Cô Thành Bế
Quyển 11 Chương 4: La La
Ta nghe ra thầy ý tại ngôn ngoại, trong lòng dậy lên một cảm giác xấu hổ khó tả, thầy cũng chỉ im lặng nhìn ta, không nói thêm gì khác. Mãi đến khi hương đốt đã tàn, chung trà nguội lạnh, ta mới mở miệng: “Tiên sinh đã nghe kể hết chuyện tôi rồi?”
Thầy trả lời: “Nghe một ít, không nhiều.”
Ta đắn đo hồi lâu, cuối cùng vẫn không kiềm chế được, hỏi thẳng thầy: “Công chúa hiện giờ thế nào rồi ạ? Vẫn khỏe chứ?”
“Ta chỉ ở trong cung ba ngày, công chúa ở tại phủ người, ta không gặp được. Có điều, tình hình người chắc không khả quan cho lắm.” Trương tiên sinh nói, thong dong thuật sự thật thầy được biết, “Nghe nói sau khi cậu đi, quan gia đã đuổi toàn bộ nội thần có phẩm giai trong phủ công chúa, đồng thời hạ lệnh cắt giảm nhân số, thay đổi biên chế, từ nay hủy bỏ chức vụ đô giám, chọn một vị nội thần bốn mươi tuổi trở lên và một vị sứ thần Tam ban viện trên năm mươi tuổi làm chủ quản phủ công chúa, ngoài ra tiểu hoàng môn hầu hạ công chúa tuổi tác cần phải dưới mười lăm. Sau, điện trung thị ngự sử Lữ Hối lại dâng tấu, nói Xương Lê quận quân Hàn thị, nhũ mẫu của Duyện quốc công chúa, từng xúi bẩy công chúa xin quan gia thăng cháu rể mình làm nhuận văn quan (*), còn từng trộm y phục vật dụng trong phủ công chúa về nhà riêng, xin quan gia tra xét việc này. Ngay sau đó, quan gia đã hạ chiếu cách chức nhuận văn quan, lại tước phong hiệu quận quân của Hàn thị, không cho thị hầu hạ công chúa nữa.”
(*) Chức quan phiên dịch kinh phật, chỉnh lý văn tự.
Ta cả kinh, hỏi: “Đến Hàn quận quân cũng không ở bên công chúa?”
Trương tiên sinh gật đầu: “Hiện giờ nội thần trong phủ công chúa chẳng già cũng bé, hơn nữa đa phần đều là người công chúa chưa từng biết trước đây. Người cũ ở lại bên người e rằng cũng chỉ còn lại hai, ba thị nữ.” Thầy dụng tâm nhìn ánh mắt ta lúc này, lại nói: “Trước đây khi cậu phạm sai lầm, chắc hẳn đã đoán tình cảnh của mình bây giờ, thậm chí là xem nhẹ sinh tử, nhưng đối với tình trạng công chúa có thể gặp phải, cậu đại khái không ngờ hết được toàn diện phải không?”
Ta nghiêng đầu tránh khỏi cái nhìn thẳng tắp của thầy, dời mắt sang nơi khác, song trong mũi cay xè, hốc mắt ướt lệ, cảnh tượng trước mặt cũng dập dềnh như sóng đánh, căn bản không cách nào nhìn được rõ ràng.
“Hoài Cát,” Trương tiên sinh một lần nữa gọi tên ta, giọng ôn hòa mà điềm tĩnh, “Ta hỏi lại cậu, cậu có biết mình sai ở đâu không?”
Ta gian nan nuốt cơn đau như nổi hình nổi khối tắc nghẹn trong cổ họng, thấp giọng trả lời theo những gì chư ngôn quan định tội ta: “Tôi ngôn hành ngả ngớn không giữ mình cẩn trọng, coi thường tôn ti, dĩ hạ phạm thượng…”
“Cậu đã đi quá giới hạn.” Không đợi ta nói xong, Trương tiên sinh đã trực tiếp nói với ta kết quả chẩn đoán của mình, “Tạm thời không bàn đến tôn ti thượng hạ, chỉ xét thân phận của chúng ta thôi đã khác với người thường rồi, chúng ta căn bản không có tư cách truy tầm những thứ nam nhân bình thường sở hữu.”
