Cô Phương Bất Tự Thưởng
Quyển 2 - Chương 46
Nhận được tin Bạch Sính Đình đã chết, Quý Thường Thanh cảm thấy như trút được tảng đá trong lòng, mừng rỡ ban thưởng cho công thần Phiên Lộc chức vị thủ thành, dặn dò hắn phải giữ kín bí mật này.
Không biết có phải là qua cơn Bĩ cực đến hồi Thái lai? Cứ ngỡ bóng ma chiến tranh đã đổ xuống, Vân Thường sẽ phải rơi vào cảnh sinh linh lầm than, nhưng rất nhiều chuyện bất ngờ xảy ra. Không những trận chiến không xảy ra mà Sở Bắc Tiệp còn không thể gượng dậy sau cái chết của Bạch Sính Đình, hiện không rõ tung tích. Vương thất Đông Lâm rối ren, không thể dòm ngó Vân Thường.
Vì không còn chiến sự nên hổ phù trong tay Phò mã đã quay về tay Công chúa điện hạ.
“Ha ha…”, Quý Thường Thanh cười cảm khái, “Xem ra nước cờ Bạch Sính Đình thực là chuẩn xác”.
Quý Thường Thanh không hy vọng người khác biết rằng cái chết của Bạch Sính Đình có liên quan đến Vân Thường nên đã giấu kín bao nhiêu ngày, đợi đến khi tin tức về cái chết của Bạch Sính Đình truyền khắp thiên hạ bởi các tướng sĩ Bắc Mạc công khai bái tế Bạch cô nương, ông ta mới vào cung gặp Diệu Thiên công chúa.
“Chết rồi?”, Diệu Thiên thất kinh, hạ giọng hỏi, “chẳng phải ta đã dặn Thừa tướng, đại chiến qua rồi, hãy để Bạch Sính Đình tự sinh tự diệt ư? Sao Thừa tướng còn không chịu buông tha cho nàng ta?”
“Công chúa hiểu lầm rồi. Công chúa đã dặn dò, thần sao dám không nghe? Bạch Sính Đình muốn vòng qua cửa khẩu biên giới Vân Thường, từ sơn mạch tiến vào Bắc Mạc, kết quả là tự cho mình thông minh nhưng lại sai lầm bởi chính thông minh ấy. Lúc ở trên núi, nàng ta đã gặp phải bầy sói dữ.”
Diệu Thiên bán tín bán nghi, im lặng hồi lâu, cau mày nói: “Phò mã có biết không?”.
“Tin tức đã truyền khắp thiên hạ, chắc Phò mã đã biết rồi.”
Diệu Thiên thở dài một tiếng.
Quý Thường Thanh ngạc nhiên: “Công chúa sao thế? Bạch Sính Đình chết vì gặp nạn, đối với Công chúa chẳng phải là việc tốt hay sao?”.
Diệu Thiên cười khổ: “Phò mã biết Bạch Sính Đình chết, trong lòng sẽ rất buồn. Phò mã buồn, ta vui được sao?”.
Quý Thường Thanh thấy Diệu Thiên nặng tình với Hà Hiệp như vậy, trong lòng thầm bất an, vội chuyển câu chuyện: “Lần trước Công chúa ra lệnh, muốn lập riêng một kho tiền lương trong quân. Vương lệnh này, thần tạm thời giữ lại”.
Diệu Thiên ngạc nhiên nhìn Quý Thường Thanh: “Việc quân khẩn cấp, giải quyết nhanh còn không kịp, sao Thừa tướng còn giữ lại?”.
“Thần cảm thấy làm thế có chút không ổn.”
“Hà Hiệp đường đường là Phò mã, quản một kho tiền lương có gì không ổn?”
“Công chúa, xin hãy nghe thần một lời.” Quý Thường Thanh đứng dậy, tiến lên hai bước, dịu giọng, “Hiện trong tay Phò mã có binh, có tướng, thứ duy nhất khống chế được Phò mã chính là tiền lương. Nếu Phò mã quản lý cả tiền lương thì trong tay Công chúa còn thứ gì để ràng buộc Phò mã?”
Diệu Thiên khẽ thở dài: “Ta cũng biết Thừa tướng lo nghĩ cho ta. Nhưng ta và Phò mã là phu thê, chàng dốc sức vì Vân Thường, chúng ta lại nghi ngờ, tìm mọi cách ngáng trở chàng. Thừa tướng, làm vậy có nên không? Thừa tướng đừng quên ta và Phò mã là một, tương lai hài tử của ta sẽ là người đứng đầu Vân Thường.”
Tự cổ, khó cắt bỏ nhất chính là tình nam nữ. Bao nhiêu người vướng chân vào, rồi không thể rút ra được.
Nếu Diệu Thiên chỉ là một nữ tử bình thường, nghĩ như thế hoàn toàn hợp lý, nhưng đằng này, nàng lại đại diện cho vương quyền của Vân Thường.
Biết là khó khuyên, nhưng không thể không khuyên, Quý Thường Thanh e hèm một tiếng, tiếp tục nhẹ nhàng: “Công chúa còn nhớ ngày xuất giá, Công chúa đã từng nói với thần câu gì không?”
“Ngày xuất giá?”, Diệu Thiên nhớ lại, mỉm cười, “Ta sao có thể quên? Hôm đó Diệu Thiên lo lắng không yên, nên đã mời riêng Thừa tướng vào phòng nói chuyện”.
“Công chúa bảo, phải làm thế nào để giữ được cả con người và trái tim Hà Hiệp, muốn thần sau này suy tính giúp Công chúa”, Quý Thường Thanh cúi người nói, “Lúc đó thần đã hứa với Công chúa là sẽ dốc sức vì việc này”.
Diệu Thiên nghe xong, ánh mắt nhìn về phía Thừa tướng, giọng buồn rầu: “Nhưng hiện giờ, sao ta thấy mọi hành động của Thừa tướng lại đang đẩy cả con người và trái tim Phò mã ngày càng rời xa ta?”
