Cô Thành Bế
Quyển 3 Chương 3: Quan Âm
Năm Thu Hòa mười lăm tuổi, hoàng hậu thăng cô làm nội nhân khăn lược Trung cung ty, chuyên chăm lo việc trang điểm chải chuốt cho hoàng hậu. Trước đó, Miêu chiêu dung từng kể chuyện Thu Hòa khuyên nhủ bà chớ mua châu báu với hoàng hậu, hoàng hậu cảm thán: “Ta chỉ biết nó thích đọc quốc sử, lại chẳng ngờ nó còn biết bận tâm đến dân sinh. Nữ tử có kiến thức như nó trong lục cung thật hiếm lắm thay.” Rồi nảy ra ý định thăng chức.
“Tương lai con bé Thu Hòa khẳng định là có tiền đồ lắm đây.” Miêu chiêu dung kết luận như vậy.
Công chúa nghe thế, hỏi mẫu thân: “Ý tỷ tỷ là sau này Thu Hòa có thể thay thế Sở thượng phục, tiếp nhận sự vụ Thượng phục cục ạ?”
Miêu chiêu dung chỉ cười, không đáp phải hay chăng.
Ta mơ hồ đoán được Miêu chiêu dung nói “có tiền đồ” là ý làm sao, nhưng lại cảm giác đó chưa chắc đã là nguyện vọng của Thu Hòa.
Sau lần đưa cô về chỗ ở, cô cũng đối đãi với ta như tay chân, thân thiết hơn rồi, lời nói với ta cũng nhiều thêm, những lần sau cô tới Nghi Phượng Các đều vẫn là ta tiễn cô ra ngoài.
Ngày biết cô chuyển sang trung cung, mọi người trong Nghi Phượng Các chúc mừng cô, cô chỉ cười nụ, cũng không có vẻ gì là đặc biệt vui mừng.
Ta tiễn cô ra cửa, cô lại như có tâm sự, cúi đầu, đạp hoa bước đi dưới hàng tán hòe dọc con đường men theo thành cung, một lúc lâu sau mới lừng chần chừ dừng gót, quay đầu hỏi ta: “Hoài Cát, huynh có tâm nguyện gì không?”
Ta ngẩn người, thoáng lặng thinh rồi đáp: “Nhìn công chúa lớn lên không sầu không lo… Nếu như điều này có thể tính là tâm nguyện.”
Có lẽ đáp án này nằm ngoài dự liệu của cô, cô nhìn tôi trân trân hồi lâu, sau cùng nở nụ cười dịu dàng: “Đương nhiên, huynh có thể mãi mãi hầu hạ công chúa mà.”
Thấy cô nhắc tới tâm nguyện, ta nhớ tới lời chấp thuận của kim thượng, bèn hỏi Thu Hòa: “Vậy tâm nguyện của cô là gì?”
“Sau thất tịch năm ngoái, rất nhiều người từng hỏi tôi câu đó, đó giờ tôi vẫn chưa trả lời.” Thu Hòa mỉm cười nhạt nhòa. Ta tức khắc cảm thấy mình nhiều chuyện, việc gì phải hỏi cô chuyện riêng tư như thế. Chẳng ngờ cô lại chịu nói cho ta: “Nhưng với huynh thì tôi có thể nói ra… Xuất cung, một ngày nào đó, tôi sẽ thỉnh cầu quan gia cho tôi được xuất cung.”
Ngỡ ngàng, ta hỏi cô: “Cô không thích ở lại trong cung? Vậy vì sao không nói với quan gia ngay?”
Thu Hòa không đáp, lặng im đứng trong màn gió thổi hòe rơi thành mưa hoa. Lát sau, cô ngẩng đầu, mắt híp hờ, xuyên qua tán cây hoa mọc thành chùm trông lên trời xanh vạn dặm, một tầng cánh hoa trăng trắng vàng vàng tuôn rời từ chiếc miện sa màu của cô bay xuống.
Tôi thấy vẻ mặt cô chăm chú, cũng ngẩng lên xem, chỉ thấy có đàn nhạn xếp thành hàng bay ngang qua thành cung.
“Hoài Cát, Thôi công tử…còn ở trong kinh chăng?” Cô ngập ngừng hỏi, dứt lời lập tức cúi đầu cụp mắt, mặt đỏ bừng.
Ta nhất thời hiểu ra, nguyện vọng của cô có liên quan tới Thôi Bạch.
Ta thành thật nói với cô, kể từ khi được điều vào Hậu tỉnh, ta rất ít có cơ hội liên lạc với người bên Họa viện, thật sự không biết tình hình Thôi Bạch gần đây thế nào, cô lại hỏi ta có thể hỏi thăm không. Ta nhận lời, hỏi cô: “Cô có lời gì muốn chuyển cho huynh ấy không?”
Cô vô thức xoắn một góc tay áo, giọng nhỏ như muỗi kêu: “Bức tranh lần trước huynh ấy vẽ tặng tôi… Thu phố dung tân đồ ấy… Chim nhạn trong đó… Xin hãy hỏi huynh ấy giúp tôi… Chim nhạn đó…”
Trông dáng vẻ cô thế này, lại nhớ lại chi tiết trong Thu phố dung tân đồ, ta mới vỡ lẽ, nhạn được coi là loài chim biểu trưng cho lòng dạ, một chồng một vợ, sánh đôi trọn đời, chung thân không tái hôn. Trong “Nghi lễ – Sĩ hôn lễ” viết: “Sắp lễ cưới gả, chọn nhạn trao tay” lấy ý đôi lứa kiên trinh, cầu cho âm dương hài hòa, thuận vợ thuận chồng, bởi vậy nên tục lệ hôn nhân trong nước đều lấy nhạn làm tín vật. Trong bức vẽ của Thôi Bạch có đôi nhạn, với cái tính phóng khoáng cởi mở đó của gã, tặng tranh này cho Thu Họa chưa chắc đã không có ý ám chỉ hôn ước, hay chí ít thì cũng biểu lộ mình có ý với cô.