Thấy ta lặng thinh không tiếp lời, thầy lại hỏi: “Cậu có nghĩ đến chuyện nếu lần này không bị ngôn quan để ý đến, cậu và công chúa sẽ phát triển đến đâu không?”
Ta trầm ngâm hồi lâu, cuối cùng vẫn lựa chọn lắc đầu.
Trương tiên sinh tiếp tục: “Ái tình như rượu thuần, dễ khiến người say nghiện, chẳng biết đủ trên môi. Hai người nếm một ngụm rồi, khó tránh khỏi sẽ nếm thử nhiều hơn, đến cùng, cậu liệu có khác gì hạng hoạn giả ti tiện mà ngôn quan chỉ trích?”
Ta cúi đầu thụ giáo, không hé răng một chữ. Thầy hơi dừng lại rồi hỏi một câu khiến ta bất ngờ: “Huống hồ, để người trong lòng cậu trông thấy cơ thể tàn khuyết của cậu rồi thì cậu còn tôn nghiêm gì đáng nói nữa?”
Giọng thầy đó giờ vẫn không nóng không lạnh, bình đạm như nước đọng ngày thu, nhưng câu này lại mang mũi nhọn sắc bén, đâm thẳng vào chỗ yếu ớt nhất trong lòng ta. Ta hãi hùng ngước mắt nhìn thầy, thấy trong ánh mắt chăm chú thầy soi vào ta hàm ý vị thương xót, lát sau cụp hờ xuống, một chấm sáng nhàn nhạt chớp vụt, thầy buông một tiếng thở dài, thoáng để lộ đôi chút sầu não hiếm có khó gặp: “Kể từ khoảnh khắc chúng ta tịnh thân, chúng ta đã cách biệt với ái tình. Chúng ta có thể sẽ có rất nhiều thân phận trong đời, nhưng vĩnh viễn không thể thực sự trở thành chồng của một nữ tử hay cha của một đứa trẻ, mà hạnh phúc của nữ tử thì đều đến từ hôn nhân và gia đình, thế nên chúng ta có muốn trao hạnh phúc cho bất kỳ một nữ tử nào cũng đều là bất khả thi… Chúng ta vốn đã trắng tay, nếu cậu quý trọng ai đó thì hãy cách xa người ấy ra một chút, đừng gây trở ngại đến cuộc sống của người ấy và phu quân, cũng hãy cố hết sức giữ lấy cho mình chút tôn nghiêm còn lại.”
Ta rầu rầu ngẫm ngợi, cuối cùng gượng cười: “Tiên sinh đừng lo. Tôi đã bị cách chức đuổi đến tận đây rồi, cả đời này cũng sẽ chẳng dính dáng đến bất kỳ nữ tử nào nữa.”
Trương tiên sinh im lặng, bưng chung trà lên nhấp một ngụm, lại nói: “Ta chỉ thích uống trà, bởi thứ ấy không khiến người ta say, nhưng nếu cảm kĩ nghĩ sâu sẽ thấy, tuy không đẹp bằng rượu thuần song thấm ruột thấm gan. Hơn nữa, mùa có xuân hạ thu đông, ngày có tròn khuyết râm hửng, lúc châm trà, nhìn hoa sữa từ nổi đến tan, cũng giống như trải qua một quá trình sinh thành, nắm bắt, suy bại, tan biến… Vạn vật thế gian đều là vậy, vòng đi vòng lại, tất cả đều có số, chớ nên quá cưỡng cầu. Chuyện khi trước đã tiêu tan rồi thì cũng đừng khổ sở quá, chẳng bằng điều chỉnh cõi lòng, ung dung đối mặt với cuộc sống về sau, biết đâu một kiếp sống thanh minh trong sạch khác sẽ lại bắt đầu.”
Trương tiên sinh đi rồi, trong một khoảng thời gian rất dài, ta vẫn chẳng thể điều chỉnh được cõi lòng, gặt hái bình tĩnh và an nhiên như thầy nói. Những tư lự về lời thầy và nỗi nhớ nhung công chúa đan vào nhau, trở thành nội dung không thể thiếu trong sinh hoạt của ta.