“Công chúa…”
“Thừa tướng không cần nói nữa”, Diệu Thiên lên tiếng cắt ngang lời Thừa tướng. Dừng một lát, thần sắc của nàng ánh lên vẻ uy nghiêm không thể thay đổi, “Ta đã hứa với Phò mã, lập một kho tiền lương riêng cho quân. Việc này ích nước lợi dân. Thừa tướng không cần nhiều lời, hãy mau chóng đi làm”.
Quý Thường Thanh định nói lại thôi, nhìn vẻ mặt Diệu Thiên, biết không thể cứu vãn, chỉ còn cách cúi đầu đáp: “Thần… tuân lệnh”, rồi thở dài một tiếng.
Quý Thường Thanh làm quan nhiều năm, hành sự cẩn trọng. Diệu Thiên từ nhỏ đã coi người này là trưởng bối, chưa từng trực tiếp phản bác ý kiến của ông ta nên trong lòng cũng cảm thấy buồn. Ngồi yên một lúc, nàng lại dịu giọng: “Thừa tướng còn việc gì khác cần nói với ta không?”
Đúng là Quý Thường Thanh đang có chuyện càn nói.
“Đúng là …”, Quý Thường Thanh đáp, “ Vẫn còn một việc”.
“…?”
“Thần muốn xin Công chúa tặng một người cho Phò mã.”
Diệu Thiên sững sờ, nhìn Quý Thường Thanh: “ Người nào?”
“Là dưỡng tử thần mới nhận, tên Phong Âm, tuy không thật đẹp nhưng tính tình hiền dịu, giỏi đàn, biết múa hát, lại vô cùng trung thành với vương thất Vân Thường.”
Diệu Thiên hiểu ra ngay, trong lòng cảm thấy không tự tại, giọng lạnh lùng: “Thừa tướng muốn ta tặng một nàng thiếp cho Phò mã?”
“Pháp lệnh Vân Thường đã ghi rõ, Phò mã và Công chúa không ở chung, trong phủ Phò mã ít nhất cũng phải có một người thiếp. Phò mã lần trước gần như đã lập Bạch Sính Đình làm thiếp. Nay nàng ta đã chết, lần này Công chúa hãy rộng lượng một chút, tặng cho Phò mã một người.”
Sắc mặt Diệu Thiên vô cùng khó coi: “Ai nói trong phủ Phò mã nhất định phải có thiếp? Ta là Công chúa, pháp lệnh có thể lập, cũng có thể bỏ”.
Quý Thường Thanh cười đáp: “Công chúa sai rồi. Pháp lệnh có thể đổi nhưng lòng người thì sao? Thay vì để Phò mã tự mình chọn lấy một người tranh sủng với mình, chi bằng Công chúa hãy đưa một người đến nhằm trông coi Phò mã. Có Phong Âm, Phò mã sẽ không dễ dàng lập một thiếp khác, hơn nữa, vạn nhất tâm tư của Phò mã bị ai lôi kéo, ít nhất Công chúa cũng có được một người báo tin”.
Lồng ngực phập phồng, Diệu Thiên dứt khoát lắc đầu: “Không được. Những việc khác đều có thể thương lượng, chỉ riêng chuyện này thì không thể.”
Biết lúc này không thể tiến bừa, Quý Thường Thanh đành lùi một bước, nói: “Nếu đã như vậy, thần xin cáo lui. Công chúa hãy suy nghĩ kỹ, rồi đưa ra quyết định, lúc đó vẫn chưa muộn”. Nói rồi ông ta khom người rời đi.
Diệu Thiên nhìn về phía tấm rèm lay động, trong phòng chỉ còn một mình nàng.
Tâm trạng đang tốt bỗng bị đề nghị của Quý Thường Thanh phá hỏng, Diệu Thiên không khỏi thầm hận ông ta.
Ngăn còn không được nay lại muốn đưa thêm người tới?
Nghĩ lại, pháp quy của Vân Thường cũng thật đáng ghét, nữ nhân xuất giá, đáng lẽ phải được sống cùng phu quân mới phải. Đằng này, Công chúa thực đáng thương, phải ở lại vương cung, phu thê như những ngôi sao ở hai bên dải ngân hà, một người chốn vương cung, một người nơi phủ phò mã, chỉ nhìn nhau mà khó chịu.
Chỉ là…
Hà Hiệp anh tuấn nhường ấy, uy danh chấn động thiên hạ, một anh hùng như thế, lại từng trải sự đời, nay đã trở thành Phò mã, trong tay đủ danh lợi quyền thế, không biết bao nhiêu tiểu thư khuê các nhìn thấy má đã ửng hồng, sao có thể đảm bảo Hà Hiệp không có lúc này lúc nọ?
Ngộ nhỡ Phò mã phải lòng ai đó, muốn lập người ấy làm thiếp, mà nàng lại là một Công chúa, chẳng lẽ lại bãi bỏ pháp lệnh, để người trong thiên hạ chê cười về lòng đố kỵ của nàng?
Diệu Thiên bất mãn nhìn vào trong gương, ánh mắt đố kị trong đó cũng khiến nàng giật mình, vội vã lấy khăn phủ lên trên.
Lúc này, Lục Y từ ngoài rèm nói vọng vào: “Công chúa, hoa khô mới tiến cống đã đưa tới.”
Đang tức giận, Diệu Thiên không muốn bị người khác làm phiền, bèn cao giọng: “Mang đi. Không có việc đại sự, không được bẩm báo”.
Nghe được nỗi tức giận trong giọng nói của Công chúa, Lục Y giật mình, hạ giọng: “Vâng”, rồi le lưỡi rụt cổ, không biết Thừa tướng và Công chúa đã nói với nhau những gì mà Công chúa lại thành ra như thế.
