Cô Thành Bế
Quyển 4 Chương 6: Thương Lang
*Chương này có nội dung ảnh, nếu bạn không thấy nội dung chương, vui lòng bật chế độ hiện hình ảnh của trình duyệt để đọc.
Kể từ đó, thái độ của hoàng hậu với kim thượng luôn duy trì trong kính cẩn khách khí, tôn trọng xa cách. Thường ngày, bà siêng năng xử lý sự vụ hậu cung, ân uy song song thực thi, bởi vậy được cung cấm kính nể, không xảy ra thêm loạn gì nữa, duy Trương quý phi là thường xuyên cố ý khiêu khích, yêu cầu mang rất nhiều thứ xa hoa vào Ninh Hoa Điện. Chỗ ở của phi thiếp xưng “điện” đã là tiếm quyền, mà ả còn liên tục lướt qua hoàng hậu, tự mình ra lệnh cho lưỡng tỉnh lục cục, thế nên mọi chi phí ăn tiêu của Ninh Hoa Điện đều vượt quá trung cung. Song bên hoàng hậu vẫn ung dung, không chỗ nào không khoan thứ, mặc cho Trương quý phi vô lễ cỡ nào cũng không tức giận.
Mãi đến tháng Mười hai năm ấy, ta mới lại lần nữa trông thấy thần sắc bi thương hiện lên nơi chân mày hoàng hậu, nhưng cũng chẳng phải vì việc của Trương thị.
Xế chiều hôm đó, như thường lệ, công chúa đến Nhu Nghi Điện vấn an buổi tối, ta theo hầu đồng hành, vào trong điện, thấy hoàng hậu đang ngồi một mình xem một cuộn giấy trên bàn, lúc quay sang nhìn chúng ta, trong mắt long lanh, loang loáng ánh lệ.
Công chúa kinh hãi, quên cả hành lễ, rảo bước qua lo lắng hỏi: “Nương nương, sao vậy ạ?”
Hoàng hậu lau nước mắt rồi cười nhợt nhạt, kéo công chúa ngồi xuống bên mình, im lặng ôm lấy nàng, một hồi lâu sau mới nói: “Phu quân một người bạn thân của nương nương qua đời tháng trước… Phu quân em ấy bị oan mà chết, em ấy vẫn còn trẻ, mấy đứa con đều chưa lớn…”
“Bị oan mà chết?” Công chúa ngạc nhiên, “Thế nương nương nói oan tình ấy với cha đi, xin cha giải tội cho y.”
Hoàng hậu rầu rầu cười, chỉ ôm chặt công chúa, không tiếp lời.
Có lẽ ý thức được trong đây tự có chỗ khó, công chúa cụp mi xuống, cũng hơi ủ ê. Tựa vào lòng hoàng hậu, dời mắt sang cuộn giấy trên bàn, nàng lại hỏi: “Đây là thư bà ấy gửi cho nương nương ạ? Chữ đẹp quá.”
Đó thực ra không giống một bức thư, kích thước trang giấy và thể chữ đều lớn hơn thư từ bình thường. Ta cách xa nên không nhìn rõ được cụ thể là viết gì, chỉ cảm thấy chữ trong đó ngang dọc xiên cong, móc vòng uốn lượn, là viết theo lối thảo, khá có khí thế.
Hoàng hậu không đáp đúng chăng, chỉ hỏi công chúa: “Con nhận ra được đây là chữ ai không?”
Công chúa tỉ mỉ xem rồi nói: “Chữ này viết giống nhành hoa mới mọc, rất xinh đẹp, nhưng lại khác những thiếp chữ cha cho con xem… Chẳng dễ đoán chút nào.”
“Người này không khoe khoang bút nghiên, nhưng người đời lại tranh nhau lưu truyền từng mẩu thiếp vụn của y, bí phủ thì lại không trữ bao nhiêu, khó trách con không nhận ra.” Hoàng hậu hiền hòa nói với công chúa, lại đưa mắt sang ta, bảo: “Hoài Cát, ngươi từng làm việc ở Thư nghệ cục, cũng tới xem thử đi.”
Ta tuân mệnh lại gần, cúi đầu nhìn, thấy trên đó viết một bài “Thủy điệu ca đầu”:
“Lưa thưa mưa Thái Hồ, phủ mờ Động Đình San. Đâu bóng ngư long, mây mù buông kín mờ không gian. Ngẫm sự Trương Hàn Phạm Lãi, bỗng thuyền nhẹ khua gấp nhịp, vệt sóng đã vội tan. Chiều tà giông bão nổi, quanh co đường gian nan. Chí trượng phu, đương buổi thịnh, thẹn cảnh nhàn. Tuổi xanh cớ gì khốn đốn, tóc hoa ngả sắc tàn. Toan buông câu đầm vắng, lại lo chim âu ngờ, chẳng màng tựa thanh quan. Khua chèo qua lau sậy, lặng ngắm con sóng lan.” (*)
Ta từng gặp thể chữ này, ý ẩn trong bài từ này cũng phù hợp với tình cảnh của người ta đoán. Nhìn chung quanh trái phải, thấy chỉ có hai, ba cung nhân thân cận của hoàng hậu, lúc này mới dám mở miệng: “Chữ này như hoa nở trong rừng, trăng trên sông Hoài, hẳn là đến từ ngòi bút Tô Tử Mỹ khi say.”
(*) Đây là bài từ “Thương Lang Đình” của Tô Thuấn Khâm, “Thủy điệu ca đầu” là tên điệu;bản dịch của Hà Thủy Nguyên.
Hoàng hậu đáp phải, nói với ta: “Tháng trước y viết nên bài từ này, không bao lâu sau thì bệnh chết ở Tô Châu.”
“Tô Tử Mỹ? Là y chết?” Công chúa cực kỳ bất ngờ.
Hoàng hậu gật đầu, buồn bã nói, “Ngẫm lại thật khiến người ta tiếc than, trên đời này chẳng còn cái người ngựa béo áo da (*), Hán thư nhắm rượu ấy nữa rồi…”
(*) Ngựa béo áo da (怒马轻裘) tức mặc áo da ấm cưỡi ngựa béo tốt, hình dung hào phóng xa hoa.
Trong câu này có một điển cố. Tô Thuấn Khâm nổi danh có tài làm thơ, nhạc phụ y Đỗ Diễn thì có tiếng làm chính trị, danh khanh đương thời đều thích giao du với họ, tựa như người Tấn tán tụng Nhạc Quảng Vệ Giới vậy, miêu tả cặp cha vợ con rể này là “băng thanh ngọc nhuận”, “ông tế giai mỹ (*)”. Nghe nói khi còn trẻ, Thuấn Khâm sống ở nhà Đỗ Diễn, mỗi đêm đều một mình uống một đấu rượu, lại không cần đồ nhắm. Đỗ Diễn nghe vậy không tin, sai người đi xem, người nọ trở về nói, Thuấn Khâm vừa xem “Hán thư” vừa uống rượu, xem tới chỗ đặc sắc thì vỗ bàn tán thán, độc thoại bình luận đôi lời rồi nhân đó uống một chén. Đỗ Diễn nghe xong cười bảo: “Có món nhắm rượu như thế thì một đấu cũng chẳng đủ.” Về sau, Hán thư nhắm rượu trở thành một giai thoại lưu truyền rộng rãi khắp thiên hạ của Tô Thuấn Khâm.
(*) Dịch nghĩa là cha vợ con rể đều tuyệt vời.
Tô Thuấn Khâm mất sớm khiến công chúa rất lấy làm khó hiểu, nói với hoàng hậu: “Con nghe cha nói quan lại được điều ra ngoài đều sống tiêu dao lắm cơ mà, du sơn ngoạn thủy khắp chốn rồi đề thơ soạn văn này nọ, nào là ‘Nhạc Dương Lâu ký’, nào là ‘Túy Ông Đình ký’, nào là ‘Thương Lang Đình ký’, được người trong thiên hạ thi nhau ca tụng, làm giấy cũng lên giá ào ào… Tô Tử Mỹ không phải là đi Tô Châu xây Thương Lang Đình à? Sao lại chết sớm như vậy? Ngày ngày vui vầy với cá chim chẳng lẽ còn không vui?”
Hoàng hậu hỏi nàng: “Huy Nhu, con có biết lâm viên y xây tại sao lại lấy tên là ‘Thương Lang’ không?”
