Cô Thành Bế
Quyển 12 Chương 5: Ly hận
Nghe khúc này, công chúa sững sờ xúc động, trong lúc mọi người đang đồng thanh khen Thất lang tài tình, nàng lặng lẽ đứng dậy, chậm rãi khẽ khàng đi tới sau rèm che, thoáng vén rèm lên, xem vị thư sinh tuấn tú đang hờ hững nâng ly kia.
Ngồi trở lại chỗ rồi, nàng gọi ta tới, nhỏ giọng hỏi ta thân phận Thất lang, ta nói những gì mình biết cho nàng hay, tức là mấy lời thưa thớt Thất lang tự giới thiệu về mình khi trước. Công chúa nghe xong lắc đầu, nói: “Cái gọi là xuất thân hàn vi chẳng qua chỉ là lời người này tự khiêm tốn đấy thôi. Có thể viết ra ‘Múa nghiêng dương liễu trăng lầu rọi, ca dứt đào hoa gió quạt ngừng’, tất phải là dòng dõi công khanh không thể nghi ngờ.”
Ta cẩn thận ngẫm nghĩ câu ấy, cũng đồng ý với quan điểm của công chúa. Suốt đêm suốt sáng xem ca vũ dập dìu trên lâu đài thủy tạ, cho đến khi trăng chìm sao náu, ca cơ trong đó cầm quạt ngâm nga, phe phẩy gió mát dịu dàng, đêm dài xa thẳm, cuối cùng mỹ nhân hát đến kiệt sức, hơi yếu khí suy, đến chiếc quạt hoa đào mỏng tang như cánh ve kia cũng chẳng quạt gió được nữa… Ấy chẳng phải chính là khí chất phú quý Án Thù nói đến ư? Nếu Thất lang quả thật là con nhà túng bần thì sao có thể có trải nghiệm này?
“Hơn nữa, văn vẻ hắn tuyệt diệu, đích thực là tài tử.” Công chúa thở dài, “Trong con em công khanh, hạng giá áo túi cơm xem mỹ nhân ca múa cả ngày lẫn đêm cũng rất nhiều, song chúng chẳng thể nào viết ra được câu từ đẹp nhường ấy.”
Sau đó, chúng ta tiếp tục hành lệnh trong tiếng tỳ bà của Tiểu Bình, uống rượu vui cười, bất tri bất giác đã đến nửa đêm. Âu Dương Tu nghe thấy tiếng đồng hồ nước của hộ dân bên ngoài điểm canh, bất đồ hoảng hốt bật dậy, cáo từ với mọi người, nói sáng mai còn phải vào triều sớm, phải về ngay bây giờ.
Lý Vĩ lập tức đứng dậy giữ lại, các nam khách còn lại cũng nhao nhao tiến lên kéo y ngồi xuống, nói hiếm có duyên hội ngộ, hôm nay nên tận hứng mới phải. Âu Dương Tu tương đối do dự, sau cùng, công chúa bảo Gia Khánh Tử ra truyền lời: “Phòng khách trong vườn hãy còn mấy gian sạch sẽ, mời nội hàn uống nhiều thêm mấy ly, đến khuya thì sang phòng khách nghỉ ngơi, lát nữa đô úy sẽ sai người đến nhà nội hàn lấy công phục triều hốt, ngày mai nội hàn đi thẳng từ đây vào triều cũng như nhau.”
Lý Vĩ tức khắc gọi hai tiểu hoàng môn, bảo họ đến nhà Âu DươngTu lấy công phục triều hốt. Tiểu hoàng môn lanh lợi đáp lời, nhanh chóng ra cửa. Âu Dương Tu thấy vậy cũng không khăng khăng, ở lại ngồi xuống, một lần nữa nâng chén cùng mọi người.
Ta nhớ đến Thất lang cũng có quan hàm, bèn đi tới cạnh chàng ôn hòa hỏi có cần phái người đến nhà chàng lấy đồ đạc cần để vào triều không, chàng cười khẽ, nói: “Không cần đâu. Tôi phẩm cấp nhỏ, vốn không có tư cách lên điện diện thánh như nội hàn.”
Hôm đó trước khi tan tiệc, Âu Dương Tu đề nghị: “Ngọc chúc lục sự phục vụ bọn tôi, khổ cực một đêm mà bản thân lại chẳng được hưởng thú vui hành lệnh, thẻ cuối cùng mời cậu ấy rút đi thôi.”
