Con Gái Gian Thần
Chương 46: Lịch sử trưởng thành của mỹ nhân
TRƯỞNG BỐI KHÔNG ĐÁNG TIN CẬY! ĐÚNG LÀ BI KỊCH!
Trịnh Diễm bị cảnh trước mặt kích thích đến suýt mù mắt chó, bỗng nhiên, Trì mỹ nhân lui về sau một bước, đứng thẳng người, xe ngựa chạy đi. Bánh xe kèn kẹt, khuất ngay góc đường, Trịnh Diễm cảm tưởng mắt chó của mình đã mù: Nháy mắt, Trì mỹ nhân lại trở thành ngạo kiều!
Oái! Mắt chó của ta! Trịnh Diễm bổ ra vô số kịch bản cẩu huyết trong đầu, chàng chỉ lộ vẻ ôn nhu với một người duy nhất, yên lặng chờ đợi bên cạnh cô ấy (hoặc anh ấy). Không được thì còn có một truyện cẩu huyết khác như: Người yêu đã trở thành kẻ bên gối, sau đó không quý trọng, vợ chồng hết vui thì sẽ ngược nhau, sau đó S đi M lại, vân vân.
Hình như do mùi nhiều chuyện dung tục trên người nàng quá nồng nặc, Trì mỹ nhân kiêu ngạo nhìn lại, bình tĩnh hỏi: “Vừa rồi ta đã cản đường tiểu nương tử sao?”
Mặc dù ở trong khu phố, nhưng đường này không hẹp, ít nhất cũng đủ hai xe đi song song, Trịnh Diễm cũng không ngồi xe. Lời này chẳng khác gì nhưng muốn hỏi, cô đang nhìn cái gì?
Có đánh chết Trịnh Diễm cũng không thể thừa nhận mình là bà tám, thế nên cũng nói lung tung: “Thấy anh cẩn thận như vậy, ta còn e tiếng vó ngựa sẽ ảnh hưởng đến người trong xe nữa kìa.” Trì Tu Chi thản nhiên đón nhận: “Tiểu nương tử có lòng.” Lại còn thoáng mỉm cười.
Trịnh Diễm cảm thấy bây giờ có làm mắt chó bằng hợp kim titan cũng không chống đỡ được, lại nghe Trì Tu Chi nói tiếp: “Bà ngoại cũng đã cao tuổi, đúng là không thể chịu được hoảng sợ.”
Rắc! Mắt chó bằng hợp kim bể nát, anh có tiễn bà ngoại thì cũng không cần bày ra vẻ mặt như muốn làm hộ hoa sứ giả như thế chứ? Còn nữa, ta nói khách sáo thôi mà anh nghe không hiểu à? Cụ bà nhà anh nghe tiếng vó ngựa thì sẽ sợ hãi à? Bịa chuyện mà chẳng hợp lí gì hết, nói thật còn chấp nhận được. Rốt cuộc Trịnh Diễm cảm thấy đạo hạnh của mình còn quá kém, kiên quyết cáo từ.
***
Trời đất chứng giám! Quả thật Trì Tu Chi đi tiễn bà ngoại.
Trì Tu Chi đúng là một chàng trai chịu khổ, tuy gia cảnh cũng khá, nhưng mà… không thể nói là không lo. Trì gia đã suy tàn, cả đại gia tộc chỉ còn mình chàng là dòng duy nhất, lại thêm từ lúc triều đại mới khai quốc cũng có ý cấp cho một chức quan không cao, tuy sản nghiệp tổ tiên đã bị người khác chiếm mất trong chiến tranh không thể đoạt về, nhưng có chức quan, vẫn còn một phần tài sản. Chẳng nghèo, nhưng Trì đại thiếu cũng không khá nổi!
Nghiên cứu nguyên nhân, chính là do quá quy củ! Nghe kể, chàng bị giáo dục rất thảm.
Trì Tu Chi có một người cha… vân đạm phong khinh. Hậu duệ của thế gia, gia cảnh ngày càng quẫn bách, ngược lại cũng giữ được một số thứ. Chẳng hạn vẻ ngoài bắt mắt, ví dụ như, trông rất cao ngạo nhưng bên trong vô dụng. Nếu nhìn bề ngoài của ông ta, trông cũng khá giống một danh sĩ, vấn đề là, ngoại trừ vẻ vân đạm phong khinh, cha của chàng chẳng có cáigì cả. Mệ nó chứ!