Công chúa ngẫm nghĩ, cuối cùng vẫn lắc đầu: “Có quan hệ với câu từ nào trong điển tịch ạ?”
Đúng lúc này, chợt nghe thấy có người đi từ ngoài điện vào, vừa đi vừa ngâm nga đáp lại: “Nước Thương Lang trong a, thì ta giặt khăn đầu; Nước Thương Lang đục a, thì ta rửa chân vào (*).”
(*) Đây là một bài đồng dao cổ, tên là “Thương Lang ca”, bản dịch của Đào Duy Anh.
Chúng ta quay đầu nhìn, phát hiện ra chính là kim thượng, bèn cùng nhau đứng nghiêm hành lễ.
Ngài ngâm câu thơ “Thương Lang ca”, hẳn là đã nghe thấy cuộc đối thoại của chúng ta trước đó. Không ai truyền báo nên bọn ta đều không biết ngài tới gần, cũng không biết ngài nghe được bao nhiêu, ta có phần lo lắng, khẽ đưa mắt liếc thoáng hoàng hậu, thấy bà hơi lộ vẻ chần chừ, song vẫn không bỏ bài từ trên bàn xuống.
Kim thượng đi thẳng tới bên bàn ngồi xuống, cầm lấy di từ của Tô Thuấn Khâm xem thật tỉ mỉ, xem xong cũng không có vẻ gì là tức giận, chỉ thở dài nói: “Thuấn Khâm quy ẩn vùng sông nước, hi vọng có thể khoáng đạt như ông chài khua chèo (*), lấy đá suối mà biểu đạt tâm tưởng, uống chén rượu mà cất cao tiếng hát, sống yên vui với đời đạm bạc. Nhưng bài từ này lại vẫn nhắc đến ‘Chí trượng phu, tại nghiệp lớn, thẹn rỗi nhàn’, có thể thấy cuối cùng vẫn không buông xuôi được.”
(*) Điển cố “Ngư phủ” của Khuất Nguyên.
Hoàng hậu đứng bên cạnh kim thượng, duy trì chút khoảng cách nhất định, ánh mắt lặng lẽ đáp xuống mặt đất trước chân, đáp: “Y lấy Thương Lang Đình để biểu thị với người trong thiên hạ mình tự biết tiến thoái mà sống yên vui với đời đạm bạc, được khai sáng mà lĩnh ngộ, mỉm cười trước muôn kiếp sầu đau, nhưng cuối cùng vẫn thà lấy cái chết để bộc lộ tiếng lòng: Sao lại đem cái tiết sáng ngời mà vùi vào bụi bặm của đời (*).”
(*) Câu này cũng trích trong tích “Ngư phủ” của Khuất Nguyên, bản dịch của Đào Duy Anh; trong tích, sau khi khuyên giải Khuất Nguyên, ông chài đã xướng bài “Thương Lang ca” bên trên.
Kim thượng trầm mặc một hồi lâu thật lâu, sau đó cất lời như giải thích với hoàng hậu: “Năm đó tuy tước tịch y làm thứ dân, nói không bao giờ phục chức lại nữa, nhưng về sau… Trong văn giao xá (*) miễn xá cho tội nhân năm nay, ta có bỏ thêm một mục: Người bị hặc tội biển thủ nếu tự thấy tội mình nhẹ hơn tuyên phán, cho phép đến Hình bộ cáo oan. Tiếc rằng ngôn giả lại phản đối, nói sắc chỉ giao xá trước nay không có mục này, đây là cố tình bênh vực Tô Thuấn Khâm, hoàng đế không thể phá luật chỉ bằng vài câu… Hai tháng trước, ta hạ chỉ một lần nữa đề bạt Tô Thuấn Khâm làm Hồ Châu trưởng sứ, muốn cho y nhậm chức bên ngoài trước rồi từ từ triệu về trong kinh, tránh cho đài gián nhiều lời, không ngờ y lại kiêu ngạo như vậy, có chết cũng không nhậm chức.”
(*) Đại lễ tế tự đế vương cử hành khi miễn xá cho tội phạm.
Công chúa nghe đến đó, nhịn không được nhỏ giọng lẩm bẩm: “Giữ chức nơi non xanh nước biếc thì có gì mà không tốt, lẽ nào cứ nhất định phải trở về kinh cãi nhau với mấy lão già quan lại mới thấy vừa lòng?”
Ta kéo tay áo nàng, ngầm ra hiệu nói chuyện lúc này là không thỏa đáng, nàng bĩu môi với ta tỏ ý bất mãn, nhưng cũng không nói thêm gì nữa.
Hoàng hậu khom người với kim thượng, điềm đạm đáp: “Thuấn Khâm chưa chắc đã cố tình không đi nhậm chức, có lẽ số trời vốn vậy, chẳng thể làm trái. Bệ hạ thánh minh, Thuấn Khâm dưới suối vàng biết được, cũng sẽ hiểu bệ hạ khoan dung nhân từ mà cảm động rơi lệ.”
Kim thượng không nói gì, cẩn thận đọc bài “Thủy điệu ca đầu”, lại hỏi hoàng hậu: “Đây là Đỗ phu nhân chuyển cho nàng? Có thư từ gì kèm theo không?”
Hoàng hậu đáp: “Em ấy sai người giao bài từ này cho em trai thiếp, sau đó vợ em trai thiếp mang vào cung đưa cho thiếp, trừ cái này ra, cũng không có thư từ gì khác. Người nhận ủy thác từng hỏi em ấy có thư gì muốn chuyển lên trên không, em ấy nói: ‘Chỉ bài từ bày tỏ cõi lòng này là đủ. Chồng tôi khi còn sống chịu oan khuất, chết rồi có thể vẫn hàm oan.’”
Kim thượng lắng nghe, ánh mắt dao động trên bút tích Tô Thuấn Khâm, suy xét một hồi, ra một quyết định: “Sau này con trai trưởng Thuấn Khâm đến tuổi, ta sẽ bổ ấm (*) một chức quan cho nó. Ngoài trợ cấp tiền bạc theo lệ thì ban thưởng thêm cho Đỗ phu nhân ít tiền.”
(*) Chế độ bổ quan cho con cháu nhà cha ông có công.
Hoàng hậu xua tay: “Em trai thiếp từng sai người biếu tiền cho em ấy, em ấy từ chối không lấy, nói trình biếu từ không phải là để mong được rủ lòng thương mà cầu tiền tài, chỉ hi vọng quan gia bằng lòng ghé mắt, thương tiếc nhiều hơn cho những văn thần bị điều ra ngoài như Phạm tướng công, Phú Ngạn Quốc, Hàn Trĩ Khuê và Âu Dương Viễn Thúc, về sau an táng cho Tử Mỹ, nếu còn có thể khắc những lời họ dành tặng cho y lên mộ thì cả đời này em ấy cũng không còn mong muốn gì khác nữa.”
Kim thượng không đáp được hay chăng, chỉ yên lặng cuộn di từ lại, cầm lấy đứng dậy rời đi.
Đó là lần đầu tiên ta thấy hoàng hậu bàn về thần tử trước mặt kim thượng, không khỏi lo lắng cho bà. Công khai thể hiện mình tán đồng các đại thần tân chính như vậy, một vị hoàng đế luôn phản cảm hậu cung dính dáng đến chính trị trông thấy chẳng biết sẽ có cảm tưởng thế nào, huống hồ những đại thần ấy đều là ngài tự mình hạ chỉ cách chức đuổi khỏi kinh.
Nhưng kết quả lại hoàn toàn nằm ngoài dự liệu của ta.
Năm kế đổi niên hiệu thành “Hoàng Hựu”, kim thượng đầu tiên là gia phong tri Thanh Châu (*) Phú Bật có công cứu tế Thanh Châu làm lễ bộ thị lang, tiếp đó gia phong tri Định Châu Hàn Kỳ làm tư chính điện đại học sĩ cùng Phú Bật, sau nữa lại lấy lý do “ban ân cho cựu thần chấp chính”, thăng quan tấn tước cho các quan tể chấp đã thay đổi chức vị bao gồm cả đại thần Khách Lịch tân chính, thăng tri Hàng Châu Phạm Trọng Yêm làm lễ bộ thị lang, Đỗ Diễn đã về hưu làm thái tử thái bảo (**). Nhất thời gây xôn xao dư luận, đài gián nhao nhao tiến ngôn, nhưng kim thượng ngó lơ, chỉ nói đây là triều đình sủng ái niệm nhớ cựu thần nên đặc biệt cải quan, chớ coi là thông lệ.
