Cô Thành Bế
Quyển 4 Chương 5: Tiểu Tống
Trước tiết đoan ngọ, ta kiếm cơ hội ra ngoài cung đi tìm Thôi Bạch, nói cho gã biết chuyện Thu Hòa. Đối với ta, đây là một nhiệm vụ còn khó gấp mấy lần kỳ thi hắc nghĩa năm xưa. Ban đầu là ta cho gã hi vọng, bây giờ lại tự mình nói với gã hi vọng đã tiêu tan, điều này làm ta xấu hổ vô cùng. Ấp a ấp úng tóm tắt những gì đã xảy ra cho gã, ấy là còn chưa đề cập tới chuyện kim thượng có vài phần xem trọng Thu Hòa, thế mà đã khiến ta không dám ngẩng đầu lên nhìn gã suốt một hồi lâu.
“Không sao,” Trái lại, là Thôi Bạch an ủi ta, “Cậu vẫn luôn tận tâm tận lực giúp tôi, chuyện có không thành thì cũng chẳng phải lỗi của cậu. Là tôi phúc cạn, mỹ quyến tựa hoa như Đổng cô nương vốn đã chẳng dễ cầu.”
Ta chỉ mong thời gian có thể cho mối nhân duyên này một khả năng nối tiếp: “Hay là, chờ thêm ít nữa, đợi quan gia quên chuyện tháng nhuận rồi, hoàng hậu lại có thể xin ngài thả Đổng cô nương xuất cung.”
Thôi Bạch cười khẽ, nói: “Hoài Cát, nói thật, từ khi cầu hôn tới nay, tôi vẫn thường lo sợ bất an, chỉ cảm thấy niềm vui như của trời giáng, lại tiến triển quá mức thuận lợi, chẳng giống số mệnh nghèo túng cùng đường xưa nay vẫn vậy của tôi chút nào. Huống hồ, em ở thâm cung đã quen với cuộc sống yên ổn cơm ngon áo đẹp, không buồn không lo, khác nào tiên nữ cung trời, sau này lấy tôi, chỉ có thể quanh năm suốt tháng ở bên một kẻ ngớ ngẩn biết mỗi đan thanh, sầu lo chuyện củi gạo dầu muối, dẫu em không hờn oán thì tôi cũng khó yên lòng. Bây giờ em đã được tấn chức, ắt sẽ có tiền đồ tốt hơn, tội gì tôi lại liên lụy em.”
Ta muốn nói vài câu khuyên giải, song trước nay đó vốn không phải sở trường của ta, cân nhắc chốc lát, chỉ mở miệng một câu: “Đổng cô nương hoàn toàn không nghĩ như vậy.”
“Tôi biết.” Thôi Bạch nói, ánh mắt đậu lên một bức non xa khói nước treo trên vách, lát sau, chậm rãi ngâm: “Chàng Lưu đã hận Bồng Sơn cách, đây cách Bồng sơn mấy vạn trùng.”
Đây là hai câu thơ hàn lâm học sĩ đương triều Tống Kỳ mượn từ Lý Thương Ẩn, đổi đi một chữ điền vào bài “Giá cô thiên” (*).
Tống Kỳ, tự Tử Kinh, đăng khoa cùng năm với người anh trai Tống Tường. Năm đó nếu chiếu theo tấu chương của Lễ bộ thì đáng ra là Tống Kỳ đứng nhất, Tống Tường đứng ba, nhưng Chương Hiến thái hậu lại không muốn để tên em lên trước tên anh, bèn cất nhắc Tống Tường làm trạng nguyên, còn Tống Kỳ thì đặt xuống hạng mười. Hiện nay, cả hai anh em đều làm quan trong triều, người đời gọi Tống Tường là “Đại Tống” còn Tống Kỳ là “Tiểu Tống”.
Tống Tường thông hiểu điển tích, thanh liêm nghiêm nghị, Tống Kỳ chữ nghĩa hơn anh nhưng ham yến ẩm, mê phong nguyệt, xưa nay hào sảng phóng túng, bài “Giá cô thiên” này chính là ghi lại một lần diễm ngộ của y.
Hôm ấy Tống Kỳ thúc ngựa trên phố Phồn Đài trong kinh, vừa vặn gặp trúng hoàng hậu dẫn cung nhân đến chùa Tướng Quốc dâng hương trở về. Tiểu Tống dắt ngựa tránh sang một bên phố, xe liễn lọng sa uốn lượn đi qua, giữa chừng, lúc một xe đi ngang qua trước mặt y, có nội nhân từ trong xe vén rèm, đôi làn thu thủy trong trẻo liếc tới mặt y, cười nói với đồng bạn: “Tiểu Tống kìa!”
Dứt lời bức rèm lại rủ xuống, xe liễn lộc cộc chạy không ngừng nghỉ về phía cung thành. Tuy chỉ nhìn thoáng qua, song Tống Kỳ đã nhớ được dung nhan ngọc ngà, giọng nói véo von của nội nhân ấy, trở về nhà lập tức nhấc bút viết nên “Giá cô thiên”: “Xe chạm yên hoa gặp giữa đường, trong rèm tiếng ai đứt can trường. Thân chẳng chắp cánh khôn bay bổng, ăn ý được chăng một điểm thông. Vàng cất ốc, ngọc xây lồng, xe như nước chảy ngựa như rồng. Chàng Lưu đã hận Bồng Sơn cách, đây cách Bồng Sơn mấy vạn trùng.”
