Cô Thành Bế
Quyển 9 Chương 5: Thập Các
Kim thượng đỡ Thu Hòa dậy, nói: “Nàng bên ta đã nhiều năm, phẩm cấp thấp bé nhưng luôn kính cẩn hiền thục, huống hồ bây giờ còn nuôi nấng công chúa, thăng vị là lẽ đương nhiên, đừng từ chối.”
Thu Hòa lại nói: “Thiếp phúc bạc, chỉ đẻ được con gái, không sinh được hoàng tự, sao dám tranh công thăng vị? Mỹ nhân đứng hàng tứ phẩm, cấp bậc cao, là dành cho người có tài có đức đảm nhiệm. Thiếp thuộc Thập Các, bổng lộc chi tiêu không chỗ nào không đủ, thật không dám lấn lướt nhảy vọt lên tận đấy.”
Kim thượng ngẫm nghĩ, nói với cô: “Nếu nàng thấy đột ngột thăng lên mỹ nhân không thỏa đáng, vậy ta thăng nàng lên quý nhân trước có được không? Quý nhân đứng hàng ngũ phẩm trong nội mệnh phụ, tấn bậc có thứ tự, cũng sẽ không làm người khác chê trách.”
Thu Hòa xua tay như còn muốn chối từ, nương tử Thập Các đứng xem người nào người nấy đều lên tiếng, khuyên cô ưng thuận tấn bậc, Bành Thành huyện quân Lưu thị trong đó còn nửa đùa nửa thật nói thẳng: “Tỷ tỷ, chị em ta hầu hạ quan gia đã nhiều năm song vẫn chỉ là đám ngự thị không có phẩm cấp, thường ngày tham dự tiệc rượu trong cung cũng chẳng mảy may một vị trí nghiêm chỉnh. Bây giờ tỷ tỷ tốt số, hạ sinh công chúa trước, chúng tỷ muội đều rất vui mừng, chỉ mong thơm lây của tỷ tỷ và tiểu công chúa được chút nào. Tỷ tỷ thăng vị, bọn em tốt xấu gì cũng có thể thuận theo xin lấy một chức tài tử, quý nhân mà làm. Mà tỷ tỷ lại cứ khăng khăng từ chối, sinh công chúa cũng không chịu tấn bậc thế này thì cái đám vô phúc bọn em đây cũng chỉ đành tiếp tục không danh không vị cùng tỷ tỷ mà thôi, chẳng biết đến năm nao tháng nào mới có ngày cất đầu lên được.”
Lời cô ả quả thực cũng đúng thực tế. Tần ngự hậu cung thăng vị cần phải được Trung thư đồng ý, nếu Thu Hòa sinh hạ công chúa mà chưa tấn bậc thì những nương tử còn lại muốn vượt cô tiến cấp tất sẽ bị Trung thư bác bỏ.
Thu Hòa bị lời ấy chặn họng, đành thôi không kiên quyết từ chối nữa. Vì vậy, kim thượng thăng cô lên làm quý nhân, đồng thời ban chức cho cha cô, phong làm nội điện sùng ban (*).
(*) Một chức võ quan thất phẩm.
Sau khi An Định quận quân sinh hạ thập công chúa, kim thượng cũng thăng vị theo lệ, bởi phong hiệu của cô vốn cao hơn Thu Hòa một bậc nên theo thứ tự phong thưởng, cô được thăng lên làm mỹ nhân.
Trong bữa tiệc đầy tháng của cửu công chúa, những nương tử Thập Các còn lại nhắc lại về việc “thơm lây” tấn cấp, kim thượng lắc đầu: “Tần ngự quốc triều thăng vị, nếu không có con cái nhờ ơn thì phải có đức hạnh thiện mỹ. Bây giờ các nàng tự xin thăng vị, lại không có điển cố gì, triều đình ắt sẽ không phê chuẩn.”
Bành Thành huyện quân bèn cười nói: “Quan gia là hoàng đế, thánh nhân, lời ra khỏi miệng chính là sắc chỉ, hễ có một câu của quan gia, hoàng mệnh hạ xuống, ai dám làm trái không theo?”
