Cuộc Đời Của Pi
Chương 13
Rồi đến lượt đạo Hồi, chưa đầy một năm sau đó. Tôi đã mười lăm tuổi và đang thời thám hiểm chính ngay thành phố quê hương của mình. Khu phố của người Hồi giáo không xa vườn thú là mấy. Một khu cư dân nhỏ, yên tĩnh với những dòng chữ Arập và hình trăng lưỡi liềm sơn trên mặt tiền các ngôi nhà.
Tôi đến phố Mullah. Tôi thử ngó một cái vào Jamia Masjid, ngôi Đền Lớn của người Hồi giáo ở đó, tất nhiên vẫn thận trọng không dám vào hẳn bên trong. Hồi giáo có nhiều tai tiếng và tồi tệ hơn cả Cơ đốc giáo – ít thần thánh hơn, nhiều bạo lực hơn, và chưa thấy ai nói điều gì tốt về trường học Hồi giáo bao giờ - cho nên tôi không định bước vào đó làm gì, mặc dù lúc đó chẳng có ai. Ngôi đền sạch sẽ và trắng trẻo trừ một số cạnh sơn xanh lá cây, là một cấu trúc mở chạy quanh một gian phòng trống ở giữa. Chỗ nào cũng thấy trải những tấm chiếu dài bện bằng rơm. Phía trên, hai ngọn tháp mảnh dẻ vươn lên trời bên cạnh những tầu cọ sum suê. Không có vẻ tín ngưỡng gì rõ rệt, và do vậy có thể khiến cho ngôi đền thú vị hơn, những là một nơi yên tĩnh và thanh thản.
Tôi đi tiếp. Ngay sau ngôi đền là một dãy nhà ở liền vách nhau với những lối vào có hiên che. Những ngôi nhà sập sệ và nghèo nàn, vữa trát tường xanh lá cây đã phai màu hết cả. Một cái nhà trong dãy đó là một cửa hàng nhỏ. Tôi thấy một cái giá bầy những chai nước Thums Up bụi bặm với bốn cái bình nhựa trong đựng kẹo lỏng chỏng bên trong. Những món hành chính là thứ khác, một thứ gì bèn bẹt, tròn tròn và trăng trắng. Tôi đến gần. Hình như là một thứ bánh bột mì không có men. Tôi chọc thử ngón tay vào một cái. Cứng như mo. Giống như đã để ba ngày không có ai ăn. Ai có thể mua thứ bánh này nhỉ? Tôi nhặt hẳn một cái lên tay và lắc lắc xem nó có gẫy ra không.
Một giọng người cất lên, “Cậu có muốn nếm một cái không?”
Tôi hết hồn. Ai cũng biết lúc ấy nó ra sao rồi: mắt hoa chỉ thấy các đốm sáng tối và các mảng màu sắc hình thù khác nhau nhảy loạn xạ, còn tâm trí thì đi đâu mất - chẳng còn thấy gì trước mặt cả.
Cách đó độ hơn một thước, ngồi xếp chân bằng tròn đằng sau những cái bánh kia, là một người đàn ông. Tôi giật mình khiếp đến nỗi tay vung lên và cái bánh bay vèo ra giữa phố. Nó rơi tọet ngay xuống một bãi phân bò.
“Thôi chết! Xin ông tha lỗi cho! Cháu không nhìn thấy ông!” Tôi luýnh quýnh. Định sửa soạn chạy ù đi chỗ khác.
“Không sao,” ông nói bình thản. “Rồi một con bò sẽ được ăn cái đó. Cậu thử cái khác này.”
Ông xé cái bánh ra làm đôi. Chúng tôi cùng ăn. Nó cứng và dai như cao su, mỏi cả răng, nhưng mà dễ no. Tôi bình tĩnh lại.
“Bác làm chúng đấy ạ?” Tôi nói, cốt cho có chuyện.
“Vâng. Vào đây, để tôi chỉ cho cậu xem.” Ông đứng dậy rồi vẫy tôi vào nhà.
Một căn nhà tuềnh toàng có hai phòng. Phòng rộng hơn bị choán gần hết bởi một cái lò nướng, là xưởng bánh, và phòng kia, chỉ ngăn cách bằng một cái rèm tòm tem, là nơi ngủ của ông chủ. Đáy lò rải một lớp sỏi nhẵn. Ông đang giảng giải cho tôi cách nướng bánh trên những hòn sỏi hun nóng kia thì nghe thấy tiếng người xướng kinh cất lên từ phía đền thờ, giọng mũi ngân nga như một dòng chảy uốn lượn trên không trung. Tôi biết đó là tiếng gọi đến giờ cầu nguyện, nhưng chưa biết kết quả của nó là gì. Tôi tưởng tượng nó sẽ gọi tín đồ Hồi giáo đến thánh đường của họ, cũng như những hồi chuông gọi người Cơ đốc chúng tôi đến nhà thờ. Nhưng không phải vậy. Ông làm bánh đột ngột dừng lời. “Xin cậu cảm phiền,” ông nói, chui vào căn phòng bên cạnh độ một phút rồi trở ra với một tấm thảm cuộn tròn. Ông trải tấm thảm xuống sàn xưởng làm bánh, làm bụi bột mì bốc lên mù mịt. Rổi ở đó, ngay trước mắt tôi, giữa nơi ông làm việc, ông cầu kinh. Nó có vẻ chẳng ra sao, nhưng cảm giác ấy chỉ là của tôi mà thôi. May quá ông nhắm mắt lúc đọc kinh.