Bài từ được truyền xướng rất rộng, thậm chí còn vào cả trong cung. Kim thượng nghe đến, bèn hỏi chiếc xe nội nhân ấy ngồi hôm đó là xe thứ mấy, là ai gọi Tiểu Tống. Cuối cùng, một nội nhân sợ sệt đứng ra quỳ xuống, nói trước đây khi hầu hạ trên tiệc từng thấy quan gia tuyên hàn lâm học sĩ vào, nội thần xung quanh nhìn nhau thì thào: “Tiểu Tống kìa.” Về sau ngẫu nhiên gặp được trong xe, nhất thời nổi hứng nên gọi một tiếng.
Sau đó kim thượng gọi Tống Kỳ đến, kể lại chuyện này giọng ung dung. Tống Kỳ hoảng hốt cáo tội, kim thượng lại cười nói: “Trong từ ngươi hận Bồng Sơn cách, trẫm thì thấy Bồng Sơn này cũng chẳng cách ngươi xa mấy đâu.” Ngay sau đó ban nội nhân kia cho y.
(*) Hai câu gốc trong bài thơ “Vô đề” của Lý Thương Ẩn là “Chàng Lưu đã hận Bồng Sơn cách, đây cách Bồng sơn một vạn trùng.”, “Giá cô thiên” đổi “một” thành “mấy”.
Việc này cũng giống như chuyện “đề thơ lá đỏ (*)” hiếm ai biết đến, trở thành giai thoại trong cung ngoài thành thi nhau truyền tụng. Giữa nội nhân xuân thì trong cung và văn thần danh sĩ ngoài cung vốn thường nảy sinh mối quan hệ vi diệu ngưỡng mộ lẫn nhau, được câu chuyện này lửa cháy thêm dầu cổ động, cũng cho họ gợi ý dăm mối lương duyên có thể kết thành, vậy nhưng…
(*) Tương truyền vào thời Đường, vô số cung nữ phòng không gối chiếc trọn đời đã viết thơ lên lá đỏ, ném vào suối nước trong cung, gửi gắm nỗi lòng, tình cảm u uẩn.
“Bồng Sơn cũng chẳng phải cách ai cũng không xa.” Cái kết viên mãn của giai thoại chẳng ảnh hưởng gì tới nhận xét của Thôi Bạch, gã rất tỉnh táo nói một câu như thế.
Ta nghĩ có lẽ gã đã lờ mờ nhận ra tình ý kim thượng dành cho Thu Hòa qua đôi câu dăm lời mà ta đã cố xóa nhòa đi.
Hạ Tủng tuy đã rời kinh nhưng gián quan Vương Chí thì vẫn còn trong triều. Tháng Chín năm ấy, y lại nhắc tới việc Trương mỹ nhân “có công hộ giá” với kim thượng, nói nên thăng vị cho Trương mỹ nhân để chứng tỏ kim thượng thưởng phạt phân minh.
Bản thân kim thượng cũng có ý đó, tiếc là quần thần phản đối, lại cần có sự đồng ý của hoàng hậu, nhất thời khó mà hạ chỉ được, không ngờ cuối cùng chính hoàng hậu lại buông miệng, nói với kim thượng trước mặt tất cả mọi người trong bữa tiệc mừng tết trùng cửu: “Trương mỹ nhân phụng dưỡng quan gia đã nhiều năm, từng sinh hạ ba công chúa mà cấp bậc phân vị lại thấp nhỏ, đã lâu chưa được thăng. Nay đã có công, thăng vị làm phi cũng chẳng quá đáng, coi như bệ hạ tỏ ý an ủi khen thưởng.”
Kim thượng im lặng nhìn hoàng hậu chằm chằm, mà thái độ của hoàng hậu thì vẫn bình thản, trong mắt không một gợn sóng. Mọi người nín thở theo dõi, một lúc sau mới nghe kim thượng lên tiếng: “Ngày ấy bọn giặc gây loạn, tất cả đều nhờ hoàng hậu chỉ huy điều hành hộ vệ, nếu muốn khen thưởng thì theo lý hẳn phải khen hoàng hậu trước tiên.”
Ngồi bên cây hoa cúc đàn tâm mộc hương cánh trắng, hoàng hậu khẽ nhếch miệng, nụ cười trong nhẹ như hoa thu: “Tạ bệ hạ quan tâm, thần thiếp thân là quốc mẫu, danh vị tột đỉnh, không thể tăng thêm được nữa. Huống hồ bệ hạ cưới thần thiếp làm vợ, thần thiếp vốn không cần báo đáp, làm việc vì bệ hạ là trách nhiệm bổn phận, sao dám tranh công xin thưởng.”
Vì vậy, tháng Mười năm ấy, kim thượng thăng mỹ nhân Trương thị lên thành quý phi, cũng quyết định ngày làm sách lễ cho ả.
Hàn lâm học sĩ nhận lệnh viết cáo sắc phong phi cho Trương mỹ nhân chính là “Tiểu Tống” Tống Kỳ chữ nghĩa hoa lệ.