Mọi người đều nói phải, ta bèn rút lấy một thẻ trong ống ngọc chúc, trên đó viết: “Giao du với bạn nói lời đáng tin, mời bạn mười phần.”
Ta nhìn chư vị nam khách một lượt, cuối cùng nâng chén khom người với Lý Vĩ: “Chén này, Hoài Cát cả gan xin được mời đô úy uống cùng.”
Lý Vĩ cùng ta nhìn nhau, đều hiểu lòng nhau mà không nói. Hắn cũng yên lặng nâng chén, cùng ta song song uống cạn.
Dọn rượu thịt đi rồi, công chúa thấy mọi người vẫn còn dư hứng, bèn đề nghị tân khách làm thơ điền từ lấy vui, Âu Dương Tu và Thất lang đều đồng ý, Thôi Bạch thì nói: “Thi từ không phải sở trường của tôi, lại chẳng dám múa rìu qua mắt nội hàn, trận này mạn phép cho tôi đứng xem thôi.”
Công chúa đáp lại: “Thôi tiên sinh khiêm tốn quá rồi. Hôm nay nghe mấy câu ‘Điều tiếu’ của anh, đã biết anh chữ nghĩa khôn cùng. Nhưng nếu tiên sinh không muốn làm thơ đùa giỡn thì ta cũng chẳng tiện nài ép. Thường nghe tiên sinh vẽ tranh không cần bút phác, hạ bút ra ngay ý tưởng, chẳng bằng hôm nay ngẫu hứng phác một bức hoa trúc lông vũ, không cần hoàn thành toàn bộ, cho bọn ta chiêm ngưỡng bút lực của tiên sinh là đủ rồi.”
Thôi Bạch khiêm tốn dăm lời, song nghe công chúa mời ba phen mấy bận, cuối cùng vẫn bằng lòng vẽ tranh. Công chúa bèn bảo người chuẩn bị bút mực, phục vụ họ thi triển tài nghệ.
Trước khi nhấc bút, Âu Dương Tu hỏi công chúa có hạn định về thể thức, đề mục, vần chân không, công chúa nói: “Chư vị chớ ngại tự quyết định làm thơ hay điền từ, cũng không cần giới hạn vần chân, ta chỉ ra một chủ đề, chư vị thuận theo tâm ý mà làm là được.”
Âu Dương Tu và Thất lang gật đầu ưng thuận, lại hỏi công chúa chủ đề. Công chúa suy nghĩ rồi đáp: “Tả ly hận đi vậy.” Chợt quay sang Thôi Bạch, “Thôi tiên sinh cũng vẽ tranh theo chủ đề này đi.”
Mọi người lĩnh mệnh, ai nấy đều trầm ngâm suy tư. Sau đó, Âu Dương Tư thấy Tiểu Bình vẫn bẽn lẽn chau mày đứng sau lưng Thất lang, thi thoảng lại thủ thỉ với chàng, không khỏi mỉm cười, tức thì nâng bút, viết xuống một bài “Ngư gia ngạo”: “Thiếp hiểu thanh ca khéo cười chào, trẻ trung chàng đâu thiếu tài mạo. Cớ chi bỏ ngắn vòng đường cao? Tin vắng hao, đầu nguồn lại rầu rầu thanh thảo. Khi xưa hái hoa đẹp tươi sao, mặt ngọc cười dài hoa chóng lão. Hôm nay hái hoa mà ảo não, lòng nao nao, mặt ngọc sao bằng hoa mỹ hảo.”
Viết xong, y đưa thẳng bài từ tới trước mặt Tiểu Bình, chắp tay mời cô diễn xướng. Tiểu Bình xem thử, nhất thời đỏ bừng mặt, Thất lang lại vẫn bình thản, nói với cô: “Nội hàn đã yêu cầu thì em cứ hát đi thôi.”
Tiểu Bình đành nhận lời, ôm tỳ bà, tay khẽ gảy dây tơ, bắt đầu cất tiếng hát. Trong lời ca của cô, Thất lang cũng giải thích sơ qua duyên phận khi xưa giữa hai người: “Em ấy từng là ca cơ trong nhà Trần Quân Sủng bạn tốt của tôi, thuở thiếu thời tôi thường yến ẩm qua lại với Quân Sủng, gặp em ấy rất nhiều lần. Sau đó, tôi ra ngoài làm quan mấy năm, đến khi trở về lại nghe nói em ấy đã bị bán cho người khác… Chẳng ngờ hôm nay có duyên trùng phùng trong vườn phò mã.”
