Con Gái Gian Thần
Chương 8: Thầy quý nhập hồng trần
QUÝ PHỒN NHẢY VÀO HỐ PHÂN TRỊNH TĨNH NGHIỆP ĐÀO SẴN.
Miêu Quý phi không có con, nên rất thích gặp trẻ nít, cái mong muốn cỏn con này ấy thế mà lại không thành trong cung. Người con lớn tuổi nhất của hoàng thượng – Thái tử – năm nay đã ba mươi, những hoàng tử hoàng nữ lại không hợp để thân thiết với cô, thành ra đành cho triệu con cái đại thần đến chơi cùng. Khỏi nói thêm, Trịnh Diễm là cô bé mà cô muốn gặp nhất.
Trịnh Diễm có phong hiệu nên có xe riêng, xe của Huyện quân dùng đồng để trang trí thêm, trông cũng có khí thế, trong xe có thêm hai tì nữ, không chen chúc gì. Nàng đã từng vào cung nhiều lần, Đỗ thị dẫn có, rảnh rỗi tự mình đi cũng có, chỉ cần mang người theo, mọi người trong nhà đều yên tâm. Từ sáng sớm, Miêu phi đã sai nội quan mời nàng vào cung, cũng không cần lo đi lại trong cung có gì không ổn hay chăng.
Bây giờ chưa tan triều, xe Trịnh Diễm không phô trương, đi thẳng một đường tới trước cửa cung. Toàn bộ hoàng cung là một tổng thể, tiền triều hậu cung, đương nhiên cung quy rất nghiêm khắc, nhưng cũng không đến nỗi. Là nữ quyến được tuyên triệu vào cung, thì thẳng ra cửa sau, người có phẩm cấp cao, tấn kiến chính thức, không hợp đi cửa sau, phải vào từ cửa trước mới có vẻ trịnh trọng nghiêm túc.
Khi cửa cung vừa mở, không thể dùng bất kì phương tiện nào, tự mà đi – trừ trường hợp ngoại lệ được cho phép. Trịnh Diễm là trường hợp được cho phép đặc biệt đó, xuống xe ở cửa cung, đổi sang kiệu, A Nguyệt đi theo, A Tuyên chờ trên xe.
Toàn bộ hoàng cung quay lưng hướng Bắc, ngoảnh mặt về chính Nam. Từ cửa bên phải của cung đi qua cổng Trường Khánh, theo tường tây mà tiến, qua một cái sân thật dài, sân này nằm chính giữa trước toàn cung, nơi bách quan tụ hợp, khi có mệnh phụ nào nhập cung, nếu trùng hợp, có thể gặp vài quan viên. Hôm nay thì không, Trịnh Diễm ngồi trong kiệu nhìn xung quanh, trừ lính canh, chẳng có một ai. Tường nơi tây cung (cung cho phi tần) không phải là tường ngoài, theo hướng của bức tường này về phía tây, là đến cung Dịch Đình, nơi dành cho những nhân viên cấp thấp của hậu cung, không phải là đích đến hôm nay của Trịnh Diễm. Với địa vị của Miêu Quý phi, nào có thể ở nơi này. Trịnh Diễm cũng không rõ bên trong thế nào, chỉ biết phía tây của chính cung là Dịch Đình cung mà thôi.
Đi qua một con đường nữa – đến cổng Hữu Phụ, vẫn chưa đến hậu cung, ở chỗ này, là mấy tòa nha thự trung ương, đại khái là nơi xử lý quốc vụ. Trịnh Diễm đi dọc tường tây về hướng bắc, không chạy vào nơi làm việc của người ta làm gì, tiếp tục thẳng tiến, qua một cửa nữa, lại gặp một cái sân thật rộng khác. Đi hơn mười trượng, hiện tại, tay phải xuất hiện một tòa cung điện tráng lệ, đây là đại chính điện trung tâm của toàn bộ vương triều, của toàn hoàng cung, nên vì thế được gọi là cung Đại Chính.(*). Bấy giờ, một đám người bên trong đang nhìn cha nàng, còn đang tưởng là Trịnh Tĩnh Nghiệp đang mơ màng không đâu – chuyện này Trịnh Diễm không biết.
(*Lời tác giả: Đặt theo tên Đại Trịnh cung của Tần cung. Tôi vẫn thích cái tên này hơn, chữ Trịnh này, có khi là họ của kiến trúc sư hoặc địa danh gì đó, còn Chính (trong chính trị) hay Chánh (trong chính xác, chánh xác, chánh cung…) có thể thay nhau. Chỗ này hơi biến tấu một chút.)
*Lời người biên tập: Đại Trịnh cung là cung điện cố đô Ung Thành của Tần Quốc – thời Tần Thủy Hoàng. Triệu Cơ, Triệu thái hậu khi rời Hàm Dương, ở tại cố cung Ung Thành, đặt tên là Đại Trịnh cung. Trịnh, Chính hay Chánh trong lời tác giả là đồng âm đều đọc cùng âm. Chính trong Đại Chính cung ở trên là chính xác,… )
Phải qua một cửa cung nữa, mới coi là đã vào hậu cung. Cửa này tên Nguyệt Hoa môn, vừa bước qua, trước mắt sáng rực, cảnh sắc hậu cung này lộng lẫy sánh ngang với tiền triều. Cây hoa che bóng, đình các chằng chịt, nước chảy róc rách, hậu cung không nghiêm túc như tiền triều, ngay trước ngoài cung là đủ mọi cảnh sắc, không như tiền triều chỉ toàn hình vuông với hình chữ nhật mà thôi.
Hậu cung nơi gần tiền triều nhất có là Cần Chính điện (chính này trong chính trị), là nơi sinh hoạt bình thường của hoàng đế. Phía sau, cách tẩm cung này gần nhất là điện Chiêu Nhân của Miêu Quý phi, vốn là tẩm điện của Hoàng hậu, nay không có Hoàng hậu, Miêu Quý phi dọn vào, mấy năm trước vì chuyện này mà cũng có lắm phong ba. Đích đến của Trịnh Diễm chính là điện Chiêu Nhân.
Cách điện Chiêu Nhân một đoạn, xa xa về trước thấy một đám người, đang đi bộ, bước không nhanh, nhóm Trịnh Diễm cũng tiến tới dần. Hai bên giao nhau, gặp được một người không thân quen lắm – con gái yêu của Tưởng tướng, Tưởng Văn Thanh. Tưởng Văn Thanh không có kiệu, chẳng phong hào, chỉ đành đi bộ vào cung.
Chị ta cũng coi như là khách quen của hậu cung, Trịnh Diễm cũng gặp vài lần, có điều giao tình không sâu. Tưởng Văn Thanh năm nay đã mười sáu, không có tiếng nói chung với cô nhóc này, chị ta cũng xuất thân thế gia, hai bên đều cảm thấy không chung đường, qua lại cũng thưa thớt. Gần đây Trịnh Tĩnh Nghiệp lại ‘Đảo hành nghịch thi’ (đi ngược, làm trái lại), Tưởng Văn Thành càng không thân thiết với tiểu nha đầu này.
Trịnh Diễm cho dừng kiệu, nhảy xuống chào hỏi. Cha của Tưởng Văn Thanh, Tưởng Tiến Hiền cũng là Tể tướng, hai nhà vẫn chưa trở mặt, thậm chí dù lật bài ngửa rồi Trịnh Diễm cũng muốn giả vờ không hay, một bộ đáng yêu ngây thơ chào hỏi Tưởng Văn Thanh: “Dạo gần đây A Tưởng dạo gần đây có khỏe không?”