Thôi Bạch tướng mạo anh tuấn, phong thái rất có khí chất tài tử, con gái đương xuân cảm mến gã chẳng có gì là lạ. Nay xem thái độ của Thu Hòa, hiển nhiên đã rễ tình đâm sâu, hỏi thăm hành tung Thôi Bạch thế này hẳn là muốn tìm gã hỏi rõ tâm ý, nếu gã thật có lòng cầu thân thì cô có thể tự xin xuất cung, thành đôi với gã.
Nghĩ thông tầng ý này rồi, ta lập tức nói với Thu Hòa: “Để tôi tìm người hỏi xem, có tin tức chắc chắn sẽ nói ngay với cô.”
Ta đến Họa viện, tra được địa chỉ trong kinh Thôi Bạch ghi lại trước đây rồi nhờ Trương Thừa Chiếu tìm nội thị Tiền tỉnh có thể ra ngoài cung mua đồ đi hỏi thăm hộ, đáng tiếc là sau đó, tin tức Trương Thừa Chiếu hồi báo cũng chẳng đẹp lành gì: Thôi Bạch đã sớm rời kinh, nói là muốn chu du sông núi nổi danh khắp thiên hạ để vẽ tranh tả thực, không ai biết bao giờ gã mới về.
Ta chuyển cáo kết quả cho Thu Hòa, cô đương nhiên rất là thất vọng, ta bèn vội vàng hứa hẹn với cô, Thôi Bạch trở về sẽ liên lạc ngay với gã, Thu Hòa luôn miệng nói không sao, “Bây giờ ở lại cung cũng tốt, tôi rất thích hí hoáy mấy thứ hoa phấn hương liệu này, xuất cung rồi biết đi đâu tìm được nhiều vậy?”
Đây cũng không phải là mượn cớ, có thể nhìn ra Thu Hòa thật sự yêu thích công việc ở ty sức, cái chúng ta cảm thấy lôi thôi không thú vị, cô lại có thể tự lấy làm vui. Điều này cũng khiến sự chờ đợi của cô trở nên không quá đằng đẵng và buồn tẻ, ta lạc quan nghĩ thế. Trước cứ ở trong cung làm việc cô muốn làm thêm mấy năm, sau hẵng rời khỏi hoàng thành, lấy chồng như ý, giúp chồng dạy con mà sống hết quãng đời còn lại, cô gái thiện lương như Thu Hòa hẳn nên có nhân sinh hoàn mỹ như vậy.
Khánh Lịch năm thứ bảy, Thập Tam Đoàn Luyện và Cao Thao Cao cô nương đến tuổi đôi tám, kim thượng và hoàng hậu trong lúc trò chuyện nhắc đến lời bông đùa về hôn ước giữa hai người khi còn nhỏ, nghĩ đến bản thân không con, rất là cảm khái, bèn đề xuất quan gia thay Thập Tam, hoàng hậu thay Thao Thao chủ hôn, cưới gả lẫn nhau. Bởi thế, người trong cung bắt đầu chuẩn bị cho sự kiện đại hỉ “Thiên tử cưới vợ, hoàng hậu gả con” này.
Cao cô nương chưa làm lễ cập kê song hôn sự đã được thương nghị ổn thỏa, bèn quyết định làm lễ trước tiết hàn thực năm nay một ngày. Hôm ấy, hoàng hậu dẫn cung tần nghi trượng đích thân tới phủ họ Cao xem lễ, công chúa vốn cũng muốn theo, tiếc rằng lại bị cảm lạnh ngay trước đấy, đành phải ở lại trong gác dưỡng bệnh, không có việc gì làm, rất ư phiền muộn.
Sau giờ ngọ, cung nhân trong gác lấy bột táo làm bánh theo phong tục, dùng cành liễu xâu thành chuỗi, cắm lên bậu cửa, công chúa trông thấy cũng muốn đi cắm, song bị Miêu chiêu dung quát ngưng, công chúa lại rầu rĩ nằm xuống, nom đến là đáng thương.
Hàn thị kiến nghị Miêu chiêu dung mời Phạm cô nương qua chơi cùng công chúa, Miêu chiêu dung nói hôm nay hoàng hậu đi xem lễ cập kê của Cao cô nương, Phạm cô nương hẳn cũng đi theo bà rồi, Hàn thị lại khoát tay thưa: “Thần nghe nói mấy ngày nay Phạm cô nương thân thể không tiện, không thể đi xem lễ.”
Miêu chiêu dung nghe vậy nhíu mày: “Quý thủy (*)?”
(*) Từ cổ Đông y, chỉ lần đầu tiên phụ nữ đến kinh nguyệt.
Hàn thị bẩm phải, Miêu chiêu dung hơi ngạc nhiên: “Nó còn chưa lớn mà…”
Hàn thị cười nói: “Nương tử ngày ngày gặp mặt nên cảm thấy chưa lớn đấy thôi, kỳ thực Phạm cô nương lớn hơn công chúa bốn tuổi, năm nay đã mười bốn rồi.”
“Ôi, thấm thoắt mấy cô bé này đã lớn hết cả, xem ra chúng ta cũng già rồi.” Miêu chiêu dung cảm thán rồi gọi ta lại phân phó: “Ngươi đi hỏi Phạm cô nương xem nó có bằng lòng qua đây trò chuyện với công chúa không.”
Ta lĩnh mệnh, lập tức đến trung cung tìm Phạm cô nương.
Hôm ấy, vì hoàng hậu ra ngoài nên rất nhiều người theo hầu, cung nhân ở lại trông coi Nhu Nghi Điện không có bao nhiêu, tòa điện vắng lặng hẳn. Ta đi vào gác của Phạm cô nương, lại chẳng thấy cô đâu, thị nữ của cô chỉ ta ra chính điện Nhu Nghi Điện, nói cô đang thêm thuốc hương ở đó, ta bèn đi sang chính điện.
