Cuộc Đời Của Pi
Chương 21
Tầu đắm. Nó chìm trong một tiếng động giống như một tiếng ợ kim loại ma quái. Mọi vật sủi bong bóng trên mặt nước, rồi tất cả biến mất. Cái gì cũng đang gào thét: biển, gió, cõi lòng tôi. Từ trên xuồng cứu nạn, tôi thấy có cái gì trên mặt nước.
Tôi kêu, “Richard Parker, có phải mày đấy không? Khó nhìn quá. Ôi giá mà tạnh được mưa! Richard Parker? Richard Parker? Đúng mày rồi!”
Tôi có thể nhìn thấy cái đầu. Nó đang vùng vẫy để khỏi chìm.
“Ôi hay quá, đúng là mày rồi, Richard Parker! Con xin đội ơn tất cả các ngài Jesus, Mary, Muhammad và Vishnu! Nào cố lên, đừng bỏ cuộc. Đến đây với tao. Mày có nghe thấy tiếng còi này hay không? Tuýyyyt! Tuýyyyt! Tuýyyyy! Mày nghe thấy chứ hả? Bơi đi, bơi! Mày bơi khỏe lắm mà. Chưa đến ba mươi mét đâu.”
Nó thấy tôi rồi. Trông nó hoảng hốt cực độ. Nó bắt đầu bơi về phía tôi. Mặt nước xung quanh nó dạt từ bên này sang bên nọ. Trông nó bé nhỏ và tuyệt vọng.
“Richard Parker, mày có tin được những gì vừa xảy ra với chúng ta không? Hãy nói đây chỉ là cơn ác mộng. Hãy nói đây không phải là sự thực. Hãy nói tao đang nằm trong cái giường tầng ấy trên tàu Tsimtsum, trằn trọc bên này bên kia và sắp tỉnh dậy khỏi cơn các mộng này. Hãy nói tao vẫn đang hạnh phúc. Mẹ, vị thiên thần thông sáng bảo hộ dịu dàng của con, mẹ đâu rồi? Còn cha nữa, cha ơi, cha lúc nào cũng lo lắng vì chúng con? Anh nữa, anh Ravi, người hùng chói lọi thủơ thiếu thời của em? Xin thần Vishnu phù hộ cho con, xin đấng Allah hãy bảo vệ con, xin đấng Christ hãy cứu rỗi con, con không thể chịu đựng được nữa rồi. Tuýyyyyt! Tuýyyyyt Tuýyyyyt!”
Không có thương tích gì trên mình tôi, nhưng chưa bao giờ tôi thấy đau đớn đến cực điểm như thế, một cảm giác bị cắn xé tơi bời cả trong tâm trí và cõi lòng đến mức như thế.
Nó không thoát được mất. Nó sẽ chết chìm mất. Nó không bơi lên được tí nào và các động tác của nó thật yếu ớt. Mũi mồm nó cứ chìm lên chìm xuống. Chỉ có cặp mắt nó luôn gắn chặt vào tôi.
“Richard Parker, mày làm cái gì thế? Mà không muốn sống nữa sao? Bơi đi, bơi tiếp đi! Tuýyyt! Tuýyyyt! Tuýyyyt! Đạp chân đi! Đạp! Đạp! Đạp!”
Nó khuấy nước và bắt đầu bơi.
“Còn cả gia đình lớn của ta thì sao – chim chóc, thú vật và bò sát? Chúng chết đuối hết rồi sao? Tất cả những gì quý giá nhất trên đời đều bị huỷ diệt cả rồi. Và ta không được phép có một lời giải thích nào ư? Ta phải chịu hỏa ngục mà không có lời kết tội nào của thiên đường hay sao? Nếu quả như vậy, thì trí xét đoán còn ích gì, phải không hả Richard Parker? Nó chỉ soi sáng những thực tế nôm na – giúp ta kiếm đồ ăn áo mặc và một nơi trú ẩn thôi sao? Tại sao trí xét đoán không trả lời được những điều lớn lao hơn? Tại sao chúng ta không thể quăng một câu hỏi ra xa hơn nơi chúng ta có thể kéo về được một câu trả lời? Cần gì phải có một cái lưới rộng đến thế nếu như chỉ có vài con cá quanh quẩn cho ta bắt?”
Đầu nó chìm lỉm hết rồi. Nó rướn lên, ngước mắt nhìn như thu tóm cả bầu trời vào mình một lần cuối cùng. Có một cái phao buộc dây trên xuồng. Tôi túm lấy nó và huơ huơ lên trên không.
“Mày có thấy cái phao này không hả Richard Parker? Có nhìn thấy không? Bắt lấy nó! Um! Ta sẽ ném lại lần nữa. Um!”
Nó ở xa quá. Nhưng thấy cái phao bay về phía mình khiến nó hy vọng trở lại. Nó lấy lại sức và bắt đầu quẫy đạp rất mạnh.
“Đúng rồi! Một, hai. Một, hai. Thở được là thở nhé. Cẩn thận các ngọn sóng đấy. Tuýyyt! Tuýyyyt! Tuýyyyt!”
Lòng tôi cũng lạnh băng mất rồi. Tôi như ốm nặng vì đau buồn. Nhưng không thể để mình rơi vào một cơn choáng cóng lạnh như vậy. Chỉ được phép choáng trong hành động mà thôi. Có cái gì đó trong tôi không muốn tôi nằm im chịu chết, không được bỏ cuộc, phải chiến đấu đến cùng. Tôi lấy đâu ra cái đó, tôi cũng không biết nữa.
“Thật nực cười, phải không hả Richard Parker? Ta đã rơi vào địa ngục rồi mà sao vẫn còn sợ chết. Mày đã gần rồi đấy! Tuýyyt! Tuýyyyt! Tuýyyyt! Hoan hô, hoan hô! Được rồi đấy, Richard Parker, được rồi đấy. Bắt lấy này! Um!”
Tôi lấy hết sức quăng cái phao. Nó rơi xuống nước ngay trước mặt Richard Parker. Với chút sức lực cuối cùng, nó rướn lên và quặp lấy cái phao.
“Giữ chặt lấy! Ta sẽ kéo mày lên. Đừng bỏ ra. Nhìn ta đây này trong khi ta kéo mày. Ta kéo bằng tay, mày bằng mắt. Tí nữa thôi mày sẽ lên xuống cùng với ta. Gượm đã! Cùng với ta à? Ta với mày sẽ cùng nhau ở một chỗ à? Mình điên rồi hay sao?”
Tôi tỉnh ngộ về việc mình đang làm. Tôi giật cái dây một cái.
“Bỏ cái phao ra, Richard Parker! Ta bảo mày. Bỏ cái phao ra! Ta không muốn mày lên dây, hiểu chưa? Đi chỗ khác. Để mặc ta. Biến đi. Chết đuối đi! Chết đuối đi!”
Nó đang điên cuồng đạp nước bằng cả bốn chân. Tôi với lấy cái chèo. Tôi chọc mạnh vào nó, muốn đẩy nó ra. Tôi trượt và để rơi mất mái chèo.
Tôi vớ lấy cái chèo còn lại. Tôi lắp nó vào móc chèo và dồn sức khua nó xuống nước, muốn chèo cái xuồng đi chỗ khác. Tất cả nỗ lực của tôi chi đủ làm cho cái xuồng quay một chút, một đầu xuồng vào gần Richard Parker hơn.