(*) Tri Thanh Châu tức chức quan tri châu đứng đầu Thanh Châu, tương tự với tri Định Châu, tri Hàng Châu, vv.
(**) Chức quan thấp nhất trong hàng tam công, gồm: thái sư, thái phó, thái bảo, có trách nhiệm dạy học cho con vua.
Tiếng gián quan phản đối ào ào thông qua nội thị triều đình truyền vào trong cung, cuối cùng, ngay cả những nương tử thường ngày không hay thảo luận chính sự cũng xì xào bàn tán: “Quan gia muốn vời đại thần tân phái trở về đấy à?”
Tin tức này chắc chắn lại làm Trương quý phi và Giả bà bà đứng ngồi không yên, người trong Ninh Hoa Điện một lần nữa bận rộn lu bù. Mà quan hệ giữa kim thượng và trung cung thì lại càng ngày càng như sắc trời sáng trong ngoài cửa sổ, dần tan băng ấm áp trở lại, ngoài những bận gặp mặt theo lễ tiết, số lần hai người thăm viếng lẫn nhau cũng bắt đầu từng bước tăng lên.
Có một ngày, ta đi ngang qua tiểu điện Nội Đông Môn, nhớ tới lời Trương tiên sinh kể rằng Hà Đàm đã trả lời câu kim thượng cật vấn “tiến gián vỡ đầu” ở đây, bỗng nghĩ, hoàng hậu không giấu di từ của Tô Thuấn Khâm khỏi mắt kim thượng có lẽ cũng là ôm lòng tiến gián vỡ đầu. May mà bà cũng thu được kết quả mỹ mãn như Hà Đàm, trình lời tiến gián uyển chuyển mà hữu hiệu, khiến kim thượng chẳng những “tán thưởng tiếp nhận” mà thái độ đối với bà cũng tốt hơn trước đây.
Nghĩ ngợi miên man, trong lòng lại nảy sinh một ý niệm kỳ quái: Thái độ của kim thượng đối với đại thần tân chính sao có vẻ giông giống với trung cung vậy nhỉ.
Quốc cữu Lý Dụng Hòa có bệnh trong người, cuối năm Khánh Lịch thứ tám, bệnh tình trở nặng, kim thượng từng đích thân tới dinh ông thăm, còn thăng quan tấn tước cho ông, nhưng bệnh của quốc cữu vẫn không khỏi hẳn, lúc tốt lúc xấu. Mùa xuân năm Hoàng Hựu thứ nhất, Miêu thục nghi nghe nói quốc cữu lại không khỏe, bèn tự mình chuẩn bị vài món thuốc bổ, sai ta đưa đi.
Khí sắc quốc cữu ngày ấy rất kém, ho hen liên tục đến hơi cũng chẳng kịp lấy mà thở. Ta thấy tình trạng không tốt, vội về cung mời thái y đến xem bệnh cho quốc cữu. Trong khoảng thời gian bắt mạch trị liệu, ta một mực đứng hầu bên cạnh, sợ có gì không ổn, không dám tự tiện rời đi. Đợi đến khi bệnh tình quốc cữu đã dần ổn định, sắc mặt chuyển biến tốt đẹp, ta mới phát hiện ra không còn sớm nữa, đã qua giờ đóng cửa cung.
Không thể làm gì khác, ta đành chấp nhận lời kiến nghị của phu nhân quốc cữu Dương thị, nghỉ lại phủ họ Lý, bao giờ trời sáng thì về sau.
Bà nhiệt tình chuẩn bị phòng khách cho ta, nhưng ta không có lòng dạ nào mà ngủ yên. Đây là lần đầu tiên ta qua đêm bên ngoài kể từ khi vào cung, ngập lòng thấp thỏm, chỉ mong chong chóng trở về. Cửa cung đến canh tư thì mở, vừa qua canh ba ta đã dậy, rửa mặt rồi lập tức vội vàng chạy về phía cung thành.
Tuyên Đức Lâu, cửa chính đại nội có năm cửa tò vò, cửa nào cửa nấy đều sơn đỏ đinh vàng, gạch đá trên vách xếp thành vằn hoa, chạm khắc hình rồng phượng vờn mây. Canh tư hằng ngày, các cửa mở rộng cho bách quan vào cung dự buổi triều sớm, quan viên kinh thành đa số cưỡi ngựa đến, cố đô có bài ca dao “Đến canh tư, ngựa tung vó, quan lên triều”.
Bách quan vào cung thành cần xếp theo thứ tự chức quan bậc quan. Bởi canh tư trời còn chưa sáng nên quan viên dưới bậc tể chấp đều dùng giấy trắng dán thành đèn xếp, lấy gậy dài giương trước ngựa, đồng thời viết tên vị quan bên ngoài đèn. Trước khi vào thành, quan viên sẽ theo thứ tự tập hợp quanh cửa cung, trăm ngàn ngọn đèn trước đầu ngựa lập lòe như Ngân Hà, cảnh tượng này được gọi là “hỏa thành”.
Ngoài hoàng thành còn xây một “viện chầu” cho thân vương phò mã và trọng thần triều đình đến sớm nghỉ ngơi. Hôm nay là mồng một, trong cung có đại triều hội, quan viên kinh thành đều phải vào cung, nhưng hiện giờ, hiển nhiên là ta tới quá sớm, cửa cung còn chưa mở, cũng chưa thấy rầm rộ hỏa thành, viện chầu cũng vắng ngắt, chỉ thấy trước cửa cung có một ngọn đèn duy nhất, một vị quan ngồi trên ngựa trắng đang lẳng lặng chờ đợi dưới xà trang trí nóc điêu khắc Tuyên Đức Lâu.
Ta lại gần y đôi bước, thấy y bận áo lạnh xanh sẫm cản gió bụi, y phục bên trong đều màu đỏ, thêm phương tâm khúc lĩnh bằng la trắng, đeo kiếm bạc vòng bạc, chân đi tất lụa trắng, giày da đen, là triều phục của quan viên tứ phẩm.
Y vốn quay mặt về phía cửa cung, như cảm giác được ta đến gần, y chầm chậm quay đầu, dưới chiếc mão tam lương cài trâm sừng tê giác hiển lộ một khuôn mặt tuấn tú.
Y cũng chẳng phải quá trẻ trung, ước chừng khoảng tuổi băm, nhưng ngoại hình thanh tú nổi trội, ghìm cương ngựa đứng trước lầu kề bên cạnh lầu chính, trong cảnh nền lan can son thắm, mặc gió đêm se lạnh thổi tung ống tay áo dài rộng của y, nơi chân mày ẩn hiện vẻ lịch lãm, thanh cao thoát tục như tiên giáng trần.
Ta ở trong cung chỉ hay gặp đại thần tể chấp, quan viên từ tam phẩm trở xuống biết không bao nhiêu nên không rõ y là ai, có điều, nếu đã chạm mắt nhau thì cũng chẳng dám bỏ quên lễ nghĩa, lập tức xá dài làm lễ với y.
Tạo hình triều phục thời Minh với một dạng của mão tam lương.
Y mỉm cười nhẹ, ngồi trên ngựa cúi người đáp lễ, lúc nhìn ta lần nữa, ánh mắt rất ôn hòa.
Sau đó hai bên đều im lặng. Còn đang phỏng đoán thân phận của y thì thấy ngọn đèn xếp treo trước đầu ngựa y thong thả đung đưa, bắt đầu quay về phía ta, ta định thần nhìn kỹ, trợn mắt há hốc.
Trên đó viết quan hàm và tên y – Lễ bộ thị lang, tri Doanh Châu: Vương Củng Thần.
Cái tên này, nếu nhắc đến vào năm năm trước, người nghe chắc chắn sẽ hỏi: “Là chàng trạng nguyên mười chín tuổi đã thi đỗ ấy hả?”
Nhưng năm năm sau, vào ngày hôm nay, lời thuyết minh về nó đã thay đổi, phản ứng đầu tiên của mọi người – tỷ như ta – là: “Là cái tên tiểu nhân hãm hại Tô Tử Mỹ ấy hả?”