Trước chính điện đến bóng dáng một nội thị gác cửa cũng không có, ta lờ mờ cảm thấy có phần không ổn, nhưng vẫn chậm rãi đi vào.
Trong điện dường như cũng chẳng có ai. Màn gấm rủ xuống, bốn vách không một tiếng động, cái nhìn thấy trước tiên là cặp tượng nghê vàng ngồi kèm hai bên sập ngự thất bảo, hai con thú đều cao hơn trượng, trong mõm thú tràn ra vài sợi khói màu phỉ thúy, hương khói nồng nàn.
Bắt đầu từ ngày hàn thực, trong kinh sẽ phải dừng lửa ba ngày, hôm nay là lần cuối cùng đốt hương trước tiết nên hiển nhiên lượng dùng nhiều hơn hẳn so với thường ngày. Ngoài cặp tượng thú vàng ra, xà ngang trang trí trong điện cũng buông rủ hai dàn cầu hương chạm rỗng mạ vàng mạ bạc, điêu khắc tinh xảo, ở giữa có thể mở ra đóng vào, bên trong đựng thuốc hương, phần dưới quả cầu đốt than củi. Quả cầu được treo lên bằng xích bạc mảnh, rủ kín một lớp trước hai mé màn gấm, lấp lánh lóe sáng, tựa bức rèm che.
Hương thơm ấm cúng không dấu vết tỏa ra từ trong quả cầu hương mạ vàng mạ bạc, là hương Lăng Thủy thượng phẩm, hương hoa bách hợp yêu kiều, vấn vít uốn lượn trong không gian tĩnh lặng. Ta từng tới Nhu Nghi Điện rất nhiều lần song chưa lần nào thể hội bầu không khí kỳ dị như vậy, thành ra như trúng tà, chầm chậm dịch bước tại nơi hương nồng dày đặc này, lặng lẽ tiếp tục tiến vào.
Bỗng, màn che bên trái rung lên, vài quả cầu hương va vào nhau, phát ra những tiếng chuông nhỏ vụn, nghe réo rắt như tiếng nhạc ngân. Ta thoáng đổi hướng về phía phát ra âm thanh, thò đầu lại xem.
Bên trong bức rèm cầu bạc mờ mờ ảo ảo, thấp thoáng hai bóng người, ta chăm chú trông xem, nhận ra thân hình của Phạm cô nương trước tiên. Một tay cô bưng tráp đựng thuốc hương, tay còn lại cầm thìa bạc, bên cạnh là một quả cầu hương để mở chờ cô thêm hương vào.
Song lúc này, cô không rảnh để làm việc ấy.
Một người đàn ông đang ôm nhẹ lấy eo cô, cúi đầu hôn cô.
Tiếng chuông bạc mới rồi hẳn là do sự việc đột phát này gây nên, thình lình xảy ra khi Phạm cô nương đang dùng thìa thêm hương, thế nên cô gần như vẫn giữ nguyên động tác trước đó.
Thoạt đầu, người đàn ông kia chỉ mổ từng cái khe khẽ lên môi cô, cơ thể Phạm cô nương run run, đại khái là bị giật mình, nhưng cuối cùng cũng không đẩy người đó ra, thế là người đàn ông bắt đầu hôn sâu hơn.
Họ ẩn mình sau màn che, nghiêng người về phía ta, vị trí ta đứng cách họ một khoảng không ngắn, trước đó ta lại không phát ra bất kỳ tiếng động nào nên họ vẫn chưa ý thức được sự tồn tại của ta.
Cảnh tượng này làm ta kinh hoàng quá đỗi, giờ phút này chỉ muốn mau chóng thoát đi. Ta chưa từng chứng kiến chuyện nam nữ bậc này, huống hồ…huống hồ là bọn họ.
Đế tránh bị họ phát hiện, ta từ từ lùi ra sau, lẳng lặng dời bước, lại sợ họ nghe được tiếng tim đập bất an của mình. Vất vả mãi mới kề được tới cạnh cửa, lúc này mới xoay phắt người ra ngoài, hốt hoảng chạy đi.
Vừa chạy tới ngoài cửa sân chính điện thì chợt thấy đằng trước có lọng sa dẫn đường, quạt thêu che chắn hai bên, hai hàng cung nhân quây quanh một cỗ xe liễn nghênh hướng trước mặt, ngờ ngợ là nghi trượng trung cung. Ta càng muốn rảo bước nhanh hơn, chẳng ngờ vừa quay đi đã nghe thấy có người quát: “To gan! Hoàng hậu giá đáo mà không bái kiến!”
Ta đành dừng lại, quay mặt về phía hoàng hậu hành lễ đúng nghi thức.
Lúc đó, hoàng hậu đang nói chuyện phiếm với ty cung lệnh theo cùng hầu hạ, thấy ta hành động thất lễ cũng không tỏ vẻ gì, vẫn tươi cười như cũ, bước từ trên liễn xuống, hỏi: “Hoài Cát, làm gì mà cuống quít thế? Chạy về à?”
Ta vô thức đáp dạ rồi lại thấy không đúng, vội vàng đổi miệng nói không phải, nhất thời không nghĩ ra được nên giải thích thế nào, mặt nóng lan ra tận mang tai, mồ hôi như mưa.
Hoàng hậu thấy vậy cũng nhận ra có điều khác thường, nhìn ta chằm chằm, hỏi: “Ngươi đi từ Nhu Nghi Điện ra?”
Ta gật đầu thưa dạ, hoàng hậu hỏi tiếp: “Ai ở trong đó?”
Ta lưỡng lự một thoáng rồi mới nói: “Bẩm, là Phạm cô nương.”
“Quan Âm?” Hoàng hậu hỏi. “Quan Âm” là nhũ danh của Phạm cô nương.
Ta một lần nữa đáp dạ, không dám nhiều lời thêm một chữ nào.
Hoàng hậu im lặng. Một hồi lâu sau mới lại cất tiếng: “Còn ai khác ở trong nữa?”