Lục Y đang định xách giỏ hoa khô đi ra, lại nghe thấy mệnh lệnh của Diệu Thiên: “Lục Y, ngươi đợi ngoài đó”.
Lục Y vội vã dừng chân, đáp: “Vâng”, rồi đứng bên ngoài chờ đợi.
Sao thân là công chúa thì phải sống trong vương cung? Thật chẳng hợp với lẽ thường…
Diệu Thiên nghĩ đến đề nghị của Quý Thường Thanh, cân nhắc thật kỹ, cũng không phải là không có lý.
Phong Âm đó “không thật đẹp”, cho dù Phò mã có ham của lạ, thì mươi bữa nửa tháng, hứng thú cũng phải cạn.
“Tính tình dịu dàng, giỏi đàn, biết múa hát”, những thứ đó cũng chỉ giúp Phò mã giải sầu.
Phong Âm là người của Thừa tướng nên có thể hoàn toàn yên tâm về lòng trung thành. Một là rót nước dâng trà, cận kề bên gối, thông tỏ nhất cử nhất động của Phò mã; hai là ngộ nhỡ Phò mã bị nữ nhân khác dụ dỗ thật thì Phong Âm cũng có thể ra tay ứng phó, đóng lấy vai xấu mà nhận mọi sự lôi thôi ầm ĩ.
“Xem ra, cũng chẳng phải hoàn toàn vô lý”, Diệu Thiên lẩm bẩm, khẽ gật đầu. Nhưng, nghĩ đến chuyện bên cạnh Hà Hiệp có thêm tiểu thiếp, hai hàng mày của nàng vẫn cau, toàn thân khó chịu, bực bội không nói thành lời.
Lục Y đứng ngoài, nghe tiếng bước chân Diệu Thiên đi lòng vòng bên trong, nàng còn giận dữ túm cả tấm rèm đá quý bên cửa sổ, phát ra những tiếng leng keng, một lúc sau lại hoàn toàn im ắng.
Hồi lâu, Lục Y mới nghe thấy bên trong vọng ra tiếng gọi: “Lục Y”.
“Bẩm Công chúa, có Lục Y.”
“Ngươi sai người đi nói với Thừa tướng rằng…”, giọng Diệu Thiên ngập ngừng.
Lục Y dỏng tai nghe, đợi hồi lâu, bèn lo lắng ngẩng lên nhìn trộm vào.
Diệu Thiên đứng giữa phòng, lưng thẳng, cả người như một bức tượng.
“Công chúa?”, Lục Y thăm dò gọi một câu.
Diệu Thiên bất đắc dĩ thở dài một tiếng, sắc mặt xám xịt: “Ngươi nói là, Công chúa nghĩ thông rồi, Thừa tướng cứ làm đi. Vương lệnh sẽ được đưa đến phủ phò mã.”
Hà Hiệp bận rộn cả một ngày, vừa trở về phủ phò mã, còn chưa kịp uống ngụm nước, sứ giả vương cung đã mang vương lệnh tới.
Hắn nhận vương lệnh trong phòng, rồi sai người tiễn sứ giả ra ngoài. Thấy xung quanh không có ai, Đông Chước khẽ ai oán: “Dưới kia đã có bao tai mắt rồi, còn chưa thỏa mãn mà nhét thêm một người nằm bên cạnh. Theo thuộc hạ, đến tám phần lại là trò của Thừa tướng”.
Hà Hiệp cầm vương lệnh, sắc mặt tái xanh, không hề lên tiếng.
Chẳng bao lâu, thị vệ lại vào bẩm báo: “Bẩm Phò mã, ngoài phủ có đội ngựa xe đến, nói là Phong Âm cô nương do Công chúa tặng cho Phò mã.”
Ánh mắt Hà Hiệp đầy nộ khí, giọng lãnh đạm: “Ta biết rồi, giờ ta sẽ đi đón”. Cả đoạn đường bước đi thật chậm, đến khi ra khỏi bục cổng, sắc mặt tái xanh của hắn đã nở nụ cười.
“Phong Âm cô nương, vất vả rồi”, Hà Hiệp đích thân tiến tới, tao nhã đỡ lấy nữ nhân đang ngồi trên xe ngựa xuống.
Phong Âm bước xuống, nhún gối hành lễ với Hà Hiệp: “Phò mã”, giọng nói yêu kiều rụt rè, lúc ngẩng lên nhìn Hà Hiệp, ánh mắt vô cùng khiếp sợ.
Họ cùng vào phủ, Hà Hiệp dẫn Phong Âm đến hậu viện, vừa đi vừa nói: “Vương lệnh vừa tới, nên vẫn chưa kịp bố trí chỗ ở cho cô nương. Chi bằng cô nương hãy vào sảnh uống trà, ăn tối, đợi thị nữ đi sắp xếp đã”.
Phong Âm cúi đầu, đáp: “Phong Âm phụng vương lệnh đến làm nô tỳ hầu hạ Phò mã, đâu cần phải sắp xếp phòng. Phò mã hãy ban cho Phong Âm một gian phòng của thị nữ trước đây là được rồi”. Bước chân họ dừng lại, đúng ngay trước căn phòng Sính Đình đã từng ở.
Đông Chước mặt bỗng biến sắc, bước chân tiến lên phía trước, nhưng bị Hà Hiệp quét mắt cảnh cáo, đành nghiến răng lui ra.
Hà Hiệp dịu dàng: “Đã như thế, căn phòng này cũng đang trống, cô nương chịu khó vậy”.
“Đa tạ Phò mã”, Phong Âm cười dịu dàng, lại khẽ nhún gối với Hà Hiệp, “Phong Âm xin vào phòng sắp xếp đồ đạc, rồi sẽ ra hầu hạ Phò mã dùng bữa”.
“Đi đi”.
Nhìn Phong Âm đẩy cửa, bước vào bên trong, Hà Hiệp không nói tiếng nào, quay người rời đi. Đông Chước sắc mặt sa sầm, vòng qua hòn giả sơn, bỗng nghe thấy sau lưng vang lên tiếng đàn, rõ ràng Phong Âm đang thử cây đàn cổ trong phòng.