Trước đây, quốc triều chưa từng thịnh hành việc làm sách lễ cho tần ngự tấn vị làm phi, bổ nhiệm phi thì phát sách, phi từ chối thì thôi lễ sách. Bởi quy mô sách lễ long trọng, hao tổn quá nhiều nhân lực tài lực, tần ngự quốc triều đều biết đạo khiêm nhường, cũng không thích lấy đó huênh hoang rước cung nhân và chư thần phê bình chỉ trích, bởi vậy đều từ chối không làm. Có lẽ Tống Kỳ cho rằng vị quý phi mới phong này nghiễm nhiên cũng sẽ nghĩ như thế nên không theo thể thức sách lễ mà nghe các môn sứ (*) tuyên đọc chiếu thư phong phi trước rồi nhận lệnh viết cáo sắc, gửi sang trung thư, ba tỉnh tiếp nhận, chuyển cho Quan cáo viện (**) đóng ấn rồi mới trình lên quý phi, thay vì không đợi nghe chiếu thư phong phi trước khi cử hành sách lễ mà viết cáo sắc luôn, không gửi sang trung thư mà tự mình trực tiếp đi lấy ấn của Quan cáo viện dùng, đóng ấn rồi lập tức đưa cho quý phi.
(*) Chức quan quản lý việc lễ nghi.
(**) Cơ quan quản lý việc bổ nhiệm, phong tặng quan lại.
Hiển nhiên, y đã phạm sai lầm. Không phải phi tử nào cũng không muốn làm sách lễ.
Trương mỹ nhân muốn làm lễ thấy cáo sắc quan trọng này chẳng khác nào địa chủ nhà quê nạp tiểu thiếp mới, đơn giản tùy tiện đưa vào từ cửa sau, không khỏi giận tím mặt, ném cáo sắc xuống đất nhất quyết không chịu, lại khóc lóc tìm kim thượng kể tội Tiểu Tống lười biếng láo lếu với mình, nhằng nhẵng dây dưa cho đến khi kim thượng bằng lòng giáng chức Tống Kỳ điều đi Hứa Châu.
Chi tiết chuyện Tiểu Tống bị giáng chức truyền ra, trong ngoài ai nấy đều cảm thán, còn Trương thị thì bắt đầu cuộc sống quý phi ngạo nghễ của ả trong tiếng ca thán dậy đất này.
Đối với chuyện Trương thị đột ngột tấn vị, chúng nương tử trong cung tất nhiên đều tấm tắc bảo lạ. Mọi người đều đoán rằng ả sớm muộn gì cũng sẽ lên bậc phi, nhưng không ngờ lại từ mỹ nhân tứ phẩm lên thẳng quý phi nhất phẩm. Quý phi đứng đầu bốn phi, địa vị kế ngay sau hoàng hậu, suốt nhiều năm nay kim thượng vẫn luôn để trống vị trí bốn phi, chư nương tử tối đa chỉ thăng được đến nhị phẩm, hiện giờ lại tấn vị như thế cho Trương thị khiến danh vị của rất nhiều tần ngự đứng trên Trương thị lâu năm như Miêu thục nghi, mẹ đẻ của Phúc Khang công chúa và Du sung nghi, mẹ đẻ của hoàng trưởng tử chết non, chớp mắt đã tụt xuống dưới ả.
Dưới cơn bất mãn, các nương tử càng quan tâm hơn tới nội tình thăng vị của Trương quý phi, không bao lâu sau đã có người thám thính được, kể từ khi Hạ Tủng rời kinh, quan hệ giữa Trương thị và Vương Chí càng thêm khăng khít, tiền bạc ngầm ban cho Vương Chí lên đến con số hàng vạn. Chuyện thăng vị thành công, Trương thị dương dương đắc ý, thậm chí lúc nhắc đến Vương Chí với người khác còn công nhiên nói: “Gián quan nhà ta đó.”
Vụ bê bối hối lộ quan viên trong triều này truyền khắp lục cung, cuối cùng chẳng ai là không biết, chắc hẳn cũng đã từng truyền ngược vào tai Trương quý phi, nhưng ả cũng không cho là nhục, trái lại còn thỉnh cầu kim thượng cho Vương Chí bưng chiếu sách phong cho ả trong sách lễ như cố ý khiêu khích ra oai với chư nương tử.
Sách lễ của hậu phi phải có quan viên bưng chiếu, kim thượng bèn giao việc này cho Trung thư tỉnh thảo luận, quan viên Trung thư vốn chẳng ưa mến gì Vương Chí, bèn tấu rằng theo nghi thức, chức vị vị quan bưng chiếu nhất định phải trên đãi chế (*), Vương Chí không có tư cách này. Kim thượng chuyển cáo lời Trung thư cho Trương quý phi, Trương quý phi lại nhân cơ hội xin kim thượng thăng quan cho Vương Chí, kim thượng cũng đồng ý, thăng Vương Chí lên làm đãi chế Thiên chương các (**), lệnh y bưng chiếu cho quý phi trong sách lễ.
(*) Chức quan cố vấn chính sự thuộc Trung thư, Môn hạ tỉnh.
(**) Tên tàng thư các trong cung Tống.
Song đồng thời, ngài cũng thăng Hà Đàm lên làm lễ bộ viên ngoại lang, kiêm thị ngự sử tri tạp sự, lại nói rõ nguyên nhân với Hà Đàm ngay trên triều: “Khanh không a dua quyền thế nên vượt cấp bổ nhiệm khanh.”
Có lẽ là để bồi thường cho hoàng hậu, kim thượng lục tục thăng quan tấn tước cho rất nhiều ngoại thích hậu tộc, ban thưởng cho họ bổng lộc dày hậu, Hà Đàm nhân việc này tiến gián, nói tước thưởng triều đình vốn là để ban cho hạ thần cần cù vất vả, không có công tích thì thưởng theo lệ năm. Nay vô cớ thăng tước hậu tộc là thăng quan vượt cấp, e rằng ngoại thích sẽ đua nhau bấu víu, ôm lòng dị vọng.