Hai người cách nhau vài bước, nếu bước thêm về trước, Trịnh Diễm phải ngước đầu nhìn mặt Tưởng Văn Thanh, nàng không muốn thế. Tưởng Văn Thanh là một tiểu mỹ nhân, thanh nhã như hoa lê vừa chớm nở, khẽ nhíu mi, nhưng điều chỉnh vẻ mặt rất nhanh, cười nhẹ nói: “A Trịnh cũng khỏe chứ?”
Ở đây là đi vào trong điện của Thục phi. Thục phi Sở thị chính là dì của chị ta, thường vào cung trò chuyện. Sở Thục phi ở trong điện Duyên An, đằng sau, cách điện Chiêu Nhân hơi xa, Tưởng Văn Thanh theo tường tây hướng về phía bắc, chính là muốn vòng qua Chiêu Nhân điện. Miêu phi chuyển vào điện Chiêu Nhân, đây là cái gai trong bụng khắp tiền triều hậu cung, bảo cô vượt quá bổn phận.
Nhưng mà hoàng đế thích thế!
Bao nhiêu người liều chết khuyên can, lại thành chọc giận ngài: “Ta dốc lòng xây dựng đất nước suốt ba chục năm nay, bây giờ râu tóc bạc trắng, đưa một phi tử tới gần để hầu hạ, có gì không thể? Hay các ngươi muốn ta chẳng có ai phụng dưỡng hay sao?”
Điện Chiêu Nhân là nơi cho hoàng hậu ở thì sao? Bố mày muốn để cho Miêu phi ở đấy! Ta còn muốn để cho quản lý hậu cung nữa kìa! Bố khỉ? Sắc phong tân Hoàng hậu?
Chậc, xin lỗi các khanh, tình cảm của ta và vợ cả rất tốt, không đành lòng để người khác chiếm vị trí của nàng.
Tổ sư bố!! Tròn mắt nói dối là đây!
Hoàng đế nói vậy, sống chết gì cũng không chịu thay đổi, không nghe khuyên gián, không cho ngươi mặt mũi đấy, ngươi có thể tạo phản à?
Tưởng Văn Thanh biết, Trịnh Diễm hẳn là đi về điện Chiêu Nhân, trong lòng không thoải mái, vẫn trả lời câu hỏi ‘A Tưởng định đi đâu’ của Trịnh Diễm, lại hỏi nàng muốn đi đâu, sau đó bảo: “Ta và A Trịnh không cùng đường, A Trịnh mau mau đi gặp Quý phi đi, coi chừng lỡ việc. Ta cũng cần qua điện Duyên An.”
Trịnh Diễm cười trông cực kì ngây thơ: “Vậy đành chào nhau ở đây. A Tưởng đi cẩn thận nhé.” Vẫy vẫy tay, ngồi trên kiệu, chạy lấy người.
Nàng đi rõ là nhanh, Tưởng văn Thanh nhìn đến trợn mắt há hốc mồm. Tuy rằng cũng muốn mau chóng thoát khỏi nha đầu kia, nhưng mà con bé này cũng quá nhanh chân rồi đấy?
***
Chiêu Nhân điện vốn là nơi ở của Hoàng hậu, không chỉ tinh xảo mà quý ở đại khí, những phiến đá trước điện đều lớn hơn những nơi khác! Tuy rằng người ở bên trong là Quý phi không phải Hoàng hậu, nhưng những người hầu hạ cũng được phân phối theo quy cách cao nhất.
Vừa bước vào trong điện Chiêu nhân, đã ngửi thấy một mùi thơm nồng đậm. Hoàng thượng lớn tuổi, nhiều cơ quan chức năng không nhạy nữa nên càng thích ngửi hương nồng. Trịnh Diễm cố nhịn – không hắt hơi, xoa xoa mũi, kính cẩn chào Miêu phi.
Đã có nội quan thông báo, gần đây trên triều có nhiều việc, Hoàng đế muốn làm biếng, nhưng mấy ngày nay phải đi gặp các quan, thành ra Miêu phi rất rảnh. Đang buồn thiu thì nghe thấy Trịnh Diễm đã đến, liền bỏ cây bút kẻ mày xuống: “Thất nương đến rồi sao. Mau mang trà, quýt cống lên cho Thất nương.”
Trịnh Diễm làm lễ chào hỏi Miêu phi, không cần quỳ, cúi chào thôi. Ở đây cũng không cần quy củ như khi bái yết chính thức, khi thần gặp vua cũng chẳng cần quỳ thi lễ. Quân thần khi ấy, cũng không có khoảng cách, không lạnh nhạt.
Miêu phi kéo Trịnh Diễm, ôm nàng vào lòng: “Mùa xuân trái cây không nhiều, quýt được cống lần này là nội thị các tỉnh suy nghĩ vất vả lắm mới trữ được, có điều không dùng đúng phương pháp, mười cân (bằng 5kg) mà tổn thất hết nửa.”
Trịnh Diễm ngẩng đầu, dùng sủng phi của Hoàng đế làm đệm thịt, nhìn chiếc cằm duyên dáng của Miêu phi: “Hiếm như vậy mà nương nương cũng có ạ?” Không hổ là người được lão Hoàng đế lăn lộn trong bụi hoa suốt mấy chục năm nay nhìn trúng, thật sự rất xinh đẹp, mày liễu mắt hạnh, miệng anh đào, da trắng như tuyết, mềm mịn như ngọc, thắt lưng tựa liễu.
Miêu phi cúi đầu, nhìn đôi mắt lộ vẻ tò mò của Trịnh Diễm, trong vẻ tươi cười không khỏi lộ ra tia đắc ý, đưa tay đẩy chóp mũi Trịnh Diễm: “Trong cung phải có gì đó hơn bên ngoài chứ, dù không có, ta gọi Thất nương tới, cũng phải tìm món gì ngon miệng để chiêu đãi con chứ.”
Miêu phi là con gái của một tiểu quan, kết giao với nhà Tể tướng, cũng có một sự giúp đỡ từ bên ngoài, Trịnh gia không nhất định cần Miêu phi, nhưng Miêu phi lại cần một triều thần tỏ thiện ý với mình, thế nên cô đặc biệt thân thiết với Trịnh Diễm, có lần còn muốn thông qua Trịnh Du để tiếp xúc với nhà chồng bên đó, nhưng mà nhà người ta lại chẳng ừ hử lời nào.
Trịnh Diễm bình thường rất đáng yêu, có nàng Miêu phi rất vui, càng hòa hợp với nhau. Nào là hương liệu trong cung, trang sức mới lạ, nào là món ngon được cống vào, trong tay có gì dư ra thì liền cho Trịnh Diễm, đối với Trịnh gia còn tốt hơn nhà mẹ đẻ của mình.
Trịnh Diễm chớp chớp mắt: “Vậy hôm nay con và A Tưởng đều có lộc ăn rồi, hôm nay chị ấy cũng đi bộ biết bao nhiêu đường, vừa hay có dịp ăn ngon bồi bổ sức lực.”
“A Tưởng?”
“Dạ! Là A Tưởng của nhà Tưởng tướng công đấy ạ.”
Miêu phi híp mắt, cô được hoàng đế vô tình gặp phải khi đang nổi hứng đi dạo. Trong nhà Miêu phi không đại phú đại quý, cũng chẳng phải danh môn vọng tộc, cha là một vị quan nhỏ, ngày thường sống cũng không vất cả, được chiều chuộng mà trưởng thành. Tính tình hoạt bát, hợp với sở thích lão Hoàng đế.