Nói tới đây, chàng buông tiếng thở dài, nhấc bút viết láu, là một bài “Lâm giang tiên”: “Mộng tàn lầu cao đã khóa, rượu tỉnh rèm trướng buông mi. Hận xuân năm cũ lại đúng thì. Hoa rơi người lẻ bóng, mưa phùn nhạn song phi. Còn nhớ Tiểu Bình mới gặp, chữ lòng áo lụa còn ghi. Tỳ bà ngỏ tiếng nỗi nhớ si. Bấy giờ trăng sáng rọi, từng theo bóng mây tùy.”
Viết xong đặt bút xuống, chàng chậm rãi nhấp một ngụm trà thị nữ dâng lên, lại ngó Tiểu Bình hãy còn đang hát bài từ của Âu Dương Tu, trong mắt chất chứa phiền muộn.
Sau một tuần trà, Thôi Bạch thông báo đã phác họa xong, mời mọi người lại xem. Ngoài công chúa, chủ khách đều túm tụm đi tới, thưởng thức bức tranh gã vẽ.
Đó là một bức vẽ phác trúc âu thủy mặc, họa một con âu trắng đón gió lạnh vượt nước phi băng băng nơi mép nước núi hoang, bên phải có ba cây trúc mực, lá trúc và cỏ thu trên bờ nước đều bị gió thổi nghiêng sang một bên, có thể thấy gió rất mạnh, mà mắt âu trắng trợn tròn, mỏ dài vươn ra, có phần kinh hãi lo sợ.
“Ý cảnh bức họa này tiêu điều hiu quạnh, trong ngang tàng phóng túng lại cảm nhận được hoang vắng lạnh lẽo, có thể thấy lòng Tử Tây rong ruổi cõi hoang dã khoáng đạt, chốn thôn quê tịch mịch.” Âu Dương Tu xem mà xúc động, lại nói, “Có điều, chủ đề công chúa định ra là ly hận, chỉ xem tranh này, tựa hồ không đủ sát đề…”
Lúc này, Gia Khánh Tử cũng đang nhón chân sau lưng chủ khách ngó tranh Thôi Bạch vẽ, nghe Âu Dương Tu bình vậy, không nhịn được bật thốt tranh luận; “Sao lại không đủ sát đề? Chẳng lẽ cứ phải vẽ hai con chim, mỗi con một ngả, mới gọi là ‘ly hận’?”
Mọi người nghe thấy, đều cười quay sang nhìn nó. Gia Khánh Tử kinh hãi nhận ra mình thất lễ, vội đỏ mặt xin lỗi Âu Dương Tu, Âu Dương Tu lại ôn hòa bảo nó: “Cô nương có cao kiến gì xin cứ nói, đừng ngại.”
Có y khích lệ, Gia Khánh Tử trù trừ một lúc rồi lần lượt trình bày cái nhìn của mình: “Gió thổi mạnh như vậy, nhưng con chim âu này vẫn một mực ngược gió bay về, nhất định là bởi bên ấy có bạn lữ của nó. Hoặc giả, sóng gió hiểm trở, chia rẽ uyên ương, chúng nó vốn là bị cuồng phong thổi bạt mà tan. Ngược gió đi rất khó khăn, nhưng nó vẫn nhớ nhung bạn lữ của mình nên ra sức thử quay về bên bạn lữ, dáng vẻ lo lắng ấy chẳng phải chính là biểu hiện ly hận đó sao?”
Nghe lời này, trong lòng ta xúc động, mà công chúa cũng lập tức sai người mang bức vẽ lại cho nàng xem, xem rồi thở dài sâu kín, không tiếc lời ngợi ca Thôi Bạch. Những người còn lại cũng tán tụng gã, Thôi Bạch khoát tay, xoay người xá dài Gia Khánh Tử, nói: “Tôi vốn chỉ tùy bút vẽ bừa, đều nhờ có lời hay của cô nương, tăng thêm không ít sắc màu cho chuyết tác.”
Gia Khánh Tử cúi đầu nhẹ giọng đáp: “Nào có, trước kia hầu hạ công chúa, tôi cũng từng thấy một số đại tác phẩm của tiên sinh, vô cùng khâm phục công lực tài tứ của tiên sinh, còn hận mình miệng vụng, chẳng thể hình dung được một phần vạn.”
