Cô Thành Bế
Quyển 9 Chương 6: Nguyên Tiêu
Cuối năm luôn là thời điểm bận rộn nhất, ta phải phụ trách việc thu nhận và đưa tặng lễ vật của phủ công chúa cùng sự vụ xã giao qua lại với đại nội cấm cung và tôn thất ngoại thích, bận thẳng đến sau tết Nguyên Tiêu mới được ngơi tay. Ngày mười tám tháng Giêng năm Gia Hựu thứ năm, lễ lạt kết thúc, công chúa cũng từ trong cung trở về, bấy giờ ta mới rút ra được một ngày đi bái phỏng mấy người bạn cũ trong kinh như Thôi Bạch.
Buổi tối trở lại phủ, như thường lệ đến chỗ công chúa vấn án, lại thấy cửa phòng nàng đóng kín, đèn vẫn sáng, song bên trong tĩnh mịch im lìm.
Ta gõ khẽ vài cái lên cửa, nghe tiếng Gia Khánh Tử từ trong vọng ra: “Công chúa đã an giấc, có việc gì để mai hẵng quay lại bẩm báo.”
Giờ mới qua bữa tối, theo lý công chúa sẽ không ngủ sớm vậy, ta bèn đứng ngoài cửa cất lời: “Là ta.”
Cửa lập tức mở ra, xuất hiện trước mặt ta là Gia KhánhTử, mà trong phòng thì không thấy bóng dáng công chúa đâu.
Gia Khánh Tử mời ta vào trong, khép cửa lại rồi mới nhỏ nhẹ thưa: “Công chúa vẫn luôn muốn ra đường ngắm đèn, bữa nay sau khi trời tối đã thay quần áo của em, đội mũ quây, bảo Trương Thừa Chiếu lén dẫn ra ngoài rồi.”
Ta nhíu mày, song cũng không có cảm giác gì quá bất ngờ. Hằng năm từ mồng một đến Nguyên Tiêu, đèn hoa rực rỡ rọi phượng thành, du khách kinh sư như mắc cửi, cảnh tượng tột cùng những thái bình thịnh vượng. Nhiều năm nay công chúa vẫn luôn muốn đích thân ra phố, trải nghiệm chợ đèn hoa tưng bừng, nay tuy đã ra ngoài cung ở nhưng có Lương đô tri giám sát, nàng cũng chẳng thể muốn gì làm nấy, tự tiện rời khỏi phủ công chúa. Nàng từng năn nỉ Lương đô tri rất nhiều lần, đều bị thầy lấy cung quy ra bác bỏ, nàng cũng từng xin ta lén mang nàng ra, ta cũng không đồng ý, thế nên, nhất định là nàng thấy hôm nay ta không có trong phủ, mới nhân cơ hội thay đổi trang dung, bảo Trương Thừa Chiếu dẫn mình ra ngoài.
“Người đi đâu ngắm đèn?” Ta hỏi Gia Khánh Tử.
Con bé cũng chẳng giấu giếm: “Trương Thừa Chiếu nói với công chúa, phường Cảnh Minh ngoài Đông Hoa Môn có một tửu điếm tên là Bạch Phàn Lâu, đồ ăn thức uống trong đó ngon nhất kinh thành, lầu cao đến mấy tầng, lên lầu ngắm đèn cũng thuận tiện. Hôm nay công chúa chưa ăn tối, bây giờ chắc hẳn là sẽ vào đó.”
Ta cảm ơn nó, lập tức ra cửa, giương roi thúc ngựa, chạy tới phường Cảnh Minh.
Bạch Phàn Lâu là tửu lâu danh tiếng nhất Đông Kinh, rèm châu hoành gấm, xưa nay bất kể nóng lạnh mưa gió, ban ngày đêm khuya, vẫn luôn là nơi tụ tập yến ẩm của quý nhân đế đô. Tới nơi, ta ghìm ngựa lên lầu, tìm khắp ba tầng vẫn không thấy công chúa đâu. Chẳng biết phải làm sao, ta bèn ra bao lơn tầng cao nhất, tựa vào lan can dõi mắt ra xa.
Hôm nay là ngày cuối cùng giăng đèn Nguyên Tiêu, hai bên đường lớn đèn đuốc sáng rỡ, có đèn sa tơ lụa bình thường, có đèn lưu ly ngũ sắc vẽ hình người non nước, hoa trúc lông vũ, có đèn bạch ngọc tựa bình ngọc băng xanh, có cả núi đèn màu cao đến vài trượng, gắn cơ quan chuyển động. Thương gia mỗi bên một sáng kiến, đua nhau chăng đèn trưng trên nóc lầu, mà trên đường cái cây ngọc nhà ngà, ngựa xe như nước, cũng không thiếu nữ tử quyền quý ra phố ngắm đèn, bánh son khung chạm, yên hoa cương ngọc, trong xe rèm buông hương ủ, kẻ hầu trước ngựa tay xách cầu hương, xe lướt qua, khói hương tựa mây, vấn vít mấy dặm.
Tầm mắt ta vượt qua hương sắc năm đêm, vọng về sân mừng dưới đèn màu trước Tuyên Đức Lâu ở hướng tây nam. Nơi ấy đan dây gai làm rào, bên trong có nghệ nhân diễn tạp kỹ, bên ngoài là du khách vây xem, bao gồm không ít quý nữ đi ra từ xe hương ngựa báu.