Ta không thưa gì, dẫu biết rõ rằng không trả lời câu hỏi của hoàng hậu là đại bất kính, nhưng cũng chẳng dám mở miệng tiếp.
Ấy nhưng hoàng hậu đã đoán được: “Quan gia?”
Ta cúi đầu thật sâu.
Ta không rõ vẻ mặt của hoàng hậu ra sao, cái ta nhận biết được chỉ có một góc xiêm áo bà đọng nơi khóe mắt. Người chung quanh cũng hoàn toàn bặt thinh, thời gian như đông cứng lại, chỉ ngoài chim chóc đậu trên cây hòe ven lối trong cung là vẫn đang hót giọng lảnh lót.
Có giọt nước nhỏ xuống mặt đất trước mặt hoàng hậu. Trời mưa đó ư? Ta còn đang suy nghĩ, đã thấy gấu váy hoàng hậu khẽ xoay tròn, tung bay rời khỏi tầm mắt ta.
“Nghe nói, hoa ở Hậu uyển, đang nở, rất…” Hoàng hậu vừa đi ra ngoài vừa nói, giọng điệu vẫn vững vàng, chỉ có điều ngắt quãng hơi nhiều.
Ty cung lệnh vội bắt kịp, tiếp lời: “Phải ạ, hoa đào hoa mận, kim nga ngọc tu đều đã nở rồi, nương nương không ngại thì đi xem xem.”
Hai hàng cung nhân trầm lặng từng người từng người đi ngang qua trước mắt ta, theo sau hoàng hậu về phía Hậu uyển. Cuối cùng, có một người dừng lại trước mặt ta.
Ta ngẩng lên, trông thấy đôi mắt đong lệ lưng tròng của Thu Hòa.
“Hoài Cát,” Cô khẽ nói với ta, “Mau đi tìm Trương Mậu Tắc tiên sinh đi, mời ông ấy tới Hậu uyển.”
Ta đáp ứng. Thu Hòa lau khóe mắt rồi rảo bước bắt kịp đội ngũ tùy tùng của hoàng hậu.
Ta đổi hướng chạy Nội Đông Môn ty. Trước khi rời đi, liếc mắt nhìn vết tích giọt nước đã thấm vào gạch trên mặt đất, lại ngẩng đầu nhìn lên trời… Trời quang trong vắt, không một dấu hiệu nào là muốn mưa.
Tìm được Trương tiên sinh rồi, ta kể lại sự việc xảy ra cho thầy nghe một cách vắn tắt nhất có thể, lúc đề cập tới chuyện ở Nhu Nghi Điện chỉ nói có một câu “Quan gia và Phạm cô nương ở trong điện” mà thầy đã tỏ tường hết thảy, không đợi ta nói xong đã lập tức giương tay áo đứng lên, sải bước về phía Hậu uyển.
Ta hơi ngần ngừ, cuối cùng vẫn đi theo thầy. Đến nơi, thấy hoàng hậu đang quanh quẩn giữa bóng hoa, tầm nhìn đong đưa trên hoa lá, song ánh mắt trống rỗng, hiển nhiên là nhìn hoa cỏ khắp khu vườn này mà như không thấy.
Trương tiên sinh tiến lại bên bà, cúi người gọi nhỏ: “Nương nương.”
“Ồ, Bình Phủ…” Hoàng hậu thấy là thầy, giọng hơi run lên. Điều này làm ta chợt nhớ tới công chúa. Có đôi lần nàng chịu tủi ở chỗ Miêu chiêu dung cũng thường hờn dỗi không nói lời nào, nhưng nếu ta qua khuyên nàng, nàng sẽ nghẹn ngào gọi tên ta, sau đó nức nở khóc một trận.
“Nương nương, loại lúa người dẫn lục cung dâng cho quan gia trồng tháng Giêng đầu xuân đã ra mạ non rồi, sao không đến Quan Giá Điện xem thử?” Trương tiên sinh đề nghị, ngữ ý mềm mỏng.
Hoàng hậu đưa mắt nhìn thầy ngơ ngác, lát sau rốt cuộc cũng cười khẽ: “Được, đi Quan Giá Điện xem xem.”
Trong một góc Hậu uyển có xây Quan Giá Điện, tháng Giêng hằng năm, hoàng hậu sẽ dẫn tần ngự lục cung lựa lấy chín loại hạt giống ngũ cốc dâng cho hoàng đế, tiếp đó hoàng đế sẽ đích thân cày cấy làm lễ tịch điền bên dưới Quan Giá Điện, đợi đến lúc ra mạ là có thể lên đây thưởng ngắm.
Hoàng hậu chầm chậm leo lên Quan Giá Điện, ta không đi theo nữa, chỉ yên lặng đứng ở một góc ruộng, nhìn bà từ xa.
Vườn tược có người chăm nom chuyên trách, mạ lúc này xanh tốt um tùm, sinh trưởng rất khả quan, nếu ngắm từ trên điện xuống, cảnh mạ non sinh sôi nảy nở nhất định là y hệt lời vị quan theo hầu nói, “Bờ ruộng dậy cỏ thơm, đất đồng xanh lúa mới”, ta nghĩ, hoàng hậu xem rồi trong lòng ít nhiều cũng dễ chịu hơn vài phần.
Hoàng hậu đứng yên giữa đại điện, xiêm áo đẹp đẽ, xanh biếc đỏ thắm, ngọc trắng làm bội. Bà nhìn xuống mạ xanh um tùm dưới chân, thần thái dần khôi phục như thường, vẫn là vẻ đoan trang bình tĩnh ấy. Gió nhẹ lướt qua, thổi phồng tay áo xanh thẫm của bà, bà hơi ngẩng mặt lên, mười hai đóa hoa trang sức đính trên chiếc miện Cửu Long Tứ Phượng rung lên nhè nhẹ. Nhắm mắt lại, bà nở hé một nụ cười điềm đạm bình thản.