Trước sự kiện Tiến tấu viện, Vương Củng Thần là điển hình sĩ tử hàn môn khổ học thi thư, gây dựng nên một thân thanh cao đáng quý, thường được người ta đề cập tới với giọng tán dương và ngưỡng mộ. Y mất cha từ nhỏ, được người mẹ góa bụa vất vả nuôi dạy thành người, bên dưới còn vài người em, gia cảnh vô cùng bần hàn. Cũng may y lanh lợi hiếu học, Thiên Thánh năm thứ tám đỗ tiến sĩ, còn đứng nhất, khi đó y mới chỉ mười chín, là trạng nguyên trẻ tuổi nhất trong lịch sử quốc triều. Kim thượng bổ nhiệm y làm trạng nguyên, y lại từ chối không nhận ngay trên điện, nói y đã từng làm đề bài thi đình cách đó không lâu, không phải phát huy ngay tại trường thi, nên không dám ỷ vào đó đoạt danh hiệu trạng nguyên. Kim thượng nghe xong, khen ngợi y trung thực hết mực, khăng khăng giữ y làm trạng nguyên, nhiều năm sau đó rất ưu ái y.
Hoạn lộ của y vốn cũng thuận buồm xuôi gió, cơ hồ là kiểu mà tất thảy kẻ sĩ đều tha thiết ước ao: Mười chín tuổi thi đỗ, hai mươi tám tuổi làm tri chế cáo, ba mươi tuổi làm hàn lâm học sĩ, những chức quan “lưỡng chế” mà kẻ sĩ cho rằng có khả năng thể hiện rõ rệt nhất thân phận và vinh quang của văn sĩ, vừa tới ngưỡng nhi lập y đã bắt được hết vào tay. Ba mươi mốt tuổi nhậm chức trưởng đài ngự sử đài – ngự sử trung thừa, nếu không có vụ án Tô Thuấn Khâm thì y hẳn sẽ còn tiếp tục một bước lên mây. Đáng tiếc, về sau tuy y loại bỏ được Tô Thuấn Khâm cùng một nhóm đông đảo những tài tuấn quán các đương thời khác, đồng thời khiến Đỗ Diễn bãi tướng, nhưng cũng vì vậy mà bị mọi người phê bình xem thường, đại khái kim thượng cũng có cái nhìn khác với y nên mượn cớ điều y ra ngoài làm tri Trịnh Châu, tiếp đó dời sang hai châu Thiền, Doanh. Mấy năm nay y mãi vẫn chưa được hồi kinh, hôm nay mặc dù tới tham gia triều hội, nhưng quan hàm chưa đổi, hẳn chỉ là về kinh báo cáo công tác.
Nghe nói sau khi y cách chức biếm được Tô Thuấn Khâm và danh sĩ quán các thành công, từng mừng rỡ ra mặt nói: “Ta nhấc tay một cái mà bắt trọn cả lưới.” Trước đây chỉ nghe đến tên mà chưa lần nào trông thấy y, bởi y làm những chuyện chẳng mấy vẻ vang gì ấy nên trong tưởng tượng của ta, ngoại hình y hẳn không khác gì Hạ Tủng, trong mắt ngập ngụa tửu sắc và lệ khí, thậm chí là như Vương Chí, đầu hoẵng mắt chuột, thần sắc hèn mọn. Mà nay, thực sự khó mà có thể liên hệ sĩ phu thanh cao tao nhã trước mắt với câu “nhấc tay một cái bắt trọn cả lưới” đắc ý vênh váo kia.
Nhưng cái tên này vẫn làm phai nhạt chút ngưỡng mộ nảy sinh một cách tự nhiên khi mới trông thấy phong thái dung nhan của y, ta lặng lẽ lùi ra sau, tránh thật xa, chia ra với y mỗi người đứng một bên cửa cung, tiếp tục chờ đợi.
Sau đó không ngừng có quan lại lên triều giục ngựa đến, trước khi xếp hàng theo thứ tự, họ thường túm năm tụm ba cùng nhau hàn huyên dăm lời, chỉ không đàm đạo với một mình Vương Củng Thần, đến người đi qua tỏ ý thăm hỏi với y cũng chẳng có mấy. Ta yên lặng quan sát hồi lâu, mãi mới thấy có người lại gần cười nói mấy câu với y, để tâm nhận mặt, phát hiện ra chính là Vương Chí.
Đèn xếp tụ tập trước cửa cung càng lúc càng nhiều, như đom đóm bay lượn, như dòng sáng sông Ngân. Bốn tiếng trống canh vang lên, bách quan đều đã xếp hàng xong xuôi rồi, mấy vị tể tướng chấp chính bấy giờ mới khoan thai dắt ngựa tới. Đợi tể chấp dẫn ngựa đến trước cửa chính, hỏa thành tắt nến, cửa cấm mở ra, bách quan lại theo thứ tự chức quan cao thấp mà lần lượt vào cung thành.
Ta đứng đợi bên cạnh, bách quan vào thành hết rồi mới có thể đi qua. Trong lúc rảnh rỗi, ánh mắt vẫn thường xuyên dừng lại trên người Vương Củng Thần.
Rốt cuộc cũng đến lượt y cất bước, y dắt ngựa đi lên, đằng sau lại có một tay quan tứ phẩm cưỡi con ngựa màu mận chín rảo bước tới cướp đường y. Hai con ngựa xô vào nhau, con ngựa của Vương Củng Thần loạng choạng, cơ hồ xóc y ngã xuống đất. Y kéo cương, vất vả lắm mới ổn định được ngựa, nhưng hốt triều (*) cắm bên hông lại tuột ra, rơi xuống dưới con ngựa.
(*) Thẻ vào chầu của quan lại bằng ngọc, ngà voi hoặc tre.
Ta nghĩ tay quan tứ phẩm kia hẳn là cố ý, bởi gã chỉ hơi quay đầu, cười với Vương Củng Thần: “Xin lỗi.” rồi thản nhiên bỏ đi.
Vương Củng Thần ghìm ngựa dừng bước, trầm mặc đứng tại chỗ. Người chung quanh đều đang nhìn y, một số người vừa nghiêng đầu xem vừa lướt qua bên cạnh y, một số khác dứt khoát dừng lại, thong dong chờ xem y xuống ngựa nhặt hốt thế nào. Không ai có động tác hay câu lời gì giúp y hóa giải cục diện lúng túng này.
Mà y thì chỉ im lặng cụp mắt, như bị đông cứng tức thời, bất động hồi lâu.
Ta biết đối với y, lúc này có xuống ngựa nhặt hốt hay không cũng đều là việc khó khăn. Có hơi đồng cảm cho tình cảnh của y bây giờ, bèn đi tới, nhặt hốt dưới ngựa y lên, đưa cho y bằng cả hai tay.
Y kinh ngạc nhìn ta, thoáng lộ vẻ xúc động, cũng dùng cả hai tay nhận lấy, mỉm cười: “Đa tạ trung quý nhân.”
Ta cười đáp lại: “Một cái nhấc tay mà thôi, thị lang không cần để tâm.”
Y lại khẽ cúi người xuống: “Xin hỏi tôn tính đại danh trung quý nhân?”
Ta nói: “Tiện danh của tiểu nhân không dám làm bẩn tai thị lang.”
Sau đó ta lùi ra sau tránh, mời y đi lên trước. Y cũng không hỏi thêm nữa, chắp tay với ta tỏ ý từ biệt rồi nhanh chóng khôi phục lại thần thái khi trước, thong dong giục ngựa vào thành trước sự chú mục của mọi người. Mặc cho đám người phía sau xì xào bàn tán ra sao, y cũng chẳng hề ngoảnh lại xem lấy một lần.
Giải thích một chút, bài từ Thương Lang Đình của Tô Thuấn Khâm mình nhờ chị Hà Thủy Nguyên bên Foxstudy dịch thơ cho, câu “Toan buông câu đầm vắng, lại lo chim âu ngờ, chẳng màng tựa thanh quan (Hán Việt: Nghĩ tá hàn đàm thùy điếu, hựu khủng âu điểu tương sai, bất khẳng bàng thanh quan)” ban đầu chị ấy dịch là “Toan buông câu đầm vắng, lại lo chim âu ngờ, cá cũng chẳng động cần.” nhưng nó lệch vần nên quyết định quay lại giữ nguyên từ “thanh quan”. Thanh quan là ấn tín và dây đeo triện đan từ tơ đen, chỉ thân phận làm quan, đồng thời chữ quan (纶) còn có một âm đọc là luân, nghĩa là dây câu, trong nguyên tác dùng với cả hai nghĩa nên câu gốc không nhắc đến con cá nhưng vẫn hiểu theo nghĩa đen là cá chẳng lại dây câu còn nghĩa bóng là ám chỉ làm quan vào triều bị nghi kị ngờ vực.