Hiện giờ, biểu diễn trong sân là hai đô vật nữ vạm vỡ không thua gì đô vật nam, họ mặc áo lót ngắn tay không cổ, ngực để trần một khoảng lớn, đá, quẳng, khiêng, đỡ, vật lộn với nhau trong tiếng hò reo khen hay của người xem. Chốc sau, thắng bại đã phân, người thắng lượn quanh sân một vòng cảm ơn khán giả, khán giả cũng sôi nổi lấy tài vật ra thưởng cho thị. Rất nhanh, hai tay đô vật chiến thắng đã ôm đầy tiền thưởng trang sức, đang định trở về giữa sân thì bỗng có một cô gái bước ra gọi thị lại.
Ngay sau đó, cô gái cất tiếng dấn lên mấy bước bắt kịp, đặt một xâu tiền vào lòng đô vật trước rồi lại duyên dáng cười tươi cắm một đóa hỏa dương mai lên búi tóc thị.
Cô gái ấy đội mũ quây, vành mũ rủ lụa trắng thật dài, nhìn từ lầu cao xuống tương đối bắt mắt, ta tập trung nhìn kỹ, nhận ra được xiêm y nàng mặc chính là của Gia Khánh Tử, bèn lập tức xoay người xuống lầu, lại cưỡi ngựa phi về phía vị trí nàng đứng.
Sau màn đấu vật, trong sân mừng bắt đầu đốt pháo hoa pháo bông, từng cụm hoa lửa trắng bạc bung nở giữa bầu trời đêm, trăm ngàn đốm lửa cánh hoa lả tả rơi xuống như mưa phùn. Công chúa vén màn sa trước mũ ra sau đầu, ngửa mặt cảm nhận ánh sáng lay động quanh mình. Lúc ta chạy tới bên cạnh nàng, nàng như có cảm ứng, thong thả nghiêng đầu, không hoảng không cáu, mỉm cười nhìn ta trong quang ảnh loang loáng: “Hoài Cát, huynh đến rồi.”
Ta tiến lên cúi người hành lễ, dè chừng người đi đường xung quanh nên cũng không tiện mở miệng gọi nàng, chỉ nhẹ nhàng dẫn nàng rời khỏi đám đông, lại trợn mắt trừng Trương Thừa Chiếu bám gót ngay sau.
Trương Thừa Chiếu rất giỏi quan sát, không đợi ta mở lời quở trách đã xá ta một vái dài: “Chính chủ đến rồi, việc của tiểu nhân đã hết, xin phép được cáo từ.”
Ta cũng lười quản hắn, nói khẽ với công chúa: “Chúng ta về thôi, muộn nữa, để Lương đô tri phát hiện ra thì không hay.”
Công chúa làm như không nghe thấy, chỉ cười bảo: “Hoài Cát, ta đói.”
Ta nói với nàng: “Trong phủ đã chuẩn bị xong cao lương mỹ vị rồi.”
“Ta muốn nếm thử đồ ăn bánh trái của Bạch Phàn Lâu.”
“Chúng ta về trước đã, rồi thần sẽ sai người đến đó mua.”
“Ta muốn ngắm đèn tiếp.”
“Trong phủ cũng có rất nhiều đèn hoa mà.”
“Nhưng ta muốn ngồi trên Bạch Phàn Lâu, vừa ăn bánh trái nơi đó vừa ngắm đèn dưới lầu cơ.”
Ta không tiếp lời.
Nàng lại thở dài: “Bây giờ mà về với huynh, chẳng biết năm nào mới lại được ngắm nhìn pháo hoa nhân gian chốn này.”
Vẻ buồn bã chán nản của nàng làm tim ta mềm xuống, quyết định dung túng nàng thêm một lần.
Ta kéo lại màn sa sau đầu che mặt cho nàng, sau đó mang nàng đi tới Bạch Phàn Lâu.
Tới trước lầu, lúc sắp vào cửa, bước chân nàng chợt chậm lại, liên tục ngoái ra sau. Ta quay đầu nhìn nơi nàng ghé mắt, trông thấy một cô bé ngồi bên đường bán những món trang sức Nguyên Tiêu như náo nga, tuyết liễu, ngọc mai, bồ đề diệp, đăng cầu (*). Những món nữ trang này cắm trên một cọc cỏ bện, được cô bé yếu ớt gánh trên vai, mà quần áo cô bé thì mỏng manh, mặt và tay nứt nẻ tấy đỏ, dáng vẻ đói rét như mệt mỏi khôn thấu, ánh mắt dại đờ, run rẩy trong gió đêm.
(*) Những món này cùng hỏa dương mai nhắc tới bên trên đều là trang sức gắn lên miện của con gái Đại Tống du ngoạn tết Nguyên Tiêu: hỏa dương mai là táo chín giã nát vo thành viên, xuyên thành chuỗi vào que sắt, nướng trên lửa, có hình dạng và màu sắc như quả dương mai, cắm trên đầu làm trang sức; náo nga là thoa cài đầu hình hoa bướm làm bằng tơ lụa hoặc giấy dát vàng; ngọc mai là hoa giả làm bằng lụa hoặc giấy; tuyết liễu là nữ trang làm từ chỉ vàng vê thành tua rua; bồ đề diệp là trang sức bằng lụa, giấy cắt thành hình lá bồ đề; đăng cầu là quả cầu nhung to chừng quả táo tàu. (chú thích của tác giả)
“Con bé có vẻ lạnh lắm mà sao không về nhà vậy?”
