Cuộc Đời Của Pi
Chương 24
Mặt trời leo lên đỉnh ngày rồi lại bắt đầu xuống. Suốt hôm đó tôi vắt vẻo trên cái chèo, chỉ động cựa đủ để giữ thăng bằng. Toàn bộ con người tôi chăm chú đợi một cái chấm sẽ xuất hiện ở chân trời và đến cứu tôi. Một trạng thái chán chường căng thẳng, ngạt thở. Những giờ phút đầu tiên ấy trong kí ức tôi gắn liền với một tiếng động, không phải như bạn đoán đâu, không phải tiếng yip yip của con linh cẩu hoặc tiếng sóng biển gầm thét, mà là tiếng ruồi bay vo ve. Có ruồi trên xuồng thật. Chúng chui ra và bay quanh quẩn theo kiểu ruồi, nghĩa là thành từng quỹ đạo rộng lười nhác, trừ những khi chúng gặp nhau và xoắn xuýt đến chóng mặt theo các đường xoáy trôn ốc với tiếng vù vù phát thành từng cơn. Có những con ruồi dám bay cả về phía tôi. Chúng bay thành vòng xung quanh tôi, nghe như tiếng máy bay một động cơ quay vè vè, rồi lại ù té bay ra chỗ khác. Không biết chúng vẫn ở sẵn trên xuồng hay đã bám theo một con thú nào tới, có thể nhất chỉ là con linh cẩu. Dù ở đâu ra, chúng cũng không tồn tại lâu; chỉ hai ngày sau là không thấy con ruồi nào nữa. Con linh cẩu ở đằng sau con ngựa vằn đã đớp và nuốt chửng một số. Những con khác có thể đã bị gió thổi xuống biển. Biết đâu chẳng có một số ít may mắn được chết vì đã hưởng trọn tuổi đời.
Càng gần đến tối tôi càng khắc khoải lo âu. Cái gì liên quan đến đoạn ngày tàn cũng làm tôi sợ hãi. Một con tàu sẽ khó lòng nhìn thấy tôi trong bóng tối. Đêm đến, con linh cẩu có thể hoạt bát trở lại và có khi cả con Nước Cam nữa.
Màn đêm buông xuống. Không trăng. Mây che hết sao. Mọi vật đều không phân biệt được rõ ràng nữa. tất cả đều biến mất, biển cả, chiếc xuồng, cả đến thân thể tôi. Biển lặng và hầu như không có gió, nên tôi cũng không thể neo mình vào âm thanh. Dường như tôi đang nổi trôi trong một vòm đen ngòm tinh khiết và trừu tượng. Tôi đăm đắm nhìn về nơi mà tôi nghĩ là chân trời, trong khi dỏng tai cảm giác dấu hiệu của các con thú. Tôi không thể tưởng tượng đã sống qua được đêm đó.
Có những lần trong đêm, con linh cẩu bắt đầu gầm gừ và con ngựa vằn vừa sủa vừa rên ư ử, rồi tôi nghe có tiếng gõ cành cạch liên hồi. Tôi lẩy bẩy – và chẳng dám giấu nữa – vãi đái dầm dề cả ra quần. Nhưng những tiếng động ấy là ở phía đằng kia của xuồng. tôi không thấy có tí lắc lư nào do chuyển động gây nên. Con thú kinh hoàng kia rõ ràng có vẻ không mon men về phía tôi. Gần hơn trong bóng tối, tôi bắt đầu nghe những tiếng thở hắt, rên rỉ, gầm gừ và tiếng chép miệng nhoen nhoét. Tôi không dám nghĩ đến chuyện con Nước Cam đang động cựa. Chỉ đành lờ nó đi. Cũng có cả những tiếng động phát ra từ bên dưới tôi, ở dưới nước. Những tiếng đập nước và rẽ nước thoắt đến thoắt đi. Cuộc đấu tranh sinh tồn diễn ra cả dưới đó nữa.
Từng phút giây chậm chạp, đêm đó rồi cũng qua.
Tôi rét. Đó chỉ là một quan sát lạc đề, như thể nó chẳng can hệ gì tới tôi. Ngày rạng. Nó diễn ra nhanh chóng, nhưng vẫn theo từng mức độ không nhận ra được. Một góc trời chuyển màu. Không trung bắt đầu tràn ngập ánh sáng. Biển cả bình thản mở ra xung quanh tôi như một cuốn sách lớn lao. Nhưng vẫn cảm thấy như còn trong đêm. Thế rồi thình lình ngày tới.