Kim thượng cũng cười: “Nàng không tin? Được, thử tạm một lần xem sao.” Sau đó quay sang Nhậm Thủ Trung bên cạnh, “Các tướng công còn ở Trung thư chứ?”
Nhậm Thủ Trung khom người đáp: “Vẫn đang nghị sự trong Trung thư ạ.”
Kim thượng gật đầu, ra lệnh: “Lấy giấy bút lại đây, ta viết ý chỉ, ngươi sai người giao cho Phú tướng công.”
Nội thần dâng giấy bút, kim thượng vung bút viết ý chỉ, sai người đưa tới Trung thư môn hạ. Lát sau, nội thị trở về, hai tay dâng trả ý chỉ: “Phú tướng công nói, nương tử Thập Các chỉ có Đổng quý nhân và Chu mỹ nhân sinh hạ công chúa, những nương tử còn lại đều không có lý do thăng tấn, Trung thư không dám lĩnh mệnh hạ sắc.”
Nương tử Thập Các nhìn nhau, kim thượng cả cười, nói: “Sao nào? Giờ đã tin chưa?”
Miêu hiền phi cũng cười nói với chư nương tử: “Các em còn trẻ, không biết then chốt trong đây. Quan gia hiền hòa chiều hư đám quan lại trong triều mất rồi, bây giờ tính tình họ kiêu lắm. Nhất là nhóm tướng công trong Trung thư, bắt đầu từ hồi Đỗ tướng công nhậm chức, quan gia muốn thăng ai, mười người đến chín đều bị họ bác bỏ.”
Bành Thành huyện quân vẫn chưa hết hi vọng, sóng mắt dập dềnh đánh sang kim thượng, sẵng giọng: “Chiếu lệnh của hoàng đế đâu nhất thiết cần phải qua Trung thư tuyên bố mới thi hành được? Không phải còn có nội giáng thủ chiếu (*) sao? Nếu quan gia ngự bút thảo chiếu, thăng vị cho chúng thiếp, đợi đến lúc phát bổng lộc tháng, chúng thiếp cầm ngự bảo đi lĩnh, chẳng lẽ còn không được?”
(*) Nội giáng là chiếu lệnh không qua các tỉnh Trung thư nghị định theo thường lệ mà trực tiếp hạ xuống từ trong cung, thủ chiếu là mệnh lệnh hoàng đế tự tay viết, bình thường vua không tự viết chiếu mà chỉ hạ ý chỉ cho người khác viết thay nên sắc chỉ ngự bút đóng dấu ngự bảo thường có ý nghĩa đặc biệt.
Kim thượng cười thở dài, muốn giải thích, lại bị công chúa ngăn cản. Công chúa vừa nháy mắt với ngài, vừa mỉm cười cố ý khuyên ngài: “Cha, quan viên trong triều còn có kiểu thăng chức nhờ thưởng công theo thời gian kia mà. Nhóm Lưu nương tử phụng dưỡng cha nhiều năm như vậy, quả tình cũng nên được tấn cấp. Cha ngự bút thảo chiếu, thăng vị cho họ, để họ đường đường chính chính được tăng bổng lộc thì có làm sao đâu?”
Kim thượng hiểu ý, thuận thế bằng lòng, bảo người mang giấy bút tới, hỏi Bành Thành huyện quân trước: “Lưu nương tử muốn thăng lên chức nào đây?”
Bành Thành huyện quân mừng rơn, đáp ngay: “Đổng tỷ tỷ chỉ làm quý nhân, thiếp cũng không dám vượt trên ngũ phẩm, quan gia thăng thiếp lên tài tử là được rồi.”
Kim thượng cười, thật sự cầm bút viết: “Phong ngự thị Bành Thành huyện quân Lưu thị làm tài tử.”