Đông Chước dừng bước, nghiến răng: “Quý Thường Thanh, lão già mãi không chịu chết này, ép người quá đáng! Thiếu gia, sao thiếu gia…” Đông Chước ngẩng lên, phát hiện thấy Hà Hiệp đã đi khỏi.
Tuyết trắng tan hết, mùa xuân đã đến.
Lại đến lúc hái hoa cài lên mái tóc.
So với năm ngoài, tình hình tứ quốc giờ đã chuyển sang cục diện khác hẳn.
Vương cung Quy Lạc, quan hệ giữa Đại vương và gia tộc của Vương hậu như dòng chảy ngầm dưới lớp băng mỏng manh, càng chảy càng mạnh.
Ở Bắc Mạc, Thượng tướng quân Tắc Doãn dẫn theo phu nhân và hài nhi rời khỏi nơi ở cũ, chính thức quy ẩn.
Đông Lâm Vương tạ thế trong nỗi thất vọng và bi phẫn. Trước bao nhiêu đại thần quỳ lạy, Đông Lâm vương hậu trang nghiêm bước lên ngai vàng cao nhất giữa đại điện.
Sau tin về cái chết của Bạch Sính Đình là tin Đông Lâm Trấn Bắc Vương Sở Bắc Tiệp mất tích.
Hai danh tướng đương thời, một không rõ tung tích, người còn lại là tiểu Kính An vương Hà Hiệp thì chưa hề có động tĩnh gì.
Muốn xưng hùng thiên hạ phải biết nằm gai nếm mật.
Nắm bảo kiếm trong tay, Phò mã Vân Thường vẫn hoàn toàn thản nhiên.
Ngoại thành Vân Thường.
Đêm khuya trăng sáng, tiếng côn trùng rả rích kêu.
Trong căn phòng nhỏ giữa rừng, một lão nhân tóc trắng đang ngồi xếp bằng trên chiếu, người học trò trẻ tuổi cung kính hỏi: “Đệ tử có một việc không hiểu, muốn thỉnh giáo sư phụ. Người đã dạy học ở Bắc Mạc nhiều năm, được mọi người kính mến. Sao sư phụ lại rời khỏi Bắc Mạc, tìm đến Vân Thường?”.
Lão nhân cười nói: “Người già thường hay sợ chết. Tứ quốc sắp đại loạn, không đến Vân Thường, nơi an toàn nhất, thì biết trốn đi đâu?”
Đệ tử ngạc nhiên: “Sao sư phụ biết Vân Thường là nơi an toàn nhất?”
“Ha ha, danh tướng trong thiên hạ, một là Sở Bắc Tiệp, một là Hà Hiệp. Bây giờ còn lại ai?”
“Sở Bắc Tiệp không rõ tung tích, Hà Hiệp hiện là Phò mã ở thành đô Vân Thường”
“Tiểu Kính An Vương đâu phải là người có thể cam tâm làm Phò mã?”, lão nhân thở dài, “Quy Lạc tự rước họa vào thân, hủy hoại lá chắn hộ quốc là vương phủ Kính An, Bắc Mạc không còn Tắc Doãn, Đông Lâm mất đi Sở Bắc Tiệp. Một khi Hà Hiệp dẫn theo đại quân Vân Thường xông tới, ba nước còn lại không còn đại tướng có khả năng đối kháng với Hà Hiệp. Muốn tránh họa chiến tranh, ngoài Vân Thường ra, còn có thể đi đâu?”.
“Sư phụ kết luận có sớm quá không?”
“Một tướng tài như Hà Hiệp, liệu còn ai có thể sánh vai?”
“Có”, đệ tử đáp, “Sở Bắc Tiệp”.
Lão nhân mỉm cười nhìn đệ tử, như nhìn một đứa trẻ chưa hiểu chuyện: “Sở Bắc Tiệp giờ đang ở đâu?”.
Cũng là người bướng bỉnh, đệ tử đáp: “Chỉ cần còn sống thì Sở Bắc Tiệp vẫn là danh tướng, vẫn là đối thủ của Hà Hiệp”.
“Người sống thì có tác dụng gì? Nếu chỉ là cái xác không hồn, dù có chạm mặt Hà Hiệp, Sở Bắc Tiệp chẳng qua chỉ là tặng không tính mạng cho người khác.”
“Có một người nhất định sẽ giúp Sở Bắc Tiệp phấn chấn trở lại”.
“Ai?”
“Bạch Sính Đình.”
Lão nhân cười hỏi: “Bạch Sính Đình giờ ở đâu?”.
Đệ tử sững người, cúi đầu đáp: “Đã chết rồi”.
“Đúng thế, đã chết rồi.” Lão nhân vuốt chòm râu bạc, khẽ thở dài.
Đệ tử vẫn không chịu từ bỏ, nói: “Sở Bắc Tiệp có thể hăng hái vì Bạch Sính Đình, biết đâu cũng sẽ hăng hái vì người khác?”.
Lão nhân dịu dàng nhìn học trò, đôi mắt già nua mờ đục, nhưng vẫn lấp lánh ánh sáng của trí tuệ.
“Trò đã bao giờ nghe thấy tiếng đàn của Bạch Sính Đình?”
“Đệ tử chưa từng.”
“Trò đã bao giờ gặp Bạch Sính Đình?”
“Đệ tử chưa từng.”
“Trò đã bao giờ được đọc lá thư của Bạch Sính Đình mà Công chúa Vân Thường gửi Sở Bắc Tiệp trên chiến trường?”
“Đệ tử chưa được đọc”, đệ tử cúi đầu trả lời, “Đệ tử chỉ nghe tên của Bạch Sính Đình, nghe kể những câu chuyện về Bạch Sính Đình”.