Cảm giác ấm áp chỉ đến khi mặt trời trông như một trái cam có thắp đèn điện, nhô lên khỏi chân trời, nhưng tôi đã không phải chờ đến lúc ấy mới cảm thấy được. Nó đã sống dậy cùng vớ những tia sáng đầu tiên: hy vọng. Khi mọi vật dần hiện ra với đường viền và mầu sắc của chúng, niềm hy vọng đã dâng lên cho đến lúc thành một bài ca ấy mới kỳ diệu làm sao! Mọi thứ rồi sẽ đâu vào đấy. Cái tệ hại nhất đã qua rồi. Tôi đã sống được qua đêm. Hôm nay người ta sẽ cứu tôi. Nghĩ như thế, xâu từng chữ ấy vào nhau trong đầu, đã là một nguồn hy vọng. Hy vọng sinh hy vọng. Khi chân trời đã thành một đường thẳng gọn gàng sắc nét, tôi háo hức nhìn dọc theo nó. Ngày trong vắt và tầm nhìn hoàn hảo. Tôi tưởng tượng Ravi sẽ là người đầu tiên gọi chào tôi với một câu trêu ngươi. “Cái gì thế này?” Anh ấy sẽ nói. “Mày tìm được một cái xuồng vĩ đại và chất đầy thú vật lên đó ư? Mày tưởng mày là thánh Noah hay cái gì chứ?” Cha sẽ râu ria không cạo và trông rất chán đời. Mẹ sẽ ngước nhìn trời và kéo tôi vào lòng. Tôi điểm qua hàng trục cảnh khác nhau của những gì có thể sẽ diễn ra khi tôi đã ở trên tàu cứu nạn, các biến tấu của chủ đề đoàn tụ ngọt ngào. Sáng hôm đó, chân trời có thể cong theo một chiều, còn môi tôi thì cương quyết cong theo chiều của một nụ cười.
Nghe thì lạ đấy, nhưng đúng là mãi về sau tôi mới bắt đầu để mắt nhìn xem cái gì đang xảy ra trên xuồng. Con linh cẩu đã bắt đầu tấn công con ngựa vằn. Mồm nó đỏ chói và bắt đầu đang nhai một mẩu da ngựa. Mắt tôi tự động tìm kiếm vết thương, chỗ con ngựa bị tấn công. Tôi há hốc mồm vì khủng khiếp.
Cái chân gãy của con ngựa vằn không còn nữa. Con linh cẩu đã cắn nó rời ra và tha về cuối xuồng, ngay sau con ngựa. Một mảng da lủng lẳng dính trên cái mõm cụt vẫn còn chảy máu ròng ròng. Nạn nhân chịu nạn một cách kiên nhẫn, không có vật vã bộ tịch gì. Dấu hiệu đau đớn duy nhất của nó là hai hàm răng cứ chậm chạp đều đặn nghiến vào nhau liên tục. Một cảm giác choáng, quằn quại và căm giận tròa lên trong tôi. Tôi cảm thấy căm thù con linh cẩu đến cao độ. Tôi đã nghĩ cách giết nó bằng cách nào đó. Nhưng tôi chẳng làm gì được. Và nỗi căm giận của tôi cũng chẳng được là mấy. Tôi phải trung thực trong chuyện này. Tôi không đủ lòng thương xót con ngựa vằn được lâu. Khi chính cuộc sống của ta bị đe dọa, ý thức thương cảm bị cùn đi bởi một thèm khát sống đầy ích kỷ. Thật buồn là nó phải đau đớn đến thế – một sinh linh gặp tử nạn mà chưa được giải thoát – nhưng tôi đâu có làm được gì. Tôi thấy thương cảm, rồi lại lo việc mình. Tôi không thể tự hào về chuyện đó. Tôi phiền lòng vì mình đã ghẻ lạnh như vậy. Thực ra tôi nào có quên được con ngựa vằn khốn khổ ấy và những gì nó phải trải qua. Không có lần cầu kinh nào mà tôi không nghĩ đến nó.
Vẫn không thấy có dấu hiệu gì của con Nước Cam. Tôi lại đưa mắt về phía chân trời.