Cha của Trì Tu Chi tự nhận là học rộng biết nhiều, là danh sĩ, muốn người khác tới nịnh bợ. Ai lại đến nịnh cmn bợ ông ta làm gì? Ông ta nhờ ấm phong, làm một tiểu quan bát phẩm, đã bị nhét vào hệ thống công nhân viên chức rồi đó? Cha của Trì Tu Chi làm quan bát phẩm mười mấy năm, không tăng lên một cấp nào, đây đúng là chuyện không dễ dàng! Phải biết rằng những sự kiện lớn như sắc phong Hoàng Thái tử, người bình thường ai cũng được thơm lây mà thăng cấp.
Cho nên, nhà họ đến giờ chưa đến mức nghèo rớt mồng tơi, phải có một nguyên nhân, nguyên nhân này là nhờ – chàng có một người mẹ hung hãn nữ vương.
Mẹ của Trì Tu Chi cũng xuất thân từ danh môn nổi tiếng, có điều danh môn này cũng như Trì gia, đều đã lụn bại. Trong mắt bọn họ, quan hệ thông gia với ‘nhà giàu mới nổi’ có cảm giác như bị vũ nhục, phải kết thân cùng những danh môn tương đồng mới được, mà người ta cũng không định gặp bọn họ. Nhất là cha của Trì Tu Chi, ông ta quả đúng là chỉ được cái mẽ ngoài.
Mẹ Trì Tu Chi bất đắc dĩ mới chịu gả, chủ yếu cũng vì bà ngoại của chàng. Ngày trước bà ngoại chàng cũng là con gái danh môn, lúc còn bé, gia cảnh nhà mẹ đẻ cũng không tệ, sau đó xui xẻo sao gặp phải Trương Trí bị điên(chương 9 đã nhắc qua), kéo cả gia đình lún vào vũng bùn tạo phản của các chư vương, chém giết, máu chảy, mất chức. Dù sao cũng trải qua một quá khứ đau thương, tạo thành tính nết kì quái.
Trì Tu Chi có một bà ngoại sợ tất cả các động vật nhỏ, tính ra là bà ngoại của thỏ đế ấy chứ. Nhát cực kì, nhỏ như sâu róm, lớn cỡ các loại thú có lông, máu nóng, có vuốt, có răng, bà đều sợ hết. Xung quanh có tiếng động lớn cũng sợ, thứ duy nhất không sợ chính là tiếng pháo đốt mừng năm mới cách bà tám trăm dặm.
Có một người mẹ như vậy, cha mất sớm, mẹ của Trì Tu Chi không cách nào khác mà phải gánh vác trọng trách gia đình – em trai nhỏ hơn bà mười tuổi. Lúc đó gia đình đã suy yếu, Trì mẹ bị ảnh hưởng bởi bầu không khí bất lương của xã hội nói chung – hung hãn. Mẹ của chàng giải quyết mọi chuyện trong gia đình, kể cả việc cưới cho cậu chàng một người mợ như đóa u lan.
Với tư tưởng của Trì mẹ, chịu gả cho Trì gia chắc? Chi bằng gả cho một nhà có sản nghiệp, tuy không có lịch sử nhưng là gia đình tôn sùng dòng họ nhà mình, được thế thì quá tốt, không phải chịu đựng nhà chồng, mà còn có thể chăm sóc cho nhà mẹ. Thế nhưng bà ngoại Trì gia sống chết cũng không đồng ý! Mãi đến khi Trì mẹ cưới vợ cho Trì cậu, bà ngoại vẫn giữ quan điểm đó, hai mắt đẫm lệ nói với Trì mẹ: “Không được kết hôn phi loại!”
Dù gì Trì mẹ cũng là vãn bối, là con gái, chuyện hôn nhân đại sự, vẫn phải tuân theo quy định luật pháp, đòi hỏi có sự đồng ý của cha mẹ. Bắt đắc dĩ, đành phải lùi bước, đồng ý lấy một người ngoan ngoãn (thật ra là vô dụng) Trì cha, rồi lại cưới một Trì mợ không sinh sự.
Tục ngữ nói rất đúng, chết cũng có nhiều kiểu chết, nhất là do huyết mạch trực hệ không phong phú, nhiều bé trai không sống lâu được. Dù gì bà ngoại cũng đã sinh ra cậu và mẹ của chàng, không biết mợ đã làm gì, cơ thể cậu suy yếu, mất sớm.