Tôi sẽ phải đánh vào đầu nó! Tôi giơ cái chèo lên cao.
Nó nhanh quá. Nó vươn lên và trèo vào xuồng.
“Ôi, lạy chúa tôi.”
Ravi có lý. Quả thực tôi đã thành con dê tiếp theo. Tôi đã có con hổ Bengal ba tuổi trưởng thành, ướt đẫm, run rẩy, vừa thoát khỏi chết đuối, đang thở hồng hộc và ho sù sụ trên cái xuồng cứu nạn cùng với tôi. Richard Parker loạng choạng đứng lên, chân giẫm lên tấm bạt, mắt rực lửa khi gặp luồng mắt của tôi, hai tai cụp sát vào đầu, bao nhiêu vũ khí trút hết ra khỏi vỏ. Cái đầu nó to bằng và cùng màu với cái phao, đầy răng nhọn.
Tôi quay quắt ra đằng sau, bước qua con ngựa vằn rồi nhẩy ào xuống biển.
Tôi không hiểu được. Trong bao nhiêu ngày con tàu đã tuần tự nhi tiến, ngạo nghễ phớt lờ mọi thứ xung quanh nó. Mặt trời chói lọi, mưa rơi, gió thổi, nước dòng, sóng cao, vực sâu - con tầu Tsimtsum đều mặc kệ. Nó chạy với một sự tự tin, chậm chạp và khổng lồ của một châu lục.
Tôi đã mua một tấm bản đồ thế giới cho chuyến đi; tôi treo nó lên một cái bảng nút chai trong cabin của chúng tôi. Sáng sáng, tôi hỏi vị trí của tầu ở cầu chỉ huy và đánh dấu lên tấm bản đồ bằng một cái đinh ghim đầu tròn màu da cam. Chúng tôi đi từ Madras, ngang qua Vịnh Bengal, xuống dọc eo biển Malacca, vòng Singapore rồi ngược lên Manila. Tôi không thấy chán một chút nào trong suốt lộ trình ấy. Chúng tôi rất bận vì phải chăm sóc bầy thú. Đến đêm, lên giường ngủ thì ai nấy đều ê ẩm tận xương. Chúng tôi dừng lại ở Manila hai hôm, vì chuyện thức ăn tươi cho bầy thú, lấy thêm hàng, và như chúng tôi được thông báo, còn để kiểm tra bảo dưỡng máy tàu nữa. Tôi chỉ để ý đến hai việc trước. Thức ăn tươi cho bầy thú có hàng tấn chuối, còn hàng mới là một con đười ươi cái Congo, một phần kết quả của những chạy vạy cho công việc của cha. Một tấn chuối và hai, ba kí lô những con nhện to tướng đen xì. Một con đười ươi cũng giống như một con khỉ độc, nhỏ hơn, gầy hơn, nhưng trông lưu manh hơn, ít vẻ u buồn hơn. Một con đười ươi rùng mình nhăn mặt khi nó chạm vào một con nhện đen, cũng như anh và tôi, nhưng khác một cái là ngay sau đó nó sẽ giận dữ nghiền nát con nhện bằng các khớp ngón tay của nó. Tôi thấy chuối và một con đười ươi thú vị hơn nhiều cái cỗ máy cơ khí bẩn thỉu dưới lòng tầu. Ravi thì suốt ngày này qua ngày khác ở dưới đó, xem người ta chạy máy. Máy móc có cái gì đó không ổn, anh bảo vậy. Hay là việc bảo dưỡng đã chữa lợn lành thành lợn què? Tôi không biết. Chắc cũng chẳng ai biết. Câu trả lời là một bí ẩn đang nằm dưới hàng nghìn thước nước.
Chúng tôi rời Manila và tiến vào Thái Bình Dương. Đến ngày thứ tư, mới nửa đường đến Midway, thì tàu đắm. Con tàu biến mất tăm vào cái lỗ đinh ghim của tôi trên bản đồ. Một trái núi sụp đổ trước mắt tôi và mất dạng dưới chân tôi. Khắp xung quanh tôi là bãi nôn mửa của con tàu chết vì rối loạn tiêu hóa. Tôi nôn mửa. Tôi choáng. Tôi thấy trống rỗng lớn lao ở trong mình, rồi cái trống rỗng ấy lại bị sự im lặng lấp đầy. Trong nhiều ngày sau đó, một nỗi đau đớn và sợ hãi luôn đè chặt lên ngực tôi.
Hình như đã có một tiếng nổ. Nhưng tôi không chắc. Lúc đó tôi đang ngủ. Và đã bật dậy. Con tàu không phải là một tàu khách hạng sang. Nó là một tàu chở hàng hạng nặng thiết kế không phải để phục vụ khách có tiền và đòi hỏi tiện nghi. Lúc nào và chỗ nào trên tàu cũng ầm ĩ các loại tiếng động. Cũng chính vì mức độ ồn ào và ổn định ấy mà chúng tôi ngủ ngon như hài nhi. Đấy là một dạng im lặng không có gì phá vỡ được, kể cả tiếng ngáy của Ravi hay những lời mê ngủ của tôi. Cho nên tiếng nổ ấy, nếu có, cũng không phải là một tiếng động mới mẻ gì. Nó chỉ là một tiếng động bất thường. Tôi giật mình tỉnh dậy, như thể Ravi vừa bóp nổ một quả bóng hơi ngay tai tôi. Tôi nhìn đồng hồ. Mới quá bốn rưỡi sáng một tí. Tôi cúi xuống giường bên dưới. Ravi vẫn ngủ.
Tôi mặc quần áo và trèo xuống. Thường thì tôi ngủ rất say. Thường thì tôi sẽ nằm lại và ngủ tiếp. Không biết tại sao đêm đó tôi lại thức dậy như thế. Chính ra Ravi mới là người sẽ làm như vậy. Anh thích từ vẫy gọi . Trong trường hợp ấy, Ravi sẽ bảo Phiêu lưu đang vẫy gọi, và sẽ chạy ra thám thính khắp các nơi trên tàu. Mức độ tiếng ồn lại trở lại như thường, nhưng hình như có khác về chất, có lẽ hơi nghèn nghẹt khác trước.
Tôi lay Ravi. Tôi gọi, Ravi ! Có tiếng gì lạ lắm. Mình ra xem sao đi.
Anh ngái ngủ nhìn tôi. Anh lắc đầu và trở mình, kéo chăn lên tận má. Ôi, Ravi !
Tôi mở cửa cabin.
Tôi còn nhớ mình đi dọc hành lang, nơi cảnh vật lúc nào cũng thế cả ngày lẫn đêm. Nhưng tôi cảm thấy đêm tối ở trong mình lúc đó. Tôi dừng lại trước cabin của cha mẹ và đã định gõ cửa. Tôi nhớ mình có nhìn đồng hồ và quyết định thôi không gõ cửa nữa. Cha thích giấc ngủ của cha lắm. Tôi quyết định sẽ lên boong đón bình minh. Có thể tôi sẽ thấy một ngôi sao đổi ngôi.Tôi đã nghĩ đến điều đó, đến các ngôi sao đổi ngôi, khi trèo lên thang. Cabin của chúng tôi ở cách boong hai tầng. Tôi quên hẳn cái tiếng động lạ kia rồi.