Ta nhổ một cây tử đằng vào trồng trong sân mình, trong hơn mười năm của quá khứ, ta đã coi sóc công chúa như chăm chút một cây hoa, mà hiện giờ, ta lại chăm chút cho cây tử đằng này như coi sóc công chúa, cố hết mọi khả năng mình có thể nuôi nó sum sê um tùm, không để một chiếc lá nào nhuốm màu vàng úa, không để một dây leo nào dính dấu sâu bọ, đến bụi trên mặt lá cũng làm ta chướng mắt, luôn cẩn thận từng li từng tí phủi đi, nếu nói cuộc sống ở Tây Kinh còn có niềm vui gì thì đó chính là từ những bận chăm hoa này mà ra.
Tiết Trọng Xuân, cây tử đằng của ta đơm kết hai chuỗi hoa chùm, treo rủ nơi đầu cành, xán lạn tựa ráng mây, ẩn bên trong thường có hoàng anh ca hót, hệt như ý thơ của Lý Thái Bạch: “Lá dày giấu chim ca, hương níu người lưu luyến.” (*)
(*) Bài “Tử đằng thụ” của Lý Bạch.
Ta yêu thích loài hoa này vô cùng, chẳng chịu cho ai chạm đến, bởi vậy nên không tiếc lạnh mặt đối đãi với người khác. Song, cũng có lúc ngoại lệ.
Một hoàng hôn nọ, ta làm xong việc quay trở lại chỗ ở, ngồi trong phòng nghỉ ngơi, theo thói quen dõi mắt qua song cửa xem cây tử đằng ngoài sân, lại vô tình phát hiện dây leo rung rung như bị ai lôi kéo.
Ta lập tức rảo bước ra ngoài, thấy một cô bé còn thơ đang giẫm lên một tảng đá, một tay kéo cành tử đằng, một tay gắng sức vươn lên, hiển nhiên là muốn hái hoa.
Ta cao giọng quát ngăn, cô bé hoảng sợ, trượt chân ngã từ trên tảng đá xuống.
Nó tức khắc khóc ré lên, ta vội tiến lại đỡ nó dậy, thấy nó quả tình chỉ là một đứa bé, dáng dấp lại xinh xắn đáng yêu, cơn giận ban đầu thoắt chốc nguôi đi, lòng cũng mềm xuống, bèn dịu dàng an ủi, lại hái mấy chuỗi hoa xuống cho nó, dùng dằng hồi lâu, con bé mới hơi nín nức nở.
Hai má nó trắng trẻo, mắt trong veo, nhìn kĩ lại có đôi phần tương tự công chúa thuở nhỏ. Ta cảm thấy thân thương, mỉm cười hỏi cô bé: “Con tên gì?”
Nó hơi sợ sệt đánh giá ta, mãi sau mới chỉ vào cây nữ la bám trên một cội tùng, thỏ thẻ trả lời: “La La ạ.”
Cô bé ăn vận không thể nói là tinh xảo, song cũng chẳng quá tuềnh toàng, hẳn không phải tiểu cung nữ. Ta phỏng đoán thân phận nó, bèn hỏi tiếp: “Mẹ con là ai?”
Nó đáp: “Thẩm ty sức.”
Thẩm ty sức là một nữ quan bị biếm tới đại nội Tây Kinh. Nghe nói năm xưa bà chưởng quản việc khăn lược cho kim thượng, tính tình cởi mở, khéo nói hay cười. Khi ấy kim thượng hãy còn là một thiếu niên mười mấy tuổi, chưa hành đại hôn, có lần Thẩm ty sức chải đầu cho kim thượng, hai người cười nói lôi kéo nhau nô đùa, chẳng may bị Chương Hiến thái hậu bắt gặp, thái hậu gán tội danh mê hoặc dụ chủ cho bà, biếm bà tới đây. Kể từ đó, tính bà khác hẳn, trở nên kiệm lời, ít khi nói cười, lúc nào trông đến cũng là dáng vẻ cự người ngàn dặm.
Vậy hẳn cô bé La La này là con gái nuôi của Thẩm ty sức. Ta thầm lấy làm cảm khái, cũng nhiều thêm mấy phần thương xót nó, vê vê sợi dây buộc tóc trên đầu nó, ta lại hỏi: “La La, con mấy tuổi rồi?”
Nó đáp: “Năm tuổi ạ, ngày mai lên năm.”
“Ngày mai là sinh nhật con?”
Con bé gật đầu.