Cứ thế, mợ cũng không về nhà mẹ đẻ, ở lại phụng dưỡng mẹ chồng. Bà ngoại Trì gia rất có cá tính, cho dù con gái, con rể đều qua đời, bà cũng không chịu để cháu ngoại chăm sóc, Trì Tu Chi đành chạy qua chạy lại giữa hai bên. Trong nhà cũng không có bao nhiêu người, nhà bà ngoại cũng vắng vẻ, nhưng lại không thể sát nhập. Năm mới, Trì Tu Chi cứ phải đến nhà bà mấy lần, hôm nay bà đến thăm cháu.
Đây là tật xấu của thế gia. Chỉ cần một người còn sống, họ gì thì phải theo họ đó. Nếu mẹ của Trì Tu Chi còn sống có thể mang con đến nhà mẹ ở, không thì miễn bàn – có tổ trạch thì phải giữ.
Chịu ảnh hưởng từ tiêu cực của người cha, lại thêm sự dày vò của bà ngoại, Trì Tu Chi đánh giá danh sĩ thế gia rất thấp. Không có cách nào khiến chàng tin phục danh sĩ, trong đầu luôn cho rằng đó chỉ là một hộp đựng cơm bằng gốm tinh xảo – không xài được, cũng chẳng giúp no bụng. Trì Tu Chi rất yêu thương mẹ mình, muốn cố gắng để bà có thể có cuộc sống tốt hơn, nhưng ‘Con muốn báo hiếu nhưng cha mẹ không còn’, mẹ chàng vì lao lực mà chết.
Gặp phải tình huống như vậy, Trì mẹ chỉ có mệt chết. Làm con thì nhọc nhằn, Trì mẹ tin rằng, mẹ chồng cũng như bà, đều chết vì lao tâm khổ trí. Sao không mệt cho được?! Một phụ nữ nuôi sống hai nhà, tuy cũng có chút sản nghiệp, nhưng thân nhân hai bên đều…. Nếu đó không phải mẹ ruột, là cha của con mình, chắc cũng muốn diệt quách cho rảnh rồi ấy chứ?!
Bà còn một người con cần được giáo dưỡng, nhất định không để chàng giống cha mình, bằng không mọi người chỉ có nước ăn xin. Thật ra Trì gia có một chỗ tốt, có thể làm mất tiền, mất đồ cổ, có thể làm mất chức quan, nhưng đồ gia phả cúng tế, tàng thư trong nhà thì không thể đụng vào, Trì Tu Chi không thiếu sách học.
Thế thì học đi, chàng trai! Mẹ chàng không hổ là hệ nữ vương, ép con trai học tập, còn lập ra quy định nghiêm khắc, nội dung chủ yếu chính là: Nhất định không được giống cha con! Trì cha cảm thấy, Trì mẹ như vậy rất là không phong nhã, nhưng tiền tiêu vặt vợ phát, đành phải sợ vợ. Ông ta cảm thấy mình phải tranh giành trong vấn đề giáo dục con cái một trận.
Một bên là không thích cha lắm, nhưng cha dạy con là chuyện hiển nhiên, một bên là thương mẹ, dù mẹ khắc nghiệt như tư bản áp bách công nhân.
Trì Tu Chi đúng là chịu khổ! Cha muốn chàng khuôn phép, mẹ thì muốn phải có nội tại, thực tế; hai bên công kích phương pháp giáo dục của đối phương; đều có ý tốt, nhưng lại xung đột với nhau. Bấy giờ Trì Tu Chi mới mười bốn, lớn bao nhiêu? Không bị quản đến rối loạn nhân cách thì coi như đã được ông trời ưu ái lắm rồi.
Vì thế sinh hoạt của Trì Tu Chi chịu rất nhiều áp lực, áp lực áp lực, đè ném đè nén, nên cũng có hơi bất thường. Trước mặt cha thì đếm tiền, trước mặt mẹ lại giả vờ đạo mạo, đây là việc mà ngày bé chàng thích làm nhất. Đứa trẻ này bị buộc phải phản.
Sau đó, mẹ qua đời, bạch thỏ bà ngoại trở thành trách nhiệm của chàng, lần này, chữ 囧 viết thế nào?!
Sau đó chàng lại nhặt một con mèo về nuôi, có lẽ do khao khát trong tiềm thức từ ngày bé, vì mẹ chàng không cho nuôi bất kì con gì! Tuy mẹ đã qua đời, không quản chàng được, nhưng bà ngoại thì sợ! Hôm đó, bà ngoại tới thăm cháu, chàng đành bất đắc dĩ thả mèo ra, thế là liền gây chuyện!
