Cùng Chàng Tiêu Dao
Chương 17: Sao chế dược, đi tự thục đọc sách
Nhờ tìm thấy đồi Mộc Nhĩ, mấy người An Bình liền không cần lặn lội đi tìm thảo dược nữa mà chỉ tập trung vào hái cái này. Chỉ một buổi sáng, nhóm người An Bình đã hái được gần trăm cân Mộc Nhĩ, còn có khoảng hơn hai mươi cân thảo mộc.
Bởi vì số lượng Mộc Nhĩ khá nhiều, An Bình liền quyết định trở về sớm. công đoạn phân loại và sơ chế Mộc Nhĩ hơi tốn thời gian, mà đặc biệt Mộc Nhĩ khi hái xong thì phải sơ chế ngay, chứ nếu để qua ngày, tác dụng của Mộc Nhĩ sẽ không bằng lúc mới hái.
Chỉ một buổi sáng, ở trước sân An gia đã có một đống thảo dược và Mộc Nhĩ. Cụ An và bà Nồng nhìn thấy liền trợn mắt há mồm. Làm họ còn tưởng thảo dược gì đó rất quý giá đâu, hiện tại chỉ mới nửa ngày đã hái ra nhiều như vậy.
Bà Nồng chỉ tay vào đống Mộc Nhĩ lắp bắp: “Đây… đều là thảo dược đó sao?”
Mấy người An Bình phì cười, An Trung vui vẻ nói:
“Mẹ, tất cả đều là thảo dược đấy, còn nhiều lắm. Nếu không phải Bình nhi nói hái nhiều quá về làm không kịp sẽ bị hỏng thì tụi con còn hái về gấp nhiều lần số này!”
Bà Nồng vui mừng: “Nói vậy, về sau chúng ta đâu cần gieo trồng, chỉ cần lên rừng hái về là đủ rồi!”
An Bình vội lắc đầu: “Không được đâu bà nội, vẫn là tự trồng sẽ tiện hơn. Dù sao trồng cũng không khó, sẽ không tốn nhiều công sức, mà còn có thể thu hoạch đúng theo mùa của nó, sao chế thành dược sẽ có công hiệu hơn. Chứ ở trên rừng, thảo dược mọc lan tràn, mỗi lần đi hái phải tìm kiếm, rất mất thời gian, lại còn nguy hiểm.”
An Bình nói tới đây mọi người liền gật đầu, thật ra, từ hồi mùa đông năm ngoái, lúc mà An Trung bị thương khi đi săn thú xong thì người trong thôn đều rất lo sợ khi đi vào rừng. Mỗi lần đi mọi người cũng chỉ quanh quẩn phía ngoài bìa rừng, không ai dám đi sâu vào trong rừng cả. Mọi người vẫn còn bị ám ảnh bởi tình huống máu me đầy người của mấy người An Trung hồi mùa đông năm ngoái.
Thảo dược được chất thành một đống trên sân, An Bình nói cần phải phân chia theo từng loại. Công đoạn này không khó, con nít ba tuổi cũng có thể làm. Bởi vì mỗi cây thảo dược đều có hình dạng khác nhau, cho nên rất dễ phân biệt. Tuy thế, cũng có không ít cỏ dại bị mấy người An Trung tưởng nhầm là thảo dược nên hái về, số cỏ dại bị An Bình loại bỏ có tới ba bốn cân.
Lại nói, lần này đa số đều là Mộc Nhĩ, cho nên rất nhanh mọi người đã phân loại xong. Tiếp đến, An Bình liền hướng dẫn mọi người phân loại Mộc Nhĩ. Còn nàng thì đem những cây dược thảo đã được phân loại kia đi rửa, sau đó để gáo nước, đợi ngày mai sẽ sao chế.
Mộc Nhĩ sẽ phân thành ba loại, loại già, loại non, và loại nhỏ.
Nàng dự tính sẽ dùng loại già sấy khô rồi nghiền thành bột. Loại bột này pha với nước rồi uống có thể trị được bệnh trĩ, bệnh xuất huyết tử cung cơ năng…
Đời trước, An Bình đã dùng loại bột này trị bệnh cho rất nhiều người, rất công hiệu.
Còn loại non thì phơi khô dùng cho chế biến món ăn, An Bình dự định sẽ đem bán nó cho những tửu lâu ở trong trấn. Số còn lại thì sẽ dùng chung với vài loại thảo dược khác rồi sao chế thành dược hoàn.
Bởi vì thời này người ta thường không dám ăn nấm, nhất là các loại nấm hoang mọc trong rừng. Từng có nhiều trường hợp vì quá nghèo không đủ cơm ăn. Rồi họ lên rừng hái mấy loại nấm thế này đem về ăn thử. Kết quả có người bị ngộ độc chết. Do đó về sau không có người dám mạo hiểm ăn thử nấm nữa.