Ông đứng thẳng. Ông lẩm nhẩm bẳng tiếng Arập. Ông đưa tay lên hai bên tai, ngón cái chạm vào dái tai, trông như đang cố lắng nghe lời đáp của Allah. Ông cúi về phía trước. Ông đứng thẳng trở lại. Ông quỳ xuống úp trán và tay xuống sàn nhà. Ông ngồi lên. Ông phủ phục xuống nữa. Ông đứng. Ông lại làm lại tất cả những động tác ấy.
Sao thế nhỉ? Hồi giáo chỉ là một thứ thể dục đơn giản như vậy ư? Một thứ yoga cho những người du mục Bedouin ở xứ nóng. Các tư thế dễ thực hiện, thiên đường mà không cần phải mất sức gì nhiều.
Ông làm cả thảy bốn vòng các động tác giống nhau, miệng lầm rầm liên hồi. Khi đã xong- kết thúc bằng một động tác quay đầu từ trái sang phải, và một hồi mặc tưởng ngắn ngủi – ông mở mắt, mỉm cười, bước ra khỏi tấm thảm và cuộn nó lại chỉ bằng một cái phẩy tay chứng tỏ ông đã quen lắm với việc đó. Ông cất tấm thảm vào chỗ cũ trong căn phòng bên cạnh. Ông trở lại với tôi. “Lúc nãy tôi đang nói đến đâu rồi nhỉ?” Ông hỏi.
Lần đầu tiên tôi thấy một người Hồi giáo cầu nguyện đã diễn ra như vậy – chóng vánh, nhất thiết, thực thể, thầm lặng, mạnh mẽ. Trong lần cầu nguyện sau đó của tôi trong nhà thờ - quỳ gối, im lìm, lặng lẽ trước đấng Christ trên thập tự giá – cái hình ảnh của cuộc hội ngộ bằng xương bằng thịt với Thượng đế giữa những bao bột mì kia cứ hiện về liên tục trong óc tôi.
Tôi đến phố Mullah. Tôi thử ngó một cái vào Jamia Masjid, ngôi Đền Lớn của người Hồi giáo ở đó, tất nhiên vẫn thận trọng không dám vào hẳn bên trong. Hồi giáo có nhiều tai tiếng và tồi tệ hơn cả Cơ đốc giáo – ít thần thánh hơn, nhiều bạo lực hơn, và chưa thấy ai nói điều gì tốt về trường học Hồi giáo bao giờ - cho nên tôi không định bước vào đó làm gì, mặc dù lúc đó chẳng có ai. Ngôi đền sạch sẽ và trắng trẻo trừ một số cạnh sơn xanh lá cây, là một cấu trúc mở chạy quanh một gian phòng trống ở giữa. Chỗ nào cũng thấy trải những tấm chiếu dài bện bằng rơm. Phía trên, hai ngọn tháp mảnh dẻ vươn lên trời bên cạnh những tầu cọ sum suê. Không có vẻ tín ngưỡng gì rõ rệt, và do vậy có thể khiến cho ngôi đền thú vị hơn, những là một nơi yên tĩnh và thanh thản.
Tôi đi tiếp. Ngay sau ngôi đền là một dãy nhà ở liền vách nhau với những lối vào có hiên che. Những ngôi nhà sập sệ và nghèo nàn, vữa trát tường xanh lá cây đã phai màu hết cả. Một cái nhà trong dãy đó là một cửa hàng nhỏ. Tôi thấy một cái giá bầy những chai nước Thums Up bụi bặm với bốn cái bình nhựa trong đựng kẹo lỏng chỏng bên trong. Những món hành chính là thứ khác, một thứ gì bèn bẹt, tròn tròn và trăng trắng. Tôi đến gần. Hình như là một thứ bánh bột mì không có men. Tôi chọc thử ngón tay vào một cái. Cứng như mo. Giống như đã để ba ngày không có ai ăn. Ai có thể mua thứ bánh này nhỉ? Tôi nhặt hẳn một cái lên tay và lắc lắc xem nó có gẫy ra không.
Một giọng người cất lên, “Cậu có muốn nếm một cái không?”