Chỉ khi đẩy mở cánh cửa nặng dẫn lên boong, tôi mới nhận thấy thời tiết lúc ấy ra sao. Đã gọi được là bão chưa nhỉ? Đúng là đang mưa, nhưng không đến nỗi to lắm. Rõ ràng chưa phải là mưa giật như trong những trận bão gió mùa. Có gió. Những cơn gió giật cũng đủ mạnh để lật ô. Nhưng tôi vẫn đi trong gió ấy không mấy khó khăn. Còn biển, trông dữ dội thật, nhưng với một kẻ sống trong đất liền thì biển cả bao giờ chẳng ghê gớm, hùng vĩ và đầy nguy hiểm. Những con sóng trào lên, và bọt trắng bị gió thổi quật tơi bời vào thành tàu. Nhưng tôi đã từng thấy cảnh đấy và có con tàu nào đắm. Một con tàu hàng là một cấu trúc bền vững khổng lồ, một chiến công của kỹ thuật. Nó được thiết kế để nổi trên mặt nước trong những điều kiện tồi tệ nhất. Thời tiết kiểu này chắc sẽ không thể làm đắm tàu được, có phải vậy không nhỉ? Lạ thật, chỉ cần đóng cánh cửa và sẽ không thấy gió bão gì nữa. Tôi tiến hẳn lên boong. Tôi bíu chắc lấy lan can và ngửa mặt đón bão. Thích thật, đây mới là phiêu lưu mạo hiểm.
Hỡi Canada, ta đã đến đây! Tôi gào lên, ướt sũng và lạnh cóng. Tôi thấy mình thật can đảm. Vẫn còn tối, nhưng cũng đả đủ sáng để nhìn thấy xung quanh. Sáng để thấy hết cảnh thiên nhiên gào thét. Một sân khấu khổng lồ, với ánh sáng thật kịch tính, với vô vàn những phụ kiện, và một ngân sách không hạn chế cho những hiệu quả đặc biệt. Trước mắt tôi là một khung cảnh hoành tráng của gió và nước, một trận động đất của các giác quan mà ngay cả Hollywood cũng không thể bầy đặt ra được. Nhưng trận động đất ấy ngưng lại ngay dưới chân tôi. Tôi đang đứng trên một nền tảng vững chãi. Tôi như một khán giả ngồi yên ổn trong ghế của mình.
Chỉ đến khi nhìn lên chỗ cái xuồng cứu nạn trên cầu tàu, tôi mới bắt đầu thấy lo lắng. Cái xuồng không nằm ngay ngắn trong vị trí treo lơ lửng của nó. Nó nghiêng hẳn vào phía trong của hai vòng giá treo. Các khớp ngón tay tôi trắng bệch. Hóa ra, tôi phải bíu chặt lấy lan can như vậy không phải vì gió bão, mà là nếu không thì tôi đã ngã về phía trong con tàu, lúc đó đang nghiêng dần sang phía sườn bên trái. Chưa nghiêng nhiều lắm, nhưng đủ để tôi kinh ngạc. Khi tôi nhìn sang phía bên kia, cảnh vật không còn bình thường nữa. Tôi nhìn thấy cả sườn tàu đen sì.
Tôi run bắn lạnh hết cả người. Tôi nhất định nghĩ rằng chỉ vì cơn bão mà thôi. Đã đến lúc về cabin. Tôi bỏ tay, bước vội về phía vách, rướn người mở cửa.
Bên trong tàu có nhiều tiếng động. Những tiếng rền rĩ trầm đặc của cấu trúc. Tôi vấp ngã. Không sao. Tôi vùng dậy. Vịn vào tay cầu thang, tôi chạy xuống từng bốn bậc một. Mới xuống đến tầng thứ nhất ở dưới tôi đã thấy nước. Nước tràn lan. Ngập hết lối đi. Nước dâng lên ào ạt từ bên dưới như một đám đông nổi loạn, giận dữ, ngầu bọt và sôi sùng sục. Tôi không thể tin vào mắt mình. Tại sao lại có nước ở đây? Nó ở đâu ra? Tôi đứng đóng đanh tại chỗ, hốt hoảng, hoang mang, không biết phải làm gì tiếp. Cả gia đình tôi đang ở dưới kia.
Tôi chạy trở lên boong. Thời tiết không còn làm trò mua vui như trước nữa. Tôi sợ hãi lắm. Bây giờ thì rõ ràng quá rồi: con tàu đang lật nghiêng một cách trầm trọng. Mà không phải chỉ về một phía. Nó đang nghiêng cả từ phía mũi xuống phía đuôi tàu. Nhìn sang phía bên kia boong, tôi thấy nước biển có vẻ cách mình chưa đến hai mươi mét. Tàu đang chìm. Tôi không thể chấp nhận ý nghĩ đó. Nó khó tin như chuyện mặt trăng bốc cháy vậy.
Sĩ quan và thủy thủ đâu cả rồi? Họ đang làm gì vậy? Về phía mũi tàu, tôi thấy lờ mờ có mấy bóng người đang chạy. Hình như tôi thấy cả mấy con thú nhưng tôi gạt những hình ảnh ấy đi, coi chúng chỉ là ảo ảnh do mưa và bóng tối gây ra. Chúng tôi có mở then các cửa khoang thú vật khi thời tiết tốt, nhưng chúng luôn luôn được nhốt kín trong cách chuồng riêng. Chúng tôi đang chở các con thú hoang nguy hiểm chứ đâu phải gia súc. Phía trên cầu tàu, tôi nghĩ tôi nghe thấy có tiếng người đang hò hét.
Con tàu lắc mạnh một cái rồi đến cái tiếng động ấy, cái tiếng ợ kim loại ma quái. Cái gì vậy? Có phải là một tiếng thét tập thể của người và thú phản kháng cái chết đang đến với họ? Hay là tiếng thở dốc của chính con tàu khi trút bỏ linh hồn? Tôi ngã lộn nhào. Tôi vùng đứng dậy. Tôi lại nhìn ngang boong tàu và thấy biển dâng lên. Sóng gần lắm rồi. Chúng tôi đang chìm rất nhanh.
Tôi nghe thấy rõ ràng tiếng khỉ kêu thét. Có cái gì đang làm rung cả sàn tàu. một con bò tót Ấn Độ chạy đâm bổ từ trong mưa về phía tôi, ầm ầm chạy qua tôi, hoảng sợ đến phát rồ. Tôi chỉ biết chết lặng nhìn nó. Lạy Chúa tôi, không biết ai lại thả nó ra như thế?