Đưa vào cung, Hoàng đế vẫn hứng thú với cô như trước, nhưng không khỏi thiếu vài thủ đoạn cung đấu. Cô không phải không rành thế sự, từ nhỏ cũng rất kính sợ thế gia, một khi được coi trọng, cô gái trẻ tuổi không tránh khỏi đắc ý, vênh váo, phải mấy lần chịu thiệt thòi mới phát hiện tình cảnh của mình không ổn, nên từ đó mới thu liễm hơn. Miêu thị là một người thông minh, ngã một lần, nắm được điểm quan trọng – Hoàng đế, biết mình ở bên ngoài không ai giúp đỡ, nên phải tìm liên minh.
Nếu bảo Trịnh Tĩnh Nghiệp đưa bảo bối của mình làm phi tần hậu cung thì ông không còn là Trịnh Tĩnh Nghiệp nữa. Về phần ông, có thể tiếp xúc với Miêu phi, nhưng sử dụng, chịu sự điều khiển chỉ huy của cô thì không, thái độ như vậy khiến Miêu phi cảm động đến rớt nước mắt. Lúc trước, khi cô còn chưa biết chừng mực, muốn đưa cha và anh em nhà mình lên, kết quả không quá ba tháng, liền phạm sai lầm chọc Hoàng đế nổi giận, thiếu chút nữa cũng khiến mình bị thất sủng, thế mới hiểu ra, triều đình không phải là nơi có thể dễ dàng lăn lộn.
Đối với Trịnh Diễm, trò chuyện với Miêu phi là một việc rất dễ dàng. Miêu phi hỏi nàng: “Mọi người trong nhà có khỏe không?”
Trịnh Diễm bỏ quả quýt đang lột một nửa xuống, lấy khăn lau tay: “Vẫn sống bình thường như vậy thôi ạ.”
Trong cuộc sống không thể thiếu những lúc gập ghềnh, cha đánh con coi như cũng ‘bình thường’ mà thôi.
Miêu phi lại cảm thấy hứng thú, hỏi thêm: “Hôm qua con có gặp Quý tiên sinh không? Nghe nói ông ta là danh sĩ, trông thế nào? Có phải nói cái gì cũng đầy học vấn không?”
“Con gặp ông ta một lần, không đẹp bằng cha con. Hỏi khỏe không, sau đó cùng các anh và các cháu ra ngoài.”
“…” Có nói cũng như không. Cô nhóc này thật đúng là, nghe được tin đồn thầy trò gặp nhau chia tay không vui vẻ, Miêu phi tò mò không xác định ra. Chẳng lẽ không có gì thật à.
Miêu phi khẽ nhăn mũi, ngây thơ động lòng người: “Thất nương vừa học cái gì thế?”
Cả hai bắt đầu trò chuyện không chủ đề, hỏi là con học bài gì, nào là hai ngày nay cha muốn dạy con cưỡi ngựa. Nói một hồi, Miêu phi đoán Hoàng thượng sắp hạ triều, liền cho người bọc hai mâm quýt cống tặng Trịnh Diễm mang về.
Những đối thoại không chủ đề như thế càng làm tăng tình cảm giữa hai người. Miêu phi muốn dùng việc này để bày tỏ thái độ của mình, Trịnh Tĩnh Nghiệp càng yêu thương cô con gái út ‘hiểu chuyện’ của mình hơn – vì miệng nàng rất kín.
Trịnh Diễm về nhà, đưa quýt cống cho Đỗ thị, trong đó có một mâm Miêu phi dành riêng cho bà. Đỗ thị cười, chia mấy trái quýt, hỏi Trịnh Diễm: “Hôm nay Quý phi nói gì với con vậy?”
Trịnh Diễm một năm một mười kể lại rõ ràng: “Đầu tiên có gặp A Tưởng, chị ta đến gặp Thục phi. Vào điện Chiêu Nhân, Quý phi có hỏi con có gặp Quý tiên sinh không, Quý tiên sinh có nói gì không. Con bảo chỉ chào ông ta một tiếng rồi đi ra, cái gì cũng không biết.”
Đỗ thị cười đẩy trán con gái: “Chỉ có con thông minh thôi!”
Hôm nay Trịnh Tĩnh Nghiệp về trễ, đã dặn người trong nhà từ sớm, nói là sẽ về trễ, bảo mọi người cứ ăn cơm trước. Đỗ thị cũng không khách khí gì mà dẫn con ăn rồi đi ngủ. Sau đó bảo phòng bếp chuẩn bị hâm nóng cơm cho Trịnh Tĩnh Nghiệp.
Khi Trịnh Tĩnh Nghiệp trở về nhà trên mặt cười rất tươi, ông đã hạ nước cờ đầu tiên của mình. Con gái kết thân với cung phi, làm cha cũng không thể nhàn rỗi. Trên triều ông đề cử thầy giáo Quý Phồn của mình, đây cũng chuyện bình thường, người quen thường hay tiến cử nhau một chút, trong khi Quý Phồn quả thật nổi tiếng.
Bây giờ là thời điểm tin đồn thầy trò bất hòa lan truyền khắp nơi, đề cử đối thủ chính trị Quý Phồn của mình? Quý Phồn lại là một cái tên rất uy tín, chiêu bài đưa ra có thể có tác dụng.
Trịnh Tĩnh Nghiệp bị ngu à? Đây là suy nghĩ của nhiều người. Ông ta còn bảo: “Thầy Quý tài giỏi, học trò không dám sắp xếp, xin thiên tử tự phong.”
Lại nói, thầy giáo đến, dựa vào đạo đức chuẩn mực đương thời, sư đạo tôn nghiêm, thầy mắng trò phải nghe, học trò trước mặt thầy không được vô lễ, nếu không sẽ chết đuối trong nước miếng người đời, Trịnh Tĩnh Nghiệp cũng không có mặt mũi nào tiếp tục ở vị trí Tể tưởng. Tên tuổi của Quý Phồn đã truyền xa, Trịnh Tĩnh Nghiệp không thể không tiến!
Đương nhiên, nói không chừng đây là thăm dò của Trịnh Tĩnh Nghiệp, Quý Phồn lâu nay không vào kinh, lần này vào không biết mục đích gì. Thử một lần, không biết có phải lão muốn ra làm quan không. Nếu không muốn làm quan, coi như Trịnh Tĩnh Nghiệp có thể thở dài một hơi. Còn không… Trịnh Tĩnh Nghiệp cũng đành trơ mắt ếch.
Những suy nghĩ kia, Trịnh Tĩnh Nghiệp đều có thể đoán ra, xem như không nhìn thấy những ánh mắt của đám người xung quanh, trong bụng cười lạnh.
Quý Phồn chưa từng làm quan? Muốn lão làm quan trong kinh? Không xảy ra chuyện mới lạ! Ở kinh thành không thể che giấu như địa phương, Ngự sử có thể cắn chết lão! Bảo ta không làm được chuyện gì sao? Để trò xem thầy có thể làm gì được.
Các người không phải nói ta ‘mở rộng vây cánh’, ‘kéo bè kết cánh’ sao? Để xem vị ‘Danh sĩ trong nước’ có thể làm được bao nhiêu! Đến lúc đó các ngươi cứ tiếp tục vây quanh bên cạnh lão đi, Hoàng đế sẽ tức giận thôi!
Xuất sĩ tức là tiến vào quan trường, từ này sẽ không còn liên quan gì đến hình tượng danh sĩ thanh cao gì sất, chỉ có thể vùng vẫy trong cái đầm nước đục này thôi. Trịnh Tĩnh Nghiệp không tin có bao nhiêu người có thể tiếp tục duy trì cái ‘Cao quý’ kia, từ trước đến nay, danh sĩ ‘Thanh chính cao quý’ mỗi triều cũng có thể đủ để góp tên và mấy chục chữ giới thiệu vắn tắt trong [Danh Sĩ Truyện]. Còn đánh giá một quan viên ‘Thanh chính cao quý’, hai trăm năm triều vua chưa chắc có thể tìm ra một vị được tất cả mọi người thừa nhận!