Ta đáp: “Chắc là bởi vì chưa bán hết hàng.”
Nữ trang cô bé bán tuy nhiều nhưng chất liệu không tốt, chế tác cũng chẳng quá tinh xảo, không có ưu thế nào giữa rừng hàng hóa cùng loại của những gánh hàng rong xung quanh, xem chừng không thể bán xong trong nhất thời nửa khắc.
Nghe ta nói vậy, công chúa đi thẳng tới chỗ cô bé kia, hỏi em: “Bán những món này của em cho ta đi, hết bao tiền?”
Tiểu cô nương trợn tròn hai mắt, nhìn công chúa không sao tin nổi, mãi một lúc lâu sau mới lắp bắp báo ra một cái giá.
Công chúa tức khắc chìa tay về phía ta: “Hoài Cát, đưa tiền đây.”
Ta mỉm cười lấy túi gấm đựng tiền ra, định lấy đủ số tiền trả cho cô bé kia, công chúa lại không chịu đợi ta đếm xong, chộp cả tiền cả túi gấm lại, dúi vào tay tiểu cô nương, cười bảo: “Cho em cả đấy, mau về nhà đi.”
Cô bé mừng rơn, đứng dậy hướng công chúa vái lấy vái để, cảm tạ không ngớt miệng. Công chúa dịu dàng cười với em, thấy trên đầu em vấn hai búi tóc, lại không có trang sức gì, bèn trở tay gỡ chiếc lược ngọc vân rồng cài trên búi tóc của mình xuống, tự tay cắm lên mái đầu cô bé.
Tiểu cô nương hết lòng cảm kích không lời nào kể xiết, đứng đờ ra một lúc lâu, rưng rưng gỡ toàn bộ trang sức cắm trên cọc rơm đưa cho ta.
Ta cười, nói: “Không cần đưa cho tôi đâu, em mang về cả đi thôi.”
Cô bé không ưng thuận, khăng khăng nhét vào lòng ta, rồi lại cảm ơn công chúa liên hồi, bấy giờ mới chịu từ từ lui đi.
Mà ta lúc này nom cái cọc trong tay lại thành ra phát sầu, cười nói với công chúa: “Thần mà cầm một đống đồ thế này, bồi bàn tửu lâu sẽ không cho thần vào đâu.”
Công chúa cười chọn lấy vài món trên cọc, cắm từng cái lên khăn chít đầu của ta, rồi tháo mũ quây của mình xuống, bảo ta lựa mấy cái náo nga tuyết liễu cài lên búi tóc cho nàng, song vẫn còn dư lại rất nhiều. Công chúa nhìn chằm chằm một chốc, lại gỡ xuống dăm món, thấy có quý nữ nào đi qua là chạy tới tặng cho người đó, những cô gái ấy tuy đều lấy làm kinh ngạc nhưng sau cùng vẫn mỉm cười tiếp nhận, không bao lâu sau, tất thảy nữ trang đã hết nhẵn.
“Được rồi,” Công chúa bỏ cái cọc rơm trụi lủi vào góc đường, phủi tay nói, “Chúng ta vào được rồi.”
Ta lại nghĩ tới một chuyện khác, chưa dời bước ngay mà hỏi nàng: “Đi đâu ạ?”
Nàng ngạc nhiên nhìn ta, nhất định là cảm thấy ta chóng quên quá đỗi: “Bạch Phàn Lâu đó.”
“Ồ, nhưng bây giờ có một vấn đề.” Ta nhắc nhở nàng, “Công chúa còn tiền không?”
“Hả?” Nàng sửng sốt, “Ban nãy ta cho đô vật hết tiền rồi…”
“Huynh thì sao?” Nàng hỏi ngược lại ta.
Ta cay mày với nàng, giũ giũ hai tay áo trống không: “Tiền của thần không phải đã bị công chúa cướp hết rồi sao?”
Nàng cúi đầu, lát sau lại ngẩng lên nhìn ta, dạt dào trông mong hỏi: “Ngoài tiền ra, tửu lâu có nhận thứ khác không? Ta vẫn còn trang sức.”
“Hay là về đi thôi.” Ta kéo nàng ra ngoài, “Người ta đâu phải hiệu cầm đồ.”
Nàng không biết phải làm sao, đành đi theo ta, nhưng mỗi bước một ngoảnh đầu ngó Bạch Phàn Lâu phía sau, dáng vẻ rất chi bịn rịn quyến luyến.
Song, chưa tới chỗ buộc ngựa thì chợt nghe có người gọi hai ta: “Lang quân và tiểu nương tử phía trước ơi, xin hãy dừng bước.”
Chúng ta đứng lại quay đầu nhìn, thấy người đuổi tới là một cô nương mặc trang phục thị nữ. Cô gái rảo bước tới trước mặt bọn ta, xách váy hành lễ rồi nói: “Phu nhân nhà tôi trên Bạch Phàn Lâu chứng kiến hai vị làm việc thiện, rất lấy làm kính phục, có ý muốn mời hai vị lên uống trà, chẳng biết lang quân và tiểu nương tử có bằng lòng nể mặt?”
Ta còn đang do dự, công chúa đã nở nụ cười với cô gái: “Vậy thì đa tạ, thỉnh cầu cô nương dẫn đường.”