Bạch Sính Đình, Bạch Sính Đình của vương phủ Kính An.
Tên của nàng truyền khắp thiên hạ.
Câu chuyện của nàng vẫn chưa kết thúc.
Không biết có phải là qua cơn Bĩ cực đến hồi Thái lai? Cứ ngỡ bóng ma chiến tranh đã đổ xuống, Vân Thường sẽ phải rơi vào cảnh sinh linh lầm than, nhưng rất nhiều chuyện bất ngờ xảy ra. Không những trận chiến không xảy ra mà Sở Bắc Tiệp còn không thể gượng dậy sau cái chết của Bạch Sính Đình, hiện không rõ tung tích. Vương thất Đông Lâm rối ren, không thể dòm ngó Vân Thường.
Vì không còn chiến sự nên hổ phù trong tay Phò mã đã quay về tay Công chúa điện hạ.
“Ha ha…”, Quý Thường Thanh cười cảm khái, “Xem ra nước cờ Bạch Sính Đình thực là chuẩn xác”.
Quý Thường Thanh không hy vọng người khác biết rằng cái chết của Bạch Sính Đình có liên quan đến Vân Thường nên đã giấu kín bao nhiêu ngày, đợi đến khi tin tức về cái chết của Bạch Sính Đình truyền khắp thiên hạ bởi các tướng sĩ Bắc Mạc công khai bái tế Bạch cô nương, ông ta mới vào cung gặp Diệu Thiên công chúa.
“Chết rồi?”, Diệu Thiên thất kinh, hạ giọng hỏi, “chẳng phải ta đã dặn Thừa tướng, đại chiến qua rồi, hãy để Bạch Sính Đình tự sinh tự diệt ư? Sao Thừa tướng còn không chịu buông tha cho nàng ta?”
“Công chúa hiểu lầm rồi. Công chúa đã dặn dò, thần sao dám không nghe? Bạch Sính Đình muốn vòng qua cửa khẩu biên giới Vân Thường, từ sơn mạch tiến vào Bắc Mạc, kết quả là tự cho mình thông minh nhưng lại sai lầm bởi chính thông minh ấy. Lúc ở trên núi, nàng ta đã gặp phải bầy sói dữ.”
Diệu Thiên bán tín bán nghi, im lặng hồi lâu, cau mày nói: “Phò mã có biết không?”.
“Tin tức đã truyền khắp thiên hạ, chắc Phò mã đã biết rồi.”
Diệu Thiên thở dài một tiếng.
Quý Thường Thanh ngạc nhiên: “Công chúa sao thế? Bạch Sính Đình chết vì gặp nạn, đối với Công chúa chẳng phải là việc tốt hay sao?”.
Diệu Thiên cười khổ: “Phò mã biết Bạch Sính Đình chết, trong lòng sẽ rất buồn. Phò mã buồn, ta vui được sao?”.
Quý Thường Thanh thấy Diệu Thiên nặng tình với Hà Hiệp như vậy, trong lòng thầm bất an, vội chuyển câu chuyện: “Lần trước Công chúa ra lệnh, muốn lập riêng một kho tiền lương trong quân. Vương lệnh này, thần tạm thời giữ lại”.
Diệu Thiên ngạc nhiên nhìn Quý Thường Thanh: “Việc quân khẩn cấp, giải quyết nhanh còn không kịp, sao Thừa tướng còn giữ lại?”.
“Thần cảm thấy làm thế có chút không ổn.”
“Hà Hiệp đường đường là Phò mã, quản một kho tiền lương có gì không ổn?”
“Công chúa, xin hãy nghe thần một lời.” Quý Thường Thanh đứng dậy, tiến lên hai bước, dịu giọng, “Hiện trong tay Phò mã có binh, có tướng, thứ duy nhất khống chế được Phò mã chính là tiền lương. Nếu Phò mã quản lý cả tiền lương thì trong tay Công chúa còn thứ gì để ràng buộc Phò mã?”
Diệu Thiên khẽ thở dài: “Ta cũng biết Thừa tướng lo nghĩ cho ta. Nhưng ta và Phò mã là phu thê, chàng dốc sức vì Vân Thường, chúng ta lại nghi ngờ, tìm mọi cách ngáng trở chàng. Thừa tướng, làm vậy có nên không? Thừa tướng đừng quên ta và Phò mã là một, tương lai hài tử của ta sẽ là người đứng đầu Vân Thường.”
Tự cổ, khó cắt bỏ nhất chính là tình nam nữ. Bao nhiêu người vướng chân vào, rồi không thể rút ra được.
Nếu Diệu Thiên chỉ là một nữ tử bình thường, nghĩ như thế hoàn toàn hợp lý, nhưng đằng này, nàng lại đại diện cho vương quyền của Vân Thường.
Biết là khó khuyên, nhưng không thể không khuyên, Quý Thường Thanh e hèm một tiếng, tiếp tục nhẹ nhàng: “Công chúa còn nhớ ngày xuất giá, Công chúa đã từng nói với thần câu gì không?”
“Ngày xuất giá?”, Diệu Thiên nhớ lại, mỉm cười, “Ta sao có thể quên? Hôm đó Diệu Thiên lo lắng không yên, nên đã mời riêng Thừa tướng vào phòng nói chuyện”.
“Công chúa bảo, phải làm thế nào để giữ được cả con người và trái tim Hà Hiệp, muốn thần sau này suy tính giúp Công chúa”, Quý Thường Thanh cúi người nói, “Lúc đó thần đã hứa với Công chúa là sẽ dốc sức vì việc này”.
Diệu Thiên nghe xong, ánh mắt nhìn về phía Thừa tướng, giọng buồn rầu: “Nhưng hiện giờ, sao ta thấy mọi hành động của Thừa tướng lại đang đẩy cả con người và trái tim Phò mã ngày càng rời xa ta?”
