Cô Thành Bế
Quyển 5 Chương 2: Thanh ca
(*) Từ này vừa có nghĩa là hát không có nhạc cụ đệm kèm, hay người mình gọi là hát chay, vừa có nghĩa là tiếng ca trong trẻo thanh thoát.
Ta không trực tiếp trả lời câu hỏi của công chúa, chỉ nói: “Nghe nói gần đây phò mã khổ học thi thư, khá có thành tựu.”
Những năm nay, Miêu thục nghi luôn rất cảnh giác đề phòng công chúa gặp mặt Lý Vĩ, mỗi lần Lý Vĩ vào cung, nhất định sẽ không cho công chúa đến nơi hắn xuất hiện. Hoàng Hựu năm thứ hai, quốc cữu Lý Dụng Hòa bệnh không qua khỏi, kim thượng có ý bảo công chúa theo Lý Vĩ tới nhà họ Lý cúng tế, Miêu thục nghi kiên quyết phản đối, nói công chúa chưa xuất giá đã sang nhà chồng sẽ chỉ khiến người đời chê trách, sau cùng rốt cuộc cũng xin được kim thượng thu hồi mệnh lệnh đã ban, chỉ bắt công chúa mặc áo tang trong cung.
Miêu thục nghi khổ tâm trăm bề, chỉ mong công chúa không phải thất vọng vì phò mã không xứng đôi quá sớm. Sau nữa, bà thậm chí còn hạ lệnh cấm cung nhân trong gác không được đề cập đến phò mã Lý Vĩ trước mặt công chúa.
“Sao nương tử phải khổ vậy chứ?” Hàn thị từng khuyên bà, “Hiện giờ không cho công chúa biết phò mã ra sao thì tương lai lúc hạ giáng đột ngột gặp mặt, chẳng phải sẽ càng khó chịu hơn sao?”
Miêu thục nghi buồn bã: “Kéo dài được ngày nào hay ngày ấy thôi. Trước khi hạ giáng không biết còn sống được mấy năm vô tư thoải mái, nếu giờ đã biết ngay, về sau công chúa nghĩ đến Lý Vĩ như vậy ắt sẽ phiền muộn, tuổi còn nhỏ mà mặt mày đã sầu thảm thì chẳng biết sẽ còn khó chịu đến nhường nào.”
Ta không dám luận xằng câu này Miêu thục nghi nói có chính xác hay không, có điều, mỗi bận bị công chúa hỏi, ta cũng quen thói trả lời theo hướng tích cực, không nhắc nhỏm gì đến khuyết điểm của phò mã.
Sau khi Phùng Kinh đỗ trạng nguyên, theo lệ được điều ra ngoài một năm làm giám thừa thông phán quân phủ (*) Kinh Nam. Nhiệm kỳ một năm thực ra là rất ngắn, đây là đặc ân dành cho người đỗ đầu tiến sĩ, các tiến sĩ còn lại đều phải làm nhiệm kỳ ba năm. Nhưng với công chúa thì hiển nhiên một năm này dài đằng đẵng, trong quãng thời gian đó, nàng chẳng còn cơ hội hé rèm ngó trộm chàng lang quân đẹp mắt ấy từ xa nữa. Đương nhiên, nàng không thường xuyên biểu lộ tình cảm dành cho Phùng Kinh, nhưng có đôi lúc, nàng sẽ nhìn bức rèm che đăm đăm một hồi lâu, thi thoảng lại thở dài sầu muộn.
(*) Giám thừa là chức quan giám sát ở một cơ quan nào đó, ở đây hẳn là quân khí giám thừa – quản lý vật dụng binh khí dùng trong quân đội; quân phủ là kho lương phục vụ cho quân đội.
Tết nguyên tiêu Hoàng Hựu năm thứ hai, trong cung có vài câu đố đèn lấy tên của đại thần để đố, trong đó có câu “Đi khắp thiên nhai gặp đế kỳ”. Công chúa trông thấy, hai mắt sáng rực, lập tức trỏ vào reo: “Là Phùng Kinh!” (*)
(*) Họ Phùng (冯) của Phùng Kinh đồng âm với Phùng trong “tương phùng (相逢)” có nghĩa là gặp gỡ; Chữ Kinh trong tên Phùng Kinh ghép với chữ Kỳ thành “kinh kỳ”tức nơi vua đóng đô.
Lời buột khỏi miệng, nàng biết ngay không ổn, im bặt liếc ta một cái, đỏ bừng mặt e lệ.
Ta gỡ tờ câu đố trên đèn lồng xuống, đưa cho tiểu hoàng môn bên cạnh, sai cậu ta đi lấy quà trúng thưởng cho công chúa, lại nói với nàng như không có chuyện gì xảy ra: “Chúc mừng công chúa, đoán đúng rồi.”