Tôi chạy ra cầu thang dẫn lên cầu tàu. Trên đó sẽ có các sĩ quan, những người nói được tiếng Anh duy nhất trên tàu, trong tay họ là vận mệnh của chúng tôi, họ sẽ chỉnh đốn được tình hình. Họ sẽ giải thích mọi chuyện. Họ sẽ bảo vệ được gia đình tôi và tôi. Tôi trèo lên cầu tàu giữa. Không thấy có ai bên này, tôi chạy sang phía bên kia, thấy có hai người trong thuỷ thủ đoàn. Tôi ngã. Tôi vùng dậy. Họ đang nhìn cả ra biển. Tôi hét lên. Họ quay lại. Họ nhìn tôi rồi nhìn nhau. Họ nói cái gì đó. Họ chạy ù về phía tôi. Tôi lập tức thấy yên tâm. Tôi nói: Ơn Chúa, tôi đã tìm thấy các anh. Có chuyện gì vậy? Tôi sợ lắm. Dưới đáy tàu toàn là nước. Tôi lo cho gia đình tôi quá. Tôi không thể xuống dưới tầng có cabin của chúng tôi. Bình thường có chuyện này không? Các anh nghĩ...
Một người trong bọn họ ngắt lời tôi bằng cách ấn vào tay tôi một cái áo phao cấp cứu và quát cái gì đó bằng tiếng Trung Quốc. Tôi để ý thấy một cái còi màu da cam lủng lẳng ở cái túi phao. họ đều gật đầu lia lịa về phía tôi. Khi họ túm lấy tôi và nhấc bổng tôi lên, tôi chẳng phật ý gì hết. Tôi nghĩ họ đang giúp tôi. Tôi thấy tin họ đến mức còn cảm thấy biết ơn họ khi họ nhấc bổng tôi lên như vậy. Chỉ khi họ ném tôi xuống biển, tôi mới bắt đầu thấy nghi ngờ.
Tôi rơi xuống, nảy bần bật trên tấm vải bạt căng che bọc một cái xuồng cứu nạn, mới được tháo ra một nửa, hàng chục mét bên dưới cầu tàu. Rất lạ là tôi không đau đớn gì. Cái áo phao rơi đâu mất, trong tay tôi còn lại cái còi. Cái xuồng đã được hạ xuống nửa chừng, vẫn còn đang lơ lửng. Nó nghiêng khỏi hai cái đà treo, đung đưa trong gió bão, cách mặt biển chừng sáu thước. Tôi nhìn lên. Hai người trong bọn họ đang nhìn xuống tôi, lấy tay chỉ cuống quýt vào cái xuồng và hò hét loạn xị. Tôi không hiểu họ muốn tôi làm gì. Tôi tưởng họ sắp nhảy xuống cùng với tôi. Nhưng họ quay đi, trông rất hoảng sợ, rồi một con vật bất thần nhảy vọt ra không trung với dáng điệu duyên dáng của một con ngựa đua. Con ngựa vằn không rơi trúng tấm vải bạt. Nó là một con đực giống Grant, nặng trên hai tạ rưỡi. Nó rơi ầm xuống cái ghế dài cuối xuồng, làm vỡ tan cái ghế và khiến cả cái xuồng run lên bần bật. Con vật kêu lên. Nhẽ ra phải là một tiếng hí rền rĩ như một con la hoặc con ngựa. Nhưng hoàn toàn không phải. Chỉ có thể gọi đó là một tiếng sủa the thé đau đớn vô cùng; khônga-ha-ha, khônga-ha-ha, khônga-ha-ha... Cặp môi nó vén hết lên, run bần bật, để lộ những cái răng vàng và hàng lợi màu hồng sẫm. Cái xuồng và chúng tôi cùng rơi xuống mặt nước đang sủi sùng sục.
Richard Parker không nhảy xuống nước theo tôi. Cái chèo tôi định dùng để đánh nó nổi bập bềnh. Tôi vớ lấy nó khi bơi về cái phao mà con hổ vừa bỏ ra. Dưới nước thật khủng khiếp. Tôi có cảm tưởng như đang ở dưới đáy một cái giếng đang sụt lở. Nước sôi lên giận dữ, đen ngòm, lạnh buốt. Các con sông liên tiếp nhào xuống tôi. Chọc vào mắt tôi. Dìm tôi xuống. Khiến tôi ngạt thở. Nếu không có cái phao, chắc chắn tôi đã không thể sống lấy một phút.
Tôi thấy một hình tam giác rẽ nước đi cách tôi khoảng 5 thước. Vây cá mập. Một nỗi sợ hãi rần rật chạy lên chạy xuống dọc sống lưng tôi như một dòng nước lạnh toát. Tôi hết sức bơi thật nhanh về một đầu xuồng, phía vẫn còn có tấm bạt che phủ. Tôi chống tay nghển lên xuống. Không nhìn thấy Richard Parker đâu cả. Không ở trên tấm bạt, cùng không trên cái ghế dài nào. Nó đang ở dưới đáy xuồng. Tôi rướn lên tí nữa. Tôi chỉ thoáng thấy ở đầu xuồng đàng kia cái đầu con ngựa vằn vật vã tứ phía. Tôi để người ngã xuống nước trở lại. Ngay trước mắt tôi, một cái vây cá mập lẳng lặng lướt qua.
Tấm bạt màu da cam sáng được buộc bằng dây nilông chắc luồn qua các lỗ khuyết kim loại tán dọc mép bạt và những cái móc tròn bên mạn xuồng. Tình cờ, tôi đang bơi ở phía mũi xuồng. Đoạn bạt phủ trên phần mũi - một cái mũi rất ngắn, nếu ở trên mặt người thì là một cái mũi tẹt - không được buộc chắc như ở các đoạn xung quanh xuồng. Đoạn dây luồn từ cái móc bên này sang cái móc bên kia của mũi xuồng không được chặt lắm, khiến cho tấm bạt được phủ lỏng ra một chút. Tôi lấy cán mái chèo chọc vào cái khe hở chỗ bạt lỏng ấy và hết sức đẩy nó vào thật sâu, đến hết cỡ mới thôi. Cái mũi xuồng thế là mọc ra thêm được một đoạn, cho dù hơi vẹo vọ một chút. Tôi đu lên cái chèo, hai chân quặp lấy nó. Cán chèo thúc lên tấm bạt, nhưng cả bạt, dầy chằng và cái chèo đều nguyên vị. Tôi không phải ngâm mình dưới nước nữa, mặc dù vẫn lửng lơ lắc lư cách mặt nước chỉ hơn một thước. Những ngọn sóng lớn vẫn quất vào người tôi.
Chỉ còn mình tôi, côi cút, giữa Thái Bình Dương, bám lửng lơ vào một mái chèo, hổ dữ trước mặt, cá mập dưới lưng, xung quanh là bão tố. Nếu tôi nhìn nhận tình trạng ấy của mình bằng lí trí tỉnh táo, chắc hẳn tôi đã bỏ cuộc và buông khỏi mái chèo đó với hy vọng sẽ được chết chìm trước khi bị ăn thịt. Nhưng tôi không thể nhớ mình có chút ý nghĩ gì trong vài phút đầu tương đối an toàn đó. Tôi còn không thể thấy là trời đang rạng sáng. Tôi chỉ biết bám chặt lấy mái chèo, chỉ vậy thôi, chỉ có Thượng đế mới biết tại sao.
Một lúc sau, tôi bắt đầu tận dụng được cái phao. Tôi nhấc nó lên khỏi mặt nước và luồn nó vào cái chèo. Tôi dịch nó xuống dần cho đến khi vòng phao quặp lấy cái chèo thôi. Nếu Richard Parker xuất hiện, nhảy ra khỏi mái chèo trong tư thế đó sẽ khó khăn hơn, nhưng hãy cứ lo từng thứ một, Thái Bình Dương trước, hổ dữ sau.