Kể từ đó, thái độ của hoàng hậu với kim thượng luôn duy trì trong kính cẩn khách khí, tôn trọng xa cách. Thường ngày, bà siêng năng xử lý sự vụ hậu cung, ân uy song song thực thi, bởi vậy được cung cấm kính nể, không xảy ra thêm loạn gì nữa, duy Trương quý phi là thường xuyên cố ý khiêu khích, yêu cầu mang rất nhiều thứ xa hoa vào Ninh Hoa Điện. Chỗ ở của phi thiếp xưng “điện” đã là tiếm quyền, mà ả còn liên tục lướt qua hoàng hậu, tự mình ra lệnh cho lưỡng tỉnh lục cục, thế nên mọi chi phí ăn tiêu của Ninh Hoa Điện đều vượt quá trung cung. Song bên hoàng hậu vẫn ung dung, không chỗ nào không khoan thứ, mặc cho Trương quý phi vô lễ cỡ nào cũng không tức giận.
Mãi đến tháng Mười hai năm ấy, ta mới lại lần nữa trông thấy thần sắc bi thương hiện lên nơi chân mày hoàng hậu, nhưng cũng chẳng phải vì việc của Trương thị.
Xế chiều hôm đó, như thường lệ, công chúa đến Nhu Nghi Điện vấn an buổi tối, ta theo hầu đồng hành, vào trong điện, thấy hoàng hậu đang ngồi một mình xem một cuộn giấy trên bàn, lúc quay sang nhìn chúng ta, trong mắt long lanh, loang loáng ánh lệ.
Công chúa kinh hãi, quên cả hành lễ, rảo bước qua lo lắng hỏi: “Nương nương, sao vậy ạ?”
Hoàng hậu lau nước mắt rồi cười nhợt nhạt, kéo công chúa ngồi xuống bên mình, im lặng ôm lấy nàng, một hồi lâu sau mới nói: “Phu quân một người bạn thân của nương nương qua đời tháng trước… Phu quân em ấy bị oan mà chết, em ấy vẫn còn trẻ, mấy đứa con đều chưa lớn…”
“Bị oan mà chết?” Công chúa ngạc nhiên, “Thế nương nương nói oan tình ấy với cha đi, xin cha giải tội cho y.”
Hoàng hậu rầu rầu cười, chỉ ôm chặt công chúa, không tiếp lời.
Có lẽ ý thức được trong đây tự có chỗ khó, công chúa cụp mi xuống, cũng hơi ủ ê. Tựa vào lòng hoàng hậu, dời mắt sang cuộn giấy trên bàn, nàng lại hỏi: “Đây là thư bà ấy gửi cho nương nương ạ? Chữ đẹp quá.”
Đó thực ra không giống một bức thư, kích thước trang giấy và thể chữ đều lớn hơn thư từ bình thường. Ta cách xa nên không nhìn rõ được cụ thể là viết gì, chỉ cảm thấy chữ trong đó ngang dọc xiên cong, móc vòng uốn lượn, là viết theo lối thảo, khá có khí thế.
Hoàng hậu không đáp đúng chăng, chỉ hỏi công chúa: “Con nhận ra được đây là chữ ai không?”
Công chúa tỉ mỉ xem rồi nói: “Chữ này viết giống nhành hoa mới mọc, rất xinh đẹp, nhưng lại khác những thiếp chữ cha cho con xem… Chẳng dễ đoán chút nào.”
“Người này không khoe khoang bút nghiên, nhưng người đời lại tranh nhau lưu truyền từng mẩu thiếp vụn của y, bí phủ thì lại không trữ bao nhiêu, khó trách con không nhận ra.” Hoàng hậu hiền hòa nói với công chúa, lại đưa mắt sang ta, bảo: “Hoài Cát, ngươi từng làm việc ở Thư nghệ cục, cũng tới xem thử đi.”
Ta tuân mệnh lại gần, cúi đầu nhìn, thấy trên đó viết một bài “Thủy điệu ca đầu”:
“Lưa thưa mưa Thái Hồ, phủ mờ Động Đình San. Đâu bóng ngư long, mây mù buông kín mờ không gian. Ngẫm sự Trương Hàn Phạm Lãi, bỗng thuyền nhẹ khua gấp nhịp, vệt sóng đã vội tan. Chiều tà giông bão nổi, quanh co đường gian nan. Chí trượng phu, đương buổi thịnh, thẹn cảnh nhàn. Tuổi xanh cớ gì khốn đốn, tóc hoa ngả sắc tàn. Toan buông câu đầm vắng, lại lo chim âu ngờ, chẳng màng tựa thanh quan. Khua chèo qua lau sậy, lặng ngắm con sóng lan.” (*)
Ta từng gặp thể chữ này, ý ẩn trong bài từ này cũng phù hợp với tình cảnh của người ta đoán. Nhìn chung quanh trái phải, thấy chỉ có hai, ba cung nhân thân cận của hoàng hậu, lúc này mới dám mở miệng: “Chữ này như hoa nở trong rừng, trăng trên sông Hoài, hẳn là đến từ ngòi bút Tô Tử Mỹ khi say.”
(*) Đây là bài từ “Thương Lang Đình” của Tô Thuấn Khâm, “Thủy điệu ca đầu” là tên điệu;bản dịch của Hà Thủy Nguyên.
Hoàng hậu đáp phải, nói với ta: “Tháng trước y viết nên bài từ này, không bao lâu sau thì bệnh chết ở Tô Châu.”
“Tô Tử Mỹ? Là y chết?” Công chúa cực kỳ bất ngờ.
Hoàng hậu gật đầu, buồn bã nói, “Ngẫm lại thật khiến người ta tiếc than, trên đời này chẳng còn cái người ngựa béo áo da (*), Hán thư nhắm rượu ấy nữa rồi…”
(*) Ngựa béo áo da (怒马轻裘) tức mặc áo da ấm cưỡi ngựa béo tốt, hình dung hào phóng xa hoa.
Trong câu này có một điển cố. Tô Thuấn Khâm nổi danh có tài làm thơ, nhạc phụ y Đỗ Diễn thì có tiếng làm chính trị, danh khanh đương thời đều thích giao du với họ, tựa như người Tấn tán tụng Nhạc Quảng Vệ Giới vậy, miêu tả cặp cha vợ con rể này là “băng thanh ngọc nhuận”, “ông tế giai mỹ (*)”. Nghe nói khi còn trẻ, Thuấn Khâm sống ở nhà Đỗ Diễn, mỗi đêm đều một mình uống một đấu rượu, lại không cần đồ nhắm. Đỗ Diễn nghe vậy không tin, sai người đi xem, người nọ trở về nói, Thuấn Khâm vừa xem “Hán thư” vừa uống rượu, xem tới chỗ đặc sắc thì vỗ bàn tán thán, độc thoại bình luận đôi lời rồi nhân đó uống một chén. Đỗ Diễn nghe xong cười bảo: “Có món nhắm rượu như thế thì một đấu cũng chẳng đủ.” Về sau, Hán thư nhắm rượu trở thành một giai thoại lưu truyền rộng rãi khắp thiên hạ của Tô Thuấn Khâm.
(*) Dịch nghĩa là cha vợ con rể đều tuyệt vời.
Tô Thuấn Khâm mất sớm khiến công chúa rất lấy làm khó hiểu, nói với hoàng hậu: “Con nghe cha nói quan lại được điều ra ngoài đều sống tiêu dao lắm cơ mà, du sơn ngoạn thủy khắp chốn rồi đề thơ soạn văn này nọ, nào là ‘Nhạc Dương Lâu ký’, nào là ‘Túy Ông Đình ký’, nào là ‘Thương Lang Đình ký’, được người trong thiên hạ thi nhau ca tụng, làm giấy cũng lên giá ào ào… Tô Tử Mỹ không phải là đi Tô Châu xây Thương Lang Đình à? Sao lại chết sớm như vậy? Ngày ngày vui vầy với cá chim chẳng lẽ còn không vui?”
Hoàng hậu hỏi nàng: “Huy Nhu, con có biết lâm viên y xây tại sao lại lấy tên là ‘Thương Lang’ không?”
Công chúa ngẫm nghĩ, cuối cùng vẫn lắc đầu: “Có quan hệ với câu từ nào trong điển tịch ạ?”