Nàng gặp lại Phùng Kinh vào mồng một Tết năm Hoàng Hựu thứ ba, lúc triều đình tổ chức đại triều hội.
Ngày ấy hoàng đế ngự tại Đại Khánh Điện, tiếp kiến quan lại các châu vào kinh bẩm tấu và sứ thần các nước. Nơi tiến hành triều hội rất rộng lớn, có bốn gã võ sĩ đứng ở bốn góc điện, gọi là “trấn điện tướng quân”, điện đình bày xa giá nghi trượng, văn võ bá quan đều triều phục mũ mão chỉnh tề đứng ở trong ngoài điện theo phẩm cấp, quan lại chư châu cầm vật hiến địa phương vào tấu, mà sứ thần các nước Khiết Đan, Hạ quốc, Cao Ly, Nam Phồn, Hồi Hột, Vu Điền, Chân Tịch, Đại Lý, Đại Thạch cũng đều mang cống phẩm theo nhóm vào điện chầu mừng.
Công chúa lấy lý do muốn nhìn đám sứ thần “râu dài mũi cao, tướng mạo quái dị” ngoại quốc, cầu được kim thượng cho phép nàng núp sau bình phong ngự tọa xem trộm nghi thức triều đình, mà ta thì biết mục đích thực sự của nàng là để xem Phùng Kinh nhậm chức bên ngoài trở về.
Sau khi Phùng Kinh trở về đã thông qua kỳ triệu thí vào được quán các, chức quan hiện tại là trực Tập hiền viện, phẩm cấp còn chưa đủ để đứng chầu trong điện, thế nên công chúa chỉ có thể nhìn chàng một thoáng ngắn ngủi khi chàng theo các quan viên quán các vào điện chầu mừng.
Áo bào la đỏ, diềm lụa đen, phương nội tâm lĩnh trắng, triều phục của Phùng Kinh không khác gì kẻ sĩ quán các chung quanh, nhưng trong nhóm vào chầu này lại vẫn chói lọi như kỳ lân phượng hoàng.
Công chúa không hề thất vọng, lúc trở lại trong cung còn lấp ló hé cười.
Nhưng nụ cười của nàng nhanh chóng tắt ngấm trong bữa tiệc cung đình tối đó.
Chầu mừng xong, hoàng đế ban thưởng cỗ rượu ở đại điện, còn hoàng hậu thì thết đãi mệnh phụ vào cung chúc tụng cùng ngày tại tiện điện Hậu uyển. Trước khi mở tiệc, nội ngoại mệnh phụ sẽ theo thứ tự lần lượt ra khỏi hàng bái lạy hoàng hậu, trong đó có một vị phu nhân tuổi còn rất trẻ, dung mạo cử chỉ nhã nhặn, xem dáng dấp phỏng chừng chưa quá hai mươi, lại chưa từng vào cung trước đây, hoàng hậu thấy nàng lần đầu đã để ý, trong yến hội còn liên tục ngoái nhìn, nội thị đô tri đứng hầu Trương Duy Cát phát hiện ra, bèn khom người thuyết minh: “Đó là phu nhân Phú thị mới cưới của trực Tập hiền viện.”
Ta lập tức nhìn sang công chúa, thấy thần sắc hoan hỉ ban nãy của nàng đã bị câu này xóa sạch trong chớp mắt, vẻ mặt dần xám xịt.
Hoàng hậu nghe Trương Duy Cát nói rồi, càng để tâm hơn, bảo y mời Phú phu nhân tới trước ngự tọa, hỏi: “Phu nhân có phải con gái Phú thị lang?”
Phú phu nhân cúi đầu thừa nhận mình là con gái Phú Bật, hoàng hậu cười hiền: “Hèn chi ta cứ thấy phu nhân quen mắt, hóa ra là giống Án phu nhân.”
Phu nhân Phú Bật là con gái của tể tướng tiền triều Án Thù, trước đây từng vào cung mấy lần, thế nên hoàng hậu nói vậy ý là vợ con Phú Bật bề ngoài giống nhau.
Tần ngự hai bên nghe xong đều quay sang ngó Phú phu nhân, cười hỏi nàng năm nay bao tuổi, thành hôn với Phùng Kinh khi nào, Phú phu nhân đỏ mặt nhất nhất trả lời, chư phu nhân lại sôi nổi chúc mừng nàng, chỉ duy Trương quý phi ngồi một bên hờ hững chen miệng: “Bảo sao gần đây không nghe nói Phùng học sĩ đi đâu xem mắt hộ ai nữa, chắc là bị Phú phu nhân quản chặt rồi.”