Mà Trương tiên sinh thì một mực nép mình bên cột trụ mái hiên phía sau bà, yên tĩnh nhìn bà chăm chú suốt một khoảng thời gian dài, không nói cũng bất động.
Thầy mặc áo bào đen, nhìn qua tưởng chừng như chỉ là một cái bóng cao lớn.
“Tương lai con bé Thu Hòa khẳng định là có tiền đồ lắm đây.” Miêu chiêu dung kết luận như vậy.
Công chúa nghe thế, hỏi mẫu thân: “Ý tỷ tỷ là sau này Thu Hòa có thể thay thế Sở thượng phục, tiếp nhận sự vụ Thượng phục cục ạ?”
Miêu chiêu dung chỉ cười, không đáp phải hay chăng.
Ta mơ hồ đoán được Miêu chiêu dung nói “có tiền đồ” là ý làm sao, nhưng lại cảm giác đó chưa chắc đã là nguyện vọng của Thu Hòa.
Sau lần đưa cô về chỗ ở, cô cũng đối đãi với ta như tay chân, thân thiết hơn rồi, lời nói với ta cũng nhiều thêm, những lần sau cô tới Nghi Phượng Các đều vẫn là ta tiễn cô ra ngoài.
Ngày biết cô chuyển sang trung cung, mọi người trong Nghi Phượng Các chúc mừng cô, cô chỉ cười nụ, cũng không có vẻ gì là đặc biệt vui mừng.
Ta tiễn cô ra cửa, cô lại như có tâm sự, cúi đầu, đạp hoa bước đi dưới hàng tán hòe dọc con đường men theo thành cung, một lúc lâu sau mới lừng chần chừ dừng gót, quay đầu hỏi ta: “Hoài Cát, huynh có tâm nguyện gì không?”
Ta ngẩn người, thoáng lặng thinh rồi đáp: “Nhìn công chúa lớn lên không sầu không lo… Nếu như điều này có thể tính là tâm nguyện.”
Có lẽ đáp án này nằm ngoài dự liệu của cô, cô nhìn tôi trân trân hồi lâu, sau cùng nở nụ cười dịu dàng: “Đương nhiên, huynh có thể mãi mãi hầu hạ công chúa mà.”
Thấy cô nhắc tới tâm nguyện, ta nhớ tới lời chấp thuận của kim thượng, bèn hỏi Thu Hòa: “Vậy tâm nguyện của cô là gì?”
“Sau thất tịch năm ngoái, rất nhiều người từng hỏi tôi câu đó, đó giờ tôi vẫn chưa trả lời.” Thu Hòa mỉm cười nhạt nhòa. Ta tức khắc cảm thấy mình nhiều chuyện, việc gì phải hỏi cô chuyện riêng tư như thế. Chẳng ngờ cô lại chịu nói cho ta: “Nhưng với huynh thì tôi có thể nói ra… Xuất cung, một ngày nào đó, tôi sẽ thỉnh cầu quan gia cho tôi được xuất cung.”
Ngỡ ngàng, ta hỏi cô: “Cô không thích ở lại trong cung? Vậy vì sao không nói với quan gia ngay?”
Thu Hòa không đáp, lặng im đứng trong màn gió thổi hòe rơi thành mưa hoa. Lát sau, cô ngẩng đầu, mắt híp hờ, xuyên qua tán cây hoa mọc thành chùm trông lên trời xanh vạn dặm, một tầng cánh hoa trăng trắng vàng vàng tuôn rời từ chiếc miện sa màu của cô bay xuống.
Tôi thấy vẻ mặt cô chăm chú, cũng ngẩng lên xem, chỉ thấy có đàn nhạn xếp thành hàng bay ngang qua thành cung.
“Hoài Cát, Thôi công tử…còn ở trong kinh chăng?” Cô ngập ngừng hỏi, dứt lời lập tức cúi đầu cụp mắt, mặt đỏ bừng.
Ta nhất thời hiểu ra, nguyện vọng của cô có liên quan tới Thôi Bạch.
Ta thành thật nói với cô, kể từ khi được điều vào Hậu tỉnh, ta rất ít có cơ hội liên lạc với người bên Họa viện, thật sự không biết tình hình Thôi Bạch gần đây thế nào, cô lại hỏi ta có thể hỏi thăm không. Ta nhận lời, hỏi cô: “Cô có lời gì muốn chuyển cho huynh ấy không?”
Cô vô thức xoắn một góc tay áo, giọng nhỏ như muỗi kêu: “Bức tranh lần trước huynh ấy vẽ tặng tôi… Thu phố dung tân đồ ấy… Chim nhạn trong đó… Xin hãy hỏi huynh ấy giúp tôi… Chim nhạn đó…”
Trông dáng vẻ cô thế này, lại nhớ lại chi tiết trong Thu phố dung tân đồ, ta mới vỡ lẽ, nhạn được coi là loài chim biểu trưng cho lòng dạ, một chồng một vợ, sánh đôi trọn đời, chung thân không tái hôn. Trong “Nghi lễ – Sĩ hôn lễ” viết: “Sắp lễ cưới gả, chọn nhạn trao tay” lấy ý đôi lứa kiên trinh, cầu cho âm dương hài hòa, thuận vợ thuận chồng, bởi vậy nên tục lệ hôn nhân trong nước đều lấy nhạn làm tín vật. Trong bức vẽ của Thôi Bạch có đôi nhạn, với cái tính phóng khoáng cởi mở đó của gã, tặng tranh này cho Thu Họa chưa chắc đã không có ý ám chỉ hôn ước, hay chí ít thì cũng biểu lộ mình có ý với cô.
Thôi Bạch tướng mạo anh tuấn, phong thái rất có khí chất tài tử, con gái đương xuân cảm mến gã chẳng có gì là lạ. Nay xem thái độ của Thu Hòa, hiển nhiên đã rễ tình đâm sâu, hỏi thăm hành tung Thôi Bạch thế này hẳn là muốn tìm gã hỏi rõ tâm ý, nếu gã thật có lòng cầu thân thì cô có thể tự xin xuất cung, thành đôi với gã.