Thôi Bạch mỉm cười: “Công chúa ham thích thưởng thức thư họa từ nhỏ, cô nương mưa dầm thấm đất, hẳn cũng từng xem rất nhiều vật báu. Thôi Bạch nắm cày không thạo, vẽ tranh cũng chẳng ra đường lối gì, đến Họa viện cũng đuổi tôi ra ngoài, mấy bức nguệch ngoạc này vốn đã khó treo trong sảnh đường trang nhã, lại càng chẳng kham nổi chịu cô nương khen lầm.”
Gia Khánh Tử lắc đầu, nói: “Phù hợp với quy cách của Họa viện vị tất đã là tốt. Tranh hoa điểu của Họa viện tuy phối màu rực rỡ, giàu chất phú quý, song ngắm nhiều lại cảm thấy cứng nhắc khô khan, chim chóc hoa hòe cứ như ngoan ngoãn bày sẵn tư thế ở đâu đó cho chúng họa sư vẽ lại vậy. Mà tranh của tiên sinh thì khác, chẳng hạn như bức trúc âu này, bất kể là chim muông hay hoa trúc cũng đều hiển lộ rõ thế động, vẽ y như thật, hệt như có vị thần tiên bỗng chỉ tay, làm cảnh tượng đang diễn ra chợt ngừng bặt. Hơn nữa, xem bức họa này còn có thể khiến người ta liên tưởng đến chuyện phát sinh đằng sau. Trong tranh tiên sinh có câu chuyện.”
Lời này làm Thôi Bạch không khỏi sửng sốt, kinh ngạc nhìn Gia Khánh Tử hồi lâu, chằm chằm thẳng tắp khiến nó sinh lòng bất an, rất ư thấp thỏm nói với gã: “Tôi chưa từng học vẽ, chỉ toàn nói ẩu thôi. Nếu có chỗ nào sai sót, mong tiên sinh lượng thứ…”
Bấy giờ Thôi Bạch mới dời mắt đi, cùng ta nhìn nhau cười. Thấy Gia Khánh Tử vẫn đang khẩn trương quan sát vẻ mặt hai ta, ta bèn tủm tỉm an ủi nó: “Em nói hay lắm, quả đúng là thế.”
Ngồi trở lại chỗ rồi, nàng gọi ta tới, nhỏ giọng hỏi ta thân phận Thất lang, ta nói những gì mình biết cho nàng hay, tức là mấy lời thưa thớt Thất lang tự giới thiệu về mình khi trước. Công chúa nghe xong lắc đầu, nói: “Cái gọi là xuất thân hàn vi chẳng qua chỉ là lời người này tự khiêm tốn đấy thôi. Có thể viết ra ‘Múa nghiêng dương liễu trăng lầu rọi, ca dứt đào hoa gió quạt ngừng’, tất phải là dòng dõi công khanh không thể nghi ngờ.”
Ta cẩn thận ngẫm nghĩ câu ấy, cũng đồng ý với quan điểm của công chúa. Suốt đêm suốt sáng xem ca vũ dập dìu trên lâu đài thủy tạ, cho đến khi trăng chìm sao náu, ca cơ trong đó cầm quạt ngâm nga, phe phẩy gió mát dịu dàng, đêm dài xa thẳm, cuối cùng mỹ nhân hát đến kiệt sức, hơi yếu khí suy, đến chiếc quạt hoa đào mỏng tang như cánh ve kia cũng chẳng quạt gió được nữa… Ấy chẳng phải chính là khí chất phú quý Án Thù nói đến ư? Nếu Thất lang quả thật là con nhà túng bần thì sao có thể có trải nghiệm này?
“Hơn nữa, văn vẻ hắn tuyệt diệu, đích thực là tài tử.” Công chúa thở dài, “Trong con em công khanh, hạng giá áo túi cơm xem mỹ nhân ca múa cả ngày lẫn đêm cũng rất nhiều, song chúng chẳng thể nào viết ra được câu từ đẹp nhường ấy.”