Trương quý phi ám chỉ một chuyện thú vị lưu truyền trong triều vào năm ngoái, trực Tập hiền viện Tổ Vô Trạch tướng mạo xấu xí, hơn bốn mươi rồi vẫn chưa lấy được vợ, sau lại nhìn trúng một cô gái xinh đẹp họ Từ, liền nhờ bà mai hỏi cưới, nhưng Từ cô nương khăng khăng đòi phải thấy mặt Tổ Vô Trạch trước rồi mới cho câu trả lời. Tổ Vô Trạch tự biết Từ cô nương mà thấy mặt mình ắt sẽ không đồng ý hôn sự, bèn năn nỉ đồng liêu mới vào quán các Phùng Kinh đi xem mắt hộ. Phùng Kinh nhận lời nhờ vả của y, thong dong tiêu sái giương roi thúc ngựa lướt qua cửa nhà Từ cô nương, Từ cô nương vừa thoáng trông đã động lòng cảm mến. Bà mối của Tổ Vô Trạch chỉ vào bóng dáng Phùng Kinh nói với cô: “Đấy chính là Tổ học sĩ.” Từ cô nương mừng rỡ khôn xiết, lập tức đồng ý hôn sự. Nào ngờ cưới xong phát hiện ra tân lang hàng không đúng mẫu, Từ cô nương nổi giận, lập tức viết “thư bỏ chồng” vứt cho Tổ Vô Trạch, sau đó thu dọn tư trang về nhà mẹ đẻ.
Trương quý phi nhắc đến việc này tất nhiên là không có ý tốt, nhưng chư phu nhân nghe vào đa số đều không nhịn được phì cười, làm Phú phu nhân lúng túng cúi gằm mặt, không biết làm sao cho phải. Du sung nghi thấy thế, khoan thai liếc Trương quý phi rồi cười nói với Phú phu nhân: “Đi xem mắt hộ cũng không sao, đừng để bị người ta kéo đi ép duyên là được.”
Sắc mặt Trương quý phi sa sầm, ánh mắt sắc nhọn đâm thẳng vào Du sung nghi, mà Du sung nghi thì giả vờ không cảm giác được, bình tĩnh chỉnh trang hoa điền bên tóc mai.
Lúc này, hoàng hậu cất lời bảo chư phu nhân: “Phú phu nhân còn trẻ, lại là lần đầu tiên vào cung, không quen nghe các ngươi trêu ghẹo, sau này cũng đừng nói nữa.”
Chư phu nhân cúi người thưa dạ. Hoàng hậu lại mỉm cười nhìn Phú phu nhân: “Có điều, phu nhân về rồi cũng phải khuyên Phùng học sĩ, về sau đừng đi xem mắt thay nữa. Tuy xuất phát điểm của chàng ta nguyên có ý tốt, muốn giúp đồng liêu kết thành lương duyên, nhưng đối với tiểu nương tử nhà người ta mà nói thì đây là hành động cố ý lừa gạt làm lỡ chuyện chung thân, chẳng khác nào ỷ đẹp hành hung.”
Ỷ đẹp hành hung? Cách nói này cũng thật độc đáo. Ta lại liếc công chúa, thấy nàng ngơ ngác ngẩn người, đại khái cũng đang suy nghĩ lời hoàng hậu nói.
Phú phu nhân cúi người ưng thuận, hoàng hậu bảo nàng nhập tọa, tiếp tục xem tiệc rượu. Công chúa thình lình đứng bật dậy, đi ra ngoài. Ta theo gót như thường lệ, ra đến ngoài điện, nàng quay đầu trừng ta, giọng giận dữ: “Ta muốn đi thay y phục, không được phép theo ta!”
Trong mắt nàng đã rưng rưng lệ, chỉ chực tràn mi.
Ta im lặng dừng bước. Nàng nâng tay áo lau lệ, nhanh chóng chạy khỏi tầm mắt ta.
Ta trở lại trong điện. Bên trong vẫn là ca múa thái bình, xiêm y hoa lệ, lúc này hầu chuyện hoàng hậu đang là mấy vị phu nhân ngoại thích. Hoàng hậu hỏi thăm phu nhân Lý Dụng Hòa Dương thị tình hình gần đây của Lý Vĩ rồi hỏi sang em dâu mình, phu nhân Tào Dật Trương thị: “Đã lâu không thấy anh em hai đứa, chúng nó vẫn khỏe chứ?”
Trương phu nhân cười đáp: “Vẫn bình thường ạ, học qua loa vài trang sách, bắn lung tung mấy mũi tên, chẳng có tiền đồ gì. Nhờ phúc của nương nương và hoàng ân bao la của quan gia, mấy ngày trước cho thằng lớn nhậm chức cung phụng quan, hôm nay phu quân cũng đưa cả thằng lớn vào cung bái lạy tạ ơn đấy ạ.”
Hoàng hậu lộ vẻ vui mừng: “Thằng lớn cũng tới à, sao không bảo nó đến đây gặp ta?”
