi muốn có vài lời tự bạch rằng, mặc dù tôi có thể đã nhân cách hóa các con vật đến mức chúng có thể nói trôi chảy được tiếng Anh, với đám chim trĩ than phiền bằng giọng quý phái Anh chính hiệu rằng trà của chúng nguội quá, và bọn khỉ đầu chó bàn bạc kế hoạch chạy trốn sau khi cướp nhà băng bằng giọng găng-tơ Mỹ đặc sệt, nhưng tôi lúc nào cũng tỉnh táo và ý thức được rằng đó chỉ là những huyễn hoặc mà thôi. Tôi hoàn toàn cố tình khoác cho những con vật hoang dã những bộ cánh hiền lành của trí tưởng tượng. Song tôi không bao giờ mụ mị đến hoang tưởng về bản chất thực của chúng. Cái mũi thọc mạch của tôi tỉnh táo hơn thế. Không hiểu sao mà cha tôi lại nghĩ rằng đứa con út của ông lại có thể ngứa ngáy đến mức bước chân vào chuồng một con thú dữ ăn thịt được kia chứ. Nhưng cho dù nỗi lo lạ lùng ấy của cha có nguồn gốc ở đâu đi nữa – mà cha là người cả lo – rõ ràng là ông đã quyết tâm phải trừ bỏ mối này trong buổi sáng hôm đó.
“Để cha cho các con thấy loài hổ nguy hiểm đến mức nào,” cha tiếp tục nói. “Cha muốn các con ghi nhớ bài học này suốt đời.”
Cha quay sang gật đầu với Babu. Babu đi ra. Mashisha đưa mắt nhìn theo anh ta và không chịu rời khỏi đầu của mà Babu vừa đi qua. Vài giây sau, Babu trở lại, vác theo một con dê đã trói hết chân vào với nhau. Mẹ ôm lấy tôi từ phía sau. Tiếng gầm gừ của Mashisha biến thành một tiếng tru ầm ào sâu tít bên trong cổ.
Babu mở khoá, mở cửa, bứơc vào, khép và khóa cửa một ngăn chuồng ngay cạnh chuồng Mashisha. Hai ngăn cách nhau bằng các sập cửa và các chấn song. Mashisha lập tức bám vào hàng chấn song đó, cào cấu chúng. Nó bắt đầu thêm vào tiếng gầm gừ kéo dài những tiếng hộc mạnh mẽ như có thuốc nổ. Babu đặt con bê xuống sàn; hai bên sườn con vật phập phồng dữ dội, lưỡi nó thè lè khỏi mồm, và mắt nó trợn ngược. Babu cởi trói cho con dê. Nó đứng lên. Babu ra khỏi chuồng cũng thận trọng như khi vào. Ngăn chuồng đó có hai mức sàn, một mức ngang với chỗ chúng tôi đang đứng, một mức nữa ở phía sau, cao hơn độ một thước, dẫn ra phía ngoài đảo. Con dê lập cập trèo lên sàn trên. Mashisha, không để ý gì đến Babu nữa, chuyển động trong căn chuồng của nó theo bước đi của con dê trong một dáng điệu uyển chuyển như nước chảy. Nó phủ phục và nằm im, cái đuôi đung đưa chậm rãi là dấu hiệu căng thẳng duy nhất.
Babu bước lên chỗ cái cửa sập ngăn giữa hai căn chuồng và bắt đầu kéo nó lên. Biết là sắp được thỏa mãn, Mashisha im phăng phắc. Tôi nghe thấy hai thứ vào giây phút đó: cha nói: “Đừng bao giờ quên bài học này” trong khi ông nhìn lên một cách nghiêm nghị; và tiếng kêu be be của con dê. Chắc nó đã kêu lảnh lót như vậy ngay từ đầu, chỉ có điều đến lúc ấy tôi mới nghe thấy.
Tôi thấy bàn tay mẹ áp chặt lên chỗ tim tôi đang đập thình thịch.
Cái cửa sập kêu rít lên mấy tiếng. Mashisha không tự chủ được nữa – trông có vẻ như sắp nổ tung qua các chấn song sắt. Nó có vẻ lưỡng lự, không biết nên ở nguyên tại chỗ, gần chỗ con mồi nhất nhưng lại không thể với được tới, hay là chuyển xuống sàn dưới, xa con mồi hơn nhưng lại gần cái cửa sập hơn. Nó vươn người lại và bắt đầu gầm gừ.