Bành Thành huyện quân vội cười tạ ân, sung sướng nhận ngự bút, xem đi xem lại. Những nương tử Thập Các còn lại chưa được tấn bậc lập tức cùng nhao nhao tiến lên, vây lấy kim thượng xin ngự bảo, kim thượng cũng bằng lòng, viết cho từng người một. Chỉ duy Thanh Hà quận quân là ngồi yên tại chỗ, không xin thủ chiếu theo mọi người.
Hoàng hậu thấy thế, cười hỏi quận quân: “Sao Trương nương tử không xin quan gia hạ ngự bút?”
Thanh Hà quận quân khom người thưa: “Bổng lộc quận quân thiếp dùng hãy còn dư, có nhiều hơn nữa cũng vô dụng, hà cớ lại xin quan gia thăng chức tăng lộc?”
Đảo mắt đã đến ngày cung nhân lĩnh bổng lộc tháng. Hôm ấy công chúa đi thăm Thu Hòa, thấy trời trong nắng ấm, bèn mời cô ra Hậu uyển ngắm hoa. Kim thượng hạ triều xong cũng qua đây, tán gẫu với hai cô gái. Lát sau, chợt thấy Bành Thành huyện quân dẫn đầu nhóm nương tử trẻ tuổi nối nhau chạy tới, ai nấy đều tay cầm ngự bảo, nhíu mày bĩu môi, không lấy gì làm vui vẻ.
“Quan gia,” Bành Thành huyện quân giơ thủ chiếu lên, mách với kim thượng, “Ban nãy thiếp sai người cho quan viên phát bổng lộc xem ngự bút, bảo hắn đưa thiếp bổng lộc tháng của tài tử, ai ngờ hắn lại kiên quyết cự tuyệt, nói không phải sắc chỉ Trung thự hạ, hắn không dám tuân lệnh, chỉ có thể trả về.”
Các nương tử còn lại cũng ríu rít kể việc mình gặp phải, về cơ bản đều giống Bành Thành huyện quân, lấy ngự bút ra xin tăng lộc bị từ chối. Thấy kim thượng chẳng có vẻ gì là kinh ngạc nổi nóng, Bành Thành huyện quân càng thêm tức tối, nửa hờn nửa giận xé thủ chiếu ra làm hai, còn ném xuống đất hai chân giẫm đạp, căm phẫn nói: “Thì ra là vô dụng!”
Chư nương tử nhao nhao hùa theo, ai nấy đều hủy ngự bút xin được, vụn giấy rách tán loạn khắp đất.
Kim thượng cũng không cáu giận, cười ha hả nói: “Ta đã bảo vô cớ thăng vị quan lại trên triều ắt sẽ không đồng ý rồi mà, các nàng lại không tin, cứ phải thế này mới chịu hết hi vọng. Chuyện này vẫn chưa xong đâu, các nàng chờ tiếp xem, không quá ba ngày tất sẽ có ngôn quan dâng tấu luận về việc này.”