Ta quyết định tặng nó một món quà sinh nhật, quay vào phòng lấy một con dao rồi trở ra tìm một cành cây to bằng cánh tay chặt xuống, ngồi trong sân vùi đầu vào gọt đẽo chốc lát, vụn gỗ bắn ra, một cái đầu phỗng gỗ tròn tròn dần thành hình.
Gọt xong đại thể rồi, ta tặng con phỗng cho La La, con bé mừng rỡ nhận lấy, nhìn tới nhìn lui, yêu thích vô cùng.
Ta nghĩ ngợi, lại cảm thấy con phỗng hơi thô kệch, bèn lấy về, định chuẩn bị khắc cho nó vài món trang sức y phục. Điều này cần xác định thân phận và địa vị của con phỗng, thế nên ta hỏi La La: “Sau này lớn lên, con có nguyện vọng gì không?”
Nữ tử trong cung thường đều có chức vị, ta định đợi nó nói ra mình muốn làm gì rồi cho con phỗng một bộ phục sức tương ứng, nhưng đáp án của tiểu cô nương lại hoàn toàn nằm ngoài dự liệu của ta.
“Sinh em bé ạ!” Con bé đáp, không chút nghĩ ngợi.
Ta sửng sốt, chợt cảm thấy mặt mình ran rát, nóng lên bỏng rẫy.
“À, ý ta là, sau này lớn lên con muốn làm gì.” Bình tĩnh lại, ta thử giải thích cho cô bé hiểu.
“Sinh em bé mà,” Nó vẫn không thay đổi ước nguyện ban đầu, “Tốt nhất là sinh hai bé, một bé trai, một bé gái.”
Ta gắng gượng nhoẻn cười, dù chính mình cũng cảm thấy nụ cười mình cứng ngắc: “Sau này con muốn làm ty sức, ty dược hay thượng phục, thượng nghi…”
Ta còn đang suy nghĩ xem có nên liệt kê thêm nhiều chức vị nữ quan khác cho nó chọn không, nó đã sốt ruột đáp lại một lần nữa bằng giọng nói trong trẻo: “Con muốn làm mẹ.”
Ta triệt để hết lời. Sau một chốc trầm mặc, ta lại cầm dao lên, khắc trên thân con phỗng hoa văn nó ôm một đứa bé quấn tã. La La rất vui, nhận lấy ngắm nghía một hồi rồi hí ha hí hửng chạy đi.
Thầy trả lời: “Nghe một ít, không nhiều.”
Ta đắn đo hồi lâu, cuối cùng vẫn không kiềm chế được, hỏi thẳng thầy: “Công chúa hiện giờ thế nào rồi ạ? Vẫn khỏe chứ?”
“Ta chỉ ở trong cung ba ngày, công chúa ở tại phủ người, ta không gặp được. Có điều, tình hình người chắc không khả quan cho lắm.” Trương tiên sinh nói, thong dong thuật sự thật thầy được biết, “Nghe nói sau khi cậu đi, quan gia đã đuổi toàn bộ nội thần có phẩm giai trong phủ công chúa, đồng thời hạ lệnh cắt giảm nhân số, thay đổi biên chế, từ nay hủy bỏ chức vụ đô giám, chọn một vị nội thần bốn mươi tuổi trở lên và một vị sứ thần Tam ban viện trên năm mươi tuổi làm chủ quản phủ công chúa, ngoài ra tiểu hoàng môn hầu hạ công chúa tuổi tác cần phải dưới mười lăm. Sau, điện trung thị ngự sử Lữ Hối lại dâng tấu, nói Xương Lê quận quân Hàn thị, nhũ mẫu của Duyện quốc công chúa, từng xúi bẩy công chúa xin quan gia thăng cháu rể mình làm nhuận văn quan (*), còn từng trộm y phục vật dụng trong phủ công chúa về nhà riêng, xin quan gia tra xét việc này. Ngay sau đó, quan gia đã hạ chiếu cách chức nhuận văn quan, lại tước phong hiệu quận quân của Hàn thị, không cho thị hầu hạ công chúa nữa.”
(*) Chức quan phiên dịch kinh phật, chỉnh lý văn tự.
Ta cả kinh, hỏi: “Đến Hàn quận quân cũng không ở bên công chúa?”