Con dê bắt đầu nhảy. Nó nhảy cao lạ lùng. Tôi không ngờ dê lại có thể nhảy cao đến thế. Song phía sau căn chuồng là một bức tường xi măng cao và nhẵn nhụi.
Thình lình, cánh cửa sập nhẹ nhàng trượt lên. Rồi yên lặng trở lại, chỉ nghe tiếng con dê kêu và tiếng móng chân nó gõ liên hồi xuống sàn.
Một dòng thác màu đen và da cam chảy ào từ căn chuồng nay sang căn chuồng kia.
Bình thường, người ta không cho hổ báo ăn một ngày mỗi tuần, để mô phỏng theo điểu kiện sống của chúng ngoài hoang dã. Về sau chúng tôi được biết là cha đã ra lệnh bỏ đói Mashisha trong 3 ngày liền.
Không biết là tôi có nhìn thấy máu trước khi nhào vào lòng mẹ hay là tôi đã vẽ ra máu trong kí ức mình sau này bằng những nét bút lông to bè. Nhưng mà tôi nghe thấy. Đủ hãi hùng để thổi tắt ngấm những tia sáng của sự sống chỉ biết ăn chay ra khỏi linh hồn tôi. Mẹ lập cập ôm lùa chúng tôi ra khỏi đó. Chúng tôi sợ phát cuồng. Mẹ tức giận thật sự.
“Sao anh có thể thế được, anh Santosh? Chúng nó chỉ là trẻ con! Anh đã làm chúng sợ hãi đến hết đời!”
Giọng mẹ nóng giận và run rẩy. Tôi thấy cả nước mắt đọng trong mắt mẹ. Tôi cảm thấy dễ chịu hơn.
“Gita, con chim nhỏ của anh, cũng là vì chúng mà thôi. Chuyện gì sẽ xảy ra nếu Piscine thò tay qua chấn song chuồng hổ một ngày nào đó để vuốt ve bộ lông da cam đẹp đẽ kia? Thà mất con dê còn hơn, phải không nào?”
Giọng cha êm, gần như thì thầm. Trông cha rất căng thẳng. Cha chưa khi nào gọi mẹ là “con chim nhỏ của anh” trước mặt chúng tôi.
Anh em tôi quấn chặt lấy mẹ. Cha ôm lấy chúng tôi. Nhưng bài học chưa hết, mặc dù phần sau có vẻ nhẹ nhàng hơn.
Cha dẫn chúng tôi tới chỗ sư tử và báo.
“Có một người mất trí ở Australia có võ karate đến hắc đai. Hắn ta muốn chứng tỏ sức mạnh của mình với sư tử. Hắn thua. Thậm tệ. Người ta chỉ tìm thấy một nửa thi thể của hắn vào sáng hôm sau.”
“Vâng, thưa cha.”
Đến bọn gấu Hymalaya và gấu cu li.
“Chỉ một nhát cào của các con vật củ mỉ cù mì kia cũng đủ ruột gan các con lòi đầy mặt đất.”
“Vâng, thưa cha.”
Bọn hà mã.
“Với cái mõm mềm mại và mỡ màng kia, chúng sẽ nghiền nát thân thể các con thành một đống bầy nhầy. Lên cạn, chúng chạy còn nhanh hơn các con.”
“Vâng, thưa cha.”
Bọn linh cẩu.
“Những bộ hàm khoẻ nhất trong thiên nhiên. Đừng tưởng chúng hèn nhát hoặc chỉ biết ăn thịt chim chóc. Chúng không nhát và không ăn thịt chim! Chúng sẽ ăn ngay các con khi các con vẫn còn sống hẳn hoi.”
“Vâng, thưa cha.”
Bọn khỉ độc.
“Khỏe bằng mười người. Chúng bẻ xương các con như bẻ que. Cha biết vài con đã từng được nuôi chơi trong nhà và các con đã từng đùa rỡn với chúng khi chúng còn bé. Nhưng bây giờ chúng đã lớn, hoang dại và khó lường.”
“Vâng, thưa cha.”
Bọn đà điểu.
“Trông xơ xác và ngốc nghếch, phải không nào? Hãy nghe đây: chúng là một trong những loài vậy nguy hiểm nhất trong vườn thú. Chỉ một cú đá của chúng thôi là đủ bẻ gẫy xương sống xương sườn của con rồi.”
“Vâng, thưa cha.”
Bon hươu sao.
“Thật xinh đẹp, phải không nào? Nếu các con đực cảm thấy cần thiết, nó sẽ tấn công các con và những nhánh sừng ngắn ngủi kia sẽ xuyên thủng các con như dao găm vậy.”