Quả thế. Hai ngày sau, đồng tri gián viện Phạm Sư Đạo dâng tấu nói: “Trộm nghe chư ngự thị Thập Các lấy cớ Chu, Đổng sinh hạ công chúa được thăng vị, xin ngự bút định suông, cũng thăng làm tài tử, không phải cáo chỉ do Trung thư hạ, mà chốn tiêu phòng ngấp nghé thăng vị có rất nhiều. Chu, Đổng được thăng là chính đáng, những ngự thị này lại dựa vào đâu mà tấn bậc? Phẩm cấp tài tử sẵn cao, từ cổ đã có biên chế, thời Đường chỉ được bảy người, Tổ Tông bản triều quy định ngự thị tiêu phòng không quá hai, ba trăm, số người ngũ phẩm không có mấy. Nếu chư các đều thăng, nhân số này sẽ bị phá vỡ, người ngoài không tường, sẽ cho là bệ hạ sủng hạnh thái quá, không tiết chế ơn trạch. Nữ tử tính như tiểu nhân, sủng hạnh thái quá sẽ sinh lòng ngạo mạn, không tiết chế ơn trạch sẽ dẫn đến oán hờn vô cớ, không thể cai quản bằng biện pháp này. Lại chi tiêu quá nhiều, đòi hỏi quá lắm, bổng lộc tài tử bằng thuế thu trăm nhà trung lưu một tháng, ấy là còn chưa tính ban thưởng hằng năm. Huống hồ cáo mệnh hạ xuống chẳng qua quan lại, đương buổi thịnh há lại dung việc như thế…”
“Sủng hạnh thái quá sẽ sinh lòng ngạo mạn, không tiết chế ơn trạch sẽ dẫn đến oán hờn vô cớ”, những lời này xem chừng có hàm ý, mà biểu hiện của Bành Thành huyện quân cũng gợi lên sự chú ý đặc biệt của Ngự sử đài. Không lâu sau, ngự sử trung thừa Hàn Giáng tra ra Bành Thành huyện quân từng lén lút thông đồng với phản tặc, mật cáo lên kim thượng, kim thượng lập tức nghiêm tra cung nhân Thập Các, nhặt ra những kẻ xấc xược, không kính cẩn khác, trục xuất khỏi cung cùng Bành Thành huyện quân, giáng xuống làm nữ đạo sĩ, hoặc buộc họ xuống tóc làm ni cô. Về phần Thanh Hà quận quân, sau khi được hoàng hậu cất nhắc, Trung thư tán thành, đã được thăng lên làm tài tử.
Chuyện này cũng một lần nữa khiến người trong hậu cung được chứng kiến uy lực của đài gián, Miêu hiền phi cảm thán một phen cảnh ngộ Thập Các gặp phải, lại bảo riêng công chúa, đài gián là đôi mắt thứ hai của quan gia, nói câu này đại bất kính chứ, có lúc chẳng khác nào cha ngài, bắt được sai lầm là tóm riệt không tha, nhất định phải xử lý theo ý họ mới xong. Họ quản rất rộng, từ quốc sự đến chuyện nhà hoàng đế đều đòi nhúng tay vào, họ cũng sẽ treo gươm trên đầu con, con ở bên ngoài phải cẩn thận mọi bề, chớ để họ có lời, đừng để thanh gươm ấy rơi xuống.
Thu Hòa lại nói: “Thiếp phúc bạc, chỉ đẻ được con gái, không sinh được hoàng tự, sao dám tranh công thăng vị? Mỹ nhân đứng hàng tứ phẩm, cấp bậc cao, là dành cho người có tài có đức đảm nhiệm. Thiếp thuộc Thập Các, bổng lộc chi tiêu không chỗ nào không đủ, thật không dám lấn lướt nhảy vọt lên tận đấy.”
Kim thượng ngẫm nghĩ, nói với cô: “Nếu nàng thấy đột ngột thăng lên mỹ nhân không thỏa đáng, vậy ta thăng nàng lên quý nhân trước có được không? Quý nhân đứng hàng ngũ phẩm trong nội mệnh phụ, tấn bậc có thứ tự, cũng sẽ không làm người khác chê trách.”
Thu Hòa xua tay như còn muốn chối từ, nương tử Thập Các đứng xem người nào người nấy đều lên tiếng, khuyên cô ưng thuận tấn bậc, Bành Thành huyện quân Lưu thị trong đó còn nửa đùa nửa thật nói thẳng: “Tỷ tỷ, chị em ta hầu hạ quan gia đã nhiều năm song vẫn chỉ là đám ngự thị không có phẩm cấp, thường ngày tham dự tiệc rượu trong cung cũng chẳng mảy may một vị trí nghiêm chỉnh. Bây giờ tỷ tỷ tốt số, hạ sinh công chúa trước, chúng tỷ muội đều rất vui mừng, chỉ mong thơm lây của tỷ tỷ và tiểu công chúa được chút nào. Tỷ tỷ thăng vị, bọn em tốt xấu gì cũng có thể thuận theo xin lấy một chức tài tử, quý nhân mà làm. Mà tỷ tỷ lại cứ khăng khăng từ chối, sinh công chúa cũng không chịu tấn bậc thế này thì cái đám vô phúc bọn em đây cũng chỉ đành tiếp tục không danh không vị cùng tỷ tỷ mà thôi, chẳng biết đến năm nao tháng nào mới có ngày cất đầu lên được.”