Kim thượng đáp: “Ngoại thích không có công lao nhưng hoàng hậu có đức hạnh, đây là dời ân sang thân tộc.”
Quan hệ của đế hậu cũng là tiêu điểm chú ý của người trong lục cung. Sau sự kiện cung loạn, kim thượng và trung cung chưa từng qua đêm cùng nhau, song, vào ngày cử hành sách lễ cho Trương quý phi lại có một số dấu hiệu nhỏ khiến chư nương tử nảy sinh rất nhiều phỏng đoán về tình hình gần đây của họ.
Sáng sớm hôm ấy, đế hậu ai rời giường nấy ở Phúc Ninh Điện và Nhu Nghi Điện, lúc xuất hiện trước mọi người, quầng mắt đều thâm xanh, mí mắt hơi sưng, dẫu hoàng hậu đã dùng son phấn che đi nhưng vẫn có thể soi ra chút bất thường. Lúc đế hậu dẫn Trương quý phi qua Tử Thần Điện tiếp nhận quần thần chúc tụng, chuyện xảy ra ở Nhu Nghi Điện đêm qua đã được coi như một tin đồn thú vị, bắt đầu lặng lẽ truyền lưu tại hậu cung.
Theo những gì cung nhân Nhu Nghi Điện tiết lộ, sau canh ba đêm qua, kim thượng sai cận thị sang Nhu Nghi Điện truyền lệnh tuyên triệu hoàng hậu. Khi ấy, hoàng hậu đã đi ngủ, nghe nói việc này, bèn khoác áo đứng dậy đi tới bên cửa tẩm điện, nhưng không mở cửa, chỉ hỏi nội thị Phúc Ninh Điện qua khe cửa: “Quan gia tuyên triệu là có việc gì?”
Nội thị trả lời: “Quan gia nửa đêm tỉnh lại, ngồi một mình uống rượu, bất giác uống cạn, bèn sai thần tới hỏi điện hoàng hậu có rượu chăng, có thể mang một ít sang không.”
Hoàng hậu không phụng mệnh, chỉ nói: “Trong này có rượu ta cũng không dám mang sang cho quan gia. Đêm đã khuya, bẩm với quan gia mời ngài đi nghỉ lại cho.”
Dứt lời đuổi nội thị về, đến mở cửa gặp mặt cũng không chịu.
Công chúa im im nghe chuyện này, buổi tối cung quyến dự tiệc ở Thái Bình Lâu, công chúa mới đem ra hỏi thẳng phụ thân: “Đêm qua cha muốn uống rượu đáng ra nên hỏi người Ngự thiện, Ty nhưỡng mà lấy, muộn vậy rồi sao cứ phải truyền lệnh tuyên triệu nương nương mang qua?”
Bọn cung nhân cười trộm, hoàng hậu ngồi nghiêm chỉnh như không nghe thấy, mà vẻ mặt kim thượng thì có phần lúng túng, ho khan hai tiếng thâm thấp, nghĩ nghĩ rồi mới đáp: “Đêm đã khuya, không tiện làm phiền nhiều người…”
Công chúa truy vấn: “Cứ coi như không muốn làm phiền hạ nhân thì trong cung nhiều nương tử như vậy, trong gác đều trữ không ít rượu, sao cha lại chỉ hỏi nương nương vốn ngày thường cũng không hay uống rượu?”
Kim thượng nhất thời cứng họng, Trương quý phi thấy thế, tiếp lấy chủ đề: “Nhà mẹ đẻ thần thiếp vừa đưa tới vài hũ rượu Dương Cao thượng hạng, lần sau nếu quan gia muốn uống cứ sai người tới lấy là được.”
Kim thượng chưa đáp, công chúa đã mở miệng trước, nói với Trương quý phi: “Ai mà chẳng biết trong gác Trương nương tử nhiều rượu? Cha không hỏi bà tất nhiên là có cái lý không cần của cha rồi.”
Trương quý phi giậm chân vẻ giận dữ, như có ý muốn giễu cợt vặc lại, song liếc mắt thấy kim thượng đang quan sát phản ứng của mình, bèn dằn cơn tức xuống, miễn cưỡng cười nói: “Công chúa nói phải.”
Trong mắt các nương tử, chuyện nửa đêm tuyên triệu trung cung là tin tức kim thượng muốn biểu thị hữu hảo với hoàng hậu, lấy cớ mượn rượu không đến nỗi mất mặt, tiếc rằng hoàng hậu lại chẳng thuận thế tiếp thu.
“Nhìn mắt thế kia, cả hai người họ hẳn là chưa ngủ suốt một đêm.” Ngày kế, Du sung nghi sang Nghi Phượng Các tán gẫu với Miêu thục nghi, “Tình hình này có khác gì vợ chồng son giận dỗi nhau không, thật là, tội gì phải thế!”
Miêu thục nghi mỉm cười: “Ngoài mặt họ vẫn tương kính như tân, nhưng chút kỳ cục đó mười mấy năm qua vẫn luôn ở đấy. Có lúc đến ta cũng nhìn không thấu.”