“Công chúa…”
“Thừa tướng không cần nói nữa”, Diệu Thiên lên tiếng cắt ngang lời Thừa tướng. Dừng một lát, thần sắc của nàng ánh lên vẻ uy nghiêm không thể thay đổi, “Ta đã hứa với Phò mã, lập một kho tiền lương riêng cho quân. Việc này ích nước lợi dân. Thừa tướng không cần nhiều lời, hãy mau chóng đi làm”.
Quý Thường Thanh định nói lại thôi, nhìn vẻ mặt Diệu Thiên, biết không thể cứu vãn, chỉ còn cách cúi đầu đáp: “Thần… tuân lệnh”, rồi thở dài một tiếng.
Quý Thường Thanh làm quan nhiều năm, hành sự cẩn trọng. Diệu Thiên từ nhỏ đã coi người này là trưởng bối, chưa từng trực tiếp phản bác ý kiến của ông ta nên trong lòng cũng cảm thấy buồn. Ngồi yên một lúc, nàng lại dịu giọng: “Thừa tướng còn việc gì khác cần nói với ta không?”
Đúng là Quý Thường Thanh đang có chuyện càn nói.
“Đúng là …”, Quý Thường Thanh đáp, “ Vẫn còn một việc”.
“…?”
“Thần muốn xin Công chúa tặng một người cho Phò mã.”
Diệu Thiên sững sờ, nhìn Quý Thường Thanh: “ Người nào?”
“Là dưỡng tử thần mới nhận, tên Phong Âm, tuy không thật đẹp nhưng tính tình hiền dịu, giỏi đàn, biết múa hát, lại vô cùng trung thành với vương thất Vân Thường.”
Diệu Thiên hiểu ra ngay, trong lòng cảm thấy không tự tại, giọng lạnh lùng: “Thừa tướng muốn ta tặng một nàng thiếp cho Phò mã?”
“Pháp lệnh Vân Thường đã ghi rõ, Phò mã và Công chúa không ở chung, trong phủ Phò mã ít nhất cũng phải có một người thiếp. Phò mã lần trước gần như đã lập Bạch Sính Đình làm thiếp. Nay nàng ta đã chết, lần này Công chúa hãy rộng lượng một chút, tặng cho Phò mã một người.”
Sắc mặt Diệu Thiên vô cùng khó coi: “Ai nói trong phủ Phò mã nhất định phải có thiếp? Ta là Công chúa, pháp lệnh có thể lập, cũng có thể bỏ”.
Quý Thường Thanh cười đáp: “Công chúa sai rồi. Pháp lệnh có thể đổi nhưng lòng người thì sao? Thay vì để Phò mã tự mình chọn lấy một người tranh sủng với mình, chi bằng Công chúa hãy đưa một người đến nhằm trông coi Phò mã. Có Phong Âm, Phò mã sẽ không dễ dàng lập một thiếp khác, hơn nữa, vạn nhất tâm tư của Phò mã bị ai lôi kéo, ít nhất Công chúa cũng có được một người báo tin”.
Lồng ngực phập phồng, Diệu Thiên dứt khoát lắc đầu: “Không được. Những việc khác đều có thể thương lượng, chỉ riêng chuyện này thì không thể.”
Biết lúc này không thể tiến bừa, Quý Thường Thanh đành lùi một bước, nói: “Nếu đã như vậy, thần xin cáo lui. Công chúa hãy suy nghĩ kỹ, rồi đưa ra quyết định, lúc đó vẫn chưa muộn”. Nói rồi ông ta khom người rời đi.
Diệu Thiên nhìn về phía tấm rèm lay động, trong phòng chỉ còn một mình nàng.
Tâm trạng đang tốt bỗng bị đề nghị của Quý Thường Thanh phá hỏng, Diệu Thiên không khỏi thầm hận ông ta.
Ngăn còn không được nay lại muốn đưa thêm người tới?
Nghĩ lại, pháp quy của Vân Thường cũng thật đáng ghét, nữ nhân xuất giá, đáng lẽ phải được sống cùng phu quân mới phải. Đằng này, Công chúa thực đáng thương, phải ở lại vương cung, phu thê như những ngôi sao ở hai bên dải ngân hà, một người chốn vương cung, một người nơi phủ phò mã, chỉ nhìn nhau mà khó chịu.
Chỉ là…
Hà Hiệp anh tuấn nhường ấy, uy danh chấn động thiên hạ, một anh hùng như thế, lại từng trải sự đời, nay đã trở thành Phò mã, trong tay đủ danh lợi quyền thế, không biết bao nhiêu tiểu thư khuê các nhìn thấy má đã ửng hồng, sao có thể đảm bảo Hà Hiệp không có lúc này lúc nọ?
Ngộ nhỡ Phò mã phải lòng ai đó, muốn lập người ấy làm thiếp, mà nàng lại là một Công chúa, chẳng lẽ lại bãi bỏ pháp lệnh, để người trong thiên hạ chê cười về lòng đố kỵ của nàng?
Diệu Thiên bất mãn nhìn vào trong gương, ánh mắt đố kị trong đó cũng khiến nàng giật mình, vội vã lấy khăn phủ lên trên.
Lúc này, Lục Y từ ngoài rèm nói vọng vào: “Công chúa, hoa khô mới tiến cống đã đưa tới.”
Đang tức giận, Diệu Thiên không muốn bị người khác làm phiền, bèn cao giọng: “Mang đi. Không có việc đại sự, không được bẩm báo”.
Nghe được nỗi tức giận trong giọng nói của Công chúa, Lục Y giật mình, hạ giọng: “Vâng”, rồi le lưỡi rụt cổ, không biết Thừa tướng và Công chúa đã nói với nhau những gì mà Công chúa lại thành ra như thế.
Lục Y đang định xách giỏ hoa khô đi ra, lại nghe thấy mệnh lệnh của Diệu Thiên: “Lục Y, ngươi đợi ngoài đó”.
Lục Y vội vã dừng chân, đáp: “Vâng”, rồi đứng bên ngoài chờ đợi.