Sau đó, chúng ta tiếp tục hành lệnh trong tiếng tỳ bà của Tiểu Bình, uống rượu vui cười, bất tri bất giác đã đến nửa đêm. Âu Dương Tu nghe thấy tiếng đồng hồ nước của hộ dân bên ngoài điểm canh, bất đồ hoảng hốt bật dậy, cáo từ với mọi người, nói sáng mai còn phải vào triều sớm, phải về ngay bây giờ.
Lý Vĩ lập tức đứng dậy giữ lại, các nam khách còn lại cũng nhao nhao tiến lên kéo y ngồi xuống, nói hiếm có duyên hội ngộ, hôm nay nên tận hứng mới phải. Âu Dương Tu tương đối do dự, sau cùng, công chúa bảo Gia Khánh Tử ra truyền lời: “Phòng khách trong vườn hãy còn mấy gian sạch sẽ, mời nội hàn uống nhiều thêm mấy ly, đến khuya thì sang phòng khách nghỉ ngơi, lát nữa đô úy sẽ sai người đến nhà nội hàn lấy công phục triều hốt, ngày mai nội hàn đi thẳng từ đây vào triều cũng như nhau.”
Lý Vĩ tức khắc gọi hai tiểu hoàng môn, bảo họ đến nhà Âu DươngTu lấy công phục triều hốt. Tiểu hoàng môn lanh lợi đáp lời, nhanh chóng ra cửa. Âu Dương Tu thấy vậy cũng không khăng khăng, ở lại ngồi xuống, một lần nữa nâng chén cùng mọi người.
Ta nhớ đến Thất lang cũng có quan hàm, bèn đi tới cạnh chàng ôn hòa hỏi có cần phái người đến nhà chàng lấy đồ đạc cần để vào triều không, chàng cười khẽ, nói: “Không cần đâu. Tôi phẩm cấp nhỏ, vốn không có tư cách lên điện diện thánh như nội hàn.”
Hôm đó trước khi tan tiệc, Âu Dương Tu đề nghị: “Ngọc chúc lục sự phục vụ bọn tôi, khổ cực một đêm mà bản thân lại chẳng được hưởng thú vui hành lệnh, thẻ cuối cùng mời cậu ấy rút đi thôi.”
Mọi người đều nói phải, ta bèn rút lấy một thẻ trong ống ngọc chúc, trên đó viết: “Giao du với bạn nói lời đáng tin, mời bạn mười phần.”
Ta nhìn chư vị nam khách một lượt, cuối cùng nâng chén khom người với Lý Vĩ: “Chén này, Hoài Cát cả gan xin được mời đô úy uống cùng.”
Lý Vĩ cùng ta nhìn nhau, đều hiểu lòng nhau mà không nói. Hắn cũng yên lặng nâng chén, cùng ta song song uống cạn.
Dọn rượu thịt đi rồi, công chúa thấy mọi người vẫn còn dư hứng, bèn đề nghị tân khách làm thơ điền từ lấy vui, Âu Dương Tu và Thất lang đều đồng ý, Thôi Bạch thì nói: “Thi từ không phải sở trường của tôi, lại chẳng dám múa rìu qua mắt nội hàn, trận này mạn phép cho tôi đứng xem thôi.”
Công chúa đáp lại: “Thôi tiên sinh khiêm tốn quá rồi. Hôm nay nghe mấy câu ‘Điều tiếu’ của anh, đã biết anh chữ nghĩa khôn cùng. Nhưng nếu tiên sinh không muốn làm thơ đùa giỡn thì ta cũng chẳng tiện nài ép. Thường nghe tiên sinh vẽ tranh không cần bút phác, hạ bút ra ngay ý tưởng, chẳng bằng hôm nay ngẫu hứng phác một bức hoa trúc lông vũ, không cần hoàn thành toàn bộ, cho bọn ta chiêm ngưỡng bút lực của tiên sinh là đủ rồi.”
Thôi Bạch khiêm tốn dăm lời, song nghe công chúa mời ba phen mấy bận, cuối cùng vẫn bằng lòng vẽ tranh. Công chúa bèn bảo người chuẩn bị bút mực, phục vụ họ thi triển tài nghệ.
Trước khi nhấc bút, Âu Dương Tu hỏi công chúa có hạn định về thể thức, đề mục, vần chân không, công chúa nói: “Chư vị chớ ngại tự quyết định làm thơ hay điền từ, cũng không cần giới hạn vần chân, ta chỉ ra một chủ đề, chư vị thuận theo tâm ý mà làm là được.”