Thời này chỉ biết ăn một số loại nấm quen thuộc như nấm rơm, nấm mối, nấm hương… Còn loại nấm Mộc Nhĩ này, bởi vì hình thù của nó không được đẹp, cho nên người ta liền nói nó không thể ăn, dù đói chết cũng không ai dám can đảm đi ăn thử loại nấm này.
Đời trước khi biết được chuyện này An Bình còn rất hứng thú, đi hái Mộc Nhĩ về chế biến thành món ăn cho cả nhà. Về sau ở cùng sư phụ, được sư phụ đem ra nghiên cứu, kết quả nó trở thành một loại dược liệu thông dụng.
Cũng vì hiện nay mọi người còn chưa biết được Mộc Nhĩ này có thể ăn, có thể dùng làm dược liệu trị bệnh, cho nên An Bình quyết định đem nó bào chế thành dược hoàn. Tuy rằng sẽ vất vả, nhưng nàng không ngại. Đời trước nàng cũng thường xuyên chế biến dược hoàn đem đi bán để lấy tiền giúp đỡ người nghèo. Chứ hiện tại dù có đem Mộc Nhĩ khô tới các hiệu thuốc, họ cũng sẽ không dám bỏ tiền ra thu mua.
Bào chế dược hoàn tuy còn cần thêm vài vị thuốc bổ trợ. Nhưng nàng không ngại, nàng có thể để mọi người lên rừng tìm hái cái vị thuốc đó, hoặc có thể ra tiệm thuốc mua về. Dù làm cách nào, dược hoàn vẫn dễ bán hơn dược liệu.
Còn về việc làm sao cho tiệm thuốc tin tưởng vào dược hoàn của mình, An Bình lại không hề lo lắng. Thuốc tốt tự có người cầu, nàng đã hành nghề hơn ba mươi năm, nàng tin chắc thuốc của mình công hiệu thế nào, cũng tin chắc bệnh nhân sẽ tin tưởng mà mua dược hoàn của nàng. Có thể mới đầu sẽ có nhiều trở ngại, nhưng nàng không sợ, nàng có thời gian chờ cho người khác tin vào dược hoàn của nàng.
Công việc phân loại Mộc Nhĩ và đúng là vất vả không ít, cả nhà châu đầu làm siêng suốt, phải đến tận tờ mờ tối mới phân loại xong. Chính là tham quá thì thâm, nhìn đống Mộc Nhĩ trùng ngụng trước mắt, An Bình cắn cắn môi than thở.
“Cha, hay là ngày mai cha và đại bá đi hái thảo dược thôi đi, còn nương và đại bá mẫu, để ở nhà phụ con phơi Mộc Nhĩ có được không?”
….
Qua gần chục ngày, nhà kho mới xây của An Gia đã chất được kha khá dược liệu. Tính toán có trên trăm cân. Mầm móng thảo dược cũng được An Bình chọn xong, nàng quyết định trồng Đảng sâm, Hà thủ ô đỏ, và ba vị thuốc quen thuộc đó là Gừng, Nghệ, và Tỏi.
Tuy chỉ năm loại thảo dược, nhưng cộng thêm một số thảo dược khác hái từ trên rừng về là đã có thể bào chế ra rất nhiều dược hoàn khác nhau. Huống hồ, cho dù không bào chế dược hoàn, đem phơi khô rồi bán lại cho các hiệu thuốc giá cả cũng không thấp. Đem bán cho các tửu lâu làm nguyên liệu nấu ăn cũng không sợ không thu được bạc.
Trong đó Đảng Sâm, có hình dạng thân cây màu tím, lá hơi tròn, phần cuốn có hình tim, phần đuôi hơi nhọn. Đảng Sâm xanh sinh trưởng tốt vào mùa xuân, khi thu hoạch thì đem đi rửa sạch rồi ủ nước một đêm, sau đó đem đi sao lại cho thành dược liệu. Có thể dùng chung với các loại dược liệu khác để chủng trị một số bệnh như tiêu chảy, lỵ, khí hư, thoát giang…vv… là một vị thuốc rất thông dụng.
Còn Hà Thủ Ô Đỏ thì có thân mềm dạng dây leo quấn với nhau, rễ phình to, củ màu đỏ. Lá hình tim, đầu nhọn. Hà thủ ô đỏ chính là vị thuốc quý hiếm, chỉ một gốc Hà Thủ Ô đã có thể sao chế ra cả trăm vị thuốc, chủ yếu được dùng nhiều nhất là vị thuốc bổ, trị suy nhược thần kinh, ích huyết, khỏe gân cốt, đen râu tóc. Hà Thủ Ô đỏ thường trồng vào mùa xuân và mùa thu, vào lúc thời tiết mát mẻ hoặc có mưa nhỏ. Thích hợp trồng ở đất vườn, hoặc nương rẫy.
Kế đến là ba vị thuốc quen thuộc, Gừng, Tỏi và Nghệ. Các loại cây này không khó trồng, chỉ cần siêng tưới nước và chăm bón, nhất định thu hoạch sẽ không tệ.