Chiều hôm đó gió có mạnh lên đôi chút và tôi để ý thấy một cái diều: cái xuống trôi nổi trên mặt nước rất nhẹ nhàng, rõ ràng vì chở nhẹ hơn tải trọng của nó. Còn nhiều chỗ trống trên xuồng, và khoảng cách giữa mặt nước và mép xuồng rất lớn, biển phải dữ dội lắm mới có thể đánh chìm được xuồng, nhưng cũng chính vì nhẹ tải như vậy mà xuồng cứ bị xoay ngang khi có gió, khiến cho mạn xuồng luôn luôn phải hứng các con sóng đập vào. Sóng nhỏ thì như thể có ai nắm tay liên tục đấm vào mạn xuồng, còn sóng lớn thì làm xuồng bập bềnh rất mệt khi nó bị lắc liên tục từ mạn này sang mạn kia. Chuyển động lắc liên tục ấy làm tôi say sóng.
Có lẽ tôi sẽ thấy đỡ hơn trong một tư thế khác. Tôi trườn xuống và dịch chỗ trở lại mũi xuồng. Tôi ngồi quay mặt đón sóng, toàn bộ phần còn lại của xuồng ở phía tay trái tôi. Tôi gần con linh cẩu hơn nhưng không thấy nó động cựa gì.
Đang khi hít thở thật sâu và tập trung vào việc ngăn chặn cơn say sóng thì tôi thấy Nước Cam. Tôi đã tưởng nó chọn một chỗ khuất dưới tấm bạt và gần mũi xuồng, càng xa con linh cẩu càng tốt. Nhưng không phải thế. Nó ở ngay bên một cái ghế bên sườn xuồng, sát cạnh con đường chạy vòng tròn của con linh cẩu và ngay sau chỗ tấm bạt được cuốn lên. Nó chỉ nhấc đầu lên độ hai phân gì đó thôi và ngay lập tức tôi nhìn thấy nó.
Không cưỡng nổi tò mò, tôi muốn nhìn nó rõ ràng hơn. Mặc dù xuồng lắc lư, tôi vẫn cố gượng quỳ được lên. Con linh cẩu nhìn tôi, nhưng không nhúc nhích. Nước Cam hiện ra. Nó nằm chúi và bám chặt lấy mép xuồng bằng cả hai tay, đầu gục hẳn xuống. Mõm nó há hốc, lưỡi thè lè. Rõ ràng nó đang thở dốc. Dù đang trong thảm trạng và đang mệt mỏi đến thế, tôi vẫn không nhịn được cười. Tất cả mọi thứ của con Nước Cam lúc bấy giờ chỉ đánh vần lên một chữ: say sóng. Trong đầu tôi vụt hiện lên hình ảnh một loài thú mới: loài đười ươi màu xanh lá cây hiếm hoi và thọa đi biển. Tôi trở lại tư thế ngồi của mình. Con thú đáng thương trông ốm yếu một cách rất người. Nhìn thấy đặc tính của người trong các con thú là một điều đặc biệt buồn cười, nhất là ở các loài khỉ vượn, là những tấm gương soi rõ rết nhất của chúng ta trong thế giới động vật. Chính vì thế mà chúng được ưa thích nhất trong các vườn thú. Tôi lại bật cười. Tô đưa tay lên ngực, ngạc nhiên về những cảm giác của mình. Lạ thật. Trận cưới ấy như một núi lửa hạnh phúc phụt lên trong tôi. Con nước cam không những làm tôi vui lên mà con lấy hết cả cơn say sóng của tôi về nó. Tôi thấy sảng khoái hẳn.
Tôi trở lại quan sát tỉ mỉ phía chân trời, hy vọng chứa chan.