Nghĩ thông tầng ý này rồi, ta lập tức nói với Thu Hòa: “Để tôi tìm người hỏi xem, có tin tức chắc chắn sẽ nói ngay với cô.”
Ta đến Họa viện, tra được địa chỉ trong kinh Thôi Bạch ghi lại trước đây rồi nhờ Trương Thừa Chiếu tìm nội thị Tiền tỉnh có thể ra ngoài cung mua đồ đi hỏi thăm hộ, đáng tiếc là sau đó, tin tức Trương Thừa Chiếu hồi báo cũng chẳng đẹp lành gì: Thôi Bạch đã sớm rời kinh, nói là muốn chu du sông núi nổi danh khắp thiên hạ để vẽ tranh tả thực, không ai biết bao giờ gã mới về.
Ta chuyển cáo kết quả cho Thu Hòa, cô đương nhiên rất là thất vọng, ta bèn vội vàng hứa hẹn với cô, Thôi Bạch trở về sẽ liên lạc ngay với gã, Thu Hòa luôn miệng nói không sao, “Bây giờ ở lại cung cũng tốt, tôi rất thích hí hoáy mấy thứ hoa phấn hương liệu này, xuất cung rồi biết đi đâu tìm được nhiều vậy?”
Đây cũng không phải là mượn cớ, có thể nhìn ra Thu Hòa thật sự yêu thích công việc ở ty sức, cái chúng ta cảm thấy lôi thôi không thú vị, cô lại có thể tự lấy làm vui. Điều này cũng khiến sự chờ đợi của cô trở nên không quá đằng đẵng và buồn tẻ, ta lạc quan nghĩ thế. Trước cứ ở trong cung làm việc cô muốn làm thêm mấy năm, sau hẵng rời khỏi hoàng thành, lấy chồng như ý, giúp chồng dạy con mà sống hết quãng đời còn lại, cô gái thiện lương như Thu Hòa hẳn nên có nhân sinh hoàn mỹ như vậy.
Khánh Lịch năm thứ bảy, Thập Tam Đoàn Luyện và Cao Thao Cao cô nương đến tuổi đôi tám, kim thượng và hoàng hậu trong lúc trò chuyện nhắc đến lời bông đùa về hôn ước giữa hai người khi còn nhỏ, nghĩ đến bản thân không con, rất là cảm khái, bèn đề xuất quan gia thay Thập Tam, hoàng hậu thay Thao Thao chủ hôn, cưới gả lẫn nhau. Bởi thế, người trong cung bắt đầu chuẩn bị cho sự kiện đại hỉ “Thiên tử cưới vợ, hoàng hậu gả con” này.
Cao cô nương chưa làm lễ cập kê song hôn sự đã được thương nghị ổn thỏa, bèn quyết định làm lễ trước tiết hàn thực năm nay một ngày. Hôm ấy, hoàng hậu dẫn cung tần nghi trượng đích thân tới phủ họ Cao xem lễ, công chúa vốn cũng muốn theo, tiếc rằng lại bị cảm lạnh ngay trước đấy, đành phải ở lại trong gác dưỡng bệnh, không có việc gì làm, rất ư phiền muộn.
Sau giờ ngọ, cung nhân trong gác lấy bột táo làm bánh theo phong tục, dùng cành liễu xâu thành chuỗi, cắm lên bậu cửa, công chúa trông thấy cũng muốn đi cắm, song bị Miêu chiêu dung quát ngưng, công chúa lại rầu rĩ nằm xuống, nom đến là đáng thương.
Hàn thị kiến nghị Miêu chiêu dung mời Phạm cô nương qua chơi cùng công chúa, Miêu chiêu dung nói hôm nay hoàng hậu đi xem lễ cập kê của Cao cô nương, Phạm cô nương hẳn cũng đi theo bà rồi, Hàn thị lại khoát tay thưa: “Thần nghe nói mấy ngày nay Phạm cô nương thân thể không tiện, không thể đi xem lễ.”
Miêu chiêu dung nghe vậy nhíu mày: “Quý thủy (*)?”
(*) Từ cổ Đông y, chỉ lần đầu tiên phụ nữ đến kinh nguyệt.
Hàn thị bẩm phải, Miêu chiêu dung hơi ngạc nhiên: “Nó còn chưa lớn mà…”
Hàn thị cười nói: “Nương tử ngày ngày gặp mặt nên cảm thấy chưa lớn đấy thôi, kỳ thực Phạm cô nương lớn hơn công chúa bốn tuổi, năm nay đã mười bốn rồi.”
“Ôi, thấm thoắt mấy cô bé này đã lớn hết cả, xem ra chúng ta cũng già rồi.” Miêu chiêu dung cảm thán rồi gọi ta lại phân phó: “Ngươi đi hỏi Phạm cô nương xem nó có bằng lòng qua đây trò chuyện với công chúa không.”
Ta lĩnh mệnh, lập tức đến trung cung tìm Phạm cô nương.
Hôm ấy, vì hoàng hậu ra ngoài nên rất nhiều người theo hầu, cung nhân ở lại trông coi Nhu Nghi Điện không có bao nhiêu, tòa điện vắng lặng hẳn. Ta đi vào gác của Phạm cô nương, lại chẳng thấy cô đâu, thị nữ của cô chỉ ta ra chính điện Nhu Nghi Điện, nói cô đang thêm thuốc hương ở đó, ta bèn đi sang chính điện.
Trước chính điện đến bóng dáng một nội thị gác cửa cũng không có, ta lờ mờ cảm thấy có phần không ổn, nhưng vẫn chậm rãi đi vào.