Trương phu nhân nói: “Thần thiếp cũng muốn dẫn nó sang đây bái tạ nương nương, chỉ là nó giờ đã mười bốn, không phải lớn nhưng cũng chẳng còn nhỏ nữa, không tiện vào diện kiến chư vị phu nhân. Ban nãy thần thiếp có bảo nó bao giờ nghi thức chầu mừng kết thúc thì tới chờ dưới hàng hiên tiện điện Hậu uyển, đợi tiệc tan, nương nương tuyên triệu rồi vào.”
Hoàng hậu cười: “Em sắp xếp như vậy cố nhiên thỏa đáng, chỉ là để thằng lớn đợi bên ngoài thế, chẳng phải bắt nó chịu đói à?” nói đoạn quay sang bảo Trương Duy Cát sai người mang chút đồ ăn ra cho Tào Bình.
Hoàng hậu tiếp tục ôn hòa thăm hỏi phu nhân trọng thần và ngoại thích, nhưng ta đã chẳng còn lòng dạ nào mà nghe tiếp, chỉ nhìn chằm chằm giá đèn ngàn nhánh, thầm đếm số lần ngọn lửa nhấp nháy trong bụng, dùng cách này tính toán thời gian công chúa rời đi.
Mà nàng mãi vẫn không về. Cuối cùng, ta từ bỏ chờ đợi, gọi hai tiểu cung nữ, đứng dậy ra cửa đi tìm nàng.
Cung nữ tìm khắp các phòng buồng lân cận mà không thấy công chúa ở trong. Ta không khỏi lo lắng, lập tức trở về Nghi Phượng Các tìm, cũng chẳng gặp đến bóng dáng nàng. Tức thì cuống lên, rảo bước bôn tẩu giữa các điện gác đại nội, một lòng chỉ mong tìm được nàng về.
Qua một lúc lâu, đèn hoa đã treo cao trong cung, ánh sáng núi đèn rực rỡ huy hoàng, mà vẫn không thấy tung tích công chúa đâu. Cuối cùng ta đi ra Hậu uyển, ủ rũ ngồi bên Tân Dao Trì, đờ đẫn nhìn chòng chọc bóng ngược của núi đèn chiếu trên mặt nước.
Chính lúc đó, chợt thấy nước hồ gợn sóng, một con thuyền nhỏ chèo từ giữa sen nổi liễu rủ ra, dấy lên những làn sóng nhè nhẹ xô vỡ hình bóng đèn hoa kim bích trong nước, thong thả đẩy chiếc thuyền bơi vào giữa hồ.
Trên thuyền có hai người. Ngồi ở đầu thuyền là một thiếu nữ, chiếm cứ đuôi thuyền là một thiếu niên. Cậu thiếu niên nhàn nhã khua chèo, vừa chầm chậm tát nước, vừa cất giọng hát ca: “Ngày lại qua ngày, trống êm ả. Thời gian giục giã, người lại già. Vui chẳng bao xa cảnh đẹp quá. Cất tiếng ca. Một khúc thần tiên Ngư gia ngạo.”
Xướng tới đây, cậu thiếu niên hơi cúi người, nhấc một chiếc đèn hoa sen cung nhân thả trên mặt nước lên, mỉm cười đưa cho thiếu nữ trước mặt, rồi lại tiếp nối câu hát bên trên: “Nước xanh thăm thẳm trời biêng biếc. Nhân sinh được mấy thì xuân tiết. Túy lúy cười to đừng để tiếc. Cần phải biết. Vạn sự thế gian mãi liên miên.” (*)
(*) Bài từ “Họa cổ thanh trung hôn hựu hiểu” theo điệu Ngư gia ngạo của Án Thù.
Dưới ánh trăng, sương lắng sóng xanh trải mênh mang, thiếu niên một mình ôm mái chèo, tiếng thanh ca khi mờ khi tỏ, tuổi độ chừng mười bốn mười lăm, song đã rõ mày kiếm mắt sáng, dáng dấp phong lưu tràn sinh lực.
Mà thiếu nữ thì nhìn cậu chăm chăm, ngoại trừ lúc nhận chiếc đèn hoa, nàng một mực yên tĩnh ngồi đó, không mở miệng câu nào. Lúc bóng đèn theo gợn sóng lay ánh lên mặt nàng, có thể trông thấy dưới mắt nàng đọng vệt lệ loang loáng.
Ta lặng lẽ đứng dậy, đi tới dưới hàng liễu ven bờ, đợi thiếu niên chèo thuyền lại gần bờ rồi thì cúi người với thiếu nữ, giọng nhẹ nhàng: “Công chúa, phải về thôi.”
Công chúa đứng dậy. Thiếu niên nhanh nhẹn nhảy lên bờ, buộc chặt thuyền, lại chìa tay cho công chúa tỏ ý muốn đỡ nàng lên.
Gần như đồng thời, ta cũng chìa tay về phía nàng.
Nàng thoáng do dự, cuối cùng vẫn chọn để ta dìu.