Ngoài việc bị say sóng thảm hại, có một cái khác rất đáng chú ý ở con đười ươi Nước Cam: nó không bị thương tích gì. Và nó vẫn quay lưng ề phía con linh cẩu như thể cảm thấy có thể an toàn phớt lờ con này. Cái hệ sinh thái trên chiếc xuồng này quả là lung tung. Trong các điều kiện tự nhiên thì một con linh cẩu lông chấm và một con đười ươi không bao giờ có thể gặp nhau, vì linh cẩu thì không có ở Borneo mà đười ươi thì không có ở Châu Phi, nên không thể biết chúng sẽ ra sao khi chạm trán nhau. Nhưng với tôi thì dường như không thể có chuyện những con ăn quả ở cây và lũ ăn thịt ở đồng cỏ lại có thể chỉ biết ai ở chỗ người nấy và không thèm để ý gì đến nhau. Chắc chắn con linh cẩu sẽ ngửi thấy một con mồi ở con đười ươi, cho dù lạ miệng, một con mồi đáng nhớ vì các cục lông khổng lồ sẽ phải khạc ra sau đó, dù sao thì cũng ngon miệng hơn một cái ống xả của xe ô tô và đáng để mắt đến khi vào gần rừng cây. Đồng thời con linh cẩu chắc cũng cảm thấy có thể bị đười ươi ăn thịt và sẽ rất cảnh giác khi thấy một miếng sầu riêng bị ném từ trên cây xuống. Nhưng thiên nhiên lúc nào cũng đầy bất ngờ. Chưa chắc đã phải như vậy. Nếu dê có thể sống thân ái với tê giác, tại sao đười ươi và linh cẩu lại không thể? Đó sẽ là một tuyệt phẩm trong vườn thú. Sẽ phải có biển giới thiệu đàng hoàng. Tôi có thể thấy nó rõ ràng: “Công chúng thân mến, đừng lo gì cho những con đười ươi kia! Chúng ở trên cây vì chúng sống ở đó, không phải vì chúng sợ bầy linh cẩu lông chấm nọ. Hãy trở lại vào giờ ăn của chúng, hoặc lúc ác lặn khi chúng khát nước, các vị sẽ thấy chúng trèo từ trên cây xuống và đi lại dưới đất, tuyệt đối không bị linh cẩu quấy nhiều” Cha tôi sẽ ngạc nhiên phải biết.
Đâu đó vào buổi chiều, tôi thấy một đại biểu đầu tiên của loài vật sau này sẽ thành người bạn trung thành và thân thiết của tôi. Có tiếng va chạm và cọ sát vào vỏ xuồng. Rồi vài giây sau, gần ngay xuồng đến nỗi tôi có thể cúi xuống và bắt lấy được, thấy xuất hiện một chú rùa biển lớn, loại rùa mỏ diều, đang lười nhác quạt nước, đầu thò hẳn lên khỏi mặt nước. Nó có một vẻ gì đó có thể gọi là xấu tính nhưng lại thật hoành tráng. Một cái mai xù xì màu nâu vàng dài gần một thước với những đám tảo bám lỗ chỗ: bộ mặt mầu xanh lá cây sắn với cái mỏ quặp sắc nhọn, mắt đen xoáy chặt vào tôi. Vẻ nhìn của nó ngạo mạn và soi mói, giống một lão già khó tính đang có điều gì phiền muội trong lòng. Cái lạ nhất về con bò sát dưới nước chẳng hợp chút nào so với các con cá được thiết kế thon thả và trơn tru. Nhưng rõ ràng nó vẫn hoàn toàn hòa hợp với môi trường và chỉ có tôi mới cộc lệch chẳng ăn nhập được vào đâu. Nó quanh quẩn gần xuồng trong nhiều phút đồng hồ.
Tôi bảo con rùa, “ Hãy đi và nói với một con tàu rằng tao đang ở đây. Đi đi.” Nó quay đi và lặn mất tăm, cặp chân sau thay nhau đạp nước.
Càng gần đến tối tôi càng khắc khoải lo âu. Cái gì liên quan đến đoạn ngày tàn cũng làm tôi sợ hãi. Một con tàu sẽ khó lòng nhìn thấy tôi trong bóng tối. Đêm đến, con linh cẩu có thể hoạt bát trở lại và có khi cả con Nước Cam nữa.
Màn đêm buông xuống. Không trăng. Mây che hết sao. Mọi vật đều không phân biệt được rõ ràng nữa. tất cả đều biến mất, biển cả, chiếc xuồng, cả đến thân thể tôi. Biển lặng và hầu như không có gió, nên tôi cũng không thể neo mình vào âm thanh. Dường như tôi đang nổi trôi trong một vòm đen ngòm tinh khiết và trừu tượng. Tôi đăm đắm nhìn về nơi mà tôi nghĩ là chân trời, trong khi dỏng tai cảm giác dấu hiệu của các con thú. Tôi không thể tưởng tượng đã sống qua được đêm đó.