Kết Thúc (END)
Tôi kêu, “Richard Parker, có phải mày đấy không? Khó nhìn quá. Ôi giá mà tạnh được mưa! Richard Parker? Richard Parker? Đúng mày rồi!”
Tôi có thể nhìn thấy cái đầu. Nó đang vùng vẫy để khỏi chìm.
“Ôi hay quá, đúng là mày rồi, Richard Parker! Con xin đội ơn tất cả các ngài Jesus, Mary, Muhammad và Vishnu! Nào cố lên, đừng bỏ cuộc. Đến đây với tao. Mày có nghe thấy tiếng còi này hay không? Tuýyyyt! Tuýyyyt! Tuýyyyy! Mày nghe thấy chứ hả? Bơi đi, bơi! Mày bơi khỏe lắm mà. Chưa đến ba mươi mét đâu.”
Nó thấy tôi rồi. Trông nó hoảng hốt cực độ. Nó bắt đầu bơi về phía tôi. Mặt nước xung quanh nó dạt từ bên này sang bên nọ. Trông nó bé nhỏ và tuyệt vọng.
“Richard Parker, mày có tin được những gì vừa xảy ra với chúng ta không? Hãy nói đây chỉ là cơn ác mộng. Hãy nói đây không phải là sự thực. Hãy nói tao đang nằm trong cái giường tầng ấy trên tàu Tsimtsum, trằn trọc bên này bên kia và sắp tỉnh dậy khỏi cơn các mộng này. Hãy nói tao vẫn đang hạnh phúc. Mẹ, vị thiên thần thông sáng bảo hộ dịu dàng của con, mẹ đâu rồi? Còn cha nữa, cha ơi, cha lúc nào cũng lo lắng vì chúng con? Anh nữa, anh Ravi, người hùng chói lọi thủơ thiếu thời của em? Xin thần Vishnu phù hộ cho con, xin đấng Allah hãy bảo vệ con, xin đấng Christ hãy cứu rỗi con, con không thể chịu đựng được nữa rồi. Tuýyyyyt! Tuýyyyyt Tuýyyyyt!”
Không có thương tích gì trên mình tôi, nhưng chưa bao giờ tôi thấy đau đớn đến cực điểm như thế, một cảm giác bị cắn xé tơi bời cả trong tâm trí và cõi lòng đến mức như thế.
Nó không thoát được mất. Nó sẽ chết chìm mất. Nó không bơi lên được tí nào và các động tác của nó thật yếu ớt. Mũi mồm nó cứ chìm lên chìm xuống. Chỉ có cặp mắt nó luôn gắn chặt vào tôi.
“Richard Parker, mày làm cái gì thế? Mà không muốn sống nữa sao? Bơi đi, bơi tiếp đi! Tuýyyt! Tuýyyyt! Tuýyyyt! Đạp chân đi! Đạp! Đạp! Đạp!”
Nó khuấy nước và bắt đầu bơi.
“Còn cả gia đình lớn của ta thì sao – chim chóc, thú vật và bò sát? Chúng chết đuối hết rồi sao? Tất cả những gì quý giá nhất trên đời đều bị huỷ diệt cả rồi. Và ta không được phép có một lời giải thích nào ư? Ta phải chịu hỏa ngục mà không có lời kết tội nào của thiên đường hay sao? Nếu quả như vậy, thì trí xét đoán còn ích gì, phải không hả Richard Parker? Nó chỉ soi sáng những thực tế nôm na – giúp ta kiếm đồ ăn áo mặc và một nơi trú ẩn thôi sao? Tại sao trí xét đoán không trả lời được những điều lớn lao hơn? Tại sao chúng ta không thể quăng một câu hỏi ra xa hơn nơi chúng ta có thể kéo về được một câu trả lời? Cần gì phải có một cái lưới rộng đến thế nếu như chỉ có vài con cá quanh quẩn cho ta bắt?”
Đầu nó chìm lỉm hết rồi. Nó rướn lên, ngước mắt nhìn như thu tóm cả bầu trời vào mình một lần cuối cùng. Có một cái phao buộc dây trên xuồng. Tôi túm lấy nó và huơ huơ lên trên không.
“Mày có thấy cái phao này không hả Richard Parker? Có nhìn thấy không? Bắt lấy nó! Um! Ta sẽ ném lại lần nữa. Um!”
Nó ở xa quá. Nhưng thấy cái phao bay về phía mình khiến nó hy vọng trở lại. Nó lấy lại sức và bắt đầu quẫy đạp rất mạnh.
“Đúng rồi! Một, hai. Một, hai. Thở được là thở nhé. Cẩn thận các ngọn sóng đấy. Tuýyyt! Tuýyyyt! Tuýyyyt!”
Lòng tôi cũng lạnh băng mất rồi. Tôi như ốm nặng vì đau buồn. Nhưng không thể để mình rơi vào một cơn choáng cóng lạnh như vậy. Chỉ được phép choáng trong hành động mà thôi. Có cái gì đó trong tôi không muốn tôi nằm im chịu chết, không được bỏ cuộc, phải chiến đấu đến cùng. Tôi lấy đâu ra cái đó, tôi cũng không biết nữa.
“Thật nực cười, phải không hả Richard Parker? Ta đã rơi vào địa ngục rồi mà sao vẫn còn sợ chết. Mày đã gần rồi đấy! Tuýyyt! Tuýyyyt! Tuýyyyt! Hoan hô, hoan hô! Được rồi đấy, Richard Parker, được rồi đấy. Bắt lấy này! Um!”
Tôi lấy hết sức quăng cái phao. Nó rơi xuống nước ngay trước mặt Richard Parker. Với chút sức lực cuối cùng, nó rướn lên và quặp lấy cái phao.
“Giữ chặt lấy! Ta sẽ kéo mày lên. Đừng bỏ ra. Nhìn ta đây này trong khi ta kéo mày. Ta kéo bằng tay, mày bằng mắt. Tí nữa thôi mày sẽ lên xuống cùng với ta. Gượm đã! Cùng với ta à? Ta với mày sẽ cùng nhau ở một chỗ à? Mình điên rồi hay sao?”
Tôi tỉnh ngộ về việc mình đang làm. Tôi giật cái dây một cái.
“Bỏ cái phao ra, Richard Parker! Ta bảo mày. Bỏ cái phao ra! Ta không muốn mày lên dây, hiểu chưa? Đi chỗ khác. Để mặc ta. Biến đi. Chết đuối đi! Chết đuối đi!”
Nó đang điên cuồng đạp nước bằng cả bốn chân. Tôi với lấy cái chèo. Tôi chọc mạnh vào nó, muốn đẩy nó ra. Tôi trượt và để rơi mất mái chèo.
Tôi vớ lấy cái chèo còn lại. Tôi lắp nó vào móc chèo và dồn sức khua nó xuống nước, muốn chèo cái xuồng đi chỗ khác. Tất cả nỗ lực của tôi chi đủ làm cho cái xuồng quay một chút, một đầu xuồng vào gần Richard Parker hơn.
Tôi sẽ phải đánh vào đầu nó! Tôi giơ cái chèo lên cao.