Tôi hết hồn. Ai cũng biết lúc ấy nó ra sao rồi: mắt hoa chỉ thấy các đốm sáng tối và các mảng màu sắc hình thù khác nhau nhảy loạn xạ, còn tâm trí thì đi đâu mất - chẳng còn thấy gì trước mặt cả.
Cách đó độ hơn một thước, ngồi xếp chân bằng tròn đằng sau những cái bánh kia, là một người đàn ông. Tôi giật mình khiếp đến nỗi tay vung lên và cái bánh bay vèo ra giữa phố. Nó rơi tọet ngay xuống một bãi phân bò.
“Thôi chết! Xin ông tha lỗi cho! Cháu không nhìn thấy ông!” Tôi luýnh quýnh. Định sửa soạn chạy ù đi chỗ khác.
“Không sao,” ông nói bình thản. “Rồi một con bò sẽ được ăn cái đó. Cậu thử cái khác này.”
Ông xé cái bánh ra làm đôi. Chúng tôi cùng ăn. Nó cứng và dai như cao su, mỏi cả răng, nhưng mà dễ no. Tôi bình tĩnh lại.
“Bác làm chúng đấy ạ?” Tôi nói, cốt cho có chuyện.
“Vâng. Vào đây, để tôi chỉ cho cậu xem.” Ông đứng dậy rồi vẫy tôi vào nhà.
Một căn nhà tuềnh toàng có hai phòng. Phòng rộng hơn bị choán gần hết bởi một cái lò nướng, là xưởng bánh, và phòng kia, chỉ ngăn cách bằng một cái rèm tòm tem, là nơi ngủ của ông chủ. Đáy lò rải một lớp sỏi nhẵn. Ông đang giảng giải cho tôi cách nướng bánh trên những hòn sỏi hun nóng kia thì nghe thấy tiếng người xướng kinh cất lên từ phía đền thờ, giọng mũi ngân nga như một dòng chảy uốn lượn trên không trung. Tôi biết đó là tiếng gọi đến giờ cầu nguyện, nhưng chưa biết kết quả của nó là gì. Tôi tưởng tượng nó sẽ gọi tín đồ Hồi giáo đến thánh đường của họ, cũng như những hồi chuông gọi người Cơ đốc chúng tôi đến nhà thờ. Nhưng không phải vậy. Ông làm bánh đột ngột dừng lời. “Xin cậu cảm phiền,” ông nói, chui vào căn phòng bên cạnh độ một phút rồi trở ra với một tấm thảm cuộn tròn. Ông trải tấm thảm xuống sàn xưởng làm bánh, làm bụi bột mì bốc lên mù mịt. Rổi ở đó, ngay trước mắt tôi, giữa nơi ông làm việc, ông cầu kinh. Nó có vẻ chẳng ra sao, nhưng cảm giác ấy chỉ là của tôi mà thôi. May quá ông nhắm mắt lúc đọc kinh.
Ông đứng thẳng. Ông lẩm nhẩm bẳng tiếng Arập. Ông đưa tay lên hai bên tai, ngón cái chạm vào dái tai, trông như đang cố lắng nghe lời đáp của Allah. Ông cúi về phía trước. Ông đứng thẳng trở lại. Ông quỳ xuống úp trán và tay xuống sàn nhà. Ông ngồi lên. Ông phủ phục xuống nữa. Ông đứng. Ông lại làm lại tất cả những động tác ấy.
Sao thế nhỉ? Hồi giáo chỉ là một thứ thể dục đơn giản như vậy ư? Một thứ yoga cho những người du mục Bedouin ở xứ nóng. Các tư thế dễ thực hiện, thiên đường mà không cần phải mất sức gì nhiều.
Ông làm cả thảy bốn vòng các động tác giống nhau, miệng lầm rầm liên hồi. Khi đã xong- kết thúc bằng một động tác quay đầu từ trái sang phải, và một hồi mặc tưởng ngắn ngủi – ông mở mắt, mỉm cười, bước ra khỏi tấm thảm và cuộn nó lại chỉ bằng một cái phẩy tay chứng tỏ ông đã quen lắm với việc đó. Ông cất tấm thảm vào chỗ cũ trong căn phòng bên cạnh. Ông trở lại với tôi. “Lúc nãy tôi đang nói đến đâu rồi nhỉ?” Ông hỏi.
Lần đầu tiên tôi thấy một người Hồi giáo cầu nguyện đã diễn ra như vậy – chóng vánh, nhất thiết, thực thể, thầm lặng, mạnh mẽ. Trong lần cầu nguyện sau đó của tôi trong nhà thờ - quỳ gối, im lìm, lặng lẽ trước đấng Christ trên thập tự giá – cái hình ảnh của cuộc hội ngộ bằng xương bằng thịt với Thượng đế giữa những bao bột mì kia cứ hiện về liên tục trong óc tôi.
Tác giả :
Yann Martel