Công chúa lên bờ rồi, ta xá thiếu niên kia một lạy, nói: “Đa tạ Tào công tử.”
Ta không trực tiếp trả lời câu hỏi của công chúa, chỉ nói: “Nghe nói gần đây phò mã khổ học thi thư, khá có thành tựu.”
Những năm nay, Miêu thục nghi luôn rất cảnh giác đề phòng công chúa gặp mặt Lý Vĩ, mỗi lần Lý Vĩ vào cung, nhất định sẽ không cho công chúa đến nơi hắn xuất hiện. Hoàng Hựu năm thứ hai, quốc cữu Lý Dụng Hòa bệnh không qua khỏi, kim thượng có ý bảo công chúa theo Lý Vĩ tới nhà họ Lý cúng tế, Miêu thục nghi kiên quyết phản đối, nói công chúa chưa xuất giá đã sang nhà chồng sẽ chỉ khiến người đời chê trách, sau cùng rốt cuộc cũng xin được kim thượng thu hồi mệnh lệnh đã ban, chỉ bắt công chúa mặc áo tang trong cung.
Miêu thục nghi khổ tâm trăm bề, chỉ mong công chúa không phải thất vọng vì phò mã không xứng đôi quá sớm. Sau nữa, bà thậm chí còn hạ lệnh cấm cung nhân trong gác không được đề cập đến phò mã Lý Vĩ trước mặt công chúa.
“Sao nương tử phải khổ vậy chứ?” Hàn thị từng khuyên bà, “Hiện giờ không cho công chúa biết phò mã ra sao thì tương lai lúc hạ giáng đột ngột gặp mặt, chẳng phải sẽ càng khó chịu hơn sao?”
Miêu thục nghi buồn bã: “Kéo dài được ngày nào hay ngày ấy thôi. Trước khi hạ giáng không biết còn sống được mấy năm vô tư thoải mái, nếu giờ đã biết ngay, về sau công chúa nghĩ đến Lý Vĩ như vậy ắt sẽ phiền muộn, tuổi còn nhỏ mà mặt mày đã sầu thảm thì chẳng biết sẽ còn khó chịu đến nhường nào.”
Ta không dám luận xằng câu này Miêu thục nghi nói có chính xác hay không, có điều, mỗi bận bị công chúa hỏi, ta cũng quen thói trả lời theo hướng tích cực, không nhắc nhỏm gì đến khuyết điểm của phò mã.
Sau khi Phùng Kinh đỗ trạng nguyên, theo lệ được điều ra ngoài một năm làm giám thừa thông phán quân phủ (*) Kinh Nam. Nhiệm kỳ một năm thực ra là rất ngắn, đây là đặc ân dành cho người đỗ đầu tiến sĩ, các tiến sĩ còn lại đều phải làm nhiệm kỳ ba năm. Nhưng với công chúa thì hiển nhiên một năm này dài đằng đẵng, trong quãng thời gian đó, nàng chẳng còn cơ hội hé rèm ngó trộm chàng lang quân đẹp mắt ấy từ xa nữa. Đương nhiên, nàng không thường xuyên biểu lộ tình cảm dành cho Phùng Kinh, nhưng có đôi lúc, nàng sẽ nhìn bức rèm che đăm đăm một hồi lâu, thi thoảng lại thở dài sầu muộn.
(*) Giám thừa là chức quan giám sát ở một cơ quan nào đó, ở đây hẳn là quân khí giám thừa – quản lý vật dụng binh khí dùng trong quân đội; quân phủ là kho lương phục vụ cho quân đội.
Tết nguyên tiêu Hoàng Hựu năm thứ hai, trong cung có vài câu đố đèn lấy tên của đại thần để đố, trong đó có câu “Đi khắp thiên nhai gặp đế kỳ”. Công chúa trông thấy, hai mắt sáng rực, lập tức trỏ vào reo: “Là Phùng Kinh!” (*)
(*) Họ Phùng (冯) của Phùng Kinh đồng âm với Phùng trong “tương phùng (相逢)” có nghĩa là gặp gỡ; Chữ Kinh trong tên Phùng Kinh ghép với chữ Kỳ thành “kinh kỳ”tức nơi vua đóng đô.
Lời buột khỏi miệng, nàng biết ngay không ổn, im bặt liếc ta một cái, đỏ bừng mặt e lệ.
Ta gỡ tờ câu đố trên đèn lồng xuống, đưa cho tiểu hoàng môn bên cạnh, sai cậu ta đi lấy quà trúng thưởng cho công chúa, lại nói với nàng như không có chuyện gì xảy ra: “Chúc mừng công chúa, đoán đúng rồi.”
Nàng gặp lại Phùng Kinh vào mồng một Tết năm Hoàng Hựu thứ ba, lúc triều đình tổ chức đại triều hội.