Trong điện dường như cũng chẳng có ai. Màn gấm rủ xuống, bốn vách không một tiếng động, cái nhìn thấy trước tiên là cặp tượng nghê vàng ngồi kèm hai bên sập ngự thất bảo, hai con thú đều cao hơn trượng, trong mõm thú tràn ra vài sợi khói màu phỉ thúy, hương khói nồng nàn.
Bắt đầu từ ngày hàn thực, trong kinh sẽ phải dừng lửa ba ngày, hôm nay là lần cuối cùng đốt hương trước tiết nên hiển nhiên lượng dùng nhiều hơn hẳn so với thường ngày. Ngoài cặp tượng thú vàng ra, xà ngang trang trí trong điện cũng buông rủ hai dàn cầu hương chạm rỗng mạ vàng mạ bạc, điêu khắc tinh xảo, ở giữa có thể mở ra đóng vào, bên trong đựng thuốc hương, phần dưới quả cầu đốt than củi. Quả cầu được treo lên bằng xích bạc mảnh, rủ kín một lớp trước hai mé màn gấm, lấp lánh lóe sáng, tựa bức rèm che.
Hương thơm ấm cúng không dấu vết tỏa ra từ trong quả cầu hương mạ vàng mạ bạc, là hương Lăng Thủy thượng phẩm, hương hoa bách hợp yêu kiều, vấn vít uốn lượn trong không gian tĩnh lặng. Ta từng tới Nhu Nghi Điện rất nhiều lần song chưa lần nào thể hội bầu không khí kỳ dị như vậy, thành ra như trúng tà, chầm chậm dịch bước tại nơi hương nồng dày đặc này, lặng lẽ tiếp tục tiến vào.
Bỗng, màn che bên trái rung lên, vài quả cầu hương va vào nhau, phát ra những tiếng chuông nhỏ vụn, nghe réo rắt như tiếng nhạc ngân. Ta thoáng đổi hướng về phía phát ra âm thanh, thò đầu lại xem.
Bên trong bức rèm cầu bạc mờ mờ ảo ảo, thấp thoáng hai bóng người, ta chăm chú trông xem, nhận ra thân hình của Phạm cô nương trước tiên. Một tay cô bưng tráp đựng thuốc hương, tay còn lại cầm thìa bạc, bên cạnh là một quả cầu hương để mở chờ cô thêm hương vào.
Song lúc này, cô không rảnh để làm việc ấy.
Một người đàn ông đang ôm nhẹ lấy eo cô, cúi đầu hôn cô.
Tiếng chuông bạc mới rồi hẳn là do sự việc đột phát này gây nên, thình lình xảy ra khi Phạm cô nương đang dùng thìa thêm hương, thế nên cô gần như vẫn giữ nguyên động tác trước đó.
Thoạt đầu, người đàn ông kia chỉ mổ từng cái khe khẽ lên môi cô, cơ thể Phạm cô nương run run, đại khái là bị giật mình, nhưng cuối cùng cũng không đẩy người đó ra, thế là người đàn ông bắt đầu hôn sâu hơn.
Họ ẩn mình sau màn che, nghiêng người về phía ta, vị trí ta đứng cách họ một khoảng không ngắn, trước đó ta lại không phát ra bất kỳ tiếng động nào nên họ vẫn chưa ý thức được sự tồn tại của ta.
Cảnh tượng này làm ta kinh hoàng quá đỗi, giờ phút này chỉ muốn mau chóng thoát đi. Ta chưa từng chứng kiến chuyện nam nữ bậc này, huống hồ…huống hồ là bọn họ.
Đế tránh bị họ phát hiện, ta từ từ lùi ra sau, lẳng lặng dời bước, lại sợ họ nghe được tiếng tim đập bất an của mình. Vất vả mãi mới kề được tới cạnh cửa, lúc này mới xoay phắt người ra ngoài, hốt hoảng chạy đi.
Vừa chạy tới ngoài cửa sân chính điện thì chợt thấy đằng trước có lọng sa dẫn đường, quạt thêu che chắn hai bên, hai hàng cung nhân quây quanh một cỗ xe liễn nghênh hướng trước mặt, ngờ ngợ là nghi trượng trung cung. Ta càng muốn rảo bước nhanh hơn, chẳng ngờ vừa quay đi đã nghe thấy có người quát: “To gan! Hoàng hậu giá đáo mà không bái kiến!”
Ta đành dừng lại, quay mặt về phía hoàng hậu hành lễ đúng nghi thức.
Lúc đó, hoàng hậu đang nói chuyện phiếm với ty cung lệnh theo cùng hầu hạ, thấy ta hành động thất lễ cũng không tỏ vẻ gì, vẫn tươi cười như cũ, bước từ trên liễn xuống, hỏi: “Hoài Cát, làm gì mà cuống quít thế? Chạy về à?”
Ta vô thức đáp dạ rồi lại thấy không đúng, vội vàng đổi miệng nói không phải, nhất thời không nghĩ ra được nên giải thích thế nào, mặt nóng lan ra tận mang tai, mồ hôi như mưa.
Hoàng hậu thấy vậy cũng nhận ra có điều khác thường, nhìn ta chằm chằm, hỏi: “Ngươi đi từ Nhu Nghi Điện ra?”
Ta gật đầu thưa dạ, hoàng hậu hỏi tiếp: “Ai ở trong đó?”
Ta lưỡng lự một thoáng rồi mới nói: “Bẩm, là Phạm cô nương.”
“Quan Âm?” Hoàng hậu hỏi. “Quan Âm” là nhũ danh của Phạm cô nương.
Ta một lần nữa đáp dạ, không dám nhiều lời thêm một chữ nào.
Hoàng hậu im lặng. Một hồi lâu sau mới lại cất tiếng: “Còn ai khác ở trong nữa?”
Ta không thưa gì, dẫu biết rõ rằng không trả lời câu hỏi của hoàng hậu là đại bất kính, nhưng cũng chẳng dám mở miệng tiếp.
Ấy nhưng hoàng hậu đã đoán được: “Quan gia?”
Ta cúi đầu thật sâu.