Đúng lúc này, chợt nghe thấy có người đi từ ngoài điện vào, vừa đi vừa ngâm nga đáp lại: “Nước Thương Lang trong a, thì ta giặt khăn đầu; Nước Thương Lang đục a, thì ta rửa chân vào (*).”
(*) Đây là một bài đồng dao cổ, tên là “Thương Lang ca”, bản dịch của Đào Duy Anh.
Chúng ta quay đầu nhìn, phát hiện ra chính là kim thượng, bèn cùng nhau đứng nghiêm hành lễ.
Ngài ngâm câu thơ “Thương Lang ca”, hẳn là đã nghe thấy cuộc đối thoại của chúng ta trước đó. Không ai truyền báo nên bọn ta đều không biết ngài tới gần, cũng không biết ngài nghe được bao nhiêu, ta có phần lo lắng, khẽ đưa mắt liếc thoáng hoàng hậu, thấy bà hơi lộ vẻ chần chừ, song vẫn không bỏ bài từ trên bàn xuống.
Kim thượng đi thẳng tới bên bàn ngồi xuống, cầm lấy di từ của Tô Thuấn Khâm xem thật tỉ mỉ, xem xong cũng không có vẻ gì là tức giận, chỉ thở dài nói: “Thuấn Khâm quy ẩn vùng sông nước, hi vọng có thể khoáng đạt như ông chài khua chèo (*), lấy đá suối mà biểu đạt tâm tưởng, uống chén rượu mà cất cao tiếng hát, sống yên vui với đời đạm bạc. Nhưng bài từ này lại vẫn nhắc đến ‘Chí trượng phu, tại nghiệp lớn, thẹn rỗi nhàn’, có thể thấy cuối cùng vẫn không buông xuôi được.”
(*) Điển cố “Ngư phủ” của Khuất Nguyên.
Hoàng hậu đứng bên cạnh kim thượng, duy trì chút khoảng cách nhất định, ánh mắt lặng lẽ đáp xuống mặt đất trước chân, đáp: “Y lấy Thương Lang Đình để biểu thị với người trong thiên hạ mình tự biết tiến thoái mà sống yên vui với đời đạm bạc, được khai sáng mà lĩnh ngộ, mỉm cười trước muôn kiếp sầu đau, nhưng cuối cùng vẫn thà lấy cái chết để bộc lộ tiếng lòng: Sao lại đem cái tiết sáng ngời mà vùi vào bụi bặm của đời (*).”
(*) Câu này cũng trích trong tích “Ngư phủ” của Khuất Nguyên, bản dịch của Đào Duy Anh; trong tích, sau khi khuyên giải Khuất Nguyên, ông chài đã xướng bài “Thương Lang ca” bên trên.
Kim thượng trầm mặc một hồi lâu thật lâu, sau đó cất lời như giải thích với hoàng hậu: “Năm đó tuy tước tịch y làm thứ dân, nói không bao giờ phục chức lại nữa, nhưng về sau… Trong văn giao xá (*) miễn xá cho tội nhân năm nay, ta có bỏ thêm một mục: Người bị hặc tội biển thủ nếu tự thấy tội mình nhẹ hơn tuyên phán, cho phép đến Hình bộ cáo oan. Tiếc rằng ngôn giả lại phản đối, nói sắc chỉ giao xá trước nay không có mục này, đây là cố tình bênh vực Tô Thuấn Khâm, hoàng đế không thể phá luật chỉ bằng vài câu… Hai tháng trước, ta hạ chỉ một lần nữa đề bạt Tô Thuấn Khâm làm Hồ Châu trưởng sứ, muốn cho y nhậm chức bên ngoài trước rồi từ từ triệu về trong kinh, tránh cho đài gián nhiều lời, không ngờ y lại kiêu ngạo như vậy, có chết cũng không nhậm chức.”
(*) Đại lễ tế tự đế vương cử hành khi miễn xá cho tội phạm.
Công chúa nghe đến đó, nhịn không được nhỏ giọng lẩm bẩm: “Giữ chức nơi non xanh nước biếc thì có gì mà không tốt, lẽ nào cứ nhất định phải trở về kinh cãi nhau với mấy lão già quan lại mới thấy vừa lòng?”
Ta kéo tay áo nàng, ngầm ra hiệu nói chuyện lúc này là không thỏa đáng, nàng bĩu môi với ta tỏ ý bất mãn, nhưng cũng không nói thêm gì nữa.
Hoàng hậu khom người với kim thượng, điềm đạm đáp: “Thuấn Khâm chưa chắc đã cố tình không đi nhậm chức, có lẽ số trời vốn vậy, chẳng thể làm trái. Bệ hạ thánh minh, Thuấn Khâm dưới suối vàng biết được, cũng sẽ hiểu bệ hạ khoan dung nhân từ mà cảm động rơi lệ.”
Kim thượng không nói gì, cẩn thận đọc bài “Thủy điệu ca đầu”, lại hỏi hoàng hậu: “Đây là Đỗ phu nhân chuyển cho nàng? Có thư từ gì kèm theo không?”
Hoàng hậu đáp: “Em ấy sai người giao bài từ này cho em trai thiếp, sau đó vợ em trai thiếp mang vào cung đưa cho thiếp, trừ cái này ra, cũng không có thư từ gì khác. Người nhận ủy thác từng hỏi em ấy có thư gì muốn chuyển lên trên không, em ấy nói: ‘Chỉ bài từ bày tỏ cõi lòng này là đủ. Chồng tôi khi còn sống chịu oan khuất, chết rồi có thể vẫn hàm oan.’”
Kim thượng lắng nghe, ánh mắt dao động trên bút tích Tô Thuấn Khâm, suy xét một hồi, ra một quyết định: “Sau này con trai trưởng Thuấn Khâm đến tuổi, ta sẽ bổ ấm (*) một chức quan cho nó. Ngoài trợ cấp tiền bạc theo lệ thì ban thưởng thêm cho Đỗ phu nhân ít tiền.”
(*) Chế độ bổ quan cho con cháu nhà cha ông có công.
Hoàng hậu xua tay: “Em trai thiếp từng sai người biếu tiền cho em ấy, em ấy từ chối không lấy, nói trình biếu từ không phải là để mong được rủ lòng thương mà cầu tiền tài, chỉ hi vọng quan gia bằng lòng ghé mắt, thương tiếc nhiều hơn cho những văn thần bị điều ra ngoài như Phạm tướng công, Phú Ngạn Quốc, Hàn Trĩ Khuê và Âu Dương Viễn Thúc, về sau an táng cho Tử Mỹ, nếu còn có thể khắc những lời họ dành tặng cho y lên mộ thì cả đời này em ấy cũng không còn mong muốn gì khác nữa.”
Kim thượng không đáp được hay chăng, chỉ yên lặng cuộn di từ lại, cầm lấy đứng dậy rời đi.
Đó là lần đầu tiên ta thấy hoàng hậu bàn về thần tử trước mặt kim thượng, không khỏi lo lắng cho bà. Công khai thể hiện mình tán đồng các đại thần tân chính như vậy, một vị hoàng đế luôn phản cảm hậu cung dính dáng đến chính trị trông thấy chẳng biết sẽ có cảm tưởng thế nào, huống hồ những đại thần ấy đều là ngài tự mình hạ chỉ cách chức đuổi khỏi kinh.
Nhưng kết quả lại hoàn toàn nằm ngoài dự liệu của ta.
Năm kế đổi niên hiệu thành “Hoàng Hựu”, kim thượng đầu tiên là gia phong tri Thanh Châu (*) Phú Bật có công cứu tế Thanh Châu làm lễ bộ thị lang, tiếp đó gia phong tri Định Châu Hàn Kỳ làm tư chính điện đại học sĩ cùng Phú Bật, sau nữa lại lấy lý do “ban ân cho cựu thần chấp chính”, thăng quan tấn tước cho các quan tể chấp đã thay đổi chức vị bao gồm cả đại thần Khách Lịch tân chính, thăng tri Hàng Châu Phạm Trọng Yêm làm lễ bộ thị lang, Đỗ Diễn đã về hưu làm thái tử thái bảo (**). Nhất thời gây xôn xao dư luận, đài gián nhao nhao tiến ngôn, nhưng kim thượng ngó lơ, chỉ nói đây là triều đình sủng ái niệm nhớ cựu thần nên đặc biệt cải quan, chớ coi là thông lệ.