…
Muốn bào chế dược hoàn tất nhiên không thể thiếu những dụng cụ chuyên dụng, hồi cuối năm ngoái An Bình đã vẽ ra những dụng cụ này rồi để An Thành đi mua về. Tuy vậy tới lúc bào chế vẫn thiếu vài ba dụng cụ mà An Bình bỏ quên.
Chế Dược cần có một nơi riêng biệt, cho nên An Thành đã thuê người đến xây cho An Bình một cái phòng, trong đó có bếp lò và những dụng cụ bào chế dược. Còn xây thêm một cái nhà kho chứa dược, một cái nhà nhỏ để mấy người Trần thị ngồi thái dược.
Lúc đầu Cụ An và bà Nồng thấy An Bình cứ bung bạc ra làm cái này, mua cái kia thì có phần lo lắng, họ sợ An Bình thùng rỗng kêu to, sợ nàng cáng đáng không nổi. Nhưng bạc là từ tam phòng xuất ra, này nọ mua về cũng nhìn ra khuôn ra dạng, cho nên hai lão cũng không tiện nói gì, chỉ có thể đứng ở một bên nhìn An Bình từ từ làm việc.
Chính là, khi nhìn thấy An Bình dựa vào những thứ dụng cụ kia, một hồi xoay, một hồi lắc. Động tác liên tục liền mạch, còn rất thuần thục bốc từng bốc thuốc thêm vào, chừng một canh giờ, những dược liệu sền sệt không ra gì lúc đầu đã trở thành từng viên dược hoàn nho nhỏ bóng bẩy. Mùi vị còn thực sự giống dược hoàn bán trong tiệm thuốc. Lúc này cụ An và bà Nồng mới tạm an tâm.
….
Thời gian này An gia bận bận rộn rộn đã làm cho người trong thôn chú ý. Có nhiều người tò mò chạy tới An gia, hỏi đông hỏi tây xem bọn họ đang làm cái gì. Mấy lúc như vậy cụ An chỉ cười cười rồi trả lời bâng quơ cho qua chuyện, không có tỉ mỉ giải thích.
Cụ An nghĩ, hiện tại còn không biết có làm được hay không, không nên đem ra khoe mẽ. Ông dự tính khi nào An Bình thành công bán được dược rồi thì mới nói cho người trong thôn biết.
Lại nói, hiện tại mỗi ngày đều bận bịu tối mặt tối mày, nhưng dù bận thế nào thì đến ngày tư thục trên trấn mở cửa ba người An Vũ, An Du và An Dật vẫn bị bắt đến trường đọc sách.
Việc để ba người An Vũ, An Du và An Dật đi học An Thành đã từng nói qua với cả nhà. Lúc đầu cụ An vẫn bán tín bán nghi, ông không cho rằng An Thành thật sự sẽ bỏ được bạc cho An Vũ đi học, bởi vì dù sao mọi người cũng đã phân gia, nhà ai nấy ở, bạc ai nấy giữ. An Thành nói sẽ xuất bạc lo cho nhi tử đại phòng, ông cảm thấy thật không dám kỳ vọng và chờ đợi.
Nhưng hiện tại, đến ngày tư thục mở cửa, An Thành lại rất hào phóng xuất bạc đóng tiền cho An Vũ đi học. Việc làm này của An Thành đã làm cho phòng lớn và Đại phòng vừa mừng vừa sợ.
Cũng từ đó, thái độ của An Trung và Trần thị đối với một nhà An Bình đã hoàn toàn buông xuống tính toán, triệt để đem tam phòng trở thành người trong nhà mà đối đãi. Phải biết, trước giờ Trần thị chỉ là cảm kích đối với tam phòng, cũng vì cảm kích cho nên bà mới đồng ý để một nhà phụ giúp tam phòng làm việc mấy ngày nay. Nhưng hiện tại, thấy Tam phòng không hề tính toán mà lo cho nhi tử bà đi đọc sách, Trần thị nghĩ, có lẽ bà nên buông xuống thiệt hơn mà cùng với tam phòng hoà hoà thảo thảo chung sống với nhau.
Nếu nói An Trung và Trần Thị vui mừng vì con mình được đi đọc sách thì cụ An và bà Nồng lại vui vì con cháu xum vầy. Làm cha làm mẹ, khi nhìn thấy con cháu của mình hoà thuận khắn khít liền cảm thấy đủ. Mỗi tối khi lên giường ngủ, cụ An cứ luôn miệng cảm thán rằng bản thân có phúc, là ông bà tổ tiên đã tích đức cho nên con cháu mới hoà thuận như vậy.
Còn An Vũ, từ khi biết bản thân thật sự được tới trường đọc sách thì kinh hỉ không thôi. Cơ hồ cho rằng bản thân đang nằm mộng. Trước khi tam bá của hắn trở về, mong ước của hắn chỉ là mỗi ngày có thể ăn no, không bị cái đói hành hạ là đã mừng lắm. Nhưng hiện tại, tam thúc nói nếu hắn muốn, tam thúc sẽ lo cho hắn đi đọc sách, về sau có thể khảo tú tài.