Âu Dương Tu và Thất lang gật đầu ưng thuận, lại hỏi công chúa chủ đề. Công chúa suy nghĩ rồi đáp: “Tả ly hận đi vậy.” Chợt quay sang Thôi Bạch, “Thôi tiên sinh cũng vẽ tranh theo chủ đề này đi.”
Mọi người lĩnh mệnh, ai nấy đều trầm ngâm suy tư. Sau đó, Âu Dương Tư thấy Tiểu Bình vẫn bẽn lẽn chau mày đứng sau lưng Thất lang, thi thoảng lại thủ thỉ với chàng, không khỏi mỉm cười, tức thì nâng bút, viết xuống một bài “Ngư gia ngạo”: “Thiếp hiểu thanh ca khéo cười chào, trẻ trung chàng đâu thiếu tài mạo. Cớ chi bỏ ngắn vòng đường cao? Tin vắng hao, đầu nguồn lại rầu rầu thanh thảo. Khi xưa hái hoa đẹp tươi sao, mặt ngọc cười dài hoa chóng lão. Hôm nay hái hoa mà ảo não, lòng nao nao, mặt ngọc sao bằng hoa mỹ hảo.”
Viết xong, y đưa thẳng bài từ tới trước mặt Tiểu Bình, chắp tay mời cô diễn xướng. Tiểu Bình xem thử, nhất thời đỏ bừng mặt, Thất lang lại vẫn bình thản, nói với cô: “Nội hàn đã yêu cầu thì em cứ hát đi thôi.”
Tiểu Bình đành nhận lời, ôm tỳ bà, tay khẽ gảy dây tơ, bắt đầu cất tiếng hát. Trong lời ca của cô, Thất lang cũng giải thích sơ qua duyên phận khi xưa giữa hai người: “Em ấy từng là ca cơ trong nhà Trần Quân Sủng bạn tốt của tôi, thuở thiếu thời tôi thường yến ẩm qua lại với Quân Sủng, gặp em ấy rất nhiều lần. Sau đó, tôi ra ngoài làm quan mấy năm, đến khi trở về lại nghe nói em ấy đã bị bán cho người khác… Chẳng ngờ hôm nay có duyên trùng phùng trong vườn phò mã.”
Nói tới đây, chàng buông tiếng thở dài, nhấc bút viết láu, là một bài “Lâm giang tiên”: “Mộng tàn lầu cao đã khóa, rượu tỉnh rèm trướng buông mi. Hận xuân năm cũ lại đúng thì. Hoa rơi người lẻ bóng, mưa phùn nhạn song phi. Còn nhớ Tiểu Bình mới gặp, chữ lòng áo lụa còn ghi. Tỳ bà ngỏ tiếng nỗi nhớ si. Bấy giờ trăng sáng rọi, từng theo bóng mây tùy.”
Viết xong đặt bút xuống, chàng chậm rãi nhấp một ngụm trà thị nữ dâng lên, lại ngó Tiểu Bình hãy còn đang hát bài từ của Âu Dương Tu, trong mắt chất chứa phiền muộn.
Sau một tuần trà, Thôi Bạch thông báo đã phác họa xong, mời mọi người lại xem. Ngoài công chúa, chủ khách đều túm tụm đi tới, thưởng thức bức tranh gã vẽ.
Đó là một bức vẽ phác trúc âu thủy mặc, họa một con âu trắng đón gió lạnh vượt nước phi băng băng nơi mép nước núi hoang, bên phải có ba cây trúc mực, lá trúc và cỏ thu trên bờ nước đều bị gió thổi nghiêng sang một bên, có thể thấy gió rất mạnh, mà mắt âu trắng trợn tròn, mỏ dài vươn ra, có phần kinh hãi lo sợ.
“Ý cảnh bức họa này tiêu điều hiu quạnh, trong ngang tàng phóng túng lại cảm nhận được hoang vắng lạnh lẽo, có thể thấy lòng Tử Tây rong ruổi cõi hoang dã khoáng đạt, chốn thôn quê tịch mịch.” Âu Dương Tu xem mà xúc động, lại nói, “Có điều, chủ đề công chúa định ra là ly hận, chỉ xem tranh này, tựa hồ không đủ sát đề…”
Lúc này, Gia Khánh Tử cũng đang nhón chân sau lưng chủ khách ngó tranh Thôi Bạch vẽ, nghe Âu Dương Tu bình vậy, không nhịn được bật thốt tranh luận; “Sao lại không đủ sát đề? Chẳng lẽ cứ phải vẽ hai con chim, mỗi con một ngả, mới gọi là ‘ly hận’?”