Ngày ấy hoàng đế ngự tại Đại Khánh Điện, tiếp kiến quan lại các châu vào kinh bẩm tấu và sứ thần các nước. Nơi tiến hành triều hội rất rộng lớn, có bốn gã võ sĩ đứng ở bốn góc điện, gọi là “trấn điện tướng quân”, điện đình bày xa giá nghi trượng, văn võ bá quan đều triều phục mũ mão chỉnh tề đứng ở trong ngoài điện theo phẩm cấp, quan lại chư châu cầm vật hiến địa phương vào tấu, mà sứ thần các nước Khiết Đan, Hạ quốc, Cao Ly, Nam Phồn, Hồi Hột, Vu Điền, Chân Tịch, Đại Lý, Đại Thạch cũng đều mang cống phẩm theo nhóm vào điện chầu mừng.
Công chúa lấy lý do muốn nhìn đám sứ thần “râu dài mũi cao, tướng mạo quái dị” ngoại quốc, cầu được kim thượng cho phép nàng núp sau bình phong ngự tọa xem trộm nghi thức triều đình, mà ta thì biết mục đích thực sự của nàng là để xem Phùng Kinh nhậm chức bên ngoài trở về.
Sau khi Phùng Kinh trở về đã thông qua kỳ triệu thí vào được quán các, chức quan hiện tại là trực Tập hiền viện, phẩm cấp còn chưa đủ để đứng chầu trong điện, thế nên công chúa chỉ có thể nhìn chàng một thoáng ngắn ngủi khi chàng theo các quan viên quán các vào điện chầu mừng.
Áo bào la đỏ, diềm lụa đen, phương nội tâm lĩnh trắng, triều phục của Phùng Kinh không khác gì kẻ sĩ quán các chung quanh, nhưng trong nhóm vào chầu này lại vẫn chói lọi như kỳ lân phượng hoàng.
Công chúa không hề thất vọng, lúc trở lại trong cung còn lấp ló hé cười.
Nhưng nụ cười của nàng nhanh chóng tắt ngấm trong bữa tiệc cung đình tối đó.
Chầu mừng xong, hoàng đế ban thưởng cỗ rượu ở đại điện, còn hoàng hậu thì thết đãi mệnh phụ vào cung chúc tụng cùng ngày tại tiện điện Hậu uyển. Trước khi mở tiệc, nội ngoại mệnh phụ sẽ theo thứ tự lần lượt ra khỏi hàng bái lạy hoàng hậu, trong đó có một vị phu nhân tuổi còn rất trẻ, dung mạo cử chỉ nhã nhặn, xem dáng dấp phỏng chừng chưa quá hai mươi, lại chưa từng vào cung trước đây, hoàng hậu thấy nàng lần đầu đã để ý, trong yến hội còn liên tục ngoái nhìn, nội thị đô tri đứng hầu Trương Duy Cát phát hiện ra, bèn khom người thuyết minh: “Đó là phu nhân Phú thị mới cưới của trực Tập hiền viện.”
Ta lập tức nhìn sang công chúa, thấy thần sắc hoan hỉ ban nãy của nàng đã bị câu này xóa sạch trong chớp mắt, vẻ mặt dần xám xịt.
Hoàng hậu nghe Trương Duy Cát nói rồi, càng để tâm hơn, bảo y mời Phú phu nhân tới trước ngự tọa, hỏi: “Phu nhân có phải con gái Phú thị lang?”
Phú phu nhân cúi đầu thừa nhận mình là con gái Phú Bật, hoàng hậu cười hiền: “Hèn chi ta cứ thấy phu nhân quen mắt, hóa ra là giống Án phu nhân.”
Phu nhân Phú Bật là con gái của tể tướng tiền triều Án Thù, trước đây từng vào cung mấy lần, thế nên hoàng hậu nói vậy ý là vợ con Phú Bật bề ngoài giống nhau.
Tần ngự hai bên nghe xong đều quay sang ngó Phú phu nhân, cười hỏi nàng năm nay bao tuổi, thành hôn với Phùng Kinh khi nào, Phú phu nhân đỏ mặt nhất nhất trả lời, chư phu nhân lại sôi nổi chúc mừng nàng, chỉ duy Trương quý phi ngồi một bên hờ hững chen miệng: “Bảo sao gần đây không nghe nói Phùng học sĩ đi đâu xem mắt hộ ai nữa, chắc là bị Phú phu nhân quản chặt rồi.”