Điều này có nghĩa, nếu hắn đọc sách tốt, tương lai hắn có thể tham dự cuộc thi hương do huyện thành tổ chức. Sẽ có cơ hội trở thành một tú tài, có thể mặt trường bào đi lên trấn làm người viết thuê. Về sau sẽ không sợ đói, còn có thể chăm sóc được cho cha mẹ.
Trước ngày ba người An Vũ đi lên trấn đọc sách, An Bình cầm một trăm lượng trao cho An Thành. Nói rằng dùng để đóng học phí cho ba người An Du, cùng với mua một vài cuốn sách và ba bộ văn phòng tứ phẩm. Còn phải mua một lễ vật để tặng cho học quan (quan trông coi việc học), và tiên sinh dạy học.
Ở thời này, mỗi năm tiền học phí của một người sẽ là mười lượng bạc. Chưa kể sách vở và văn phòng tứ bảo mỗi một thứ cũng phải tính ở chục lượng. Còn chưa kể, mỗi một tư thục điều có một học quan, vị học quan này sẽ trông coi và đánh giá học trò. Nếu người nào muốn đi khảo tú tài, phải được vị học quan này đề cử. Nếu không sẽ không có tư cách bước vào vòng thi.
Mà thông thường muốn được học quan thông qua, thì phải hết mực lấy lòng, muốn lấy lòng tất nhiên phần lễ vật lúc nhập học phải dầy, phải nặng. Như thế lúc đi đọc sách hoặc về sau khảo tú tài mới qua được dễ dàng.
Đối với vấn đề này đời trước An Bình đã lãnh giáo qua. Đời trước nàng vẫn còn hành xử theo cách ở hiện đại, nàng cảm thấy một học quan mà quá chú trọng vào vật chất thì phẩm chất của học quan đó không tốt, có dạy học trò cũng không dạy được cái gì hay. Vì thế nàng cùng học quan “náo” qua. Kết quả đại ca của nàng không có tư cách đi khảo tú tài.
Lúc đó nàng vừa tức, vừa hối hận. Đại ca và tiểu đệ sợ nàng buồn cho nên nói rằng bản thân thật sự không thích đi đọc sách, nói rằng mỗi lần đọc chữ thì mệt mỏi nhức đầu. Nàng lúc đó còn tưởng thật, lại nghĩ đại ca không thích đọc sách thì làm thương gia thôi. Dù sao có nhiều bạc rồi ai cũng không dám khinh bạc.
Về sau có một ngày, nàng vô tình nhìn thấy đại ca lén lúc đọc sách, lén lúc viết chữ. Nàng mới biết được thật sự đại ca rất thích đi học. Nàng liền quyết định năm sau sẽ để đại ca qua tư thục của trấn kế bên đọc sách.
Chính là cùng thời gian đó trà lâu của nàng bị người ta hãm hại, cha, đại ca cùng với tiểu đệ đều bị quan phủ bắt nhốt ở nhà lao. Cũng là lúc đó người kia xuất hiện, giải cứu được người nhà của nàng. Nhưng bởi vì đã từng ngồi đại lao, đại ca của nàng liền mặt cảm, không muốn tiếp tục con đường đọc sách cầu danh nữa. Đại ca nói, đã vào nhà lao rồi, liền không có mặt mũi bước vào phòng thi. Dù rằng….
Nàng lúc đó rất là hối hận, nhưng đại ca vẫn cứ cương quyết không muốn tiếp tục đi đọc sách, nàng cũng không thể cường ép đại ca. Rồi về sau….
Trở lại, thông thường khi đến trường đọc sách thì sẽ phân loại làm ba lớp. Lớp thứ nhất là dạy biết tự cho các học trò nhỏ cho những người chưa biết mặt chữ. Lớp thứ hai là dành cho những người đã biết chữ rồi. Lớp thứ ba chính là lớp chuyên bồi dưỡng những học trò chuẩn bị thi hương. Ở lớp này sẽ do Học Quan tự mình dạy dỗ. Còn hai lớp còn lại sẽ do tiên sinh chỉ dạy.
Ba người An Vũ, An Du, An Dật đều biết chữ, nhất là An Du, bởi vì từng làm tên sai vặt cho thiếu gia ở phủ thị lang, đã đọc ké được không ít sách, An Dật cũng vậy, tuy tiểu tử kia chỉ mới bốn năm tuổi nhưng đã nhận biết không ít tự. Chỉ có An Vũ, vì không có điều kiện nhiều cho nên chỉ biết đọc viết được vài chữ.