Trịnh Tĩnh Nghiệp thuyết phục hoàng đế, bảo rằng sức ảnh hưởng của lão quá lớn, nếu để làm bậy ở ngoài rất nguy hiểm, không bằng đặt ở mi dưới – thu thập cũng tiện hơn. Nhưng không nói trắng ra thế, uyển chuyển bày tỏ: “Thầy Quý là danh sĩ trong nước, du học bốn phương, được bao người quý mến. Chỉ một bọc hành lý không tiền của mà đi bao các phương trời, đến mức, các nhà làm quan đều dốc toàn lực cung phụng, quen biết danh môn khắp thiên hạ. Để một hiền giả lưu lạc bên ngoài như thế, là sơ suất của Tể tướng.”
Trịnh Tĩnh Nghiệp khuyên bảo hoàng thượng thêm một lí do khác rằng Quý Phồn có ý kiến đối với chính sách gần đây nhất của triều đình, nhưng lão không phải kẻ ngốc, giữ lão trong triều làm quan vài ngày nhằm “hiểu rõ khó khăn của Thánh nhân (vua), sẽ không còn vọng nghị (bình luận ngông cuồng, xằng bậy) triều chính.”
Chốt hạ: “Một danh sĩ như thế, nếu có chí nguyện ở ngoài kinh vì Thánh nhân giáo hóa tứ phương thì đành, nhưng nay vào kinh, nếu người không hạ chiếu phong quan, ngược lại triều đình sẽ thành ‘Khinh sĩ’ (khinh người tài). Nay cho vời tới, cũng là để tỏ ra Hoàng thượng trị vì thanh minh, một lòng quy phục Hoàng thượng.”
Từng chiêu đều đánh trúng huyệt đạo của Hoàng thượng, khiến ngài không thể không cần thanh danh, phải để Quý Phồn đảm đương một chức vị không thấp, hơn nữa dạo gần đây không khí trên triều có hơi khẩn trương, dùng để hòa hoãn cũng được, tạo cảnh thái bình giả tạo cũng tốt. Mối quan hệ thâm sâu của Quý Phồn và thế gia cũng là thật, thay vì để lão bên ngoài liên hệ khắp nơi, hạn chế lão ở trong kinh cũng không tệ. Nếu để Quý Phồn biết sự khó khăn của sự vụ quốc gia, cải huyền dịch trương (thay đổi người thì mọi việc cũng thay đổi), từ đó về sau một danh sĩ kiệt ngạo bất tuân trở thành một danh thần cúc cung tận tụy, thì đó cũng là sự sáng suốt của một Hoàng đế như ngài.
Hoàng đế rất hài lòng, đồng ý. Suy nghĩ một chốc, quyết định để Quý Phồn làm Thị trung.
Chức Thị trung này ấy mà, mới bắt đầu thì địa vị không cao, nhưng là chức vụ có thể gặp trực tiếp hoàng thượng. Mà thường xuyên gặp lãnh đạo thì thăng tiến càng nhanh, có thể nói xấu người khác, có thể làm lãnh đạo nhớ rõ… Tóm lại, không kể hết bao nhiêu chỗ tốt. Thế nên các đồng chí Tể tướng đều có một hàm Thị trung bên người.
Chức vị càng được ưa thích thì phẩm bậc càng cao, cần dựa vào một người đáng tin cậy trên triều, sắp xếp Quý Phồn vào cũng tốt. Xem xét tình huống bản thân Quý Phồn, thích hợp quản Sùng Văn quán, nhưng hoàng đế lại muốn thu phục, không phải mạ vàng cho lão, về văn hóa thanh danh Quý Phồn đã đủ cao rồi, cao hơn nữa sẽ không có lợi cho ngài.
Bản thân Quý Phồn không có kinh nghiệm quản lý một địa phương, nhưng bình thường lại hay phát biểu ý kiến về chính trị, tình nghi lão có vung tay múa chân. Nếu như muốn an bài cho lão một vị trí thích hợp, Ngự sử đài là một nơi chính xác. Nhưng hoàng thượng không muốn để lão lải nhải bới móc, muốn lão hát vang bài thơ ca tụng kìa.
Vậy thì Thị trung đi! Có thể thảo luận chính luận, lại là một chức quan lợi hại, không cần câu nệ phương diện gì, có thể nhìn bao quát tình hình thực tế của toàn triều. Hi vọng lão có thể nhận rõ sự thật. Cho dù có đâm bị thóc chọc bị gạo, thì còn có người học trò Trịnh Tĩnh Nghiệp này thu thập cục diện rối rắm cho ngài, Hoàng đế sảng khoái đồng ý.
Hoàng đế ba lần hạ chiếu thư, khiến nhà Lý Tuấn không được sống yên.
Ba lần chiếu, ba lần khước từ, Quý Phồn có đủ thanh danh, còn tiếp tục từ chối, Trịnh Tĩnh Nghiệp lại có cách khác, trong vòng một ngày ông đã xử lý hai gã quan cấp dưới của Đông cung – cũng đều là con cháu của đại danh tộc.
Các thế gia đều khuyên Quý Phồn ra làm quan! Lão không muốn nhiễm nước dơ, có kẻ tiểu nhân tại triều, xếp chung vào thật mất mặt quân tử! Ra làm quan vị trí lại không cao bằng Trịnh Tĩnh Nghiệp (cái này là đương nhiên, Hoàng đế đâu có mù), thể diện của thầy giáo bị tổn thương.
Quý Phồn tin tưởng vào năng lực của mình, tin rằng Trịnh Tĩnh Nghiệp có thể thuyết phục được Hoàng thượng thì lão càng có thể, nhờ vào học thức và uy tín bao nay của lão, mà chủ yếu là lão tin vào chính mình. Ngoài miệng khiêm tốn hai câu, trước kia chưa từng làm, sợ làm không tốt các kiểu – thật ra trong lòng nào nghĩ vậy.
Tuy là lời khiêm tốn vậy thôi, nhưng các thế gia vọng tộc vẫn rất lăn tăn, khuyên Quý Phồn không cần lo lắng. Lúc bấy giờ rất nhiều quan viên đều có cấp dưới, như Lý Tuấn bỏ mặc công việc suốt mấy tháng cũng không phải không có ai. Còn nữa, Quý Phồn là chủ nhân của môn sinh khắp thiên hạ, tiện tay gom góp là có được vài kẻ có khả năng, nếu thật không ổn, thì học trò của lão cũng có xuất thân thế gia, mà không phải thế gia chỉ toàn phường ăn hại, tài nguyên có thể xài. Nói tới nói lui là, Quý Phồn ra làm quan, chỉ cần đến một cấp bậc nhất định, là có thể tự bổ nhiệm nhân viên dưới quyền, rất nhiều người tuy xuất thân không cao nhưng có năng lực, chỉ mong có thể tìm cái ván để thể hiện – Trịnh Tĩnh Nghiệp năm đó cũng lập nghiệp như thế.
Nhưng cũng không thể nói thẳng ra, vì thế là coi thường năng lực Quý Phồn. Cho nên bọn danh môn công tử lời rằng: “Nay trên triều có kẻ tiểu nhân, nếu tiên sinh lảng tránh, thì thiên hạ sẽ ra sao?”