Có những lần trong đêm, con linh cẩu bắt đầu gầm gừ và con ngựa vằn vừa sủa vừa rên ư ử, rồi tôi nghe có tiếng gõ cành cạch liên hồi. Tôi lẩy bẩy – và chẳng dám giấu nữa – vãi đái dầm dề cả ra quần. Nhưng những tiếng động ấy là ở phía đằng kia của xuồng. tôi không thấy có tí lắc lư nào do chuyển động gây nên. Con thú kinh hoàng kia rõ ràng có vẻ không mon men về phía tôi. Gần hơn trong bóng tối, tôi bắt đầu nghe những tiếng thở hắt, rên rỉ, gầm gừ và tiếng chép miệng nhoen nhoét. Tôi không dám nghĩ đến chuyện con Nước Cam đang động cựa. Chỉ đành lờ nó đi. Cũng có cả những tiếng động phát ra từ bên dưới tôi, ở dưới nước. Những tiếng đập nước và rẽ nước thoắt đến thoắt đi. Cuộc đấu tranh sinh tồn diễn ra cả dưới đó nữa.
Từng phút giây chậm chạp, đêm đó rồi cũng qua.
Tôi rét. Đó chỉ là một quan sát lạc đề, như thể nó chẳng can hệ gì tới tôi. Ngày rạng. Nó diễn ra nhanh chóng, nhưng vẫn theo từng mức độ không nhận ra được. Một góc trời chuyển màu. Không trung bắt đầu tràn ngập ánh sáng. Biển cả bình thản mở ra xung quanh tôi như một cuốn sách lớn lao. Nhưng vẫn cảm thấy như còn trong đêm. Thế rồi thình lình ngày tới.
Cảm giác ấm áp chỉ đến khi mặt trời trông như một trái cam có thắp đèn điện, nhô lên khỏi chân trời, nhưng tôi đã không phải chờ đến lúc ấy mới cảm thấy được. Nó đã sống dậy cùng vớ những tia sáng đầu tiên: hy vọng. Khi mọi vật dần hiện ra với đường viền và mầu sắc của chúng, niềm hy vọng đã dâng lên cho đến lúc thành một bài ca ấy mới kỳ diệu làm sao! Mọi thứ rồi sẽ đâu vào đấy. Cái tệ hại nhất đã qua rồi. Tôi đã sống được qua đêm. Hôm nay người ta sẽ cứu tôi. Nghĩ như thế, xâu từng chữ ấy vào nhau trong đầu, đã là một nguồn hy vọng. Hy vọng sinh hy vọng. Khi chân trời đã thành một đường thẳng gọn gàng sắc nét, tôi háo hức nhìn dọc theo nó. Ngày trong vắt và tầm nhìn hoàn hảo. Tôi tưởng tượng Ravi sẽ là người đầu tiên gọi chào tôi với một câu trêu ngươi. “Cái gì thế này?” Anh ấy sẽ nói. “Mày tìm được một cái xuồng vĩ đại và chất đầy thú vật lên đó ư? Mày tưởng mày là thánh Noah hay cái gì chứ?” Cha sẽ râu ria không cạo và trông rất chán đời. Mẹ sẽ ngước nhìn trời và kéo tôi vào lòng. Tôi điểm qua hàng trục cảnh khác nhau của những gì có thể sẽ diễn ra khi tôi đã ở trên tàu cứu nạn, các biến tấu của chủ đề đoàn tụ ngọt ngào. Sáng hôm đó, chân trời có thể cong theo một chiều, còn môi tôi thì cương quyết cong theo chiều của một nụ cười.
Nghe thì lạ đấy, nhưng đúng là mãi về sau tôi mới bắt đầu để mắt nhìn xem cái gì đang xảy ra trên xuồng. Con linh cẩu đã bắt đầu tấn công con ngựa vằn. Mồm nó đỏ chói và bắt đầu đang nhai một mẩu da ngựa. Mắt tôi tự động tìm kiếm vết thương, chỗ con ngựa bị tấn công. Tôi há hốc mồm vì khủng khiếp.