Sau khi khảo nghiệm nhập học xong, An Vũ và An Dật được phân vào lớp thứ nhất, còn An Du thì trực tiếp được học quan nhận vào lớp thứ ba, có nghĩ, bắt đầu kỳ thi hương sắp tới, nếu An Du học tốt thì có thể sẽ bước vào trường thi khảo tú tài.
Bởi vì số lượng Mộc Nhĩ khá nhiều, An Bình liền quyết định trở về sớm. công đoạn phân loại và sơ chế Mộc Nhĩ hơi tốn thời gian, mà đặc biệt Mộc Nhĩ khi hái xong thì phải sơ chế ngay, chứ nếu để qua ngày, tác dụng của Mộc Nhĩ sẽ không bằng lúc mới hái.
Chỉ một buổi sáng, ở trước sân An gia đã có một đống thảo dược và Mộc Nhĩ. Cụ An và bà Nồng nhìn thấy liền trợn mắt há mồm. Làm họ còn tưởng thảo dược gì đó rất quý giá đâu, hiện tại chỉ mới nửa ngày đã hái ra nhiều như vậy.
Bà Nồng chỉ tay vào đống Mộc Nhĩ lắp bắp: “Đây… đều là thảo dược đó sao?”
Mấy người An Bình phì cười, An Trung vui vẻ nói:
“Mẹ, tất cả đều là thảo dược đấy, còn nhiều lắm. Nếu không phải Bình nhi nói hái nhiều quá về làm không kịp sẽ bị hỏng thì tụi con còn hái về gấp nhiều lần số này!”
Bà Nồng vui mừng: “Nói vậy, về sau chúng ta đâu cần gieo trồng, chỉ cần lên rừng hái về là đủ rồi!”
An Bình vội lắc đầu: “Không được đâu bà nội, vẫn là tự trồng sẽ tiện hơn. Dù sao trồng cũng không khó, sẽ không tốn nhiều công sức, mà còn có thể thu hoạch đúng theo mùa của nó, sao chế thành dược sẽ có công hiệu hơn. Chứ ở trên rừng, thảo dược mọc lan tràn, mỗi lần đi hái phải tìm kiếm, rất mất thời gian, lại còn nguy hiểm.”
An Bình nói tới đây mọi người liền gật đầu, thật ra, từ hồi mùa đông năm ngoái, lúc mà An Trung bị thương khi đi săn thú xong thì người trong thôn đều rất lo sợ khi đi vào rừng. Mỗi lần đi mọi người cũng chỉ quanh quẩn phía ngoài bìa rừng, không ai dám đi sâu vào trong rừng cả. Mọi người vẫn còn bị ám ảnh bởi tình huống máu me đầy người của mấy người An Trung hồi mùa đông năm ngoái.
Thảo dược được chất thành một đống trên sân, An Bình nói cần phải phân chia theo từng loại. Công đoạn này không khó, con nít ba tuổi cũng có thể làm. Bởi vì mỗi cây thảo dược đều có hình dạng khác nhau, cho nên rất dễ phân biệt. Tuy thế, cũng có không ít cỏ dại bị mấy người An Trung tưởng nhầm là thảo dược nên hái về, số cỏ dại bị An Bình loại bỏ có tới ba bốn cân.
Lại nói, lần này đa số đều là Mộc Nhĩ, cho nên rất nhanh mọi người đã phân loại xong. Tiếp đến, An Bình liền hướng dẫn mọi người phân loại Mộc Nhĩ. Còn nàng thì đem những cây dược thảo đã được phân loại kia đi rửa, sau đó để gáo nước, đợi ngày mai sẽ sao chế.
Mộc Nhĩ sẽ phân thành ba loại, loại già, loại non, và loại nhỏ.
Nàng dự tính sẽ dùng loại già sấy khô rồi nghiền thành bột. Loại bột này pha với nước rồi uống có thể trị được bệnh trĩ, bệnh xuất huyết tử cung cơ năng…
Đời trước, An Bình đã dùng loại bột này trị bệnh cho rất nhiều người, rất công hiệu.
Còn loại non thì phơi khô dùng cho chế biến món ăn, An Bình dự định sẽ đem bán nó cho những tửu lâu ở trong trấn. Số còn lại thì sẽ dùng chung với vài loại thảo dược khác rồi sao chế thành dược hoàn.
Bởi vì thời này người ta thường không dám ăn nấm, nhất là các loại nấm hoang mọc trong rừng. Từng có nhiều trường hợp vì quá nghèo không đủ cơm ăn. Rồi họ lên rừng hái mấy loại nấm thế này đem về ăn thử. Kết quả có người bị ngộ độc chết. Do đó về sau không có người dám mạo hiểm ăn thử nấm nữa.
Thời này chỉ biết ăn một số loại nấm quen thuộc như nấm rơm, nấm mối, nấm hương… Còn loại nấm Mộc Nhĩ này, bởi vì hình thù của nó không được đẹp, cho nên người ta liền nói nó không thể ăn, dù đói chết cũng không ai dám can đảm đi ăn thử loại nấm này.