Thế là Quý Phồn nhảy vào hố phân Trịnh Tĩnh Nghiệp đào sẵn.
Miêu Quý phi không có con, nên rất thích gặp trẻ nít, cái mong muốn cỏn con này ấy thế mà lại không thành trong cung. Người con lớn tuổi nhất của hoàng thượng – Thái tử – năm nay đã ba mươi, những hoàng tử hoàng nữ lại không hợp để thân thiết với cô, thành ra đành cho triệu con cái đại thần đến chơi cùng. Khỏi nói thêm, Trịnh Diễm là cô bé mà cô muốn gặp nhất.
Trịnh Diễm có phong hiệu nên có xe riêng, xe của Huyện quân dùng đồng để trang trí thêm, trông cũng có khí thế, trong xe có thêm hai tì nữ, không chen chúc gì. Nàng đã từng vào cung nhiều lần, Đỗ thị dẫn có, rảnh rỗi tự mình đi cũng có, chỉ cần mang người theo, mọi người trong nhà đều yên tâm. Từ sáng sớm, Miêu phi đã sai nội quan mời nàng vào cung, cũng không cần lo đi lại trong cung có gì không ổn hay chăng.
Bây giờ chưa tan triều, xe Trịnh Diễm không phô trương, đi thẳng một đường tới trước cửa cung. Toàn bộ hoàng cung là một tổng thể, tiền triều hậu cung, đương nhiên cung quy rất nghiêm khắc, nhưng cũng không đến nỗi. Là nữ quyến được tuyên triệu vào cung, thì thẳng ra cửa sau, người có phẩm cấp cao, tấn kiến chính thức, không hợp đi cửa sau, phải vào từ cửa trước mới có vẻ trịnh trọng nghiêm túc.
Khi cửa cung vừa mở, không thể dùng bất kì phương tiện nào, tự mà đi – trừ trường hợp ngoại lệ được cho phép. Trịnh Diễm là trường hợp được cho phép đặc biệt đó, xuống xe ở cửa cung, đổi sang kiệu, A Nguyệt đi theo, A Tuyên chờ trên xe.
Toàn bộ hoàng cung quay lưng hướng Bắc, ngoảnh mặt về chính Nam. Từ cửa bên phải của cung đi qua cổng Trường Khánh, theo tường tây mà tiến, qua một cái sân thật dài, sân này nằm chính giữa trước toàn cung, nơi bách quan tụ hợp, khi có mệnh phụ nào nhập cung, nếu trùng hợp, có thể gặp vài quan viên. Hôm nay thì không, Trịnh Diễm ngồi trong kiệu nhìn xung quanh, trừ lính canh, chẳng có một ai. Tường nơi tây cung (cung cho phi tần) không phải là tường ngoài, theo hướng của bức tường này về phía tây, là đến cung Dịch Đình, nơi dành cho những nhân viên cấp thấp của hậu cung, không phải là đích đến hôm nay của Trịnh Diễm. Với địa vị của Miêu Quý phi, nào có thể ở nơi này. Trịnh Diễm cũng không rõ bên trong thế nào, chỉ biết phía tây của chính cung là Dịch Đình cung mà thôi.
Đi qua một con đường nữa – đến cổng Hữu Phụ, vẫn chưa đến hậu cung, ở chỗ này, là mấy tòa nha thự trung ương, đại khái là nơi xử lý quốc vụ. Trịnh Diễm đi dọc tường tây về hướng bắc, không chạy vào nơi làm việc của người ta làm gì, tiếp tục thẳng tiến, qua một cửa nữa, lại gặp một cái sân thật rộng khác. Đi hơn mười trượng, hiện tại, tay phải xuất hiện một tòa cung điện tráng lệ, đây là đại chính điện trung tâm của toàn bộ vương triều, của toàn hoàng cung, nên vì thế được gọi là cung Đại Chính.(*). Bấy giờ, một đám người bên trong đang nhìn cha nàng, còn đang tưởng là Trịnh Tĩnh Nghiệp đang mơ màng không đâu – chuyện này Trịnh Diễm không biết.
(*Lời tác giả: Đặt theo tên Đại Trịnh cung của Tần cung. Tôi vẫn thích cái tên này hơn, chữ Trịnh này, có khi là họ của kiến trúc sư hoặc địa danh gì đó, còn Chính (trong chính trị) hay Chánh (trong chính xác, chánh xác, chánh cung…) có thể thay nhau. Chỗ này hơi biến tấu một chút.)
*Lời người biên tập: Đại Trịnh cung là cung điện cố đô Ung Thành của Tần Quốc – thời Tần Thủy Hoàng. Triệu Cơ, Triệu thái hậu khi rời Hàm Dương, ở tại cố cung Ung Thành, đặt tên là Đại Trịnh cung. Trịnh, Chính hay Chánh trong lời tác giả là đồng âm đều đọc cùng âm. Chính trong Đại Chính cung ở trên là chính xác,… )
Phải qua một cửa cung nữa, mới coi là đã vào hậu cung. Cửa này tên Nguyệt Hoa môn, vừa bước qua, trước mắt sáng rực, cảnh sắc hậu cung này lộng lẫy sánh ngang với tiền triều. Cây hoa che bóng, đình các chằng chịt, nước chảy róc rách, hậu cung không nghiêm túc như tiền triều, ngay trước ngoài cung là đủ mọi cảnh sắc, không như tiền triều chỉ toàn hình vuông với hình chữ nhật mà thôi.
Hậu cung nơi gần tiền triều nhất có là Cần Chính điện (chính này trong chính trị), là nơi sinh hoạt bình thường của hoàng đế. Phía sau, cách tẩm cung này gần nhất là điện Chiêu Nhân của Miêu Quý phi, vốn là tẩm điện của Hoàng hậu, nay không có Hoàng hậu, Miêu Quý phi dọn vào, mấy năm trước vì chuyện này mà cũng có lắm phong ba. Đích đến của Trịnh Diễm chính là điện Chiêu Nhân.
Cách điện Chiêu Nhân một đoạn, xa xa về trước thấy một đám người, đang đi bộ, bước không nhanh, nhóm Trịnh Diễm cũng tiến tới dần. Hai bên giao nhau, gặp được một người không thân quen lắm – con gái yêu của Tưởng tướng, Tưởng Văn Thanh. Tưởng Văn Thanh không có kiệu, chẳng phong hào, chỉ đành đi bộ vào cung.
Chị ta cũng coi như là khách quen của hậu cung, Trịnh Diễm cũng gặp vài lần, có điều giao tình không sâu. Tưởng Văn Thanh năm nay đã mười sáu, không có tiếng nói chung với cô nhóc này, chị ta cũng xuất thân thế gia, hai bên đều cảm thấy không chung đường, qua lại cũng thưa thớt. Gần đây Trịnh Tĩnh Nghiệp lại ‘Đảo hành nghịch thi’ (đi ngược, làm trái lại), Tưởng Văn Thành càng không thân thiết với tiểu nha đầu này.
Trịnh Diễm cho dừng kiệu, nhảy xuống chào hỏi. Cha của Tưởng Văn Thanh, Tưởng Tiến Hiền cũng là Tể tướng, hai nhà vẫn chưa trở mặt, thậm chí dù lật bài ngửa rồi Trịnh Diễm cũng muốn giả vờ không hay, một bộ đáng yêu ngây thơ chào hỏi Tưởng Văn Thanh: “Dạo gần đây A Tưởng dạo gần đây có khỏe không?”