Lại nói, Trì Tu Chi rất bội phục Trịnh Tĩnh Nghiệp. Mỗi một cậu bé đều có thần tượng trong lòng, bắt chước theo người đó. Trì cha kém cỏi, Trì cậu thì yếu ớt đến không thể yếu hơn, không thể trở thành một thần tượng trong cảm nhận của bạn trẻ Trì. Mãi đến khi Trịnh Tĩnh Nghiệp xuất hiện, ngày ông nhận chức Tể tướng, Trì cha còn sống, uống không ít rượu, mắng to thói đời, loại người gì mà có thể làm Tể tướng, không có dòng họ, chỉ có thể làm lại (trong quan lại – chức vụ không phẩm cấp thời phong kiến), thế nay lại chủ trì một khu, Hoàng đế xuống cấp.
Trì Tu Chi liền khâm phục Trịnh Tĩnh Nghiệp, đây là một người trái ngược hoàn toàn với một Trì cha không có chí tiến thủ. Kế hoạch của chàng là học cho tốt, lớn một chút nữa sẽ tham gia vào cuộc thi chiêu công của phủ Tể tướng. Theo chàng, rất nhiều phương pháp của Trịnh Tĩnh Nghiệp, không nghi ngờ gì nữa, còn nhân tính hơn thế gia.
Trước khi Trì cậu kết hôn, Trì bà ngoại muốn để cậu kết thông gia với thế gia, khụ khụ, nhưng lại không với tới, bị cự tuyệt. Trì Tu Chi nhớ được nhiều chuyện, càng căm ghét thế gia, không phải các người coi trọng dòng họ sao? Sao lại không chịu kết thông gia? Cuộc sống khốn khó từ bé đã giúp bạn Trì nhìn rõ bản chất cuộc đời.
Nghĩ là thấy vui rồi. Nếu chỉ dựa vào tiền bạc thì không đủ, trong ngoài kinh thành, có bao nhiêu quan lại ỷ thế đoạt sản nghiệp của người khác? Muốn làm quan, dựa vào ấm phong cũng không được, cấp bậc Trì cha thấp, phải được đề cử, nhưng Trì Tu Chi cũng không có thân hữu nào vẻ vang. Còn với cách của Trịnh Tĩnh Nghiệp, đã cho chàng một con đường, tuy rằng hẹp, nhưng Trì Tu Chi cảm động sâu sắc
***
Biểu tình bà ngoại như thể bất kì lúc nào cũng bị hoảng sợ như thỏ, Trì Tu Chi muốn nói, áp lực lắm. Có Trì mợ như phiên bản nữ của Trì cha, đôi khi Trì Tu Chi rất muốn thay mặt người cậu đã mất mà bỏ vợ. Trì mẹ lại khiến Trì Tu Chi cảm thấy trói buộc nhiều hơn là yêu thương, trải qua những chuyện như thế, thành ra rất khổ tình. Hơn nữa có một người cha vân đạm phong khinh, một người cậu yếu ớt chết trẻ, chẳng trách Trì Tu Chi đã tê liệt cơ mặt. (Tuy vì dáng dấp xinh đẹp, bị Trịnh Diễm gọi là ngạo kiều).
Trì Tu Chi không nhận ra Trịnh Diễm là ai, dù chàng hâm mộ Trịnh Tĩnh Nghiệp nhưng cũng chưa não tàn đến mức đi dò hỏi cuộc sống cá nhân của Trịnh Tĩnh Nghiệp. Có điều thế cũng không ảnh hưởng gì đến hảo cảm chàng giành cho Trịnh Diễm cả. Tuy trên mặt vẫn còn vẻ đạo mạo (hết cách, đây là thói quen, rốt cuộc Trì cha cũng đã có ảnh hưởng đến vẻ ngoài của chàng), nhưng trong lòng vẫn thấy chút thân thiết.
Nếu bạn bị ba kiểu phụ nữ như Trì mẹ, Trì bà ngoại, Trì mợ vây quanh, lại phải quan tâm đến tương lai gia tộc, khó mà không có chút cảm tình đối với một cô bé như Trịnh Diễm.
Cái này không liên quan đến trăng gió gì cả (ý nói phong hoa tuyết nguyệt – chuyện tình cảm nam nữ), Trì Tu Chi không mắc bệnh yêu trẻ con.
Chỉ là thích tính cách thôi, các vị tỉnh cmn hồn lại đi! Lúc cần nhún nhường thì nhún nhường, khi cần rộng lượng liền rộng lượng, đã thế còn vô cùng đáng yêu, có lông xù! Không biết khi trưởng thành sẽ còn trông thế nào.
Chàng cũng nhận ra ánh mắt khinh bỉ của Trịnh Diễm lúc rời đi, chỉ đành giả vờ không thấy, chàng bị oan, người đó đúng thật là bà ngoại chàng mà!