Trương quý phi ám chỉ một chuyện thú vị lưu truyền trong triều vào năm ngoái, trực Tập hiền viện Tổ Vô Trạch tướng mạo xấu xí, hơn bốn mươi rồi vẫn chưa lấy được vợ, sau lại nhìn trúng một cô gái xinh đẹp họ Từ, liền nhờ bà mai hỏi cưới, nhưng Từ cô nương khăng khăng đòi phải thấy mặt Tổ Vô Trạch trước rồi mới cho câu trả lời. Tổ Vô Trạch tự biết Từ cô nương mà thấy mặt mình ắt sẽ không đồng ý hôn sự, bèn năn nỉ đồng liêu mới vào quán các Phùng Kinh đi xem mắt hộ. Phùng Kinh nhận lời nhờ vả của y, thong dong tiêu sái giương roi thúc ngựa lướt qua cửa nhà Từ cô nương, Từ cô nương vừa thoáng trông đã động lòng cảm mến. Bà mối của Tổ Vô Trạch chỉ vào bóng dáng Phùng Kinh nói với cô: “Đấy chính là Tổ học sĩ.” Từ cô nương mừng rỡ khôn xiết, lập tức đồng ý hôn sự. Nào ngờ cưới xong phát hiện ra tân lang hàng không đúng mẫu, Từ cô nương nổi giận, lập tức viết “thư bỏ chồng” vứt cho Tổ Vô Trạch, sau đó thu dọn tư trang về nhà mẹ đẻ.
Trương quý phi nhắc đến việc này tất nhiên là không có ý tốt, nhưng chư phu nhân nghe vào đa số đều không nhịn được phì cười, làm Phú phu nhân lúng túng cúi gằm mặt, không biết làm sao cho phải. Du sung nghi thấy thế, khoan thai liếc Trương quý phi rồi cười nói với Phú phu nhân: “Đi xem mắt hộ cũng không sao, đừng để bị người ta kéo đi ép duyên là được.”
Sắc mặt Trương quý phi sa sầm, ánh mắt sắc nhọn đâm thẳng vào Du sung nghi, mà Du sung nghi thì giả vờ không cảm giác được, bình tĩnh chỉnh trang hoa điền bên tóc mai.
Lúc này, hoàng hậu cất lời bảo chư phu nhân: “Phú phu nhân còn trẻ, lại là lần đầu tiên vào cung, không quen nghe các ngươi trêu ghẹo, sau này cũng đừng nói nữa.”
Chư phu nhân cúi người thưa dạ. Hoàng hậu lại mỉm cười nhìn Phú phu nhân: “Có điều, phu nhân về rồi cũng phải khuyên Phùng học sĩ, về sau đừng đi xem mắt thay nữa. Tuy xuất phát điểm của chàng ta nguyên có ý tốt, muốn giúp đồng liêu kết thành lương duyên, nhưng đối với tiểu nương tử nhà người ta mà nói thì đây là hành động cố ý lừa gạt làm lỡ chuyện chung thân, chẳng khác nào ỷ đẹp hành hung.”
Ỷ đẹp hành hung? Cách nói này cũng thật độc đáo. Ta lại liếc công chúa, thấy nàng ngơ ngác ngẩn người, đại khái cũng đang suy nghĩ lời hoàng hậu nói.
Phú phu nhân cúi người ưng thuận, hoàng hậu bảo nàng nhập tọa, tiếp tục xem tiệc rượu. Công chúa thình lình đứng bật dậy, đi ra ngoài. Ta theo gót như thường lệ, ra đến ngoài điện, nàng quay đầu trừng ta, giọng giận dữ: “Ta muốn đi thay y phục, không được phép theo ta!”
Trong mắt nàng đã rưng rưng lệ, chỉ chực tràn mi.
Ta im lặng dừng bước. Nàng nâng tay áo lau lệ, nhanh chóng chạy khỏi tầm mắt ta.
Ta trở lại trong điện. Bên trong vẫn là ca múa thái bình, xiêm y hoa lệ, lúc này hầu chuyện hoàng hậu đang là mấy vị phu nhân ngoại thích. Hoàng hậu hỏi thăm phu nhân Lý Dụng Hòa Dương thị tình hình gần đây của Lý Vĩ rồi hỏi sang em dâu mình, phu nhân Tào Dật Trương thị: “Đã lâu không thấy anh em hai đứa, chúng nó vẫn khỏe chứ?”
Trương phu nhân cười đáp: “Vẫn bình thường ạ, học qua loa vài trang sách, bắn lung tung mấy mũi tên, chẳng có tiền đồ gì. Nhờ phúc của nương nương và hoàng ân bao la của quan gia, mấy ngày trước cho thằng lớn nhậm chức cung phụng quan, hôm nay phu quân cũng đưa cả thằng lớn vào cung bái lạy tạ ơn đấy ạ.”
Hoàng hậu lộ vẻ vui mừng: “Thằng lớn cũng tới à, sao không bảo nó đến đây gặp ta?”
Trương phu nhân nói: “Thần thiếp cũng muốn dẫn nó sang đây bái tạ nương nương, chỉ là nó giờ đã mười bốn, không phải lớn nhưng cũng chẳng còn nhỏ nữa, không tiện vào diện kiến chư vị phu nhân. Ban nãy thần thiếp có bảo nó bao giờ nghi thức chầu mừng kết thúc thì tới chờ dưới hàng hiên tiện điện Hậu uyển, đợi tiệc tan, nương nương tuyên triệu rồi vào.”