Mọi người nghe thấy, đều cười quay sang nhìn nó. Gia Khánh Tử kinh hãi nhận ra mình thất lễ, vội đỏ mặt xin lỗi Âu Dương Tu, Âu Dương Tu lại ôn hòa bảo nó: “Cô nương có cao kiến gì xin cứ nói, đừng ngại.”
Có y khích lệ, Gia Khánh Tử trù trừ một lúc rồi lần lượt trình bày cái nhìn của mình: “Gió thổi mạnh như vậy, nhưng con chim âu này vẫn một mực ngược gió bay về, nhất định là bởi bên ấy có bạn lữ của nó. Hoặc giả, sóng gió hiểm trở, chia rẽ uyên ương, chúng nó vốn là bị cuồng phong thổi bạt mà tan. Ngược gió đi rất khó khăn, nhưng nó vẫn nhớ nhung bạn lữ của mình nên ra sức thử quay về bên bạn lữ, dáng vẻ lo lắng ấy chẳng phải chính là biểu hiện ly hận đó sao?”
Nghe lời này, trong lòng ta xúc động, mà công chúa cũng lập tức sai người mang bức vẽ lại cho nàng xem, xem rồi thở dài sâu kín, không tiếc lời ngợi ca Thôi Bạch. Những người còn lại cũng tán tụng gã, Thôi Bạch khoát tay, xoay người xá dài Gia Khánh Tử, nói: “Tôi vốn chỉ tùy bút vẽ bừa, đều nhờ có lời hay của cô nương, tăng thêm không ít sắc màu cho chuyết tác.”
Gia Khánh Tử cúi đầu nhẹ giọng đáp: “Nào có, trước kia hầu hạ công chúa, tôi cũng từng thấy một số đại tác phẩm của tiên sinh, vô cùng khâm phục công lực tài tứ của tiên sinh, còn hận mình miệng vụng, chẳng thể hình dung được một phần vạn.”
Thôi Bạch mỉm cười: “Công chúa ham thích thưởng thức thư họa từ nhỏ, cô nương mưa dầm thấm đất, hẳn cũng từng xem rất nhiều vật báu. Thôi Bạch nắm cày không thạo, vẽ tranh cũng chẳng ra đường lối gì, đến Họa viện cũng đuổi tôi ra ngoài, mấy bức nguệch ngoạc này vốn đã khó treo trong sảnh đường trang nhã, lại càng chẳng kham nổi chịu cô nương khen lầm.”
Gia Khánh Tử lắc đầu, nói: “Phù hợp với quy cách của Họa viện vị tất đã là tốt. Tranh hoa điểu của Họa viện tuy phối màu rực rỡ, giàu chất phú quý, song ngắm nhiều lại cảm thấy cứng nhắc khô khan, chim chóc hoa hòe cứ như ngoan ngoãn bày sẵn tư thế ở đâu đó cho chúng họa sư vẽ lại vậy. Mà tranh của tiên sinh thì khác, chẳng hạn như bức trúc âu này, bất kể là chim muông hay hoa trúc cũng đều hiển lộ rõ thế động, vẽ y như thật, hệt như có vị thần tiên bỗng chỉ tay, làm cảnh tượng đang diễn ra chợt ngừng bặt. Hơn nữa, xem bức họa này còn có thể khiến người ta liên tưởng đến chuyện phát sinh đằng sau. Trong tranh tiên sinh có câu chuyện.”
Lời này làm Thôi Bạch không khỏi sửng sốt, kinh ngạc nhìn Gia Khánh Tử hồi lâu, chằm chằm thẳng tắp khiến nó sinh lòng bất an, rất ư thấp thỏm nói với gã: “Tôi chưa từng học vẽ, chỉ toàn nói ẩu thôi. Nếu có chỗ nào sai sót, mong tiên sinh lượng thứ…”
Bấy giờ Thôi Bạch mới dời mắt đi, cùng ta nhìn nhau cười. Thấy Gia Khánh Tử vẫn đang khẩn trương quan sát vẻ mặt hai ta, ta bèn tủm tỉm an ủi nó: “Em nói hay lắm, quả đúng là thế.”
Tác giả :
Milan Lady