Lời cô ả quả thực cũng đúng thực tế. Tần ngự hậu cung thăng vị cần phải được Trung thư đồng ý, nếu Thu Hòa sinh hạ công chúa mà chưa tấn bậc thì những nương tử còn lại muốn vượt cô tiến cấp tất sẽ bị Trung thư bác bỏ.
Thu Hòa bị lời ấy chặn họng, đành thôi không kiên quyết từ chối nữa. Vì vậy, kim thượng thăng cô lên làm quý nhân, đồng thời ban chức cho cha cô, phong làm nội điện sùng ban (*).
(*) Một chức võ quan thất phẩm.
Sau khi An Định quận quân sinh hạ thập công chúa, kim thượng cũng thăng vị theo lệ, bởi phong hiệu của cô vốn cao hơn Thu Hòa một bậc nên theo thứ tự phong thưởng, cô được thăng lên làm mỹ nhân.
Trong bữa tiệc đầy tháng của cửu công chúa, những nương tử Thập Các còn lại nhắc lại về việc “thơm lây” tấn cấp, kim thượng lắc đầu: “Tần ngự quốc triều thăng vị, nếu không có con cái nhờ ơn thì phải có đức hạnh thiện mỹ. Bây giờ các nàng tự xin thăng vị, lại không có điển cố gì, triều đình ắt sẽ không phê chuẩn.”
Bành Thành huyện quân bèn cười nói: “Quan gia là hoàng đế, thánh nhân, lời ra khỏi miệng chính là sắc chỉ, hễ có một câu của quan gia, hoàng mệnh hạ xuống, ai dám làm trái không theo?”
Kim thượng cũng cười: “Nàng không tin? Được, thử tạm một lần xem sao.” Sau đó quay sang Nhậm Thủ Trung bên cạnh, “Các tướng công còn ở Trung thư chứ?”
Nhậm Thủ Trung khom người đáp: “Vẫn đang nghị sự trong Trung thư ạ.”
Kim thượng gật đầu, ra lệnh: “Lấy giấy bút lại đây, ta viết ý chỉ, ngươi sai người giao cho Phú tướng công.”
Nội thần dâng giấy bút, kim thượng vung bút viết ý chỉ, sai người đưa tới Trung thư môn hạ. Lát sau, nội thị trở về, hai tay dâng trả ý chỉ: “Phú tướng công nói, nương tử Thập Các chỉ có Đổng quý nhân và Chu mỹ nhân sinh hạ công chúa, những nương tử còn lại đều không có lý do thăng tấn, Trung thư không dám lĩnh mệnh hạ sắc.”
Nương tử Thập Các nhìn nhau, kim thượng cả cười, nói: “Sao nào? Giờ đã tin chưa?”
Miêu hiền phi cũng cười nói với chư nương tử: “Các em còn trẻ, không biết then chốt trong đây. Quan gia hiền hòa chiều hư đám quan lại trong triều mất rồi, bây giờ tính tình họ kiêu lắm. Nhất là nhóm tướng công trong Trung thư, bắt đầu từ hồi Đỗ tướng công nhậm chức, quan gia muốn thăng ai, mười người đến chín đều bị họ bác bỏ.”
Bành Thành huyện quân vẫn chưa hết hi vọng, sóng mắt dập dềnh đánh sang kim thượng, sẵng giọng: “Chiếu lệnh của hoàng đế đâu nhất thiết cần phải qua Trung thư tuyên bố mới thi hành được? Không phải còn có nội giáng thủ chiếu (*) sao? Nếu quan gia ngự bút thảo chiếu, thăng vị cho chúng thiếp, đợi đến lúc phát bổng lộc tháng, chúng thiếp cầm ngự bảo đi lĩnh, chẳng lẽ còn không được?”