Trương tiên sinh gật đầu: “Hiện giờ nội thần trong phủ công chúa chẳng già cũng bé, hơn nữa đa phần đều là người công chúa chưa từng biết trước đây. Người cũ ở lại bên người e rằng cũng chỉ còn lại hai, ba thị nữ.” Thầy dụng tâm nhìn ánh mắt ta lúc này, lại nói: “Trước đây khi cậu phạm sai lầm, chắc hẳn đã đoán tình cảnh của mình bây giờ, thậm chí là xem nhẹ sinh tử, nhưng đối với tình trạng công chúa có thể gặp phải, cậu đại khái không ngờ hết được toàn diện phải không?”
Ta nghiêng đầu tránh khỏi cái nhìn thẳng tắp của thầy, dời mắt sang nơi khác, song trong mũi cay xè, hốc mắt ướt lệ, cảnh tượng trước mặt cũng dập dềnh như sóng đánh, căn bản không cách nào nhìn được rõ ràng.
“Hoài Cát,” Trương tiên sinh một lần nữa gọi tên ta, giọng ôn hòa mà điềm tĩnh, “Ta hỏi lại cậu, cậu có biết mình sai ở đâu không?”
Ta gian nan nuốt cơn đau như nổi hình nổi khối tắc nghẹn trong cổ họng, thấp giọng trả lời theo những gì chư ngôn quan định tội ta: “Tôi ngôn hành ngả ngớn không giữ mình cẩn trọng, coi thường tôn ti, dĩ hạ phạm thượng…”
“Cậu đã đi quá giới hạn.” Không đợi ta nói xong, Trương tiên sinh đã trực tiếp nói với ta kết quả chẩn đoán của mình, “Tạm thời không bàn đến tôn ti thượng hạ, chỉ xét thân phận của chúng ta thôi đã khác với người thường rồi, chúng ta căn bản không có tư cách truy tầm những thứ nam nhân bình thường sở hữu.”
Thấy ta lặng thinh không tiếp lời, thầy lại hỏi: “Cậu có nghĩ đến chuyện nếu lần này không bị ngôn quan để ý đến, cậu và công chúa sẽ phát triển đến đâu không?”
Ta trầm ngâm hồi lâu, cuối cùng vẫn lựa chọn lắc đầu.
Trương tiên sinh tiếp tục: “Ái tình như rượu thuần, dễ khiến người say nghiện, chẳng biết đủ trên môi. Hai người nếm một ngụm rồi, khó tránh khỏi sẽ nếm thử nhiều hơn, đến cùng, cậu liệu có khác gì hạng hoạn giả ti tiện mà ngôn quan chỉ trích?”
Ta cúi đầu thụ giáo, không hé răng một chữ. Thầy hơi dừng lại rồi hỏi một câu khiến ta bất ngờ: “Huống hồ, để người trong lòng cậu trông thấy cơ thể tàn khuyết của cậu rồi thì cậu còn tôn nghiêm gì đáng nói nữa?”
Giọng thầy đó giờ vẫn không nóng không lạnh, bình đạm như nước đọng ngày thu, nhưng câu này lại mang mũi nhọn sắc bén, đâm thẳng vào chỗ yếu ớt nhất trong lòng ta. Ta hãi hùng ngước mắt nhìn thầy, thấy trong ánh mắt chăm chú thầy soi vào ta hàm ý vị thương xót, lát sau cụp hờ xuống, một chấm sáng nhàn nhạt chớp vụt, thầy buông một tiếng thở dài, thoáng để lộ đôi chút sầu não hiếm có khó gặp: “Kể từ khoảnh khắc chúng ta tịnh thân, chúng ta đã cách biệt với ái tình. Chúng ta có thể sẽ có rất nhiều thân phận trong đời, nhưng vĩnh viễn không thể thực sự trở thành chồng của một nữ tử hay cha của một đứa trẻ, mà hạnh phúc của nữ tử thì đều đến từ hôn nhân và gia đình, thế nên chúng ta có muốn trao hạnh phúc cho bất kỳ một nữ tử nào cũng đều là bất khả thi… Chúng ta vốn đã trắng tay, nếu cậu quý trọng ai đó thì hãy cách xa người ấy ra một chút, đừng gây trở ngại đến cuộc sống của người ấy và phu quân, cũng hãy cố hết sức giữ lấy cho mình chút tôn nghiêm còn lại.”