Đời trước khi biết được chuyện này An Bình còn rất hứng thú, đi hái Mộc Nhĩ về chế biến thành món ăn cho cả nhà. Về sau ở cùng sư phụ, được sư phụ đem ra nghiên cứu, kết quả nó trở thành một loại dược liệu thông dụng.
Cũng vì hiện nay mọi người còn chưa biết được Mộc Nhĩ này có thể ăn, có thể dùng làm dược liệu trị bệnh, cho nên An Bình quyết định đem nó bào chế thành dược hoàn. Tuy rằng sẽ vất vả, nhưng nàng không ngại. Đời trước nàng cũng thường xuyên chế biến dược hoàn đem đi bán để lấy tiền giúp đỡ người nghèo. Chứ hiện tại dù có đem Mộc Nhĩ khô tới các hiệu thuốc, họ cũng sẽ không dám bỏ tiền ra thu mua.
Bào chế dược hoàn tuy còn cần thêm vài vị thuốc bổ trợ. Nhưng nàng không ngại, nàng có thể để mọi người lên rừng tìm hái cái vị thuốc đó, hoặc có thể ra tiệm thuốc mua về. Dù làm cách nào, dược hoàn vẫn dễ bán hơn dược liệu.
Còn về việc làm sao cho tiệm thuốc tin tưởng vào dược hoàn của mình, An Bình lại không hề lo lắng. Thuốc tốt tự có người cầu, nàng đã hành nghề hơn ba mươi năm, nàng tin chắc thuốc của mình công hiệu thế nào, cũng tin chắc bệnh nhân sẽ tin tưởng mà mua dược hoàn của nàng. Có thể mới đầu sẽ có nhiều trở ngại, nhưng nàng không sợ, nàng có thời gian chờ cho người khác tin vào dược hoàn của nàng.
Công việc phân loại Mộc Nhĩ và đúng là vất vả không ít, cả nhà châu đầu làm siêng suốt, phải đến tận tờ mờ tối mới phân loại xong. Chính là tham quá thì thâm, nhìn đống Mộc Nhĩ trùng ngụng trước mắt, An Bình cắn cắn môi than thở.
“Cha, hay là ngày mai cha và đại bá đi hái thảo dược thôi đi, còn nương và đại bá mẫu, để ở nhà phụ con phơi Mộc Nhĩ có được không?”
….
Qua gần chục ngày, nhà kho mới xây của An Gia đã chất được kha khá dược liệu. Tính toán có trên trăm cân. Mầm móng thảo dược cũng được An Bình chọn xong, nàng quyết định trồng Đảng sâm, Hà thủ ô đỏ, và ba vị thuốc quen thuộc đó là Gừng, Nghệ, và Tỏi.
Tuy chỉ năm loại thảo dược, nhưng cộng thêm một số thảo dược khác hái từ trên rừng về là đã có thể bào chế ra rất nhiều dược hoàn khác nhau. Huống hồ, cho dù không bào chế dược hoàn, đem phơi khô rồi bán lại cho các hiệu thuốc giá cả cũng không thấp. Đem bán cho các tửu lâu làm nguyên liệu nấu ăn cũng không sợ không thu được bạc.
Trong đó Đảng Sâm, có hình dạng thân cây màu tím, lá hơi tròn, phần cuốn có hình tim, phần đuôi hơi nhọn. Đảng Sâm xanh sinh trưởng tốt vào mùa xuân, khi thu hoạch thì đem đi rửa sạch rồi ủ nước một đêm, sau đó đem đi sao lại cho thành dược liệu. Có thể dùng chung với các loại dược liệu khác để chủng trị một số bệnh như tiêu chảy, lỵ, khí hư, thoát giang…vv… là một vị thuốc rất thông dụng.
Còn Hà Thủ Ô Đỏ thì có thân mềm dạng dây leo quấn với nhau, rễ phình to, củ màu đỏ. Lá hình tim, đầu nhọn. Hà thủ ô đỏ chính là vị thuốc quý hiếm, chỉ một gốc Hà Thủ Ô đã có thể sao chế ra cả trăm vị thuốc, chủ yếu được dùng nhiều nhất là vị thuốc bổ, trị suy nhược thần kinh, ích huyết, khỏe gân cốt, đen râu tóc. Hà Thủ Ô đỏ thường trồng vào mùa xuân và mùa thu, vào lúc thời tiết mát mẻ hoặc có mưa nhỏ. Thích hợp trồng ở đất vườn, hoặc nương rẫy.
Kế đến là ba vị thuốc quen thuộc, Gừng, Tỏi và Nghệ. Các loại cây này không khó trồng, chỉ cần siêng tưới nước và chăm bón, nhất định thu hoạch sẽ không tệ.
…
Muốn bào chế dược hoàn tất nhiên không thể thiếu những dụng cụ chuyên dụng, hồi cuối năm ngoái An Bình đã vẽ ra những dụng cụ này rồi để An Thành đi mua về. Tuy vậy tới lúc bào chế vẫn thiếu vài ba dụng cụ mà An Bình bỏ quên.