Ta không rõ vẻ mặt của hoàng hậu ra sao, cái ta nhận biết được chỉ có một góc xiêm áo bà đọng nơi khóe mắt. Người chung quanh cũng hoàn toàn bặt thinh, thời gian như đông cứng lại, chỉ ngoài chim chóc đậu trên cây hòe ven lối trong cung là vẫn đang hót giọng lảnh lót.
Có giọt nước nhỏ xuống mặt đất trước mặt hoàng hậu. Trời mưa đó ư? Ta còn đang suy nghĩ, đã thấy gấu váy hoàng hậu khẽ xoay tròn, tung bay rời khỏi tầm mắt ta.
“Nghe nói, hoa ở Hậu uyển, đang nở, rất…” Hoàng hậu vừa đi ra ngoài vừa nói, giọng điệu vẫn vững vàng, chỉ có điều ngắt quãng hơi nhiều.
Ty cung lệnh vội bắt kịp, tiếp lời: “Phải ạ, hoa đào hoa mận, kim nga ngọc tu đều đã nở rồi, nương nương không ngại thì đi xem xem.”
Hai hàng cung nhân trầm lặng từng người từng người đi ngang qua trước mắt ta, theo sau hoàng hậu về phía Hậu uyển. Cuối cùng, có một người dừng lại trước mặt ta.
Ta ngẩng lên, trông thấy đôi mắt đong lệ lưng tròng của Thu Hòa.
“Hoài Cát,” Cô khẽ nói với ta, “Mau đi tìm Trương Mậu Tắc tiên sinh đi, mời ông ấy tới Hậu uyển.”
Ta đáp ứng. Thu Hòa lau khóe mắt rồi rảo bước bắt kịp đội ngũ tùy tùng của hoàng hậu.
Ta đổi hướng chạy Nội Đông Môn ty. Trước khi rời đi, liếc mắt nhìn vết tích giọt nước đã thấm vào gạch trên mặt đất, lại ngẩng đầu nhìn lên trời… Trời quang trong vắt, không một dấu hiệu nào là muốn mưa.
Tìm được Trương tiên sinh rồi, ta kể lại sự việc xảy ra cho thầy nghe một cách vắn tắt nhất có thể, lúc đề cập tới chuyện ở Nhu Nghi Điện chỉ nói có một câu “Quan gia và Phạm cô nương ở trong điện” mà thầy đã tỏ tường hết thảy, không đợi ta nói xong đã lập tức giương tay áo đứng lên, sải bước về phía Hậu uyển.
Ta hơi ngần ngừ, cuối cùng vẫn đi theo thầy. Đến nơi, thấy hoàng hậu đang quanh quẩn giữa bóng hoa, tầm nhìn đong đưa trên hoa lá, song ánh mắt trống rỗng, hiển nhiên là nhìn hoa cỏ khắp khu vườn này mà như không thấy.
Trương tiên sinh tiến lại bên bà, cúi người gọi nhỏ: “Nương nương.”
“Ồ, Bình Phủ…” Hoàng hậu thấy là thầy, giọng hơi run lên. Điều này làm ta chợt nhớ tới công chúa. Có đôi lần nàng chịu tủi ở chỗ Miêu chiêu dung cũng thường hờn dỗi không nói lời nào, nhưng nếu ta qua khuyên nàng, nàng sẽ nghẹn ngào gọi tên ta, sau đó nức nở khóc một trận.
“Nương nương, loại lúa người dẫn lục cung dâng cho quan gia trồng tháng Giêng đầu xuân đã ra mạ non rồi, sao không đến Quan Giá Điện xem thử?” Trương tiên sinh đề nghị, ngữ ý mềm mỏng.
Hoàng hậu đưa mắt nhìn thầy ngơ ngác, lát sau rốt cuộc cũng cười khẽ: “Được, đi Quan Giá Điện xem xem.”
Trong một góc Hậu uyển có xây Quan Giá Điện, tháng Giêng hằng năm, hoàng hậu sẽ dẫn tần ngự lục cung lựa lấy chín loại hạt giống ngũ cốc dâng cho hoàng đế, tiếp đó hoàng đế sẽ đích thân cày cấy làm lễ tịch điền bên dưới Quan Giá Điện, đợi đến lúc ra mạ là có thể lên đây thưởng ngắm.
Hoàng hậu chầm chậm leo lên Quan Giá Điện, ta không đi theo nữa, chỉ yên lặng đứng ở một góc ruộng, nhìn bà từ xa.
Vườn tược có người chăm nom chuyên trách, mạ lúc này xanh tốt um tùm, sinh trưởng rất khả quan, nếu ngắm từ trên điện xuống, cảnh mạ non sinh sôi nảy nở nhất định là y hệt lời vị quan theo hầu nói, “Bờ ruộng dậy cỏ thơm, đất đồng xanh lúa mới”, ta nghĩ, hoàng hậu xem rồi trong lòng ít nhiều cũng dễ chịu hơn vài phần.
Hoàng hậu đứng yên giữa đại điện, xiêm áo đẹp đẽ, xanh biếc đỏ thắm, ngọc trắng làm bội. Bà nhìn xuống mạ xanh um tùm dưới chân, thần thái dần khôi phục như thường, vẫn là vẻ đoan trang bình tĩnh ấy. Gió nhẹ lướt qua, thổi phồng tay áo xanh thẫm của bà, bà hơi ngẩng mặt lên, mười hai đóa hoa trang sức đính trên chiếc miện Cửu Long Tứ Phượng rung lên nhè nhẹ. Nhắm mắt lại, bà nở hé một nụ cười điềm đạm bình thản.
Mà Trương tiên sinh thì một mực nép mình bên cột trụ mái hiên phía sau bà, yên tĩnh nhìn bà chăm chú suốt một khoảng thời gian dài, không nói cũng bất động.
Thầy mặc áo bào đen, nhìn qua tưởng chừng như chỉ là một cái bóng cao lớn.
Tác giả :
Milan Lady