Công chúa nghe thấy họ bàn tán, thò sát lại muốn nghe kỹ hơn, bị Miêu thục nghi dí trán: “Con bé này, dạ tiệc hôm qua ngây ngây ngốc ngốc hỏi bậy hỏi bạ cha con làm gì, làm ông ấy hơn nửa ngày chẳng xuống được đài!”
Công chúa dẩu môi: “Con mới không ngốc! Con thấy Trương nương tử kiêu ngạo nên mới cố ý nói vậy cho bà ta nghe đó!”
“Không sao,” Trái lại, là Thôi Bạch an ủi ta, “Cậu vẫn luôn tận tâm tận lực giúp tôi, chuyện có không thành thì cũng chẳng phải lỗi của cậu. Là tôi phúc cạn, mỹ quyến tựa hoa như Đổng cô nương vốn đã chẳng dễ cầu.”
Ta chỉ mong thời gian có thể cho mối nhân duyên này một khả năng nối tiếp: “Hay là, chờ thêm ít nữa, đợi quan gia quên chuyện tháng nhuận rồi, hoàng hậu lại có thể xin ngài thả Đổng cô nương xuất cung.”
Thôi Bạch cười khẽ, nói: “Hoài Cát, nói thật, từ khi cầu hôn tới nay, tôi vẫn thường lo sợ bất an, chỉ cảm thấy niềm vui như của trời giáng, lại tiến triển quá mức thuận lợi, chẳng giống số mệnh nghèo túng cùng đường xưa nay vẫn vậy của tôi chút nào. Huống hồ, em ở thâm cung đã quen với cuộc sống yên ổn cơm ngon áo đẹp, không buồn không lo, khác nào tiên nữ cung trời, sau này lấy tôi, chỉ có thể quanh năm suốt tháng ở bên một kẻ ngớ ngẩn biết mỗi đan thanh, sầu lo chuyện củi gạo dầu muối, dẫu em không hờn oán thì tôi cũng khó yên lòng. Bây giờ em đã được tấn chức, ắt sẽ có tiền đồ tốt hơn, tội gì tôi lại liên lụy em.”
Ta muốn nói vài câu khuyên giải, song trước nay đó vốn không phải sở trường của ta, cân nhắc chốc lát, chỉ mở miệng một câu: “Đổng cô nương hoàn toàn không nghĩ như vậy.”
“Tôi biết.” Thôi Bạch nói, ánh mắt đậu lên một bức non xa khói nước treo trên vách, lát sau, chậm rãi ngâm: “Chàng Lưu đã hận Bồng Sơn cách, đây cách Bồng sơn mấy vạn trùng.”
Đây là hai câu thơ hàn lâm học sĩ đương triều Tống Kỳ mượn từ Lý Thương Ẩn, đổi đi một chữ điền vào bài “Giá cô thiên” (*).
Tống Kỳ, tự Tử Kinh, đăng khoa cùng năm với người anh trai Tống Tường. Năm đó nếu chiếu theo tấu chương của Lễ bộ thì đáng ra là Tống Kỳ đứng nhất, Tống Tường đứng ba, nhưng Chương Hiến thái hậu lại không muốn để tên em lên trước tên anh, bèn cất nhắc Tống Tường làm trạng nguyên, còn Tống Kỳ thì đặt xuống hạng mười. Hiện nay, cả hai anh em đều làm quan trong triều, người đời gọi Tống Tường là “Đại Tống” còn Tống Kỳ là “Tiểu Tống”.
Tống Tường thông hiểu điển tích, thanh liêm nghiêm nghị, Tống Kỳ chữ nghĩa hơn anh nhưng ham yến ẩm, mê phong nguyệt, xưa nay hào sảng phóng túng, bài “Giá cô thiên” này chính là ghi lại một lần diễm ngộ của y.
Hôm ấy Tống Kỳ thúc ngựa trên phố Phồn Đài trong kinh, vừa vặn gặp trúng hoàng hậu dẫn cung nhân đến chùa Tướng Quốc dâng hương trở về. Tiểu Tống dắt ngựa tránh sang một bên phố, xe liễn lọng sa uốn lượn đi qua, giữa chừng, lúc một xe đi ngang qua trước mặt y, có nội nhân từ trong xe vén rèm, đôi làn thu thủy trong trẻo liếc tới mặt y, cười nói với đồng bạn: “Tiểu Tống kìa!”
Dứt lời bức rèm lại rủ xuống, xe liễn lộc cộc chạy không ngừng nghỉ về phía cung thành. Tuy chỉ nhìn thoáng qua, song Tống Kỳ đã nhớ được dung nhan ngọc ngà, giọng nói véo von của nội nhân ấy, trở về nhà lập tức nhấc bút viết nên “Giá cô thiên”: “Xe chạm yên hoa gặp giữa đường, trong rèm tiếng ai đứt can trường. Thân chẳng chắp cánh khôn bay bổng, ăn ý được chăng một điểm thông. Vàng cất ốc, ngọc xây lồng, xe như nước chảy ngựa như rồng. Chàng Lưu đã hận Bồng Sơn cách, đây cách Bồng Sơn mấy vạn trùng.”
Bài từ được truyền xướng rất rộng, thậm chí còn vào cả trong cung. Kim thượng nghe đến, bèn hỏi chiếc xe nội nhân ấy ngồi hôm đó là xe thứ mấy, là ai gọi Tiểu Tống. Cuối cùng, một nội nhân sợ sệt đứng ra quỳ xuống, nói trước đây khi hầu hạ trên tiệc từng thấy quan gia tuyên hàn lâm học sĩ vào, nội thần xung quanh nhìn nhau thì thào: “Tiểu Tống kìa.” Về sau ngẫu nhiên gặp được trong xe, nhất thời nổi hứng nên gọi một tiếng.