Hai người cách nhau vài bước, nếu bước thêm về trước, Trịnh Diễm phải ngước đầu nhìn mặt Tưởng Văn Thanh, nàng không muốn thế. Tưởng Văn Thanh là một tiểu mỹ nhân, thanh nhã như hoa lê vừa chớm nở, khẽ nhíu mi, nhưng điều chỉnh vẻ mặt rất nhanh, cười nhẹ nói: “A Trịnh cũng khỏe chứ?”
Ở đây là đi vào trong điện của Thục phi. Thục phi Sở thị chính là dì của chị ta, thường vào cung trò chuyện. Sở Thục phi ở trong điện Duyên An, đằng sau, cách điện Chiêu Nhân hơi xa, Tưởng Văn Thanh theo tường tây hướng về phía bắc, chính là muốn vòng qua Chiêu Nhân điện. Miêu phi chuyển vào điện Chiêu Nhân, đây là cái gai trong bụng khắp tiền triều hậu cung, bảo cô vượt quá bổn phận.
Nhưng mà hoàng đế thích thế!
Bao nhiêu người liều chết khuyên can, lại thành chọc giận ngài: “Ta dốc lòng xây dựng đất nước suốt ba chục năm nay, bây giờ râu tóc bạc trắng, đưa một phi tử tới gần để hầu hạ, có gì không thể? Hay các ngươi muốn ta chẳng có ai phụng dưỡng hay sao?”
Điện Chiêu Nhân là nơi cho hoàng hậu ở thì sao? Bố mày muốn để cho Miêu phi ở đấy! Ta còn muốn để cho quản lý hậu cung nữa kìa! Bố khỉ? Sắc phong tân Hoàng hậu?
Chậc, xin lỗi các khanh, tình cảm của ta và vợ cả rất tốt, không đành lòng để người khác chiếm vị trí của nàng.
Tổ sư bố!! Tròn mắt nói dối là đây!
Hoàng đế nói vậy, sống chết gì cũng không chịu thay đổi, không nghe khuyên gián, không cho ngươi mặt mũi đấy, ngươi có thể tạo phản à?
Tưởng Văn Thanh biết, Trịnh Diễm hẳn là đi về điện Chiêu Nhân, trong lòng không thoải mái, vẫn trả lời câu hỏi ‘A Tưởng định đi đâu’ của Trịnh Diễm, lại hỏi nàng muốn đi đâu, sau đó bảo: “Ta và A Trịnh không cùng đường, A Trịnh mau mau đi gặp Quý phi đi, coi chừng lỡ việc. Ta cũng cần qua điện Duyên An.”
Trịnh Diễm cười trông cực kì ngây thơ: “Vậy đành chào nhau ở đây. A Tưởng đi cẩn thận nhé.” Vẫy vẫy tay, ngồi trên kiệu, chạy lấy người.
Nàng đi rõ là nhanh, Tưởng văn Thanh nhìn đến trợn mắt há hốc mồm. Tuy rằng cũng muốn mau chóng thoát khỏi nha đầu kia, nhưng mà con bé này cũng quá nhanh chân rồi đấy?
***
Chiêu Nhân điện vốn là nơi ở của Hoàng hậu, không chỉ tinh xảo mà quý ở đại khí, những phiến đá trước điện đều lớn hơn những nơi khác! Tuy rằng người ở bên trong là Quý phi không phải Hoàng hậu, nhưng những người hầu hạ cũng được phân phối theo quy cách cao nhất.
Vừa bước vào trong điện Chiêu nhân, đã ngửi thấy một mùi thơm nồng đậm. Hoàng thượng lớn tuổi, nhiều cơ quan chức năng không nhạy nữa nên càng thích ngửi hương nồng. Trịnh Diễm cố nhịn – không hắt hơi, xoa xoa mũi, kính cẩn chào Miêu phi.
Đã có nội quan thông báo, gần đây trên triều có nhiều việc, Hoàng đế muốn làm biếng, nhưng mấy ngày nay phải đi gặp các quan, thành ra Miêu phi rất rảnh. Đang buồn thiu thì nghe thấy Trịnh Diễm đã đến, liền bỏ cây bút kẻ mày xuống: “Thất nương đến rồi sao. Mau mang trà, quýt cống lên cho Thất nương.”
Trịnh Diễm làm lễ chào hỏi Miêu phi, không cần quỳ, cúi chào thôi. Ở đây cũng không cần quy củ như khi bái yết chính thức, khi thần gặp vua cũng chẳng cần quỳ thi lễ. Quân thần khi ấy, cũng không có khoảng cách, không lạnh nhạt.
Miêu phi kéo Trịnh Diễm, ôm nàng vào lòng: “Mùa xuân trái cây không nhiều, quýt được cống lần này là nội thị các tỉnh suy nghĩ vất vả lắm mới trữ được, có điều không dùng đúng phương pháp, mười cân (bằng 5kg) mà tổn thất hết nửa.”
Trịnh Diễm ngẩng đầu, dùng sủng phi của Hoàng đế làm đệm thịt, nhìn chiếc cằm duyên dáng của Miêu phi: “Hiếm như vậy mà nương nương cũng có ạ?” Không hổ là người được lão Hoàng đế lăn lộn trong bụi hoa suốt mấy chục năm nay nhìn trúng, thật sự rất xinh đẹp, mày liễu mắt hạnh, miệng anh đào, da trắng như tuyết, mềm mịn như ngọc, thắt lưng tựa liễu.
Miêu phi cúi đầu, nhìn đôi mắt lộ vẻ tò mò của Trịnh Diễm, trong vẻ tươi cười không khỏi lộ ra tia đắc ý, đưa tay đẩy chóp mũi Trịnh Diễm: “Trong cung phải có gì đó hơn bên ngoài chứ, dù không có, ta gọi Thất nương tới, cũng phải tìm món gì ngon miệng để chiêu đãi con chứ.”
Miêu phi là con gái của một tiểu quan, kết giao với nhà Tể tướng, cũng có một sự giúp đỡ từ bên ngoài, Trịnh gia không nhất định cần Miêu phi, nhưng Miêu phi lại cần một triều thần tỏ thiện ý với mình, thế nên cô đặc biệt thân thiết với Trịnh Diễm, có lần còn muốn thông qua Trịnh Du để tiếp xúc với nhà chồng bên đó, nhưng mà nhà người ta lại chẳng ừ hử lời nào.
Trịnh Diễm bình thường rất đáng yêu, có nàng Miêu phi rất vui, càng hòa hợp với nhau. Nào là hương liệu trong cung, trang sức mới lạ, nào là món ngon được cống vào, trong tay có gì dư ra thì liền cho Trịnh Diễm, đối với Trịnh gia còn tốt hơn nhà mẹ đẻ của mình.
Trịnh Diễm chớp chớp mắt: “Vậy hôm nay con và A Tưởng đều có lộc ăn rồi, hôm nay chị ấy cũng đi bộ biết bao nhiêu đường, vừa hay có dịp ăn ngon bồi bổ sức lực.”
“A Tưởng?”
“Dạ! Là A Tưởng của nhà Tưởng tướng công đấy ạ.”
Miêu phi híp mắt, cô được hoàng đế vô tình gặp phải khi đang nổi hứng đi dạo. Trong nhà Miêu phi không đại phú đại quý, cũng chẳng phải danh môn vọng tộc, cha là một vị quan nhỏ, ngày thường sống cũng không vất cả, được chiều chuộng mà trưởng thành. Tính tình hoạt bát, hợp với sở thích lão Hoàng đế.