Cái chân gãy của con ngựa vằn không còn nữa. Con linh cẩu đã cắn nó rời ra và tha về cuối xuồng, ngay sau con ngựa. Một mảng da lủng lẳng dính trên cái mõm cụt vẫn còn chảy máu ròng ròng. Nạn nhân chịu nạn một cách kiên nhẫn, không có vật vã bộ tịch gì. Dấu hiệu đau đớn duy nhất của nó là hai hàm răng cứ chậm chạp đều đặn nghiến vào nhau liên tục. Một cảm giác choáng, quằn quại và căm giận tròa lên trong tôi. Tôi cảm thấy căm thù con linh cẩu đến cao độ. Tôi đã nghĩ cách giết nó bằng cách nào đó. Nhưng tôi chẳng làm gì được. Và nỗi căm giận của tôi cũng chẳng được là mấy. Tôi phải trung thực trong chuyện này. Tôi không đủ lòng thương xót con ngựa vằn được lâu. Khi chính cuộc sống của ta bị đe dọa, ý thức thương cảm bị cùn đi bởi một thèm khát sống đầy ích kỷ. Thật buồn là nó phải đau đớn đến thế – một sinh linh gặp tử nạn mà chưa được giải thoát – nhưng tôi đâu có làm được gì. Tôi thấy thương cảm, rồi lại lo việc mình. Tôi không thể tự hào về chuyện đó. Tôi phiền lòng vì mình đã ghẻ lạnh như vậy. Thực ra tôi nào có quên được con ngựa vằn khốn khổ ấy và những gì nó phải trải qua. Không có lần cầu kinh nào mà tôi không nghĩ đến nó.
Vẫn không thấy có dấu hiệu gì của con Nước Cam. Tôi lại đưa mắt về phía chân trời.
Chiều hôm đó gió có mạnh lên đôi chút và tôi để ý thấy một cái diều: cái xuống trôi nổi trên mặt nước rất nhẹ nhàng, rõ ràng vì chở nhẹ hơn tải trọng của nó. Còn nhiều chỗ trống trên xuồng, và khoảng cách giữa mặt nước và mép xuồng rất lớn, biển phải dữ dội lắm mới có thể đánh chìm được xuồng, nhưng cũng chính vì nhẹ tải như vậy mà xuồng cứ bị xoay ngang khi có gió, khiến cho mạn xuồng luôn luôn phải hứng các con sóng đập vào. Sóng nhỏ thì như thể có ai nắm tay liên tục đấm vào mạn xuồng, còn sóng lớn thì làm xuồng bập bềnh rất mệt khi nó bị lắc liên tục từ mạn này sang mạn kia. Chuyển động lắc liên tục ấy làm tôi say sóng.
Có lẽ tôi sẽ thấy đỡ hơn trong một tư thế khác. Tôi trườn xuống và dịch chỗ trở lại mũi xuồng. Tôi ngồi quay mặt đón sóng, toàn bộ phần còn lại của xuồng ở phía tay trái tôi. Tôi gần con linh cẩu hơn nhưng không thấy nó động cựa gì.
Đang khi hít thở thật sâu và tập trung vào việc ngăn chặn cơn say sóng thì tôi thấy Nước Cam. Tôi đã tưởng nó chọn một chỗ khuất dưới tấm bạt và gần mũi xuồng, càng xa con linh cẩu càng tốt. Nhưng không phải thế. Nó ở ngay bên một cái ghế bên sườn xuồng, sát cạnh con đường chạy vòng tròn của con linh cẩu và ngay sau chỗ tấm bạt được cuốn lên. Nó chỉ nhấc đầu lên độ hai phân gì đó thôi và ngay lập tức tôi nhìn thấy nó.
Không cưỡng nổi tò mò, tôi muốn nhìn nó rõ ràng hơn. Mặc dù xuồng lắc lư, tôi vẫn cố gượng quỳ được lên. Con linh cẩu nhìn tôi, nhưng không nhúc nhích. Nước Cam hiện ra. Nó nằm chúi và bám chặt lấy mép xuồng bằng cả hai tay, đầu gục hẳn xuống. Mõm nó há hốc, lưỡi thè lè. Rõ ràng nó đang thở dốc. Dù đang trong thảm trạng và đang mệt mỏi đến thế, tôi vẫn không nhịn được cười. Tất cả mọi thứ của con Nước Cam lúc bấy giờ chỉ đánh vần lên một chữ: say sóng. Trong đầu tôi vụt hiện lên hình ảnh một loài thú mới: loài đười ươi màu xanh lá cây hiếm hoi và thọa đi biển. Tôi trở lại tư thế ngồi của mình. Con thú đáng thương trông ốm yếu một cách rất người. Nhìn thấy đặc tính của người trong các con thú là một điều đặc biệt buồn cười, nhất là ở các loài khỉ vượn, là những tấm gương soi rõ rết nhất của chúng ta trong thế giới động vật. Chính vì thế mà chúng được ưa thích nhất trong các vườn thú. Tôi lại bật cười. Tô đưa tay lên ngực, ngạc nhiên về những cảm giác của mình. Lạ thật. Trận cưới ấy như một núi lửa hạnh phúc phụt lên trong tôi. Con nước cam không những làm tôi vui lên mà con lấy hết cả cơn say sóng của tôi về nó. Tôi thấy sảng khoái hẳn.