Sau đó kim thượng gọi Tống Kỳ đến, kể lại chuyện này giọng ung dung. Tống Kỳ hoảng hốt cáo tội, kim thượng lại cười nói: “Trong từ ngươi hận Bồng Sơn cách, trẫm thì thấy Bồng Sơn này cũng chẳng cách ngươi xa mấy đâu.” Ngay sau đó ban nội nhân kia cho y.
(*) Hai câu gốc trong bài thơ “Vô đề” của Lý Thương Ẩn là “Chàng Lưu đã hận Bồng Sơn cách, đây cách Bồng sơn một vạn trùng.”, “Giá cô thiên” đổi “một” thành “mấy”.
Việc này cũng giống như chuyện “đề thơ lá đỏ (*)” hiếm ai biết đến, trở thành giai thoại trong cung ngoài thành thi nhau truyền tụng. Giữa nội nhân xuân thì trong cung và văn thần danh sĩ ngoài cung vốn thường nảy sinh mối quan hệ vi diệu ngưỡng mộ lẫn nhau, được câu chuyện này lửa cháy thêm dầu cổ động, cũng cho họ gợi ý dăm mối lương duyên có thể kết thành, vậy nhưng…
(*) Tương truyền vào thời Đường, vô số cung nữ phòng không gối chiếc trọn đời đã viết thơ lên lá đỏ, ném vào suối nước trong cung, gửi gắm nỗi lòng, tình cảm u uẩn.
“Bồng Sơn cũng chẳng phải cách ai cũng không xa.” Cái kết viên mãn của giai thoại chẳng ảnh hưởng gì tới nhận xét của Thôi Bạch, gã rất tỉnh táo nói một câu như thế.
Ta nghĩ có lẽ gã đã lờ mờ nhận ra tình ý kim thượng dành cho Thu Hòa qua đôi câu dăm lời mà ta đã cố xóa nhòa đi.
Hạ Tủng tuy đã rời kinh nhưng gián quan Vương Chí thì vẫn còn trong triều. Tháng Chín năm ấy, y lại nhắc tới việc Trương mỹ nhân “có công hộ giá” với kim thượng, nói nên thăng vị cho Trương mỹ nhân để chứng tỏ kim thượng thưởng phạt phân minh.
Bản thân kim thượng cũng có ý đó, tiếc là quần thần phản đối, lại cần có sự đồng ý của hoàng hậu, nhất thời khó mà hạ chỉ được, không ngờ cuối cùng chính hoàng hậu lại buông miệng, nói với kim thượng trước mặt tất cả mọi người trong bữa tiệc mừng tết trùng cửu: “Trương mỹ nhân phụng dưỡng quan gia đã nhiều năm, từng sinh hạ ba công chúa mà cấp bậc phân vị lại thấp nhỏ, đã lâu chưa được thăng. Nay đã có công, thăng vị làm phi cũng chẳng quá đáng, coi như bệ hạ tỏ ý an ủi khen thưởng.”
Kim thượng im lặng nhìn hoàng hậu chằm chằm, mà thái độ của hoàng hậu thì vẫn bình thản, trong mắt không một gợn sóng. Mọi người nín thở theo dõi, một lúc sau mới nghe kim thượng lên tiếng: “Ngày ấy bọn giặc gây loạn, tất cả đều nhờ hoàng hậu chỉ huy điều hành hộ vệ, nếu muốn khen thưởng thì theo lý hẳn phải khen hoàng hậu trước tiên.”
Ngồi bên cây hoa cúc đàn tâm mộc hương cánh trắng, hoàng hậu khẽ nhếch miệng, nụ cười trong nhẹ như hoa thu: “Tạ bệ hạ quan tâm, thần thiếp thân là quốc mẫu, danh vị tột đỉnh, không thể tăng thêm được nữa. Huống hồ bệ hạ cưới thần thiếp làm vợ, thần thiếp vốn không cần báo đáp, làm việc vì bệ hạ là trách nhiệm bổn phận, sao dám tranh công xin thưởng.”
Vì vậy, tháng Mười năm ấy, kim thượng thăng mỹ nhân Trương thị lên thành quý phi, cũng quyết định ngày làm sách lễ cho ả.
Hàn lâm học sĩ nhận lệnh viết cáo sắc phong phi cho Trương mỹ nhân chính là “Tiểu Tống” Tống Kỳ chữ nghĩa hoa lệ.
Trước đây, quốc triều chưa từng thịnh hành việc làm sách lễ cho tần ngự tấn vị làm phi, bổ nhiệm phi thì phát sách, phi từ chối thì thôi lễ sách. Bởi quy mô sách lễ long trọng, hao tổn quá nhiều nhân lực tài lực, tần ngự quốc triều đều biết đạo khiêm nhường, cũng không thích lấy đó huênh hoang rước cung nhân và chư thần phê bình chỉ trích, bởi vậy đều từ chối không làm. Có lẽ Tống Kỳ cho rằng vị quý phi mới phong này nghiễm nhiên cũng sẽ nghĩ như thế nên không theo thể thức sách lễ mà nghe các môn sứ (*) tuyên đọc chiếu thư phong phi trước rồi nhận lệnh viết cáo sắc, gửi sang trung thư, ba tỉnh tiếp nhận, chuyển cho Quan cáo viện (**) đóng ấn rồi mới trình lên quý phi, thay vì không đợi nghe chiếu thư phong phi trước khi cử hành sách lễ mà viết cáo sắc luôn, không gửi sang trung thư mà tự mình trực tiếp đi lấy ấn của Quan cáo viện dùng, đóng ấn rồi lập tức đưa cho quý phi.