Trịnh Diễm bị cảnh trước mặt kích thích đến suýt mù mắt chó, bỗng nhiên, Trì mỹ nhân lui về sau một bước, đứng thẳng người, xe ngựa chạy đi. Bánh xe kèn kẹt, khuất ngay góc đường, Trịnh Diễm cảm tưởng mắt chó của mình đã mù: Nháy mắt, Trì mỹ nhân lại trở thành ngạo kiều!
Oái! Mắt chó của ta! Trịnh Diễm bổ ra vô số kịch bản cẩu huyết trong đầu, chàng chỉ lộ vẻ ôn nhu với một người duy nhất, yên lặng chờ đợi bên cạnh cô ấy (hoặc anh ấy). Không được thì còn có một truyện cẩu huyết khác như: Người yêu đã trở thành kẻ bên gối, sau đó không quý trọng, vợ chồng hết vui thì sẽ ngược nhau, sau đó S đi M lại, vân vân.
Hình như do mùi nhiều chuyện dung tục trên người nàng quá nồng nặc, Trì mỹ nhân kiêu ngạo nhìn lại, bình tĩnh hỏi: “Vừa rồi ta đã cản đường tiểu nương tử sao?”
Mặc dù ở trong khu phố, nhưng đường này không hẹp, ít nhất cũng đủ hai xe đi song song, Trịnh Diễm cũng không ngồi xe. Lời này chẳng khác gì nhưng muốn hỏi, cô đang nhìn cái gì?
Có đánh chết Trịnh Diễm cũng không thể thừa nhận mình là bà tám, thế nên cũng nói lung tung: “Thấy anh cẩn thận như vậy, ta còn e tiếng vó ngựa sẽ ảnh hưởng đến người trong xe nữa kìa.” Trì Tu Chi thản nhiên đón nhận: “Tiểu nương tử có lòng.” Lại còn thoáng mỉm cười.
Trịnh Diễm cảm thấy bây giờ có làm mắt chó bằng hợp kim titan cũng không chống đỡ được, lại nghe Trì Tu Chi nói tiếp: “Bà ngoại cũng đã cao tuổi, đúng là không thể chịu được hoảng sợ.”
Rắc! Mắt chó bằng hợp kim bể nát, anh có tiễn bà ngoại thì cũng không cần bày ra vẻ mặt như muốn làm hộ hoa sứ giả như thế chứ? Còn nữa, ta nói khách sáo thôi mà anh nghe không hiểu à? Cụ bà nhà anh nghe tiếng vó ngựa thì sẽ sợ hãi à? Bịa chuyện mà chẳng hợp lí gì hết, nói thật còn chấp nhận được. Rốt cuộc Trịnh Diễm cảm thấy đạo hạnh của mình còn quá kém, kiên quyết cáo từ.
***
Trời đất chứng giám! Quả thật Trì Tu Chi đi tiễn bà ngoại.
Trì Tu Chi đúng là một chàng trai chịu khổ, tuy gia cảnh cũng khá, nhưng mà… không thể nói là không lo. Trì gia đã suy tàn, cả đại gia tộc chỉ còn mình chàng là dòng duy nhất, lại thêm từ lúc triều đại mới khai quốc cũng có ý cấp cho một chức quan không cao, tuy sản nghiệp tổ tiên đã bị người khác chiếm mất trong chiến tranh không thể đoạt về, nhưng có chức quan, vẫn còn một phần tài sản. Chẳng nghèo, nhưng Trì đại thiếu cũng không khá nổi!
Nghiên cứu nguyên nhân, chính là do quá quy củ! Nghe kể, chàng bị giáo dục rất thảm.
Trì Tu Chi có một người cha… vân đạm phong khinh. Hậu duệ của thế gia, gia cảnh ngày càng quẫn bách, ngược lại cũng giữ được một số thứ. Chẳng hạn vẻ ngoài bắt mắt, ví dụ như, trông rất cao ngạo nhưng bên trong vô dụng. Nếu nhìn bề ngoài của ông ta, trông cũng khá giống một danh sĩ, vấn đề là, ngoại trừ vẻ vân đạm phong khinh, cha của chàng chẳng có cáigì cả. Mệ nó chứ!