Hoàng hậu cười: “Em sắp xếp như vậy cố nhiên thỏa đáng, chỉ là để thằng lớn đợi bên ngoài thế, chẳng phải bắt nó chịu đói à?” nói đoạn quay sang bảo Trương Duy Cát sai người mang chút đồ ăn ra cho Tào Bình.
Hoàng hậu tiếp tục ôn hòa thăm hỏi phu nhân trọng thần và ngoại thích, nhưng ta đã chẳng còn lòng dạ nào mà nghe tiếp, chỉ nhìn chằm chằm giá đèn ngàn nhánh, thầm đếm số lần ngọn lửa nhấp nháy trong bụng, dùng cách này tính toán thời gian công chúa rời đi.
Mà nàng mãi vẫn không về. Cuối cùng, ta từ bỏ chờ đợi, gọi hai tiểu cung nữ, đứng dậy ra cửa đi tìm nàng.
Cung nữ tìm khắp các phòng buồng lân cận mà không thấy công chúa ở trong. Ta không khỏi lo lắng, lập tức trở về Nghi Phượng Các tìm, cũng chẳng gặp đến bóng dáng nàng. Tức thì cuống lên, rảo bước bôn tẩu giữa các điện gác đại nội, một lòng chỉ mong tìm được nàng về.
Qua một lúc lâu, đèn hoa đã treo cao trong cung, ánh sáng núi đèn rực rỡ huy hoàng, mà vẫn không thấy tung tích công chúa đâu. Cuối cùng ta đi ra Hậu uyển, ủ rũ ngồi bên Tân Dao Trì, đờ đẫn nhìn chòng chọc bóng ngược của núi đèn chiếu trên mặt nước.
Chính lúc đó, chợt thấy nước hồ gợn sóng, một con thuyền nhỏ chèo từ giữa sen nổi liễu rủ ra, dấy lên những làn sóng nhè nhẹ xô vỡ hình bóng đèn hoa kim bích trong nước, thong thả đẩy chiếc thuyền bơi vào giữa hồ.
Trên thuyền có hai người. Ngồi ở đầu thuyền là một thiếu nữ, chiếm cứ đuôi thuyền là một thiếu niên. Cậu thiếu niên nhàn nhã khua chèo, vừa chầm chậm tát nước, vừa cất giọng hát ca: “Ngày lại qua ngày, trống êm ả. Thời gian giục giã, người lại già. Vui chẳng bao xa cảnh đẹp quá. Cất tiếng ca. Một khúc thần tiên Ngư gia ngạo.”
Xướng tới đây, cậu thiếu niên hơi cúi người, nhấc một chiếc đèn hoa sen cung nhân thả trên mặt nước lên, mỉm cười đưa cho thiếu nữ trước mặt, rồi lại tiếp nối câu hát bên trên: “Nước xanh thăm thẳm trời biêng biếc. Nhân sinh được mấy thì xuân tiết. Túy lúy cười to đừng để tiếc. Cần phải biết. Vạn sự thế gian mãi liên miên.” (*)
(*) Bài từ “Họa cổ thanh trung hôn hựu hiểu” theo điệu Ngư gia ngạo của Án Thù.
Dưới ánh trăng, sương lắng sóng xanh trải mênh mang, thiếu niên một mình ôm mái chèo, tiếng thanh ca khi mờ khi tỏ, tuổi độ chừng mười bốn mười lăm, song đã rõ mày kiếm mắt sáng, dáng dấp phong lưu tràn sinh lực.
Mà thiếu nữ thì nhìn cậu chăm chăm, ngoại trừ lúc nhận chiếc đèn hoa, nàng một mực yên tĩnh ngồi đó, không mở miệng câu nào. Lúc bóng đèn theo gợn sóng lay ánh lên mặt nàng, có thể trông thấy dưới mắt nàng đọng vệt lệ loang loáng.
Ta lặng lẽ đứng dậy, đi tới dưới hàng liễu ven bờ, đợi thiếu niên chèo thuyền lại gần bờ rồi thì cúi người với thiếu nữ, giọng nhẹ nhàng: “Công chúa, phải về thôi.”
Công chúa đứng dậy. Thiếu niên nhanh nhẹn nhảy lên bờ, buộc chặt thuyền, lại chìa tay cho công chúa tỏ ý muốn đỡ nàng lên.
Gần như đồng thời, ta cũng chìa tay về phía nàng.
Nàng thoáng do dự, cuối cùng vẫn chọn để ta dìu.
Công chúa lên bờ rồi, ta xá thiếu niên kia một lạy, nói: “Đa tạ Tào công tử.”
Tác giả :
Milan Lady