“Vâng, thưa cha.”
Bọn lạc đà Arập.
“Một miếng đớp của nó thôi là các con đi toi mảng thịt xương rồi.”
“Vâng, thưa cha.”
Bọn thiên nga đen. “Với những cái mỏ kia, chúng sẽ bổ vỡ sọ các con. Và sẽ bẻ chân tay các con bằng những đôi cánh của chúng.”
“Vâng, thưa cha.”
Bọn chim lau nhau.
“Chúng sẽ cắt đứt ngón tay của các con bằng mỏ nhọn như thể tay các con là bơ vậy.”
“Vâng, thưa cha.”
Lũ voi.
“Con vật nguy hiểm nhất tất cả. Trong vườn thú voi là con vật đã giết chết nhiều người làm và khách tham quan nhất. Một con voi non sẽ có thể xé rời chân tay và giày xéo thân thể các con thành bẹp gí. Đó là số phận của một người làm trong một vườn thú bên châu Âu, đã dám trèo vào chuồng voi qua một cửa sổ. Một con voi chín chắn hơn, bình tĩnh hơn, sẽ nghiền nát các con vào tường hoặc ngồi lên các con. Nghe thì buồn cười đấy - những hãy nghĩ mà xem!”
“Vâng, thưa cha.”
“Còn nhiều các con chúng ta không thể đến được. Đừng tưởng chúng vô hại. Sinh vật nào cũng biết tự vệ, không kể to nhỏ. Con vật nào cũng dữ tợn và nguy hiểm cả. Nó có thể không giết chết các con, nhưng chắc chắn sẽ làm các con thương tổn. Nó sẽ cào cấu, cắn xé và các con chỉ việc đợi đó để bị nhiễm trùng, sưng tấy và đầy mủ, rồi thì sốt cao và mười ngày trong bệnh viện."
“Vâng, thưa cha.”
Chúng tôi đến chỗ bọn chuột khoang, loài vật duy nhất bị cha tôi ra lệnh bỏ đói cùng với Mashisha. Chúng không được ăn bữa tối hôm trước. Cha mở khoá chuồng. Ông lấy ra một túi đồ ăn trong túi quần và dốc hết xuống sàn. “Các con thấy những con chuột khoang này chứ?”
“Vâng, thưa cha.”
Các chú chuột run rẩy vì mệt khi chúng hối hả gậm nhấm những hạt ngô.
“Này, này… cha cuối xuống bế một con lên tay. Chúng không nguy hiểm đâu.” Đám chuột chảy tản ra ngay lập tức.
Cha cười. Ông đưa cho tôi con chuột khoang đang còn kêu lí nhí. Ông đã chuẩn bị cho bài học kết thúc một cách nhẹ nhàng.
Con chuột khoang căng thẳng nép mình trong cánh tay tôi. Một con còn non. Tôi bước đến chuồng và thận trọng đặt nó xuống sàn. Nó chạy vụt đến bên mẹ nó. Lí do duy nhất khiến những con chuột khoang này không gây nguy hiểm – nghĩa là không gây đổ máu bằng răng và móng của chúng – là chúng thực sự đã đựơc thuần hóa. Nếu không, túm một con chuột khoang hoang dã bằng đôi bàn tay trần sẽ giống như túm một con dao đằng lưỡi.
Bài học kết thúc. Ravi và tôi nín lặng và né tránh cha suốt một tuần. Mẹ cũng lờ cha đi. Khi tôi đi qua chỗ bọn tê giác, tôi tưởng tượng rằng chúng đang cúi đầu buồn bã vì đã mất một trong số những bạn bè thân thiết của chúng.
Nhưng biết làm sao được khi ta yêu quý cha? Cuộc sống cứ tiếp tục và ta đừng có mà chạm đến hổ. Chỉ trừ có chuyện là tôi đã trót đổ tội vu vơ cho anh Ravi sáng hôm đó và bây giờ thì coi như đã chết rồi. Trong nhiều năm sau, khi Ravi muốn khủng bố tôi, anh sẽ rít lên khe khẽ vào tận tai tôi, “Hãy cứ đợi cho đến khi chỉ còn mày với tao. Mày sẽ là con dê tiếp theo đấy!”
Chú thích
(1): Đồi Sọ, nguyên văn Gethsemane, (theo bản dịch Tân Ước của Phan Khôi) là tên quả đồi nơi Jesus ẩn trốn và cầu nguyện trước khi bị quân La Mã bắt.
(2): Chữ Latinh, nghĩa là con vật mang hình người
Tác giả :
Yann Martel