Cha của Trì Tu Chi tự nhận là học rộng biết nhiều, là danh sĩ, muốn người khác tới nịnh bợ. Ai lại đến nịnh cmn bợ ông ta làm gì? Ông ta nhờ ấm phong, làm một tiểu quan bát phẩm, đã bị nhét vào hệ thống công nhân viên chức rồi đó? Cha của Trì Tu Chi làm quan bát phẩm mười mấy năm, không tăng lên một cấp nào, đây đúng là chuyện không dễ dàng! Phải biết rằng những sự kiện lớn như sắc phong Hoàng Thái tử, người bình thường ai cũng được thơm lây mà thăng cấp.
Cho nên, nhà họ đến giờ chưa đến mức nghèo rớt mồng tơi, phải có một nguyên nhân, nguyên nhân này là nhờ – chàng có một người mẹ hung hãn nữ vương.
Mẹ của Trì Tu Chi cũng xuất thân từ danh môn nổi tiếng, có điều danh môn này cũng như Trì gia, đều đã lụn bại. Trong mắt bọn họ, quan hệ thông gia với ‘nhà giàu mới nổi’ có cảm giác như bị vũ nhục, phải kết thân cùng những danh môn tương đồng mới được, mà người ta cũng không định gặp bọn họ. Nhất là cha của Trì Tu Chi, ông ta quả đúng là chỉ được cái mẽ ngoài.
Mẹ Trì Tu Chi bất đắc dĩ mới chịu gả, chủ yếu cũng vì bà ngoại của chàng. Ngày trước bà ngoại chàng cũng là con gái danh môn, lúc còn bé, gia cảnh nhà mẹ đẻ cũng không tệ, sau đó xui xẻo sao gặp phải Trương Trí bị điên(chương 9 đã nhắc qua), kéo cả gia đình lún vào vũng bùn tạo phản của các chư vương, chém giết, máu chảy, mất chức. Dù sao cũng trải qua một quá khứ đau thương, tạo thành tính nết kì quái.
Trì Tu Chi có một bà ngoại sợ tất cả các động vật nhỏ, tính ra là bà ngoại của thỏ đế ấy chứ. Nhát cực kì, nhỏ như sâu róm, lớn cỡ các loại thú có lông, máu nóng, có vuốt, có răng, bà đều sợ hết. Xung quanh có tiếng động lớn cũng sợ, thứ duy nhất không sợ chính là tiếng pháo đốt mừng năm mới cách bà tám trăm dặm.
Có một người mẹ như vậy, cha mất sớm, mẹ của Trì Tu Chi không cách nào khác mà phải gánh vác trọng trách gia đình – em trai nhỏ hơn bà mười tuổi. Lúc đó gia đình đã suy yếu, Trì mẹ bị ảnh hưởng bởi bầu không khí bất lương của xã hội nói chung – hung hãn. Mẹ của chàng giải quyết mọi chuyện trong gia đình, kể cả việc cưới cho cậu chàng một người mợ như đóa u lan.
Với tư tưởng của Trì mẹ, chịu gả cho Trì gia chắc? Chi bằng gả cho một nhà có sản nghiệp, tuy không có lịch sử nhưng là gia đình tôn sùng dòng họ nhà mình, được thế thì quá tốt, không phải chịu đựng nhà chồng, mà còn có thể chăm sóc cho nhà mẹ. Thế nhưng bà ngoại Trì gia sống chết cũng không đồng ý! Mãi đến khi Trì mẹ cưới vợ cho Trì cậu, bà ngoại vẫn giữ quan điểm đó, hai mắt đẫm lệ nói với Trì mẹ: “Không được kết hôn phi loại!”
Dù gì Trì mẹ cũng là vãn bối, là con gái, chuyện hôn nhân đại sự, vẫn phải tuân theo quy định luật pháp, đòi hỏi có sự đồng ý của cha mẹ. Bắt đắc dĩ, đành phải lùi bước, đồng ý lấy một người ngoan ngoãn (thật ra là vô dụng) Trì cha, rồi lại cưới một Trì mợ không sinh sự.
Tục ngữ nói rất đúng, chết cũng có nhiều kiểu chết, nhất là do huyết mạch trực hệ không phong phú, nhiều bé trai không sống lâu được. Dù gì bà ngoại cũng đã sinh ra cậu và mẹ của chàng, không biết mợ đã làm gì, cơ thể cậu suy yếu, mất sớm.
Cứ thế, mợ cũng không về nhà mẹ đẻ, ở lại phụng dưỡng mẹ chồng. Bà ngoại Trì gia rất có cá tính, cho dù con gái, con rể đều qua đời, bà cũng không chịu để cháu ngoại chăm sóc, Trì Tu Chi đành chạy qua chạy lại giữa hai bên. Trong nhà cũng không có bao nhiêu người, nhà bà ngoại cũng vắng vẻ, nhưng lại không thể sát nhập. Năm mới, Trì Tu Chi cứ phải đến nhà bà mấy lần, hôm nay bà đến thăm cháu.