Tôi trở lại quan sát tỉ mỉ phía chân trời, hy vọng chứa chan.
Ngoài việc bị say sóng thảm hại, có một cái khác rất đáng chú ý ở con đười ươi Nước Cam: nó không bị thương tích gì. Và nó vẫn quay lưng ề phía con linh cẩu như thể cảm thấy có thể an toàn phớt lờ con này. Cái hệ sinh thái trên chiếc xuồng này quả là lung tung. Trong các điều kiện tự nhiên thì một con linh cẩu lông chấm và một con đười ươi không bao giờ có thể gặp nhau, vì linh cẩu thì không có ở Borneo mà đười ươi thì không có ở Châu Phi, nên không thể biết chúng sẽ ra sao khi chạm trán nhau. Nhưng với tôi thì dường như không thể có chuyện những con ăn quả ở cây và lũ ăn thịt ở đồng cỏ lại có thể chỉ biết ai ở chỗ người nấy và không thèm để ý gì đến nhau. Chắc chắn con linh cẩu sẽ ngửi thấy một con mồi ở con đười ươi, cho dù lạ miệng, một con mồi đáng nhớ vì các cục lông khổng lồ sẽ phải khạc ra sau đó, dù sao thì cũng ngon miệng hơn một cái ống xả của xe ô tô và đáng để mắt đến khi vào gần rừng cây. Đồng thời con linh cẩu chắc cũng cảm thấy có thể bị đười ươi ăn thịt và sẽ rất cảnh giác khi thấy một miếng sầu riêng bị ném từ trên cây xuống. Nhưng thiên nhiên lúc nào cũng đầy bất ngờ. Chưa chắc đã phải như vậy. Nếu dê có thể sống thân ái với tê giác, tại sao đười ươi và linh cẩu lại không thể? Đó sẽ là một tuyệt phẩm trong vườn thú. Sẽ phải có biển giới thiệu đàng hoàng. Tôi có thể thấy nó rõ ràng: “Công chúng thân mến, đừng lo gì cho những con đười ươi kia! Chúng ở trên cây vì chúng sống ở đó, không phải vì chúng sợ bầy linh cẩu lông chấm nọ. Hãy trở lại vào giờ ăn của chúng, hoặc lúc ác lặn khi chúng khát nước, các vị sẽ thấy chúng trèo từ trên cây xuống và đi lại dưới đất, tuyệt đối không bị linh cẩu quấy nhiều” Cha tôi sẽ ngạc nhiên phải biết.
Đâu đó vào buổi chiều, tôi thấy một đại biểu đầu tiên của loài vật sau này sẽ thành người bạn trung thành và thân thiết của tôi. Có tiếng va chạm và cọ sát vào vỏ xuồng. Rồi vài giây sau, gần ngay xuồng đến nỗi tôi có thể cúi xuống và bắt lấy được, thấy xuất hiện một chú rùa biển lớn, loại rùa mỏ diều, đang lười nhác quạt nước, đầu thò hẳn lên khỏi mặt nước. Nó có một vẻ gì đó có thể gọi là xấu tính nhưng lại thật hoành tráng. Một cái mai xù xì màu nâu vàng dài gần một thước với những đám tảo bám lỗ chỗ: bộ mặt mầu xanh lá cây sắn với cái mỏ quặp sắc nhọn, mắt đen xoáy chặt vào tôi. Vẻ nhìn của nó ngạo mạn và soi mói, giống một lão già khó tính đang có điều gì phiền muội trong lòng. Cái lạ nhất về con bò sát dưới nước chẳng hợp chút nào so với các con cá được thiết kế thon thả và trơn tru. Nhưng rõ ràng nó vẫn hoàn toàn hòa hợp với môi trường và chỉ có tôi mới cộc lệch chẳng ăn nhập được vào đâu. Nó quanh quẩn gần xuồng trong nhiều phút đồng hồ.
Tôi bảo con rùa, “ Hãy đi và nói với một con tàu rằng tao đang ở đây. Đi đi.” Nó quay đi và lặn mất tăm, cặp chân sau thay nhau đạp nước.
Tác giả :
Yann Martel