Nó nhanh quá. Nó vươn lên và trèo vào xuồng.
“Ôi, lạy chúa tôi.”
Ravi có lý. Quả thực tôi đã thành con dê tiếp theo. Tôi đã có con hổ Bengal ba tuổi trưởng thành, ướt đẫm, run rẩy, vừa thoát khỏi chết đuối, đang thở hồng hộc và ho sù sụ trên cái xuồng cứu nạn cùng với tôi. Richard Parker loạng choạng đứng lên, chân giẫm lên tấm bạt, mắt rực lửa khi gặp luồng mắt của tôi, hai tai cụp sát vào đầu, bao nhiêu vũ khí trút hết ra khỏi vỏ. Cái đầu nó to bằng và cùng màu với cái phao, đầy răng nhọn.
Tôi quay quắt ra đằng sau, bước qua con ngựa vằn rồi nhẩy ào xuống biển.
Tôi không hiểu được. Trong bao nhiêu ngày con tàu đã tuần tự nhi tiến, ngạo nghễ phớt lờ mọi thứ xung quanh nó. Mặt trời chói lọi, mưa rơi, gió thổi, nước dòng, sóng cao, vực sâu - con tầu Tsimtsum đều mặc kệ. Nó chạy với một sự tự tin, chậm chạp và khổng lồ của một châu lục.
Tôi đã mua một tấm bản đồ thế giới cho chuyến đi; tôi treo nó lên một cái bảng nút chai trong cabin của chúng tôi. Sáng sáng, tôi hỏi vị trí của tầu ở cầu chỉ huy và đánh dấu lên tấm bản đồ bằng một cái đinh ghim đầu tròn màu da cam. Chúng tôi đi từ Madras, ngang qua Vịnh Bengal, xuống dọc eo biển Malacca, vòng Singapore rồi ngược lên Manila. Tôi không thấy chán một chút nào trong suốt lộ trình ấy. Chúng tôi rất bận vì phải chăm sóc bầy thú. Đến đêm, lên giường ngủ thì ai nấy đều ê ẩm tận xương. Chúng tôi dừng lại ở Manila hai hôm, vì chuyện thức ăn tươi cho bầy thú, lấy thêm hàng, và như chúng tôi được thông báo, còn để kiểm tra bảo dưỡng máy tàu nữa. Tôi chỉ để ý đến hai việc trước. Thức ăn tươi cho bầy thú có hàng tấn chuối, còn hàng mới là một con đười ươi cái Congo, một phần kết quả của những chạy vạy cho công việc của cha. Một tấn chuối và hai, ba kí lô những con nhện to tướng đen xì. Một con đười ươi cũng giống như một con khỉ độc, nhỏ hơn, gầy hơn, nhưng trông lưu manh hơn, ít vẻ u buồn hơn. Một con đười ươi rùng mình nhăn mặt khi nó chạm vào một con nhện đen, cũng như anh và tôi, nhưng khác một cái là ngay sau đó nó sẽ giận dữ nghiền nát con nhện bằng các khớp ngón tay của nó. Tôi thấy chuối và một con đười ươi thú vị hơn nhiều cái cỗ máy cơ khí bẩn thỉu dưới lòng tầu. Ravi thì suốt ngày này qua ngày khác ở dưới đó, xem người ta chạy máy. Máy móc có cái gì đó không ổn, anh bảo vậy. Hay là việc bảo dưỡng đã chữa lợn lành thành lợn què? Tôi không biết. Chắc cũng chẳng ai biết. Câu trả lời là một bí ẩn đang nằm dưới hàng nghìn thước nước.
Chúng tôi rời Manila và tiến vào Thái Bình Dương. Đến ngày thứ tư, mới nửa đường đến Midway, thì tàu đắm. Con tàu biến mất tăm vào cái lỗ đinh ghim của tôi trên bản đồ. Một trái núi sụp đổ trước mắt tôi và mất dạng dưới chân tôi. Khắp xung quanh tôi là bãi nôn mửa của con tàu chết vì rối loạn tiêu hóa. Tôi nôn mửa. Tôi choáng. Tôi thấy trống rỗng lớn lao ở trong mình, rồi cái trống rỗng ấy lại bị sự im lặng lấp đầy. Trong nhiều ngày sau đó, một nỗi đau đớn và sợ hãi luôn đè chặt lên ngực tôi.
Hình như đã có một tiếng nổ. Nhưng tôi không chắc. Lúc đó tôi đang ngủ. Và đã bật dậy. Con tàu không phải là một tàu khách hạng sang. Nó là một tàu chở hàng hạng nặng thiết kế không phải để phục vụ khách có tiền và đòi hỏi tiện nghi. Lúc nào và chỗ nào trên tàu cũng ầm ĩ các loại tiếng động. Cũng chính vì mức độ ồn ào và ổn định ấy mà chúng tôi ngủ ngon như hài nhi. Đấy là một dạng im lặng không có gì phá vỡ được, kể cả tiếng ngáy của Ravi hay những lời mê ngủ của tôi. Cho nên tiếng nổ ấy, nếu có, cũng không phải là một tiếng động mới mẻ gì. Nó chỉ là một tiếng động bất thường. Tôi giật mình tỉnh dậy, như thể Ravi vừa bóp nổ một quả bóng hơi ngay tai tôi. Tôi nhìn đồng hồ. Mới quá bốn rưỡi sáng một tí. Tôi cúi xuống giường bên dưới. Ravi vẫn ngủ.
Tôi mặc quần áo và trèo xuống. Thường thì tôi ngủ rất say. Thường thì tôi sẽ nằm lại và ngủ tiếp. Không biết tại sao đêm đó tôi lại thức dậy như thế. Chính ra Ravi mới là người sẽ làm như vậy. Anh thích từ vẫy gọi . Trong trường hợp ấy, Ravi sẽ bảo Phiêu lưu đang vẫy gọi, và sẽ chạy ra thám thính khắp các nơi trên tàu. Mức độ tiếng ồn lại trở lại như thường, nhưng hình như có khác về chất, có lẽ hơi nghèn nghẹt khác trước.
Tôi lay Ravi. Tôi gọi, Ravi ! Có tiếng gì lạ lắm. Mình ra xem sao đi.
Anh ngái ngủ nhìn tôi. Anh lắc đầu và trở mình, kéo chăn lên tận má. Ôi, Ravi !
Tôi mở cửa cabin.
Tôi còn nhớ mình đi dọc hành lang, nơi cảnh vật lúc nào cũng thế cả ngày lẫn đêm. Nhưng tôi cảm thấy đêm tối ở trong mình lúc đó. Tôi dừng lại trước cabin của cha mẹ và đã định gõ cửa. Tôi nhớ mình có nhìn đồng hồ và quyết định thôi không gõ cửa nữa. Cha thích giấc ngủ của cha lắm. Tôi quyết định sẽ lên boong đón bình minh. Có thể tôi sẽ thấy một ngôi sao đổi ngôi.Tôi đã nghĩ đến điều đó, đến các ngôi sao đổi ngôi, khi trèo lên thang. Cabin của chúng tôi ở cách boong hai tầng. Tôi quên hẳn cái tiếng động lạ kia rồi.