Sao thân là công chúa thì phải sống trong vương cung? Thật chẳng hợp với lẽ thường…
Diệu Thiên nghĩ đến đề nghị của Quý Thường Thanh, cân nhắc thật kỹ, cũng không phải là không có lý.
Phong Âm đó “không thật đẹp”, cho dù Phò mã có ham của lạ, thì mươi bữa nửa tháng, hứng thú cũng phải cạn.
“Tính tình dịu dàng, giỏi đàn, biết múa hát”, những thứ đó cũng chỉ giúp Phò mã giải sầu.
Phong Âm là người của Thừa tướng nên có thể hoàn toàn yên tâm về lòng trung thành. Một là rót nước dâng trà, cận kề bên gối, thông tỏ nhất cử nhất động của Phò mã; hai là ngộ nhỡ Phò mã bị nữ nhân khác dụ dỗ thật thì Phong Âm cũng có thể ra tay ứng phó, đóng lấy vai xấu mà nhận mọi sự lôi thôi ầm ĩ.
“Xem ra, cũng chẳng phải hoàn toàn vô lý”, Diệu Thiên lẩm bẩm, khẽ gật đầu. Nhưng, nghĩ đến chuyện bên cạnh Hà Hiệp có thêm tiểu thiếp, hai hàng mày của nàng vẫn cau, toàn thân khó chịu, bực bội không nói thành lời.
Lục Y đứng ngoài, nghe tiếng bước chân Diệu Thiên đi lòng vòng bên trong, nàng còn giận dữ túm cả tấm rèm đá quý bên cửa sổ, phát ra những tiếng leng keng, một lúc sau lại hoàn toàn im ắng.
Hồi lâu, Lục Y mới nghe thấy bên trong vọng ra tiếng gọi: “Lục Y”.
“Bẩm Công chúa, có Lục Y.”
“Ngươi sai người đi nói với Thừa tướng rằng…”, giọng Diệu Thiên ngập ngừng.
Lục Y dỏng tai nghe, đợi hồi lâu, bèn lo lắng ngẩng lên nhìn trộm vào.
Diệu Thiên đứng giữa phòng, lưng thẳng, cả người như một bức tượng.
“Công chúa?”, Lục Y thăm dò gọi một câu.
Diệu Thiên bất đắc dĩ thở dài một tiếng, sắc mặt xám xịt: “Ngươi nói là, Công chúa nghĩ thông rồi, Thừa tướng cứ làm đi. Vương lệnh sẽ được đưa đến phủ phò mã.”
Hà Hiệp bận rộn cả một ngày, vừa trở về phủ phò mã, còn chưa kịp uống ngụm nước, sứ giả vương cung đã mang vương lệnh tới.
Hắn nhận vương lệnh trong phòng, rồi sai người tiễn sứ giả ra ngoài. Thấy xung quanh không có ai, Đông Chước khẽ ai oán: “Dưới kia đã có bao tai mắt rồi, còn chưa thỏa mãn mà nhét thêm một người nằm bên cạnh. Theo thuộc hạ, đến tám phần lại là trò của Thừa tướng”.
Hà Hiệp cầm vương lệnh, sắc mặt tái xanh, không hề lên tiếng.
Chẳng bao lâu, thị vệ lại vào bẩm báo: “Bẩm Phò mã, ngoài phủ có đội ngựa xe đến, nói là Phong Âm cô nương do Công chúa tặng cho Phò mã.”
Ánh mắt Hà Hiệp đầy nộ khí, giọng lãnh đạm: “Ta biết rồi, giờ ta sẽ đi đón”. Cả đoạn đường bước đi thật chậm, đến khi ra khỏi bục cổng, sắc mặt tái xanh của hắn đã nở nụ cười.
“Phong Âm cô nương, vất vả rồi”, Hà Hiệp đích thân tiến tới, tao nhã đỡ lấy nữ nhân đang ngồi trên xe ngựa xuống.
Phong Âm bước xuống, nhún gối hành lễ với Hà Hiệp: “Phò mã”, giọng nói yêu kiều rụt rè, lúc ngẩng lên nhìn Hà Hiệp, ánh mắt vô cùng khiếp sợ.
Họ cùng vào phủ, Hà Hiệp dẫn Phong Âm đến hậu viện, vừa đi vừa nói: “Vương lệnh vừa tới, nên vẫn chưa kịp bố trí chỗ ở cho cô nương. Chi bằng cô nương hãy vào sảnh uống trà, ăn tối, đợi thị nữ đi sắp xếp đã”.
Phong Âm cúi đầu, đáp: “Phong Âm phụng vương lệnh đến làm nô tỳ hầu hạ Phò mã, đâu cần phải sắp xếp phòng. Phò mã hãy ban cho Phong Âm một gian phòng của thị nữ trước đây là được rồi”. Bước chân họ dừng lại, đúng ngay trước căn phòng Sính Đình đã từng ở.
Đông Chước mặt bỗng biến sắc, bước chân tiến lên phía trước, nhưng bị Hà Hiệp quét mắt cảnh cáo, đành nghiến răng lui ra.
Hà Hiệp dịu dàng: “Đã như thế, căn phòng này cũng đang trống, cô nương chịu khó vậy”.
“Đa tạ Phò mã”, Phong Âm cười dịu dàng, lại khẽ nhún gối với Hà Hiệp, “Phong Âm xin vào phòng sắp xếp đồ đạc, rồi sẽ ra hầu hạ Phò mã dùng bữa”.
“Đi đi”.
Nhìn Phong Âm đẩy cửa, bước vào bên trong, Hà Hiệp không nói tiếng nào, quay người rời đi. Đông Chước sắc mặt sa sầm, vòng qua hòn giả sơn, bỗng nghe thấy sau lưng vang lên tiếng đàn, rõ ràng Phong Âm đang thử cây đàn cổ trong phòng.