Ta rầu rầu ngẫm ngợi, cuối cùng gượng cười: “Tiên sinh đừng lo. Tôi đã bị cách chức đuổi đến tận đây rồi, cả đời này cũng sẽ chẳng dính dáng đến bất kỳ nữ tử nào nữa.”
Trương tiên sinh im lặng, bưng chung trà lên nhấp một ngụm, lại nói: “Ta chỉ thích uống trà, bởi thứ ấy không khiến người ta say, nhưng nếu cảm kĩ nghĩ sâu sẽ thấy, tuy không đẹp bằng rượu thuần song thấm ruột thấm gan. Hơn nữa, mùa có xuân hạ thu đông, ngày có tròn khuyết râm hửng, lúc châm trà, nhìn hoa sữa từ nổi đến tan, cũng giống như trải qua một quá trình sinh thành, nắm bắt, suy bại, tan biến… Vạn vật thế gian đều là vậy, vòng đi vòng lại, tất cả đều có số, chớ nên quá cưỡng cầu. Chuyện khi trước đã tiêu tan rồi thì cũng đừng khổ sở quá, chẳng bằng điều chỉnh cõi lòng, ung dung đối mặt với cuộc sống về sau, biết đâu một kiếp sống thanh minh trong sạch khác sẽ lại bắt đầu.”
Trương tiên sinh đi rồi, trong một khoảng thời gian rất dài, ta vẫn chẳng thể điều chỉnh được cõi lòng, gặt hái bình tĩnh và an nhiên như thầy nói. Những tư lự về lời thầy và nỗi nhớ nhung công chúa đan vào nhau, trở thành nội dung không thể thiếu trong sinh hoạt của ta.
Ta nhổ một cây tử đằng vào trồng trong sân mình, trong hơn mười năm của quá khứ, ta đã coi sóc công chúa như chăm chút một cây hoa, mà hiện giờ, ta lại chăm chút cho cây tử đằng này như coi sóc công chúa, cố hết mọi khả năng mình có thể nuôi nó sum sê um tùm, không để một chiếc lá nào nhuốm màu vàng úa, không để một dây leo nào dính dấu sâu bọ, đến bụi trên mặt lá cũng làm ta chướng mắt, luôn cẩn thận từng li từng tí phủi đi, nếu nói cuộc sống ở Tây Kinh còn có niềm vui gì thì đó chính là từ những bận chăm hoa này mà ra.
Tiết Trọng Xuân, cây tử đằng của ta đơm kết hai chuỗi hoa chùm, treo rủ nơi đầu cành, xán lạn tựa ráng mây, ẩn bên trong thường có hoàng anh ca hót, hệt như ý thơ của Lý Thái Bạch: “Lá dày giấu chim ca, hương níu người lưu luyến.” (*)
(*) Bài “Tử đằng thụ” của Lý Bạch.
Ta yêu thích loài hoa này vô cùng, chẳng chịu cho ai chạm đến, bởi vậy nên không tiếc lạnh mặt đối đãi với người khác. Song, cũng có lúc ngoại lệ.
Một hoàng hôn nọ, ta làm xong việc quay trở lại chỗ ở, ngồi trong phòng nghỉ ngơi, theo thói quen dõi mắt qua song cửa xem cây tử đằng ngoài sân, lại vô tình phát hiện dây leo rung rung như bị ai lôi kéo.
Ta lập tức rảo bước ra ngoài, thấy một cô bé còn thơ đang giẫm lên một tảng đá, một tay kéo cành tử đằng, một tay gắng sức vươn lên, hiển nhiên là muốn hái hoa.
Ta cao giọng quát ngăn, cô bé hoảng sợ, trượt chân ngã từ trên tảng đá xuống.
Nó tức khắc khóc ré lên, ta vội tiến lại đỡ nó dậy, thấy nó quả tình chỉ là một đứa bé, dáng dấp lại xinh xắn đáng yêu, cơn giận ban đầu thoắt chốc nguôi đi, lòng cũng mềm xuống, bèn dịu dàng an ủi, lại hái mấy chuỗi hoa xuống cho nó, dùng dằng hồi lâu, con bé mới hơi nín nức nở.
Hai má nó trắng trẻo, mắt trong veo, nhìn kĩ lại có đôi phần tương tự công chúa thuở nhỏ. Ta cảm thấy thân thương, mỉm cười hỏi cô bé: “Con tên gì?”