Cô thị nữ dẫn hai ta lên thẳng tầng hai, vào một căn phòng thanh nhã gọn gàng, bài trí trong phòng từ dụng cụ đến ly chén đều là vật thượng hạng, phòng chia làm hai gian, mỗi gian đặt một bàn, ở giữa có mành che ngăn cách, một vị phu nhân trẻ tuổi ngồi trong phòng, thấy chúng ta đi vào lập tức đứng dậy, rất lễ độ thi lễ chào hai ta.
Ban nãy nghe thị nữ kính cẩn gọi cô là phu nhân, mà cô lại ngồi ở một trong những gian phòng nhã thượng đẳng của Bạch Phàn Lâu thế này nên nguyên bản, ta đoán là một vị phu nhân tuổi tầm trung niên trở lên, chẳng ngờ cô lại trẻ trung vậy, xem chừng không quá hai mươi, tuổi tác xấp xỉ công chúa.
Tuy cách bức mành che, song vẫn có thể thấy được dung nhan cô. Gương mặt cô khuôn trăng đầy đặn, da dẻ láng mịn, mắt hạnh xinh xắn, nụ cười cong cong vành trăng khuyết, có vẻ rất dễ thân. Cô bận áo tay rộng màu liễu, sắc điệu mộc mạc, làm nổi bật nước da trắng ngần. Màu sắc xiêm y tuy không phô trương song chất liệu thượng thừa, hẳn là gấm Thục, viền cổ áo thêu hoa văn tứ hợp như ý vô cùng tinh xảo, đằng sau chiếc miện phỉ thúy đội trên đầu cắm lược sừng tê giác trắng, qua đó có thể thấy thân phận cô bất phàm, hẳn là dòng dõi nhà quan.
Ta và công chúa cũng thi lễ đáp lại cô, cô lập tức mời hai ta ngồi xuống ngoài rèm, khách khí thăm hỏi đôi câu rồi lại hỏi bọn ta muốn gọi món gì, công chúa nói muốn thưởng thức vài món bánh trái theo mùa, vị phu nhân bèn nhỏ giọng dặn dò thị nữ. Thị nữ ra ngoài truyền lời, một lát sau, có người tiến lên bày thức ăn, trám nếp, quýt xanh, cam Vĩnh Gia, hạt dẻ Hoa Tu, đu đủ sấy sợi, cỏ mầm hương bồ, từng đĩa từng đĩa đủ các loại bánh trái chua mặn, lại thêm một bát canh bột đậu, bánh trôi mặn làm bằng gạo nếp và canh chao thịt, quả nhiên đều là những món ăn dịp tết Nguyên Tiêu.
Cách chế biến những món này có chút bất đồng so với đồ ăn trong cung, công chúa cũng không nhiều lời khước từ, rửa tay cùng ta xong liền ngồi xuống, vui vẻ chuẩn bị thưởng thức. Ta bèn theo thói quen xưa nay, chạm mu bàn tay vào mép bát, thử nhiệt độ canh cho nàng trước, thấy nóng, bèn lấy một cây quạt ra quạt gió thổi nguội, rồi lại múc chút ít ra thử độ mặn nhạt, cảm thấy không có vấn đề gì mới đưa cả bát đến trước mặt nàng. Đợi công chúa nếm được một hai viên bánh trôi, uống xong một bát canh bột đậu, ta lại thuận tay bóc một quả quýt xanh, lấy thìa chấm vào đĩa muối Ngô (*) trên bàn, quét đều lên mặt cùi quýt rồi đưa cho công chúa.
(*) Là loại muối vụn mịn được khai thác chế biến ở vùng Giang Hoài, Trung Quốc.
Vị phu nhân kia ngồi trong rèm quan sát suốt cả quá trình, bấy giờ mới cầm lòng không đậu cảm thán, nói với công chúa: “Tỷ tỷ, phu quân chị chăm sóc chị chu đáo quá.”
Hằng ngày ở phủ công chúa, không phải lúc nào ta cũng mặc công phục, hôm nay cũng chỉ bận một tấm áo dài văn sĩ thông thường màu trắng, thế nên cô không nhận ra thân phận nội thần của ta, cho rằng ta là phu quân công chúa, mới cảm khái như vậy.
Ta quýnh lên, lại không tiện giải thích, chỉ đành cúi đầu im lặng. Công chúa cũng chẳng nóng lòng biện bạch, trái lại còn cười đáp: “Huynh ấy lúc nào cũng vậy đấy… Phu quân tỷ tỷ chắc cũng như thế với chị?”
“Hắn?” Vị phu nhân kia cười nhạt, giọng điệu nhuốm vẻ hờn giận: “Hắn mà tốt với tôi bằng được một nửa thế này thì tôi đã chẳng lẻ loi ngồi đây một mình rồi.”
“Tỷ tỷ ra ngoài một mình?” Công chúa ngạc nhiên, “Tôi còn tưởng là chị ở đây chờ phu quân đến cùng thưởng rượu ngắm đèn chứ.”
Vị phu nhân kia nhăn mày: “Đừng nhắc đến nữa. Hôm nay hắn chọc bực tôi, trong cơn nóng giận tôi xông ra ngoài, thực ra tốc độ đi khỏi nhà cũng chẳng nhanh, ấy thế mà hắn không buồn đuổi theo… Cho nên tôi dứt khoát lên xe tới đây, phái người đi truyền tin cho một vị tỷ muội khuê phòng, mời chị ấy đến đây trò chuyện đôi lát, nhưng đợi mãi vẫn chưa thấy chị ấy tới, may mà gặp được tỷ tỷ, bằng không… Tôi sập cửa ngồi đây bức bối đến phát ngốt lên rồi.”