Đây là tật xấu của thế gia. Chỉ cần một người còn sống, họ gì thì phải theo họ đó. Nếu mẹ của Trì Tu Chi còn sống có thể mang con đến nhà mẹ ở, không thì miễn bàn – có tổ trạch thì phải giữ.
Chịu ảnh hưởng từ tiêu cực của người cha, lại thêm sự dày vò của bà ngoại, Trì Tu Chi đánh giá danh sĩ thế gia rất thấp. Không có cách nào khiến chàng tin phục danh sĩ, trong đầu luôn cho rằng đó chỉ là một hộp đựng cơm bằng gốm tinh xảo – không xài được, cũng chẳng giúp no bụng. Trì Tu Chi rất yêu thương mẹ mình, muốn cố gắng để bà có thể có cuộc sống tốt hơn, nhưng ‘Con muốn báo hiếu nhưng cha mẹ không còn’, mẹ chàng vì lao lực mà chết.
Gặp phải tình huống như vậy, Trì mẹ chỉ có mệt chết. Làm con thì nhọc nhằn, Trì mẹ tin rằng, mẹ chồng cũng như bà, đều chết vì lao tâm khổ trí. Sao không mệt cho được?! Một phụ nữ nuôi sống hai nhà, tuy cũng có chút sản nghiệp, nhưng thân nhân hai bên đều…. Nếu đó không phải mẹ ruột, là cha của con mình, chắc cũng muốn diệt quách cho rảnh rồi ấy chứ?!
Bà còn một người con cần được giáo dưỡng, nhất định không để chàng giống cha mình, bằng không mọi người chỉ có nước ăn xin. Thật ra Trì gia có một chỗ tốt, có thể làm mất tiền, mất đồ cổ, có thể làm mất chức quan, nhưng đồ gia phả cúng tế, tàng thư trong nhà thì không thể đụng vào, Trì Tu Chi không thiếu sách học.
Thế thì học đi, chàng trai! Mẹ chàng không hổ là hệ nữ vương, ép con trai học tập, còn lập ra quy định nghiêm khắc, nội dung chủ yếu chính là: Nhất định không được giống cha con! Trì cha cảm thấy, Trì mẹ như vậy rất là không phong nhã, nhưng tiền tiêu vặt vợ phát, đành phải sợ vợ. Ông ta cảm thấy mình phải tranh giành trong vấn đề giáo dục con cái một trận.
Một bên là không thích cha lắm, nhưng cha dạy con là chuyện hiển nhiên, một bên là thương mẹ, dù mẹ khắc nghiệt như tư bản áp bách công nhân.
Trì Tu Chi đúng là chịu khổ! Cha muốn chàng khuôn phép, mẹ thì muốn phải có nội tại, thực tế; hai bên công kích phương pháp giáo dục của đối phương; đều có ý tốt, nhưng lại xung đột với nhau. Bấy giờ Trì Tu Chi mới mười bốn, lớn bao nhiêu? Không bị quản đến rối loạn nhân cách thì coi như đã được ông trời ưu ái lắm rồi.
Vì thế sinh hoạt của Trì Tu Chi chịu rất nhiều áp lực, áp lực áp lực, đè ném đè nén, nên cũng có hơi bất thường. Trước mặt cha thì đếm tiền, trước mặt mẹ lại giả vờ đạo mạo, đây là việc mà ngày bé chàng thích làm nhất. Đứa trẻ này bị buộc phải phản.
Sau đó, mẹ qua đời, bạch thỏ bà ngoại trở thành trách nhiệm của chàng, lần này, chữ 囧 viết thế nào?!
Sau đó chàng lại nhặt một con mèo về nuôi, có lẽ do khao khát trong tiềm thức từ ngày bé, vì mẹ chàng không cho nuôi bất kì con gì! Tuy mẹ đã qua đời, không quản chàng được, nhưng bà ngoại thì sợ! Hôm đó, bà ngoại tới thăm cháu, chàng đành bất đắc dĩ thả mèo ra, thế là liền gây chuyện!