(*) Nội giáng là chiếu lệnh không qua các tỉnh Trung thư nghị định theo thường lệ mà trực tiếp hạ xuống từ trong cung, thủ chiếu là mệnh lệnh hoàng đế tự tay viết, bình thường vua không tự viết chiếu mà chỉ hạ ý chỉ cho người khác viết thay nên sắc chỉ ngự bút đóng dấu ngự bảo thường có ý nghĩa đặc biệt.
Kim thượng cười thở dài, muốn giải thích, lại bị công chúa ngăn cản. Công chúa vừa nháy mắt với ngài, vừa mỉm cười cố ý khuyên ngài: “Cha, quan viên trong triều còn có kiểu thăng chức nhờ thưởng công theo thời gian kia mà. Nhóm Lưu nương tử phụng dưỡng cha nhiều năm như vậy, quả tình cũng nên được tấn cấp. Cha ngự bút thảo chiếu, thăng vị cho họ, để họ đường đường chính chính được tăng bổng lộc thì có làm sao đâu?”
Kim thượng hiểu ý, thuận thế bằng lòng, bảo người mang giấy bút tới, hỏi Bành Thành huyện quân trước: “Lưu nương tử muốn thăng lên chức nào đây?”
Bành Thành huyện quân mừng rơn, đáp ngay: “Đổng tỷ tỷ chỉ làm quý nhân, thiếp cũng không dám vượt trên ngũ phẩm, quan gia thăng thiếp lên tài tử là được rồi.”
Kim thượng cười, thật sự cầm bút viết: “Phong ngự thị Bành Thành huyện quân Lưu thị làm tài tử.”
Bành Thành huyện quân vội cười tạ ân, sung sướng nhận ngự bút, xem đi xem lại. Những nương tử Thập Các còn lại chưa được tấn bậc lập tức cùng nhao nhao tiến lên, vây lấy kim thượng xin ngự bảo, kim thượng cũng bằng lòng, viết cho từng người một. Chỉ duy Thanh Hà quận quân là ngồi yên tại chỗ, không xin thủ chiếu theo mọi người.
Hoàng hậu thấy thế, cười hỏi quận quân: “Sao Trương nương tử không xin quan gia hạ ngự bút?”
Thanh Hà quận quân khom người thưa: “Bổng lộc quận quân thiếp dùng hãy còn dư, có nhiều hơn nữa cũng vô dụng, hà cớ lại xin quan gia thăng chức tăng lộc?”
Đảo mắt đã đến ngày cung nhân lĩnh bổng lộc tháng. Hôm ấy công chúa đi thăm Thu Hòa, thấy trời trong nắng ấm, bèn mời cô ra Hậu uyển ngắm hoa. Kim thượng hạ triều xong cũng qua đây, tán gẫu với hai cô gái. Lát sau, chợt thấy Bành Thành huyện quân dẫn đầu nhóm nương tử trẻ tuổi nối nhau chạy tới, ai nấy đều tay cầm ngự bảo, nhíu mày bĩu môi, không lấy gì làm vui vẻ.
“Quan gia,” Bành Thành huyện quân giơ thủ chiếu lên, mách với kim thượng, “Ban nãy thiếp sai người cho quan viên phát bổng lộc xem ngự bút, bảo hắn đưa thiếp bổng lộc tháng của tài tử, ai ngờ hắn lại kiên quyết cự tuyệt, nói không phải sắc chỉ Trung thự hạ, hắn không dám tuân lệnh, chỉ có thể trả về.”
Các nương tử còn lại cũng ríu rít kể việc mình gặp phải, về cơ bản đều giống Bành Thành huyện quân, lấy ngự bút ra xin tăng lộc bị từ chối. Thấy kim thượng chẳng có vẻ gì là kinh ngạc nổi nóng, Bành Thành huyện quân càng thêm tức tối, nửa hờn nửa giận xé thủ chiếu ra làm hai, còn ném xuống đất hai chân giẫm đạp, căm phẫn nói: “Thì ra là vô dụng!”