Buổi tối trở lại phủ, như thường lệ đến chỗ công chúa vấn án, lại thấy cửa phòng nàng đóng kín, đèn vẫn sáng, song bên trong tĩnh mịch im lìm.
Ta gõ khẽ vài cái lên cửa, nghe tiếng Gia Khánh Tử từ trong vọng ra: “Công chúa đã an giấc, có việc gì để mai hẵng quay lại bẩm báo.”
Giờ mới qua bữa tối, theo lý công chúa sẽ không ngủ sớm vậy, ta bèn đứng ngoài cửa cất lời: “Là ta.”
Cửa lập tức mở ra, xuất hiện trước mặt ta là Gia KhánhTử, mà trong phòng thì không thấy bóng dáng công chúa đâu.
Gia Khánh Tử mời ta vào trong, khép cửa lại rồi mới nhỏ nhẹ thưa: “Công chúa vẫn luôn muốn ra đường ngắm đèn, bữa nay sau khi trời tối đã thay quần áo của em, đội mũ quây, bảo Trương Thừa Chiếu lén dẫn ra ngoài rồi.”
Ta nhíu mày, song cũng không có cảm giác gì quá bất ngờ. Hằng năm từ mồng một đến Nguyên Tiêu, đèn hoa rực rỡ rọi phượng thành, du khách kinh sư như mắc cửi, cảnh tượng tột cùng những thái bình thịnh vượng. Nhiều năm nay công chúa vẫn luôn muốn đích thân ra phố, trải nghiệm chợ đèn hoa tưng bừng, nay tuy đã ra ngoài cung ở nhưng có Lương đô tri giám sát, nàng cũng chẳng thể muốn gì làm nấy, tự tiện rời khỏi phủ công chúa. Nàng từng năn nỉ Lương đô tri rất nhiều lần, đều bị thầy lấy cung quy ra bác bỏ, nàng cũng từng xin ta lén mang nàng ra, ta cũng không đồng ý, thế nên, nhất định là nàng thấy hôm nay ta không có trong phủ, mới nhân cơ hội thay đổi trang dung, bảo Trương Thừa Chiếu dẫn mình ra ngoài.
“Người đi đâu ngắm đèn?” Ta hỏi Gia Khánh Tử.
Con bé cũng chẳng giấu giếm: “Trương Thừa Chiếu nói với công chúa, phường Cảnh Minh ngoài Đông Hoa Môn có một tửu điếm tên là Bạch Phàn Lâu, đồ ăn thức uống trong đó ngon nhất kinh thành, lầu cao đến mấy tầng, lên lầu ngắm đèn cũng thuận tiện. Hôm nay công chúa chưa ăn tối, bây giờ chắc hẳn là sẽ vào đó.”
Ta cảm ơn nó, lập tức ra cửa, giương roi thúc ngựa, chạy tới phường Cảnh Minh.
Bạch Phàn Lâu là tửu lâu danh tiếng nhất Đông Kinh, rèm châu hoành gấm, xưa nay bất kể nóng lạnh mưa gió, ban ngày đêm khuya, vẫn luôn là nơi tụ tập yến ẩm của quý nhân đế đô. Tới nơi, ta ghìm ngựa lên lầu, tìm khắp ba tầng vẫn không thấy công chúa đâu. Chẳng biết phải làm sao, ta bèn ra bao lơn tầng cao nhất, tựa vào lan can dõi mắt ra xa.
Hôm nay là ngày cuối cùng giăng đèn Nguyên Tiêu, hai bên đường lớn đèn đuốc sáng rỡ, có đèn sa tơ lụa bình thường, có đèn lưu ly ngũ sắc vẽ hình người non nước, hoa trúc lông vũ, có đèn bạch ngọc tựa bình ngọc băng xanh, có cả núi đèn màu cao đến vài trượng, gắn cơ quan chuyển động. Thương gia mỗi bên một sáng kiến, đua nhau chăng đèn trưng trên nóc lầu, mà trên đường cái cây ngọc nhà ngà, ngựa xe như nước, cũng không thiếu nữ tử quyền quý ra phố ngắm đèn, bánh son khung chạm, yên hoa cương ngọc, trong xe rèm buông hương ủ, kẻ hầu trước ngựa tay xách cầu hương, xe lướt qua, khói hương tựa mây, vấn vít mấy dặm.
Tầm mắt ta vượt qua hương sắc năm đêm, vọng về sân mừng dưới đèn màu trước Tuyên Đức Lâu ở hướng tây nam. Nơi ấy đan dây gai làm rào, bên trong có nghệ nhân diễn tạp kỹ, bên ngoài là du khách vây xem, bao gồm không ít quý nữ đi ra từ xe hương ngựa báu.