Đưa vào cung, Hoàng đế vẫn hứng thú với cô như trước, nhưng không khỏi thiếu vài thủ đoạn cung đấu. Cô không phải không rành thế sự, từ nhỏ cũng rất kính sợ thế gia, một khi được coi trọng, cô gái trẻ tuổi không tránh khỏi đắc ý, vênh váo, phải mấy lần chịu thiệt thòi mới phát hiện tình cảnh của mình không ổn, nên từ đó mới thu liễm hơn. Miêu thị là một người thông minh, ngã một lần, nắm được điểm quan trọng – Hoàng đế, biết mình ở bên ngoài không ai giúp đỡ, nên phải tìm liên minh.
Nếu bảo Trịnh Tĩnh Nghiệp đưa bảo bối của mình làm phi tần hậu cung thì ông không còn là Trịnh Tĩnh Nghiệp nữa. Về phần ông, có thể tiếp xúc với Miêu phi, nhưng sử dụng, chịu sự điều khiển chỉ huy của cô thì không, thái độ như vậy khiến Miêu phi cảm động đến rớt nước mắt. Lúc trước, khi cô còn chưa biết chừng mực, muốn đưa cha và anh em nhà mình lên, kết quả không quá ba tháng, liền phạm sai lầm chọc Hoàng đế nổi giận, thiếu chút nữa cũng khiến mình bị thất sủng, thế mới hiểu ra, triều đình không phải là nơi có thể dễ dàng lăn lộn.
Đối với Trịnh Diễm, trò chuyện với Miêu phi là một việc rất dễ dàng. Miêu phi hỏi nàng: “Mọi người trong nhà có khỏe không?”
Trịnh Diễm bỏ quả quýt đang lột một nửa xuống, lấy khăn lau tay: “Vẫn sống bình thường như vậy thôi ạ.”
Trong cuộc sống không thể thiếu những lúc gập ghềnh, cha đánh con coi như cũng ‘bình thường’ mà thôi.
Miêu phi lại cảm thấy hứng thú, hỏi thêm: “Hôm qua con có gặp Quý tiên sinh không? Nghe nói ông ta là danh sĩ, trông thế nào? Có phải nói cái gì cũng đầy học vấn không?”
“Con gặp ông ta một lần, không đẹp bằng cha con. Hỏi khỏe không, sau đó cùng các anh và các cháu ra ngoài.”
“…” Có nói cũng như không. Cô nhóc này thật đúng là, nghe được tin đồn thầy trò gặp nhau chia tay không vui vẻ, Miêu phi tò mò không xác định ra. Chẳng lẽ không có gì thật à.
Miêu phi khẽ nhăn mũi, ngây thơ động lòng người: “Thất nương vừa học cái gì thế?”
Cả hai bắt đầu trò chuyện không chủ đề, hỏi là con học bài gì, nào là hai ngày nay cha muốn dạy con cưỡi ngựa. Nói một hồi, Miêu phi đoán Hoàng thượng sắp hạ triều, liền cho người bọc hai mâm quýt cống tặng Trịnh Diễm mang về.
Những đối thoại không chủ đề như thế càng làm tăng tình cảm giữa hai người. Miêu phi muốn dùng việc này để bày tỏ thái độ của mình, Trịnh Tĩnh Nghiệp càng yêu thương cô con gái út ‘hiểu chuyện’ của mình hơn – vì miệng nàng rất kín.
Trịnh Diễm về nhà, đưa quýt cống cho Đỗ thị, trong đó có một mâm Miêu phi dành riêng cho bà. Đỗ thị cười, chia mấy trái quýt, hỏi Trịnh Diễm: “Hôm nay Quý phi nói gì với con vậy?”
Trịnh Diễm một năm một mười kể lại rõ ràng: “Đầu tiên có gặp A Tưởng, chị ta đến gặp Thục phi. Vào điện Chiêu Nhân, Quý phi có hỏi con có gặp Quý tiên sinh không, Quý tiên sinh có nói gì không. Con bảo chỉ chào ông ta một tiếng rồi đi ra, cái gì cũng không biết.”
Đỗ thị cười đẩy trán con gái: “Chỉ có con thông minh thôi!”
Hôm nay Trịnh Tĩnh Nghiệp về trễ, đã dặn người trong nhà từ sớm, nói là sẽ về trễ, bảo mọi người cứ ăn cơm trước. Đỗ thị cũng không khách khí gì mà dẫn con ăn rồi đi ngủ. Sau đó bảo phòng bếp chuẩn bị hâm nóng cơm cho Trịnh Tĩnh Nghiệp.
Khi Trịnh Tĩnh Nghiệp trở về nhà trên mặt cười rất tươi, ông đã hạ nước cờ đầu tiên của mình. Con gái kết thân với cung phi, làm cha cũng không thể nhàn rỗi. Trên triều ông đề cử thầy giáo Quý Phồn của mình, đây cũng chuyện bình thường, người quen thường hay tiến cử nhau một chút, trong khi Quý Phồn quả thật nổi tiếng.
Bây giờ là thời điểm tin đồn thầy trò bất hòa lan truyền khắp nơi, đề cử đối thủ chính trị Quý Phồn của mình? Quý Phồn lại là một cái tên rất uy tín, chiêu bài đưa ra có thể có tác dụng.
Trịnh Tĩnh Nghiệp bị ngu à? Đây là suy nghĩ của nhiều người. Ông ta còn bảo: “Thầy Quý tài giỏi, học trò không dám sắp xếp, xin thiên tử tự phong.”
Lại nói, thầy giáo đến, dựa vào đạo đức chuẩn mực đương thời, sư đạo tôn nghiêm, thầy mắng trò phải nghe, học trò trước mặt thầy không được vô lễ, nếu không sẽ chết đuối trong nước miếng người đời, Trịnh Tĩnh Nghiệp cũng không có mặt mũi nào tiếp tục ở vị trí Tể tưởng. Tên tuổi của Quý Phồn đã truyền xa, Trịnh Tĩnh Nghiệp không thể không tiến!
Đương nhiên, nói không chừng đây là thăm dò của Trịnh Tĩnh Nghiệp, Quý Phồn lâu nay không vào kinh, lần này vào không biết mục đích gì. Thử một lần, không biết có phải lão muốn ra làm quan không. Nếu không muốn làm quan, coi như Trịnh Tĩnh Nghiệp có thể thở dài một hơi. Còn không… Trịnh Tĩnh Nghiệp cũng đành trơ mắt ếch.
Những suy nghĩ kia, Trịnh Tĩnh Nghiệp đều có thể đoán ra, xem như không nhìn thấy những ánh mắt của đám người xung quanh, trong bụng cười lạnh.
Quý Phồn chưa từng làm quan? Muốn lão làm quan trong kinh? Không xảy ra chuyện mới lạ! Ở kinh thành không thể che giấu như địa phương, Ngự sử có thể cắn chết lão! Bảo ta không làm được chuyện gì sao? Để trò xem thầy có thể làm gì được.
Các người không phải nói ta ‘mở rộng vây cánh’, ‘kéo bè kết cánh’ sao? Để xem vị ‘Danh sĩ trong nước’ có thể làm được bao nhiêu! Đến lúc đó các ngươi cứ tiếp tục vây quanh bên cạnh lão đi, Hoàng đế sẽ tức giận thôi!
Xuất sĩ tức là tiến vào quan trường, từ này sẽ không còn liên quan gì đến hình tượng danh sĩ thanh cao gì sất, chỉ có thể vùng vẫy trong cái đầm nước đục này thôi. Trịnh Tĩnh Nghiệp không tin có bao nhiêu người có thể tiếp tục duy trì cái ‘Cao quý’ kia, từ trước đến nay, danh sĩ ‘Thanh chính cao quý’ mỗi triều cũng có thể đủ để góp tên và mấy chục chữ giới thiệu vắn tắt trong [Danh Sĩ Truyện]. Còn đánh giá một quan viên ‘Thanh chính cao quý’, hai trăm năm triều vua chưa chắc có thể tìm ra một vị được tất cả mọi người thừa nhận!