Nó hơi sợ sệt đánh giá ta, mãi sau mới chỉ vào cây nữ la bám trên một cội tùng, thỏ thẻ trả lời: “La La ạ.”
Cô bé ăn vận không thể nói là tinh xảo, song cũng chẳng quá tuềnh toàng, hẳn không phải tiểu cung nữ. Ta phỏng đoán thân phận nó, bèn hỏi tiếp: “Mẹ con là ai?”
Nó đáp: “Thẩm ty sức.”
Thẩm ty sức là một nữ quan bị biếm tới đại nội Tây Kinh. Nghe nói năm xưa bà chưởng quản việc khăn lược cho kim thượng, tính tình cởi mở, khéo nói hay cười. Khi ấy kim thượng hãy còn là một thiếu niên mười mấy tuổi, chưa hành đại hôn, có lần Thẩm ty sức chải đầu cho kim thượng, hai người cười nói lôi kéo nhau nô đùa, chẳng may bị Chương Hiến thái hậu bắt gặp, thái hậu gán tội danh mê hoặc dụ chủ cho bà, biếm bà tới đây. Kể từ đó, tính bà khác hẳn, trở nên kiệm lời, ít khi nói cười, lúc nào trông đến cũng là dáng vẻ cự người ngàn dặm.
Vậy hẳn cô bé La La này là con gái nuôi của Thẩm ty sức. Ta thầm lấy làm cảm khái, cũng nhiều thêm mấy phần thương xót nó, vê vê sợi dây buộc tóc trên đầu nó, ta lại hỏi: “La La, con mấy tuổi rồi?”
Nó đáp: “Năm tuổi ạ, ngày mai lên năm.”
“Ngày mai là sinh nhật con?”
Con bé gật đầu.
Ta quyết định tặng nó một món quà sinh nhật, quay vào phòng lấy một con dao rồi trở ra tìm một cành cây to bằng cánh tay chặt xuống, ngồi trong sân vùi đầu vào gọt đẽo chốc lát, vụn gỗ bắn ra, một cái đầu phỗng gỗ tròn tròn dần thành hình.
Gọt xong đại thể rồi, ta tặng con phỗng cho La La, con bé mừng rỡ nhận lấy, nhìn tới nhìn lui, yêu thích vô cùng.
Ta nghĩ ngợi, lại cảm thấy con phỗng hơi thô kệch, bèn lấy về, định chuẩn bị khắc cho nó vài món trang sức y phục. Điều này cần xác định thân phận và địa vị của con phỗng, thế nên ta hỏi La La: “Sau này lớn lên, con có nguyện vọng gì không?”
Nữ tử trong cung thường đều có chức vị, ta định đợi nó nói ra mình muốn làm gì rồi cho con phỗng một bộ phục sức tương ứng, nhưng đáp án của tiểu cô nương lại hoàn toàn nằm ngoài dự liệu của ta.
“Sinh em bé ạ!” Con bé đáp, không chút nghĩ ngợi.
Ta sửng sốt, chợt cảm thấy mặt mình ran rát, nóng lên bỏng rẫy.
“À, ý ta là, sau này lớn lên con muốn làm gì.” Bình tĩnh lại, ta thử giải thích cho cô bé hiểu.
“Sinh em bé mà,” Nó vẫn không thay đổi ước nguyện ban đầu, “Tốt nhất là sinh hai bé, một bé trai, một bé gái.”
Ta gắng gượng nhoẻn cười, dù chính mình cũng cảm thấy nụ cười mình cứng ngắc: “Sau này con muốn làm ty sức, ty dược hay thượng phục, thượng nghi…”
Ta còn đang suy nghĩ xem có nên liệt kê thêm nhiều chức vị nữ quan khác cho nó chọn không, nó đã sốt ruột đáp lại một lần nữa bằng giọng nói trong trẻo: “Con muốn làm mẹ.”
Ta triệt để hết lời. Sau một chốc trầm mặc, ta lại cầm dao lên, khắc trên thân con phỗng hoa văn nó ôm một đứa bé quấn tã. La La rất vui, nhận lấy ngắm nghía một hồi rồi hí ha hí hửng chạy đi.
Tác giả :
Milan Lady