(*) Tri Thanh Châu tức chức quan tri châu đứng đầu Thanh Châu, tương tự với tri Định Châu, tri Hàng Châu, vv.
(**) Chức quan thấp nhất trong hàng tam công, gồm: thái sư, thái phó, thái bảo, có trách nhiệm dạy học cho con vua.
Tiếng gián quan phản đối ào ào thông qua nội thị triều đình truyền vào trong cung, cuối cùng, ngay cả những nương tử thường ngày không hay thảo luận chính sự cũng xì xào bàn tán: “Quan gia muốn vời đại thần tân phái trở về đấy à?”
Tin tức này chắc chắn lại làm Trương quý phi và Giả bà bà đứng ngồi không yên, người trong Ninh Hoa Điện một lần nữa bận rộn lu bù. Mà quan hệ giữa kim thượng và trung cung thì lại càng ngày càng như sắc trời sáng trong ngoài cửa sổ, dần tan băng ấm áp trở lại, ngoài những bận gặp mặt theo lễ tiết, số lần hai người thăm viếng lẫn nhau cũng bắt đầu từng bước tăng lên.
Có một ngày, ta đi ngang qua tiểu điện Nội Đông Môn, nhớ tới lời Trương tiên sinh kể rằng Hà Đàm đã trả lời câu kim thượng cật vấn “tiến gián vỡ đầu” ở đây, bỗng nghĩ, hoàng hậu không giấu di từ của Tô Thuấn Khâm khỏi mắt kim thượng có lẽ cũng là ôm lòng tiến gián vỡ đầu. May mà bà cũng thu được kết quả mỹ mãn như Hà Đàm, trình lời tiến gián uyển chuyển mà hữu hiệu, khiến kim thượng chẳng những “tán thưởng tiếp nhận” mà thái độ đối với bà cũng tốt hơn trước đây.
Nghĩ ngợi miên man, trong lòng lại nảy sinh một ý niệm kỳ quái: Thái độ của kim thượng đối với đại thần tân chính sao có vẻ giông giống với trung cung vậy nhỉ.
Quốc cữu Lý Dụng Hòa có bệnh trong người, cuối năm Khánh Lịch thứ tám, bệnh tình trở nặng, kim thượng từng đích thân tới dinh ông thăm, còn thăng quan tấn tước cho ông, nhưng bệnh của quốc cữu vẫn không khỏi hẳn, lúc tốt lúc xấu. Mùa xuân năm Hoàng Hựu thứ nhất, Miêu thục nghi nghe nói quốc cữu lại không khỏe, bèn tự mình chuẩn bị vài món thuốc bổ, sai ta đưa đi.
Khí sắc quốc cữu ngày ấy rất kém, ho hen liên tục đến hơi cũng chẳng kịp lấy mà thở. Ta thấy tình trạng không tốt, vội về cung mời thái y đến xem bệnh cho quốc cữu. Trong khoảng thời gian bắt mạch trị liệu, ta một mực đứng hầu bên cạnh, sợ có gì không ổn, không dám tự tiện rời đi. Đợi đến khi bệnh tình quốc cữu đã dần ổn định, sắc mặt chuyển biến tốt đẹp, ta mới phát hiện ra không còn sớm nữa, đã qua giờ đóng cửa cung.
Không thể làm gì khác, ta đành chấp nhận lời kiến nghị của phu nhân quốc cữu Dương thị, nghỉ lại phủ họ Lý, bao giờ trời sáng thì về sau.
Bà nhiệt tình chuẩn bị phòng khách cho ta, nhưng ta không có lòng dạ nào mà ngủ yên. Đây là lần đầu tiên ta qua đêm bên ngoài kể từ khi vào cung, ngập lòng thấp thỏm, chỉ mong chong chóng trở về. Cửa cung đến canh tư thì mở, vừa qua canh ba ta đã dậy, rửa mặt rồi lập tức vội vàng chạy về phía cung thành.
Tuyên Đức Lâu, cửa chính đại nội có năm cửa tò vò, cửa nào cửa nấy đều sơn đỏ đinh vàng, gạch đá trên vách xếp thành vằn hoa, chạm khắc hình rồng phượng vờn mây. Canh tư hằng ngày, các cửa mở rộng cho bách quan vào cung dự buổi triều sớm, quan viên kinh thành đa số cưỡi ngựa đến, cố đô có bài ca dao “Đến canh tư, ngựa tung vó, quan lên triều”.
Bách quan vào cung thành cần xếp theo thứ tự chức quan bậc quan. Bởi canh tư trời còn chưa sáng nên quan viên dưới bậc tể chấp đều dùng giấy trắng dán thành đèn xếp, lấy gậy dài giương trước ngựa, đồng thời viết tên vị quan bên ngoài đèn. Trước khi vào thành, quan viên sẽ theo thứ tự tập hợp quanh cửa cung, trăm ngàn ngọn đèn trước đầu ngựa lập lòe như Ngân Hà, cảnh tượng này được gọi là “hỏa thành”.
Ngoài hoàng thành còn xây một “viện chầu” cho thân vương phò mã và trọng thần triều đình đến sớm nghỉ ngơi. Hôm nay là mồng một, trong cung có đại triều hội, quan viên kinh thành đều phải vào cung, nhưng hiện giờ, hiển nhiên là ta tới quá sớm, cửa cung còn chưa mở, cũng chưa thấy rầm rộ hỏa thành, viện chầu cũng vắng ngắt, chỉ thấy trước cửa cung có một ngọn đèn duy nhất, một vị quan ngồi trên ngựa trắng đang lẳng lặng chờ đợi dưới xà trang trí nóc điêu khắc Tuyên Đức Lâu.
Ta lại gần y đôi bước, thấy y bận áo lạnh xanh sẫm cản gió bụi, y phục bên trong đều màu đỏ, thêm phương tâm khúc lĩnh bằng la trắng, đeo kiếm bạc vòng bạc, chân đi tất lụa trắng, giày da đen, là triều phục của quan viên tứ phẩm.
Y vốn quay mặt về phía cửa cung, như cảm giác được ta đến gần, y chầm chậm quay đầu, dưới chiếc mão tam lương cài trâm sừng tê giác hiển lộ một khuôn mặt tuấn tú.
Y cũng chẳng phải quá trẻ trung, ước chừng khoảng tuổi băm, nhưng ngoại hình thanh tú nổi trội, ghìm cương ngựa đứng trước lầu kề bên cạnh lầu chính, trong cảnh nền lan can son thắm, mặc gió đêm se lạnh thổi tung ống tay áo dài rộng của y, nơi chân mày ẩn hiện vẻ lịch lãm, thanh cao thoát tục như tiên giáng trần.
Ta ở trong cung chỉ hay gặp đại thần tể chấp, quan viên từ tam phẩm trở xuống biết không bao nhiêu nên không rõ y là ai, có điều, nếu đã chạm mắt nhau thì cũng chẳng dám bỏ quên lễ nghĩa, lập tức xá dài làm lễ với y.
Tạo hình triều phục thời Minh với một dạng của mão tam lương.
Y mỉm cười nhẹ, ngồi trên ngựa cúi người đáp lễ, lúc nhìn ta lần nữa, ánh mắt rất ôn hòa.
Sau đó hai bên đều im lặng. Còn đang phỏng đoán thân phận của y thì thấy ngọn đèn xếp treo trước đầu ngựa y thong thả đung đưa, bắt đầu quay về phía ta, ta định thần nhìn kỹ, trợn mắt há hốc.
Trên đó viết quan hàm và tên y – Lễ bộ thị lang, tri Doanh Châu: Vương Củng Thần.
Cái tên này, nếu nhắc đến vào năm năm trước, người nghe chắc chắn sẽ hỏi: “Là chàng trạng nguyên mười chín tuổi đã thi đỗ ấy hả?”
Nhưng năm năm sau, vào ngày hôm nay, lời thuyết minh về nó đã thay đổi, phản ứng đầu tiên của mọi người – tỷ như ta – là: “Là cái tên tiểu nhân hãm hại Tô Tử Mỹ ấy hả?”