Hiện giờ, biểu diễn trong sân là hai đô vật nữ vạm vỡ không thua gì đô vật nam, họ mặc áo lót ngắn tay không cổ, ngực để trần một khoảng lớn, đá, quẳng, khiêng, đỡ, vật lộn với nhau trong tiếng hò reo khen hay của người xem. Chốc sau, thắng bại đã phân, người thắng lượn quanh sân một vòng cảm ơn khán giả, khán giả cũng sôi nổi lấy tài vật ra thưởng cho thị. Rất nhanh, hai tay đô vật chiến thắng đã ôm đầy tiền thưởng trang sức, đang định trở về giữa sân thì bỗng có một cô gái bước ra gọi thị lại.
Ngay sau đó, cô gái cất tiếng dấn lên mấy bước bắt kịp, đặt một xâu tiền vào lòng đô vật trước rồi lại duyên dáng cười tươi cắm một đóa hỏa dương mai lên búi tóc thị.
Cô gái ấy đội mũ quây, vành mũ rủ lụa trắng thật dài, nhìn từ lầu cao xuống tương đối bắt mắt, ta tập trung nhìn kỹ, nhận ra được xiêm y nàng mặc chính là của Gia Khánh Tử, bèn lập tức xoay người xuống lầu, lại cưỡi ngựa phi về phía vị trí nàng đứng.
Sau màn đấu vật, trong sân mừng bắt đầu đốt pháo hoa pháo bông, từng cụm hoa lửa trắng bạc bung nở giữa bầu trời đêm, trăm ngàn đốm lửa cánh hoa lả tả rơi xuống như mưa phùn. Công chúa vén màn sa trước mũ ra sau đầu, ngửa mặt cảm nhận ánh sáng lay động quanh mình. Lúc ta chạy tới bên cạnh nàng, nàng như có cảm ứng, thong thả nghiêng đầu, không hoảng không cáu, mỉm cười nhìn ta trong quang ảnh loang loáng: “Hoài Cát, huynh đến rồi.”
Ta tiến lên cúi người hành lễ, dè chừng người đi đường xung quanh nên cũng không tiện mở miệng gọi nàng, chỉ nhẹ nhàng dẫn nàng rời khỏi đám đông, lại trợn mắt trừng Trương Thừa Chiếu bám gót ngay sau.
Trương Thừa Chiếu rất giỏi quan sát, không đợi ta mở lời quở trách đã xá ta một vái dài: “Chính chủ đến rồi, việc của tiểu nhân đã hết, xin phép được cáo từ.”
Ta cũng lười quản hắn, nói khẽ với công chúa: “Chúng ta về thôi, muộn nữa, để Lương đô tri phát hiện ra thì không hay.”
Công chúa làm như không nghe thấy, chỉ cười bảo: “Hoài Cát, ta đói.”
Ta nói với nàng: “Trong phủ đã chuẩn bị xong cao lương mỹ vị rồi.”
“Ta muốn nếm thử đồ ăn bánh trái của Bạch Phàn Lâu.”
“Chúng ta về trước đã, rồi thần sẽ sai người đến đó mua.”
“Ta muốn ngắm đèn tiếp.”
“Trong phủ cũng có rất nhiều đèn hoa mà.”
“Nhưng ta muốn ngồi trên Bạch Phàn Lâu, vừa ăn bánh trái nơi đó vừa ngắm đèn dưới lầu cơ.”
Ta không tiếp lời.
Nàng lại thở dài: “Bây giờ mà về với huynh, chẳng biết năm nào mới lại được ngắm nhìn pháo hoa nhân gian chốn này.”
Vẻ buồn bã chán nản của nàng làm tim ta mềm xuống, quyết định dung túng nàng thêm một lần.
Ta kéo lại màn sa sau đầu che mặt cho nàng, sau đó mang nàng đi tới Bạch Phàn Lâu.
Tới trước lầu, lúc sắp vào cửa, bước chân nàng chợt chậm lại, liên tục ngoái ra sau. Ta quay đầu nhìn nơi nàng ghé mắt, trông thấy một cô bé ngồi bên đường bán những món trang sức Nguyên Tiêu như náo nga, tuyết liễu, ngọc mai, bồ đề diệp, đăng cầu (*). Những món nữ trang này cắm trên một cọc cỏ bện, được cô bé yếu ớt gánh trên vai, mà quần áo cô bé thì mỏng manh, mặt và tay nứt nẻ tấy đỏ, dáng vẻ đói rét như mệt mỏi khôn thấu, ánh mắt dại đờ, run rẩy trong gió đêm.
(*) Những món này cùng hỏa dương mai nhắc tới bên trên đều là trang sức gắn lên miện của con gái Đại Tống du ngoạn tết Nguyên Tiêu: hỏa dương mai là táo chín giã nát vo thành viên, xuyên thành chuỗi vào que sắt, nướng trên lửa, có hình dạng và màu sắc như quả dương mai, cắm trên đầu làm trang sức; náo nga là thoa cài đầu hình hoa bướm làm bằng tơ lụa hoặc giấy dát vàng; ngọc mai là hoa giả làm bằng lụa hoặc giấy; tuyết liễu là nữ trang làm từ chỉ vàng vê thành tua rua; bồ đề diệp là trang sức bằng lụa, giấy cắt thành hình lá bồ đề; đăng cầu là quả cầu nhung to chừng quả táo tàu. (chú thích của tác giả)
“Con bé có vẻ lạnh lắm mà sao không về nhà vậy?”
Ta đáp: “Chắc là bởi vì chưa bán hết hàng.”
Nữ trang cô bé bán tuy nhiều nhưng chất liệu không tốt, chế tác cũng chẳng quá tinh xảo, không có ưu thế nào giữa rừng hàng hóa cùng loại của những gánh hàng rong xung quanh, xem chừng không thể bán xong trong nhất thời nửa khắc.