(*) Chức quan quản lý việc lễ nghi.
(**) Cơ quan quản lý việc bổ nhiệm, phong tặng quan lại.
Hiển nhiên, y đã phạm sai lầm. Không phải phi tử nào cũng không muốn làm sách lễ.
Trương mỹ nhân muốn làm lễ thấy cáo sắc quan trọng này chẳng khác nào địa chủ nhà quê nạp tiểu thiếp mới, đơn giản tùy tiện đưa vào từ cửa sau, không khỏi giận tím mặt, ném cáo sắc xuống đất nhất quyết không chịu, lại khóc lóc tìm kim thượng kể tội Tiểu Tống lười biếng láo lếu với mình, nhằng nhẵng dây dưa cho đến khi kim thượng bằng lòng giáng chức Tống Kỳ điều đi Hứa Châu.
Chi tiết chuyện Tiểu Tống bị giáng chức truyền ra, trong ngoài ai nấy đều cảm thán, còn Trương thị thì bắt đầu cuộc sống quý phi ngạo nghễ của ả trong tiếng ca thán dậy đất này.
Đối với chuyện Trương thị đột ngột tấn vị, chúng nương tử trong cung tất nhiên đều tấm tắc bảo lạ. Mọi người đều đoán rằng ả sớm muộn gì cũng sẽ lên bậc phi, nhưng không ngờ lại từ mỹ nhân tứ phẩm lên thẳng quý phi nhất phẩm. Quý phi đứng đầu bốn phi, địa vị kế ngay sau hoàng hậu, suốt nhiều năm nay kim thượng vẫn luôn để trống vị trí bốn phi, chư nương tử tối đa chỉ thăng được đến nhị phẩm, hiện giờ lại tấn vị như thế cho Trương thị khiến danh vị của rất nhiều tần ngự đứng trên Trương thị lâu năm như Miêu thục nghi, mẹ đẻ của Phúc Khang công chúa và Du sung nghi, mẹ đẻ của hoàng trưởng tử chết non, chớp mắt đã tụt xuống dưới ả.
Dưới cơn bất mãn, các nương tử càng quan tâm hơn tới nội tình thăng vị của Trương quý phi, không bao lâu sau đã có người thám thính được, kể từ khi Hạ Tủng rời kinh, quan hệ giữa Trương thị và Vương Chí càng thêm khăng khít, tiền bạc ngầm ban cho Vương Chí lên đến con số hàng vạn. Chuyện thăng vị thành công, Trương thị dương dương đắc ý, thậm chí lúc nhắc đến Vương Chí với người khác còn công nhiên nói: “Gián quan nhà ta đó.”
Vụ bê bối hối lộ quan viên trong triều này truyền khắp lục cung, cuối cùng chẳng ai là không biết, chắc hẳn cũng đã từng truyền ngược vào tai Trương quý phi, nhưng ả cũng không cho là nhục, trái lại còn thỉnh cầu kim thượng cho Vương Chí bưng chiếu sách phong cho ả trong sách lễ như cố ý khiêu khích ra oai với chư nương tử.
Sách lễ của hậu phi phải có quan viên bưng chiếu, kim thượng bèn giao việc này cho Trung thư tỉnh thảo luận, quan viên Trung thư vốn chẳng ưa mến gì Vương Chí, bèn tấu rằng theo nghi thức, chức vị vị quan bưng chiếu nhất định phải trên đãi chế (*), Vương Chí không có tư cách này. Kim thượng chuyển cáo lời Trung thư cho Trương quý phi, Trương quý phi lại nhân cơ hội xin kim thượng thăng quan cho Vương Chí, kim thượng cũng đồng ý, thăng Vương Chí lên làm đãi chế Thiên chương các (**), lệnh y bưng chiếu cho quý phi trong sách lễ.
(*) Chức quan cố vấn chính sự thuộc Trung thư, Môn hạ tỉnh.
(**) Tên tàng thư các trong cung Tống.
Song đồng thời, ngài cũng thăng Hà Đàm lên làm lễ bộ viên ngoại lang, kiêm thị ngự sử tri tạp sự, lại nói rõ nguyên nhân với Hà Đàm ngay trên triều: “Khanh không a dua quyền thế nên vượt cấp bổ nhiệm khanh.”
Có lẽ là để bồi thường cho hoàng hậu, kim thượng lục tục thăng quan tấn tước cho rất nhiều ngoại thích hậu tộc, ban thưởng cho họ bổng lộc dày hậu, Hà Đàm nhân việc này tiến gián, nói tước thưởng triều đình vốn là để ban cho hạ thần cần cù vất vả, không có công tích thì thưởng theo lệ năm. Nay vô cớ thăng tước hậu tộc là thăng quan vượt cấp, e rằng ngoại thích sẽ đua nhau bấu víu, ôm lòng dị vọng.
Kim thượng đáp: “Ngoại thích không có công lao nhưng hoàng hậu có đức hạnh, đây là dời ân sang thân tộc.”