Chế Dược cần có một nơi riêng biệt, cho nên An Thành đã thuê người đến xây cho An Bình một cái phòng, trong đó có bếp lò và những dụng cụ bào chế dược. Còn xây thêm một cái nhà kho chứa dược, một cái nhà nhỏ để mấy người Trần thị ngồi thái dược.
Lúc đầu Cụ An và bà Nồng thấy An Bình cứ bung bạc ra làm cái này, mua cái kia thì có phần lo lắng, họ sợ An Bình thùng rỗng kêu to, sợ nàng cáng đáng không nổi. Nhưng bạc là từ tam phòng xuất ra, này nọ mua về cũng nhìn ra khuôn ra dạng, cho nên hai lão cũng không tiện nói gì, chỉ có thể đứng ở một bên nhìn An Bình từ từ làm việc.
Chính là, khi nhìn thấy An Bình dựa vào những thứ dụng cụ kia, một hồi xoay, một hồi lắc. Động tác liên tục liền mạch, còn rất thuần thục bốc từng bốc thuốc thêm vào, chừng một canh giờ, những dược liệu sền sệt không ra gì lúc đầu đã trở thành từng viên dược hoàn nho nhỏ bóng bẩy. Mùi vị còn thực sự giống dược hoàn bán trong tiệm thuốc. Lúc này cụ An và bà Nồng mới tạm an tâm.
….
Thời gian này An gia bận bận rộn rộn đã làm cho người trong thôn chú ý. Có nhiều người tò mò chạy tới An gia, hỏi đông hỏi tây xem bọn họ đang làm cái gì. Mấy lúc như vậy cụ An chỉ cười cười rồi trả lời bâng quơ cho qua chuyện, không có tỉ mỉ giải thích.
Cụ An nghĩ, hiện tại còn không biết có làm được hay không, không nên đem ra khoe mẽ. Ông dự tính khi nào An Bình thành công bán được dược rồi thì mới nói cho người trong thôn biết.
Lại nói, hiện tại mỗi ngày đều bận bịu tối mặt tối mày, nhưng dù bận thế nào thì đến ngày tư thục trên trấn mở cửa ba người An Vũ, An Du và An Dật vẫn bị bắt đến trường đọc sách.
Việc để ba người An Vũ, An Du và An Dật đi học An Thành đã từng nói qua với cả nhà. Lúc đầu cụ An vẫn bán tín bán nghi, ông không cho rằng An Thành thật sự sẽ bỏ được bạc cho An Vũ đi học, bởi vì dù sao mọi người cũng đã phân gia, nhà ai nấy ở, bạc ai nấy giữ. An Thành nói sẽ xuất bạc lo cho nhi tử đại phòng, ông cảm thấy thật không dám kỳ vọng và chờ đợi.
Nhưng hiện tại, đến ngày tư thục mở cửa, An Thành lại rất hào phóng xuất bạc đóng tiền cho An Vũ đi học. Việc làm này của An Thành đã làm cho phòng lớn và Đại phòng vừa mừng vừa sợ.
Cũng từ đó, thái độ của An Trung và Trần thị đối với một nhà An Bình đã hoàn toàn buông xuống tính toán, triệt để đem tam phòng trở thành người trong nhà mà đối đãi. Phải biết, trước giờ Trần thị chỉ là cảm kích đối với tam phòng, cũng vì cảm kích cho nên bà mới đồng ý để một nhà phụ giúp tam phòng làm việc mấy ngày nay. Nhưng hiện tại, thấy Tam phòng không hề tính toán mà lo cho nhi tử bà đi đọc sách, Trần thị nghĩ, có lẽ bà nên buông xuống thiệt hơn mà cùng với tam phòng hoà hoà thảo thảo chung sống với nhau.
Nếu nói An Trung và Trần Thị vui mừng vì con mình được đi đọc sách thì cụ An và bà Nồng lại vui vì con cháu xum vầy. Làm cha làm mẹ, khi nhìn thấy con cháu của mình hoà thuận khắn khít liền cảm thấy đủ. Mỗi tối khi lên giường ngủ, cụ An cứ luôn miệng cảm thán rằng bản thân có phúc, là ông bà tổ tiên đã tích đức cho nên con cháu mới hoà thuận như vậy.
Còn An Vũ, từ khi biết bản thân thật sự được tới trường đọc sách thì kinh hỉ không thôi. Cơ hồ cho rằng bản thân đang nằm mộng. Trước khi tam bá của hắn trở về, mong ước của hắn chỉ là mỗi ngày có thể ăn no, không bị cái đói hành hạ là đã mừng lắm. Nhưng hiện tại, tam thúc nói nếu hắn muốn, tam thúc sẽ lo cho hắn đi đọc sách, về sau có thể khảo tú tài.