Chỉ khi đẩy mở cánh cửa nặng dẫn lên boong, tôi mới nhận thấy thời tiết lúc ấy ra sao. Đã gọi được là bão chưa nhỉ? Đúng là đang mưa, nhưng không đến nỗi to lắm. Rõ ràng chưa phải là mưa giật như trong những trận bão gió mùa. Có gió. Những cơn gió giật cũng đủ mạnh để lật ô. Nhưng tôi vẫn đi trong gió ấy không mấy khó khăn. Còn biển, trông dữ dội thật, nhưng với một kẻ sống trong đất liền thì biển cả bao giờ chẳng ghê gớm, hùng vĩ và đầy nguy hiểm. Những con sóng trào lên, và bọt trắng bị gió thổi quật tơi bời vào thành tàu. Nhưng tôi đã từng thấy cảnh đấy và có con tàu nào đắm. Một con tàu hàng là một cấu trúc bền vững khổng lồ, một chiến công của kỹ thuật. Nó được thiết kế để nổi trên mặt nước trong những điều kiện tồi tệ nhất. Thời tiết kiểu này chắc sẽ không thể làm đắm tàu được, có phải vậy không nhỉ? Lạ thật, chỉ cần đóng cánh cửa và sẽ không thấy gió bão gì nữa. Tôi tiến hẳn lên boong. Tôi bíu chắc lấy lan can và ngửa mặt đón bão. Thích thật, đây mới là phiêu lưu mạo hiểm.
Hỡi Canada, ta đã đến đây! Tôi gào lên, ướt sũng và lạnh cóng. Tôi thấy mình thật can đảm. Vẫn còn tối, nhưng cũng đả đủ sáng để nhìn thấy xung quanh. Sáng để thấy hết cảnh thiên nhiên gào thét. Một sân khấu khổng lồ, với ánh sáng thật kịch tính, với vô vàn những phụ kiện, và một ngân sách không hạn chế cho những hiệu quả đặc biệt. Trước mắt tôi là một khung cảnh hoành tráng của gió và nước, một trận động đất của các giác quan mà ngay cả Hollywood cũng không thể bầy đặt ra được. Nhưng trận động đất ấy ngưng lại ngay dưới chân tôi. Tôi đang đứng trên một nền tảng vững chãi. Tôi như một khán giả ngồi yên ổn trong ghế của mình.
Chỉ đến khi nhìn lên chỗ cái xuồng cứu nạn trên cầu tàu, tôi mới bắt đầu thấy lo lắng. Cái xuồng không nằm ngay ngắn trong vị trí treo lơ lửng của nó. Nó nghiêng hẳn vào phía trong của hai vòng giá treo. Các khớp ngón tay tôi trắng bệch. Hóa ra, tôi phải bíu chặt lấy lan can như vậy không phải vì gió bão, mà là nếu không thì tôi đã ngã về phía trong con tàu, lúc đó đang nghiêng dần sang phía sườn bên trái. Chưa nghiêng nhiều lắm, nhưng đủ để tôi kinh ngạc. Khi tôi nhìn sang phía bên kia, cảnh vật không còn bình thường nữa. Tôi nhìn thấy cả sườn tàu đen sì.
Tôi run bắn lạnh hết cả người. Tôi nhất định nghĩ rằng chỉ vì cơn bão mà thôi. Đã đến lúc về cabin. Tôi bỏ tay, bước vội về phía vách, rướn người mở cửa.
Bên trong tàu có nhiều tiếng động. Những tiếng rền rĩ trầm đặc của cấu trúc. Tôi vấp ngã. Không sao. Tôi vùng dậy. Vịn vào tay cầu thang, tôi chạy xuống từng bốn bậc một. Mới xuống đến tầng thứ nhất ở dưới tôi đã thấy nước. Nước tràn lan. Ngập hết lối đi. Nước dâng lên ào ạt từ bên dưới như một đám đông nổi loạn, giận dữ, ngầu bọt và sôi sùng sục. Tôi không thể tin vào mắt mình. Tại sao lại có nước ở đây? Nó ở đâu ra? Tôi đứng đóng đanh tại chỗ, hốt hoảng, hoang mang, không biết phải làm gì tiếp. Cả gia đình tôi đang ở dưới kia.
Tôi chạy trở lên boong. Thời tiết không còn làm trò mua vui như trước nữa. Tôi sợ hãi lắm. Bây giờ thì rõ ràng quá rồi: con tàu đang lật nghiêng một cách trầm trọng. Mà không phải chỉ về một phía. Nó đang nghiêng cả từ phía mũi xuống phía đuôi tàu. Nhìn sang phía bên kia boong, tôi thấy nước biển có vẻ cách mình chưa đến hai mươi mét. Tàu đang chìm. Tôi không thể chấp nhận ý nghĩ đó. Nó khó tin như chuyện mặt trăng bốc cháy vậy.
Sĩ quan và thủy thủ đâu cả rồi? Họ đang làm gì vậy? Về phía mũi tàu, tôi thấy lờ mờ có mấy bóng người đang chạy. Hình như tôi thấy cả mấy con thú nhưng tôi gạt những hình ảnh ấy đi, coi chúng chỉ là ảo ảnh do mưa và bóng tối gây ra. Chúng tôi có mở then các cửa khoang thú vật khi thời tiết tốt, nhưng chúng luôn luôn được nhốt kín trong cách chuồng riêng. Chúng tôi đang chở các con thú hoang nguy hiểm chứ đâu phải gia súc. Phía trên cầu tàu, tôi nghĩ tôi nghe thấy có tiếng người đang hò hét.
Con tàu lắc mạnh một cái rồi đến cái tiếng động ấy, cái tiếng ợ kim loại ma quái. Cái gì vậy? Có phải là một tiếng thét tập thể của người và thú phản kháng cái chết đang đến với họ? Hay là tiếng thở dốc của chính con tàu khi trút bỏ linh hồn? Tôi ngã lộn nhào. Tôi vùng đứng dậy. Tôi lại nhìn ngang boong tàu và thấy biển dâng lên. Sóng gần lắm rồi. Chúng tôi đang chìm rất nhanh.
Tôi nghe thấy rõ ràng tiếng khỉ kêu thét. Có cái gì đang làm rung cả sàn tàu. một con bò tót Ấn Độ chạy đâm bổ từ trong mưa về phía tôi, ầm ầm chạy qua tôi, hoảng sợ đến phát rồ. Tôi chỉ biết chết lặng nhìn nó. Lạy Chúa tôi, không biết ai lại thả nó ra như thế?
Tôi chạy ra cầu thang dẫn lên cầu tàu. Trên đó sẽ có các sĩ quan, những người nói được tiếng Anh duy nhất trên tàu, trong tay họ là vận mệnh của chúng tôi, họ sẽ chỉnh đốn được tình hình. Họ sẽ giải thích mọi chuyện. Họ sẽ bảo vệ được gia đình tôi và tôi. Tôi trèo lên cầu tàu giữa. Không thấy có ai bên này, tôi chạy sang phía bên kia, thấy có hai người trong thuỷ thủ đoàn. Tôi ngã. Tôi vùng dậy. Họ đang nhìn cả ra biển. Tôi hét lên. Họ quay lại. Họ nhìn tôi rồi nhìn nhau. Họ nói cái gì đó. Họ chạy ù về phía tôi. Tôi lập tức thấy yên tâm. Tôi nói: Ơn Chúa, tôi đã tìm thấy các anh. Có chuyện gì vậy? Tôi sợ lắm. Dưới đáy tàu toàn là nước. Tôi lo cho gia đình tôi quá. Tôi không thể xuống dưới tầng có cabin của chúng tôi. Bình thường có chuyện này không? Các anh nghĩ...