Chư nương tử nhao nhao hùa theo, ai nấy đều hủy ngự bút xin được, vụn giấy rách tán loạn khắp đất.
Kim thượng cũng không cáu giận, cười ha hả nói: “Ta đã bảo vô cớ thăng vị quan lại trên triều ắt sẽ không đồng ý rồi mà, các nàng lại không tin, cứ phải thế này mới chịu hết hi vọng. Chuyện này vẫn chưa xong đâu, các nàng chờ tiếp xem, không quá ba ngày tất sẽ có ngôn quan dâng tấu luận về việc này.”
Quả thế. Hai ngày sau, đồng tri gián viện Phạm Sư Đạo dâng tấu nói: “Trộm nghe chư ngự thị Thập Các lấy cớ Chu, Đổng sinh hạ công chúa được thăng vị, xin ngự bút định suông, cũng thăng làm tài tử, không phải cáo chỉ do Trung thư hạ, mà chốn tiêu phòng ngấp nghé thăng vị có rất nhiều. Chu, Đổng được thăng là chính đáng, những ngự thị này lại dựa vào đâu mà tấn bậc? Phẩm cấp tài tử sẵn cao, từ cổ đã có biên chế, thời Đường chỉ được bảy người, Tổ Tông bản triều quy định ngự thị tiêu phòng không quá hai, ba trăm, số người ngũ phẩm không có mấy. Nếu chư các đều thăng, nhân số này sẽ bị phá vỡ, người ngoài không tường, sẽ cho là bệ hạ sủng hạnh thái quá, không tiết chế ơn trạch. Nữ tử tính như tiểu nhân, sủng hạnh thái quá sẽ sinh lòng ngạo mạn, không tiết chế ơn trạch sẽ dẫn đến oán hờn vô cớ, không thể cai quản bằng biện pháp này. Lại chi tiêu quá nhiều, đòi hỏi quá lắm, bổng lộc tài tử bằng thuế thu trăm nhà trung lưu một tháng, ấy là còn chưa tính ban thưởng hằng năm. Huống hồ cáo mệnh hạ xuống chẳng qua quan lại, đương buổi thịnh há lại dung việc như thế…”
“Sủng hạnh thái quá sẽ sinh lòng ngạo mạn, không tiết chế ơn trạch sẽ dẫn đến oán hờn vô cớ”, những lời này xem chừng có hàm ý, mà biểu hiện của Bành Thành huyện quân cũng gợi lên sự chú ý đặc biệt của Ngự sử đài. Không lâu sau, ngự sử trung thừa Hàn Giáng tra ra Bành Thành huyện quân từng lén lút thông đồng với phản tặc, mật cáo lên kim thượng, kim thượng lập tức nghiêm tra cung nhân Thập Các, nhặt ra những kẻ xấc xược, không kính cẩn khác, trục xuất khỏi cung cùng Bành Thành huyện quân, giáng xuống làm nữ đạo sĩ, hoặc buộc họ xuống tóc làm ni cô. Về phần Thanh Hà quận quân, sau khi được hoàng hậu cất nhắc, Trung thư tán thành, đã được thăng lên làm tài tử.
Chuyện này cũng một lần nữa khiến người trong hậu cung được chứng kiến uy lực của đài gián, Miêu hiền phi cảm thán một phen cảnh ngộ Thập Các gặp phải, lại bảo riêng công chúa, đài gián là đôi mắt thứ hai của quan gia, nói câu này đại bất kính chứ, có lúc chẳng khác nào cha ngài, bắt được sai lầm là tóm riệt không tha, nhất định phải xử lý theo ý họ mới xong. Họ quản rất rộng, từ quốc sự đến chuyện nhà hoàng đế đều đòi nhúng tay vào, họ cũng sẽ treo gươm trên đầu con, con ở bên ngoài phải cẩn thận mọi bề, chớ để họ có lời, đừng để thanh gươm ấy rơi xuống.
Tác giả :
Milan Lady