Điều này có nghĩa, nếu hắn đọc sách tốt, tương lai hắn có thể tham dự cuộc thi hương do huyện thành tổ chức. Sẽ có cơ hội trở thành một tú tài, có thể mặt trường bào đi lên trấn làm người viết thuê. Về sau sẽ không sợ đói, còn có thể chăm sóc được cho cha mẹ.
Trước ngày ba người An Vũ đi lên trấn đọc sách, An Bình cầm một trăm lượng trao cho An Thành. Nói rằng dùng để đóng học phí cho ba người An Du, cùng với mua một vài cuốn sách và ba bộ văn phòng tứ phẩm. Còn phải mua một lễ vật để tặng cho học quan (quan trông coi việc học), và tiên sinh dạy học.
Ở thời này, mỗi năm tiền học phí của một người sẽ là mười lượng bạc. Chưa kể sách vở và văn phòng tứ bảo mỗi một thứ cũng phải tính ở chục lượng. Còn chưa kể, mỗi một tư thục điều có một học quan, vị học quan này sẽ trông coi và đánh giá học trò. Nếu người nào muốn đi khảo tú tài, phải được vị học quan này đề cử. Nếu không sẽ không có tư cách bước vào vòng thi.
Mà thông thường muốn được học quan thông qua, thì phải hết mực lấy lòng, muốn lấy lòng tất nhiên phần lễ vật lúc nhập học phải dầy, phải nặng. Như thế lúc đi đọc sách hoặc về sau khảo tú tài mới qua được dễ dàng.
Đối với vấn đề này đời trước An Bình đã lãnh giáo qua. Đời trước nàng vẫn còn hành xử theo cách ở hiện đại, nàng cảm thấy một học quan mà quá chú trọng vào vật chất thì phẩm chất của học quan đó không tốt, có dạy học trò cũng không dạy được cái gì hay. Vì thế nàng cùng học quan “náo” qua. Kết quả đại ca của nàng không có tư cách đi khảo tú tài.
Lúc đó nàng vừa tức, vừa hối hận. Đại ca và tiểu đệ sợ nàng buồn cho nên nói rằng bản thân thật sự không thích đi đọc sách, nói rằng mỗi lần đọc chữ thì mệt mỏi nhức đầu. Nàng lúc đó còn tưởng thật, lại nghĩ đại ca không thích đọc sách thì làm thương gia thôi. Dù sao có nhiều bạc rồi ai cũng không dám khinh bạc.
Về sau có một ngày, nàng vô tình nhìn thấy đại ca lén lúc đọc sách, lén lúc viết chữ. Nàng mới biết được thật sự đại ca rất thích đi học. Nàng liền quyết định năm sau sẽ để đại ca qua tư thục của trấn kế bên đọc sách.
Chính là cùng thời gian đó trà lâu của nàng bị người ta hãm hại, cha, đại ca cùng với tiểu đệ đều bị quan phủ bắt nhốt ở nhà lao. Cũng là lúc đó người kia xuất hiện, giải cứu được người nhà của nàng. Nhưng bởi vì đã từng ngồi đại lao, đại ca của nàng liền mặt cảm, không muốn tiếp tục con đường đọc sách cầu danh nữa. Đại ca nói, đã vào nhà lao rồi, liền không có mặt mũi bước vào phòng thi. Dù rằng….
Nàng lúc đó rất là hối hận, nhưng đại ca vẫn cứ cương quyết không muốn tiếp tục đi đọc sách, nàng cũng không thể cường ép đại ca. Rồi về sau….
Trở lại, thông thường khi đến trường đọc sách thì sẽ phân loại làm ba lớp. Lớp thứ nhất là dạy biết tự cho các học trò nhỏ cho những người chưa biết mặt chữ. Lớp thứ hai là dành cho những người đã biết chữ rồi. Lớp thứ ba chính là lớp chuyên bồi dưỡng những học trò chuẩn bị thi hương. Ở lớp này sẽ do Học Quan tự mình dạy dỗ. Còn hai lớp còn lại sẽ do tiên sinh chỉ dạy.
Ba người An Vũ, An Du, An Dật đều biết chữ, nhất là An Du, bởi vì từng làm tên sai vặt cho thiếu gia ở phủ thị lang, đã đọc ké được không ít sách, An Dật cũng vậy, tuy tiểu tử kia chỉ mới bốn năm tuổi nhưng đã nhận biết không ít tự. Chỉ có An Vũ, vì không có điều kiện nhiều cho nên chỉ biết đọc viết được vài chữ.
Sau khi khảo nghiệm nhập học xong, An Vũ và An Dật được phân vào lớp thứ nhất, còn An Du thì trực tiếp được học quan nhận vào lớp thứ ba, có nghĩ, bắt đầu kỳ thi hương sắp tới, nếu An Du học tốt thì có thể sẽ bước vào trường thi khảo tú tài.
Tác giả :
Viễn Giả Lai Ni