Lại nói, Trì Tu Chi rất bội phục Trịnh Tĩnh Nghiệp. Mỗi một cậu bé đều có thần tượng trong lòng, bắt chước theo người đó. Trì cha kém cỏi, Trì cậu thì yếu ớt đến không thể yếu hơn, không thể trở thành một thần tượng trong cảm nhận của bạn trẻ Trì. Mãi đến khi Trịnh Tĩnh Nghiệp xuất hiện, ngày ông nhận chức Tể tướng, Trì cha còn sống, uống không ít rượu, mắng to thói đời, loại người gì mà có thể làm Tể tướng, không có dòng họ, chỉ có thể làm lại (trong quan lại – chức vụ không phẩm cấp thời phong kiến), thế nay lại chủ trì một khu, Hoàng đế xuống cấp.
Trì Tu Chi liền khâm phục Trịnh Tĩnh Nghiệp, đây là một người trái ngược hoàn toàn với một Trì cha không có chí tiến thủ. Kế hoạch của chàng là học cho tốt, lớn một chút nữa sẽ tham gia vào cuộc thi chiêu công của phủ Tể tướng. Theo chàng, rất nhiều phương pháp của Trịnh Tĩnh Nghiệp, không nghi ngờ gì nữa, còn nhân tính hơn thế gia.
Trước khi Trì cậu kết hôn, Trì bà ngoại muốn để cậu kết thông gia với thế gia, khụ khụ, nhưng lại không với tới, bị cự tuyệt. Trì Tu Chi nhớ được nhiều chuyện, càng căm ghét thế gia, không phải các người coi trọng dòng họ sao? Sao lại không chịu kết thông gia? Cuộc sống khốn khó từ bé đã giúp bạn Trì nhìn rõ bản chất cuộc đời.
Nghĩ là thấy vui rồi. Nếu chỉ dựa vào tiền bạc thì không đủ, trong ngoài kinh thành, có bao nhiêu quan lại ỷ thế đoạt sản nghiệp của người khác? Muốn làm quan, dựa vào ấm phong cũng không được, cấp bậc Trì cha thấp, phải được đề cử, nhưng Trì Tu Chi cũng không có thân hữu nào vẻ vang. Còn với cách của Trịnh Tĩnh Nghiệp, đã cho chàng một con đường, tuy rằng hẹp, nhưng Trì Tu Chi cảm động sâu sắc
***
Biểu tình bà ngoại như thể bất kì lúc nào cũng bị hoảng sợ như thỏ, Trì Tu Chi muốn nói, áp lực lắm. Có Trì mợ như phiên bản nữ của Trì cha, đôi khi Trì Tu Chi rất muốn thay mặt người cậu đã mất mà bỏ vợ. Trì mẹ lại khiến Trì Tu Chi cảm thấy trói buộc nhiều hơn là yêu thương, trải qua những chuyện như thế, thành ra rất khổ tình. Hơn nữa có một người cha vân đạm phong khinh, một người cậu yếu ớt chết trẻ, chẳng trách Trì Tu Chi đã tê liệt cơ mặt. (Tuy vì dáng dấp xinh đẹp, bị Trịnh Diễm gọi là ngạo kiều).
Trì Tu Chi không nhận ra Trịnh Diễm là ai, dù chàng hâm mộ Trịnh Tĩnh Nghiệp nhưng cũng chưa não tàn đến mức đi dò hỏi cuộc sống cá nhân của Trịnh Tĩnh Nghiệp. Có điều thế cũng không ảnh hưởng gì đến hảo cảm chàng giành cho Trịnh Diễm cả. Tuy trên mặt vẫn còn vẻ đạo mạo (hết cách, đây là thói quen, rốt cuộc Trì cha cũng đã có ảnh hưởng đến vẻ ngoài của chàng), nhưng trong lòng vẫn thấy chút thân thiết.
Nếu bạn bị ba kiểu phụ nữ như Trì mẹ, Trì bà ngoại, Trì mợ vây quanh, lại phải quan tâm đến tương lai gia tộc, khó mà không có chút cảm tình đối với một cô bé như Trịnh Diễm.
Cái này không liên quan đến trăng gió gì cả (ý nói phong hoa tuyết nguyệt – chuyện tình cảm nam nữ), Trì Tu Chi không mắc bệnh yêu trẻ con.
Chỉ là thích tính cách thôi, các vị tỉnh cmn hồn lại đi! Lúc cần nhún nhường thì nhún nhường, khi cần rộng lượng liền rộng lượng, đã thế còn vô cùng đáng yêu, có lông xù! Không biết khi trưởng thành sẽ còn trông thế nào.
Chàng cũng nhận ra ánh mắt khinh bỉ của Trịnh Diễm lúc rời đi, chỉ đành giả vờ không thấy, chàng bị oan, người đó đúng thật là bà ngoại chàng mà!
Tác giả :
Ngã Tưởng Cật Nhục