Đông Chước dừng bước, nghiến răng: “Quý Thường Thanh, lão già mãi không chịu chết này, ép người quá đáng! Thiếu gia, sao thiếu gia…” Đông Chước ngẩng lên, phát hiện thấy Hà Hiệp đã đi khỏi.
Tuyết trắng tan hết, mùa xuân đã đến.
Lại đến lúc hái hoa cài lên mái tóc.
So với năm ngoài, tình hình tứ quốc giờ đã chuyển sang cục diện khác hẳn.
Vương cung Quy Lạc, quan hệ giữa Đại vương và gia tộc của Vương hậu như dòng chảy ngầm dưới lớp băng mỏng manh, càng chảy càng mạnh.
Ở Bắc Mạc, Thượng tướng quân Tắc Doãn dẫn theo phu nhân và hài nhi rời khỏi nơi ở cũ, chính thức quy ẩn.
Đông Lâm Vương tạ thế trong nỗi thất vọng và bi phẫn. Trước bao nhiêu đại thần quỳ lạy, Đông Lâm vương hậu trang nghiêm bước lên ngai vàng cao nhất giữa đại điện.
Sau tin về cái chết của Bạch Sính Đình là tin Đông Lâm Trấn Bắc Vương Sở Bắc Tiệp mất tích.
Hai danh tướng đương thời, một không rõ tung tích, người còn lại là tiểu Kính An vương Hà Hiệp thì chưa hề có động tĩnh gì.
Muốn xưng hùng thiên hạ phải biết nằm gai nếm mật.
Nắm bảo kiếm trong tay, Phò mã Vân Thường vẫn hoàn toàn thản nhiên.
Ngoại thành Vân Thường.
Đêm khuya trăng sáng, tiếng côn trùng rả rích kêu.
Trong căn phòng nhỏ giữa rừng, một lão nhân tóc trắng đang ngồi xếp bằng trên chiếu, người học trò trẻ tuổi cung kính hỏi: “Đệ tử có một việc không hiểu, muốn thỉnh giáo sư phụ. Người đã dạy học ở Bắc Mạc nhiều năm, được mọi người kính mến. Sao sư phụ lại rời khỏi Bắc Mạc, tìm đến Vân Thường?”.
Lão nhân cười nói: “Người già thường hay sợ chết. Tứ quốc sắp đại loạn, không đến Vân Thường, nơi an toàn nhất, thì biết trốn đi đâu?”
Đệ tử ngạc nhiên: “Sao sư phụ biết Vân Thường là nơi an toàn nhất?”
“Ha ha, danh tướng trong thiên hạ, một là Sở Bắc Tiệp, một là Hà Hiệp. Bây giờ còn lại ai?”
“Sở Bắc Tiệp không rõ tung tích, Hà Hiệp hiện là Phò mã ở thành đô Vân Thường”
“Tiểu Kính An Vương đâu phải là người có thể cam tâm làm Phò mã?”, lão nhân thở dài, “Quy Lạc tự rước họa vào thân, hủy hoại lá chắn hộ quốc là vương phủ Kính An, Bắc Mạc không còn Tắc Doãn, Đông Lâm mất đi Sở Bắc Tiệp. Một khi Hà Hiệp dẫn theo đại quân Vân Thường xông tới, ba nước còn lại không còn đại tướng có khả năng đối kháng với Hà Hiệp. Muốn tránh họa chiến tranh, ngoài Vân Thường ra, còn có thể đi đâu?”.
“Sư phụ kết luận có sớm quá không?”
“Một tướng tài như Hà Hiệp, liệu còn ai có thể sánh vai?”
“Có”, đệ tử đáp, “Sở Bắc Tiệp”.
Lão nhân mỉm cười nhìn đệ tử, như nhìn một đứa trẻ chưa hiểu chuyện: “Sở Bắc Tiệp giờ đang ở đâu?”.
Cũng là người bướng bỉnh, đệ tử đáp: “Chỉ cần còn sống thì Sở Bắc Tiệp vẫn là danh tướng, vẫn là đối thủ của Hà Hiệp”.
“Người sống thì có tác dụng gì? Nếu chỉ là cái xác không hồn, dù có chạm mặt Hà Hiệp, Sở Bắc Tiệp chẳng qua chỉ là tặng không tính mạng cho người khác.”
“Có một người nhất định sẽ giúp Sở Bắc Tiệp phấn chấn trở lại”.
“Ai?”
“Bạch Sính Đình.”
Lão nhân cười hỏi: “Bạch Sính Đình giờ ở đâu?”.
Đệ tử sững người, cúi đầu đáp: “Đã chết rồi”.
“Đúng thế, đã chết rồi.” Lão nhân vuốt chòm râu bạc, khẽ thở dài.
Đệ tử vẫn không chịu từ bỏ, nói: “Sở Bắc Tiệp có thể hăng hái vì Bạch Sính Đình, biết đâu cũng sẽ hăng hái vì người khác?”.
Lão nhân dịu dàng nhìn học trò, đôi mắt già nua mờ đục, nhưng vẫn lấp lánh ánh sáng của trí tuệ.
“Trò đã bao giờ nghe thấy tiếng đàn của Bạch Sính Đình?”
“Đệ tử chưa từng.”
“Trò đã bao giờ gặp Bạch Sính Đình?”
“Đệ tử chưa từng.”
“Trò đã bao giờ được đọc lá thư của Bạch Sính Đình mà Công chúa Vân Thường gửi Sở Bắc Tiệp trên chiến trường?”
“Đệ tử chưa được đọc”, đệ tử cúi đầu trả lời, “Đệ tử chỉ nghe tên của Bạch Sính Đình, nghe kể những câu chuyện về Bạch Sính Đình”.
Bạch Sính Đình, Bạch Sính Đình của vương phủ Kính An.
Tên của nàng truyền khắp thiên hạ.
Câu chuyện của nàng vẫn chưa kết thúc.
Tác giả :
Phong Lộng