Một người trong bọn họ ngắt lời tôi bằng cách ấn vào tay tôi một cái áo phao cấp cứu và quát cái gì đó bằng tiếng Trung Quốc. Tôi để ý thấy một cái còi màu da cam lủng lẳng ở cái túi phao. họ đều gật đầu lia lịa về phía tôi. Khi họ túm lấy tôi và nhấc bổng tôi lên, tôi chẳng phật ý gì hết. Tôi nghĩ họ đang giúp tôi. Tôi thấy tin họ đến mức còn cảm thấy biết ơn họ khi họ nhấc bổng tôi lên như vậy. Chỉ khi họ ném tôi xuống biển, tôi mới bắt đầu thấy nghi ngờ.
Tôi rơi xuống, nảy bần bật trên tấm vải bạt căng che bọc một cái xuồng cứu nạn, mới được tháo ra một nửa, hàng chục mét bên dưới cầu tàu. Rất lạ là tôi không đau đớn gì. Cái áo phao rơi đâu mất, trong tay tôi còn lại cái còi. Cái xuồng đã được hạ xuống nửa chừng, vẫn còn đang lơ lửng. Nó nghiêng khỏi hai cái đà treo, đung đưa trong gió bão, cách mặt biển chừng sáu thước. Tôi nhìn lên. Hai người trong bọn họ đang nhìn xuống tôi, lấy tay chỉ cuống quýt vào cái xuồng và hò hét loạn xị. Tôi không hiểu họ muốn tôi làm gì. Tôi tưởng họ sắp nhảy xuống cùng với tôi. Nhưng họ quay đi, trông rất hoảng sợ, rồi một con vật bất thần nhảy vọt ra không trung với dáng điệu duyên dáng của một con ngựa đua. Con ngựa vằn không rơi trúng tấm vải bạt. Nó là một con đực giống Grant, nặng trên hai tạ rưỡi. Nó rơi ầm xuống cái ghế dài cuối xuồng, làm vỡ tan cái ghế và khiến cả cái xuồng run lên bần bật. Con vật kêu lên. Nhẽ ra phải là một tiếng hí rền rĩ như một con la hoặc con ngựa. Nhưng hoàn toàn không phải. Chỉ có thể gọi đó là một tiếng sủa the thé đau đớn vô cùng; khônga-ha-ha, khônga-ha-ha, khônga-ha-ha... Cặp môi nó vén hết lên, run bần bật, để lộ những cái răng vàng và hàng lợi màu hồng sẫm. Cái xuồng và chúng tôi cùng rơi xuống mặt nước đang sủi sùng sục.
Richard Parker không nhảy xuống nước theo tôi. Cái chèo tôi định dùng để đánh nó nổi bập bềnh. Tôi vớ lấy nó khi bơi về cái phao mà con hổ vừa bỏ ra. Dưới nước thật khủng khiếp. Tôi có cảm tưởng như đang ở dưới đáy một cái giếng đang sụt lở. Nước sôi lên giận dữ, đen ngòm, lạnh buốt. Các con sông liên tiếp nhào xuống tôi. Chọc vào mắt tôi. Dìm tôi xuống. Khiến tôi ngạt thở. Nếu không có cái phao, chắc chắn tôi đã không thể sống lấy một phút.
Tôi thấy một hình tam giác rẽ nước đi cách tôi khoảng 5 thước. Vây cá mập. Một nỗi sợ hãi rần rật chạy lên chạy xuống dọc sống lưng tôi như một dòng nước lạnh toát. Tôi hết sức bơi thật nhanh về một đầu xuồng, phía vẫn còn có tấm bạt che phủ. Tôi chống tay nghển lên xuống. Không nhìn thấy Richard Parker đâu cả. Không ở trên tấm bạt, cùng không trên cái ghế dài nào. Nó đang ở dưới đáy xuồng. Tôi rướn lên tí nữa. Tôi chỉ thoáng thấy ở đầu xuồng đàng kia cái đầu con ngựa vằn vật vã tứ phía. Tôi để người ngã xuống nước trở lại. Ngay trước mắt tôi, một cái vây cá mập lẳng lặng lướt qua.
Tấm bạt màu da cam sáng được buộc bằng dây nilông chắc luồn qua các lỗ khuyết kim loại tán dọc mép bạt và những cái móc tròn bên mạn xuồng. Tình cờ, tôi đang bơi ở phía mũi xuồng. Đoạn bạt phủ trên phần mũi - một cái mũi rất ngắn, nếu ở trên mặt người thì là một cái mũi tẹt - không được buộc chắc như ở các đoạn xung quanh xuồng. Đoạn dây luồn từ cái móc bên này sang cái móc bên kia của mũi xuồng không được chặt lắm, khiến cho tấm bạt được phủ lỏng ra một chút. Tôi lấy cán mái chèo chọc vào cái khe hở chỗ bạt lỏng ấy và hết sức đẩy nó vào thật sâu, đến hết cỡ mới thôi. Cái mũi xuồng thế là mọc ra thêm được một đoạn, cho dù hơi vẹo vọ một chút. Tôi đu lên cái chèo, hai chân quặp lấy nó. Cán chèo thúc lên tấm bạt, nhưng cả bạt, dầy chằng và cái chèo đều nguyên vị. Tôi không phải ngâm mình dưới nước nữa, mặc dù vẫn lửng lơ lắc lư cách mặt nước chỉ hơn một thước. Những ngọn sóng lớn vẫn quất vào người tôi.
Chỉ còn mình tôi, côi cút, giữa Thái Bình Dương, bám lửng lơ vào một mái chèo, hổ dữ trước mặt, cá mập dưới lưng, xung quanh là bão tố. Nếu tôi nhìn nhận tình trạng ấy của mình bằng lí trí tỉnh táo, chắc hẳn tôi đã bỏ cuộc và buông khỏi mái chèo đó với hy vọng sẽ được chết chìm trước khi bị ăn thịt. Nhưng tôi không thể nhớ mình có chút ý nghĩ gì trong vài phút đầu tương đối an toàn đó. Tôi còn không thể thấy là trời đang rạng sáng. Tôi chỉ biết bám chặt lấy mái chèo, chỉ vậy thôi, chỉ có Thượng đế mới biết tại sao.
Một lúc sau, tôi bắt đầu tận dụng được cái phao. Tôi nhấc nó lên khỏi mặt nước và luồn nó vào cái chèo. Tôi dịch nó xuống dần cho đến khi vòng phao quặp lấy cái chèo thôi. Nếu Richard Parker xuất hiện, nhảy ra khỏi mái chèo trong tư thế đó sẽ khó khăn hơn, nhưng hãy cứ lo từng thứ một, Thái Bình Dương trước, hổ dữ sau.
Kết Thúc (END)
Tác giả :
Yann Martel