Trước sự kiện Tiến tấu viện, Vương Củng Thần là điển hình sĩ tử hàn môn khổ học thi thư, gây dựng nên một thân thanh cao đáng quý, thường được người ta đề cập tới với giọng tán dương và ngưỡng mộ. Y mất cha từ nhỏ, được người mẹ góa bụa vất vả nuôi dạy thành người, bên dưới còn vài người em, gia cảnh vô cùng bần hàn. Cũng may y lanh lợi hiếu học, Thiên Thánh năm thứ tám đỗ tiến sĩ, còn đứng nhất, khi đó y mới chỉ mười chín, là trạng nguyên trẻ tuổi nhất trong lịch sử quốc triều. Kim thượng bổ nhiệm y làm trạng nguyên, y lại từ chối không nhận ngay trên điện, nói y đã từng làm đề bài thi đình cách đó không lâu, không phải phát huy ngay tại trường thi, nên không dám ỷ vào đó đoạt danh hiệu trạng nguyên. Kim thượng nghe xong, khen ngợi y trung thực hết mực, khăng khăng giữ y làm trạng nguyên, nhiều năm sau đó rất ưu ái y.
Hoạn lộ của y vốn cũng thuận buồm xuôi gió, cơ hồ là kiểu mà tất thảy kẻ sĩ đều tha thiết ước ao: Mười chín tuổi thi đỗ, hai mươi tám tuổi làm tri chế cáo, ba mươi tuổi làm hàn lâm học sĩ, những chức quan “lưỡng chế” mà kẻ sĩ cho rằng có khả năng thể hiện rõ rệt nhất thân phận và vinh quang của văn sĩ, vừa tới ngưỡng nhi lập y đã bắt được hết vào tay. Ba mươi mốt tuổi nhậm chức trưởng đài ngự sử đài – ngự sử trung thừa, nếu không có vụ án Tô Thuấn Khâm thì y hẳn sẽ còn tiếp tục một bước lên mây. Đáng tiếc, về sau tuy y loại bỏ được Tô Thuấn Khâm cùng một nhóm đông đảo những tài tuấn quán các đương thời khác, đồng thời khiến Đỗ Diễn bãi tướng, nhưng cũng vì vậy mà bị mọi người phê bình xem thường, đại khái kim thượng cũng có cái nhìn khác với y nên mượn cớ điều y ra ngoài làm tri Trịnh Châu, tiếp đó dời sang hai châu Thiền, Doanh. Mấy năm nay y mãi vẫn chưa được hồi kinh, hôm nay mặc dù tới tham gia triều hội, nhưng quan hàm chưa đổi, hẳn chỉ là về kinh báo cáo công tác.
Nghe nói sau khi y cách chức biếm được Tô Thuấn Khâm và danh sĩ quán các thành công, từng mừng rỡ ra mặt nói: “Ta nhấc tay một cái mà bắt trọn cả lưới.” Trước đây chỉ nghe đến tên mà chưa lần nào trông thấy y, bởi y làm những chuyện chẳng mấy vẻ vang gì ấy nên trong tưởng tượng của ta, ngoại hình y hẳn không khác gì Hạ Tủng, trong mắt ngập ngụa tửu sắc và lệ khí, thậm chí là như Vương Chí, đầu hoẵng mắt chuột, thần sắc hèn mọn. Mà nay, thực sự khó mà có thể liên hệ sĩ phu thanh cao tao nhã trước mắt với câu “nhấc tay một cái bắt trọn cả lưới” đắc ý vênh váo kia.
Nhưng cái tên này vẫn làm phai nhạt chút ngưỡng mộ nảy sinh một cách tự nhiên khi mới trông thấy phong thái dung nhan của y, ta lặng lẽ lùi ra sau, tránh thật xa, chia ra với y mỗi người đứng một bên cửa cung, tiếp tục chờ đợi.
Sau đó không ngừng có quan lại lên triều giục ngựa đến, trước khi xếp hàng theo thứ tự, họ thường túm năm tụm ba cùng nhau hàn huyên dăm lời, chỉ không đàm đạo với một mình Vương Củng Thần, đến người đi qua tỏ ý thăm hỏi với y cũng chẳng có mấy. Ta yên lặng quan sát hồi lâu, mãi mới thấy có người lại gần cười nói mấy câu với y, để tâm nhận mặt, phát hiện ra chính là Vương Chí.
Đèn xếp tụ tập trước cửa cung càng lúc càng nhiều, như đom đóm bay lượn, như dòng sáng sông Ngân. Bốn tiếng trống canh vang lên, bách quan đều đã xếp hàng xong xuôi rồi, mấy vị tể tướng chấp chính bấy giờ mới khoan thai dắt ngựa tới. Đợi tể chấp dẫn ngựa đến trước cửa chính, hỏa thành tắt nến, cửa cấm mở ra, bách quan lại theo thứ tự chức quan cao thấp mà lần lượt vào cung thành.
Ta đứng đợi bên cạnh, bách quan vào thành hết rồi mới có thể đi qua. Trong lúc rảnh rỗi, ánh mắt vẫn thường xuyên dừng lại trên người Vương Củng Thần.
Rốt cuộc cũng đến lượt y cất bước, y dắt ngựa đi lên, đằng sau lại có một tay quan tứ phẩm cưỡi con ngựa màu mận chín rảo bước tới cướp đường y. Hai con ngựa xô vào nhau, con ngựa của Vương Củng Thần loạng choạng, cơ hồ xóc y ngã xuống đất. Y kéo cương, vất vả lắm mới ổn định được ngựa, nhưng hốt triều (*) cắm bên hông lại tuột ra, rơi xuống dưới con ngựa.
(*) Thẻ vào chầu của quan lại bằng ngọc, ngà voi hoặc tre.
Ta nghĩ tay quan tứ phẩm kia hẳn là cố ý, bởi gã chỉ hơi quay đầu, cười với Vương Củng Thần: “Xin lỗi.” rồi thản nhiên bỏ đi.
Vương Củng Thần ghìm ngựa dừng bước, trầm mặc đứng tại chỗ. Người chung quanh đều đang nhìn y, một số người vừa nghiêng đầu xem vừa lướt qua bên cạnh y, một số khác dứt khoát dừng lại, thong dong chờ xem y xuống ngựa nhặt hốt thế nào. Không ai có động tác hay câu lời gì giúp y hóa giải cục diện lúng túng này.
Mà y thì chỉ im lặng cụp mắt, như bị đông cứng tức thời, bất động hồi lâu.
Ta biết đối với y, lúc này có xuống ngựa nhặt hốt hay không cũng đều là việc khó khăn. Có hơi đồng cảm cho tình cảnh của y bây giờ, bèn đi tới, nhặt hốt dưới ngựa y lên, đưa cho y bằng cả hai tay.
Y kinh ngạc nhìn ta, thoáng lộ vẻ xúc động, cũng dùng cả hai tay nhận lấy, mỉm cười: “Đa tạ trung quý nhân.”
Ta cười đáp lại: “Một cái nhấc tay mà thôi, thị lang không cần để tâm.”
Y lại khẽ cúi người xuống: “Xin hỏi tôn tính đại danh trung quý nhân?”
Ta nói: “Tiện danh của tiểu nhân không dám làm bẩn tai thị lang.”
Sau đó ta lùi ra sau tránh, mời y đi lên trước. Y cũng không hỏi thêm nữa, chắp tay với ta tỏ ý từ biệt rồi nhanh chóng khôi phục lại thần thái khi trước, thong dong giục ngựa vào thành trước sự chú mục của mọi người. Mặc cho đám người phía sau xì xào bàn tán ra sao, y cũng chẳng hề ngoảnh lại xem lấy một lần.
Giải thích một chút, bài từ Thương Lang Đình của Tô Thuấn Khâm mình nhờ chị Hà Thủy Nguyên bên Foxstudy dịch thơ cho, câu “Toan buông câu đầm vắng, lại lo chim âu ngờ, chẳng màng tựa thanh quan (Hán Việt: Nghĩ tá hàn đàm thùy điếu, hựu khủng âu điểu tương sai, bất khẳng bàng thanh quan)” ban đầu chị ấy dịch là “Toan buông câu đầm vắng, lại lo chim âu ngờ, cá cũng chẳng động cần.” nhưng nó lệch vần nên quyết định quay lại giữ nguyên từ “thanh quan”. Thanh quan là ấn tín và dây đeo triện đan từ tơ đen, chỉ thân phận làm quan, đồng thời chữ quan (纶) còn có một âm đọc là luân, nghĩa là dây câu, trong nguyên tác dùng với cả hai nghĩa nên câu gốc không nhắc đến con cá nhưng vẫn hiểu theo nghĩa đen là cá chẳng lại dây câu còn nghĩa bóng là ám chỉ làm quan vào triều bị nghi kị ngờ vực.
Tác giả :
Milan Lady