Nghe ta nói vậy, công chúa đi thẳng tới chỗ cô bé kia, hỏi em: “Bán những món này của em cho ta đi, hết bao tiền?”
Tiểu cô nương trợn tròn hai mắt, nhìn công chúa không sao tin nổi, mãi một lúc lâu sau mới lắp bắp báo ra một cái giá.
Công chúa tức khắc chìa tay về phía ta: “Hoài Cát, đưa tiền đây.”
Ta mỉm cười lấy túi gấm đựng tiền ra, định lấy đủ số tiền trả cho cô bé kia, công chúa lại không chịu đợi ta đếm xong, chộp cả tiền cả túi gấm lại, dúi vào tay tiểu cô nương, cười bảo: “Cho em cả đấy, mau về nhà đi.”
Cô bé mừng rơn, đứng dậy hướng công chúa vái lấy vái để, cảm tạ không ngớt miệng. Công chúa dịu dàng cười với em, thấy trên đầu em vấn hai búi tóc, lại không có trang sức gì, bèn trở tay gỡ chiếc lược ngọc vân rồng cài trên búi tóc của mình xuống, tự tay cắm lên mái đầu cô bé.
Tiểu cô nương hết lòng cảm kích không lời nào kể xiết, đứng đờ ra một lúc lâu, rưng rưng gỡ toàn bộ trang sức cắm trên cọc rơm đưa cho ta.
Ta cười, nói: “Không cần đưa cho tôi đâu, em mang về cả đi thôi.”
Cô bé không ưng thuận, khăng khăng nhét vào lòng ta, rồi lại cảm ơn công chúa liên hồi, bấy giờ mới chịu từ từ lui đi.
Mà ta lúc này nom cái cọc trong tay lại thành ra phát sầu, cười nói với công chúa: “Thần mà cầm một đống đồ thế này, bồi bàn tửu lâu sẽ không cho thần vào đâu.”
Công chúa cười chọn lấy vài món trên cọc, cắm từng cái lên khăn chít đầu của ta, rồi tháo mũ quây của mình xuống, bảo ta lựa mấy cái náo nga tuyết liễu cài lên búi tóc cho nàng, song vẫn còn dư lại rất nhiều. Công chúa nhìn chằm chằm một chốc, lại gỡ xuống dăm món, thấy có quý nữ nào đi qua là chạy tới tặng cho người đó, những cô gái ấy tuy đều lấy làm kinh ngạc nhưng sau cùng vẫn mỉm cười tiếp nhận, không bao lâu sau, tất thảy nữ trang đã hết nhẵn.
“Được rồi,” Công chúa bỏ cái cọc rơm trụi lủi vào góc đường, phủi tay nói, “Chúng ta vào được rồi.”
Ta lại nghĩ tới một chuyện khác, chưa dời bước ngay mà hỏi nàng: “Đi đâu ạ?”
Nàng ngạc nhiên nhìn ta, nhất định là cảm thấy ta chóng quên quá đỗi: “Bạch Phàn Lâu đó.”
“Ồ, nhưng bây giờ có một vấn đề.” Ta nhắc nhở nàng, “Công chúa còn tiền không?”
“Hả?” Nàng sửng sốt, “Ban nãy ta cho đô vật hết tiền rồi…”
“Huynh thì sao?” Nàng hỏi ngược lại ta.
Ta cay mày với nàng, giũ giũ hai tay áo trống không: “Tiền của thần không phải đã bị công chúa cướp hết rồi sao?”
Nàng cúi đầu, lát sau lại ngẩng lên nhìn ta, dạt dào trông mong hỏi: “Ngoài tiền ra, tửu lâu có nhận thứ khác không? Ta vẫn còn trang sức.”
“Hay là về đi thôi.” Ta kéo nàng ra ngoài, “Người ta đâu phải hiệu cầm đồ.”
Nàng không biết phải làm sao, đành đi theo ta, nhưng mỗi bước một ngoảnh đầu ngó Bạch Phàn Lâu phía sau, dáng vẻ rất chi bịn rịn quyến luyến.
Song, chưa tới chỗ buộc ngựa thì chợt nghe có người gọi hai ta: “Lang quân và tiểu nương tử phía trước ơi, xin hãy dừng bước.”
Chúng ta đứng lại quay đầu nhìn, thấy người đuổi tới là một cô nương mặc trang phục thị nữ. Cô gái rảo bước tới trước mặt bọn ta, xách váy hành lễ rồi nói: “Phu nhân nhà tôi trên Bạch Phàn Lâu chứng kiến hai vị làm việc thiện, rất lấy làm kính phục, có ý muốn mời hai vị lên uống trà, chẳng biết lang quân và tiểu nương tử có bằng lòng nể mặt?”
Ta còn đang do dự, công chúa đã nở nụ cười với cô gái: “Vậy thì đa tạ, thỉnh cầu cô nương dẫn đường.”
Cô thị nữ dẫn hai ta lên thẳng tầng hai, vào một căn phòng thanh nhã gọn gàng, bài trí trong phòng từ dụng cụ đến ly chén đều là vật thượng hạng, phòng chia làm hai gian, mỗi gian đặt một bàn, ở giữa có mành che ngăn cách, một vị phu nhân trẻ tuổi ngồi trong phòng, thấy chúng ta đi vào lập tức đứng dậy, rất lễ độ thi lễ chào hai ta.