Quan hệ của đế hậu cũng là tiêu điểm chú ý của người trong lục cung. Sau sự kiện cung loạn, kim thượng và trung cung chưa từng qua đêm cùng nhau, song, vào ngày cử hành sách lễ cho Trương quý phi lại có một số dấu hiệu nhỏ khiến chư nương tử nảy sinh rất nhiều phỏng đoán về tình hình gần đây của họ.
Sáng sớm hôm ấy, đế hậu ai rời giường nấy ở Phúc Ninh Điện và Nhu Nghi Điện, lúc xuất hiện trước mọi người, quầng mắt đều thâm xanh, mí mắt hơi sưng, dẫu hoàng hậu đã dùng son phấn che đi nhưng vẫn có thể soi ra chút bất thường. Lúc đế hậu dẫn Trương quý phi qua Tử Thần Điện tiếp nhận quần thần chúc tụng, chuyện xảy ra ở Nhu Nghi Điện đêm qua đã được coi như một tin đồn thú vị, bắt đầu lặng lẽ truyền lưu tại hậu cung.
Theo những gì cung nhân Nhu Nghi Điện tiết lộ, sau canh ba đêm qua, kim thượng sai cận thị sang Nhu Nghi Điện truyền lệnh tuyên triệu hoàng hậu. Khi ấy, hoàng hậu đã đi ngủ, nghe nói việc này, bèn khoác áo đứng dậy đi tới bên cửa tẩm điện, nhưng không mở cửa, chỉ hỏi nội thị Phúc Ninh Điện qua khe cửa: “Quan gia tuyên triệu là có việc gì?”
Nội thị trả lời: “Quan gia nửa đêm tỉnh lại, ngồi một mình uống rượu, bất giác uống cạn, bèn sai thần tới hỏi điện hoàng hậu có rượu chăng, có thể mang một ít sang không.”
Hoàng hậu không phụng mệnh, chỉ nói: “Trong này có rượu ta cũng không dám mang sang cho quan gia. Đêm đã khuya, bẩm với quan gia mời ngài đi nghỉ lại cho.”
Dứt lời đuổi nội thị về, đến mở cửa gặp mặt cũng không chịu.
Công chúa im im nghe chuyện này, buổi tối cung quyến dự tiệc ở Thái Bình Lâu, công chúa mới đem ra hỏi thẳng phụ thân: “Đêm qua cha muốn uống rượu đáng ra nên hỏi người Ngự thiện, Ty nhưỡng mà lấy, muộn vậy rồi sao cứ phải truyền lệnh tuyên triệu nương nương mang qua?”
Bọn cung nhân cười trộm, hoàng hậu ngồi nghiêm chỉnh như không nghe thấy, mà vẻ mặt kim thượng thì có phần lúng túng, ho khan hai tiếng thâm thấp, nghĩ nghĩ rồi mới đáp: “Đêm đã khuya, không tiện làm phiền nhiều người…”
Công chúa truy vấn: “Cứ coi như không muốn làm phiền hạ nhân thì trong cung nhiều nương tử như vậy, trong gác đều trữ không ít rượu, sao cha lại chỉ hỏi nương nương vốn ngày thường cũng không hay uống rượu?”
Kim thượng nhất thời cứng họng, Trương quý phi thấy thế, tiếp lấy chủ đề: “Nhà mẹ đẻ thần thiếp vừa đưa tới vài hũ rượu Dương Cao thượng hạng, lần sau nếu quan gia muốn uống cứ sai người tới lấy là được.”
Kim thượng chưa đáp, công chúa đã mở miệng trước, nói với Trương quý phi: “Ai mà chẳng biết trong gác Trương nương tử nhiều rượu? Cha không hỏi bà tất nhiên là có cái lý không cần của cha rồi.”
Trương quý phi giậm chân vẻ giận dữ, như có ý muốn giễu cợt vặc lại, song liếc mắt thấy kim thượng đang quan sát phản ứng của mình, bèn dằn cơn tức xuống, miễn cưỡng cười nói: “Công chúa nói phải.”
Trong mắt các nương tử, chuyện nửa đêm tuyên triệu trung cung là tin tức kim thượng muốn biểu thị hữu hảo với hoàng hậu, lấy cớ mượn rượu không đến nỗi mất mặt, tiếc rằng hoàng hậu lại chẳng thuận thế tiếp thu.
“Nhìn mắt thế kia, cả hai người họ hẳn là chưa ngủ suốt một đêm.” Ngày kế, Du sung nghi sang Nghi Phượng Các tán gẫu với Miêu thục nghi, “Tình hình này có khác gì vợ chồng son giận dỗi nhau không, thật là, tội gì phải thế!”
Miêu thục nghi mỉm cười: “Ngoài mặt họ vẫn tương kính như tân, nhưng chút kỳ cục đó mười mấy năm qua vẫn luôn ở đấy. Có lúc đến ta cũng nhìn không thấu.”
Công chúa nghe thấy họ bàn tán, thò sát lại muốn nghe kỹ hơn, bị Miêu thục nghi dí trán: “Con bé này, dạ tiệc hôm qua ngây ngây ngốc ngốc hỏi bậy hỏi bạ cha con làm gì, làm ông ấy hơn nửa ngày chẳng xuống được đài!”
Công chúa dẩu môi: “Con mới không ngốc! Con thấy Trương nương tử kiêu ngạo nên mới cố ý nói vậy cho bà ta nghe đó!”
Tác giả :
Milan Lady