Trịnh Tĩnh Nghiệp thuyết phục hoàng đế, bảo rằng sức ảnh hưởng của lão quá lớn, nếu để làm bậy ở ngoài rất nguy hiểm, không bằng đặt ở mi dưới – thu thập cũng tiện hơn. Nhưng không nói trắng ra thế, uyển chuyển bày tỏ: “Thầy Quý là danh sĩ trong nước, du học bốn phương, được bao người quý mến. Chỉ một bọc hành lý không tiền của mà đi bao các phương trời, đến mức, các nhà làm quan đều dốc toàn lực cung phụng, quen biết danh môn khắp thiên hạ. Để một hiền giả lưu lạc bên ngoài như thế, là sơ suất của Tể tướng.”
Trịnh Tĩnh Nghiệp khuyên bảo hoàng thượng thêm một lí do khác rằng Quý Phồn có ý kiến đối với chính sách gần đây nhất của triều đình, nhưng lão không phải kẻ ngốc, giữ lão trong triều làm quan vài ngày nhằm “hiểu rõ khó khăn của Thánh nhân (vua), sẽ không còn vọng nghị (bình luận ngông cuồng, xằng bậy) triều chính.”
Chốt hạ: “Một danh sĩ như thế, nếu có chí nguyện ở ngoài kinh vì Thánh nhân giáo hóa tứ phương thì đành, nhưng nay vào kinh, nếu người không hạ chiếu phong quan, ngược lại triều đình sẽ thành ‘Khinh sĩ’ (khinh người tài). Nay cho vời tới, cũng là để tỏ ra Hoàng thượng trị vì thanh minh, một lòng quy phục Hoàng thượng.”
Từng chiêu đều đánh trúng huyệt đạo của Hoàng thượng, khiến ngài không thể không cần thanh danh, phải để Quý Phồn đảm đương một chức vị không thấp, hơn nữa dạo gần đây không khí trên triều có hơi khẩn trương, dùng để hòa hoãn cũng được, tạo cảnh thái bình giả tạo cũng tốt. Mối quan hệ thâm sâu của Quý Phồn và thế gia cũng là thật, thay vì để lão bên ngoài liên hệ khắp nơi, hạn chế lão ở trong kinh cũng không tệ. Nếu để Quý Phồn biết sự khó khăn của sự vụ quốc gia, cải huyền dịch trương (thay đổi người thì mọi việc cũng thay đổi), từ đó về sau một danh sĩ kiệt ngạo bất tuân trở thành một danh thần cúc cung tận tụy, thì đó cũng là sự sáng suốt của một Hoàng đế như ngài.
Hoàng đế rất hài lòng, đồng ý. Suy nghĩ một chốc, quyết định để Quý Phồn làm Thị trung.
Chức Thị trung này ấy mà, mới bắt đầu thì địa vị không cao, nhưng là chức vụ có thể gặp trực tiếp hoàng thượng. Mà thường xuyên gặp lãnh đạo thì thăng tiến càng nhanh, có thể nói xấu người khác, có thể làm lãnh đạo nhớ rõ… Tóm lại, không kể hết bao nhiêu chỗ tốt. Thế nên các đồng chí Tể tướng đều có một hàm Thị trung bên người.
Chức vị càng được ưa thích thì phẩm bậc càng cao, cần dựa vào một người đáng tin cậy trên triều, sắp xếp Quý Phồn vào cũng tốt. Xem xét tình huống bản thân Quý Phồn, thích hợp quản Sùng Văn quán, nhưng hoàng đế lại muốn thu phục, không phải mạ vàng cho lão, về văn hóa thanh danh Quý Phồn đã đủ cao rồi, cao hơn nữa sẽ không có lợi cho ngài.
Bản thân Quý Phồn không có kinh nghiệm quản lý một địa phương, nhưng bình thường lại hay phát biểu ý kiến về chính trị, tình nghi lão có vung tay múa chân. Nếu như muốn an bài cho lão một vị trí thích hợp, Ngự sử đài là một nơi chính xác. Nhưng hoàng thượng không muốn để lão lải nhải bới móc, muốn lão hát vang bài thơ ca tụng kìa.
Vậy thì Thị trung đi! Có thể thảo luận chính luận, lại là một chức quan lợi hại, không cần câu nệ phương diện gì, có thể nhìn bao quát tình hình thực tế của toàn triều. Hi vọng lão có thể nhận rõ sự thật. Cho dù có đâm bị thóc chọc bị gạo, thì còn có người học trò Trịnh Tĩnh Nghiệp này thu thập cục diện rối rắm cho ngài, Hoàng đế sảng khoái đồng ý.
Hoàng đế ba lần hạ chiếu thư, khiến nhà Lý Tuấn không được sống yên.
Ba lần chiếu, ba lần khước từ, Quý Phồn có đủ thanh danh, còn tiếp tục từ chối, Trịnh Tĩnh Nghiệp lại có cách khác, trong vòng một ngày ông đã xử lý hai gã quan cấp dưới của Đông cung – cũng đều là con cháu của đại danh tộc.
Các thế gia đều khuyên Quý Phồn ra làm quan! Lão không muốn nhiễm nước dơ, có kẻ tiểu nhân tại triều, xếp chung vào thật mất mặt quân tử! Ra làm quan vị trí lại không cao bằng Trịnh Tĩnh Nghiệp (cái này là đương nhiên, Hoàng đế đâu có mù), thể diện của thầy giáo bị tổn thương.
Quý Phồn tin tưởng vào năng lực của mình, tin rằng Trịnh Tĩnh Nghiệp có thể thuyết phục được Hoàng thượng thì lão càng có thể, nhờ vào học thức và uy tín bao nay của lão, mà chủ yếu là lão tin vào chính mình. Ngoài miệng khiêm tốn hai câu, trước kia chưa từng làm, sợ làm không tốt các kiểu – thật ra trong lòng nào nghĩ vậy.
Tuy là lời khiêm tốn vậy thôi, nhưng các thế gia vọng tộc vẫn rất lăn tăn, khuyên Quý Phồn không cần lo lắng. Lúc bấy giờ rất nhiều quan viên đều có cấp dưới, như Lý Tuấn bỏ mặc công việc suốt mấy tháng cũng không phải không có ai. Còn nữa, Quý Phồn là chủ nhân của môn sinh khắp thiên hạ, tiện tay gom góp là có được vài kẻ có khả năng, nếu thật không ổn, thì học trò của lão cũng có xuất thân thế gia, mà không phải thế gia chỉ toàn phường ăn hại, tài nguyên có thể xài. Nói tới nói lui là, Quý Phồn ra làm quan, chỉ cần đến một cấp bậc nhất định, là có thể tự bổ nhiệm nhân viên dưới quyền, rất nhiều người tuy xuất thân không cao nhưng có năng lực, chỉ mong có thể tìm cái ván để thể hiện – Trịnh Tĩnh Nghiệp năm đó cũng lập nghiệp như thế.
Nhưng cũng không thể nói thẳng ra, vì thế là coi thường năng lực Quý Phồn. Cho nên bọn danh môn công tử lời rằng: “Nay trên triều có kẻ tiểu nhân, nếu tiên sinh lảng tránh, thì thiên hạ sẽ ra sao?”
Thế là Quý Phồn nhảy vào hố phân Trịnh Tĩnh Nghiệp đào sẵn.
Tác giả :
Ngã Tưởng Cật Nhục