Ban nãy nghe thị nữ kính cẩn gọi cô là phu nhân, mà cô lại ngồi ở một trong những gian phòng nhã thượng đẳng của Bạch Phàn Lâu thế này nên nguyên bản, ta đoán là một vị phu nhân tuổi tầm trung niên trở lên, chẳng ngờ cô lại trẻ trung vậy, xem chừng không quá hai mươi, tuổi tác xấp xỉ công chúa.
Tuy cách bức mành che, song vẫn có thể thấy được dung nhan cô. Gương mặt cô khuôn trăng đầy đặn, da dẻ láng mịn, mắt hạnh xinh xắn, nụ cười cong cong vành trăng khuyết, có vẻ rất dễ thân. Cô bận áo tay rộng màu liễu, sắc điệu mộc mạc, làm nổi bật nước da trắng ngần. Màu sắc xiêm y tuy không phô trương song chất liệu thượng thừa, hẳn là gấm Thục, viền cổ áo thêu hoa văn tứ hợp như ý vô cùng tinh xảo, đằng sau chiếc miện phỉ thúy đội trên đầu cắm lược sừng tê giác trắng, qua đó có thể thấy thân phận cô bất phàm, hẳn là dòng dõi nhà quan.
Ta và công chúa cũng thi lễ đáp lại cô, cô lập tức mời hai ta ngồi xuống ngoài rèm, khách khí thăm hỏi đôi câu rồi lại hỏi bọn ta muốn gọi món gì, công chúa nói muốn thưởng thức vài món bánh trái theo mùa, vị phu nhân bèn nhỏ giọng dặn dò thị nữ. Thị nữ ra ngoài truyền lời, một lát sau, có người tiến lên bày thức ăn, trám nếp, quýt xanh, cam Vĩnh Gia, hạt dẻ Hoa Tu, đu đủ sấy sợi, cỏ mầm hương bồ, từng đĩa từng đĩa đủ các loại bánh trái chua mặn, lại thêm một bát canh bột đậu, bánh trôi mặn làm bằng gạo nếp và canh chao thịt, quả nhiên đều là những món ăn dịp tết Nguyên Tiêu.
Cách chế biến những món này có chút bất đồng so với đồ ăn trong cung, công chúa cũng không nhiều lời khước từ, rửa tay cùng ta xong liền ngồi xuống, vui vẻ chuẩn bị thưởng thức. Ta bèn theo thói quen xưa nay, chạm mu bàn tay vào mép bát, thử nhiệt độ canh cho nàng trước, thấy nóng, bèn lấy một cây quạt ra quạt gió thổi nguội, rồi lại múc chút ít ra thử độ mặn nhạt, cảm thấy không có vấn đề gì mới đưa cả bát đến trước mặt nàng. Đợi công chúa nếm được một hai viên bánh trôi, uống xong một bát canh bột đậu, ta lại thuận tay bóc một quả quýt xanh, lấy thìa chấm vào đĩa muối Ngô (*) trên bàn, quét đều lên mặt cùi quýt rồi đưa cho công chúa.
(*) Là loại muối vụn mịn được khai thác chế biến ở vùng Giang Hoài, Trung Quốc.
Vị phu nhân kia ngồi trong rèm quan sát suốt cả quá trình, bấy giờ mới cầm lòng không đậu cảm thán, nói với công chúa: “Tỷ tỷ, phu quân chị chăm sóc chị chu đáo quá.”
Hằng ngày ở phủ công chúa, không phải lúc nào ta cũng mặc công phục, hôm nay cũng chỉ bận một tấm áo dài văn sĩ thông thường màu trắng, thế nên cô không nhận ra thân phận nội thần của ta, cho rằng ta là phu quân công chúa, mới cảm khái như vậy.
Ta quýnh lên, lại không tiện giải thích, chỉ đành cúi đầu im lặng. Công chúa cũng chẳng nóng lòng biện bạch, trái lại còn cười đáp: “Huynh ấy lúc nào cũng vậy đấy… Phu quân tỷ tỷ chắc cũng như thế với chị?”
“Hắn?” Vị phu nhân kia cười nhạt, giọng điệu nhuốm vẻ hờn giận: “Hắn mà tốt với tôi bằng được một nửa thế này thì tôi đã chẳng lẻ loi ngồi đây một mình rồi.”
“Tỷ tỷ ra ngoài một mình?” Công chúa ngạc nhiên, “Tôi còn tưởng là chị ở đây chờ phu quân đến cùng thưởng rượu ngắm đèn chứ.”
Vị phu nhân kia nhăn mày: “Đừng nhắc đến nữa. Hôm nay hắn chọc bực tôi, trong cơn nóng giận tôi xông ra ngoài, thực ra tốc độ đi khỏi nhà cũng chẳng nhanh, ấy thế mà hắn không buồn đuổi theo… Cho nên tôi dứt khoát lên xe tới đây, phái người đi truyền tin cho một vị tỷ muội khuê phòng, mời chị ấy đến đây trò chuyện đôi lát, nhưng đợi mãi vẫn chưa thấy chị ấy tới, may mà gặp được tỷ tỷ, bằng không… Tôi sập cửa ngồi đây bức bối đến phát ngốt lên rồi.”
Tác giả :
Milan Lady